Chia sẻ chuyên mục Đề tài Khóa luận: Tổng quan chung về Cty CPNN Đông Phương hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Khóa luận: Phân tích, đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần ngư nghiệp Đông Phương dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
2.1. SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NGƯ NGHIỆP ĐÔNG PHƯƠNG
2.1.1. Tổng quan về công ty cổ phân Ngư Nghiệp Đông Phương Khóa luận: Tổng quan chung về Cty CPNN Đông Phương
Công ty cổ phần ngư nghiệp Đông Phương là một trong những doanh nghiệp nuôi trồng và sản xuất thủy hải sản ở Thừa Thiên Huế. Hoạt động chính của Công ty nuôi trồng và cung ứng mặt hàng thủy sản, mà chủ yếu là tôm nuôi. Thị trường chính của Công ty là tại miền Trung.
Theo giấy phép chứng nhận đăng ký k h doa h số 3103000062 ngày 18/07/2003do sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế cấp, Công ty cổ phần ngư nghiệp Đông Phương chính thức được thành lập và hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nuôi trồng, chế biến hàng thủy sản.
CÔNG TY CỔ PHẦN NGƯ NGHIỆP ĐÔNG PHƯƠNG
- Tên giao dịch: ORIENT FISHERY CORPORATION.
- Hình thức pháp lý: Công ty cổ phần.
- Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất nuôi trồng, chế biến thủy sản.
- Địa chỉ: . C27-28 Khu Quy Hoạch Vỹ Dạ 7,Tp. Huế, Thừa Thiên-Huế.
- Điện thoại: 0543897364
- Fax: 0543897364
- Mã số thuế: 3300357623
- Số tài khoản: 0161000192 tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh TT.Huế.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Dịch Vụ Viết Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Trị Kinh Doanh
2.1.2. Quá trình hình thành phát triển của Công ty Khóa luận: Tổng quan chung về Cty CPNN Đông Phương
Công ty cổ phần ngư nghiệp Đông Phương được thành lập vào ngày 18/07/2003 theo giấy phép chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3103000062 do sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế cấp.
Năm 2002, công ty tiến hành xây dựng 2 ha ao nuôi tôm trên cát (lót bạt dày) tại Hải Nhuận trị giá 1 tỷ đồng, đã đưa vào hoạt động năm 2003. Bên cạnh đó công ty còn tiến hành xây dựng trại sản xuất tôm giống 447m2 diện tích, 358m3 lượng hồ bể, trị giá 375 triệu đồng.
Kết quả, từ năm 2003 đến nay, đã nuôi 5 vụ tôm đạt 21.5 tấn, trị giá 1.1 tỷ đồng (trong đó có 1 vụ nuôi tôm thẻ chân trắng đạt 3.3 tấn trị giá 140 triệu đồng), sản lượng bình quân đạt 5 tấn/ha/vụ.
Hiện nay cơ sở sản xuất nuôi trồng của công ty nằm tại huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế.
- Trung tâm nuôi tôm Phong Hải
- Địa chỉ: Thôn Hải Nhuận, xã Phong Hải, Pho g Điề , T ừa Thiên Huế
- Điện thoại: (054)552137
- Nội dung hoạt động: sản xuất giống và nuôi tôm.
- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh số 3113000009 do Phòng đăng kí Kinh Doanh – Sở Kế hoạch Đầu tư Thừa Thiên Huế cấp ngày 09/09/2003.
Trung tâm nuôi cá P ong Mỹ
- Địa chỉ: Thôn Hòa Mỹ, xã P ong Mỹ, Phong Điền, Thừa Thiên Huế
- Điện thoại: (054)563129
- Nội dung ho t động: sản xuất giống và nuôi tôcá nước ngọt.
- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh số 3113000010 do Phòng đăng kí Kinh Doanh – Sở Kế hoạch Đầu tư Thừa Thiên Huế cấp ngày 09/09/2003.
Nhữ g ăm gần đây, trong quá trình hoạt động công ty đã có một số hướng thay đổi về sản phẩm nuôi trồng, công ty hiện nay chỉ tập trung vào một loại thủy sản duy nhất đó là tôm bao gồm: tôm thẻ chân trắng, tôm sú và tôm càng xanh.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ các phòng ban Khóa luận: Tổng quan chung về Cty CPNN Đông Phương
2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức của công ty
Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần Ngư nghiệp Đông Phương
2.1.3.2. Nhiệm vụ các bộ phận
Giám đốc
Giám đốc là người đại diện cho m i quyền lợi và nghĩa vụ của Công ty trước pháp luật. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, giám đốc có thẩm quyền cao nhất trong việc lãnh đạo, điều àn , quản lý toàn bộ hoạt động của Công ty, cũng như trong việc xác định ch ến lược, sách lược kinh doanh của Công ty.
Phòng kinh tế – tổng hợp
Với mô hình tổ chức giản đơn, phòng Kinh tế – tổng hợp có chức năng tổng quát bao gồm các nhiệm vụ như tổ chức bộ máy kế toán, quản lý tài chính của Công ty, lập sổ sách, hạch toán, báo cáo số liệu kế toán, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, thực hiện công tác ki h doanh, thanh toán, cung ứng vật tư, quản lý điều hành công tác hành chính, tổ chức Công ty, theo dõi, giải quyết các chế độ chính sách cho người lao động.
Trại nuôi trồng
Trại nuôi trồng là nơi hoạt động sản xuất chính có nhiệm vụ triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất nuôi trồng của Công ty.
Phòng cơ điện
Phòng cơ điện có chức năng quản lý toàn bộ hệ thống điện, máy móc, trang thiết bị, phương tiện phục vụ sản xuất của Công ty. Bên cạnh đó, phòng cơ điện còn thực hiện một số chức năng như:
- Tổ chức hướng dẫn kiểm tra và thực hiện nghiêm ngặt chế độ an toàn lao động đối với việc sử dụng các thiết bị máy móc.
- Thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy an toàn cho quá trình sản x ất.
- Tổ chức nghiên cứu cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa quy trình vận hành và bảo trì nhằm tạo điều kiện khai thác tối đa công suất máy móc, thiết bị chuyên dụng, điện, nước của Công ty.
2.1.3.3. Công tác nhân sự qua ba năm Khóa luận: Tổng quan chung về Cty CPNN Đông Phương
Đội ngũ cán bộ công nhân viên của Công ty hiện nay đã được đào tạo với chất lượng chuyên môn cao, có kỹ năng làm việc tốt, bao gồm: cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ, công nhân kỹ thuật, công nhân vận hành thiết bị chuyên dùng và lao động trực tiếp.
Giai đoạn 2009 – 2011, Công ty ó số lượng công nhân viên được phân bổ và có trình độ chuyên môn như sau:
Bảng 2.1. Tình hình n ân sự của Công ty qua 3 năm (2009 – 2011)
Cơ cấu lao động
Lao động gián tiếp
Lao động trực tiếp
Tổng số lao độ
Năm 2009
CĐLĐ
Qua bảng 2.1 và hình 2.2 ta thấy, tổng số lao độ g của Công ty đang tăng dần, vào năm 2009, tổng số lao động của Công ty là 21 gườ , đến năm 2010, tổng số lao động của Công ty tăng lên 23 người và tăng lên 25 nười vào năm 2011.
Nhìn chung, lao động trực tiếp hiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu lao động của Công ty. Năm 2009, lao động trực tiếp là 18 người (chiếm 85.71%). Năm 2010, lao động trực tiếp là 20 người (c iếm 86.96%). Năm 2011, lao động trực tiếp là 22 người (chiếm 88%). cụ thể là:
Năm 2009, trong Công ty tỷ lệ công nhân có trình độ trình độ đại học là 23.81%, tỷ lệ công nhân có trình độ trình độ cao đẳng và trung cấp chiếm 19.05% và lao động phổ thông và trình độ khác chiếm 57.14%.
Năm 2010, trong Công ty tỷ lệ công nhân có trình độ trình độ đại học là 21.74%, tỷ lệ công nhân có trình độ trình độ cao đẳng và trung cấp chiếm 21.74% và lao động phổ thông và trình độ khác chiếm 56.52%.
Năm 2011, trong công ty tỷ lệ công nhân có trình độ trình độ đại học là 24%, tỷ lệ công nhân có trình độ trình độ trung học chuyên nghiệp chiếm 28% và công nhân kỹ thuật và trình độ khác chiếm 48%.
Trong giai đoạn này, số lao động trực tiếp của Công ty phần lớn chỉ có trình độ phổ thông. Vì vậy, để sử dụng có hiệu quả đối với các loại máy móc thiết bị, khoa học công nghệ hiện đại mà Công ty đang sử dụng thì Công ty cần phải đào tạo công nhân của mình đạt một trình độ chuyên môn hơn. Ngoài ra, trên thực tế để hoạt động kinh doanh của Công ty được hiệu quả thì Công ty cần phải có một đội ngũ công nhân viên có trình độ và thành thạo trong công việc. Do đó, Công ty đang chuẩn bị xúc tiến một đội ngũ lao động có trình độ và lực lượng công nhân lành nghề nhằm đáp ứng nhu cầu cạnh tranh với các doanh nghiệp khác cùng ngành.
Hiện tại, Công ty thực hiện chính sách trả lương cho công nhân viên theo hình thức: Công nhân trực tiếp sản xuất được trả lương theo khoán sản phẩm, cán bộ quản lý và nhân viên văn phòng được trả lương theo hệ số do Công ty ban hành. Bên cạnh đó, Công ty còn thực hiện chính sách thưởng vào cuối năm, hưởng đột xuất đối với các trường hợp cá nhân có thành tích xuất sắc đột xuất trong sáng kiến cải thiện kỹ thuật, tiết kiệm. Mức lương căn cứ vào thành tích và hiệu quả mang lại.
2.1.4. Đặc điểm sản phẩm của công ty Khóa luận: Tổng quan chung về Cty CPNN Đông Phương
Trong quá trình hoạt động, do tình hình biến động của thị trường cùng với những nhận định, chiến lược của công ty, hiện nay công ty chỉ tập trung vào nuôi trồng sản xuất một loại sản phẩm chính đó là tôm. Hiện tại, công ty tiến hành nuôi trồng 3 loại tôm chính đó là tôm thẻ c ân trắng, tôm sú và tôm càng xanh. Trong đó, tôm sú và tôm càng xanh chiếm tỷ trọng k á n ỏ trong cơ cấu sản phẩm.
2.1.4.1. Đặc điểm sinh vật học của tôm
Tôm gồm các bộ phận:
- Chủy: cứng, có răng cưa. Phía trên chủy có 7-8 răng, dưới chủy có 3 răng.
- Mũi khứu giác và râu: là cơ quan nhận biết và giữ thăng bằng cho tôm
- 3 cặp chân hàm: lấy thức ăn và bơi lội
- 5 cặp chân ngực: lấy thức ăn và bò
- Cặp chân bụng: bơi
- Đuôi: có 1 cặp chân đuôi để tôm có thể nhảy xa, điều chỉnh bơi lên cao hay xuống thấp.
- Bộ phận sinh dục (phía dưới bụng)
Tôm thẻ chân trắng
Đặc điểm
Cũng như các loài tôm cùng họ Penaeid, tôm chân trắng cái ký thác hoặc rải trứng ra thay vì mang trứng tới khi trứng nở. Chủy tôm này có 2 răng cưa ở bụng và 8-9 răng cưa ở lưng. Tôm nhỏ lúc thay vỏ cần vài giờ để vỏ cứng nhưng khi tôm đã lớn thì cần khoảng 1-2 ngày.
Tập tính ăn
Tôm chân trắng không cần đồ ăn có lượng protein con như tôm sú, 35% protein được coi như là thích hợp hơn cả, trong đó đồ ăn có hêm mực tươi rất được tôm ưa chuộng. Khóa luận: Tổng quan chung về Cty CPNN Đông Phương
Chu kỳ sống
Trong thiên nhiên, tôm trưởng thành, giao hợp, s h đẻ trong những vùng biển có độ sâu 70 mét với nhiệt độ 26-28 độ C, độ mặn khá cao (35 phần ngàn). Trứng nở ra ấu trùng và vẫn loan quanh ở khu vực sâu này. Tới giai đoạn Potlarvae, chúng bơi vào gần bờ và sinh sống ở đáy những vùng ửa sông cạn. Nơi đây điều kiện môi trường rất khác biệt: đồ ăn nhiều ơn, độ mặn thấp hơn, nhiệt độ cao hơn … Sau 1 vài tháng, tôm con trưởng thành, c úng bơi ngược ra biển và tiếp diễn cuộc sống giao hợp, sinh sản làm chọn chu kỳ.
Tôm chân trắng lớn rất nhanh trong giai đoạn đầu, mỗi tuần có thể tăng trưởng 3g với mật độ 100con/m2 tại Hawaii không kém gì tôm sú, sau khi đã đạt được 20g tôm bắt đầu lớn chậm lại, khoảng 1g/tuần, tôm cái thường lớn nhanh hơn tôm đực.
Nếu uôi tôm mẹ thì nên tạo nhiệt độ nước ít thay đổi (27 độ C), nước cần phải lọc bằng than nhằm mục đích loại bỏ tất cả những chất hữu cơ hòa tan trong nước. Tôm sinh đẻ nên chọn những con nặng ít nhất 40gr. Những tôm đực mà nơi bộ phận mang tinh trùng bị xám đen thì nên tránh.
Tôm sú
Đặc điểm
Tôm sú thuộc loại dị hình phái tính, con cái có kích thước to hơn con đực. Khi tôm trưởng thành phân biệt rõ đực cái, thông qua cơ quan sinh dục phụ bên ngoài.
Con đực: cơ quan sinh dục chính của con đực nằm ở phía trong phần đầu ngực, bên ngoài có cơ quan giao phối phụ nằm ở nhánh ngoài đôi chân ngực thứ 2, lỗ sinh dục đực mở ra hốc háng đôi chân ngực thứ 5. Tinh trùng thuộc dạng chứa trong túi.
Con cái: Buồng trứng nằm dọc theo mặt lưng phía trên, hai ống dẫn trứng mở ra khớp háng đôi chân ngực thứ 3. Bộ phận chứa túi tinh gồm 2 tấm phồng lên ở đôi chân ngực thứ 4 và thứ 5 dưới bụng tôm.
Chu kì sống của tôm sú
Các giai đoạn phát triển ấu trùng tôm sú:
Nauplli: 6 giai đoạn: 36-51 giờ, các Nauplli bơi từng đoạn ngắn rồi nghỉ, lột vỏ 4 lần, mỗi lần khoảng 7 giờ, tự sống bằng noãn hoàng, k ông cần cho ăn
Zoea: 3 giai đoạn: 105-120 giờ, các Zoea bơi liên tục gần mặt nước, lột vỏ 2 lần, mỗi lần khoảng 36 giờ, ăn thực vất phiêu s nh.Mys s: 3 giai đoạn : 72 giờ, các Mysis bơi hướng xuống sâu, đuôi đi trước, đầu đi sau.
Postlarvae: giai đoạn gần trưởng thành Juvenile: giai đoạn trưởng thành.
Tuổi thành thục: tuổi t ành t ục sinh dục của tôm đực và tôm cái từ tháng thứ 8 trở đi. Xác định sự thành thục của tôm cái dễ hơn, chỉ cần quan sát có túi tinh ở cơ quan sinh dục phụ. Phương pháp xác định thành thục ở con đực khó hơn, chỉ khi nào tìm thấy được tinh trùng ở cuối ống dẫn tinh. Thường dựa vào trọng lượng để xác định khi con đực nặng từ 50g trở lên.
Số lượng trứng đẻ của tôm cái: nhiều hay ít là phụ thuộc vào chất lượng buồng trứng và trọng lượng cá thể: trọng lượng lớn cho trứng nhiều hơn. Khi con cái thành thục ngoài tự hiên có trọng lượng từ 100-300g cho 300.000 -1.200.000 trứng. Nếu cắt mắt nuôi vỗ trong bể xi măng, thành thục và đẻ, cho số lượng trứng từ 200.000-600.000 trứng.
Tôm cái đẻ trứng vào ban đêm (thường từ 22 giờ đến 2 giờ) trứng sau khi đẻ được 14-15 giờ, ở nhiệt độ 27-28C sẽ nở thành ấu trùng (Nauplii). Tôm sú đẻ quanh năm, nhưng tập trung vào hai thời kỳ chính: tháng 3-4 và tháng 7-10.
Tuổi thọ tôm sú con đực khoảng 1,5 năm, con cái khoảng 2 năm.
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Công ty CP Ngư nghiệp Đông Phương
Tập tính ăn
Tôm sú là loại ăn tạp, thích các động vật sống và di chuyển chậm hơn là xác thối rữa hay mảnh vụn hữu cơ, đặc biệt ưa ăn giáp xác, thực vật dưới nước, mảnh vụn hữu cơ, giun nhiều tơ, loại 2 mảnh vỏ, côn trùng. Tôm sống ngoài tự nhiên ăn 85% là giáp xác, cua nhỏ, động vật nhuyễn thể hai mảnh vỏ, còn lại 15% là cá, giun nhiều tơ, thuỷ sinh vật, mảnh vụn hữu cơ, cát bùn.
Lột xác
Trong quá trình tăng trưởng, khi trọng lượng và kích thước tăng lên mức độ nhất định, tôm phải lột bỏ lớp vỏ cũ để lớn lên. Sự lột xác thường xảy ra vào ban đêm. Sự lột xác đi đôi với việc tăng thể trọng, cũng có trường hợp lột xác nhưng không tăng thể trọng. Khóa luận: Tổng quan chung về Cty CPNN Đông Phương
Khi quan sát tôm nuôi trong bể, hiện tượng lột xác xảy ra như sau: Lớp biểu bì giữa khớp đầu ngực và phần bụng nứt ra, các phần phụ của đầu ngực rút ra trước, theo sau là phần bụng và các phần phụ phía sau, rút ra khỏi lớp vỏ cứng, với động tác uốn cong mình toàn cơ thể. Lớp vỏ mới mềm sẽ cứng lại sau 1-2 giờ với tôm nhỏ, 1-2 ngày đối với tôm lớn. Tôm sau khi mới lột xá , vỏ còn mềm nên rất nhạy cảm với môi trường sống thay đổi đột ngột. Trong quá trình nuôi tôm, thông qua hiện tượng này, có thể điều chỉnh môi trường nuôi kịp thời.
Tôm càng xanh
Đặc điểm
Tôm càng xanh có trọng lượng khá lớn, con đực có thể đạt tới 450g/con. Thân tương đối tròn, con trưởng thành có màu xanh dương đậm. Chuỷ phát triển nhọn, 1/2 chuỷ goài co lên, trên mắt chuỷ có 11-15 răng, 3-4 răng sau hốc mắt, mắt dưới thư ng 12-15 răng. Chiều dài chuỷ của tôm cái khi trưởng thành thường bằng hoặc ngắn hơn vỏ đầu ngực, còn chuỷ tôm đực dài hơn chiều dài vỏ đầu ngực.
Chân ngực thứ hai luôn luôn phát triển hơn các chân khác, nhất là ở tôm đực t ưởng thành, đôi chân ngực thứ 2 có hình dạng và kích thước giống nhau.
Khi chiều dài bình quân 8-14cm, trọng lượng cơ thể từ 10-20g, tôm càng xanh có sự phát triển tương đương giữa con đực và con cái. Khi chiều dài vượt quá 14cm, con đực thường phát triển nhanh hơn con cái.
Trong quá trình nuôi, thả nuôi trực tiếp tôm bột (postlarvea) sau 7 tháng nuôi, cá thể đực lớn nhất đạt 110g, cá thể cái lớn nhất chỉ đạt 50g.
Vòng đời của tôm càng xanh có 5 giai đoạn chủ yếu:
Trứng – ấu trùng – Tôm bột (postlarvae) – Tôm giống (juvenile) – Tôm trưởng thành (adult).
Mỗi một giai đoạn, đòi hỏi môi trường và điều kiện sống khác nhau.
Khi con cái và con đực trưởng thành, ở con cái có trứng chín thì xảy ra hiện tượng lột xác, con đực và con cái tiến hành giao vỹ rồi ấp trứng. Khi tôm đang ấp trứng, buồng trứng vẫn phát triển, phóng thích ấu trùng ở bụng xong, sau 2-5 ngày lại lột xác, giao vỹ và đẻ tiếp.
Tập tính ăn
Tôm Càng Xanh là loài ăn tạp nghiêng về độ g vật, thức ăn tự nhiên của chúng là các loại nguyên sinh động vật, giun nhiều tơ, giáp xác, côn trùng, nhuyễn thể, các mảnh cá vụn, các loài tảo, mùn bã hữu ơ và át mịn
Lột xác
Giống như các loài giáp xác k ác, sinh trưởng của tôm càng xanh không liên tục, có sự gia tăng kích thước n anh sau mỗi lần lột xác. Tốc độ sinh trưởng của tôm đực và cái gần như tương đương nhau cho tới khi chúng đạt kích cở 35-50g, sau đó khác nhau rõ theo giới tính, tôm đực sinh trưởng nhanh hơn tôm cái và đạt trọng lượng có thể gấp đôi tôm cái trong cùng một thời gian nuôi. Tôm cái khi bắt đầu thành thục (khong 40 , hay 140 -150cm chiều dài) thì sinh trưởng giảm vì nguồn dinh dưỡng chủ yếu tập tru g cho sự phát triển của buồng trứng.
Một hiện tượng thường thấy trong nuôi tôm càng xanh là sự phân đàn khá rõ kể cả trong cùng một nhóm giới tính. Kích thưóc của tôm có thể đạt 40-50 g trong thời gian 4-5 tháng nuôi. Kích cở tôm lớn nhất tìm thấy ở ấn độ là 470 g, Thái lan 470 g và Việt nam 434g.
Để sinh trưởng, cũng như các loài giáp xác khác, Tôm Càng Xanh đều phải lột vỏ theo chu kỳ của nó, quá trình này được gọi là sự lột xác và tiếp theo sau đó là sự gia tăng đột ngột về kích thước và trọng lượng.
Khi tôm đã trưởng thành, còn có dạng lột xác sinh sản (xảy ra ở con cái).
Chu kỳ lột xác của tôm tùy thuộc vào giai đoạn sinh trưởng, tình trạng sinh lý, điều kiện dinh dưỡng, điều kiện môi trường,…. Tôm càng xanh tuân theo qui luật chung của tôm là tôm nhỏ chu kỳ lột xác ngắủn hơn tôm lớn. Chu kỳ lột xác của tôm trình bày trong bảng 3.1
Thời gian lột xác của tôm càng xanh.
Cơ chế lột xác của tôm càng xanh giống như các loài giáp xác chân đốt khác. Khi tôm tích lũy đầy đủ chất d nh dưỡng, năng lượng và tới chu kỳ lột xác thì lúc đó lớp vỏ mới hình thành dần dưới lớp vỏ cũ, lớp này rất mỏng, mềm và co giãn được. Khi lớp vỏ mới này phát triển đầy đủ thì tôm tìm nơi vắng và giàu oxy để lột vỏ. Khi lớp vỏ cũ lột đi, vỏ mới còn mềm và co giãn được và dưới áp lực của khối mô cơ lâu ngày bị ép bởi lớp vỏ cũ, cơ thể tôm bấy iờ giãn nở, lớn lên nhiều và khác hẳn với lúc trước lột xác. Lớp vỏ mới cứ g dần sau 3-6 giờ và tôm sẽ hoạt động lại bình thường sau đó.
2.1.4.2. Yêu cầu kỹ thuật nuôi tôm trên cát Khóa luận: Tổng quan chung về Cty CPNN Đông Phương
a) Lựa chọn địa điểm và xây dựng ao
Trang trại nuôi tôm được xây dựng trên vùng đất cát thuộc vùng bãi ngang ven biển, nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm bởi sản xuất và sinh hoạt.
Ao nuôi phải được xây dựng phù hợp với điều kiện thực tế, nằm trong vùng đã được quy hoạch, diện tích ao từ 2.000 – 3.000 m2 là tốt nhất.
Bờ ao rộng 2m, độ sâu mực nước ao từ 1,5 – 2 m. Toàn bộ ao (bờ ao và đáy ao) được lót bạt chống thấm HDPE, đảm bảo cao trình phù hợp cho việc cấp và thoát nước hiệu quả.
Ao xử lý chất thải, nước thải chiếm từ 25 – 30% tổng diện tích và được lót bạt chống thấm, tránh nước thấm lậu xuống nền cát gây mặn hóa nước ngọt ngầm.
b) Hệ thống cấp và thoát nước
Nguồn nước: Các đơn vị, hộ nuôi tham gia nuôi tôm trên cát tuyệt đối không được khoan giếng nước ngọt tại vùng nuôi để lấy nước ngọt nhằm pha loãng độ mặn.
Nước mặn, lợ được lấy trực tiếp từ biển hoặc mép ngoài đê bao biển, cách chân đê tối thiểu 5m. Lấy nước sâu dưới đáy biển vừa đảm bảo về độ mặn hích hợp và chất lượng nước tốt. Mỗi cụm nuôi hoặc từng ao bố trí một trạm bơm hoặc máy bơm để bơm nước vào ao nuôi.
Hệ thống cấp nước: Hệ thống cung cấp nước (đường ống, máy bơm nước mặn, lợ…) phải được bố trí hợp lý, tránh chồng chéo gây cản trở giao thông. Hệ thống cấp nước bằng ống PVC có đường kính 110 – 220 mm. Từ hệ thống cấp này, mỗi ao có đường ống nhánh để cho nước vào ao nuôi. Nước thải từ các ao được tập trung vào các hố ga và thu gom về ao xử lý.
c) Lót bạt
Do đặc thù là ao xây dựng trên nền đất cát có khả năng thẩm thấu nước rất cao, bên cạnh đó khả năng sạt lở lớn đặc biệt vào thời điểm mưa lũ. Trong quá trình lót bạt cần đảm bảo những yêu cầu như:
Bạt lót có thời gian sử dụng khoảng 3 năm (tương đương 6 vụ) là tốt nhất vì đảm bảo được tí h ổn định, và hạn chế chi phí đầu tư (tiền mua bạt, công lót bạt…).
Trước khi lót bạt cần san phẳng đáy ao, tạo độ nghiêng về phía cống thoát hoặc ốn thoát nước trung tâm của ao.
Ao được lót bạt đảm bảo các đường ghép, mối nối chắc chắn, không bị thấm rách và đặc biệt là hiện tượng phồng bạt. Có thể khắc phục hiện tượng này bằng cách đặt đường ống thoát khí giữa đất đáy ao và bạt. Khóa luận: Tổng quan chung về Cty CPNN Đông Phương
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY
===>>> Khóa luận: Thực trạng hiệu quả sản xuất KD của Đông Phương
Dịch Vụ Viết Luận Văn Ngành Luật 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://vietluanvanluat.com/ – Hoặc Gmail: vietluanvanluat@gmail.com