Báo cáo: Thử tìm nguyên nhân và điều kiện của các tội hối lộ

Chia sẻ cho các bạn sinh viên ngành luật bài Báo cáo: Thử tìm nguyên nhân và điều kiện của các tội hối lộ. Theo mình biết hiện nay có rất nhiều bạn sinh viên đang có một vấn đề chung là gặp khó khăn trong khi viết bài: luận văn, khóa luận, báo cáo, tiểu luận. Biết được điều đó nên mình đã ở đây để trợ giúp các bạn những bài tiểu luận hay nhất. Sau đây là đề tài đầy đủ và cụ thể cho bài là  Báo cáo: Thử tìm nguyên nhân và điều kiện của các tội hối lộ trong những năm gần đây.Hãy liên hệ với mình khi các bạn chưa lên được ý tưởng cho bài làm của mình nhé.

LỜI MỞ ĐẦU

Công cuộc đổi mới của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã và đang thu được những thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Nước ta đã và đang hội nhập có hiệu quả với các nước trong khu vực và trên thế giới, từng bước tiến mạnh, tiến vững chắc trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thế nhưng, bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì những tệ nạn nhức nhối trong xã hội ngày càng gia tăng, nhất là nạn tham nhũng, lộng quyền, sách nhiễu, ức hiếp nhân dân, gây bất bình trong xã hội, làm giảm lòng tin của nhân dân vào hiệu quả quản lý của Nhà nước, làm nản lòng những nhà đầu tư nước ngoài muốn làm ăn hợp pháp, chính đáng ở nước ta, kìm hãm quá trình phát triển của đất nước. Trong đó phải kể đến nạn hối lộ đã trở thành một hiện tượng phổ biến, len lỏi vào tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, gây tổn hại cho nền thiết chế chính trị pháp lý hiện hành nếu không kịp thời ngăn chặn. Chính vì vậy, khi nói về sự nguy hiểm của loại tội phạm này, Lênin đã từng nhận định: “… Nếu còn có một hiện tượng như nạn hối lộ, nếu còn có thể hối lộ được thì cũng không nói đến chính trị được. Trong trường hợp này cũng không nói đến làm chính trị được, vì mọi biện pháp đều sẽ lơ lửng trên không trung, sẽ hoàn toàn không mang lại kết quả gì cả. Một đạo luật chỉ có thể mang lại kết quả xấu hơn nếu trên thực tế nó được đem áp dụng trong điều kiện nạn hối lộ còn được dung thứ và đang thịnh hành…” (Lênin toàn tập, NXB Tiến bộ, 1978, tập 44, tr. 218). Báo cáo: Thử tìm nguyên nhân và điều kiện của các tội hối lộ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>> Bảng Giá Viết Thuê báo cáo Môn

Xét dưới góc độ tội phạm học, việc nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện phạm tội của các tội tham nhũng nói chung, các tội hối lộ nói riêng có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp chúng ta xây dựng được các biện pháp hữu hiệu để đấu tranh phòng chống có hiệu quả đối với loại tội phạm nguy hiểm này.

Khi xem xét nguyên nhân và điều kiện của loại tội phạm nói trên, chúng ta thường nhấn mạnh quá mức các biện pháp tư tưởng, đạo đức hoặc kỳ vọng vào các biện pháp đấu tranh trực diện bằng pháp luật, nhất là pháp luật hình sự. Phải chăng tham nhũng, hối lộ chỉ là kết quả của các quá trình, hiện tượng tiêu cực trong xã hội? Theo chúng tôi, nguyên nhân và điều kiện của tội phạm nói chung, các tội phạm về tham nhũng nói riêng phải là tổng thể các nguyên nhân và điều kiện về kinh tế – xã hội, về cơ chế quản lý, về công tác tổ chức cán bộ, về tâm lý xã hội, về sự hạn chế của các cơ quan bảo vệ pháp luật trong công tác phát hiện và xử lý tội phạm.

1. Nguyên nhân và điều kiện kinh tế – xã hội Báo cáo: Thử tìm nguyên nhân và điều kiện của các tội hối lộ

Đại hội VII, Đại hội VIII và Đại hội IX của Đảng cộng sản Việt Nam cũng như các Nghị quyết của Trung ương trong thời gian qua đã phân tích một cách toàn diện, khách quan những khó khăn và sự mất cân đối nghiêm trọng của nền kinh tế nước ta trong giai đoạn chuyển tiếp. Số người thất nghiệp ngày càng tăng, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, lạc hậu chưa đáp ứng được với sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Hiện tượng mất dân chủ, vi phạm kỷ cương pháp luật, hiện tượng “quan tham” ngày càng tăng cùng với cơ chế quản lý còn thiếu đồng bộ đang là những thách thức lớn đối với sự phát triển của đất nước. Các giá trị truyền thống đạo đức xã hội, quan hệ giữa người với người cũng bị xói mòn.

Những khó khăn về kinh tế – xã hội đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát sinh tội phạm nói chung và các tội phạm tham nhũng nói riêng, biểu hiện cụ thể qua các mặt sau đây:

Thứ nhất, nền kinh tế thị trường đã trực tiếp tác động đến đại bộ phận các tầng lớp trong xã hội cả về vật chất lẫn tinh thần, làm tư tưởng thực dụng nảy sinh và phát triển, làm chuẩn mực giá trị xã hội có sự thay đổi. Bản thân nền kinh tế nhiều thành phần và cơ chế thị trường có những yếu tố tạo nên môi trường thuận lợi cho việc phát triển nền kinh tế đất nước, nhưng chính nó cũng làm nảy sinh và phát triển những tiêu cực trong xã hội, thúc đẩy chủ nghĩa cá nhân phát triển. Một bộ phận cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất, xa rời mục tiêu, lý tưởng bỏ quên lợi ích tập thể cộng đồng, chỉ lo thu vén cá nhân, lạm quyền, hách dịch, bằng mọi thủ đoạn để “kiếm tiền”, đã tạo nên một “tiền lệ” xấu trong một bộ phận nhỏ quần chúng nhân dân, cán bộ các cơ quan, tổ chức, làm phát sinh nạn hối lộ. Báo cáo: Thử tìm nguyên nhân và điều kiện của các tội hối lộ 

Thứ hai, những khó khăn về kinh tế chẳng những tác động vào từng con người cụ thể mà còn tác động tiêu cực đến việc thực hiện các chủ trương, chính sách xã hội của Nhà nước. Trong điều kiện chuyển sang cơ chế thị trường, nhiều chính sách xã hội hiện hành còn chứa đựng nhiều điểm bất hợp lý, thiếu chặt chã. Nhiều cơ quan xí nghiệp lợi dụng cơ chế đổi mới, “năng động” để lấy tiền của Nhà nước làm tiền thưởng chia nhau bất chấp chế độ, nguyên tắc. Nhiều xí nghiệp thua lỗ nhưng vẫn có tiền thưởng rất lớn trong các dịp tổng kết, lễ tết… hoặc khi thực hiện chỉ thị 92, 229 của HĐBT, nhiều cơ quan đoàn thể, lực lượng vũ trang không có chức năng kinh doanh cũng lao vào làm kinh tế, thành lập công ty này xí nghiệp nọ hoặc tận dụng mọi phương tiện của cơ quan để “làm thêm” kiếm tiền chia nhau, làm phát triển tệ nạn “phong bì”, “quà biếu”. Đó cũng là môi trường thuận lợi cho tội phạm nói chung và các tội hối lộ nói riêng có điều kiện phát triển. Bên cạnh đó, chế độ tiền lương hiện hành tuy đã nhiều lần sửa đổi nhưng vẫn còn nhiều bất cập, chưa thống nhất, tiền lương của cán bộ, công chức không đủ để chi dùng vào sinh hoạt thiết yếu hàng ngày. Do đó, khả năng phát sinh ý thức phạm tộu khi có điều kiện là khó có thể tránh khỏi. Bên cạnh đó, chúng ta chủ trương phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường nhưng lại chưa coi trọng và chú ý đúng mức đến sự thay đổi đồng bộ của các chính sách xã hội. Thực tế, nhiều chủ trương, chính sách phù hợp nhưng khi áp dụng thì bị kẻ cơ hội, thoái hóa biến chất trong các cơ quan Nhà nước lợi dụng để thực hiện vì lợi ích riêng của cá nhân, dẫn đến phản tác dụng như chủ trương giảm biên chế ở các cơ quan Nhà nước trong nhiều trường hợp lại là điều kiện cho những kẻ năng lực yếu kém, cơ hội luồn lách tồn tại, còn những người tốt, có năng lực, thẳng thắn đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực lại bị loại ra khỏi biên chế.

Thứ ba, khi chuyển sang cơ chế kinh tế mới, các cơ quan bảo vệ pháp luật còn gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc xây dựng và áp dụng các biện pháp để đấu tranh phòng chống tội phạm. Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác đấu tranh phòng chống tội phạm do kinh phí còn hạn chế nên chưa được trang bị đầy đủ, chưa đáp ứng với yêu cầu thực tế. Sự phối kết hợp các biện pháp chung của toàn xã hội với các biện pháp chuyên môn của các cơ quan bảo vệ pháp luật còn chưa toàn diện và triệt để.

2. Nguyên nhân và điều kiện về tâm lý xã hội Báo cáo: Thử tìm nguyên nhân và điều kiện của các tội hối lộ

Đây là nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân có tính chất “nội lực” làm gia tăng các tội phạm tham nhũng. Con người có nhu cầu về vật chất và tinh thần, đồng thời cũng có ý thức về cách thức làm thỏa mãn các nhu cầu đó. Do vậy, việc nhận thức sai về cách thức, con đường thỏa mãn nhu cầu chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hành vi phạm tội.

Nghiên cứu các vụ án về tội hối lộ cho thấy, các đối tượng phạm các tội hối lộ chủ yếu là xuất phát từ tâm lý vụ lợi, tham lam, khát vọng làm giàu bằng mọi giá, bất chấp đạo đức và pháp luật, tìm đủ mọi thủ đoạn để kiếm tiền. Bên cạnh đó, trong xã hội đang tồn tại một thói quen xấu là khi giải quyết bất cứ công việc gì, nếu muốn có kết quả thì người ta đều phải có tiền “thuốc nước, bồi dưỡng” làm chất “xúc tác”, “mỡ bôi trơn”. Đặc biệt, khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, những phần tử xấu trong xã hội thường dùng tiền và các lợi ích vật chất khác “làm mồi” để mua chuộc những cán bộ, đảng viên có tư tưởng không vững vàng. Những ai có tâm lý tiêu cực, vụ lợi, tham lam, thì khi có điều kiện thuận lợi, tâm lý ấy sẽ biến thành quan điểm, lối sống lấy đồng tiền làm mục đích, khiến cho lý tưởng, lòng tin trở nên mờ nhạt, con người bị thoái hóa, biến chất, dẫn tới những hành phạm tội.

3. Nguyên nhân và điều kiện từ cơ chế quản lý Báo cáo: Thử tìm nguyên nhân và điều kiện của các tội hối lộ

Nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải có một cơ chế quản lý mới phù hợp với sự vận động và phát triển của nó. Thế nhưng, trong những năm đầu, chúng ta còn lẫn lộn giữa chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế với chức năng sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, công tác quản lý kinh tế đã không theo kịp sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Sự yếu kém trong công tác quản lý kinh tế của Nhà nước tập trung ở các khâu: chính sách pháp luật, các công cụ quản lý kế hoạch, tài chính, tiền tệ không còn phù hợp khi chuyển sang nền kinh tế thị trường. Sự yếu kém đó thể hiện ở nhiều cấp quản lý từ vĩ mô đến vi mô. Chính sự quản lý bất cập, đó là điều kiện thuận lợi cho các đối tượng, phần tử xấu luồn lách phạm tội .

Khi chuyển sang cơ chế quản lý mới chúng ta còn thiếu một đội ngũ cán bộ có phẩm chất và trình độ chuyên môn, thiếu kinh nghiệm về quản lý kinh tế trong điều kiện kinh tế thị trường, một bộ phận cán bộ thoái hóa, biến chất bị “quan liêu hóa” xa rời quần chúng. Đó là điều kiện thuận lợi cho các tội hối lộ phát triển và lan rộng thành một “đại nạn” trong xã hội.

Trong công tác quản lý hành chính Nhà nước, chúng ta vẫn duy trì một bộ máy hành chính nặng nề hoạt động kém hiệu quả, chậm đề ra những chính sách pháp luật, chậm hình thành các công cụ, kế hoạch. Các chế độ hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát chưa được chú trọng đúng mức. Quá mở rộng quyền cấp giấy phép trên các lĩnh vực về xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, cấp đất, cấp giấy phép kinh doanh, trong quản lý hộ tịch hộ khẩu… Trong quá trình đổi mới công tác quản lý kinh tế – xã hội, mặc dù cơ chế cũ đã được xóa bỏ nhưng cơ chế quản lý mới vẫn chưa được hình thành một cách đồng bộ, hoàn chỉnh. Vấn đề phân phối thu nhập giữa cơ sở này và cơ sở khác, giữa ngành này và ngành khác, giữa trung ương và địa phương còn chênh lệch một cách quá đáng. Sự bất hợp lý đó tạo nên những kẽ hở cho các phần tử thoái hóa, biến chất, chạy theo lợi ích cá nhân, lợi dụng xoay xở tham ô, hối lộ, chiếm đoạt tài sản của Nhà nước và nhân dân.

4. Nguyên nhân và điều kiện về công tác tổ chức cán bộ

Cán bộ là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng và Nhà nước ta. Thế nhưng, trong thời gian qua chúng ta vẫn còn tồn tại tình trạng cán bộ “vừa thừa vừa thiếu”, trình độ, kiến thức, năng lực lãnh đạo, quản lý chưa đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ mới nhất là về quản lý kinh tế. Báo cáo: Thử tìm nguyên nhân và điều kiện của các tội hối lộ

Công tác đào tạo cán bộ nhất là cán bộ làm công tác quản lý kinh tế chưa được chú trọng đúng mức, chưa đáp ứng với nhu cầu phát triển của nền kinh tế hàng hóa vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Công tác bố trí cán bộ ở nhiều cấp, nhiều ngành còn nặng về hình thức, cực đoan, duy ý chí. Công tác cán bộ còn bị chi phối bởi ý thức chủ quan, chưa đánh giá chính xác trong việc lựa chọn cán bộ, chế độ cử tuyển chưa thật nghiêm minh và công bằng. Do đó, một bộ phận cán bộ không đủ phẩm chất, năng lực vẫn được tuyển dụng, thậm chí có người còn được giao trọng trách trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và cả trong các cơ quan bảo vệ pháp luật.

Bên cạnh đó, thời gian qua công tác xử lý cán bộ vi phạm còn thiếu nghiêm minh. Tình trạng tùy tiện, xử lý nội bộ vẫn còn phổ biến, thậm chí có nhiều trường hợp cán bộ vi phạm nghiêm trọng đáng ra phải xử lý hình sự thì chỉ bị xử lý hành chính, chuyển công tác. Không ít trường hợp đã có sự can thiệp trực tiếp đến hoạt động điều tra, xét xử, thi hành án của các cơ quan bảo vệ pháp luật. Tình trạng bao che cho cán bộ vẫn còn tồn tại. Một số cán bộ cấp trên không nghiêm khắc với cán bộ cấp dưới, bỏ qua các hiện tượng vi phạm pháp luật, thậm chí có nhiều trường hợp còn cho phép cán bộ cấp dưới thực hiện một số hoạt động trái pháp luật nhằm thu lợi bất chính. Tình trạng đè nén, trù dập cán bộ có tư tưởng trong sáng, dám thẳng thắn đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực đã khiến cho hành động phát giác tội phạm, tố cáo các sai phạm của cán bộ có chiều hướng bị lắng xuống.

Những khiếm khuyết nói trên của công tác tổ chức, quản lý cán bộ đã và đang ảnh hưởng đến hoạt động chung của toàn xã hội, là môi trường tốt cho các tội phạm về chức vụ và đặc biệt là các tội phạm về tham nhũng có “đất” để tồn tại và phát triển.

5. Nguyên nhân và điều kiện trong chính sách xử lý các đối tượng phạm tội của các cơ quan bảo vệ pháp luật Báo cáo: Thử tìm nguyên nhân và điều kiện của các tội hối lộ

Trong những năm qua, mặc dù nạn tham nhũng hối lộ đã nổi lên như một “quốc nạn” nhưng công tác phát hiện và xử lý tội phạm của các cơ quan bảo vệ pháp luật vẫn còn nhiều hạn chế, chưa có những biện pháp phối kết hợp có hiệu quả giữa các ngành, các cấp, chưa tạo được phong trào sâu rộng trong quần chúng nhân dân tố giác tội phạm. Cơ chế tiếp nhận và bảo đảm bí mật cho những người tố giác tội phạm còn nhiều điểm bất cập nên một bộ phận không nhỏ quần chúng nhân dân có tư tưởng e ngại không tích cực tố giác tội phạm. Đặc biệt, các tội hối lộ là những tội phạm có độ ẩn rất cao nên rất có phát hiện nếu không có cơ chế phối hợp toàn diện giữa các ngành, các cấp có liên quan.

Công tác xử lý tội phạm trong thời gian qua chưa thật nghiêm minh. Có những vụ án tính chất và mức độ nghiêm trọng lẽ ra phải áp dụng khung hình phạt nặng theo đúng trách nhiệm hình sự thì kẻ phạm tội lại được áp dụng hình phạt nhẹ hơn. Đó là chưa kể những trường hợp phạm tội nghiêm trọng lại chỉ bị xử lý hành chính, nội bộ, đáng bị phạt tù lại cho hưởng án treo nên tác dụng giáo dục và phòng ngừa chung không có giá trị. Ví dụ: Vụ Hoàng Đình Huân và đồng bọn ở Cần Thơ nhận hối lộ 70.684.000 đồng của các phương tiện giao thông vận tải. Tại phiên tòa sơ thẩm ngày 22/5/1997 Tòa án nhân dân tỉnh Bến Tre đã tuyên phạt Huân 4 năm tù giam về tội nhận hối lộ, nhưng tại phiên tòa phúc thẩm ngày 27/10/1997, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh đã giảm hình phạt cho bị cáo xuống 3 năm tù giam và cho hưởng án treo.

Sở dĩ có những sai phạm ở trên phần lớn là do sai lầm khá phổ biến khi xét xử, những người tiến hành tố tụng đã không đánh giá hết tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội và hậu quả tội phạm gây ra hoặc không chấp hành nghiêm chỉnh các văn bản hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao và của các ngành nội chính trung ương. Nghiên cứu các báo cáo tổng kết của các cơ quan bảo vệ pháp luật hàng năm, chúng tôi thấy hầu hết đều đánh giá công tác phát hiện và xử lý tội phạm là khâu yếu nhất.

Một nguyên nhân rất quan trọng đã tác động đến công tác phát hiện và xử lý các tội phạm tham nhũng nói chung và các tội hối lộ nói riêng chưa hiệu quả là do chủ thể của các tội phạm này thường là những cán bộ có chức vụ, quyền hạn nhất định trong các cơ quan Đảng và Nhà nước đã có ít nhiều cống hiến cho cách mạng. Vì thế, khi xét xử, các Thẩm phán thường bị chi phối bởi những thành tích, công lao đóng góp của các bị cáo mà chưa thấy hết những suy thoái, sa đọa và những hậu quả mà hành vi phạm tội của họ đã gây ra làm ảnh hưởng đến uy tín, vai trò lãnh đạo của Đảng và hiệu quả quản lý của Nhà nước nên còn nhẹ tay trong quá trình xét xử. Bên cạnh đó, công tác tổ chức, phối hợp hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật trong việc xử lý tội phạm chưa thật đồng bộ, chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp của các biện pháp pháp luật. Đội ngũ cán bộ bảo vệ pháp luật còn thiếu về số lượng và hạn chế về chất lượng, nhất là về trình độ nghiệp vụ. Ví dụ, hiện nay Tòa án nhân dân huyện Cần Giờ là một huyện của thành phố Hồ Chí Minh, nhưng chỉ mới có 2 Thẩm phán nên chắc chắn trong công tác xét xử sẽ gặp rất nhiều khó khăn, những người giỏi, có chuyên môn vững vàng lại không muốn công tác trong các cơ quan bảo vệ pháp luật vì chế độ tiền lương và các chế độ đãi ngộ khác, mặc dù đã được cải thiện đáng kể nhưng vẫn còn quá thấp.

Trên đây là một vài nguyên nhân cơ bản mà theo chúng tôi, thời gian tới chúng ta phải nhanh chóng khắc phục. Có như vậy thì công tác đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và các tội phạm tham nhũng nói riêng ở nước ta mới đạt kết quả cao. Báo cáo: Thử tìm nguyên nhân và điều kiện của các tội hối lộ

One thought on “Báo cáo: Thử tìm nguyên nhân và điều kiện của các tội hối lộ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0906865464