Chia sẻ đề tài Tiểu Luận: Những đóng góp của nền văn hoá Chăm Pa cho các bạn đang chuẩn bị làm bài tiểu luận cùng nhau tham khảo nhé. Tiểu luận môn học là một trong những yêu cầu bắt buộc của các trường đại học, và Cao Học. Đối với sinh viên hay học viên tất cả các khóa học đều bắt buộc phải làm một bài tiểu luận, với đề tài bắt buộc hoặc là một đề tài cụ thể nào đó ví dư như đề tài: Tiểu Luận: Những đóng góp của nền văn hoá Chăm Pa các bạn cùng tham khảo đề tài tiểu luận dưới đây nhé.
Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, văn hoá vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội. Mọi hoạt động văn hoá nghệ thuật nhằm xây dựng phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Quản lý tốt các hoạt đông văn hoá nghệ thuật, khai thác và phát triển mọi sắc thái văn hoá nghệ thuật của các dân tộc trên đất nước ta tạo ra sự thống nhất trong tính đa dạng và phong phú của nền văn hoá Việt Nam, đó là những quan điểm cơ bản của Đảng ta về văn hoá.Ở nước ta vấn đề văn hoá dân tộc Chăm được Đảng và nhà nước quan tâm, đặc biệt từ sau năm 1975, có nhiều chủ trương, chính sách trong bảo tồn và phát huy văn hoá truyền thống và xây dựng đời sống văn hoá cho các dân tộc Chăm.
Trong truyền thống văn hoá đa sắc màu, của dân tộc Việt Nam, văn hoá của người Chăm chiếm một vị trí quan trọng. Là một trong 54 dân tộc sinh sống chung với cộng đồng trên lãnh thổ dải đất dài Việt Nam, người Chăm đã tạo nên một nền văn hoá độc đáo, làm nên sự phong phú, đa dạng, những giá trị đặc sắc cho nền văn hoá Việt Nam thống nhất. Những di sản văn hoá của người Chăm tạo ra và để lại cho đến ngày nay, vô cùng phong phú, nhiều loại hình, tạo nên những giá trị văn hoá to lớn, không những ở Việt Nam mà tầm cỡ trong khu vực Đông Nam Á và thế giới. Một trong những di tích mà người Chăm để lại như di tích Mỹ Sơn-được công nhận là một di sản văn hoá thế giới. Nằm trải dọc mảnh đất miền Trung yêu dấu, chúng ta có thể thấy ở đây đang còn tồn tại trên không gian rộng và thời gian dài của các di tích văn hoá Chăm một kiến trúc tháp Chàm còn nguy nga nằm trong lòng đất và con người Việt.
Như chúng ta đã biết dưới tác động của cơ chế thị trường, cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật cuộc sống sinh hoạt của người Chăm dang thay đổi từng giờ, từng ngày. Do đó nguy cơ làm tan loãng nền văn hoá truyền thống cũng như là sự thương mại hoá là điều khó có thể tránh khỏi đó cũng là thực trạng của văn hoá Chăm ngày nay.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
1.Thực trạng của những giá trị văn hóa còn lại hiện nay của Chăm Pa “Tiểu Luận: Những đóng góp của nền văn hoá Chăm Pa”
1.1 Chữ viết
Đầu tiên chữ viết của người Chăm là chữ Phạn được du nhập từ Ấn Độ, sau đó được cải biến đi cho phù hợp và tạo thành một kiểu văn tự mới, nét thoáng đãng như hình cánh chim bay và thích hợp với nhu cầu ghi chép.Cho đến hiện nay về căn bản nhiều ngưòi dân vẫn dung loại chữ này và được viết nhiều hơn trên giấy bằng bút long hay bút ngòi sắt, để giữ gìn cũng như phát triển văn hoá của mình, người ta vẫn mở những lớp dạy tiếng Chăm cho đông đảo người dân, nhều thư tịch tài liệu về chữ viết Chăm vẫn được lưu giữ. Hay như ở một số ngưòi lớn tuổi họ vẫn đọc những loại chữ cổ.
Ngoài ra qua nhưng đợt khai quật của khảo cổ học, đã tìm thấy những ký tự về chữ viết Chăm thì được đem tới viện bảo tàng để bảo quản, hiện nay những đài phát thanh và truyền hình cần tăng cường thời gian phát thanh và truyền hình bằng tiếng chữ Chăm.
1.2 Nghệ thuật kiến trúc “Tiểu Luận: Những đóng góp của nền văn hoá Chăm Pa”
Trong quá trình phát tiển hơn một thiên niên kỷ, chịu ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ, người Chăm tôn sùng Hinđu giáo, có thời gian kết hợp với cả Phật giáo nhưng Hinđu giáo vẫn là chủ yếu.
Họ xây dựng hàng trăm đền tháp thờ thần Hinđu theo suốt chiều dài Bắc Nam.
Một số đặc điểm về đền tháp Chăm:
Thành Cao Lao Hạ: thuộc phế tích thành cổ Chăm Pa, địa điểm nằm tại làng Cao Lao Hạ, xã Hạ Trạch. huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Thành Cao Lao Hạ có thể là thành Khu Túc của người Lâm Ấp (Chăm Pa)trước thế kỷ VIII, là một trong những kiến trúc cổ nhất của người Chăm.
Hiện nay, dấu tích còn lại của toà thành là một hình chữ nhật, cạnh Đông-Tây dài khoảng 180m, toàn bộ diện tích bên trong thành là ruộng của dân.
Đồng Dương: ở cuối thế kỷ IX đầu thế kỷ X là kinh đô của Chăm Pa, vương triều Indrapura đồng thời là khu di tích đền tháp Phật giáo duy nhất được biết của Chăm Pa, trải qua hơn mười thế kỷ Đồng Dương đã đổ nát, chỉ còn lại duy nhất một phần của chiếc cổng.
Hiện nay phế tích của Đồng Dương được công nhận di tích. Song cần phải bảo vệ khẩn cấp các kiến trúc cũng như hiện trạng nền móng còn lại.
Mỹ Sơn: Khu di tích Mỹ Sơn là một quần thể kiến trúc tháp Chăm Pa đặc biệt điển hình duy nhất. Ở đây còn hiện vật và dấu tích kiến trúc đại diện cho tất cả các phong cách, các giai đoạn của lịch sử kiến trúc tháp Chăm Pa, thuộc phong cách cổ.
Trong chiến tranh, khu tháp bị bom đạn huỷ hoại khá nhiều, nhiều công trình được coi là kiệt tác của nghệ thuật kiến trúc tháp Chăm pa bị phá huỷ hoàn toàn. “Tiểu Luận: Những đóng góp của nền văn hoá Chăm Pa”
Sau chiến tranh, được sự quan tâm của nhà nước, khu di tích Mỹ Sơn được xếp vào loại là khu di tích lịch sử văn hoá kiến trúc dần được tu sửa, công việc được tiến hành thường xuyên hàng năm từ 1985 đến nay. Năm 1999 khu di tích Mỹ Sơn được tổ chức văn hoá và giáo dục Liên Hợp Quốc xếp hạng là di sản văn hoá thế giới.
Với quy mô kiến trúc lớn, có giá trị đặc biệt, khu di tích Mỹ Sơn cần được quan tâm hơn nữa, nhất là trong công tác trùng tu, gia cố bảo vệ các công trình kiến trúc ở đây, xứng đáng với vị trí di sản văn hoá thế giới.
Thành Đồ Bàn: còn có tên thật là Chả Bàn là toà thành lớn nhất của vương quốc Chăm pa và là kinh đô trong những thế kỷ XI-XV, dấu tích kiến trúc còn lại không nhiều, nhưng những tác phẩm điêu khắc đá có giá trị như: Hai pho tượng hộ pháp lớn ở chùa Nhan Sơn, hai con sư tử đá, hai con voi đá vào loại lớn nhất…những tác phẩm điêu khắc nàu đều mang những nét đặc trưng của phong cách tháp Mắm.
Khu di tích này cần phải được cải tạo, tu bổ để trở thành cụm di tích phức hợp quan trọng.
Những công trình kiến trúc trải qua bao thế kỷ cùng với sự tàn phá của chiến tranh, cho đến nay còn một số tháp gạch và phần lớn là phế tích, vào năm 1895 thánh địa Mỹ Sơn được phát giang và đi vào nghiên cứu, cho tới hiện nay thung lũng Mỹ Sơn và một số nhóm tháp Miền Nam được đông đảo mọi người quan tâm, trân trọng. Năm 2000 được tổ chức văn hoá giáo dục Liên Hợp Quốc công nhận là di sản văn hoá thế giới của Việt Nam.
Cũng trong chương trình mục tiêu quốc gia về văn hoá đã đầu tư trùng tu các công trình tháp Đôi, tháp Dương Long, Tháp Nhạn, tháp Bà, tháp Hà lư, tháp Po Klong, tháp Po Sa Nư…quần thể di tích Mỹ Sơn.
1.3 Nghệ thuật điêu khắc
Khi nói đến nghệ thuật điêu khắc của nền điêu khắc Chăm Pa rất tinh tế, như ở Trà Kiệu với hình ảnh của người vũ nữ thật đẹp, cân đối, đầy sức sống, ngoài ra còn có những bức tượng khắc với đường nét hoa văn sống động.
Ngày nay những công trình điêu khắc còn sót lại được giữ gìn và trở thành nét văn hoá độc đáo trong nghệ thuật điêu khắc của Việt Nam.
1.4 Múa nhạc Chăm “Tiểu Luận: Những đóng góp của nền văn hoá Chăm Pa”
Nghệ thuật múa nhạc Chăm có nhiều điệu nhạc và nhạc cụ tương đối sinh động cả về cách điệu của nguời biểu diễn. Ngày nay, người ta biết rất ít về nhạc điệu, bài ca vũ điệu, nhưng không phải vậy mà nó vị mai một đi, nhưng ngược lại người ta vẫn tiếp tục giữ gìn và phát huy nghệ thuật này như thành lập những đội múa, mỗi tốp gồm từ 6-12 cô gái, mặc quần áo dài trắng, áo dài xanh lơ hoặc trắng, hoặc hồng, thường là đồng màu, dải lưng và thắt lưng màu hồng, tay cầm quật và có hoa văn màu, điệu múa chủ yếu là múa quạt. Những đôi múa nhạc thường biểu diễn vào những đám cưới, lễ hội cũng như ngày tết.
Bộ nhạc hiện nay đang dung, chắc chắn có lịch sử từ lâu đời gồm có paranung, trống lớn, vỏ mặt, vỗ tay, tiếng bập bùng trầm, âm vang thường đi kèm với Sarana tiếng rất réo rắt, háp dẫn, nêu yên tĩnh và thư thái có thể nghe cả ngày vẫn thích, vẫn rất sống động được cả người Việt (Kinh)sử dụng.
1.5 Một số nghề thủ công.
Người Chăm hiện nay vẫn tiếp tục làm đồ gốm, nhất là bình, vò đựng nước và đóng góp một kiểu mang nuớc độc đáo và uyển chuyển bằng cách đội dầu…Như chúng ta đã biết nghề gốm là nghề đã có từ lâu đời của các dân tộc Chăm, với hình dáng phong phú độc đáo cùng với địa hình sinh sống của mình mà họ làm ra những chiếc bình đội đầu được dùng để đựng nước.
Nghề rèn cũng vậy, nó vẫn được duy trì và người ta có thể biết một số lò không những có thể rèn công cụ bình thường mà còn có đủ cả những thanh kiếm rất sắc. Dệt chiếu cũng là một nghề độc đáo có từ xa xưa, nay vẫn còn được lưu truyền ở vài nơi trên Tây Nguyên. Đặc biệt là những chiếc chiếu đại dài tới 150m dệt bằng cói hoặc lá. Nghề dệt vẫn tiếp tục phát triển và phục vụ cho nhu cầu ăn mặc cao hơn trước đây rất nhiều như những chiếc áo dài mang rõ nét ảnh huởng của những chiếc áo dài Việt, được dùng cho cả đàn ông và đàn bà.
1.6 Phong tục và tín ngưỡng “Tiểu Luận: Những đóng góp của nền văn hoá Chăm Pa”
Người Chăm theo tục mẫu hệ, nhà gái đi hỏi nhà trai-“hỏi rể” thì nghi lễ này cho tới nay vẫn được bảo tồn và phát huy, có nghi lễ ăn cỗ bên nhà gái, sau đó người con trai “ở rể” một thời gian.
Trong lễ thần, tiến hành trước mặt và trong đền tháp, có lẽ đã được học theo cách của người Ấn Độ, ngoài ra còn có lễ tắm rửa cho tượng thần trong bể nước dành riêng không ai được vi phạm.
Ngày lễ, dưới sự chủ trì và điều khiển của vị tăng lữ cao nhất, người ta đi lòng vòng quanh tượng và sau đó tưới nước thơm lên tượng.
Tục lệ ăn cỗ trong ngày lễ trong gia đình và trong cộng đồng vẫn luôn luôn được duy trì, tuy rằng lớn nhỏ là tuỳ vào khả năng kinh tế.
Ngày nay tín ngưỡng tôn giáo của người Chăm có sự đan xen như tín ngưỡng Ấn Độ giáo, kết hợp với thờ cúng tổ tiên.
2. Biện pháp, phương hướng trong việc giữ gìn, bảo tồn phát huy văn hoá Chăm.
2.1 Biện pháp
Việc nghiên cứu sưu tầm, giữ gìn, bảo tồn và phát huy di sản văn hoá Chăm phải được tiến hành bằng một kế hoạch dài hạn và cụ thể, cần dành thời gian kinh phí và lực lượng thích đáng để đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống về những đặc điểm, tính chất của các loại hình văn hoá truyền thống. Đồng thời trong quá trình thực hiện cần phải phân định rõ cái gì cầ giữ gìn, phát huy, cái gì phải kiên quyết loại bỏ. bên cạnh đó cần phải có sự chọn lọc, ưu tiên những yếu tố văn hoá đặc trưng, khai thác, phát huy khả năng truyền thụ và cung cấp tư liệu đối với những nghệ nhân, những người lớn tuổi.
Thường xuyên tổ chức công tác tuyên truyền, giáo dục quần chúng, để từ đó họ có ý thức trong vấn đề giữ gìn, bảo tồn di sản văn hoá của dân tộc mình.
Công tác tập huấn, đào tạo cán bộ nên tổ chức theo hướng chuyên sâu trong các mảng nghiên cứu.
Tìm được đầu ra cho các sản phẩm của nghề thủ công, tạo thị trường tiêu thụ sản phẩm,cần có sự linh hoạt và giải quyết kịp thời trong vấn đề tài chính.
Với chức năng là nơi lưu giữ, trưng bày, tuyên truyền, giáo dục về những sản phẩm của văn hoá dân tộc và của địa phương.
2.2 Phương hướng “Tiểu Luận: Những đóng góp của nền văn hoá Chăm Pa”
Tiếp tục đẩy mạnh các công trình mục tiêu quốc gia về văn hoá, tập trung vào tôn tạo phát huy hiệu quả các văn hoá dân tộc Chăm. Tập chung vào các mục tiêu văn hoá thông tin cơ sở: thiết bị văn hoá, thông tin cổ động triển lãm…
Tiếp tục đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá trong vùng đồng bào Chăm.
Lồng ghép các chương tình văn hoá thông tin phục vụ đồng bào Chăm, phủ song phát thanh truyền hình, dặc biệt là các chương trình tiếng Chăm trên đài truyền hình và phát thanh.
Gắn với việc xây dựng đời sống văn hoá vùng đồng bào dân tộc Chăm cùng với chính sách xoá đói giảm nghèo, chỉ thực hiện những nội dung trên thì chính sách bảo tồn, phát huy mới được giữ vững. Phát huy tốt các chính sách dân tộc và tôn giáo, tôn trọng kỷ cương kỷ luật, bài trừ các tệ nạn xã hội, giữ vững an ninh chính trị.
Ngày nay trước xu thế phát triển, hội nhập của đất nước, các di sản văn hoá dân tộc Chăm đang có xu thế mai một. Vì vậy, để có cơ sở khoa học để bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá thì công tác nghiên cứu, sưu tầm-mà cụ thể là công tác nghiên cứu sưu tầm các di sản văn hoá Chăm sẽ càng có ý nghĩa cấp thiết đúng theo tinh thần nghị quyết của hội nghị lần thứ V ban chấp hành trung ương Đảng đã đề ra công tác bảo tồn, phát huy và phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số.
Với những cố gắng, những việc làm cụ thể, kịp thời và đúng đắn, những năm tới vấn đề bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá nói chung, dân tộc Chăm nói riêng sẽ đạt được những thành quả cao hơn, từng bước xã hội hoá công tác bảo tồn, giữ gìn và phát huy các di sản văn hoá của dân tộc.
Tóm lại, nền văn hoá của Chăm Pa đã đang và sẽ tồn tại ngày càng góp thêm vào nền văn hoá Việt Nam. Những nét đặc trưng của nền văn hoá Chăm pa sẽ là những đề tài, những di tích, những nghiên cứu…làm cho nền văn hoá dân tộc Việt Nam phong phú đa dạng nhưng thống nhất. Ảnh hưởng của nền văn hoá Ấn Độ, Đông Nam Á đã để lại cho dân tộc ta ngày nay một dải đất miền Trung xinh đẹp cùng với một loạt khu di tích, kiến trúc, nghệ thuật cùng nét văn hoá Chăm Pa. cả hai cùng hoà vào dòng chảy của lịch sử dân tộc, làm nên một nước Việt Nam xinh đẹp, duyên dáng nhưng không kém huyền bí.
KẾT LUẬN “Tiểu Luận: Những đóng góp của nền văn hoá Chăm Pa”
Cuộc sống luôn có sự giao lưu tiếp xúc với nhau để đảm bảo cho sự sống và làm phong phú thêm tinh thần nhân loại. Quá trình giao lưu là quá trình diễn ra trong một thời gian dài, đồng thời nó diễn ra bất cứ đâu trên trái đất này nếu ở đó có sụ tồn tại của con người. Nó diễn ra mọi lúc mọi nơi bằng cả con đường chiến tranh, cưỡng bức hay tự nguyện và đôi lúc là sự ngẫu nhiên tình cờ. Dù cho phương thức nào đi chăng nữa nó cũng là một phần tất yếu của cuộc sống.
Với việc nghiên cứu quá trình giao lưu văn hoá của người Chăm Pa. Chúng ta đã biết được nhiều hơn về nguồn gốc, xuất xứ của nền văn hoá này, cùng với những yếu tố ngoại lai du nhập vào, nhưng cải biến, sáng tạo, chọn lọc cho phù hợp với yếu tố văn hoá bản địa. Đó là sự dung nhập nền tôn giáo lớn dựa trên tôn giáo tín ngưỡng Ấn Độ, balamon giáo, Phật giáo, rồi Islam giáo đến từ đất nước xa xôi Địa Trung Hải là Ả rập. Từ chữ viết kết hợp từ chữ Chăm cổ và tiếng Phạn tạo ra ngôn ngữ chữ viết cho riêng mình. Văn học dân gian cùng với sự tiếp thu văn học, sử thi Ấn Độ làm phong phú thêm kho tàng văn học dân tộc Chăm Pa, rồi sự tiếp thu kiến trúc điêu khắc Ấn Độ, Trugn Quốc, Khơme cho ra những đền tháp độc đáo, về hình dáng kiến trúc, về chất liệu rát riêng, không đâu có được. Sự kết hợp các yếu tố đó thật sự rất nhuần nghuyễn, tạo ra những công trình kiến trúc tuyệt vời và cực kỳ tinh xảo, cho đến nay nó vẫn còn là những bí ẩn cần được khám phá, cần được nghiên cứu thêm.
Vùng đất Nam Trung Bộ lắm điều kiện khắc nghiệt, nhưng cũng chính nó mang trong mình không ít thuận lợi đến cho cư dân nơi đây. Không chỉ vậy nơi đây đã từng tồn tại văn hoá Sa Huỳnh rực rỡ, điều kiện cho sự phát triển các ngành nghề thủ công và giao thương buôn bán và chính nó tạo điều kiện cho sự giao lưu văn hoá giữa các vùng, giữa cư dân Chăm Pa với các nước trong khu vực một cách thuận lợi nhất.
Ngày nay thực trạng và di sản của văn minh Chăm Pa đang xuống cấp trầm trọng vì vậy nó cần được các cấp chính quyền quan tâm nghiên cứu và tôn tạo giữ gìn và ra sức phát huy những nét giá trị truyền thống quý giá còn lại. Là di sản dân tộc có một không hai, là chứng tích của một nền văn hoá rực rỡ của cư dân Chăm pa. Trải qua thăng trầm lịch sử và biến động của thiên tai khắc nghiệt nó vẫn đứng sững tồn tại cho đến hôm nay. Văn hoá Chăm pa là một di sản vô giá không chỉ của dân tộc Việt Nam mà là của cả nhân loại chúng ta. “Tiểu Luận: Những đóng góp của nền văn hoá Chăm Pa”
Dịch Vụ Viết Luận Văn Ngành Luật 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://vietluanvanluat.com/ – Hoặc Gmail: vietluanvanluat@gmail.com