Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Thực trạng văn hóa ứng xử của học sinh THCS hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh trường THCS trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh trường THCS trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương
Thực trạng hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh trường THCS trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương được nghiên cứu theo tiếp cận các nội dung của quản lý, phân tích ở 2 khía cạnh: mức độ đồng ý và mức độ thường xuyên trong công tác quản lý, được trình bày từ kết quả tổng quát đến kết quả cụ thể. Luận văn: Thực trạng văn hóa ứng xử của học sinh THCS
2.3.1. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV về mục đích của hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh trong trường THCS
Để tìm hiểu mức độ đồng ý về mục đích của hoạt động quản lý giáo dục VHUX cho học sinh ở các trường THCS trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương, tác giả tiến hành khảo sát đội ngũ CBQL, GV kết quả được tổng hợp ở bảng bên dưới:
Bảng 2.5. Mức đồng ý của CBQL, GV về mục đích GD VHUX cho HS
Qua Bảng 2.5 cho thấy:
Nhìn chung, biểu hiện đánh giá của CBQL và GV về mục đích của giáo dục VHUX đều ở mức đồng ý và hoàn toàn đồng ý, điểm TB dao động từ 4.16 đến 4.45; xếp vị trí cao nhất là góp phần xây dựng văn hóa trường học lành mạch, thân thiện, tiếp theo là giáo dục học sinh có lối sống văn hóa, xếp vị trí thấp nhất là học sinh có ý thức học tập, không vi phạm nội quy, quy định trong trường, trong lớp.
Tóm lại, qua kết quả đánh giá của CBQL và GV, cho thấy họ hoàn toàn đồng ý về 11 mục đích của hoạt động GD VHUX cho học sinh.Tuy nhiên vẫn còn một số CBQL, GV không đồng ý hoặc đồng ý một phần với 11 mục đích GD VHUX này.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Dịch Vụ Viết Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Quản Lý Giáo Dục
2.3.2. Thực trạng về nội dung giáo dục VHUX cho học sinh ở các trường THCS trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương. Luận văn: Thực trạng văn hóa ứng xử của học sinh THCS
Để tìm hiểu về nội dung giáo dục VHUX cho học sinh ở các trường THCS trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương, tác giả tiến hành khảo sát đội ngũ CBQL, GV kết quả được tổng hợp ở bảng bên dưới:
Bảng 2.6. Thực trạng về các nội dung giáo dục văn hóa ứng xử
Tổng hợp ý kiến đánh giá của đội ngũ CBQL, GV ở các trường THCS trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương, qua 13 nội dung khảo sát thực trạng về các nội dung giáo dục VHUX cho học sinh với kết quả đạt điểm trung bình từ 4.23 đến 4.39 đạt mức độ đồng ý và hoàn toàn đồng ý. Trong đó nội dung Giáo dục cách chào hỏi, xưng hô với thầy cô giáo, nhân viên trong Nhà trường đạt điểm trung bình khảo sát 4.39 xếp thứ nhất. Tiếp theo là Không được có những lời nói, hành vi thiếu chuẩn mực đạo đức, vô lễ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự của cán bộ, giáo viên, nhân viên và người lớn tuổi trong Nhà trường và nội dung xếp hạng thấp nhất là Biết sử dụng mạng internet, mạng xã hội… lành mạnh, không nói xấu, tuyên truyền nhằm bôi nhọ, kích động hận thù đối người khác, Biết nói lời hay ý đẹp, không vu khống, nói xấu bạn bè, Giáo dục ý thức phấn đấu không ngừng vươn lên trong học tập; biết tự học, tự nghiên cứu.
Như vậy, vẫn còn một số ý kiến không đồng ý và chỉ đồng ý một phần với các nội dung giáo dục VHUX cho học sinh. Như vậy về cơ bản CBQL và giáo viên đã nhận thức đúng đắn về sự cần thiết phải giáo dục VHUX cho học sinh đó cũng là điều kiện thuận lợi để nhà trường xây dựng và triển khai các nội dung giáo dục VHUX cho học sinh.
2.3.3. Thực trạng về hình thức giáo dục VHUX cho học sinh ở các trường THCS trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương. Luận văn: Thực trạng văn hóa ứng xử của học sinh THCS
Việc GD VHUX cho HS được lồng ghép vào các hình thức dạy học và hoạt động giáo dục trong nhà trường. Kết quả khảo sát về mức độ thường xuyên của các hình thức lồng ghép GD VHUX cho HS ở các trường THCS trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương, tác giả tiến hành khảo sát đội ngũ CBQL, GV kết quả được tổng hợp ở bảng bên dưới:
Bảng 2.7. Thực trạng về hình thức giáo dục VHUX
Qua Bảng 2.7 cho thấy:
Tổng hợp ý kiến đánh giá của đội ngũ CBQL, GV ở các trường THCS trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương, thực trạng về hình thức giáo dục VHUX, qua 8 nội dung khảo sát đạt điểm trung bình từ 3.86 đến 4.17 cho thấy hình thức giáo dục VHUX trong trường THCS được thực hiện thường xuyên, trong đó có nội dung Hình thức thông qua tiết sinh hoạt lớp chủ nhiệm với điểm trung bình khảo sát đạt 4.17 xếp thứ nhất. Tiếp theo là Thông qua các hoạt động sinh hoạt của Đội thiếu Niên Tiền Phong Hồ Chí Minh, Thông qua sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội, Thông qua hoạt động dạy học môn giáo dục công dân …
Như vậy, vẫn còn một số ý kiến cho rằng các hình thức GD VHUX diễn ra bình thường và không thường xuyên và có một ý kiến kiến khác cho rằng GD VHUX trong trường còn có hình thức “Thông qua mạng xã hội, truyền thông, báo chí” Như vậy về cơ bản CBQL và giáo viên đã thường xuyên thực hiện các hình thức về giáo dục VHUX cho học sinh.
2.3.4. Thực trạng về phương pháp giáo dục của giáo dục VHUX cho học sinh ở các trường THCS trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương
Để tìm hiểu về phương pháp giáo dục VHUX cho học sinh ở các trường THCS trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương, tác giả tiến hành khảo sát đội ngũ CBQL, GV kết quả được tổng hợp ở bảng bên dưới:
Bảng 2.8. Thực trạng về phương pháp giáo dục hành vi giao tiếp
Qua Bảng 2.8 cho thấy: kiến đánh giá của đội ngũ CBQL, GV ở các trường THCS trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương, thực trạng về phương pháp giáo dục VHUX, qua 6 nội dung khảo sát đạt điểm trung bình từ 3.69 đến 4.04 cho thấy các phương pháp giáo dục VHUX trong trường THCS được thực hiện thường xuyên, trong đó có phương pháp Phương pháp thi đua khen thưởng với điểm trung bình khảo sát đạt 4.04 xếp thứ nhất. Tiếp theo là Phương pháp nêu gương, Phương pháp lồng ghép vào các môn học, Phương pháp tư vấn tâm lý… Luận văn: Thực trạng văn hóa ứng xử của học sinh THCS
Như vậy, vẫn còn một số ý kiến cho rằng các phương pháp GD VHUX diễn ra bình thường và không thường xuyên. Như vậy về cơ bản CBQL và giáo viên đã thường xuyên thực hiện các phương pháp về giáo dục VHUX cho học sinh.
2.3.5. Thực trạng về những biểu hiện VHUX của học sinh ở các trường THCS trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương
Để tìm hiểu về những biểu hiện VHUX của học sinh ở các trường THCS trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương, tác giả tiến hành khảo sát đội ngũ CBQL, GV kết quả được tổng hợp ở bảng bên dưới:
Bảng 2.9. Thực trạng về những biểu hiện VHUX của học sinh
Qua Bảng 2.9 cho thấy:
Tất cả các ý kiến đánh giá của CBQL và GV về biểu hiện của 14 nội dung về VHUX của HS là bình thường và thường xuyên với điểm trung bình dao động từ 2.69 đến 3.87. Về 5 nội dung biểu hiện VHUX chưa tốt của HS điểm trung bình về mức độ thường xuyên dao động từ 2.69 đến 3.23. Mức độ thường xuyên cao nhất là biểu hiện biết xin phép thầy cô khi rời khỏi chỗ hoặc ra khỏi lớp, thấp nhất là biểu hiện hiềm khích, chửi nhau, đánh nhau vì những lý do đơn giản. Về 9 nội dung biểu hiện VHUX tốt của HS điểm trung bình về mức độ thường xuyên dao động từ 3.61 đến 3.87. Mức độ thường xuyên cao nhất là biểu hiện xưng hô mày tao với bạn bè, thấp nhất là biểu hiện biết quan tâm đến bạn bè những người khác có hoàn cảnh khó khăn, cần giúp đỡ.
Tóm lại, những biểu hiện VHUX tốt của HS chiếm ĐTB và tỷ lệ cao hơn những biểu hiện VHUX chưa tốt. Tuy nhiên, điểm trung bình của các biểu hiện đều chưa cao.
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục VHUX cho học sinh ở trường THCS trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương Luận văn: Thực trạng văn hóa ứng xử của học sinh THCS
Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục VHUX cho học sinh ở trường THCS trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương được nghiên cứu theo tiếp cận các nội dung của quản lý, phân tích ở 2 khía cạnh: mức độ đồng ý và mức độ ảnh hưởng đến việc thực hiện các chức năng quản lý, được trình bày từ kết quả tổng quát đến kết quả cụ thể.
2.4.1. Thực trạng công tác xây dựng kế hoạch giáo dục VHUX cho học sinh ở các trường THCS trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương
Để tìm hiểu thực trạng quản lý công tác xây dựng kế hoạch giáo dục VHUX cho học sinh ở các trường THCS trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương, tác giả tiến hành khảo sát đội ngũ CBQL, GV kết quả được tổng hợp ở bảng bên dưới:
Bảng 2.10. Thực trạng quản lý công tác xây dựng kế hoạch
Bảng 2.10 tổng hợp ý kiến đánh giá của đội ngũ CBQL, GV ở các trường THPT trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương về thực trạng quản lý công tác lập kế hoạch, thông qua 9 nội dung khảo sát có 5 nội dung đạt điểm trung bình từ 3.06 đến 3.40 đạt mức độ trung bình và có 4 nội dung đạt điểm trung bình từ 3.45 đến 4.12 đạt mức độ khá trong đó nội dung xác định dược nội dung giáo dục văn hóa ứng xử đạt điểm trung bình 4.12 xếp thứ nhất. Tiếp theo là xác định được mục tiêu của hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử, phân công trách nhiệm cụ thể từng cá nhân, từng bộ phận, xây dựng kế hoạch phù hợp, cụ thể theo định kỳ năm, học kỳ, tháng….
Như vậy, nếu việc quản lý công tác xây dựng kế hoạch chỉ đạt mức độ trung bình, sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động khác. Vì vậy, chủ thể quản lý cần có những biện pháp quản lý tác động lên khách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý.
2.4.2. Thực trạng công tác tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của giáo dục VHUX cho học sinh ở các trường THCS trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương
Để tìm hiểu thực trạng quản lý công tác tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục VHUX cho học sinh ở các trường THCS trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương, tác giả tiến hành khảo sát đội ngũ CBQL, GV kết quả được tổng hợp ở bảng bên dưới:
Bảng 2.11. Thực trạng quản lý công tác tổ chức thực hiện kế hoạch
Bảng 2.11 tổng hợp ý kiến đánh giá của đội ngũ CBQL, GV ở các trường THPT trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương về thực trạng quản lý công tác tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục về giáo dục VHUX cho HS, thông qua 11 nội dung khảo sát có 10 nội dung đạt điểm trung bình từ 3.20 đến 3.38 đạt mức độ trung bình và có 1 nội dung đạt điểm trung bình từ 4.09 đạt mức độ khá, đó là nội dung xác định dược nội dung giáo dục văn hóa ứng xử đạt điểm trung bình 4.09 xếp thứ nhất. Tiếp theo là tổ chức việc soạn bài, soạn nội dung chuyên đề, NGLL, kĩ năng sống và các hoạt động giáo dục học sinh, tổ chức đào tạo bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên tham gia giáo dục văn hóa ứng xử, tổ chức các tiết học thực hành, trải nghiệm thực tế, dã ngoại tạo điều kiện HS giao tiếp ứng xử với bạn bè, thầy cô và những người khác….
Như vậy, nếu việc quản lý công tác tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục VHUX cho HS chỉ đạt mức độ trung bình, sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động khác. Vì vậy, chủ thể quản lý cần có những biện pháp quản lý tác động lên khách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý.
2.4.3. Thực trạng công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục VHUX cho học sinh ở các trường THCS trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương Luận văn: Thực trạng văn hóa ứng xử của học sinh THCS
Để tìm hiểu thực trạng quản lý công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục VHUX cho học sinh ở các trường THCS trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương, tác giả tiến hành khảo sát đội ngũ CBQL, GV kết quả được tổng hợp ở bảng bên dưới:
Bảng 2.12. Thực trạng quản lý công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch
Bảng 2.12 tổng hợp ý kiến đánh giá của đội ngũ CBQL, GV ở các trường THPT trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương về thực trạng quản lý công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục về giáo dục VHUX cho HS, thông qua 8 nội dung khảo sát đạt điểm trung bình từ 3.12 đến 3.19 đạt mức độ trung bình, trong đó nội dung chỉ đạo hoạt động của từng bộ phận, từng cá nhân tham gia giáo dục văn hóa ứng xử và nội dung chỉ đạo giáo viên tích hợp nội dung giáo dục văn hóa ứng xử trong từng môn, từng bài phù hợp, trong các chuyên đề, ngoại khóa, kỹ năng sống…đạt điểm trung bình 3.19 xếp thứ nhất. Tiếp theo là chỉ đạo từng bộ phận giám sát trực tiếp về hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho HS, kịp thời động viên, khuyến khích các bộ phận, cá nhân thực hiện đúng tiến độ kế hoạch đã xây dựng, chỉ đạo xây dựng kế hoạch phối hợp với các lực lượng tham gia thực hiện giáo dục văn hóa ứng xử….
Như vậy, nếu việc quản lý công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục VHUX cho HS chỉ đạt mức độ trung bình, sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động khác. Vì vậy, chủ thể quản lý cần có những biện pháp quản lý tác động lên khách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý.
2.4.4. Thực trạng công tác kiểm tra đánh giá thực hiện kế hoạch giáo dục VHUX cho học sinh ở các trường THCS trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương
Để tìm hiểu thực trạng quản lý công tác kiểm tra đánh giá thực hiện kế hoạch giáo dục VHUX cho học sinh ở các trường THCS trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương, tác giả tiến hành khảo sát đội ngũ CBQL, GV kết quả được tổng hợp ở bảng bên dưới:
Bảng 2.13. Thực trạng quản lý công tác kiểm tra đánh giá thực hiện kế hoạch
Bảng 2.13 tổng hợp ý kiến đánh giá của đội ngũ CBQL, GV ở các trường THPT trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương về thực trạng quản lý công tác kiểm tra đánh giá thực hiện kế hoạch giáo dục về giáo dục VHUX cho HS, thông qua 5 nội dung khảo sát có 4 nội dung đạt điểm trung bình từ 3.13 đến 3.40 đạt mức độ trung bình, có 1 nội dung đạt điểm trung bình từ 4.00 đạt mức độ khá đó là nội dung xác định mục tiêu, tiêu chí cụ thể đánh giá các hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử của từng bộ phận, từng cá nhân xếp thứ nhất. Tiếp theo là thường xuyên kiểm tra, giám sát uốn nắn, nhắc nhở, điều chỉnh những biểu hiện văn hóa ứng xử chưa tốt của học sinh, thông tin kiểm tra được thu thập qua nhiều kênh như: hồ sơ sổ sách, sổ theo dõi, kết quả xét đạo đức của học sinh, trao đổi tìm hiểu…, xây dựng các tiêu chí đánh giá văn hoá ứng xử của HS và xây dựng biện pháp xử lý, chế tài nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng hoạt động.
Như vậy, nếu việc quản lý công tác kiểm tra đánh giá thực hiện kế hoạch giáo dục VHUX cho HS chỉ đạt mức độ trung bình, sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động khác. Vì vậy, chủ thể quản lý cần có những biện pháp quản lý tác động lên khách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý.
2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục VHUX cho học sinh ở các trường THCS trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương Luận văn: Thực trạng văn hóa ứng xử của học sinh THCS
Để tìm hiểu thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục VHUX cho học sinh ở các trường THCS trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương, tác giả tiến hành khảo sát đội ngũ CBQL, GV kết quả được tổng hợp ở bảng bên dưới:
Bảng 2.14. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục VHUX cho HS
Yếu tố khách quan
Bảng 2.14 tổng hợp ý kiến đánh giá của đội ngũ CBQL, GV ở các trường THCS trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương, về thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục VHUX cho học sinh THCS, qua 19 nội dung khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đạt điểm trung bình khảo sát từ 4.07 đến 4.29 đạt mức độ ảnh hưởng, trong đó nội dung trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên đạt điểm trung bình 4.29 xếp thứ nhất. Tiếp theo là sự phối hợp của các lưc lượng tham gia hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử, mức độ tân huyết của CBQL, giáo viên đối với hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử, các trang mạng xã hội không lành mạnh….
Như vậy, trong công tác quản lý hoạt động giáo dục VHUX cho học sinh ở trường THCS bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các yếu tố khách quan lẫn chủ quan. Vì vậy, chủ thể quản lý cần có những biện pháp quản lý hợp khoa học quản lý tác động lên khách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý. Nhằm nâng cao chất lượng dục toàn diện nhân cách học sinh của nhà trường trong giai đoạn hiện nay.
2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục VHUX cho học sinh ở trường THCS trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương
2.6.1. Đánh giá thực trạng
Nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động giáo dục VHUX cho HS trường THCS trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương, qua khảo sát cho thấy, hoạt động này đã đạt được những kết quả nhất định. Cụ thể như sau:
CBQL và GV có nhận thức khá tốt về ý nghĩa và mục đích của việc giáo dục VHUX cho HS trong nhà trường. Đây là yếu tố rất thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện các hoạt động này trong nhà trường. Luận văn: Thực trạng văn hóa ứng xử của học sinh THCS
HS các trường THCS trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương thường xuyên được giáo dục nhiều nội dung về VHUX như: Giáo dục phẩm chất đạo đức, có lối sống lành mạnh, giản dị, trung thực, chấp hành tốt pháp luật; quy định về trật tự, an toàn xã hội, an toàn giao thông. Ý thức phấn đấu không ngừng vươn lên trong học tập; biết tự học, tự nghiên cứu, không được nói dối và bao che những khuyết điểm của người khác, ý thức giữ gìn cở sở vật chất, cây xanh của nhà trường; không đi, đứng, leo trèo, ngồi lên lan can, bàn học, không bẻ cành, hái lá…, biết tôn trọng bạn bè, biết lắng nghe, hợp tác trong các hoạt động học tập, vui chơi, biết chia sẻ, động viên, giúp đỡ bạn bè vươn lên trong học tập và rèn luyện…. Phương pháp giáo dục VHUX tại các trường gồm: Phương pháp lồng ghép vào các môn học, phương pháp trải nghiệm, phương pháp giáo dục kỹ năng sống, phương pháp tư vấn tâm lý… Thông qua các hình thức như: Thông qua hoạt động tuyên truyền, hoạt động dạy học môn giáo dục công dân, các tiết chính khoá của các môn học, hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp, tiết sinh hoạt lớp chủ nhiệm, các hoạt động sinh hoạt của Đội thiếu Niên Tiền Phong Hồ Chí Minh…
Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận học sinh còn biểu hiện chưa tốt về các chuẩn mực trong VHUX như: Nói trống không, không có chủ ngữ, vị ngữ, xưng hô mày tao với bạn bè, nói tục, chửi tục với bạn bè và người khác, làm ồn, mất trật tự ảnh hưởng đến người khác, hiềm khích, chửi nhau, đánh nhau vì những lý do đơn giản…Những biểu hiện này khiến nhà trường, thầy cô và gia đình cũng như xã hội trăn trở lo ngại.
Qua việc khảo sát CBQL, giáo viên, cũng như qua thực tế công tác quản lý ở nhà trường có thể đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục VHUX cho học sinh của nhà trường như sau:
Vấn đề xây dựng các quy định về VHUX với học sinh đã được nhà trường thực hiện. Công tác xây dựng kế hoạch giáo dục VHUX cho học sinh được xây dựng nằm trong kế hoạch giáo dục cho học sinh hàng năm. Tuy nhiên vẫn còn một số biểu hiện VHUX chưa được cụ thể trong quy định còn mang tính chung chung.
Công tác tổ chức và chỉ đạo thực hiện việc giáo dục VHUX cho học sinh thực hiện chưa tốt, việc phân công trách nhiệm đôi khi còn chưa cụ thể, còn chồng chéo. Sự phối hợp giữa các lực lượng đã được nhà trường triển khai thực hiện, song nhìn chung sự phối hợp chưa đồng bộ chưa nhịp nhàng và thống nhất giữa các bộ phận, các lực lượng tham gia.
Đội Thiếu Niên Tiền Phong HCM đã xây dựng được tiêu chí thi đua khen thưởng giữa các tập thể lớp, các cá nhân thực hiện tốt nội quy nề nếp có ý thức tự quản có thói quen trong thực hiện VHUX. Tuy nhiên, việc kiểm tra đánh giá chưa được thực hiện thường xuyên và hiệu quả, việc đánh giá đôi khi còn qua loa, một số biểu hiện chưa được quan tâm kiểm tra đánh giá đúng mức.
Nhiều GVCN, giáo viên bộ môn thường xuyên uốn nắn những hành vi ứng xử chưa tốt của HS song bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận GVCN, giáo viên bộ môn chưa quan tâm đúng mức đến việc giáo dục VHUX cho học sinh.
Đội TN nhà trường đã tổ chức một số hoạt động ngoại khóa lồng ghép giáo dục VHUX cho HS. Song nhìn chung các nội dung, hình thức tổ chức chưa phong phú đa dạng, chưa thể hiện rõ vai trò của Đội TN trong việc tổ chức các hoạt động nhằm giáo dục VHUX cho học sinh.
2.6.2. Nguyên nhân của thực trạng Luận văn: Thực trạng văn hóa ứng xử của học sinh THCS
Qua nghiên cứu thực trạng quản lý giáo dục VHUX cho học sinh ở các trường THCS trên địa bàn huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương có thể thấy do một số nguyên nhân sau:
2.6.2.1. Nguyên nhân khách quan
Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, sự bùng nổ của thông tin, sự hội nhập quốc tế sâu rộng giúp cho HS có cơ hội tiếp cận với nhiều luồng thông tin, nhiều luồng văn hóa khác nhau làm phong phú thêm sự hiểu biết của HS. Song mặt trái của nó là những thông tin có hại, thiếu văn hóa cũng có sức hấp đẫn lôi kéo mọi người nhất là lứa tuổi HS THCS.
Do nhà trường THCS còn coi trọng chất lượng giáo dục văn hóa. Vì vậy nội dung giáo dục thường thiên về dạy chữ, dạy để HS thi Tuyển sinh vào lớp 10, thi vào trường chuyên, lớp chọn, mà chưa quan tâm đúng mức đến việc giáo dục lối sống, VHUX của học sinh. Hình thức giáo dục chưa đa dạng phong phú chủ yếu diễn ra trên lớp học, học sinh không có điều kiện để rèn luyện VHUX để trở thành thói quen trong giao tiếp hàng ngày.
Do nhận thức chưa đầy đủ, còn nặng về tư tưởng giáo dục theo lối cũ coi trọng vai trò của giáo viên trong quá trình giáo dục học sinh nên một bộ phận giáo viên chưa có phương pháp giáo dục phù hợp, sử dụng quyền lực của người thầy để áp đặt, người học vào khuôn phép, thiên về về trách phạt kỷ luật thiếu sự cảm hóa chia sẻ thuyết phục, thậm chí có lời ăn tiếng nói chưa đúng mực, chưa thực sự là tấm gương cho học sinh noi theo.
Do thiếu sự quan tâm giáo dục của gia đình đến VHUX của con em. Đặc biệt là sự thiếu gương mẫu trong ứng xử hàng ngày của một số bậc cha mẹ dẫn đến con cái dễ học theo những thói quen ứng xử thiếu văn hóa.
2.6.2.2. Nguyên nhân chủ quan Luận văn: Thực trạng văn hóa ứng xử của học sinh THCS
Do HS thiếu bản lĩnh, thiếu ý thức, thiếu kỹ năng sống, chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của VHUX.
Do lứa tuổi học sinh THCS có sự khủng hoảng về tâm sinh lý, muốn khẳng định mình, muốn nổi trội. Mặt khác HS ở lứa tuổi này lại ít có khả năng biết tự kiềm chế nên rất dễ bị kích động lôi kéo vào những hành vi ứng xử thiếu văn hóa.
Do CBQL, giáo viên chưa đánh giá đúng vai trò chủ động của nhà trường trong công tác giáo dục VHUX cho HS góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách HS. Vì vậy công tác xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra đánh giá chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, chưa đặt ngang tầm với việc giáo dục văn hóa. Nguyên nhân này dẫn đến công tác tuyên truyền giáo dục, công tác phối hợp giữa các lực lượng bên trong và bên ngoài đặc biệt là với phụ huynh còn hạn chế và hiệu quả chưa cao.
Tiểu kết Chương 2
Kết quả khảo sát thực trạng công tác quản lý giáo dục VHUX ở các trường THCS trên địa bàn huyện Phú giáo, tỉnh Bình Dương cho thấy nhà trường đã nhận thức được vai trò tầm quan trọng của việc giáo dục VHUX cho học sinh trong việc hình thành và phát triển nhân cách HS. Nhà trường cũng đã chú trọng đến việc xây dựng kế hoạch, có nhiều biện pháp để quản lý giáo dục VHUX cho HS. Học sinh của nhà trường đa số đã có những biểu hiện tốt về VHUX với thầy cô, bạn bè và người khác. Tuy nhiên kết quả đạt được vẫn chưa đáp ứng được mục tiêu giáo dục của nhà trường, biểu hiện ứng xử chưa tốt của HS vẫn còn tồn tại ở một bộ phận không nhỏ. Điều này đòi hỏi nhà trường phải căn cứ thực trạng, có nhận thức đúng đắn để có các giải pháp phù hợp và hiệu quả trong công tác quản lý giáo dục VHUX cho HS nhà trường. Luận văn: Thực trạng văn hóa ứng xử của học sinh THCS
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Luận văn: Biện pháp quản lý giáo dục văn hóa cho học sinh

Dịch Vụ Viết Luận Văn Ngành Luật 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://vietluanvanluat.com/ – Hoặc Gmail: vietluanvanluat@gmail.com
Pingback: Luận văn: Khái quát về giáo dục văn hóa cho học sinh