Báo cáo: Pháp luật về việc cấp phiếu và kiến nghị hoàn thiện

Chia sẻ cho các bạn sinh viên ngành luật bài Báo cáo: Pháp luật về việc cấp phiếu và kiến nghị hoàn thiện. Theo mình biết hiện nay có rất nhiều bạn sinh viên đang có một vấn đề chung là gặp khó khăn trong khi viết bài: luận văn, khóa luận, báo cáo, tiểu luận. Biết được điều đó nên mình đã ở đây để trợ giúp các bạn những bài tiểu luận hay nhất. Hãy liên hệ với mình khi các bạn chưa lên được ý tưởng cho bài làm của mình nhé.

CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬN VỀ VIỆC CẤP PHIẾU LÝ LỊCH TƯ PHÁP TẠI TỈNH BÌNH PHƯỚC – KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>> Bảng Giá Viết Thuê báo cáo Môn

1. Thực tiễn về việc cấp phiếu Lý lịch tư pháp tại sở tư pháp Bình Phước, nguyên nhân và giải pháp thực hiện Báo cáo: Pháp luật về việc cấp phiếu và kiến nghị hoàn thiện

Thực hiện Quyết định số 744/QĐ-UBND ngày 31/3/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh về ban hành Quy chế phối hợp thực hiện Luật Lý lịch tư pháp trên địa bàn tỉnh Bình Phước, Công văn số 2437/UBND-NC ngày 25/7/2017 về thực hiện công tác Lý lịch tư pháp trên địa bàn tỉnh.

Sở Tư pháp báo cáo tình hình giải quyết yêu cầu cấp Phiếu Lý lịch tư pháp năm 2018 (niên độ từ 01/01/2018 đến 31/12/2018), cụ thể như sau:

a)Tình hình phối hợp thực hiện

Kết quả đạt được

Trong năm 2018, các cơ quan, đơn vị: Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan Thi hành án dân sự, cơ quan Thi hành án hình sự đã có sự quan tâm nhất định trong công tác phối hợp cung cấp thông tin lý lịch tư pháp để xây dựng Cơ sở dữ liệu lý Lịch tư pháp theo đúng quy định của Luật Lý lịch tư pháp, Nghị định số 111/2010/NĐ-CP ngày 23/11/2010 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật lý lịch tư pháp và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Theo đó, Sở Tư pháp đã tiếp nhận 5.132 thông tin do các cơ quan, đơn vị cung cấp để cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia. Đến nay, các thông tin này đã được cập nhật một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời.

Sở Tư pháp đã chủ động phối hợp với Công an tỉnh rút ngắn thời gian tra cứu, xác minh thông tin lý lịch tư pháp của cá nhân có yêu cầu cấp Phiếu Lý lịch tư pháp, nên thời gian cấp Phiếu lý lịch tư pháp được rút ngắn đáng kể (ước tính giảm từ 2 đến 4 ngày/01 hồ sơ) so với thời gian quy định, từ đó góp phần không nhỏ trong công tác cải cách hành chính, từng bước nâng cao chất lượng phục vụ của Sở Tư pháp tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh.Báo cáo: Pháp luật về việc cấp phiếu và kiến nghị hoàn thiện

Tiến hành sao gửi 4.115 thông tin lý lịch tư pháp cho các Sở Tư pháp: Đắk Nông, Bình Dương, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ… và Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia theo đúng thời gian quy định.

Sở Tư pháp đã chủ động phối hợp với UBND cấp xã trong việc tra cứu, xác minh các điều kiện đương nhiên được xoá án tích theo quy định của Luật Lý lịch tư pháp đối với các trường hợp yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp mà đương sự có án tích.

Tồn tại, hạn chế

Một số cơ quan chưa thực sự quan tâm đến việc phối hợp xác minh thông tin về án tích, chậm phản hồi hoặc không phản hồi thông tin cho Sở Tư pháp. Đối với các trường hợp này Sở Tư pháp đã có Công văn số 294/STP-HCTP ngày 17/5/2018 gửi Chánh án Toà án nhân dân tỉnh, Cục trưởng Cục thi hành án dân sự và Công an tỉnh để chỉ đạo xử lý.

Việc phối hợp trong công tác xác minh thông tin lý lịch tư pháp ở một số cơ quan, đơn vị ngoài tỉnh như Quảng Ninh, Hải Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu… hết sức khó khăn. Các cơ quan, đơn vị phối hợp không có văn bản phản hồi cho Sở Tư pháp. Do vậy, Sở Tư pháp không đủ cơ sở để cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo yêu cầu. Đối với các trường hợp này Sở Tư pháp đã có văn bản đề nghị các đơn vị phản hồi; đồng thời đề nghị Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia hỗ trợ xác minh nhưng đều không có phản hồi (06 trường hợp).

Việc tra cứu, xác minh các trường hợp chấp hành xong thời gian thử thách án treo, Giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt cải tạo không giam giữ trước ngày 01/7/2011 hết sức khó khăn do không nhận được thông tin phản hồi.

b) Kết quả cấp Phiếu lý lịch tư pháp Báo cáo: Pháp luật về việc cấp phiếu và kiến nghị hoàn thiện

Trong năm 2018, Sở Tư pháp đã thụ lý và tiến hành cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho 3.171 trường hợp có yêu cầu (tăng 946 trường hợp so với cùng kỳ năm 2017).

Hồ sơ lý lịch tư pháp có án tích phát sinh trong năm 2018 là 86 trường hợp, đã tiến hành xác minh và Cấp phiếu cho 76 trường hợp, đang chờ kết quả xác minh 10 trường hợp. Trong đó:

06 trường hợp phải xác minh tại các cơ quan ngoài tỉnh.

04 trường hợp tiến hành xác minh tại các cơ quan trong tỉnh.

Các trường hợp này đều có kết quả xác minh tại Công an tỉnh là “bắt và lập danh chỉ bản” nên việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho cá nhân có yêu cầu không thể thực hiện được do chưa nhận được phản hồi từ các cơ quan, đơn vị phối hợp.

c) Nguyên nhân tồn tại

Cơ sở dữ liệu Lý lịch tư pháp tại Sở Tư pháp chưa hoàn thiện; các cơ quan, đơn vị có liên quan chưa thực hiện đầy đủ việc cung cấp thông tin lý lịch tư pháp, phối hợp xác minh theo quy định của Luật Lý lịch tư pháp, các văn bản hướng dẫn thi hành và chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh.

Các trường hợp có án tích phát sinh trong năm 2018 đã được Sở Tư pháp xin ý kiến của Trung tâm Lý lịch tư pháp Quốc gia nhưng không có văn bản phản hồi nên Sở Tư pháp chưa đủ cơ sở để giải quyết việc cấp Phiếu Lý lịch tư pháp cho người dân.

2. Nguyên nhân dẫn tới việc yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp

Phiếu lý lịch tư pháp hẳn không còn xa lạ đối với nhiều người nhưng không phải ai cũng biết khi nào cần dùng Phiếu lý lịch tư pháp và dưới đây là những trường hợp cần cấp cũng là nguyên nhân dẫn tới việc yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp:

Thứ nhất là công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của mình.

Thứ hai là cơ quan tiến hành tố tụng có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử.

Thứ ba là cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.

3. Những vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật Báo cáo: Pháp luật về việc cấp phiếu và kiến nghị hoàn thiện

Thời gian qua,  theo phản ánh của người dân, một trong những điểm “nghẽn” của luật hiện hành là quy định không được ủy quyền cho người khác làm thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Quy định này gây khó cho những người đi công tác xa nơi đăng ký thường trú, nhất là công dân đi du học, người nước ngoài, phải mất nhiều thời gian và chi phí.

Bên cạch đó, trong quá trình giải quyết hồ sơ, Sở Tư pháp vẫn còn gặp phải những khó khăn, vướng mắc khác  như:

Hầu hết hồ sơ trễ hẹn nếu người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp có án tích do Sở phải xác minh đầy đủ tình trạng án tích của họ tại các cơ quan có liên quan, để thực hiện xác nhận đối với người đủ điều kiện đương nhiên xóa án tích. Trung bình mỗi vụ việc, Sở Tư pháp cần phải xác minh tình trạng án tích tại 4 cơ quan có liên quan (tối đa 8-9 cơ quan, tối thiểu 2-3 cơ quan).

Phiếu LLTP số 2 là phiếu thể hiện rõ tình trạng nhân thân của một cá nhân; tuy nhiên, trong thực tế khi công dân khi tới giao dịch tại các cơ quan, tổ chức, trong đó có các cơ quan, tổ chức nước ngoài, thì hầu hết các cơ quan, tổ chức đều yêu cầu công dân phải xuất trình phiếu LLTP số 2. Do đó, bí mật đời tư của cá nhân không được đảm bảo, xâm phạm đến quyền con người, quyền công dân của họ. Việc lạm dụng cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 tại một số cơ quan ngày càng gia tăng. Ví dụ như các công ty yêu cầu khi tuyển dụng nhân sự, cơ quan nước ngoài yêu cầu khi cá nhân muốn định cư tại nước họ… Báo cáo: Pháp luật về việc cấp phiếu và kiến nghị hoàn thiện

Tình trạng một số cơ quan từ chối việc tiếp nhận Phiếu lý lịch tư pháp do quá thời hạn (mặc dù pháp luật lý lịch tư pháp không quy định về thời hạn sử dụng Phiếu lý lịch tư pháp nhưng một số văn bản chuyên nghành khác có quy định về thời hạn)  Những vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật về việc cấp phiếu lý lịch tư pháp là:  Tình trạng chậm, lạm dụng yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp – giấy có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích; bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp đã được Bộ Tư pháp đề xuất trong quá trình xây dựng dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Lý lịch tư pháp.

Giải pháp:

Thiết nghĩ, cần có cơ chế, chế tài phù hợp hơn đối với các cơ quan phối hợp tra cứu, xác minh thông tin lý lịch tư pháp, nhằm đảm bảo được thời gian cấp Phiếu lý lịch tư pháp và nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan để quyền lợi của người dân không bị ảnh hưởng.

Để đảm bảo bí mật đời tư cá nhân, cần quy định chặt hơn nữa đối với Phiếu lý lịch tư pháp số 2. Có thể bỏ luôn Phiếu lý lịch tư pháp số 2 hoặc chỉ cấp Phiếu lý lịch tư pháp đối với người dân có nhu cầu xem tình trạng án tích của mình và các tổ chức không được yêu cầu người dân nộp phiếu lý lịch tư pháp số 2.

Để bảo đảm tính thống nhất trong việc áp dụng pháp luật cũng như bảo đảm tính chính xác về tình trạng án tích của đương sự, cần bổ sung quy định về thời hạn sử dụng Phiếu Lý lịch tư pháp cho phù hợp với quy trình tố tụng của Bộ luật Tố tụng hình sự, tránh tình trạng từ chối Phiếu Lý lịch tư pháp do quá thời hạn như hiện nay, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân.​

4. Đánh giá về việc giải quyết yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp tại sở tư pháp tỉnh Bình Phước

Trong thời gian thực tập theo dõi lĩnh vực Lý lịch Tư pháp trong Phòng Hành chính Tư pháp của Sở Tư pháp tỉnh Bình Phước cho thấy:

Thông qua việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho người dân có thể cho chúng ta thấy hiện nay công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan trong và ngoài tỉnh vẫn còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với các quy định của pháp luật dẫn đến chậm trễ về mặt thời gian cấp Phiếu lý lịch tư pháp, ảnh hưởng không nhỏ đến niềm tin của người dân đối với bộ máy nhà nước, đặc biệt là các cơ quan hành chính. Việc cung cấp thông tin lý lịch tư pháp không chỉ phục vụ cho công tác cấp Phiếu lý lịch tư pháp mà còn phục vụ công tác xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp tại các cơ quan lý, tạo cơ sở tiền đề thuận lợi cho việc phòng, chống tội phạm; giải quyết nhanh chóng yêu cầu của người dân. Do đó, việc phối hợp cung cấp thông tin chưa đảm bảo sẽ gây khó khăn không nhỏ đối với công tác quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cũng như giải quyết các yêu cầu của người .

Trình độ nhận thức pháp luật của một số bộ phận người dân hiện nay vẫn còn thấp. Họ không ý thức được trách nhiệm của bản thân đối với các loại giấy tờ tùy thân cũng như ý thức lưu trữ, bảo vệ các loại hồ sơ, giấy tờ liên quan đến nhân thân của mình, đến khi có sự kiện pháp lý phát sinh họ mới nhận thức được thì hậu quả khắc phục sẽ gặp nhiều khó khăn, không chỉ đối với bản thân mà còn đối với các cơ quan hành chính khi giải quyết các yêu cầu của họ. Báo cáo: Pháp luật về việc cấp phiếu và kiến nghị hoàn thiện

Các cơ quan, đơn vị có liên quan hiện nay chưa có sự quan tâm đến các nhiệm vụ khác trong đó có công tác lý lịch tư pháp; đội ngũ thực hiện công tác này chưa có sự chủ động nghiên cứu các văn bản pháp luật có liên quan nhằm bảo đảm cho công tác tham mưu.

Việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho người dân phải trải qua một quá trình dài xác minh thông tin giữa Sở Tư pháp với các cơ quan khác có lúc tưởng chừng như bế tắc khi không nhận được bất kỳ thông phản hồi nào từ phía các cơ quan.  Nhưng với sự kiên quyết và nỗ lực Sở Tư pháp; cũng như sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo từ phía Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã giải quyết các trường hợp trên thực tế có phát sinh vướng mắc nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân khi có yêu cầu.

Hiện nay, với sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và nỗ lực của Sở Tư pháp việc cung cấp thông tin lý lịch tư pháp trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến tích cực. Thời gian cung cấp thông tin được thực hiện theo đúng quy định, không kéo dài; các đơn cơ quan, đơn vị đã bố trí được bộ phận thực hiện công tác lý lịch tư pháp và có sự đầu tư nghiên cứu nhằm thực hiện tốt hơn công tác này. Nhưng hiện nay, khó khăn lớn nhất vẫn là việc trao đổi thông tin với các địa phương ngoài tỉnh, hầu như một số hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp có án tích liên quan đến địa phương khác ngoài tỉnh vẫn còn tình trạng trễ hạn do chưa có một cơ chế, một văn bản pháp luật để giải quyết tình trạng này.

Có thể thấy việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho các trường hợp có án tích cần phải có sự vào cuộc từ nhiều cơ quan khác nhau và từ chính bản thân cá nhân có yêu cầu cấp Phiếu để tạo các điều kiện giải quyết công việc một cách nhanh chóng. Trong đó, sự vào cuộc của cơ quan có thẩm quyền lãnh đạo, chỉ đạo là rất quan trọng, bởi trên thực tế Sở Tư pháp không có đủ thẩm quyền do đây là các cơ quan thuộc ngành dọc trong khi đó Sở Tư pháp là cơ quan tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện công tác lý lịch tư pháp.

5. Một số kiến nghị, giải pháp giải quyết các vướng mắc  trong việc cấp phiếu lý lịch tư pháp tại sở tư pháp tỉnh Bình Phước. Báo cáo: Pháp luật về việc cấp phiếu và kiến nghị hoàn thiện

Thông qua thực tế tại cơ quan, bản thân tôi có một số kiến nghị, đề xuất như sau:

Đối với các cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu Tư pháp (Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Trung tâm Lý lịch tư pháp Quốc gia) cần đẩy mạnh hơn nữa việc xây dựng, cập nhật dữ liệu lý lịch tư pháp để có được các thông tin cần thiết phục vụ cho việc khai thác sau này. Thường xuyên phối hợp cung cấp, trao đổi thông tin lý lịch tư pháp giữa các địa phương và Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia để bảm đảm sự chính xác, thống nhất về thông tin lý lịch tư pháp.

Đối với công tác phối hợp cung cấp thông tin lý lịch tư pháp giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan trong tỉnh với Sở Tư pháp, các cơ quan, đơn vị phải thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật, Quy chế số 744 của UBND tỉnh về công tác phối hợp thực hiện Luật Lý lịch tư pháp trên địa bàn tỉnh, để có thông tin giải quyết kịp thời yêu cầu cấp Phiếu lý lịch của người dân. Bên cạnh đó, giúp cơ quan quản lý xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp đầy đủ hơn, hoàn thiện hơn.

Tỉnh ủy, UBND tỉnh quan tâm đẩy mạnh việc lãnh đạo chỉ đạo các cơ quan Tư pháp, Cơ quan Công an thực hiện tốt Quy chế 744 và các quy định pháp luật về lý lịch tư pháp. Tổ chức các cuộc họp liên ngành giữa các cơ quan Tư pháp, Công an với Sở Tư pháp để nắm bắt thông tin trong công tác phối hợp cung cấp thông tin để có biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời và phù hợp.

Cần đẩy mạnh việc tuyên truyền, giáo dục và phổ biến pháp luật về quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để người dân hiểu rõ hơn về thủ tục cũng như quy trình cấp Phiếu lý lịch tư pháp tại Sở Tư pháp khi có yêu cầu.

Các Bộ, Ngành Trung ương cần có sự chỉ đạo kịp thời đối với các cơ quan thuộc ngành dọc trong công tác phối hợp cung cấp thông tin lý lịch tư pháp nhất là việc phối hợp cung cấp thông tin cho các địa phương khác. Đồng thời ban hành hoặc tham mưu ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định trách nhiệm, thời gian trong việc cung cấp thông tin với Sở Tư pháp các địa phương khác trong cả nước để giải quyết triệt để tình hình chậm trễ trong việc cung cấp thông tin giữa các địa phương.

Các cơ quan có thẩm quyền cần có các biện pháp chỉ đạo các doanh nghiệp trong và ngoài nước tạo điều kiện thuận lợi trong công tác tuyển dụng cho những trường hợp có án tích nhất là các trường hợp phạm tội do lỗi vô ý, giúp họ có được việc làm, tái hòa nhập cộng đồng, nuôi sống bản thân và gia đình, góp phần xây dựng, phát triển xã hội. Báo cáo: Pháp luật về việc cấp phiếu và kiến nghị hoàn thiện

KẾT LUẬN

Công tác lý lịch tư pháp hiện nay đóng vai trò ngày càng quan trọng trong đời sống xã hội. Hầu hết các cơ quan, đơn vị nhà nước; doanh nghiệp trong và ngoài nước đều yêu cầu cá nhân khi nộp hồ sơ tuyển dụng hoặc thực hiện các thủ tục hành chính khác có liên quan phải có Phiếu lý lịch tư pháp. Đây là trách nhiệm trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, do đó việc hoàn thiện cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp tại các cơ quan quản lý là yêu cầu cấp thiết đòi hỏi có sự phối hợp từ nhiều ngành và các địa phương trong cả nước để thông qua đó có thể giải quyết kịp thời nhanh chóng các yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

Các cơ quan, đơn vị; doanh nghiệp trong và ngoài nước cần có cái nhìn tích cực, cảm thông, chia sẻ trong khâu tuyển dụng đối với các trường hợp có án tích nhất là đối với các trường hợp phạm tội do lỗi vô ý để tạo điều kiện cho họ tái hòa nhập cộng đồng, tạo việc làm cần thiết để họ hướng thiện, góp phần xây dựng và phát triển xã hội. Trong giai đoạn hiện nay, các quy định pháp luật về cấp Phiếu lý lịch tư pháp đã thể hiện được Nhà nước ta luôn đề cao, tôn trọng và bảo vệ mọi quyền lợi hợp của công dân trong xã hội. Nhưng vẫn còn tồn tại những thiếu sót và hạn chế những quy định về việc xóa án tích cho những người đã từng bị kết án là vô cùng cần thiết, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống của những người có án tích khi họ tái hòa nhập cộng đồng.

Việc giải quyết các yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho cá nhân bên cạnh cần phải có sự phối hợp kịp thời giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan còn phải có sự cảm thông, chia sẻ từ phía người yêu cầu cũng như các cơ quan khác để hạn chế gây áp lực đối với Sở Tư pháp đối với các trường hợp trễ hạn bởi trên thực tế do cơ sở dữ liệu chưa đảm bảo nên Sở Tư pháp cần phụ thuộc vào thông tin do các cơ quan, đơn vị có liên quan cung cấp mới đảm bảo cho việc ghi tình trạng án tích vào Phiếu lý lịch tư pháp nhất là đối với các trường hợp có án tích. Báo cáo: Pháp luật về việc cấp phiếu và kiến nghị hoàn thiện

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0906865464