Khóa luận: Pháp luật về quyền an tử trên thế giới

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Khóa luận: Pháp luật về quyền an tử trên thế giới hay nhất năm 2025 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thạc sĩ thì với đề tài Khóa luận: Pháp luật về quyền an tử trên thế giới dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

2.1. Pháp luật nhân quyền quốc tế về quyền an tử

Trong luật nhân quyền quốc tế (NQQT), quyền an tử là một chủ đề còn mới, chưa được thảo luận nhiều và chưa từng được quy định trong các văn bản pháp luật nhân quyền quốc tế. Đề cập đến mối quan hệ giữa quyền an tử và luật nhân quyền quốc tế tức là ta xem xét đến việc liệu quyền an tử có đi ngược lại các quyền đã được pháp luật nhân quyền quốc tế thừa nhận hay không.Thực tế cho thấy, quyền an tử vẫn tìm được một chỗ đứng thích hợp trong hệ thống nhân quyền, không những không mâu thuẫn với các quyền tự nhiên cơ bản, mà còn phù hợp và phát triển trên nền tảng các quyền này, bởi lẽ:

Khi nhắc đến quyền an tử không thể không nhắc đến quyền sống, trong hệ thống quyền con người, quyền sống có mối quan hệ gần gũi nhất với quyền an tử. Quyền sống (the right to life) nói riêng và nhân quyền nói chung vốn là những quyền tự nhiên cơ bản của bất kỳ một công dân, là mục tiêu quan trọng mà các nhà lập pháp hướng đến. Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người (UDHR) được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 10/12/1948 đã khẳng định “mọi người đều có quyền sống, quyền tự do và an toàn cá nhân” (Điều 3).Khoản 1 Điều 6 Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (ICCPR) cụ thể hóa Điều 3 UDHR, trong đó quy định: “Mọi người đều có quyền cố hữu (inherent) là được sống. Quyền này phải được pháp luật bảo vệ. Khóa luận: Pháp luật về quyền an tử trên thế giới.

  • Không ai có thể bị tước mạng sống một cách tùy tiện.

Trong mối quan hệ giữa quyền an tử và quyền sống, trước hết cần trả lời được câu hỏi quyền cố hữu là gì, nó mang tính tùy nghi (optional) hay tính bắt buộc (mandatory)?Nếu được coi là mang tính tùy nghi, chủ thể của quyền sống được tự do quyết định tức là có quyền lựa chọn hưởng thụ hoặc từ bỏ quyền. Trong trường hợp này, quyền an tử sẽ có thể được chấp nhận và không đi ngược lại với luật nhân quyền quốc tế. Ngược lại, nếu quyền sống được coi là mang tính bắt buộc, chủ thể của quyền sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc hưởng thụ quyền. Như vậy, quyền an tử sẽ đi ngược lại với quyền sống trong trường hợp này. Sự phân định đúng hay sai, hợp lý hay không hợp lý về tính “tùy nghi” và tính “bắt buộc” của quyền sống là không dễ dàng, vì vậy cuộc tranh cãi về tính chất của quyền sống vẫn chưa có hồi kết. Tuy nhiên, quyền sống với ý nghĩa là quyền tự nhiên và tối cao của con người thì  không nên coi việc hưởng thụ quyền là một nghĩa vụ, tức là quyền sống nên được coi là quyền tùy nghi, việc tự quyết định, lựa chọn sống hay không tiếp tục sống đều là hưởng thụ quyền. Và với cách hiểu này, quyền sống và quyền an tử không hề mâu thuẫn nhau.

Quyền thứ hai cần được xem xét trong mối quan hệ với quyền an tử là quyền không bị tra tấn và đối xử nhân đạo(freedom from torture). Được ghi nhận lần đầu tiên tại Điều 5 Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền (UDHR), được tái khẳng định tại Điều 7 Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (ICCPR), theo đó:

“Không ai có thể bị tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt một cách tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm. Đặc biệt, không ai có thể bị sử dụng để làm thí nghiệm y học hoặc khoa học mà không có sự đồng ý tự nguyện của người đó”.

Theo Luật nhân quyền quốc tế, một trong những yếu tố để xác định tra tấn và những hành vi đối xử tồi tệ khác đó là những “đau đớn hoặc đau khổ nghiêm trọng về thể xác hay tinh thần”. Trong an tử, có ít nhất hai đối tượng có liên quan đó là bác sĩ (người chấp nhận và thực hiện an tử) và bệnh nhân (người đưa ra yêu cầu và được an tử); hai câu hỏi đặt ra trong mối quan hệ với quyền không bị tra tấn đó là : (i) liệu việc duy trì sự sống của những bệnh nhân không có khả năng cứu chữa và phải chịu những nỗi đau cùng cực có là một sự đối xử tồi tệ với họ không? (ii) liệu các bác sĩ có thể bị coi là làm trái với đạo đức ngành y và sẽ phải chịu những ảnh hưởng tâm lý bởi chính họ đã trực tiếp hoặc gián tiếp lấy đi mạng sống của người khác hay không?

Câu trả lời cho câu hỏi thứ nhất sẽ còn tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể (ví dụ: bệnh nhân chết não hoặc sống thực vật thì khó có thể cho rằng họ đang chịu những đau đớn cùng cực). Tuy nhiên, một trong những tranh luận ủng hộ an tử đó là để giải phóng nỗi đau cùng cực của bệnh nhân về thể chất hoặc tinh thần và không thể chịu đưng được, thì an tử lại là một cách đối xử nhân đạo hơn với bệnh nhân. Còn ở câu hỏi thứ hai, câu trả lời có thể rõ ràng hơn là không, bởi bác sĩ với năng lực chuyên môn của mình sẽ chẩn đoán chính xác tình hình hiện tại của bệnh nhân là không thể cứu chữa nữa, nhiều đau đớn kéo dài, sẽ biết điều gì là tốt hơn với bệnh nhân và bác sĩ cũng có quyền từ chối thực hiện yêu cầu an tử của bệnh nhân nếu không muốn (vì trái đạo đức y học: nguyên tắc chỉ cứu người chứ không tước bỏ tính mạng con người của bác sĩ). Từ những phân tích trên cho thấy, an tử góp phần bảo đảm hơn là vi phạm quyền không bị tra tấn. Khóa luận: Pháp luật về quyền an tử trên thế giới.

Sự hình thành quyền an tử và phân loại quyền an tử đều dựa trên sự tự do ý chí của con người. Việc không tôn trọng quyền tự quyết của con người, kể cả trong trường hợp quyết định về chấm dứt cuộc sống cũng có thể coi là hành vi hạ thấp nhân phẩm. Hơn nữa, việc kéo dài sự sống của người bệnh không còn khả năng cứu chữa, đang phải chịu đau đớn kéo dài, trong nhiều trường hợp là tra tấn, vô nhân đạo với họ. Như vậy quyền không bị tra tấn và đối xử nhân đạo không những không mâu thuẫn với quyền an tử mà còn là căn cứ để hợp pháp hóa quyền an tử trong thực tế.

Quyền thứ hai có mối liên hệ với quyền an tử đó là quyền riêng tư quy định tại Điều 17 ICCPR:

  • “Không ai bị can thiệp một cách tùy tiện hoặc bất hợp pháp vào đời sống riêng tư, gia đình, nhà ở, thư tín, hoặc bị xâm phạm bất hợp pháp đến danh dự và uy tín”.
  • “Mọi người đều có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại những can thiệp hoặc xâm phạm như vậy”

Xét về mặt xã hội và tâm lý thì đời sống riêng tư của một cá nhân là sự lựa chọn có thể có sai lầm và hợp với thói quen, sự trải nghiệm, rèn luyện và nhận thức về cuộc sống hiện thực của cá nhân như một chức năng, như một ước vọng hay một nhu cầu đơn thuần về tinh thần của cá nhân. Sự tự mình, cho mình và chỉ riêng mình với mục đích và quan niệm sống của cá nhân tồn tại khách quan trong xã hội hiện đại và được tôn trọng, bảo vệ bằng pháp luật.

Xét về mặt quan hệ pháp lý, quyền về đời sống riêng tư của cá nhân là quyền do luật định. Việc thực hiện quyền này và mức độ thực hiện đến đâu là do chính cá nhân định đoạt bằng hành vi của mình, vì mình, cho riêng mình và tự do hưởng dụng những lợi ích nào đó cho riêng mình, chỉ là của mình và không ai được xâm phạm.

Như vậy, quyền riêng tư khẳng định rằng: khả năng quyết định chấm dứt cuộc sống của người bệnh, nghĩa vụ tôn trọng quyết định này của các chủ thể khác. Bất kì sự cấm đoán nào cũng có thể được coi là sự can thiệp hoặc xâm phạm.

Ủy ban Nhân quyền (HRC – cơ quan giám sát thực thi Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị – ICCPR) cũng chỉ mới đề cập đến quyền này một lần trong Nhận xét kết luận về báo cáo của Hà Lan năm 2001 – thời điểm quốc gia này thông qua đạo luật về an tử. Trong Nhận xét này, HRC cho rằng an tử tự nguyện chỉ nên được phép trong những tình huống hãn hữu nhất mà mọi điều kiện về thủ tục và nội dung được đảm bảo, trong đó bao gồm cần phải thể hiện được ý chí rõ ràng của bệnh nhân. Tuy nhiên, HRC không đồng tình với các quy định về việc chấp thuận chấm dứt cuộc sống của trẻ em, bởi cho rằng trẻ em chưa đủ trưởng thành để bày tỏ ý chí về một vấn đề quan trọng như vậy với cuộc sống của mình.

Cần phân biệt an tử với việc tước đi tính mạng của cá nhân mà không vi phạm LNQQT. Nhìn chung, theo pháp luật quốc tế và pháp luật của các quốc gia, có 3 trường hợp mà tính mạng của cá nhân có thể bị tước đi “hợp pháp”, đó là: (i) hình phạt tử hình; (ii) trong xung đột vũ trang;(iii) phòng vệ chính đáng. Trong các trường hợp này, mục đích của việc tước đi mạng sống của nạn nhân được coi là “cần thiết” để bảo vệ cá nhân khác, cộng đồng và xã hội; và thuật ngữ “bị tước” cho thấy nó không phụ thuộc vào ý chí của nạn nhân. Do đó, quyền an tử (thể hiện ý chí của bệnh nhân, vì mục đích nhân đạo đối với bệnh nhân) hoàn toàn khác biệt với khía cạnh “không ai có thể bị tước mạng sống một cách tùy tiện” của quyền sống [5].

Như vậy, nhìn chung an tử không đi ngược lại với LNQQT, tuy nhiên, để quyền an tử được thừa nhận một cách rộng rãi ở các quốc gia là điều tương đối khó. Hiện nay, những tranh luận về an tử có xu hướng diễn ra chủ yếu ở khu vực Bắc Mỹ, châu Âu và Úc hơn là ở châu Á, châu Phi, Nam Mỹ, và Trung Đông, mặc dù vẫn có những ngoại lệ trong xu hướng này. Ở châu Âu, nơi mà luôn đi đầu trong lĩnh vực nhân quyền, trong Khuyến nghị số 1418 của Nghị viện Hội đồng châu Âu năm 1999 nêu rõ Ủy ban Bộ trưởng khuyến khích các nước thành viên của Hội đồng Châu Âu tôn trọng và bảo vệ nhân phẩm của những người bệnh nan y hoặc sắp chết theo mọi khía cạnh: Khóa luận: Pháp luật về quyền an tử trên thế giới.

Bằng việc công nhận và bảo vệ quyền của những người bệnh nan y hoặc sắp chết đối với việc chăm sóc giảm nhẹ toàn diện, đồng thời vẫn thực hiện các biện pháp cần thiết.

Bảo đảm rằng, trừ khi người bệnh lựa chọn cách khác, một người bị bệnh nan y hoặc sắp chết sẽ được nhận đầy đủ các biện pháp chăm sóc để làm giảm sự đau đớn, ngay cả khi các biện pháp này có thể gây ra tác dụng phụ làm rút ngắn cuộc sống của họ.

Nội dung khuyến nghị này cho thấy ý chí của bệnh nhân là rất quan trọng, và nó cũng hàm ý rằng việc hỗ trợ bệnh nhân ngừng sử dụng các thiết bị điều trị duy trì sự sống nếu bệnh nhân có mong muốn là không vi phạm pháp luật.

2.2. Quy định pháp luật về quyền an tử của một số quốc gia Khóa luận: Pháp luật về quyền an tử trên thế giới.

2.2.1. Các quốc gia đã hợp pháp hóa quyền an tử

Hình 2.1. Bản đồ các quốc gia/vùng lãnh thổ đã hợp pháp hóa an tử và trợ tử tính đến 2014 [23]

  • Hà Lan:

Thượng viện Hà Lan thông qua đạo luật Luật yêu cầu chấm dứt sự sống và Trợ tử ngày 10/4/2001 và chính thức có hiệu lực ngày 01/04/2002. Trước đó, Hạ viện bỏ phiếu thông qua vào tháng 11/2000 với 104 phiếu ủng hộ và 40 phiếu chống. Trong năm 2000, tại Hà Lan, có 2.113 ca “chết êm ả” được chính thức ghi nhận, trong đó 1.893 ca liên quan tới bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối [14]. Ở Hà Lan, Luật “cái chết êm ả” đã được chấp thuận sau một cuộc tranh cãi kéo dài nhiều năm. Trên thực tế, luật chỉ quy tắc hóa một hành vi đã được chấp thuận từ năm 1997 với một số điều kiện nhất định, trong đó quan trọng hơn cả là bệnh nhân phải chịu đựng đau đớn tột cùng và bệnh của họ là vô phương cứu chữa.

Theo quy định của luật, bác sĩ có thể thực hiện “cái chết êm ả” mà không bị truy tố nếu tuân thủ một số “quy định tối thiểu” sau:

  • Bệnh nhân phải là người mắc những bệnh vô phương cứu chữa, không thể chịu đựng nổi.
  • Bác sĩ phải tham khảo ý kiến của một đồng nghiệp độc lập trước khi thực hiện động thái này.
  • Hồ sơ sau đó được chuyển tới hội đồng gồm một luật sư, một bác sĩ và một chuyên gia đạo đức học. Hội đồng có nhiệm vụ kiểm tra việc tuân thủ các quy định tối thiểu.
  • Nếu những quy định này không được tuân thủ, hồ sơ được chuyển tới tòa án và bác sĩ sẽ bị truy tố.

Tiếp theo đó, trong năm 2006, Hà Lan còn cho phép an tử đổi với trẻ em mắc bệnh nặng không thể cứu chữa. Bệnh nhân từ 12 đến 16 tuổi cũng có quyền được “chết êm ả” nếu có sự đồng ý của cha mẹ. Đối với trẻ trên 16 tuổi, không cần phải có ý kiến của gia đình, có thể yêu cầu và được an tử hoặc trợ tử. Khóa luận: Pháp luật về quyền an tử trên thế giới.

Có thể thấy, Đạo luật này hợp pháp hóa an tử và trợ tử trong những trường hợp và hoàn cảnh rất đặc biệt và phải thỏa mãn các điều kiện sau: (i) nỗi đau của bệnh nhân là không thể chịu đựng được và không có triển vọng cải thiện; (ii) yêu cầu an tử của bệnh nhân phải tự nguyện (không chịu ảnh hưởng của người khác, tâm lý bệnh tật hoặc của thuốc) và kiên trì theo thời gian; (iii) bệnh nhân phải nhận thức được đầy đủ về tình trạng của mình, triển vọng và các lựa chọn; (iv) phải có sự tham vấn với ít nhất một bác sĩ độc lập khác là người mà cần xác nhận các điều kiện nêu trên; (v) cái chết phải được thực hiện theo cách phù hợp về mặt y tế bởi bác sĩ hoặc bệnh nhân và bác sĩ phải có mặt; (vi) bệnh nhân ít nhất 12 tuổi (bệnh nhân từ 12 đến 16 tuổi đòi hỏi có sự chấp thuận của cha mẹ).

Về số lượng các trường hợp đã thực hiện an tử ở Hà Lan, theo nguồn số liệu thống kê cho thấy, trong khoảng thời gian 7 năm, con số đã tăng lên gấp gần 2,5 lần và dự đoán xu hướng sẽ tiếp tục tăng, thể hiện qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.1. Số lượng các trường hợp đã thực hiện an tử ở Hà Lan (2006-2013) [5]

Tại Hà Lan, khoảng những năm 1970, câu hỏi về ý nghĩa và tính hợp pháp của việc kéo dài sự sống và sự thừa nhận chấm dứt nó trở thành đề tài tranh luận công khai tại Hà Lan. Vấn đề này bắt nguồn từ cuốn sách của Van den Berg, rồi đến các chương trình truyền hình, phát thanh nói về sự hấp hối và những lời nói thực lòng của một bệnh nhân đang chờ chết được phát lên. Chính phủ Hà Lan đã đề xuất một ủy ban xem xét về vấn đề này và yêu cầu sự tư vấn từ Hội đồng y tế, nhất là Ủy ban về đạo đức y tế. Nhiều hội nghị chuyên đề được tổ chức và rồi “hỗ trợ cho quá trình chết” đã trở thành một khái niệm quen thuộc. Cụm từ “cái chết êm ái” đã được nhắc đến nhiều hơn và bắt đầu từ năm 1972, các tổ chức khác nhau đã bắt đầu “thông” được ý kiến của họ về vấn đề này. Các cuộc thăm dò cho thấy tỷ lệ người dân nghĩ rằng cuộc sống đôi khi có thể (chủ động) được chấm dứt và rằng “cái chết êm ái” nên được hợp pháp hóa ngày càng tăng. Trước khi Hội đồng y tế có báo cáo, Tổng thượng Hội đồng cải cách giáo hội Hà Lan đã thông qua một báo cáo, kết luận rằng: “Cái chết êm dịu thụ động”, như việc kiêng các biện pháp kéo dài sự sống vì lý do y tế là có thể chấp nhận; Và, nếu một bệnh nhân có đủ thẩm quyền, vào lúc bắt đầu hấp hối yêu cầu các bác sĩ ngừng điều trị thêm thì mong muốn này phải được tôn trọng. Rốt cuộc, “cái chết êm dịu” được đa số nhận thức là “hành động với ý định có chủ ý để rút ngắn cuộc sống của bệnh nhân hoặc cố gắng không hành động với ý định cố ý không để kéo dài cuộc sống của bệnh nhân, dù mặt nào thì đây là điều có lợi nhất đối với người bệnh và tình trạng của bệnh nhân vốn không thể cứu chữa”. Ủy ban chức năng cũng đã phân biệt và chi tiết hóa “cái chết êm dịu” ra thành tự nguyện và không tự nguyện, thụ động và tích cực. Đến nay, Hà Lan cũng đã cho phép thực hiện “cái chết êm ái” cho trẻ em dưới 12 tuổi trong điều kiện giám sát nghiêm ngặt [15] Khóa luận: Pháp luật về quyền an tử trên thế giới.

  • Bỉ:

Bỉ trở thành quốc gia thứ hai trên thế giới thông qua Luật An tử. Tác giả Trương Hồng Quang trong bài viết “Bước đầu tìm hiểu về vấn đề quyền được chết trong bối cảnh hiện nay” có thống kê như sau:

Với 86 phiếu thuận, 51 phiếu chống và 10 phiếu trắng, tối 16/05/2002, Thượng viện Bỉ đã chấp thuận đạo luật cho phép bệnh nhân bị bệnh rất nặng có quyền được chết dưới những điều kiện nhất định. Đây là chặng cuối của cuộc đua pháp lý kéo dài 3 năm, khởi xướng vào năm 1999 khi mà lần đầu tiên trong vòng hơn 40 năm, Liên minh dân sự lên nắm quyền ở Bỉ.

Đạo luật về an tử của Bỉ (The Belgian Act on Euthanasia) được thông qua vào ngày 28/5/2002, chính thức có hiệu lực ngày 03/09/2002 và được sửa đổi ngày 13/02/2014, trong đó có một số nội dung đáng chú ý sau: bác sĩ thực hiện an tử không phạm tội hình sự khi họ đảm bảo rằng: (i) bệnh nhân là một người trưởng thành có năng lực pháp lý, trẻ vị thành niên sống tự lập (emancipated minor) có năng lực pháp lý, hoặc trẻ vị thành niên có năng lực về nhận thức và ý thức tại thời điểm đưa ra yêu cầu; (ii) yêu cầu là tự nguyện, được xem xét thận trọng và được lặp lại và không là kết quả của bất kỳ áp lực bên ngoài nào; (iii) bệnh nhân là người trưởng thành hoặc trẻ vị thành niên sống tự lập ở trong tình trạng y tế vô vọng không thay đổi, và đau khổ thể xác hoặc tinh thần không chịu đựng nổi mà không thể giảm bớt, và là kết quả từ một rối loạn nghiêm trọng và không thể cứu chữa gây ra bởi bệnh tật hoặc tai nạn; (iv) trẻ vị thành niên có năng lực nhận thức ở trong tình trạng y tế vô vọng không thay đổi và đau khổ thể xác không chịu đựng nổi mà không thể giảm bớt và sẽ gây ra cái chết trong thời gian ngắn, và là kết quả từ một rối loạn nghiêm trọng và không thể cứu chữa gây ra bởi bệnh tật hoặc tai nạn.

Đạo luật này cũng yêu cầu quá trình đưa ra yêu cầu của bệnh nhân cần có sự tham vấn của một bác sĩ khác là bác sĩ tâm thần hoặc một chuyên gia; với trẻ vị thành niên sống tự lập cần tham vấn một bác sĩ tâm thần trẻ em hoặc một nhà tâm lý học và thông báo về lý do được tham vấn. Mọi yêu cầu phải được đưa ra bằng văn bản, và với bệnh nhân là trẻ vị thành niên sẽ cần sự đồng ý của người đại diện hợp pháp Khóa luận: Pháp luật về quyền an tử trên thế giới.

Về số lượng các trường hợp an tử đã thực hiện ở Bỉ, theo thống kê sau 10 năm luật có hiệu lực, con số luôn có chiều hướng tăng (xem biểu đồ). Trong 2 năm tiếp theo (2012 và 2013), con số lần lượt là 1.432 và 1.816 trường hợp.

  • Biểu đồ 2.2. Số lượng các trường hợp đã thực hiện an tử tại Bỉ (2002-2011)[22]

Tại Bỉ, người ta đã bãi bỏ những hạn chế về “cái chết êm dịu” vào tháng 9/2002 với các bệnh nhân tuổi từ 18 trở lên, có yêu cầu chấm dứt cuộc sống một cách tự nguyện, đã được cân nhắc theo cách lặp đi lặp lại để tránh việc bị cưỡng ép. Quy định về cái chết được bác sĩ hỗ trợ trong các trường hợp đáp ứng những tiêu chí theo luật cũng có thể được quy định trong “di chúc sống” được viết bởi người khỏe mạnh trước khi họ bị ốm và đang còn hiệu lực trong vòng 5 năm. Vào tháng 2/2014, Bỉ đã trở thành quốc gia đầu tiên cho phép trẻ em được yêu cầu cái chết êm dịu nếu họ bị một căn bệnh nan y giai đoạn cuối và hiểu được hậu quả của hành động này. Mặc dù điều này vẫn bị các tôn giáo như Thiên Chúa giáo, Do Thái giáo và Hồi giáo phản đối kịch liệt. Nhiều bác sĩ nhi khoa cũng đã ký thỉnh nguyện thư lên Quốc hội Bỉ để phản đối điều luật này bởi họ cho rằng trẻ em chưa đủ khả năng ra quyết định kết thúc cuộc sống của mình. Nhưng những người ủng hộ thông qua luật này cho rằng đây là lựa chọn tốt nhất, bao hàm ý nghĩa nhân đạo đối với các em nhỏ xấu số này. Tiến sĩ Gerlant van Berlaer, một bác sĩ nhi khoa tại Bệnh viện UZ Brussels nói: “Rất hiếm khi, nhưng nó vẫn xảy ra, có những đứa trẻ mà chúng tôi đã cố gắng chữa trị nhưng không có cách gì để giúp họ tốt hơn được. Những trẻ em đó phải có quyền quyết định việc kết thúc cuộc sống của họ” [15].

  • Lucxembourg

Ngày 20/2/2008, Quốc hội Lucxembourg đã thông qua một dự luật hợp thức hóa cái chết nhân đạo với 30/39 phiếu ủng hộ. Đây là quốc gia thứ ba thuộc Liên minh Châu Âu chấp nhận quyền được chết. Người bị bệnh ở giai đoạn cuối có thể sẽ kết thúc cuộc sống của mình nếu nhận được sự chấp thuận của hai bác sỹ và bảng chỉ dẫn của chuyên gia. Bệnh nhân bắt buộc phải có những yêu cầu nhiều lẫn với bác sỹ với những tài liệu và sự chứng kiến rõ ràng của người làm chứng. Cái chết êm ả chỉ được áp dụng đối với các bệnh nhân bị bệnh nan y không thể chữa trị và đang chịu nhiều đau đớn.

  • Mỹ:

Ở Mỹ, Chính phủ Liên bang và tất cả 50 bang và Quận Columbia đều nghiêm cấm an tử theo luật về tội giết người nói chung. Chính phủ Liên bang không có luật về trợ tử mà những luật này thường chỉ được sử dụng ở cấp bang. Hiện tại, đã có tới 8 bang thông qua luật hợp pháp hóa trợ tử là California, Colorado, Hawaii, New Jersey, Oregon, Vermont, DC và Washington; 1 bang là Montana hợp pháp hóa trợ tử qua phán quyết của Tòa án Tối cao (của bang). Điểm chung là bệnh nhân phải cư trú trên lãnh thổ của các bang và phải thỏa mãn các điều kiện:

  • độ tuổi tối thiểu của bệnh nhân là 18;
  • bệnh nhân có khả năng thực hiện và truyền đạt các quyết định chăm sóc y tế cho mình;
  • thời gian dự kiến cái chết sẽ xảy ra trong 6 tháng hoặc ít hơn;
  • yêu cầu được thực hiện 2 lần bằng miệng (cách nhau ít nhất 15 ngày) và 1 lần bằng văn bản.

Biểu đồ 2.3. Số lượng các trường hợp tử ở Oregon (1998-2018)[26].

Biểu đồ 2.4. Số lượng các trường hợp trợ tử ở Washington (2009 – 2017)[28].

Qua các biểu đồ trên cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân thực hiện cái chết/được kê đơn ở Oregon dao động trong khoảng từ 55 đến 70% và xu hướng thực hiện cái chết là tăng nhẹ. Oregon là tiểu bang đầu tiên hợp pháp trợ tử và đặt ra những tiêu chuẩn cho việc thực hành ở các tiểu bang khác sau đó. Ở Washington, tỷ lệ này là cao hơn (từ 95 đến 99%) và xu hướng tăng cũng rõ hơn.

  • Thụy Sỹ: Khóa luận: Pháp luật về quyền an tử trên thế giới.

Ở Thụy Sỹ không có luật về an tử hay trợ tử. Mọi dạng an tử chủ động đều bị cấm, và luật chỉ cho phép trợ tử. Sự cho phép này được suy ra từ Điều 115 Bộ luật Hình sự của Thụy Sỹ (có hiệu lực từ năm 1942), trong đó quy định rằng: “Xúi giục và hỗ trợ tự tử: Bất kỳ người nào vì động cơ ích kỷ xúi giục hoặc trợ giúp người khác thực hiện hoặc cố gắng thực hiện tự tử mà sau đó người này thực hiện hoặc cố gắng thực hiện tự tử thì sẽ phải chịu án tù không quá 5 năm hoặc bị phạt tiền”. Như vậy, trợ tử chỉ bị coi là tội phạm khi động cơ thực hiện là “ích kỷ” (ví dụ: thu lợi cá nhân).

Về số lượng các trường hợp thực hiện trợ tử ở Thụy Sỹ, số liệu thống kê cho thấy một xu hướng tăng mạnh; và có một điểm đáng chú ý đó là do luật của Thụy Sỹ về trợ tử là không rõ ràng, do đó, ngày càng có nhiều du khách đến quốc gia này chỉ với mục là để kết thúc cuộc sống của mình (tự tử), chiếm từ 25 đến 30% số trường hợp được hỗ trợ tự tử mỗi năm (tính từ năm 2008 đến năm 2012).

Biểu đồ 2.5. Số lượng các trường hợp trợ tử ở Thụy Sĩ (1995-2010)[21]

Thụy Sĩ là quốc gia cho phép trợ tử bằng chính bệnh nhân thông qua một liều thuốc gây chết. Quốc gia này không cho phép “cái chết êm ái” tích cực và trực tiếp bởi một bên thứ ba, nhưng cho phép việc cung cấp các chất để giảm bớt sự đau khổ, ngay cả khi tác dụng phụ của nó có thể là cái chết. Chết êm dịu thụ động hoặc dừng các thủ thuật y tế để duy trì sự sống cũng được chấp nhận ở Thụy Sĩ [15]. Khóa luận: Pháp luật về quyền an tử trên thế giới.

Thụy Sĩ là quốc gia duy nhất chấp nhận trợ tử đối với người có quốc tịch nước ngoài. Hàng loạt các tổ chức hỗ trợ tự tử đã được thành lập ở Thụy Sĩ cuối những năm 1990 đầu 2000 với mục đích mang tới “cái chết nhân đạo” cho khách hàng, là những người dân trong và ngoài nước. Trong đó, điển hình nhất là các tổ chức Dignitas hay Life Circle mở rộng dịch vụ của mình đón tiếp khách nước ngoài. Điều này đã làm nở rộ một xu hướng du lịch tới Thụy Sĩ – “Du lịch tự tử”.

Một nghiên cứu được tiến hành ở Zurich (Thụy Sĩ) từ năm 2014 về dịch vụ “trợ tử” cho thấy số lượng người nước ngoài đến Thụy Sĩ tìm kiếm những dịch vụ này ngày càng tăng. Theo số liệu các nhà nghiên cứu đưa ra, có khoảng 123 người nước ngoài sử dụng dịch vụ này ở Thụy sĩ vào năm 2008 và con số này tăng lên 172 người vào năm 2012. Tổng cộng trong 4 năm 2008 – 2012 có khoảng 611 người tham gia “du lịch tự tử” đến từ 31 quốc gia, chủ yếu là từ Đức và Anh chiếm lần lượt 44% và 21%. Độ tuổi trung bình của những du khách “một đi không về” này là 69, trong đó nữ giới chiếm gần 60%. Tính đến nay, đã có hơn 1000 người nước ngoài tìm đến Thụy Sĩ với mong muốn được chấp dứt cuộc sống của mình. Gần đây nhất, ngày 10/5/2018, giáo sư người Australia David Goodall cũng đã lựa chọn “quyền được chết” tại trung tâm trợ tử Life Circle(Thụy Sĩ) khi 104 tuổi. Ông bày tỏ trước chuyến bay rằng: “Tôi chẳng muốn đi nhưng cần cơ hội mà chính phủ Australia không cho phép”.[7]

Trên đây là một số khái quát về thực tiễn và pháp luật về an tử và trợ tự ở một số quốc gia điển hình mà có số lượng các trường hợp mỗi năm là tương đối lớn. Từ đây có thể thấy, một mặt, nó phản ánh nhu cầu hưởng thụ quyền an tử trên thực tế ngày càng tăng; mặt khác, nó cũng cho thấy những mối lo ngại như những tranh luận phản đối an tử đã đưa ra. Dường như xu hướng “trượt dốc” (slippery slope) đang diễn ra khi số lượng các trường hợp an tử và trợ tử tăng rất nhanh (ở Hà Lan, Bỉ và Thụy Sỹ); đồng thời đối tượng được an tử và trợ tử đã dần được mở rộng (ở Thụy Sỹ).

2.2.2. Một số vụ việc điển hình về quyền an tử trên thế giới Khóa luận: Pháp luật về quyền an tử trên thế giới.

  • Vụ 1: Cái chết của giáo hoàng John Paul II

Tòa thánh Vatican cũng từng gặp rắc rối liên quan tới cái chết của giáo hoàng John Paul II năm 2006. Tiến sĩ Lina Pavanelli, một nữ chuyên gia hồi sức cấp cứu đã tố cáo Vatican đã thực hiện “cái chết êm ái” đối với giáo hoàng. Dựa trên kiến thức chuyên môn của mình cùng sự quan sát về tình hình sức khỏe của giáo hoàng trong những ngày cuối đời, bà cho rằng Vatican đã để giáo hoàng John Paul II được dùng ống truyền thức ăn quá muộn và điều này là nguyên nhân gây nên cái chết.

  • Vụ 2: Sự ra đi trong cô đơn của bà Sebire

Bà Sebire có khối u ác tính tấn công cơ thể từ khoang mũi. Căn bệnh đã cướp đi gần hết ngũ giác của bà và gây cho bà những cơn đau khủng khiếp, mỗi cơn có thể kéo dài tới bốn giờ. Chỉ có hai nhà phẫu thuật thần kinh nhận điều trị cho bà và đều kết luận đây là căn bệnh bất trị. Trong lời thỉnh cầu của mình, bà nói: “Ngay cả thú vật, người ta cũng không để phải chịu đựng như tôi đang chịu đựng”.Chỉ vài ngày sau khi tòa án Dijon (Pháp) bác bỏ thỉnh nguyện xin được “ra đi xứng đáng” bằng cách được chích thuốc độc chết (mà người ta vẫn hay gọi là “cái chết êm ái” hay “an tử’), hôm 20-3-2008, người ta đã phát hiện thi thể của bà Sebire tại một căn hộ ở Plombières-les-Dijon, miền đông nước Pháp. Mặc dù nguyên nhân cái chết của bà chưa được xác định, nhưng đã gây nên sự thổn thức trên toàn thế giới. Bởi trước đó, bà nói: “Tôi biết cách xoay những thứ cần thiết để tự chết”.Giữa tháng 3, bà Sebire làm đơn gửi tòa án xin được chết, sau khi đã thỉnh cầu Tổng thống Sarkozy can thiệp để bác sĩ điều trị được kê toa độc dược “giúp” bà được chết trong tỉnh táo, nhanh và trong vòng tay thân quyến, bạn bè.Sau khi tòa Dijon bác bỏ thỉnh nguyện của bà Sebire, với lý do luật hiện hành không cho phép bác sĩ giúp bệnh nhân được chết, thủ tướng Pháp đã chỉ thị lập một ủy ban xem xét có thể điều chỉnh luật hay không. Tuy nhiên, trong khi cả nước Pháp còn đang bàn cãi về “cái chết êm ái” dưới lăng kính đạo đức thì bà Sebire ra đi trong sự cô đơn.

Cùng lúc với cái chết của bà Sebire, tại Bỉ – một nước không xa Pháp là bao, người ta cũng đưa tin cái chết của nhà văn Bỉ Hugo Claus, 78 tuổi. Bị mắc chứng Alzheimer, ông đã sử dụng “quyền an tử” theo luật pháp Bỉ và đã “được” chết tại Bệnh viện Middelheim. Với “quyền an tử”, ông đã “chọn giờ chết cho chính mình, vì không muốn kéo dài đau đớn”.

Như vậy, cùng là bệnh nhân bị bệnh nan y, cùng là chết – nhưng một người thì bị từ chối và đã ra phải ra đi trong đau đớn và cô đơn, còn một người khác thì được chọn và ra đi trong trong êm ái giữa những người thân.

Sự khác biệt ở đây chính là pháp luật. Đó là vấn đề: quyền được chết.

  • Vụ 3: Vụ án của Cruzan Khóa luận: Pháp luật về quyền an tử trên thế giới.

Vụ án năm 1983, Nancy Beth Cruzan bị tai nạn xe hơi, rơi vào “tình trạng thực vật vĩnh viễn,” gia đình nạn nhân yêu cầu đình chỉ hệ thống duy trì sự sống để Nancy được chết, bệnh viện đòi phải có sự chấp thuận của tòa án. Tòa án Tối Cao Hoa Kỳ phán quyết rằng gia đình bệnh nhân không có đủ bằng chứng cho thấy Nancy không muốn duy trì sự sống. Sau đó gia đình Cruzan trình được bằng chứng ấy trước Tòa án Tối Cao Missouri và tòa đã chấp thuận vào cuối năm 1990. Việc dinh dưỡng cho Nancy được cắt đứt vào tháng 12-1990 và cô chết trong tháng ấy. Quyết định của tòa án gây ra nhiều tranh cãi về pháp lý. Trong vụ án này, Cruzan kiện Giám đốc Sở Y tế Missouri, vấn đề là có thể đình chỉ hay chăng, việc điều trị duy trì sự sống cho một bệnh nhân hôn mê, mà trong suốt mấy năm trời chỉ tỏ ra được rất ít dấu hiệu của ý thức. Cha mẹ và các bác sĩ của Nancy Cruzan đã không được phép đình chỉ việc điều trị vì không có bằng chứng “rõ ràng và thuyết phục,” như luật pháp Missouri đòi hỏi, rằng Nancy muốn được thực hiện điều đó cho mình.

  • Một số vụ việc khác

Ở một số nước trên thế giới, nhất là tại các nước Tây Âu, đang tồn tại thực tế là các bác sĩ “giúp” bệnh nhân chấm dứt cuộc sống đớn đau vì những căn bệnh nan y. Chẳng hạn như tại Ý, theo một báo cáo của Hiệp hội Bác sĩ quốc gia, có khoảng 0,7% bác sĩ Ý thừa nhận đã tiến hành an tử cho bệnh nhân.

Cuối năm 2006, ở Ý có một sự kiện làm dấy lên sự tranh cãi và ồn ào trên cả nước liên quan đến một cái chết được thực hiện theo kiểu “an tử” nhưng trái pháp luật. Bệnh nhân 60 tuổi là nhà thơ Welby, bị teo cơ làm liệt các ngón tay, đau đớn và hạn chế nhiều trong giao tiếp. Ông đã gửi thư lên Tổng thống Giorgio Napotalino xin được chết. Lá thư đã gây xúc động sâu sắc, khiến Tổng thống Napotalino mời các chính khách, chuyên gia cùng bàn bạc. Sau đó, một tòa án được yêu cầu ra phán quyết. Nhưng họ lại chuyển hồ sơ về quốc hội với lý do không tìm ra luật nào giải quyết trường hợp này. Ngày 2012-2006, bác sĩ điều trị của Welby là Mario Riccio khẳng định nguyện vọng xin được chết của Welby không bị một cản trở pháp lý nào. Và ông đã tắt máy trợ thở, “giúp” an tử.

Tuy vậy, cái chết của Welby không giải quyết được vấn đề đạo đức nói trên mà thậm chí còn gây chia rẽ ngay trong nước Ý nhiều hơn. Trong khi một số người khẳng định cái chết là sự giải thoát cho Welby, thì những người khác gọi bác sĩ Riccio là kẻ sát nhân. Nhà thờ đã từ chối phục vụ các nghi thức tôn giáo cho lễ tang Welby.

Năm 1999, tại Mỹ có trường hợp “bác sĩ tử thần” Jack Kevorkian (bang Michigan) bị truy tố về tội giết người do đã “giúp” tới 130 bệnh nhân được “ra đi”. Jack Kevorkian bị kết án tới 25 năm tù. Tuy nhiên, ông được giảm án, trả tự do trước thời hạn sau 8 năm ngồi tù. Khóa luận: Pháp luật về quyền an tử trên thế giới.

Thụy Điển đã cho phép ủy quyền thực hiện “cái chết êm dịu” thụ động từ năm 2010. Tương tự, các nước Áo và Đức cũng cho phép nếu bệnh nhân đã yêu cầu. Còn tại Na Uy, khi đã có yêu cầu từ bệnh nhân hoặc bởi người thân của họ trong trường hợp bệnh nhân ở tình trạng hôn mê thì nó là hợp pháp.

Tại nước Anh, nhân viên y tế đã được cho phép ngừng điều trị duy trì sự sống trong một số trường hợp nhất định từ năm 2002. Một vụ truy tố những người đã giúp đỡ người thân của họ chết sau khi người đó thể hiện rõ mong muốn kết thúc cuộc sống của mình đã được rút lại trong năm 2010.

Kể từ năm 1992, Đan Mạch cho phép bệnh nhân nộp văn bản từ chối điều trị quá mức, trong những tình huống bệnh nghiêm trọng, với các văn bản được tiến hành tại một cuộc đăng ký tập trung từ trước.

Đối với các nước Hungary, Tây Ban Nha và Cộng hòa Séc, người mắc bệnh nan y có thể từ chối điều trị để đợi cái chết.

Tại Bồ Đào Nha, “cái chết êm ái” tích cực và thụ động đều là không hợp pháp, nhưng một hội đồng đạo đức được phê chuẩn cho việc quyết định ngưng điều trị trong một số trường hợp nhất định.

Với các nước Italy, Romania, Hy Lạp, Bosnia, Serbia, Croatia, Ba Lan và Ailen hiện nay, “cái chết êm ái” bị cấm triệt để và nó bị coi là hành động giết người. Hình phạt có thể dao động từ 14-15 năm tù theo thứ tự ở Ireland và Italy, nhưng án lại tương đối nhẹ ở Croatia.

Nhìn chung, xu hướng là ngày càng có nhiều quốc gia thông qua “cái chết êm ái”, với các mức độ khác nhau và kèm theo những điều kiện ràng buộc chặt chẽ, cụ thể. Tùy vào hoàn cảnh của mỗi quốc gia, từ nhận thức văn hóa, tôn giáo, nền tảng pháp lý đến điều kiện kinh tế xã hội, y tế, dân sinh, dân trí,… mà họ lựa chọn ứng xử theo cách phù hợp với nước họ. Tuy nhiên, dù “cái chết êm ái” đã được hợp pháp hóa ở mức độ nào thì các cuộc tranh cãi giữa bên ủng hộ và bên phản đối vẫn diễn ra và chắc chắn sẽ không bao giờ chấm dứt tại các nước châu Âu, cũng như trên toàn thế giới [15].

Ở Trung Quốc, Hàn Quốc, chỉ một số trường hợp cá biệt mới được quốc hội phê chuẩn tạm dừng điều trị, chờ cái chết đến tự nhiên. Luật pháp không công nhận “cái chết nhân đạo”, mọi hành động trợ giúp bệnh nhân chết bị coi là sát nhân. Trên tờ Nhật báo Thế giới, đại diện các cộng đồng tôn giáo ở Pháp phản đối kịch liệt “cái chết êm ái” và khẳng định rằng sự sống của con người cho dù mong manh vẫn phải được tôn trọng. Bộ trưởng Y tế Pháp Marisol Tourane cũng phản đối điều luật này.

  • Vụ việc được chết ở Hàn Quốc Khóa luận: Pháp luật về quyền an tử trên thế giới.

Ngày 21-5, Tòa án tối cao Hàn Quốc đã lần đầu tiên chấp thuận cho một bệnh nhân nữ sống thực vật được quyền chết theo yêu cầu của gia đình dù bệnh viện phản ứng quyết liệt. Theo tòa, việc dùng các biện pháp y học để duy trì sự sống cho bệnh nhân không còn khả năng hồi phục là xúc phạm đến lòng tự trọng của họ.Bệnh nhân này hiện 76 tuổi, hôn mê hơn một năm nay vì não đã chết, nằm tại một bệnh viện ở thủ đô Seoul. Thấy bệnh nhân không thể hồi phục, người nhà yêu cầu rút ống thở nhưng bệnh viện từ chối. Người nhà bệnh nhân đã kiện ra tòa. Sau đó, các cấp tòa đã bác bỏ sự phản đối của bệnh viện, chấp thuận yêu cầu của gia đình người bệnh.Phán quyết trên của Tòa án tối cao Hàn Quốc là trong một trường hợp cụ thể, không đồng nghĩa với việc Hàn Quốc cho phép các bệnh viện giúp đỡ bệnh nhân chết êm ái [16].

Các quốc gia chịu ảnh hưởng sâu sắc của Giáo hội Thiên Chúa giáo La Mã, đặc biệt là khu vực châu Mỹ La Tinh, người dân tổ chức các cuộc biểu tình chống lại dự luật về cái chết nhân đạo. Ở Đức và Italy, đây là đề tài tranh cãi gay gắt trong nhiều năm qua. Tại các quốc gia châu Á chịu ảnh hưởng của Phật giáo, mọi hành động can thiệp hay giúp đỡ người bệnh chết “nhân tạo” đều bị coi là giết người [17]. Khóa luận: Pháp luật về quyền an tử trên thế giới.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ: 

===>>> Khóa luận: Thực tiễn vấn đề hợp pháp hóa quyền an tử ở Việt Nam

One thought on “Khóa luận: Pháp luật về quyền an tử trên thế giới

  1. Pingback: Khóa luận: Quyền an tử và hợp pháp hóa quyền an tử tại Việt Nam

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0906865464