Chia sẻ đề tài Tiểu Luận: Cơ sở văn hóa Việt Nam của nguời ChămPa cho các bạn đang chuẩn bị làm bài tiểu luận cùng nhau tham khảo nhé. Tiểu luận môn học là một trong những yêu cầu bắt buộc của các trường đại học, và Cao Học. Đối với sinh viên hay học viên tất cả các khóa học đều bắt buộc phải làm một bài tiểu luận, với đề tài bắt buộc hoặc là một đề tài cụ thể nào đó ví dư như đề tài: Tiểu Luận: Cơ sở văn hóa Việt Nam của nguời ChămPa các bạn cùng tham khảo đề tài tiểu luận dưới đây nhé.
Sự hình thành những nhân tố mới trong quá trình giao lưu tiếp biến văn hoá của nguời ChămPa
Trước khi lập quốc, Chăm Pa đã chịu sự đô hộ của người Hán và cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc các yếu tố Hán trong nền văn hoá của mình. Trong khi đó, ngay từ trước công nguyên, trước nhu cầu phát triển sự buôn bán trao đổi hàng hoá. Các thương nhân Ấn Độ đã tìm đến khu vực Đông Nam Á trong đó có cả miền Trung của Việt Nam lúc bấy giờ. Từ đó các yếu tố văn hoá Ấn Độ bắt đầu xâm nhập và ngày càng mạnh mẽ vào đời sống của người Chăm Pa trên hầu hết các lĩnh vực. Rồi trải qua thời kỳ phát triển lâu dài chịu ảnh hưởng của các cuộc chiến tranh xâm chiếm và bị thôn tính, Chăm Pa có điều kiện giao lưu và tiếp xúc với văn hoá Khơ-me, Đại Việt, Phù Nam, Java… Như vậy, có thể nói văn hoá Chăm Pa là sự tổng hoà các yếu tố văn hoá của các nhà nước, tộc người này.Tuy nhiên, người Chăm Pa đã biết kết hợp những yếu tố văn hoá đó với yếu tố văn hoá bản địa để tạo ra những yếu tố văn hoá mới cho riêng mình.
Giao lưu với Ấn Độ và Ấn Độ giáo “Tiểu Luận: Cơ sở văn hóa Việt Nam của nguời ChămPa”
Tôn giáo
Khi người Ấn Độ đến khu vực này, đi theo họ là những người Balamôn, Phật tử…để làm sứ mệnh tâm linh là cầu mong sự đi lại bình an, sự buôn bán thuận lợi hay những võ sĩ tầng lớp Katriya có sức mạnh chuyên chở vũ khí để bảo vệ, che chở cho chuyến đi. Khi đến đây, họ đã xây dựng các thương điếm của mình. Từ những cơ sở này, họ đã duy trì sinh hoạt tôn giáo và tìm cách ảnh hưởng ra bên ngoài với những người dân ở đây, gây ảnh hưởng đến đời sống tình cảm, tâm linh của cư dân. Từ đó, tôn giáo của Ấn Độ bắt đầu du nhập vào Chăm Pa.
Thế kỷ VII, Ấn Độ giáo mà chủ yếu là Siva giáo đã trở thành tôn giáo chính thống của vua chúa Chăm Pa, đã ra đời cả một thánh địa tôn giáo-khu Mỹ Sơn, đã mọc lên nhiều đền thờ Ấn giáo và nhiều tượng thần dưới nhiều dạng khác nhau được làm ra để thờ phụng. Dưới vương triều đầu tiên của vương quốc Chăm Pa: Vương triều Gangaraji (cuối thế kỷ II-đầu thế kỷ IX) những tôn giáo chính của Ấn Độ như: Phật giáo và Ấn Độ giáo đã phổ biến rộng ở khu vực phía Bắc của Chăm Pa. Nhưng đến khoảng thế kỷ XI cả hai tôn giáo này không chỉ cùng tồn tại mà còn cùng hoà vào nhau, không bài xích nhau theo ý niệm của người theo tôn giáo này hay tôn giáo kia. Tôn giáo Chăm Pa thời kỳ này gần như là Nhị giáo đồng nguyên. Nhưng Siva giáo vẫn là chính thống của vương triều, quốc gia. “Tiểu Luận: Cơ sở văn hóa Việt Nam của nguời ChămPa”
Nhìn vào hình thức thể hiện thì hiển nhiên Chăm Pa đã tiếp nhận gần như trọn vẹn hai tôn giáo lớn ở Ấn Độ là Ấn Độ giáo và Phật giáo. Nhìn vào lịch sử hơn chục thế kỷ tiếp nhận các tôn giáo Ấn Độ ở Chăm Pa, có thể thấy rất rõ quá trình hoà nhập các hình thức Ấn Độ vào tôn giáo, tín ngưỡng bản địa của người Chăm. Tính Siva giáo vẫn bao trùm toàn bộ tôn giáo, vương triều hoặc quốc gia của Chăm Pa.
Tín ngưỡng của người Chăm trước khi tôn giáo của Ấn Độ gia nhập vào cho đến nay vẫn chưa có tư liệu rõ ràng. Trên cơ sở tài liệu của nền văn hoá Sa Huỳnh ta có thể thấy những mộ chum điển hình và có chóp theo đồ tuỳ táng. Mang đặc trưng của cư dân nông nghiệp lúa nước, có lẽ người Chăm cũng như tộc người khác có tín ngưỡng đa thần giáo. Họ thờ cúng các hiện tượng tự nhiên: Thần mưa, thần sấm, thần sét, thần sông, thần đất, thần biển…, thờ cúng tổ tiên, tộc họ. Chính cơ sở đó, khi văn hoá Ấn Độ ảnh hưởng đến đây mang nhiều tính chất tương đồng. Hơn nữa, văn hoá tôn giáo Ấn Độ du nhập vào Chăm Pa bằng con đường hoà bình nên đã nhanh chóng hoà đồng chung với các tín ngưỡng dân gian của người Chăm Pa ở đây. Tức là, văn hoá Ấn Độ tuy vẫn giữ được tính chất nền tảng nhưng có sự bản địa hoá.
Văn hoá tôn giáo Ấn Độ đã ảnh hưởng trên hầu hết các lĩnh vực như kiến trúc, điêu khắc, chữ viết, văn học…Nhưng trong đó, những yếu tố kiến trúc, điêu khắc trên tháp Chăm Pa đã thể hiện rõ nhất tính bản địa đó.
- Ban đầu, các đền tháp có chức năng thờ Tam vị nhất thể (Trimurti, Sava, Brahma, Visnu) theo tín ngưỡng Balamôn với một tổng thể kiến trúc gồm ba tháp trên cùng một trục như khu tháp Hoà Lai (thế kỷ IX), Khương Mỹ (thế kỷ X). Càng về sau, người Chăm càng suy tôn thần Siva và hình thành nên Siva giáo với tổng thể kiến trúc thường chỉ một tháp thờ thần Siva hoặc được một bố cục gồm tháp ở vị trí tung tâm hay trên trục trung tâm và các tháp phụ khác quy mô nhỏ hơn như khu tháp Bánh Ít (Bình Định thế kỷ XII), khu tháp Po Kloong Gia rai ( thế kỷ XIII-XIV), khu tháp Ponagar. Sức mạnh văn hoá bản địa của văn hoá Chăm Pa và sự suy tôn thần Siva được thể hiện qua kiến trúc được mô phỏng bằng hình tượng Linga-Yoni. Người Chăm đã tạc những mẫu tượng Linga-Siva hoặc kết hợp thần Siva và vợ là Uma để hình thành ngẫu tượng Siva-Uma vừa có râu, vừa có vú… “Tiểu Luận: Cơ sở văn hóa Việt Nam của nguời ChămPa”
Ngoài ra, trong tín ngưỡng Chăm Pa xuất hiện một hình thức mới-tín ngưỡng thần-vua, và các đền tháp ngoài chức năng thờ thần còn có chức năng thờ vua Chăm Pa như tháp Po Kloong Gia rai hay tháp Po Ro me.
- Tính bản địa còn thể hiện trong điêu khắc thông qua hình ảnh các Apsara Chăm luôn thể hiện chân thực, gần gũi với tính nhân chủng. Và hình ảnh người phụ nữ Chăm tươi tắn, tràn đầy sức sống nhưng cũng thầm kín và quyến rũ. Apsara Chăm không giống với các Apsara Khơme với vẻ nghiêm trang đế gầy guộc giữa rừng núi, cỏ cây và thần thánh.
- Trong việc xây dựng các đền tháp, người Chăm cũng có những nét riêng. Các đền tháp Chăm Pa có quy mô không quá lớn, độ xây dựng bằng gạch và vật liệu lấy từ địa phương không hoành tráng, đồ sộ như các đền tháp Ấn Độ và Khơme.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
Phật giáo
Phật giáo ảnh hưởng vào Chăm pa vào khoảng thế kỷ IV nhưng phải đến thế kỷ IX trở đi, dấu ấn của Phật giáo mới được thể hiện rõ nét trên kiến trúc và điêu khắc. Với sự xuất hiện của một vương triều mới tôn sùng Phật giáo ở phía Bắc Chăm Pa. Một khu kiến trúc loại mới nhất Chăm Pa là tu viện Phật giáo Đồng Dương. Khu kiến trúc này có những đặc điểm riêng và hình thành nên một phong cách nghệ thuật mang đậm tính chất Phật giáo.
- Về điêu khắc, các hiện vật thu được ở khu phế tích Đồng Dương là các pho tượng phật bằng đồng phát hiện năm 1978 và nhiều các pho tượng Phật và các vị La Hán…
- Các tháp, đền Chăm Pa như PoNagar ở Nha Trang, Khánh Hoà. Là một đề thờ quan trọng bậc nhất của người Chăm trong lịch sử. Trong tháp trung tâm của tháp này còn có pho tượng đá thể hiện Mẹ sứ sở ngồi trên bệ cao. Sự tồn tại của khu đền tháp này là sản phẩm đặc sắc của tính mẫu hệ trong văn hoá Chăm
Điêu khắc “Tiểu Luận: Cơ sở văn hóa Việt Nam của nguời ChămPa”
Những tác phẩm điêu khắc Chăm Pa vào buổi đầu tuy không nhiều và tập trung, nhưng lại có diện phân bố rộng và thể hiện những tinh thần tôn giáo khác nhau. Ngoài ra, chúng lại mang những nét đặc trưng rời rạc chứ không thống nhất. Tuy nhiên, có thể thấy một điều rõ rang là điêu khắc Chăm Pa trước thế kỷ VII gần gũi một cách kỳ lạ với truyền thống nghệ thuật Amaravati của Ấn Độ, chỉ từ nửa thập niên thứ 2 của thế kỷ VII (tức là dưới triều vua Prakasadharma Vikrantavarman I) thì nền nghệ thuật điêu khắc Chăm mới bộc lộ những cá tính riêng biệt của mình.
Điêu khắc Chăm Pa có lúc hướng tới cái đẹp cổ điển của nghệ thuật Ấn Độ nhưng xu thế chung của nền điêu khắc này là bứt khỏi khiếu thẩm mỹ tả thực cổ điển của Ấn Độ. Do vị trí địa lý và hoàn cảnh lịch sử, nền nghệ thuật cổ Chăm Pa luôn chịu tác động rất mạnh của những ảnh hưởng từ bên ngoài tới. Chính những tác động từ bên ngoài vào đã trở thành những động lực quan trọng để tạo ra những nấc thang lớn trong lịch sử điêu khắc Chăm pa: Ảnh hưởng của Ấn Độ ở giai đoạn trước thế kỷ thứ VII; Ảnh hưởng của Chân Lạp trong phong cách Mỹ Sơn E1; Ảnh hưởng của Java trong phong cách Trà Kiệu; Ảnh hưởng của nghệ thuật Ăngko trong phong cách Tháp Mắm…hầu như mỗi khi một ảnh hưởng nào đó từ bên ngoài tác động mạnh vào là ở Chăm Pa lại xuất hiện một phong cách đieu khắc mới. Thế nhưng, các chuẩn mực từ bên ngoài vào đều bị phá vỡ rất nhanh hoặc bị nhập chung vào các truyền thống điêu khắc riêng của Chăm. Đặc trưng lớn nhất và chung nhất cho điêu khắc cổ Chăm Pa là là xu thế hướng tới tượng tròn của hầu như tất cả những hình chạm khắc dưới dạng phù điêu. Có thể chính vì điều này khiến cho điêu khắc Chăm Pa không rạo rực, sôi động như phù điêu Khơme vốn có thể nói là rất nông và dùng nét là chính; không sinh động và hiện thực như phù điêu của nghệ thuật nổi Java. Điêu khắc Chăm Pa mang tính của nền nghệ thuật ấn tượng nhiều hơn là tả thực. Tính ấn tượng có thể nói là đặc điểm lớn thứ hai tạo nên vể đẹp độc đáo của nghệ thuật điêu khắc cổ Chăm Pa. “Tiểu Luận: Cơ sở văn hóa Việt Nam của nguời ChămPa”
Các kiến trúc được xếp vào phong cách Đông Dương là những đền tháp được xây dựng vào cuối thế kỷ IX và một số kiến trúc ở Mỹ Sơn với các ký hiệu A10, B4, C7…Phong cách Đông Dương chủ yếu là các kiến trúc mang tính Phật giáo, các bảo tháp…Ngoài ra cũng còn một số đền tháp thờ cá thần Ấn Giáo. Đây là thời kỳ Phật giáo chiếm ưu thế nhưng không loại trừ hoàn toàn Balamôn giáo và các tôn giáo khác. Cái đẹp của phong cách Đông Dương chính là sự cực đoan thái quá trên nẻo đường tìm về với bản sắc văn hoá dân tộc Chăm và sự loại bỏ dần những ảnh huởng của Ấn Độ cũng như nhiều yếu tố bên ngoài khác tác động vào.
Chữ viết
Người Chăm Pa sử dụng chữ viết từ rất sớm. Theo một tài liệu: Năm 340, vua Phạm Văn đưa đồ cống sang nhà Tấn và kèm theo một bức thư viết bằng chữ Mandi đến chữ Hồ Mandi đến dạng chữ Phạn cổ. Trên bia Võ Cạnh (Nha Trang) đã được tìm thấy là khắc chữ này (chữ Ấn Độ cũ). Chữ Phạn trở thành một phương tiện ghi chép chính thống trong suốt thời gian tồn tại của vương quốc Chăm Pa. Trên cơ sở chữ Phạn, người Chăm Pa đã sáng tạo ra chữ viết của riêng của mình. Chữ viết Chăm Pa gồm có 16 nguyên âm, 31 phụ âm, 32 dấu âm sắc đến chữ Phạn cổ. Bia khắc chữ Chăm Pa cổ đầu tiên ghi bằng chữ địa phương của Đông Nam Á. Xuất hiện lần đầu tiên tên văn minh Đông Yên Châu thế kỷ IV.
Cũng như nhiều nước khác trong khu vực Đông Nam Á, người Chăm Pa đã sớm tiếp thu hệ thống văn tự cổ Ấn Độ để sáng tạo ra chữ viết của chính mình. Chăm pa là quốc gia có chữ viết sớm nhất ở Đông Nam Á. Do chịu ảnh hưởng sâu sắc của văng hoá Ấn Độ nên vua chúa Chăm Pa thường dùng chữ Phạn để bày tỏ ý tưởng riêng của mình (tiếp thu từ những thế kỷ đầu sau công nguyên) chữ Chăm có 65 ký hiệu, tong đó có 41 chữ cái (6 nguyên âm và 35 phụ âm) và 24 chân chữ bắt nguồn tùe hệ thống chữ thảo của Ấn Độ. Người Chăm đã dùng một số kiểu chữ Ấn Độ để viết thành chữ của mình:
- Chữ Akhar Klanmưng (chữ con nhện)
- Kiểu Akhar ator (chữ treo)
- Kiểu Akhar thrah (chữ thảo) đây là loại chữ phổ biến hơn cả
Hiện nay, chữ thảo là loại chữ mà cho đến nay người Chăm vẫn còn sử dụng.
Văn học “Tiểu Luận: Cơ sở văn hóa Việt Nam của nguời ChămPa”
Cũng như nền văn hoá Việt Nam, văn học Chăm Pa bao gồm văn học truyền khẩu và văn học thành văn. Đó là ca dao, tục ngữ, sử thi Chăm, truyện cổ Chăm, trường ca trữ tình Chăm, trường ca thế sự Chăm, gia huấn và triết lý Chăm, Dammưy, những bài ca cúng tế, ma thuật…
- Sử thi-trường ca tôn giáo mang đậm triết lý Balamôn và Hồi giáo
- Thơ triết lý Chăm
- Những câu truyện tình ngang trái, bi thảm bởi tôn giáo Balamôn vfa Hồi giáo.
Các tác phẩm văn học viết ra đời từ khi hình thành chữ viết Chăm nhằm ca ngợi con người và đất nước Chăm Pa, ca ngợi công đức các vị vua, các bậc đế vương, các chiến công quân sự.
Âm nhạc và múa
Đối với người Chăm âm nhạc có vai trò quan trọng, nhất là đối với lễ nghi và lẽ hội mang tính tôn giáo. Ảnh hưởng âm nhạc và múa Ấn Độ có tác động một cách mạnh mẽ đến vương quốc Chăm Pa.
Hầu như các nhạc cụ có mặt trên các hình chạm khắc của Chăm Pa đều là những nhạc cụ truyền thống của Ấn Độ: đàn vina, trống mriđang,trống mađđlam, chela…
Ảnh hưởng của Ấn Độ đối với vũ đạo Chăm Pa không chỉ ở tư thế, động tác và vũ điệu mà còn cả về quan điểm thẩm mỹ về cái đẹp của cơ thể con người. Cũng như Ấn Độ trong khi múa, các vũ nữ Chăm Pa bao giờ cũng phô diễn vẻ đẹp kiều diễm của cơ thể. Hầu như các vũ nữ Chăm pa đều để mình trần khi múa. Những đồ trang sức, những tà áo mỏng trong suốt chỉ có vai trò phụ trợ cho động tác múa. “Tiểu Luận: Cơ sở văn hóa Việt Nam của nguời ChămPa”
Có thể nghệ thuật Ấn Độ mang tính nhà nghề cao nên hiện nay trong nghệ thuật múa hiện đại của người Chăm, chúng ta rất ít thấy những ảnh xạ của truyền thống Ấn Độ. Thế nhưng, dịp tổ chức múa vào những dịp cúng tế các thần trên tháp, tính chức năng và biểu tượng của những điệu múa…có thể là những gì còn lại của truyền thống Ấn Độ xưa trong nghệ thuật múa hiện đại của người Chăm.
Có thể nói nghệ thuật múa của người Chăm hiện nay là một trong những loại hình văn hoá nghệ thuật thuộc vào loại đặc sắc nhất của nước Việt Nam. Loại hình này rất thu hút được sự chú ý của khách trong nước lẫn nước ngoài. Không chỉ chúng tiếp thu loại hình nghệ thuật này từ Ấn Độ sang mà ngoài ra chúng còn được sự sáng tạo, hoà trộn của những người Chăm Việt, biến chúng thành cái riêng của mình. Đây là loại hình nghệ thuật cần phải được phát huy trong thời gian sắp tới.
Giao lưu với Khơme
Có thể thấy nhiều đền tháp Chăm Pa có yếu tố nghệ thuật ảnh hưởng từ nghệ thuật Khơme, ở cả hai giai đoạn: tiền Ăng co và Ăng co. Thậm chí, ngày ngày nay cũng có nhiều ngôi đền tháp Chăm Pa với các tên gọi như “Tháp Khơme”, “Tháp Chăm phong cách tiền Khơme. Những ảnh hưởng của Khơme thể hiện sâu đậm qua những kiến trúc ở Bình Định (Tháp đôi Hùng Thạch và tháp Dương Long-đều xây dựng từ vật liệu bằng đá, gạch).
Hình tượng rắn Naga đây là loại rắn tượng trưng cho thần Siva- bao hàm ý nghĩa huỷ diệt và tái sinh. Do hoàn cảnh lịch sử vào khoảng thế kỷ XII, XIII đã sảy ra nhiều cuộc chiến tranh giữa Chăm Pa với vương quốc Ăngkor của người Khơme và người Chăm Pa từng bị Ăngkor xâm chiếm. Người Khơme vốn có tính bản địa thờ rắn nên có lẽ hình tượng này vốn đã hiện diện trong văn hoá Khơme trước khi chịu ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ.
Ở Chăm Pa, tháp Dương Long là đền tháp chịu ảnh hưởng của văn hoá Khơme rõ rệt nhất. Rắn Nagar được chạm khắc chi li, cầu kỳ, đa dạng, trang trí khá đậm đặc từ xung quanh chân lên đến cửa giả, cửa chính các ô khám và viền xung quanh các tầng mái được thể hiện bằng nhiều kích cỡ, bố cục khác nhau. Có rắn 5 đầu, rắn 3 đầu, rắn 1 đầu…Hàng ngàn đá chạm thu được ở tháp Dương Long. Có thể nói rắn Nagar tháp Dương Long là một hiện tượng đặc biệt trong điêu khắc cổ Chăm Pa, nói lên quá trình giao lưu, tiếp biến văn hoá giữa người Chăm, người Ấn Độ và người Khơme.
Sự ảnh hưởng của văn hóa hồi giáo “Tiểu Luận: Cơ sở văn hóa Việt Nam của nguời ChămPa”
Hồi giáo được du nhập vào Chăm pa qua những con đường giao lưu quốc tế vì Đông Nam Á là nơi hội tụ của nhiều nền văn hoá khác nhau, tạo cho cư dân ở đây một truyền thống dung hoà các nền văn hoá trong đó tôn giáo (hồi giáo) được thể hiện rất rõ nét. Thoạt đầu, Hồi giáo đến với người Chăm bằng sự hiện diện của một cộng đồng Hồi giáo gốc Trung Đông ngay trên đất Chăm Pa. Nhưng người Chăm đã chắc chắn không chỉ tiếp xúc với Hồi giáo ngay tại quê hương của họ qua những thương nhân Hồi giáo. Bởi vì cộng đồng Hồi giáo người nước ngoài do những điều kiện không thuận lợi ở Cham Pa lúc bấy giờ đã khuếch trương công việc làm ăn lúc bấy giờ của mình một cách mạnh mẽ và vững chắc. Đó cũng là lý do mà họ không truyền bá đức tin Hồi giáo một cách tích cực được. Trong những thế kỷ từ XII-XVI, người Chăm đã có hoạt động hàng hải khá phát triển.Chính bằng những con đường hang hải họ đã tiếp xúc với Indônesia, Malaisia, Malcca…mà từ thế kỷ thứ XII, ở những nơi này, Hồi giáo đã giữ vai trò ưu thế. Đây có lẽ là con đường chủ yếu để người Chăm tiếp nhận Hồi giáo. Đến giữa thế kỷ XVII, Chăm Pa đã được Hồi giáo hoá, đây là giai đoạn cực kỳ khó khăn của người Chăm Pa. Balamôn giáo gày càng suy giảm và một bộ phận dân chúng đã tin vào đức tin mà thiên sứ Mohamet đã truyền giảng. Đạo Bani là một biến thái địa phương của Hồi giáo ở người Chăm tại Việt Nam (đặc biệt là người Chăm ở vùng Thuận Hải). Tín đồ đạo Bani tạo thành một cộng đồng Hồi giáo địa phương của người Chăm tại Việt Nam và chỉ tập trung ở vùng Thuận Hải, có sinh hoạt tôn giáo độc lập với cộng đồng Islam của người Chăm ở Nam Bộ cũng như cộng đồng Hồi giáo thế giới. Họ tuân thủ giáo lý Hồi giáo theo một cách riêng, trong đó hoàn toàn có những điểm xa lạ với Hồi giáo chính thống. “Tiểu Luận: Cơ sở văn hóa Việt Nam của nguời ChămPa”
Tóm lại : Đạo Hồi du nhập vào Chăm Pa qua các nhà tuyền bá Ả rập vào khoảng thế kỷ X. Hiện nay, trong cộng đồng người Chăm có hai khối Chăm Islam cũ và Islam mới. Islam cũ là sự hội nhập của Hồi giáo cùng với các tôn giáo, tín ngưỡng bản địa, tạo thành Đạo Hồi Bà Ni. Chăm Bà Ni còn pha tạp nhiều tập quán, tín ngưỡng cổ xưa của Balamôn, Ấn giáo, tập tục Mẫu hệ của bản địa. Họ đặc Môhamet ngang hàng với nữ thần coi Alla và Mohamet là một. Các giáo luật của Islam được vận dụng khá phngs khoáng, linh hoạt, tôn giáo khá tự do, không có tổ chức giáo hội chung, không liên hệ với tôn giáo Islam bên ngoài, không sử dụng tiếng Ả rập, chuyển thể kinh Koran thành văn vần bằng tiếng Chăm để đọc trong buổi lễ. Dấu vết của đẳng cấp thêo tư tưởng Balamon rất rõ. Ảnh hưởng tập tục mẫu hệ, đề cao nữ thần, đề cao vai trò của người phụ nữ.Phụ nữ có vị trí đặc biệt trong gia đình và trong xã hội, ra đường không phải che mặt, chủ động trong hôn nhân, hỏi chồng, chọn chồng.
Đời sống xã hội
Thế kỷ XVII là thế kỷ có nhiều biến động và biến chuyển trong khu vực. Năm 1642 một nhóm người Chăm và Mã Lai theo Hồi giáo ở Campuchia cùng với người Hà Lan tham gia một vụ chính biến cung đình ở vương quốc này. Năm 1688, một nhóm người Chăm Hồi khác cũng tham gia một vụ bạo loạn ở Authaya (hạ lưu chao Rraya).
Thời gian này, đã hìnhd thành một số Hồi quốc (Sultanat) ở Đông Nam Á như Malacca, Johor…(ở bán đảo Malaisia). Chính những người Chăm này đã lập nên thương điếm Chăm ở Malacca. Từ năm 1607, người Bồ Đào Nha xâm chiếm Johor, vua Chăm đã phái một lực lượng hải thuyền sang ứng cứu, Việc buôn bán và nền kinh tế của các quốc gia và cộng đồng Hồi giáo ở Đông Nam Á có vẻ khởi sắc và hoạt động nhộn nhịp.
Xu hướng phân ly, hoà nhập, tiếp biến văn hoá của cư dân Chăm Pa “Tiểu Luận: Cơ sở văn hóa Việt Nam của nguời ChămPa”
Mỗi tộc người đều hình thành và phát triển trên một lãnh thổ với những điều kiện địa lý tự nhiên nhất định. Chính điều kiện tự nhiên nơi tộc người đó sinh sống chi phối và ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của tộc người đó. Được thể hiện qua yếu tố vật chất, tinh thần và văn hoá xã hội. Trong một môi trường cụ thể mỗi tộc người đều sáng tạo cho mình một phức hợp văn hoá có bản sắc riêng, nhờ bản sắc mà tộc người đó tồn tại như một chủ thể riêng biệt, không hoà tan vào tộc người khác.
Trong xã hội nguyên thuỷ xu hướng phát triển chủ yếu của tộc người là phân ly mà nguyên nhân chủ yếu là do khánh kiệt nguồn thức ăn nơi cư trú. Do tăng dân số tự nhiên và do xung đột các tộc người. Nhưng sau này, do dân số ngày càng tăng, đặc biệt là do sự phát triển của sức sản xuất xã hội làm cho hoạt động kinh tế của cộng đồng cư dân ngày một phong phú và đa dạng, tăng cường mối quan hệ giao lưu buôn bán. Do vậy không gian sinh tồn trước đây tở nên chật hẹp và nhu cầu mở rộng lãnh thổ cũng như giao tiếp với thế giới bên ngoài ngày một tăng.
Xã hội có giai cấp khuynh hướng phát triển chủ yếu là quá trình tộc người quy tụ. Thay thế khuynh hướng phân ly phản ánh sự phát triển tất yếu của lịch sử nhân loại. Nhưng không phải nơi nào cũng xảy ra quá trình quy tụ mà chỉ những nơi có điều kiện thuận lợi.
Dưới tác động của qúa trình di dân. Đó là quá trình vừa mang tính lịch sử vừa mang tính xa hội, là quá tình phân ly. Dẫn đến xen kẽ nhau giữa các tộc người khác nhau nên xảy ra quá trình giao lưu văn hoá.
Tôn giáo có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình thống nhất và quy tụ tộc người. Sự gần gũi tôn giáo khiến cho quá trình này xảy ra nhanh hơn, thuận lợi hơn. Sự khác biệt về tôn giáo làm cho quá trình thống nhất tộc người xảy ra khó khăn hơn. Nhất là khi điều kiện khách quan không thuận lợi. “Tiểu Luận: Cơ sở văn hóa Việt Nam của nguời ChămPa”
Nhưng quá trình phân ly tộc người chủ yếu sảy ra thời nguyên thuỷ. Sự phân ly tộc người làm cho vùng lãnh thổ không có người sinh sống thu hẹp lại. Nguyên nhân di dân: khi xã hội có giai cấp ra đời thì xu hướng thống nhất dân tộc là chủ đạo. Xu hướng này phản ánh quá trình đi lên của các dân tộc.
Ví dụ: người Chăm Balamôn và Chăm Bani Bình Thuận và Ninh Thuận và người Chăm Nam Bộ trước đây là một cộng đồng thống nhất người Chăm. Họ có nguồn gốc, tiếng nói, một nền văn hoá. Nhưng do biến thiên lịch sử, nên một bộ phận người Chăm di cư sang Mã lai, Campuchia vào thế kỷ XVII-XVIII và định cư ở Châu Đốc thế kỷ XIX. Ở Campuchia họ tiếp xúc với người Mã lai, Ấn Độ và Khơme và đặc biệt tiếp nhận người Islam, một yếu tố văn hoá khác văn hoá truyền thống. Nếu đi tìm nguyên nhân làm cho quá trình thống nhất tộc người Chăm ở Việt Nam sảy ra chậm chạp thì tôn giáo là nguyên nhân đầu tiên và quan trọng nhất. Sự khác biệt tôn giáo là nguyên nhân chính làm cản trở quá trình xích lại gần nhau của các dân tộc.
Văn hoá Chăm nhìn từ khía cạnh tôn giáo
Người Chăm là một tộc người sinh sống lâu đời trên lãnh thổ Việt Nam ngày nay. Nếu căn cứ địa bàn cư trú thường phân thành hai bộ phận: người Chăm cư trú miền Trung và người Chăm cư trú Nam Bộ. Nếu căn cứ tôn giáo thì có ba nhóm: Chăm Balamon, nhóm Chăm Bani và Chăm Islam.
Phật giáo và Balamon cùng du nhập vào xã hội Chăm khoảng những thế kỷ đầu công nguyên. Trong giai đoạn đầu Phật giáo ảnh hưởng lớn đến nhân dân. Nhưng Balamon chủ yếu trong gia đình. Ngày nay người Chăm không theo Phật giáo. Dần dần Balamon chiếm vị trí độc tôn chi phối đời sống mọi mặt người Chăm. Nhưng Balamon giáo cũng đã được cải biên đi cho thích hợp với nền văn hoá truyền thống người Chăm đó là một quá trình tiếp biến.
Sự xuất hiện của đạo Islam trong xã hội Chăm làm thay đổi căn bản những nét văn hoá truyền thốngcủa một bộ phận người Chăm. Khoảng giữa thế kỷ X đã có một số người ngoại quốc theo Islam đến làm ăn buôn bán, có thể thoạt đầu người Chăm cho phép những người theo đạo Islam được sinh sống ngay trên quê hương của họ. Nhưng chưa theo đạo Islam. Dần dần quá trình tiếp xúc tộc người và quá trình giao lưu văn hoá, một bộ phận người Chăm chuyển sang tôn giáo mới. Đó là sự tiếp biến của người Chăm. “Tiểu Luận: Cơ sở văn hóa Việt Nam của nguời ChămPa”
Tôn giáo là một hiện tượng xã hội nhưng đồng thời là một hiện tượng văn hoá. Cho nên khi một tôn giáo du nhập vào một xã hội của tộc người đó đang hiện diện của một tôn giáo khác. Đạo Islam khi du nhập vào xã hội người Chăm vốn đã gặp phải sự phản ứng mạnh mẽ của đạo Balamon vốn đã có ảnh hưởng sâu rộng, chi phối mọi khía cạnh đời sống người Chăm. Để rồi dẫn đến Balamon không mất ảnh hưởng nhưng lại xuất hiện thêm một cộng đồng Bani. Đó là một cộng đồng theo đạo Islam được tiếp biến rất mạnh mẽ của văn hoá truyền thống Chăm ở Việt Nam (chủ yếu là Ninh Thuận và Bình Thuận) tuân thủ giáo lý Islam theo một cách riêng. Cộng đồng người Chăm cư trú Nam Bộ lại tiếp nhận một kiểu khác rời bỏ quê hương sang Indonesia, Malaisia, do sinh sống xa quê hương lại tiếp xúc người theo Islam truyền thống nên họ được tiếp xúc đầy đủ.
Như vậy từ một cộng đồng thống nhất về văn hoá, khi đạo Islam xuất hiện dẫn đến hình thành ba cộng đồng mà sự khác biệt trước hết là về tôn giáo. Nhưng xét về khía cạnh nào đó, thì cả ba cộng đồng người Chăm Việt Nam vẫn có những yếu tố văn hoá chung được thể hiện trong ngôn ngữ, trong yếu tố văn hoá truyền thống, trong quan hệ gia đình. Những yếu tố văn hoá chung giữa ba cộng đồng người Chăm có trước khi đạo Islam xuất hiện. Nhưng trong hàng loạt những hiện tượng văn hoá xã hội khác. Sự khác biệt giữa những cộng đồng người Chăm rất rõ rang. Chính sự khác biệt tôn giáo nên mỗi tín đồ của mỗi tôn giáo xuất phát từ đức tin của mình thực hiện qua giáo luật dẫn đến sự khác biệt về văn hoá vật chất, văn hoá tinh thần, văn hoá xã hội.
Trong một quốc gia đa dân tộc như Việt Nam những quá trình tộc người diễn ra hết sức phức tạp, chịu sự tác động của những yếu tố khách quan và chủ quan hết sức khác nhau. Tuỳ từng tộc người, từng khu vực có thể sảy ra quá trình tộc người khác nhau. Nhưng chi phối hơn cả là quá trình tích hợp và hoà hợp. Quá trình các tộc người cộng cư trên lãnh thổ Việt Nam là qú trình chung sức để dựng nước và giữ nước. Bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của cộng đồng quốc gia Việt Nam và cũng là bảo vệ sự toàn vẹn của từng dân tộc. Trong quá trình đó mối liên hệ giữa các tộc người ngày càng tăng mọi mặt và bền vững.
Tinh thần đoàn kết tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh đã trở thành truyền thống lâu đời tốt đẹp và đã làm nên sức mạnh cho dân tộc Việt Nam vượt qua những thử thách lịch sử. “Tiểu Luận: Cơ sở văn hóa Việt Nam của nguời ChămPa”
Sự phát triển của những quá trình tộc người Chăm tuy có những khác biệt của nhóm, nhưng lại bị chi phối bởi quá trình hoà hợp tộc người vốn đang diễn ra mạnh mẽ như là một quy luật tất yếu đang diễn ra ở các quốc gia đa dân tộc.Dẫn đến một cộng đồng thống nhất trong khi vẫn giữ được những nét đặc trưng văn hoá truyền thống. Tuy nhiên, quá trình đó diễn ra hết sức phức tạp, mọi yếu tố trong mối quan hệ giữa các tộc người đều có thể trở thành những nguyên nhân phân ly tộc người.
Trong lịch sử phát triển của mình tộc người Chăm đã sáng tạo cho mình một phức hợp văn hoá phương pháp nội dung đa dạng loại hình. Nền văn hoá đó trong một khoảng thời gian dài tuy có những tác động từ ngoài cũng như nội tại, đã có những thay đổi cho phù hợp nhưng ít thống nhất bao trùm, không có sự khác biệt lứon giữa các nhóm người Chăm. Sự du nhập của Islam vào văn hoá Chăm đã dẫn đến sự khác biệt văn hoá nhóm Chăm theo tôn giáo khác nhau và quá trình đó diễn ra hết sức khó khăn, chịu tác động các yếu tố kinh tế, chính trị, văn hoá-xã hội cũng hết sức khác nhau.
Trên đây là sự phân ly, tích tụ và tiếp biến của nền văn hoá Chăm pa trên lĩnh vực tôn giáo.Lĩnh vực ảnh hưởng lớn nhất của cư dân nơi đây. Ngoài ra xu hướng của các lĩnh vực khác, đó là lĩnh vực chữ viết. Một sự tiếp biến rất tài tình và sáng tạo. Trên cơ sở chữ Chăm cổ ngưòi Chăm đã tiếp thu thêm tiếng Phạn (Ấn Độ) và cải biến nó để thành tiếng Chăm. Được dung phổ biến trong xã hội. Quá trình tiếp biến và quá trình biến cái ngoại sinh thành nội sinh, phù hợp với điều kiện của nền văn hoá bản địa.
Một lĩnh vực nữa mà nền văn hoá Chăm thường thể hiện yếu tố tiếp biến nhiều nhất là kiến trúc, nghệ thuật và điêu khắc. Hầu như nền văn hoá Chăm Pa đều được giao lưu qua phương thức tự nguyện chiếm đa số và thường xuyên qua chiến tranh. Quá trình ảnh hưởng cuả Khơme, Java, Đại Việt, Ấn Độ, Xiêm, Trung Quốc, Ả rập…
Như vậy đối với dân tộc Chăm, tôn giáo là một thứ tác nhân quan trọng chi phối hầu hết các lĩnh vực văn hoá, kinh tế, chính trị, xã hội, phong tục tập quán. Tôn giáo không chỉ là biến đổi đặc trưng văn hoá tộc người mà còn là nguyên nhân gây ra quá trình phân ly và hoà hợp tộc người. Từ sự thống nhất ban đầu tôn giáo đã phân hoá dân tộc Chăm thành ba cộng đồng với ba đặc trưng văn hoá khác nhau, được quy định bởi thế giới quan của từng tôn giáo. Đó là cộng đồng người Chăm –Balamon, cộng đồng Chăm-Bani, cộng đồng Chăm-Islam là thế nhóm tôn giáo của Chăm, bản sắc văn hoá dân tộc chưa thật sự chi phối mạnh mẽ của các tôn giáo. “Tiểu Luận: Cơ sở văn hóa Việt Nam của nguời ChămPa”
Sự hiện diện của tôn giáo trong xã hội người Chăm đã làm cho văn hoá Chăm càng thêm đa dạng. Tôn giáo làm cho nền văn hoá truyền thống Chăm thêm phong phú với những nhân tố mới của thế giới quan và nhân sinh quan tôn giáo. Tôn giáo làm phong phú thêm giá trị văn hoá truyền thống Chăm nhưng chính nó đã tạo ra quá trình phát triển hai mặt trong nội bộ dân tộc Chăm: một mặt cố kết các thành viên trong một cộng đồng tôn giáo, mặt khác dẫn đến sự phát triển biệt lập từng cộng đồng tôn giáo một cách cục bộ. Điều đó chứng tỏ rằng ở cộng đồng người Chăm, vấn đề dân tộc có sự gắn bó chặt chẽ với tín ngưỡng-tôn giáo. Đồng thời, bản sắc dân tộc được sàng lọc qua từng cộng đồng tôn giáo với những mức độ biểu hiện khác nhau.
Chính tín ngưỡng dân gian Chăm là nhân tố nội sinh dẫn đến những biến đổi về chất cảu Balamon giáo và hồi giáo không còn giữ được bản chất nguyên gốc nhưng mang sắc thái tín ngưỡng dân gian rõ nét. Sự hiện diện của các tôn giáo dẫn đến những biến đổi trong đời sống văn hoá của từng cộng đồng người Chăm và ứng với mỗi cộng đồng tôn giáo là một bản sắc văn hoá riêng cho từng cộng đồng. Bởi vì môi trường tôn giáo là môi trường sàng lọc và bảo lưu những yếu tố văn hoá cổ truyền tương thích, tôn giáo chỉ chấp nhận những yếu tố văn hoá không đối lập với ý thức hệ tôn giáo và sự suy thoái hệ thống tín ngưỡng dân gian Chăm ở cộng đồng người Chăm Islam Nam Bộ là một minh chứng cụ thể.
Xuất phát từ những điều kiện lịch sử, từ quá trình cộng cư lâu dài giữa các dân tộc Chăm với dân tộc Việt và các dân tộc anh em khác, một quá trình giao lưu văn hoá tự nhiên đã diễn ra giữa các dân tộc anh em (mà nổi bật là quá trình giao lưu văn hoá giữa hai dân tộc Chăm-Việt). Thông qua giao lưu văn hoá, các giá trị văn hoá Chăm được xác lập trong tổng thể văn minh Việt Nam và khẳng định rõ bản sắc văn hoá của dân tộc Chăm. Văn hoá Chăm với văn hoá Việt vốn có những liên hệ lâu đời, mối quan hệ văn hoá Chăm-Việt là mối quan hệ gắn bó hỗ tương được hình thành trong lịch sử. Qua văn háo Chăm, người Việt đã gián tiếp hấp thu văn hoá Ấn Độ, qua văn hoá Việt, người Chăm đã tiếp thu những ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa. Do cùng có mối lien hệ cội nguồn của nền văn hoá Nam Á,Cùng chung sống trong một môi trường tự nhiên và một khu vực lịch sử văn hoá suốt nhiều thế kỷ, mối quan hệ Chăm-Việt có một quá trình phát triển liên tục, lâu dài và toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, ngôn ngữ, văn hoá, nghệ thuật…và từ khi dân tộc Chăm trở nên một thành viên của khối đoàn kết các dân tộc Việt nam, mối quan hệ Chăm -Việt ngày càng thêm gắn bó. “Tiểu Luận: Cơ sở văn hóa Việt Nam của nguời ChămPa”
Văn hoá là toàn bộ sinh hoạt của con người trong quá trình tương tác với tự nhiên và xã hội. Do đó, thông qua văn hoá của một dân tộc người ta sẽ tìm thấy bản sắc của dân tộc đó. Nói cách khác, bản sắc văn hoá của dân tộc được nhận biết qua các sinh hoạt, và được biểu hiện thông qua các giá trị văn hoá vật chất, văn hoá tinh thần và văn hoá xã hội. Các giá trị văn hoá do một dân tộc sáng tạo ra đều chịu những tác động nhất định của yếu tố tâm lý dân tộc và mang sắc thái dân tộc đó. Tâm lý dân tộc là cốt lõi của bản sắc văn hoá dân tộc, nó để lại những dấu ấn văn hoá trong từng công trình sáng tạo. Vì thế, tâm lý dân tộc có một giá trị quan trọng trong định vị dân tộc.
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá và quốc tế hoá là xu hướng đang diễn ra mạnh mẽ ở Việt Nam hiện nay, văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam nói chung và văn hoá truyền thống Chăm nói riêng đang đứng trước những thử thách của thời đại. Những thử thách này đã làm bộc lộ rõ từng mặt mạnh yếu của từng dân tộc, qua đó thấy sức sống của mỗi dân tộc trong quá trình tương tác giữa văn hoá ngoại sinh và văn hoá nội sinh. Nền văn hoá nào đủ sức “nội sinh hoá” các nhân tố ngoại sinh là nền văn hoá đó đủ bản lĩnh để tồn tại và phát tiển. Hoà đồng nhưng không bị đồng hoá, du nhập tinh hoa văn hoá từ bên ngoài mà khôg đánh mất tính cách riêng của dân tộc mình, đó là một thủ thách có tính thời đại đặt ra cho mọi dân tộc trong quá trình hội nhập với văn hoá khu vực và văn hoá thế giới.
Văn hoá là một nhân tố quyết định trong việc thể hiện bản sắc của một dân tộc, là yếu tố cơ bản để định vị dân tộc.Tuy nhiên, văn hoá chưa phải là yếu tố duy nhất mà việc định vị dân tộc cần được xem xét tổng thể trên các lĩnh vực nguồn gốc lịch sử, địa lý, môi sinh, nhân chủng, ngôn ngữ, tâm lý dân tộc, phương thức sản xuất…Những đóng góp của văn hoá Chăm trong tổng thể văn minh Việt Nam đã khẳng định vị trí dân tộc Chăm, xác định nội lực văn hoá Chăm, thông qua bản sắc văn hoá dân tộc, cũng như chỉ ra mối lien hệ giữa văn hoá Chăm với nền văn minh Việt Nam. Mặt khác, sự biểu hiện tâm lý-bản sắc dân tộc Chăm sẽ góp phần làm sáng tỏ bộ mặt văn hoá Chăm, làm sáng tỏ những đóng góp của văn hoá Chăm trong vườn hoa văn hoá cộng đồng các dân tộc Việt Nam, góp phần hình thành một nền văn hoá chung, thống nhất và đa dạng được xây dựng bởi các thành tố văn hoá của từng dân tộc thành viên. “Tiểu Luận: Cơ sở văn hóa Việt Nam của nguời ChămPa”
Tóm lại, chính sự phân ly, hoà nhập, tiếp biến đó của nền văn hoá Chăm Pa đã tạo nên một đặc trưng của nền văn hoá này, nó có những yếu tố ngoại sinh kết hợp nội sinh, là một sự hỗn dung văn hoá của nhiều nền văn hoá khác nhau và cư dân Chăm Pa-chủ thể sang tạo và tiếp biến những giá trị văn hoá này đã tạo ra sự chính muồi của một nền văn hoá rực rỡ.
Trong lịch sử phát triển của mình, người Chăm đã đạt đến trình độ cao về tổ chức xã hội và sản sinh ra một nền văn hoá rực rỡ, phong phú độc đáo. Dân tộc Chăm cũng là một trong số những dân tộc người thiểu số Việt Nam trong lịch sử phát triển đã tồn tại một nhà nước và một trình độ phát triển cao có ảnh hưởng đến các tộc khác. Nền văn hoá đa dạng cả về nội dung và loại hình là kết quả của một quá trình vận động nội tại, cũng như quá trình giao lưu với các tộc người khác. Trong một khoảng thời gian dài văn hoá Chăm Pa chịu sự tác động của nhiều nhân tố bên ngoài cũng như sự vận động nội tại, đã có những thay đổi. Nhưng vẫn là một thể thống nhất, không có sự khác biệt giữa các bộ phận tự nhiên. “Tiểu Luận: Cơ sở văn hóa Việt Nam của nguời ChămPa”
Dịch Vụ Viết Luận Văn Ngành Luật 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://vietluanvanluat.com/ – Hoặc Gmail: vietluanvanluat@gmail.com