Khóa luận: Thực tiễn vấn đề hợp pháp hóa quyền an tử ở Việt Nam

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Khóa luận: Thực tiễn vấn đề hợp pháp hóa quyền an tử ở Việt Nam hay nhất năm 2025 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thạc sĩ thì với đề tài Khóa luận: Pháp luật, thực tiễn và vấn đề hợp pháp hóa quyền an tử ở Việt Nam dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

3.1. Thực tiễn pháp luật Việt Nam hiện hành về quyền an tử

3.1.1. Quyền an tử theo pháp luật Việt Nam

Tại Việt Nam, quyền an tử chưa được pháp luật quy định, tuy nhiên trong quá trình xây dựng luật vẫn có những ý kiến đề nghị thể chế hóa quyền này vào luật. Dấu ấn đầu tiên của Quyền an tử trong hoạt động lập pháp của Việt Nam là tại kỳ họp thứ 6 và 7 Quốc hội Khóa XI (2004, 2005), Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách năm 2005, vấn đề quyền an tử (lúc này gọi là quyền được chết) được đưa vào dự thảo sửa đổi Bộ luật dân sự. Tuy nhiên đa số đại biểu cho rằng đây là vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với đạo lý người Á Đông hiện nay và không đồng ý với hợp pháp hóa quyền an tử. PGS.

  • Phùng Trung Tập cho rằng:

Câu hỏi được đặt ra bao trùm toàn bộ những quan niệm về sự sống và chết của cá nhân. Trước hết, nhân loại tồn tại có ý nghĩa là sự sống và mỗi người sinh ra đều có quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc trong sự phát triển của xã hội. Pháp luật không nên quy định cho cá nhân một loại quyền được chết hay quyền được lựa chọn cách chết hay phương thức chết! Theo tôi, mọi cái chết chứa đựng tính cưỡng bức hay có chủ tâm đều là những cái chết không bình thường và bất thường. Vì hệ quả của những cái chết như vậy thường kéo theo nhiều vấn đề mang tính không tích cực và còn ảnh hưởng đến tâm lý của những người khác. Con người là thực thể của tự nhiên, cho nên sự sống và cái chết hãy để chúng diễn ra một cách tự nhiên.

Đến năm 2013, khi cơ quan lập pháp Việt Nam tiến hành sửa đổi Hiến pháp 1992, vấn đề quyền an tử một lần nữa được chú ý tới. Tuy nhiên, đây là vấn đề mới, còn nhiều tranh luận khác nhau không chỉ ở nước ta mà ở nhiều nước trên thế giới nên vấn đề vấn còn được tiếp tục nghiên cứu, chưa thể hiện trong Dự thảo Hiến pháp. Cùng năm, Bộ Y tế trong quá trình xây dựng Luật dân số cũng đề xuất cho phép thực hiện quyền an tử. Ông Trương Hồng Quang – Viện Nghiên cứu pháp lý (Bộ Tư pháp) cho rằng không nên đưa vấn đề an tử vào Luật Dân số: Khóa luận: Thực tiễn vấn đề hợp pháp hóa quyền an tử ở Việt Nam.

Pháp luật dân số quy định về các vấn đề liên quan tới dân số. Trong khi đó, về mặt lý thuyết thì “cái chết êm ái”, hay chính xác hơn là quyền được chết là một quyền nhân thân. Nếu được công nhận, trước hết phải được ghi nhận thành một quyền nhân thân trong Bộ luật Dân sự. Sau đó có thể hướng dẫn cụ thể quyền này ở Luật An tử hoặc một nghị định của Chính phủ. Việc đưa vấn đề an tử vào Luật Dân số là không phù hợp [12].

Điều 19 của Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật”. Ngoài ra, không có bất cứ quy định nào về “quyền được chết”. Ngoài ra, Việt Nam đã gia nhập Công ước Quốc tế về các Quyền dân sự và chính trị từ ngày 24/9/1982, Khoản 1 điều 6 Công ước ghi rằng “Mọi người đều có quyền cố hữu là được sống. Quyền này phải được pháp luật bảo vệ. Không ai có thể bị tước mạng sống một cách tuỳ tiện”.

Điều 33 Bộ luật dân sự 2015 quy định về Quyền sống, quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể như sau:

  1. Cá nhân có quyền sống, quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, thân thể, quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật.
  2. Khi phát hiện người bị tai nạn, bệnh tật mà tính mạng bị đe dọa thì người phát hiện có trách nhiệm hoặc yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có điều kiện cần thiết đưa ngay đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi gần nhất; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh…

Quy định của Bộ luật dân sự xuất phát từ nền tảng coi quyền sống của con người là trên hết và không thừa nhận việc tước đoạt quyền sống này trong bất kỳ hoàn cảnh nào, kể cả khi người bệnh không còn khả năng cứu chữa.

Cho đến thời điểm hiện tại, quyền an tử là khái niệm không hoàn toàn mới mẻ ở Việt Nam, tuy nhiên thuật ngữ này chưa từng xuất hiện trong bất kỳ văn bản pháp lý nào của Việt Nam từ khi thành lập và trong suốt quá trình xây dựng và phát triển. Hiện nay, có thể thấy, đại đa số người dân đang có nhận thức sai về an tử, về hành vi của bác sỹ trong việc thực hiện cái chết êm ả. Do vậy, cần phân biệt hành vi thực hiện quyền an tử với các hành vi khác có liên quan.

  • Đối với hành vi tự sát Khóa luận: Thực tiễn vấn đề hợp pháp hóa quyền an tử ở Việt Nam.

Hành vi tự sát do chính người tự sát thực hiện có thể do sự quẫn bách về tinh thần, sai lệch trong suy nghĩ. Nếu một bệnh nhân mắc bệnh vô phương cứu chữa tự tìm đến cái chết mà không có sự giúp đỡ của bác sỹ thì không hội tụ đủ yếu tố cấu thành quyền an tử. Do đó, hành vi này cũng chỉ được coi là tự sát. Còn hành vi thực hiện quyền được chết có thể được tiến hành bởi chính bác sỹ hoặc bệnh nhân (dưới sự trợ giúp của bác sỹ). Theo đó, việc một bác sỹ thực hiện hành vi kết thúc mạng sống cho bệnh nhân (theo yêu cầu của bệnh nhân hoặc người đại diện bệnh nhân) rõ ràng hoàn toàn khác với việc tự sát do chính bệnh nhân tự thực hiện.

  • Đối với tội giúp người khác tự sát

Điều 131 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 có quy định tội xúi giục hoặc giúp người khác tự sát. Về hành vi xúi giục người khác tự sát rõ ràng khác hành vi thực hiện quyền được chết bởi lẽ khi thực hiện quyền được chết, bác sỹ chỉ làm theo yêu cầu của bệnh nhân chứ không xúi giục bệnh nhân. Do đó, chúng ta chỉ cần phân biệt hành vi giúp người khác tự sát và hành vi thực hiện quyền an tử. Hành vi giúp người khác tự sát có nhiều loại và đa dạng về chủ thể. Chủ thể thực hiện việc kết thúc sự sống của bênh nhận là bác sỹ, còn trong việc giúp người khác tự sát thì chủ thể thực hiện rộng hơn. Đặc biệt, tình trạng của bệnh nhân trong quyền an tử là điểm mấu chốt để phân biệt với hành vi khác.

  • Đối với tội giết người

Trong hành vi giết người, cái chết xảy ra không có sự đồng ý của nạn nhân còn đối với hành vi thực hiện quyền an tử của bác sỹ thì có sự đồng ý/ yêu cầu của bệnh nhân hoặc người đại diện của bệnh nhân. Ở các nước chưa hợp pháp hóa quyền an tử, việc bác sỹ thực hiện quyền an tử theo yêu cầu của bệnh nhân thường bị coi là hành vi giết người, vi phạm đạo đức nghề y.

  • Hành vi theo Luật Phòng, chống HIV/AIDS năm 2006 của Việt Nam

Luật phòng, chống HIV/AIDS năm 2006 của Việt Nam quy định quyền của người nhiễm HIV: “từ chối khám bệnh, chữa bệnh khi đang điều trị bệnh AIDS giai đoạn cuối”(Điểm đ, Khoản 1, Điều 4). Có nhiều người cho rằng đây là một dạng của cái chết êm ả nhưng đây là quan điểm không đúng. Trong quy định này của Luật phòng, chống HIV/AIDS, bác sỹ không chủ động ngừng cuộc sống của bệnh nhân mà chỉ chấp thuận theo nguyện vọng thôi điều trị của họ, để họ không kéo dài những ngày tháng đau đớn về thể xác. Hành vi này cũng như việc người thân của bệnh nhân sắp chết xin bệnh viện cho đưa về nhà. Điều này khác quyền được chết. Bệnh viện không vi phạm pháp luật nếu bệnh nhân không còn hy vọng gì nữa, gia đình cũng không có khả năng kinh tế để tiếp tục điều trị nên xin về nhà tìm cách khác hoặc ngừng chữa trị và cam kết rằng: bệnh viên sẽ không chịu trách nhiệm nếu có bất cứ chuyện gì thì bệnh viện không phạm luật trong trường hợp này.

Hiểu được việc phân biệt này có ý nghĩa quan trọng trong nhận thức khi mà thời điểm này Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới vẫn chưa cho phép và thông qua Luật an tử.

3.1.2. Thực trạng yêu cầu về nhận thức, quy phạm hóa quyền an tử tại Việt Nam Khóa luận: Thực tiễn vấn đề hợp pháp hóa quyền an tử ở Việt Nam.

Chúng ta phải thừa nhận rằng trên thực tế, còn rất nhiều căn bệnh mà y học bất lực, không thể chữa trị chẳng hạn như bệnh Aids, bệnh ung thư… Trong những trường hợp như vậy, tác dụng của y học họa chăng chỉ là trì hoãn cái chết. Qua nghiên cứu cho thấy, các trường hợp bị bệnh nan y kéo dài, hôn mê sâu cũng không phải là hiếm ở Việt Nam. Các bác sỹ cũng đã từng thông qua các diễn đàn, các kênh thông tin để nói về vấn đề này. Hầu hết các bác sỹ đều cho rằng việc chứng kiến người bệnh trong tình trạng hôn mê hay sống thực vật là một điều hết sức đau đớn, nhưng khó khăn hơn cả là khi tình trang hôn mê của bệnh nhân kéo dài và buộc gia đình và bác sỹ phải đưa ra quyết định về việc có tiếp tục điều trị để duy trì tình trạng sồng này của bệnh nhân hay không. Tại Việt Nam, chúng ta vẫn luôn chứng kiến hàng ngày, không ít những bệnh nhân bị bệnh viện trả về vì không thể giúp gì hơn.

Đối với những trường hợp này, biết chắc là bệnh nhân sẽ chết, người thân chỉ còn biết khóc, mà bất lực, mà chứng kiến người bệnh nhiều khi phải lịm đi vì sự đau đớn.Thực tế có nhiều bệnh nhân hiểm nghèo: Ung thư giai đoạn cuối, tai nạn giao thông, những bệnh nhân sống thực vật khi mọi nỗ lực cứu chữa đều vô ích, mà chỉ kéo dài thêm tình trạng “khổ sở” của bệnh nhân. Có trường hợp bệnh nhân ung thư, cũng được các bác sĩ khuyên gia đình không nên chạy chữa nữa. Ngược lại, cũng đã có nhiều bệnh nhân ung thư, mặc dù các thành viên trong gia đình (và cả các bác sĩ) xác định “còn nước còn tát”. Tuy nhiên bệnh nhân này nhận thấy tình cảnh “vô nghĩa” của mình, nên đã từ chối điều trị. Theo họ như vậy đỡ tốn kém vô ích, đỡ khổ cho bản thân họ cũng như người thân. Thực tế, có nhiều trường hợp bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối phải trải qua những ngày tháng cuối đời vô cùng đau đớn. Thời khắc đó, nhiều bệnh nhân cầu xin bác sĩ cho họ được chết. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện tại luật không cho phép, nên các bác sĩ không dám hay không có cách nào giúp họ. Khóa luận: Thực tiễn vấn đề hợp pháp hóa quyền an tử ở Việt Nam.

Tuy nhiên, có một thực tế vẫn luôn tồn tại từ lâu, mà hầu như nhiều người biết mà không nói ra. Đó là việc thân nhân của người bệnh thường tạo ra “cái chết êm ái” cho họ khi họ quá đau đớn, quá già nua hoặc đã được thầy cúng xem “ngày chết tốt”. Khi đó, cái chết sẽ đến với người bệnh – do thân nhân của họ không cho uống thêm sâm – vốn chỉ có tác dụng duy trì sự sống thêm trong vòng một vài giờ hoặc chủ động không cho uống thêm thuốc nữa.

Có thực tế rằng, một bệnh nhân hơn 70 tuổi, Việt kiều Mỹ, ở quận 3, TP Hồ Chí Minh, đã làm đơn gửi chính quyền địa phương nơi ông đang sinh sống để xin được chết đúng ngày giờ tốt.Bệnh nhân trình bày mình đang mang căn bệnh ung thư giai đoạn cuối, không thể chữa trị. Bác sĩ riêng dự đoán ông chỉ còn sống chừng ba tháng. Nay ông quay trở về quê cha đất tổ để sống cuối đời và thầy tử vi đã chọn được cho ông giờ và ngày đẹp để ra đi. Theo lời thầy bói, nếu vĩnh biệt thế gian vào đúng ngày giờ này, con cháu ông sẽ có được phúc đức lâu dài về sau. Vì vậy, ông muốn được chết êm ái vào đúng giờ ngày tốt đó vì con cháu.Yêu cầu được chết của bệnh nhân thực chất là một vấn đề pháp lý mà nhiều người đang quan tâm.Do sợ chết đau đớn, ông phân vân là nên lựa cách tiêm thuốc hay uống thuốc độc để ra đi được nhẹ nhàng. Đồng thời, ông còn phải sắp xếp làm sao cho việc chết tự nguyện không gây phiền phức cho bất kỳ ai. Trong khi đó, bác sĩ của ông từ chối tiêm thuốc, còn những người thấu hiểu tâm tình ông lại không chịu giúp ông mua thuốc độc.Ông đành phải làm đơn xin chính quyền địa phương xác nhận để bác sĩ có điều kiện hợp pháp giúp đỡ ông chết.Tuy nhiên, chính quyền địa phương đã từ chối ngay đơn xin được chết của ông bởi hiện nay, luật pháp Việt Nam chưa quy định về vấn đề này.

Một câu hỏi đang được đặt ra đó là về khả năng luật hóa quyền an tử ở Việt Nam. Trong lĩnh vực pháp luật nói chung, pháp luật về nhân quyền nói riêng, việc hợp pháp hóa một quyền thường diễn ra theo con đường là nhận thức của công chúng về quyền dần thay đổi và bắt đầu tác động đến chính quyền để công nhận quyền đó. Hiện nay, quyền an tử là một vấn đề còn chưa được bàn luận nhiều ở Việt Nam, nhận thức của công chúng về vấn đề này chưa phổ biến và đầy đủ; cùng với nhiều yếu tố xã hội khác tác động như truyền thống văn hóa, khoa học kĩ thuật, trình độ lập pháp,…nên khả năng công nhận quyền an tử khó xảy ra.

Về vấn đề trên, trong nghiên cứu của mình, tác giả Trương Hồng Quang đã nêu ra 5 điều kiện để một quốc gia có thể ban hành luật về an tử đó là: Khóa luận: Thực tiễn vấn đề hợp pháp hóa quyền an tử ở Việt Nam.

  • số lượng bệnh nhân giai đoạn cuối, mắc bệnh vô phương cứu chữa xin được chết lớn; giới bác sỹ tồn tại nhiều bức xúc về vấn đề này;
  • quốc gia có hệ thống pháp luật chặt chẽ, đồng bộ, nghiêm minh; kỹ thuật lập pháp của quốc gia đó đủ để có thể xây dựng luật ít bị lạm dụng nhất;
  • người dân quốc gia đó có ý thức tuân thủ pháp luật cao;
  • tại thời điểm muốn ban hành luật về an tử không có quá nhiều người của quốc gia đó phản đối (thông qua thăm dò dư luận);
  • quyền an tử cần được ghi nhận trong các đạo luật gốc với tư cách là quyền nhân thân, từ đó làm cơ sở cho việc xây dựng luật chuyên ngành (luật về an tử).

Đối chiếu với các điều kiện trên, Việt Nam có lẽ chỉ thỏa mãn điều kiện thứ nhất về nhu cầu xã hội, tuy nhiên hiện vẫn chưa có những điều tra và số liệu thống kê cụ thể. Các điều kiện còn lại Việt Nam hầu như chưa đáp ứng được. Nói cách khác, để luật hóa quyền an tử ở Việt Nam, cần có thêm những nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề.

3.2. Các yêu cầu về hợp pháp hóa quyền an tử của Việt Nam hiện nay Khóa luận: Thực tiễn vấn đề hợp pháp hóa quyền an tử ở Việt Nam.

Việc khai sinh, khai tử của con người đều gắn chặt chẽ với quyền nhân thân – đối tượng điều chỉnh của Bộ luật Dân sự Việt Nam. Việc đề xuất đưa chế định “An tử” vào Bộ luật Dân sự để điều chỉnh quan hệ này, là đúng đắn và cần thiết trong một xã hội phát triển và văn minh.

Về văn hóa, Việt Nam là một đất nước truyền thống, quan niệm phương Đông coi trọng sự sống con người, xem nó là thứ quý giá nhất đã ăn sâu vào ý thức hệ của nhiều thế hệ người Việt Nam. Thực tế cho thấy ở Việt Nam, gia đình người bệnh vẫn quan niệm “còn nước còn tát” hay “có bệnh vái tứ phương” dù đã có kết luận về tình trạng không thể chữa trị hay người bệnh đang phải sống trong hoàn cảnh đau đớn kéo dài. An tử với mục đích nhân đạo vì vậy chấp nhận an tử không có nghĩa là không tôn trọng sự sống. Việc thay đổi quan niệm truyền thống, nhất là khi liên quan đến sự sống và cái chết thì cần có thời gian, chúng ta cần đặt cơ sở dần chấp nhận an tử. Vì vậy, với quyền an tử, một quyền nhân thân cần thiết và hoàn toàn mang mục đích nhân đạo, điều cần thiết là cần nâng cao nhận thức về bản chất vấn đề, quan niệm truyền thống tiếp cận, thích nghi dần với quyền an tử để có thể được công nhận ở Việt Nam.

Về kinh tế, Việt Nam còn là một nước đang phát triển, những điều kiện về cơ sở vật chất và dịch vụ chăm sóc, khám chữa bệnh y tế còn thấp. Trình độ y học thấp dẫn đến việc chuẩn đoán sai người, sai bệnh. Khoa học kỹ thuật về y tế sẽ không cung cấp cho người bệnh được những lựa chọn chăm sóc giảm nhẹ đau đớn. Hoàn cảnh này rất dễ dẫn đến hệ quả quyền an tử bị lạm dụng, làm sai lệch bản chất và mục đích nhân đạo của quyền, không chỉ dừng lại ở những bệnh nhân bị bệnh nan y mà đối tượng lại là: người già neo đơn, người bị bệnh thần kinh…

Về xã hội, số lượng bệnh nhân có nguyện vọng hưởng thụ quyền tại Việt Nam chưa nhiều. Không phải do Việt Nam là đất nước ít bệnh tật, không phải Việt Nam là đất nước với trình độ y học phát triển để có thể chữa trị được hầu hết các bệnh mà bởi ở Việt Nam, vấn đề còn khá mới mẻ, nếu chưa từng nghe, chưa từng biết đến thì sẽ không phát sinh nhu cầu thụ hưởng.

Về mặt pháp luật, kỹ thuật lập pháp của Việt Nam còn thấp, nhiều văn bản ra đời nếu không chồng chéo, mâu thuẫn, vi hiến về nội dung, sai phạm về hình thức thì ban hành cũng không đúng thủ tục. Một trong những yêu cầu ban hành Luật an tử là hệ thống pháp luật của nước đó phải nghiêm minh, chặt chẽ và đồng bộ. Bên cạnh đó cần học hỏi kinh nghiệm các nước trong việc xây dựng và áp dụng Luật an tử. Đây là hạn chế lớn khi xem xét đến hợp pháp hóa quyền an tử bởi tính chất nhạy cảm, dễ lạm dụng và hậu quả nặng nề nếu việc quy định không chặt chẽ, rõ ràng.

Ngoài ra, yếu tố tự giác tuân thủ pháp luật của người dân cũng là yêu cầu cấp bách. Thực tế cho thấy, tư duy, ý thức tuân thủ pháp luật của người dân chưa cao. Nhiều người thậm chí không bao giờ đọc một văn bản pháp lý. Có những người rất hiểu biết pháp luật thì lại dùng kiến thức của mình để lách luật. Khóa luận: Thực tiễn vấn đề hợp pháp hóa quyền an tử ở Việt Nam.

Như vậy, điều quan trọng là cần phải nâng cao nhận thức, tư duy của người dân về vấn đề này, đồng thời chuẩn bị điều kiện để xây dựng Luật an tử.

3.3. Các giải pháp liên quan đến quyền an tử ở Việt Nam

Để có thể xây dựng được Luật An tử ở Việt Nam, trước tiên cần có những biện pháp để nâng cao nhận thức của người dân, giúp họ hiểu rõ về bản chất quyền an tử và dần dần chấp nhận nó đồng thời chuẩn bị những điều kiện cần thiết để có thể xây dựng Luật An tử. Cụ thể:

3.3.1. Nhóm giải pháp nâng cao nhận thức về Quyền an tử

  • Phổ biến, tuyên truyền kiến thức về Quyền an tử thông qua sách, báo, phương tiện truyền thông. 

Ở nước ta hiện nay, so với các nước trên thế giới thì nhu cầu an tử ở nước ta không cao. Việc nhận thức về nhóm quyền này trong đại bộ phận nhân dân còn hết sức hạn chế. Đại đa số những người có biết về an tử thì lại cho đó là hành vi giết người, trái với đạo đức xã hội… Vì thế, việc giúp nhân dân hiểu rõ bản chất của quyền an tử là việc cần thiết.

  • Một số kênh có thể áp dụng để tuyên truyền, giáo dục về quyền an tử như:

Đăng trên các báo, tạp chí về vần đề quyền an tử. Chúng ta nên phân tích thực tiễn của Quyền an tử hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam; phân tích mục đích tốt đẹp của quyền này để từ đó dần dần thay đổi nhận thức của người dân.

Thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng: ngày nay, công nghệ thông tin ngày càng phát triển, sức mạnh của phương tiện truyền thông trong việc phản ánh các vấn đề xã hội ngày càng mạnh mẽ. Vì thế, việc đăng trên các phương tiện truyền thông là kênh hữu ích nhất để người dân có thể tiếp thu vấn đề này. Khóa luận: Thực tiễn vấn đề hợp pháp hóa quyền an tử ở Việt Nam.

Tổ chức các buổi tuyên truyền, trao đổi về Quyền an tử tại các địa phương, các khu dân cư, tổ dân phố… hay phát trên đài phát thanh của các địa phương.

Nội dung tuyên truyền cần đảm bảo: phân tích được bản chất, mục đích nhân đạo của quyền an tử; nêu những quan điểm ủng hộ, chỉ ra những ý kiến phản đối từ đó phân tích cái đúng cái sai của mỗi ý kiến để người dân nhận thức đúng bản chất vấn đề; đồng thời phổ biến kiến thức về thực hiện quyền an tử (đặc biệt là điều kiện, yêu cầu để có được quyền này).

  • Tổ chức các cuộc thăm dò, lấy ý kiến người dân.

Thăm dò ý kiến dư luận đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng Luật an tử. Bởi lẽ, kết quả thăm dò không chỉ phản ánh nhu cầu, quan điểm của người dân mà còn góp phần phổ biến kiến thức đến đại bộ phận nhân dân. Việc này không những giúp người dân biết về an tử, tiếp cận nó đồng thời biết được quan điểm, ý kiến người dân về vấn đề này. Các ý kiến trong kết quả thăm dò sẽ là cơ sở trong quá trình xây dựng Luật An tử. Như vậy, nếu được ban hành, Luật An tử sẽ phù hợp với nguyện vọng của người dân, dễ đi vào cuộc sống.

  • Thống kê tình hình số lượng bệnh nhân đang mắc bệnh giai đoạn cuối, xin được chết.

Việc thống kê số lượng người có nguyện vọng hưởng thụ quyền an tử nên quy định thuộc thẩm quyền của hai cơ quan: Cơ quan y tế (Bộ y tế) và Cơ quan hành chính địa phương quản lý vấn đề khai sinh – khai tử (UBND cấp xã nơi người có nguyện vọng cư trú). Việc công bố công khai, minh bạch những số liệu thống kê này sẽ giúp cho cộng đồng hiểu rõ không phải chỉ có một vài người mong muốn quyền an tử, từ đó thấy được nhu cầu thực tiễn, tính cấp thiết của việc xây dựng Luật an tử.

3.3.2. Nhóm giải pháp về hoàn thiện quy chế pháp lý về Quyền an tử Khóa luận: Thực tiễn vấn đề hợp pháp hóa quyền an tử ở Việt Nam.

  • Học hỏi kinh nghiệm của các nước đã hợp pháp hóa an tử để xây dựng Luật an tử phù hợp với Việt Nam.

Có thể thấy, hiện nay trên thế giới có khá nhiều quốc gia đã hợp pháp hóa an tử. Việt Nam có thể học hỏi, tiếp thu những điều phù hợp với hoàn cảnh đất nước để xây dựng Luật An tử ở Việt Nam. Một số cách thức để hiện thực hóa điều này như: mời các chuyên gia nước ngoài về lĩnh vực an tử trợ giúp, tạo điều kiện cho một số cán bộ đi học tập, nghiên cứu ở nước ngoài để từ đó rút ra kinh nghiệm cho Việt Nam. Ngoài ra, Nhà nước Việt Nam cũng cần hợp tác với Nhà nước các Quốc gia để có trao đổi về tư duy lập pháp, thực tiễn cũng như những vấn đề bất cập khi thi hành quyền an tử để có chính sách phù hợp với đất nước.

  • Sửa đổi bổ sung các quy định pháp luật có liên quan trong hệ thống pháp luật hiện hành cho phù hợp với Luật An tử khi được ban hành, đặc biệt là Bộ luật dân sự và Bộ luật Hình sự.

Đây là việc hết sức quan trọng đối với Việt Nam.  Luật An tử nếu được ban hành sẽ dẫn đến không đồng bộ, thiếu tính thống nhất với các văn bản đã ban hành trước đó. Những mâu thuẫn này sẽ tạo nên những rắc rối về mặt pháp lý không chỉ đối với người dân mà ngay cả đối với cán bộ, công chức nhà nước cũng không biết là phải dựa vào quy định nào của pháp luật để thực thi công vụ trong các trường hợp quy định của pháp luật có sự mâu thuẫn, chồng chéo và trùng lắp.

Thiết nghĩ có nên áp dụng kỹ thuật một văn bản sửa nhiều văn bản trong trường hợp này hay không? Việc dùng một văn bản để sửa nhiều văn bản là một quy định tiến bộ, theo đó có thể tiến hành việc sửa đổi nhiều văn bản ngay trong một văn bản thay vì phải sửa đổi lần lượt từng văn bản. Chính vì vậy, với việc áp dụng kỹ thuật một văn bản sửa nhiều văn bản cho phép một cơ quan khi sửa đổi một quy định của pháp luật sẽ đồng thời sửa ngay những quy định có liên quan trong các văn bản quy phạm pháp luật khác do mình ban hành để bảo đảm sự thống nhất giữa các quy định mới với với hệ thống pháp luật, tránh xảy ra các trường hợp mâu thuẫn, chồng chéo, trùng lắp với các quy định cũ trong hệ thống pháp luật. Chỉ trong trường hợp không thể sửa ngay được các văn bản khác vì lý do khách quan, việc sửa đổi phức tạp thì phải xác định rõ danh mục văn bản, điều, khoản, điểm của văn bản quy phạm pháp luật do mình đã ban hành trái với quy định của văn bản quy phạm pháp luật mới và có trách nhiệm sửa đổi, bổ sung trước khi văn bản quy phạm pháp luật mới có hiệu lực để bảo đảm pháp luật được thống nhất của hệ thống pháp luật. Khóa luận: Thực tiễn vấn đề hợp pháp hóa quyền an tử ở Việt Nam.

Việc áp dụng phương thức một văn bản sửa đổi nhiều văn bản chỉ phát huy được tối đa tác dụng bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật trong điều kiện chúng ta tiến hành pháp điển hoá hệ thống quy phạm pháp luật. Khi đó mọi quy định sau khi được sửa đổi và có hiệu lực sẽ được cập nhật ngay vào các bộ pháp điển và do đó trong các lần sửa đổi sau chỉ cần rà soát trên bộ pháp điển hoá.

3.3.3. Đề xuất mô hình khi luật hóa quyền an tử

Khi luật hóa Quyền An tử, sẽ phải có một hành lang pháp lý chặt chẽ để tránh sự lạm dụng. Việc hợp pháp hóa an tử cho phép bác sỹ và bệnh nhân thực hiện hành vi này mà không phải chịu trách nhiệm pháp lý hoặc nghề nghiệp nào, nếu tuân thủ đúng quy định của pháp luật. Trên cơ sở tham khảo quy định của pháp luật một số quốc gia cũng như phân tích thực trạng quyền an tử hiện nay, có thể xây dựng mô hình của Luật an tử như sau:

  • Về các khái niệm

Đây là phần không thể thiếu trong bất kỳ luật nào, đặc biệt đối với Luật An tử. Một số khái niệm Luật An tử cần giải thích như: Cái chết êm ả (an tử), người đã thành niên, bệnh nhân, bệnh nan y, vô phương cứu chữa; tình trạng giai đoạn cuối của bệnh, các biện pháp kéo dài sự sống, bác sỹ điều trị, hội đồng bác sỹ, chúc thư y tế, người giám hộ, người đại diện…

  • Quyền an tử: trước hết cần giải thích thế nào là quyền an tử ở góc độ bản chất của vấn đề.
  • Bệnh nan y: cần định nghĩa dựa trên đặc điểm bản chất, bệnh nan y có thể được định nghĩa là bệnh không thể chữa trị và không thể phục hồi đã được xác nhận y tế, sẽ dẫn tới cái chết không thể tránh khỏi cho người bệnh.
  • Tình trạng sống vô thức: Khóa luận: Thực tiễn vấn đề hợp pháp hóa quyền an tử ở Việt Nam.

Từ ngàn xưa, chết là hậu quả của tim ngừng đập, phổi ngưng thở. Xác định đó đầy đủ và chính xác nhất, dầu định nghĩa của chữ chết có thể không đơn giản như vậy, vì tính thực nghiệm không thể tồn tại nếu không có những liên đới và hổ trợ của các ngành khoa học tâm linh. Nhưng từ những năm 60 của thế kỷ 20, những tiến bộ y học, với phát minh các máy trợ sinh (lifesupport technology), và các nguyên tắc cấp cứu được hệ thống hóa và phổ biến, các bác sĩ đã có thể giữ cho tim vẫn đập, phổi vẫn làm việc để đưa dưỡng khí đến nuôi dưỡng của các mô, bào, thì cái định nghĩa rất rõ ràng và đầy đủ này đã được xét lại vì không còn hoàn toàn đúng để có thể áp dụng cho mọi trường hợp tử vong. Vì tim đập, phổi làm việc không làm con người tỉnh lại, và có ý thức. Do vậy, từ đầu thập niên 80, sự sống được định nghĩa bằng hai yếu tố: tim, phổi còn làm việc, và não bộ còn sống. Và định nghĩa về cái chết được xác định lại như sự ngừng đập của tim, phổi ngừng thở hay não bộ ngưng hoạt động (loss of all independent lung and heart functions, or irreversible cessation of all functions of the entire brain). Sở dĩ có sự phân biệt rõ ràng như vậy vì có nhiều trường hợp não bộ đã chết, nhưng tim, phổi vẫn làm việc, hoặc nhờ máy trợ sinh, hoặc do sự hoạt động dai dẵng của hệ thần kinh tự trị. Như vậy, sống là mọi hoạt động của cơ thể nhằm giữ cho con người có ý thức, và chết chỉ là một sự chuyển thái sinh lý tâm thức từ cỏi ý thức qua vô thức. Tình trạng sống vô thức được xem là tình trạng sống như thực vật hay tình trạng thực sinh từ danh từ y học permanent vegetative state.

  • Về điều kiện của chủ thể có Quyền được chết

Để thực hiện đúng bản chất của Quyền an tử, nhà làm luật nên quy định chủ thể thực hiện quyền được chết phải thỏa mãn các điều kiện như:

  • Là người đã thành niên (từ đủ 18 tuổi trở lên)

Như ở Hà Lan, có quy định an tử đối với trẻ em: bệnh nhân từ đủ 12 tuổi đến dưới 16 tuổi cần có ý kiến của gia đình, từ đủ 16 tuổi trở lên thì ý kiến gia đình là không cần thiết. Theo ý kiến chủ quan của tác giả, không nên quy định an tử cho trẻ em bởi đây là độ tuổi dễ bị lạm dụng vào mục đích xấu. Khóa luận: Thực tiễn vấn đề hợp pháp hóa quyền an tử ở Việt Nam.

Với các nước phương Đông như Việt Nam, hủ tục trọng nam khinh nữ vẫn còn rõ rệt hay vì những mục đích xấu như tranh giành tài sản… có thể làm cho Luật bị lạm dụng.

  • Đang phải chịu nhiều đau đớn về thể chất hoặc tinh thần hay đang sống trong trạng thái thực vật kéo dài, dai dẳng sau một tai nạn hoặc mắc bệnh nan y, vô phương cứu chữa.
  • Tự nguyện đưa ra yêu cầu xin được chết, không chịu áp lực từ bên nào, yêu cầu này phải được lặp đi lặp lại nhiều lần
  • Yêu cầu được chết của bệnh nhân phải có người làm chứng, phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không phải là bác sỹ điều trị cũng như người thân hay người có liên quan tới tài sản của bệnh nhân.
  • Có chúc thư y tế, nếu bệnh nhân lúc lập chúc thư chưa bước vào giai đoạn cuối của bệnh tật.
  • Không có vấn đề về tâm thần khi đưa ra quyết định xin được chết (lúc xin chết tại thời điểm ở giai đoạn cuối của bệnh tật) hay lập chúc thư y tế (khi chưa bước vào giai đoạn cuối của bệnh tật).

Bệnh nhân có quyền thay đổi quyết định bất cứ lúc nào. Như vậy, chúng ta đã loại trừ các dạng bệnh nhân khác như người mặc bệnh tâm thần, người thiểu năng trí tuệ, người già neo đơn bị bệnh tật…mà chỉ cho phép các bệnh nhân thỏa mãn các điều kiện trên có quyền xin được chết.

  • Những quy định đối với bác sỹ

Có thể xác định những yêu cầu đối với bác sỹ khi thực hiện an tử như:

  • Đã xác nhận được rằng quyết định của bệnh nhân là tự nguyện và đã được xem xét cẩn trọng
  • Đã có kết luận cuối cùng là bệnh nhân không còn sự lựa chọn hợp lý nào khác, sự đau khổ của bệnh nhân là không giảm đi, không tránh được cái chết.
  • Phải hỏi ý kiến của 01 bác sỹ khác trước khi tiến hành an tử cho bệnh nhân – Phải thực hiện thủ tục theo một trình tự nghiêm ngặt.

Ngoài ra, cũng cần quy định thêm: An tử chỉ nên được cho phép thực hiện ở bệnh viện do các bác sỹ có chứng chỉ hành nghề đảm nhiệm. Cần một bác sỹ chuyên chẩn đoán tình hình hiện tại của bệnh nhân là không thể cứu chữa nữa. Đặc biệt quan trọng là việc ra quyết định kết luận cuối cùng về tình trạng của bệnh nhân nên thông qua một hội đồng bác sỹ để đảm bảo tính khách quan, chính xác, hạn chế sự lạm dụng vào mục đích xấu. Khóa luận: Thực tiễn vấn đề hợp pháp hóa quyền an tử ở Việt Nam.

  • Quy định đối với cơ sở khám chữa bệnh

Ở một số quốc gia nơi Luật an tử có quá trình phát triển lâu dài như Bỉ, Hà Lan, hành vi an tử được cho phép diễn ra tại nhiều nơi, thậm chí nhà của bệnh nhân.

Theo một thống kê các trường hợp an tử tại Bỉ từ năm 2010 đến năm 2012, tổng số trường hợp là 2086, trong đó các trường hợp thực hiện an tử tại bệnh viện chiếm 45%, bằng tỷ lệ các trường hợp an tử tại nhà.

Các trường hợp thực hiện an tử tại trung tâm chăm sóc y tế và địa điểm khác chiếm lần lượt 7% và 3% [1].

Việc để bệnh nhân lựa chọn nơi thực hiện hành vi an tử một mặt giúp cho việc di chuyển của bệnh nhân được dễ dàng, nhất là với những bệnh nhân ở giai đoạn cuối, di chuyển khó khăn, mặt khác đáp ứng nguyện vọng của họ nếu họ muốn an nghỉ tại quê nhà. Tuy nhiên, nếu việc an tử được thực hiện ở địa điểm ngoài cơ sở khám chữa bệnh rất dễ có khả năng bị lợi dụng làm sai lệch. Hơn nữa, việc thực hiện an tử nhiều khi cần đến sự hỗ trợ của máy móc, thiết bị y tế mà chỉ có ở cơ sở khám chữa bệnh mới đầy đủ.

Như vậy, theo ý kiến cá nhân, hành vi an tử chỉ nên được thực hiện ở các cơ sở khám, chữa bệnh đầy đủ điều kiện để thực hiện tốt yêu cầu này. Bệnh viện cần có đội ngủ chuyên gia về vấn đề an tử, từ khâu chứng nhận tình trạng bệnh nhân, bác sỹ thực hiện đến giám sát quy trình thực hiện để đảm bảo an tử được thực hiện một cách nghiêm ngặt, chặt chẽ.

  • Quy định đối với yêu cầu an tử

Yêu cầu an tử phải được lập thành văn bản, trong đó nêu rõ tình trạng bệnh lý của bệnh nhân, cam kết ý chí tự nguyện thực hiện an tử của bệnh nhân. Yêu cầu phải có chữ ký của bệnh nhân và ít nhất hai người làm chứng.

Người làm chứng phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, một trong số những người làm chứng không có quan hệ thân thích với người yêu cầu, không được hưởng bất kỳ di sản nào của người yêu cầu sau khi người này qua đời. Ngoài ra, kèm theo đơn yêu cầu phải có hồ sơ bệnh án và ý kiến bác sỹ điều trị cho bệnh nhân chứng nhận tình trạng bệnh lý và khả năng tâm thần của bệnh nhân.

  • Quy định đối với chúc thư y tế Khóa luận: Thực tiễn vấn đề hợp pháp hóa quyền an tử ở Việt Nam.

Chúc thư y tế được lập khi bệnh nhân còn tỉnh táo, chưa bước vào giai đoạn cuối, chưa chịu nhiều đau đớn. Trong chúc thư, bệnh nhân phải nêu rõ những yêu cầu và những quyết định của mình, chỉ định người được ủy nhiệm (nếu có) thay mình quyết định các vấn đề khi mất năng lực, ý chí. Người này phải tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật và yêu cầu của bệnh nhân. Tất nhiên, người này phải đồng ý làm người được ủy nhiệm bằng cách ký tên vào chúc thư của bệnh nhân thì chúc thư mới có giá trị.

Trong y khoa, chúc thư xác định cho bác sĩ biết người bệnh muốn chọn lựa phương pháp chữa bệnh trị liệu nào khi mình bị bệnh nặng không còn đủ sáng suốt để quyết định nữa.  Nội dung bản chúc thư bao gồm nhiều mục: – Chỉ định một người làm đại diện cho mình để quyết định sự điều trị thay cho mình khi không còn đủ sức quyết định lấy.  Cho biết ý muốn của mình để giới hạn sự điều trị nếu hoặc mình bị bệnh không chữa được và có thể sẽ chết trong thời gian ngắn, hoặc mình bị hôn mê và có thể không tỉnh lại nữa, hoặc có chữa cũng không ích lợi gì cả.

  • Cho phép dùng thuốc chống đau tối đa dù nó có thể làm người bệnh mau chết hơn.
  • Cho biết một số nguyện vọng khác như vấn đề cho một hay nhiều cơ quan của mình sau khi chết cho người khác để thay (transplantation).

Về nguyên tắc chúng ta nên tìm hiểu những điều cần biết chung quanh chúc thư:

  • Ðây là vấn đề tự nguyện, nhưng nên là, khi bệnh nhân lớn tuổi và bị bệnh nặng.
  • Có thể thay đổi ý kiến bất cứ lúc nào, không có ràng buộc gì cả.

Bác sĩ phải tuân theo nguyện vọng của người bệnh như bản chúc thư đã ghi rõ, người nhà của bệnh nhân không được làm khác những ý muốn của bệnh nhân. Ðể tránh mâu thuẫn trong gia đình, khi làm chúc thư nên thảo luận với toàn thể gia đình trước.

  • Quy định quy trình xin được chết và thực hiện an tử một cách nghiêm ngặt, chặt chẽ. 

Khi bệnh nhân yêu cầu quyền được chết thì nhất thiết phải thành lập Hội đồng y khoa với đầy đủ bác sỹ, chuyên gia y tế, thần kinh, pháp lý… để đánh giá khả năng khôi phục, khả năng chữa trị của bệnh nhân và quyết định có thực hiện quyền được chết cho người bệnh hay không. Để đưa ra quyết định cho phép ai đó “chết êm ái” cần phải có quy định, tư vấn, kiểm tra, kết luận của hội đồng khoa học như: Bác sĩ chuyên khoa, bác sĩ tâm thần, luật sư và cả chính quyền sở tại của người bệnh… Hội đồng này sẽ chứng thực các điều kiện “được chết” theo đúng quy định. Người bệnh phải được công nhận là hoàn toàn sống thực vật, không có khả năng cứu chữa hoặc người thân cạn kiệt tài chính, không thể “nuôi” một người không còn nhận thức. Việc này phải tuân thủ theo các trình tự, thủ tục nhất định.

Ngoài ra, Luật cũng cần quy định các biện pháp xử phạt hành chính đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của luật mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Đồng thời, Luật hình sự cũng cần bổ sung tội liên quan đến Luật an tử của cá nhân.

KẾT LUẬN Khóa luận: Thực tiễn vấn đề hợp pháp hóa quyền an tử ở Việt Nam.

Qua quá trình nghiên cứu, người viết đã nhận được rằng quyền an tử là vấn đề khá nhạy cảm ở Việt Nam, pháp luật nước ta cũng chưa có quy định nào về quyền này. Hợp pháp hóa quyền an tử là vấn đề còn gây nhiều tranh cãi bởi tính phức tạp của nó trên nhiều lĩnh vực : Y học, chính trị, xã hội, tôn giáo,… Vì vậy khi đề cập đến quyền an tử chúng ta cần thận trọng xem xét và đánh giá từ nhiều góc cạnh. An tử tuy không phải là vấn đề thời đại hiện nay nhưng là một vấn đề khó – khó lý giải, khó thuyết phục và khó được chấp nhận. Chúng ta đã biết được tình hình quy định an tử hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam được đánh giá là còn chưa phù hợp, còn quá sớm.

Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đưa ra được xu hướng đối với truyền thống phương Đông là chỉ nên tiếp cận dần quyền an tử để chấp nhận chứ không để thay đổi quan niệm. Đến thời điểm người ta vẫn tôn trọng sự sống đồng thời chấp nhận an tử thì quyền an tử mới hòa hợp với thực tại, phát huy được bản chất của mình.  Như vậy, vấn đề quan trọng nhất là cần tạo ra sự đồng thuận trong dư luận xã hội để làm sức mạnh bảo đảm các quy định pháp luật được thực thi trong thực tế, đảm bảo quyền, nghĩa vụ của công dân.

Xu thế chung của các quốc gia trên thế giới đang dần công nhận quyền an tử, thực tế cũng đã chứng minh rằng số lượng các nước chấp thuận quyền được chết và xây dựng Luật An tử đang có xu hướng tăng dần trong các năm qua. Kết quả nghiên cứu cũng khẳng định việc xây dựng Luật An tử ở Việt Nam là vấn đề tương lai, tuy nhiên thực sự cần rất nhiều điều kiện để phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam và cũng phải tiên liệu trước những khó khăn gặp phải khi quyền an tử có hiệu lực. Bên cạnh việc xây dựng các quy phạm chặt chẽ hợp lí cần tuyên truyền, nâng cao nhận thức về quyền an tử. Vì vậy có thể nhận thấy rằng chấp nhận quyền an tử như một quyền nhân thân không phải là vấn đề đơn giản song không phải là không có triển vọng thực tế. Khóa luận: Thực tiễn vấn đề hợp pháp hóa quyền an tử ở Việt Nam.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ: 

===>>> Khóa luận: Quyền an tử và hợp pháp hóa quyền an tử tại Việt Nam

One thought on “Khóa luận: Thực tiễn vấn đề hợp pháp hóa quyền an tử ở Việt Nam

  1. Pingback: Khóa luận: Pháp luật về quyền an tử trên thế giới

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0906865464