Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Tổng quan giáo dục ở các trường dân tộc nội trú hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh các trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THCS tỉnh Bình Phước dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
2.1. Khái quát về tình hình kinh tế – xã hội và giáo dục tỉnh Bình Phước
2.1.1. Tình hình kinh tế – xã hội
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: Bình Phước là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, có đường biên giới tiếp giáp với Vương quốc Campuchia dài 260,433km. Là địa bàn trung chuyển giữa Nam Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ, nên tỉnh có địa hình rất đa dạng, gồm cả địa hình cao nguyên, đồi núi và đồng bằng. Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh hiện nay là 6.876,6 km² với dân số hơn 956.400 người. Đây là nơi định cư và sinh sống của 41 dân tộc, trong đó dân tộc thiểu số là 191.431 người chiếm 20,14%, đa số là người Xtiêng, Khmer, và một số ít người Hoa, Nùng, Tày,… Luận văn: Tổng quan giáo dục ở các trường dân tộc nội trú
Là tỉnh có nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp và là nơi tập trung nhiều dân tộc thiểu số có trình độ dân trí, kỹ thuật sản xuất còn thấp, nên mặc dù có nguồn tài nguyên thiên nhiên khá phong phú, nhưng Bình Phước vẫn đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức.
2.1.2. Tình hình phát triển giáo dục của tỉnh Bình Phước
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Phước lần thứ X (2015) đã nêu ra những nét khái quát nhất về tình hình GD-ĐT ở tỉnh Bình Phước giai đoạn 2010 – 2015 như sau :
- Về thành tựu: Sự nghiệp GD-ĐT chuyển biến tích cực theo hướng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đi đôi với giáo dục mũi nhọn, góp phần đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài phục vụ phát triển KT-XH của tỉnh. Mạng lưới trường lớp, quy mô, chất lượng GD-ĐT tiếp tục phát triển ở các ngành học, cấp học,…vv.
- Về hạn chế: Đội ngũ nhà giáo, CBQL còn thiếu về số lượng, chất lượng không đồng đều; CSVC phục vụ cho GD-ĐT còn thiếu…vv.
Trên lĩnh vực văn hóa – xã hội, công tác giải quyết việc làm và đào tạo nghề đạt chỉ tiêu đề ra; công tác an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo được các cấp các ngành và toàn xã hội quan tâm; công tác văn hoá xã hội có nhiều hoạt động thiết thực; chất lượng giáo dục tiếp tục được nâng lên; công tác y tế nhìn chung các chỉ tiêu về chuyên môn hoàn thành kế hoạch được giao; công tác chăm lo cho đồng bào dân tộc thiểu số luôn được quan tâm.
Đến năm 2017, có 100% phường, thị trấn, xã đạt chuẩn quốc gia phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; 23/111 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2 và 88/111 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3; duy trì 111/111 xã, phường, thị trấn đạt phổ cập giáo dục trung học cơ sở; 9/111 xã, phường, thị trấn đạt phổ cập THPT, tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia 28,36% (Sở GD&ĐT tỉnh Bình Phước, 2017).
Cần phải khẳng định rằng, trong một thời gian dài, đội ngũ GV đã đóng vai trò quyết định trong việc phát triển hệ thống các trường pho thông, góp phần vào việc phát triển quy mô trường lớp, hoàn thành mục tiêu xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực phục vụ cho công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.
Công tác giáo dục dân tộc tiếp tục được quan tâm, toàn ngành hiện có 01 trường PTDTNT THPT, 01 trường PTDTNT THCS&THPT, 04 trường PTDTNT THCS. Các đơn vị tập trung vào việc nâng cao chất lượng dạy, học và tổ chức đời sống cho học sinh các trường PTDTNT (Sở GD&ĐT tỉnh Bình Phước, 2017).
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Dịch Vụ Viết Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Quản Lý Giáo Dục
2.1.3. Đặc điểm tình hình các trường Phổ thông dân tộc nội trú Trung học cơ sở Bình Phước Luận văn: Tổng quan giáo dục ở các trường dân tộc nội trú
2.1.3.1. Quá trình hình thành và phát triển
Trường PTDTNT THCS Bù Đăng được thành lập năm 1991 theo Quyết định số 60/QĐ-UB ngày 01 tháng 4 năm 1991 của UBND huyện Bù Đăng tỉnh Sông Bé. Trường đóng tại số 17 Khu Hòa Đồng, thị trấn Đức Phong, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước. Năm đầu tiên thành lập, trường có 12 cán bộ, giáo viên, công nhân viên và 101 học sinh. Ban đầu trường có tên là trường PTDTNT Bù Đăng và chỉ có bậc tiểu học, đến năm 1998 trường được nâng cấp lên bậc THCS. Là loại hình trường chuyên biệt nằm trong hệ thống các trường phổ thông công lập của Nhà nước. Nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường là nuôi dạy con em đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện nhằm làm cơ sở tạo nguồn cán bộ người đồng dân tộc thiểu số cho huyện. Trường có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội và củng cố an ninh quốc phòng vùng dân tộc thiểu số của huyện Bù Đăng. Hằng năm số học sinh con em đồng bào dân tộc thiểu số học tập tại trường có khoảng 10 đến 12 thành phần dân tộc trong đó phần lớn là con em đồng bào dân tộc thiểu số như Stiêng, Mnông. Qua hơn 25 năm phấn đấu xây dựng và trưởng thành, với nhiệm vụ vẻ vang mà Đảng và Nhà nước giao phó, tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường đã nỗ lực phấn đấu thực hiện các nhiệm vụ chiến lược mang lại nhiều thay đổi tích cực và đã đạt được nhiều kết quả vượt bậc trong các hoạt động nuôi, dạy và học, xây dựng đội ngũ, phát triển cơ sở vật chất …đến năm học 2017 – 2018 nhà trường hiện có 08 lớp với 268 học sinh và 54 cán bộ, giáo viên, công nhân viên. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên có năng lực, phẩm chất đạo đức tốt với mục tiêu “Tất cả vì học sinh thân yêu”. Tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên đã đoàn kết nhất trí, phấn đấu không ngừng để vượt qua những khó khăn trở ngại, tìm ra những giải pháp hữu hiệu, đưa nhà trường vững bước tiến lên.
Đặc biệt, trường được Ủy ban Nhân dân tỉnh công nhận đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2014 – 2019. Năm học 2015 – 2016, Trường được Sở GD – ĐT Bình Phước công nhận đạt chuẩn Kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ III. Đây là cấp độ cao nhất và là trường đầu tiên trong huyện đạt được.
Bằng sự nỗ lực của thầy và trò, chất lượng giảng dạy của trường luôn bằng hoặc cao hơn các trường THCS trong huyện cụ thể: Học lực học sinh khá, giỏi luôn đạt trên 50%. Ngoài ra thành tích học sinh giỏi huyện, tỉnh các môn như Ngữ văn, Lịch sử, Tin học, Giáo dục công dân, máy tính Casio, Violympic Toán học luôn được giữ vững. Luận văn: Tổng quan giáo dục ở các trường dân tộc nội trú
Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THCS Bình Long được thành lập từ năm 1992 theo Quyết định số 60/QĐ-UB ngày 31/10/1992 của UBND tỉnh Sông Bé (cũ), với nhiều cấp học khác nhau và được chuyển thành chính thức là cấp học THCS từ năm 2001. Đây là loại hình trường đặc thù, chuyên biệt nằm trong hệ thống các trường phổ thông công lập của Nhà nước, có nhiệm vụ giáo dục, đào tạo con em đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn thị xã Bình Long và huyện Hớn Quản nhằm tạo nguồn cán bộ là người đồng bào dân tộc thiểu số cho địa phương.
Trải qua hơn 25 năm hình thành và phát triển trong điều kiện còn gặp nhiều khó khăn, thử thách song thầy và trò Nhà trường đã cố gắng, nỗ lực ðoàn kết một lòng, ra sức thi đua dạy tốt, học tốt. 100% đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường đều đạt chuẩn và trên chuẩn, nhiệt huyết, có tinh thần trách nhiệm, hết lòng vì học sinh thân yêu. Công tác giáo dục đạo đức, rèn luyện kỹ năng sống, xây dựng và hình thành nhân cách cho cho học sinh luân được chú trọng. Các phong trào thi đua các cuộc vận động được triển khai thực hiện có hiệu quả; chất lượng giáo dục đào tạo trong nhà trường được nâng cao và đi vào thực chất hơn, hàng năm có trên 50% tỷ lệ học sinh đạt học lực khá – giỏi, học sinh yếu kém dưới 3%, hạnh kiểm xếp loại tốt, khá đều đạt trên 97%. Tập thể sư phạm nhà trường luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Từ khi thành lập đến nay Nhà trường vinh dự 2 lần được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đặc biệt, năm học 2015 – 2016 trường được UBND tỉnh Bình Phước công nhận đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2016 – 2021.
Trường PTDTNT THCS Lộc Ninh được thành lập từ năm 1997 trên cơ sở trường Bổ túc Văn hóa huyện. Là ngôi trường đặc thù ở vùng biên giới, hơn 20 năm qua, Trường là nơi ươm mầm, chắp cánh ước mơ cho nhiều thế hệ học sinh dân tộc thiểu số 2 huyện Lộc Ninh và Bù Đốp. Trường hiện có tổng số học sinh 169/107 nữ với 08 thành phần Dân tộc: Stiêng, Khmer, Tày, Nùng, Mường, Thái, Sán Dìu và DT Kinh được chia thành 5 lớp. Tổng số CB, GV, NV: 34, trong đó CBQL: 03; giáo viên 19; nhân viên: 12.
Trường PTDT nội trú THCS Đồng Phú được thành lập năm 2011, tọa lạc ngay tại Khu phố Tân An – Thị trấn Tân Phú – huyện Đồng Phú – tỉnh Bình Phước với diện tích 23000 m2. Là loại hình trường chuyên biệt nằm trong hệ thống các trường phổ thông công lập của Nhà nước. Nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường là nuôi dạy con em đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện nhằm làm cơ sở tạo nguồn cán bộ người đồng dân tộc thiểu số cho 3 huyện, thị: Đồng Phú, Phú Riềng và thị xã Đồng Xoài. Trường có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội và củng cố an ninh quốc phòng vùng dân tộc thiểu số của ba huyện, thị trên. Qua hơn 5 năm đi vào họat động, tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường đã khắc phục khó khăn hòan thành xuấc sắc nhiệm vụ được giao.
Hiện nay, trường có 58 cán bộ, giáo viện, nhân viên, trong đó 31 người có trình độ đại học, 5 cao đẳng, 2 trung cấp… trường có 9 phòng học, 7 phòng chức năng, 24 phòng ký túc xá được trang bị đầy đủ các trang thiết bị cho học sinh học tập, ăn – ở, vui chơi, nghỉ ngơi.
Ngoài công tác tăng cường đầu tư nâng cao chất lượng dạy và học nhà trường còn đặc biệt quan tâm đến việc chăm sóc đời sống vật chất lẫn tinh thần cho học sinh. Các họat động ngoại khóa được nhà trường chú trọng, các em học ̣sinh được giao lưu học tập với các trường dân tộc nội trú khác, được tham dự hội thi về văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao trong hệ thống các trường dân tộc nội trú ở khu vực 2 năm 1lần và toàn quốc 4 năm 1lần để tuyển chọn nhằm phát huy năng khiếu, đào tạo nhân tài trong học sinh dân tộc thiểu số và qua đó còn là dịp để học tập trao đổi, giao lưu đoàn kết để duy trì và phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp trong đại gia đình 54 dân tộc anh em. Ngoài việc học tập các bộ môn văn hóa các em còn thường xuyên được luyện tập văn nghệ, thể dục thể thao và tham gia tích cực phục vụ cho địa phương vào các dịp lễ hội và đạt được nhiều thành tích cao về văn nghệ, thể dục, thể thao trong các kỳ hội diễn của ngành hoặc các kỳ dự giải ở cụm trường DTNT trong tỉnh.
2.1.3.2. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên Luận văn: Tổng quan giáo dục ở các trường dân tộc nội trú
Năm học 2017 – 2018 các trường PTDTNT THCS Bình Phước có 203 CBQL – GV, nhân viên trong đó có 12 là CBQL các cấp và 72 GV trực tiếp giảng dạy ở các khối lớp. Với nhiều biện pháp nâng cao chất lượng trong công tác đào tạo bồi dưỡng, trình độ cho đội ngũ GV đến nay 100% GV trong nhà trường đều có trình độ đại học (trong đó có 02 thạc sỹ), 09 GV đang theo học cao học.
Bảng 2.1. Đội ngũ CB-GV-NV của các trường PT DTNT THCS tỉnh Bình Phước năm học 2017 – 2018
100% cán bộ, giáo viên, nhân viên các trường luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, thực hiện tốt công tác dân chủ hóa trong trường học, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Chất lượng đội ngũ CBQL- GV, nhân viên không ngừng được nâng lên. 100% GV xếp loại chuyên môn khá, giỏi trong đó có 9 thầy cô đạt GV dạy giỏi cấp tỉnh. Với tổng số 71 đảng viên, sinh hoạt ở 4 chi bộ; 04 tổ chức công đoàn cơ sở với 193 đoàn viên và lao động; 04 tổ chức đoàn thanh niên với 67 đoàn viên.
Không chỉ là thầy, cô mà cán bộ, giáo viên nhân viên còn đóng vai trò là cha, mẹ của học sinh, chính vì thế ngoài việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thì mỗi thầy cô còn phải hiểu biết phong tục tập quán, văn hóa của mỗi một dân tộc để có thể hiểu được, gần gũi quan tâm các em, thật sự là chỗ dựa tin cậy cho các em khi các em sinh sống và học tập trong môi trường nội trú. Bên cạnh đó nhà trường còn có các đồng chí ở tổ nuôi dưỡng, tổ hành chính, y tế đủ về số lượng và đảm bảo yêu cầu các chuyên môn, chăm lo nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe cho học sinh đảm bảo theo yêu cầu đặt ra.
2.1.3.3. Tình hình học sinh
Tổng số học sinh của 4 trường PTDTNT THCS Bình Phước là 939 em, trong đó 95% là người dân tộc thiếu số (gồm các dân tộc: Xtiêng, Mnông, Khơme, Châu mạ, Châu Ro, Tày, Nùng, Thái, Hoa, Mường, Dao, Cao Lan). Phong tục tập quán của các em trong nếp sống, sinh hoạt rất khác nhau. Đa số các em sinh ra và lớn lên ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa, nơi điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn, giáo dục chưa phát triển. Nhiều em chăm ngoan, ý thức tốt là nòng cốt cho các em khác học tập và noi theo. Song vẫn có nhiều em năng lực nhận thức không đồng đều, khả năng tư duy còn hạn chế. Một số ít chưa chăm chỉ học tập, chưa xác định động cơ học tập, còn vi phạm nội quy nhà trường.
Các phong tục tập quán cũng có ảnh hưởng xấu nhất định đến nền nếp sinh hoạt của học sinh như: tác phong chậm chạp, uống rượu, hút thuốc lá, yêu đương sớm. Với chức năng là đào tạo học sinh dân tộc trong toàn tỉnh, vì vậy các nhà trường luôn chú trọng công tác giáo dục toàn diện cho các em học sinh. Để khắc phục những khó khăn này, các nhà trường luôn đẩy mạnh sự kết hợp giữa giáo dục đạo đức với giáo dục VHDT thông qua giờ học chính khoá và các hoạt động ngoại khóa, đặc biệt là các hoạt động theo các ngày chủ điếm trong năm học do nhà trường, Chi đoàn thanh niên và Liên Đội phối hợp tổ chức.
Bảng 2.2. Học sinh các trường PT DTNT THCS tỉnh Bình Phước năm học 2017 – 2018
2.2. Tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh tại các trường PTDTNT THCS Bình Phước Luận văn: Tổng quan giáo dục ở các trường dân tộc nội trú
Để tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh tại các trường PTDTNT THCS Bình Phước, tôi tiến hành thực hiện phương pháp khảo sát điều tra bằng bảng hỏi
2.2.1. Mẫu khảo sát
Để tìm hiểu thực trạng quản lý hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh tại các trường PTDTNT THCS Bình Phước, tôi đã tiến hành khảo sát trên 3 nhóm đối tượng là cán bộ quản lý, giáo viên (HT, PHT, TTCM, tổ phó chuyên môn và GV) học sinh và cha mẹ học sinh ở 4 trường là PTDTNT THCS Bù Đăng (mã hóa là trường A), PTDTNT THCS Bình Long (mã hóa là trường B), PTDTNT THCS Đồng Phú (mã hóa là trường C) và PTDTNT THCS Lộc Ninh (mã hóa là trường D). Để đảm bảo số lượng khảo sát, chúng tôi chọn 100 CBQL – GV (Phụ lục 1), cụ thể như sau:
Bảng 2.3. Thống kê mẫu khảo sát CBQL và GV
Qua bảng trên cho thấy, đối tượng khảo sát bao gồm cả HT, PHT, tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, GVBM, GVCN với các đặc điểm đa dạng, phong phú. Điều đó, cho phép đề tài thu được các thông tin toàn diện về thực trạng hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh tại các trường PTDTNT THCS Bình Phước.
Mẫu khảo sát với đối tượng là HS gồm 200 HS: 50 HS của trường PTDTNT THCS Bù Đăng, 50 HS của trường PTDTNT THCS Bình Long, 50 HS của trường PTDTNT THCS Đồng Phú và 50 HS của trường PTDTNT THCS Lộc Ninh. Trong mỗi đơn vị nghiên cứu, đảm bảo tỷ lệ về giới tính, lứa tuổi, thành phần dân tộc của các khối lớp (Phụ lục 2).
Mẫu khảo sát với đối tượng là CMHS gồm 200 CMHS: 50 CMHS trường PTDTNT THCS Bù Đăng, 50 CMHS trường PTDTNT THCS Bình Long, 50 CMHS trường PTDTNT THCS Đồng Phú và 50 CMHS trường PTDTNT THCS Lộc Ninh. Trong mỗi đơn vị nghiên cứu, đảm bảo tỷ lệ về giới tính, lứa tuổi, thành phần dân tộc (Phụ lục 3).
2.2.2. Thiết kế bảng hỏi Luận văn: Tổng quan giáo dục ở các trường dân tộc nội trú
Để tìm hiểu thực trạng quản lý hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh tại các trường PTDTNT THCS Bình Phước, tôi đã xây dựng bảng hỏi dựa trên cơ sở lý luận về hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh đã được xây dựng ở chương I.
- Bảng hỏi dành cho CBQL, GV (Phụ lục 1) gồm 13 câu hỏi.
- Bảng hỏi dành cho HS (phụ lục 2) gồm 5 câu hỏi
- Bảng hỏi dành cho CMHS (phụ lục 3) gồm 5 câu hỏi
Phương pháp xử lý số liệu thu được từ bảng hỏi
- Trình tự xử lý: Sau khi thu phiếu trưng cầu ý kiến, chúng tôi tiến hành làm sạch dữ liệu, đánh số thứ tự các phiếu trưng cầu ý kiến và sử dụng phần mềm thống kê IBM SPSS 20.0 (Statistical Package for the Social Sciences) để xử lý số liệu, từ đó đánh giá, nhận xét và rút ra kết luận về quản lý hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh tại các trường PTDTNT THCS Bình Phước.
- Các chỉ số thống kê được sử dụng bao gồm: Bảng phân bố tần số (Frequencies), tỉ lệ phần trăm (%); trị trung bình (Mean) (TTB); độ lệch chuẩn (Std. Deviation) (ĐLC); số trung vị (Median); số yếu vị (Mode); hệ số tương quan tuyến tính Pearson (Rp); kiểm định trung bình (T-Test).
- Về cách tính trị trung bình và ý nghĩa của trị trung bình:
Giá trị khoảng cách: (Maximum-Minimun)/n = 0,67. Đối với thang đo Likert bậc 3 sắp theo mức độ tăng dần: Điểm số được quy đổi theo thang bậc 3. Điểm thấp nhất là 1, cao nhất là 3 và chia làm 3 mức, theo đó ta có cách cho điểm như sau:
- 1 điểm: Không thực hiện/ Không hiệu quả/ Không quan trọng/Không ảnh hưởng/Không cần thiết.
- 2 điểm: Thỉnh thoảng/ Bình thường/Quan trọng/ Ít ảnh hưởng/ Cần thiết.
- 3 điểm: Thường xuyên/ Tốt/ Ảnh hưởng nhiều/ Rất quan trọng/ Rất cần thiết.
Với mỗi câu hỏi đo theo 3 mức độ là 1, 2, 3 như đã nêu ở trên, về mặt lý thuyết giá trị nhỏ nhất là 1, lớn nhất là 3. Như vậy, mức bình quân là 2,0. Người nghiên cứu dựa vào số Trung bình ( X ) để xếp loại từng nội dung quản lý cụ thể với 3 mức như sau:
Bảng 2.4. Quy ước xử lý thông tin phiếu khảo sát
X : Điểm trung bình
Xi: Điểm mức độ Xi
Ki: Số người cho điểm ở mức Xi
n: Số người tham gia đánh giá Luận văn: Tổng quan giáo dục ở các trường dân tộc nội trú
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Luận văn: Thực trạng giáo dục văn hóa dân tộc cho học sinh
Dịch Vụ Viết Luận Văn Ngành Luật 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://vietluanvanluat.com/ – Hoặc Gmail: vietluanvanluat@gmail.com