Luận văn: Tổng quan về giáo dục ở mầm non Vĩnh Quỳnh

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Tổng quan về giáo dục ở mầm non Vĩnh Quỳnh hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục ở trường mầm non Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

2.1. Khái quát về đặc điểm kinh tế, xã hội và giáo dục huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội

2.1.1. Vị trí địa lý, dân số, lao động huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội

Huyện Thanh Trì nằm ven phía Nam và Đông Nam Hà Nội, giáp các quận: Thanh Xuân (phía Tây Bắc), Hoàng Mai (phía Bắc), Hà Đông (phía Tây), huyện Gia Lâm và huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên với Sông Hồng là ranh giới tự nhiên (phía Đông), huyện Thanh Oai và huyện Thường Tín (phía Nam).

Huyện Thanh Trì nằm ở hữu ngạn sông Hồng, địa thế thấp dần về phía Đông Nam theo hướng dòng chảy của sông Hồng, trên địa bàn huyện có đoạn cuối của sông Tô Lịch chảy qua nối với sông Nhuệ ở phía Tây Nam. Địa hình của huyện Thanh Trì thấp với nhiều điểm trũng nhất là khu Đồng Trì. Sông Hồng nhiều lần chuyển dòng để lại vết tích những điểm trũng này là các ao, hồ, đầm. Tên huyện Thanh Trì và tên cổ Thanh Đàm có nghĩa “ao xanh” và “đầm xanh” chính là dựa vào đặc điểm địa hình của huyện. Do kỵ húy vua Lê Thế Tông nên đổi thành Thanh Trì.

Sau khi chia tách, diện tích huyện Thanh Trì chỉ còn 6.317,27 ha với dân số 147.788 người (2003), gồm thị trấn Văn Điển và 15 xã: Đại Áng, Đông Mỹ, Duyên Hà, Hữu Hòa, Liên Ninh, Ngọc Hồi, Ngũ Hiệp, Tả Thanh Oai, Tam Hiệp, Tân Triều, Thanh Liệt, Tứ Hiệp, Vạn Phúc, Vĩnh Quỳnh, Yên Mỹ; xã Tứ Hiệp thuộc huyện Thanh Trì còn lại 412,20 ha và 9.584 người.

2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế – xã hội huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội

Tình hình kinh tế.

Trước khó khăn chung của nền kinh tế, UBND huyện Thanh Trì đã thực hiện đồng bộ các giải pháp của Chính phủ, thành phố về tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất, xây dựng và triển khai cơ chế hỗ trợ phát triển kinh tế. Tổng giá trị sản xuất ước đạt 2.165 tỷ 622 trđ, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2014, đạt 100% kế hoạch. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo đúng hướng duy trì tỷ trọng công nghiệp đạt 62,9%, tăng tỷ trọng thương mại dịch vụ từ 22% lên 23,2%, giảm tỷ trọng nông nghiệp từ 14,1% xuống 13,9%. Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 28 trđ/người/năm, tăng 4,8 triệu đồng/người/năm so với năm 2014, đạt 112% kế hoạch. Tổng thu ngân sách trên địa bàn huyện 6 tháng đầu năm 2015 ước thực hiện 696 tỷ 135 trđ, đạt 126,09% so với dự toán thành phố giao, đạt 112,3% so với dự toán hội đồng nhân dân huyện giao so với cùng kỳ.

Về sản xuất nông nghiệp: Giá trị sản xuất nông nghiệp ước đạt 134 tỷ 379 trđ, tăng 2,7% so với cùng kỳ, đạt 100,7% kế hoạch. Giá trị sản xuất sản phẩm thu hoạch/ha đất nông nghiệp đạt 150 trđ, tăng 08 trđ so với năm 2014, đạt 115,3% kế hoạch.

Về sản xuất công nghiệp – xây dựng: Toàn huyện có 829 doanh nghiệp và 1.138 hộ sản xuất kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp – xây dựng. Bên cạnh đó, ngành dệt may tiếp tục có sự tăng trưởng, tăng 9,5%. Giá trị sản xuất công nghiệp xây dựng ngoài nhà nước ước đạt 1.515 tỷ 411 trđ, tăng 15,1% so với cùng kỳ, đạt 100,3% kế hoạch.

Về thương mại dịch vụ: Toàn huyện có 2.897 doanh nghiệp và 7.532 hộ sản xuất kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ. Giá trị thương mại dịch vụ ước đạt 515 tỷ 832 trđ, tăng 17,8% so với cùng kỳ, đạt 98,3% kế hoạch.

Tình hình văn hóa – xã hội

Thanh Trì là quê hương giàu truyền thống lịch sử, nơi đây là quê hương của Chu Văn An (1292 – 1370), Nguyễn Như Đổ (1424 – 1526), Ngô Thì Sĩ (1726 – 1780), Ngô Thì Nhậm (1746 – 1803)… Đây cũng là quê hương anh hùng trong các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng tổ quốc được Đảng và Nhà nước phong tặng các danh hiệu như: Anh hùng lực lượng vũ trang thời kì chống Pháp, Huân chương lao động hạng Nhất, Huân chương lao động hạng Nhì, Huân chương lao động hạng Ba, Cờ thi đua của Chính phủ và nhiều danh hiệu cao quý khác.

Chương trình xây dựng nông thôn mới tiếp tục được triển khai quyết liệt và có hiệu quả. Thanh Trì là 01 trong 04 huyện dẫn đầu thành phố về số xã đạt chuẩn nông thôn mới. Phong trào “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới” và phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được triển khai sâu rộng. Năm 2015, huyện được thành phố công nhận 06 xã đạt chuẩn nông thôn mới, có 88,5% số hộ đạt gia đình văn hóa, 76,5% thôn, làng văn hóa; 66% Tổ dân phố văn hóa [40].

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ: 

===>>>  Viết Thuê Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Quản Lý Giáo Dục

2.1.3. Khái quát giáo dục mầm non Huyện Thanh Trì

2.1.3.1. Quy mô mạng lưới trường lớp mầm non

Huyện Thanh Trì có 29 trường mầm non công lập với tổng số 15.168 trẻ. Trong đó có 27 trường mầm non hạng 1; 02 trường mầm non hạng 2 và 18 trường đạt chuẩn Quốc gia. Tỷ lệ trẻ Nhà trẻ ra lớp đạt khoảng 38%, tỷ lệ trẻ mẫu giáo ra lớp đạt khoảng 99%.

Quy mô trường lớp mầm non tiếp tục mở rộng và bước đầu đã đáp ứng được nhu cầu gửi trẻ của nhân dân địa bàn và yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục hiện tại và tương lai.

Bảng 2.1. Quy mô trường lớp mầm non công lập

Số lượng trẻ mầm non Huyện Thanh Trì luôn có sự biến động qua các năm học nhưng số lượng năm học sau luôn nhiều hơn năm học trước, sự khác nhau về số lượng có thể là do tốc độ phát triển của dân số, số lượng dân nhập cư hoặc do số trẻ tăng đột biến vào những năm mà dân gian quan niệm là đẹp (như trẻ sinh năm 2009, hoặc năm 2010). Luận văn: Tổng quan về giáo dục ở mầm non Vĩnh Quỳnh

Biểu đồ 2.1: Số lượng trẻ Nhà trẻ và Mẫu giáo toàn huyện trong 3 năm học

Biểu đồ 2.2: Quy mô trường, lớp mầm non công lập

Từ năm học 2013 – 2014 trở về trước, số lượng trường mầm non công lập của Huyện Thanh Trì chỉ có 26 trường. Nhưng đến năm học 2015 – 2016 có 03 ngôi trường mới khang trang đã được xây dựng xong nâng tổng số trường Mầm non công lập của huyện Thanh Trì lên 29 trường. Ngoài ra việc sửa chữa cải tạo 8 trường mầm non cũng được UBND huyện Thanh Trì khẩn trương thực hiện trong 3 tháng hè của năm 2015 đã làm thay đổi lớn diện mạo, cơ sở vật chất các trường mầm non công lập.

Bảng 2.2. Thực trạng cơ sở vật chất GD mầm non toàn Huyện

Cơ sở vật chất giáo dục mầm non huyện Thanh Trì trong những năm qua đã được quan tâm, đầu tư xây dựng theo yêu cầu chuẩn, từng bước mở rộng quy mô xong vẫn bộc lộ nhiều hạn chế như vẫn còn một số phòng học chưa được kiên cố, số lượng phòng phục vụ học tập (phòng giáo dục thể chất, phòng nghệ thuật, phòng đa chức năng, phòng máy tính..) còn ít so với nhu cầu, một số trường có số lượng lớp học vượt quá so với quy định do một số trường mầm non huyện Thanh Trì nằm trong địa bàn đông dân cư, diện tích chật hẹp, chưa tách trường. Hiện nay 16/16 xã, thị trấn đều có 1-2 trường mầm non công lập nhưng chỉ đáp ứng được chỉ tiêu tuyển sinh của dân cư tại địa bàn, việc gửi con của dân nhập cư chủ yếu là gửi con ở trường tư thục. Quy mô trường lớp mầm non bước đầu đã đáp ứng được nhu cầu gửi trẻ của nhân dân địa bàn và yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục hiện tại và tương lai.

2.1.3.2. Đội ngũ CBQL và giáo viên mầm non

Tổng số Cán bộ quản lý, Giáo viên, Nhân viên: 1.653 người, trong đó: Cán bộ quản lý: 86; Giáo viên biên chế: 1.077 cô (giáo viên nhà trẻ: 211 cô; Giáo viên mẫu giáo: 866 cô ). Nhân viên 534 cô. Tỷ lệ đạt chuẩn: Cán bộ quản lý và Giáo viên đạt chuẩn 100%. Trong đó, CBQL có trình độ trên chuẩn: 100% tăng 1,2%; Giáo viên trên chuẩn 51%. Giáo viên dạy lớp 5 tuổi đạt chuẩn 100%, trên chuẩn 57,8%. 100% giáo viên được đánh giá chuẩn nghề nghiệp Giáo viên mầm non. Tỉ lệ giáo viên nhà trẻ trên lớp đạt 3,2 GV/1 lớp; tỉ lệ giáo viên mẫu giáo đạt 2,9 GV/ 1 lớp.

Phòng GD & ĐT luôn chú trọng công tác bồi dưỡng đội ngũ, nâng cao chất lượng đội ngũ song song với chuẩn hóa về cơ sở vật chất. Thực hiện đổi mới trong kế hoạch bồi dưỡng: Đối với giáo viên bồi dưỡng chuyên sâu theo chuyên đề về phương pháp, tổ chức hoạt động giáo dục. Đối với CBQL bồi dưỡng hướng dẫn các chuyên đề kỹ năng quản lý nhằm trang bị, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ quản lý.

2.1.3.3. Đẩy mạnh đổi mới hoạt động giáo dục; nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giáo dục mầm non Luận văn: Tổng quan về giáo dục ở mầm non Vĩnh Quỳnh

100% các cơ sở giáo dục mầm non thực hiện chương trình GDMN mới với 784 nhóm, lớp. 100% lớp 5 tuổi triển khai có hiệu quả Bộ chuẩn PTTENT

Các chuyên đề trọng tâm của năm học đó là giáo dục Âm nhạc, Tạo hình, Phát triển vận động.

Tổng số chuyên đề đã tổ chức cấp huyện, trường:

Cấp trường số chuyên đề: 439 lượt với số người dự: 3620

Cấp huyện số chuyên đề: 47 lượt với số người dự: 2.218

Với chất lượng đại trà: Toàn cấp học tích cực triển khai năm thứ 3 thực hiện chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non giai đoạn 2013-2016”, tạo nên phong trào thi đua trong các trường, mỗi nhà trường đều cố gắng tận dụng diện tích để xây dựng khu chơi phát triển vận động với nhiều loại đồ chơi s n có và tự tạo, tăng cường nội dung phát triển vận động hàng ngày giúp trẻ nâng cao thể lực.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin được đẩy mạnh, cấp học mầm non hiện có: 543 máy tính tăng 15 máy so với cùng kỳ năm trước. 100% trường mầm non được nối mạng Internet, nhiều trường xây dựng và duy trì trang Web của trường, cài đặt phần mềm phục vụ công tác quản lý trường mầm non (phần mềm quản lý học sinh, quản lý tài chính, quản lý nuôi dưỡng…), đầu tư bảng tương tác. Tỷ lệ máy tính bình quân 19 máy/trường, 100% đội ngũ cán bộ quản lý biết ứng dụng công nghệ thông tin; 95% đội ngũ giáo viên biết ứng dụng công nghệ thông tin.

Các trường thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 2325/CT-BGDĐT ngày 28 tháng 6 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc chấn chỉnh tình trạng dạy học trước chương trình lớp 1 và tuyệt đối không tổ chức hướng dẫn trẻ tập tô, viết chữ. Chỉ đạo thực hiện lồng ghép hiệu quả các nội dung giáo dục trong thực hiện chương trình GDMN.

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả việc lồng ghép các nội dung GDATGT, GDBVMT, giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và công tác phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ thiên tai.

Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục an toàn giao thông tiếp tục được các trường dạy lồng ghép, phù hợp các nội dung chăm sóc, giáo dục trẻ một cách thường xuyên, đem lại hiệu quả cao. Trẻ mẫu giáo đa số có kỹ năng, thái độ tốt trong việc giữ gìn vệ sinh cá nhân và bảo vệ môi trường.

Hầu hết giáo viên đã quan tâm vận dụng nguyên vật liệu s n có địa phương để tạo ra đồ chơi, dùng dạy học vừa góp phần bảo vệ môi trường. Tích cực xây dựng môi trường trong, ngoài lớp xanh, sạch, đẹp. Tổ chức các hoạt động tích cực giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và ý thức tham gia giao thông cho trẻ mầm non phù hợp.

2.2. Sơ lược về trường mầm non Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội Luận văn: Tổng quan về giáo dục ở mầm non Vĩnh Quỳnh

2.2.1. Quy mô trường lớp

Trường mầm non Vĩnh Quỳnh, Huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội theo báo cáo năm học 2015 – 2016 với tổng số trẻ là 604 trẻ với 13 lớp được chia ra như sau:

Bảng 2.3. Quy mô lớp học trường mầm non Vĩnh Quỳnh

Với số lớp như trên, trường mầm non Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội có số lớp phù hợp với quy định về số lớp trong trường mầm non để đảm bảo chất lượng chăm sóc trẻ của nhà trường và hướng tới trường đạt chuẩn quốc gia.

2.2.2. Đội ngũ giáo viên, đội ngũ cán bộ quản lý

Như tất cả các nhà trường ở các bậc học, đội ngũ trong trường mầm non bao gồm tất cả các CBGVMN đang làm việc. Họ là lực lượng trực tiếp thực hiện công tác CSGD trẻ, tuyên truyền phổ biến kiến thức CSGD trẻ theo khoa học cho cộng đồng. Vì vậy có thể nói đội ngũ của nhà trường có vai trò quyết định chất lượng hoạt động của nhà trường và quảng bá GDMN trong toàn xã hội. Đội ngũ ổn định về số lượng, có chất lượng sẽ giúp nhà trường phát triển bền vững.

2.2.2.1. Về số lượng Luận văn: Tổng quan về giáo dục ở mầm non Vĩnh Quỳnh

Bảng 2.4: Biến động số lượng CBGVNV

Qua các bảng số liệu trên ta thấy số lượng giáo viên của nhà trường tăng, nhưng đi kèm với đó là số lượng trẻ có nhu cầu vào trường cũng tăng lên vì vậy định mức số trẻ /01 GV không giảm. Để đảm bảo chất lượng giáo dục trong những năm tới cần đảm bảo duy trì định mức trẻ trên một giáo viên để đảm bảo chất lượng giáo dục của nhà trường. Qua các bảng số liệu trên ta thấy số lượng trẻ tăng theo từng năm vậy số lượng giáo viên cũng phải tăng theo từng năm. Trường hiện nay là đơn vị tự chủ về tài chính vì vậy khi nhận thêm giáo viên thì có thể lương sẽ không đủ chi trả hoặc lương của cán bộ giáo viên sẽ thấp đi vì khi tự chủ về tài chính với mức thu phí học sinh hiện nay sẽ rất khó để cân đối.

Với mức lương thấp đồng nghĩa với việc số lượng giáo viên bỏ nghề sẽ có chiều hướng tăng lên. Vì vậy để đảm bảo giải quyết mâu thuẫn giữa yêu cầu ngày càng cao về số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên với mức lương đảm bảo để họ yêu nghề và gắn bó với nghề, đòi hỏi phải có quy hoạch đội ngũ giáo viên mầm non của nhà trường với những giải pháp thiết thực, cụ thể mang tính chiến lược nhằm đẳm bảo đủ giáo viên, tránh tình trạng thiếu giáo viên.

2.2.2.2. Chất lượng đội ngũ:

Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đảm bảo đủ điều kiện theo quy định trong điều lệ trường mầm non. 100% giáo viên có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn. Hàng năm có từ 6 – 10 CBGVNV đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở và có từ 4 – 8 sáng kiến kinh nghiệm được xếp loại cấp Thành phố; 100% giáo viên đạt loại Xuất sắc và Khá theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non.

100% giáo viên đứng lớp có trình độ tin học cơ bản, 10% có trình độ tin học nâng cao. Các tổ chuyên môn hoạt động nề nếp theo quy định của Điều lệ trường mầm non; Nhà trường tổ chức định kỳ các hoạt động: trao đổi chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề, tham quan học tập kinh nghiệm và có báo cáo đánh giá cụ thể đối với từng hoạt động;

Các giáo viên tham gia đầy đủ các hoạt động chuyên môn, chuyên đề và hoạt động xã hội do nhà trường và Ngành tổ chức.

Phong trào ứng công nghệ thông tin trong chăm sóc và giáo dục trẻ được triển khai trong toàn trường đạt hiệu quả cao.

Bảng 2.6. Biến động về trình độ đội ngũ cán bộ giáo viên

Từ số liệu báo cáo và Bảng thống kê trên có thể khẳng định rằng trong những năm qua, sự ổn định về chất lượng cũng như tốc độ chuẩn hóa giáo viên trường mầm non Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội diễn ra nhanh và liên tục. Tính từ năm 2013 đến nay trung bình mỗi năm số giáo viên đạt trên chuẩn tăng khoảng 5%. Tuy nhiên, số lượng giáo viên đạt trên chuẩn còn thấp so với mức trung trong các trường mầm non trên địa bàn huyện Thanh Trì.

2.3. Tổ chức nghiên cứu thực trạng Luận văn: Tổng quan về giáo dục ở mầm non Vĩnh Quỳnh

2.3.1. Mục đích khảo sát thực trạng

Nhằm đánh giá một cách khách quan thực trạng hoạt động giáo dục và công tác quản lý hoạt động giáo dục ở trường mầm non Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.

2.3.2. Nội dung khảo sát

Thực trạng nhận thức của CBQL, giáo viên và PHHS về vai trò và tầm quan trọng của HĐGD trẻ trong trường mầm non.

Thực trạng và mức độ thực hiện các hoạt động giáo dục, hình thức tổ chức giáo dục, phương pháp giáo dục và môi trường giáo dục trẻ. Từ đó đánh giá thực trạng chất lượng giáo dục trẻ tại trường mầm non Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.

Thực trạng các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ở trường mầm non Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội và những nguyên nhân của thực trạng.

2.3.3. Hình thức khảo sát

Khảo sát bằng phiếu hỏi và trực tiếp quan sát, phỏng vấn, thăm lớp thuộc đối tượng khảo sát. Xây dựng mẫu phiếu hỏi hướng vào các nội dung cần khảo sát. Tác giả xây dựng 01 mẫu phiếu khảo sát dành cho đối tượng là CBQL, 01 mẫu phiếu khảo sát dành cho giáo viên mầm non và 01 mẫu phiếu khảo sát dành cho PHHS.

Thu thập các phiếu hỏi và xử lý kết quả.

2.3.4. Đối tượng khảo sát: Mẫu khảo sát

Để có cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục của Ban giám hiệu trường trường mầm non Vĩnh Quỳnh, tác giả đã tiến hành khảo sát lấy ý kiến của 03 CBQL (3/3 CBQL đạt 100%), 74 giáo viên (74/74 giáo viên đạt 100%) và 60 phụ huynh (mỗi khối 15 phụ huynh/4 khối lớp) của trường mầm non Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. Luận văn: Tổng quan về giáo dục ở mầm non Vĩnh Quỳnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ: 

===>>> Luận văn: Thực trạng hoạt động giáo dục ở trường Vĩnh Quỳnh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0906865464