Luận văn: Thực trạng giáo viện tại trường THCS huyện Bàu Bàng

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Thực trạng giáo viện tại trường THCS huyện Bàu Bàng hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Luận văn: Thực trạng công tác quản lý đội ngũ giáo viên trường Trung học cơ sở huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương trong bối cảnh đổi mới giáo dục dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

2.4. Thực trạng về quản lý đội ngũ giáo viên tại các trường THCS huyện Bàu Bàng, Bình Dương 

Đây là nội dung trọng tâm của đề tài, thực trạng về công tác quản lý đội ngũ giáo viên tại các trường THCS trên địa bàn huyện Bàu Bàng, Bình Dương được phân tích làm rõ qua các nội dung như: lập kế hoạch, quy hoạch và tuyển chọn đội ngũ giáo viên, sử dụng đội ngũ giáo viên, quản lý số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên, quản lý về hoạt động chuyên môn cũng như đào tạo – bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, kiểm tra – đánh giá kết quả, và chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ giáo viên, các nội dung được phân tích cụ thể như sau: Luận văn: Thực trạng giáo viện tại trường THCS huyện Bàu Bàng

2.4.1. Lập kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên

Kết quả khảo sát thực trạng về việc lập kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên tại các trường THCS trên địa bàn huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương được thể hiện quả bảng 2.14 như sau:

Bảng 2.14. Kết quả khảo sát thực trạng về việc lập kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên

Theo bảng 2.14 cho thấy trong quá trình lập kế hoạch, kế hoạch xây dựng theo sự chỉ đạo của cấp trên, của Sở, Bộ Giáo dục và Đào tạo được đánh giá với giá trị trung bình là 3.68, đạt mức 4, mức độ cao trong thang đo thường xuyên. Đồng thời, độ lệch chuẩn rất thấp 0.58 thể hiện sự đồng nhất cao trong đánh giá nội dung này.

Bên cạnh đó, việc Xác định được thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên và kế hoạch được xây dựng cụ thể theo định kỳ và ngay từ đầu năm học cũng được cán bộ quản lý và giáo viên đánh giá cao với điểm trung bình 3.77 và 3.81, đạt mức 4 mức độ cao trong thang đo thường xuyên và độ lệch chuẩn thấp dao động từ 0.6 đến 0.8 thể hiện sự đồng nhất trong đánh giá nội dung này.

Ngoài ra, các nội dung như đưa ra dự báo về nhu cầu sử dụng đội ngũ giáo viên và kế hoạch được xây dựng sát với thực tiễn và đáp ứng nhu cầu điều kiện thực hiện của nhà trường được đánh giá thấp về mức độ thường xuyên. Trong đó, việc đưa ra dự báo về nhu cầu sử dụng đội ngũ giáo viên có điểm trung bình thấp nhất với 2.53 đạt mức 2, mức độ yếu trong thang đo đánh giá mức độ thường xuyên và có độ lệch chuẩn rất thấp 0.55 thể hiện sự đồng nhất cao trong đánh giá nội dung này.

Từ đó, trong quá trình lập kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên, các trường đã thường xuyên thực hiện theo sự chỉ đạo của Sở, Bộ Giáo dục và Đào tạo, cũng như thực hiện việc xác định được thực trạng chất lượng của đội ngũ giáo viên, và kế hoạch được xây dựng theo định kỳ vào đầu năm học. Tuy nhiên, các trường chưa đưa ra được dự báo chính xác về nhu cầu sử dụng đội ngũ giáo viên tại trường mình.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ: 

===>>>  Viết Thuê Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Quản Lý Giáo Dục

2.4.2. Quy hoạch và tuyển chọn đội ngũ giáo viên Luận văn: Thực trạng giáo viện tại trường THCS huyện Bàu Bàng

Kết quả khảo sát thực trạng về việc quy hoạch và tuyển chọn đội ngũ giáo viên được thể hiện quả bảng 2.15 như sau:

Bảng 2.15. Kết quả khảo sát thực trạng quy hoạch và tuyển chọn đội ngũ giáo viên

Từ bảng 2.15 cho thấy, nội dung lập kế hoạch, dự báo về nhu cầu số lượng giáo viên của từng môn học theo từng năm được giáo viên và cán bộ quản lý đánh giá rất thấp với giá trị trung bình 1.53 và độ lệch chuẩn 0.64, qua đó thể hiện sự đồng nhất cao trong đánh giá và đạt mức 1, mức đánh giá kém về mức độ thường xuyên. Từ đó, cho thấy việc lập kế hoạch, dự báo về nhu cầu số lượng giáo viên của từng môn học theo từng năm chưa được nhà trường thường xuyên thực hiện.Tương tự, thông tin tuyển dụng được phổ biến đến các đối tượng có nhu cầu cũng được đánh giá rất thấp mức độ thường xuyên với giá trị trung bình 1.37 và độ lệch chuẩn thấp 0.58 cho thấy có sự đồng nhất cao trong đánh giá của giáo viên và cán bộ quản lý, tuy nhiên mức độ đánh giá chỉ đạt mức 1, mức kém trong thang đo đánh giá. Từ đó, trong khâu tuyển chọn đội ngũ giáo viên nhà trường chưa thường xuyên thực hiện phổ biến thông tin tuyển dụng đến các đối tượng có nhu cầu.

Bên cạnh đó, giáo viên được tuyển dụng đáp ứng với chuyên môn và yêu cầu công việc và Nhà trường xây dựng tiêu chuẩn tuyển dụng đội ngũ giáo viên phù hợp với vị trí, chức danh được đánh giá với mức 2, mức yếu trong thang đo đánh giá mức độ thường xuyên, ứng với giá trị trung bình từ 2.0 đến 2.3 và độ lệch chuẩn dao động mức 0.67 và 0.7 thể hiện sự đồng nhất trong đánh giá, tuy nhiên đây cũng là những nội dung được nhà trường thực hiện thường xuyên trong công tác tuyển chọn giáo viên.

Nhìn chung, trong quá trình thực hiện tuyển chọn đội ngũ giáo viên, nhà trường thực hiện kém về việc lập kế hoạch, dự báo về nhu cầu số lượng giáo viên của từng môn học theo từng năm cũng như việc phố biến thông tin tuyển dụng đến các đối tượng có nhu cầu. Từ đó, việc tuyển chọn giáo viên có năng lực trình độ sư phạm đáp ứng với công việc còn hạn chế.

2.4.3. Sử dụng đội ngũ giáo viên

Kết quả khảo sát thực trạng về việc sử dụng đội ngũ giáo viên được thể hiện quả bảng 2.16 như sau:

Bảng 2.16. Kết quả khảo sát thực trạng về việc sử dụng đội ngũ giáo viên

Từ bảng 2.16 cho thấy, trong quá trình sử dụng đội ngũ giáo viên, việc phân công nhiệm vụ cho giáo viên đảm bảo đúng người, đúng việc và đủ tiêu chuẩn năng lực được giáo viên và cán bộ quản lý trong các trường THCS trên địa bàn huyện Bàu Bàng đánh giá thấp, ứng với mức 2, mức độ yếu trong thang đó mức độ thường xuyên. Độ lệch chuẩn thấp mức 0.74 thể hiện sự đồng nhất trong đánh giá. Từ đó, việc phân công nhiệm vụ cho giáo viên chưa thường xuyên đảm bảo đúng người, đúng việc và đủ tiêu chuẩn năng lực của giáo viên, có thể ảnh hưởng bởi những hạn chế từ khâu tuyển chọn. Luận văn: Thực trạng giáo viện tại trường THCS huyện Bàu Bàng

Nội dung phân công phải chú ý đến năng lực, sự chuyên nghiệp và nguyện vọng của đội ngũ giáo viên cũng được đánh giá thấp với giá trị trung bình là 1.9 và độ lệch chuẩn 0.72 thể hiện sự đồng nhất cao trong quá trình đánh giá của giáo viên và cán bộ quản lý các trường THCS, tuy nhiên kết quả đánh giá chỉ đạt mức 2, mức yếu trong thang đo đánh giá mức độ thường xuyên. Đây cũng là nội dung chưa được nhà trường thường xuyên thực hiện.

Bên cạnh đó, việc phân công, bố trí giáo viên có kinh nghiệm hướng dẫn cho những giáo viên mới về chuyên môn chưa được thực hiện thường xuyên với mức đánh giá là mức 1, mức kém trong thang đo các mức độ đánh giá thường xuyên. Từ đó, trong quá trình sử dụng đội ngũ giáo viên, nhà trường chưa thực hiện việc phân công nhiệm vụ cho giáo viên đúng người, đúng việc và đủ tiêu chuẩn, đồng thời chưa chú trọng đến năng lực, sự chuyên nghiệp và nguyên vọng của đội ngũ giáo viên. Đặc biệt, nhà trường chưa bố trí những giáo viên có nhiều kinh nghiệm để trực tiếp hướng dẫn về chuyên môn cho những giáo viên mới tiếp nhận công việc.

2.4.4. Quản lý số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên

Kết quả khảo sát thực trạng về việc quản lý số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên được thể hiện qua bảng 2.17 như sau:

Bảng 2.17. Kết quả khảo sát thực trạng về việc quản lý số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên

Từ bảng 2.17 cho thấy, các nội dung Số lượng giáo viên được đảm bảo không thừa không thiếu giữa các bộ môn và các phòng ban; Số lượng giáo viên được tuyển chọn theo quy hoạch tuyển dụng; Đảm bảo giáo viên thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ được giao; Thỏa mãn nhu cầu và làm hài lòng đội ngũ giáo viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao được các giáo viên và cán bộ quản lý trong các trường THCS trên địa bàn huyện Bàu Bàng, Bình Dương đánh giá không cao mức độ thường xuyên với giá trị trung bình dao động từ 2.53 đến 3.24 và độ lệch chuẩn thấp từ 0.3 đến 0.7 thể hiện sự đồng nhất cao trong đánh giá mức độ thường xuyên. Trong đó, nội dung Thỏa mãn nhu cầu và làm hài lòng đội ngũ giáo viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao được đánh giá thấp nhất với mức đánh giá là mức 2, mức yếu trong thang đo. Từ đó, trong quá trình quản lý số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên, việc làm Thỏa mãn nhu cầu và làm hài lòng đội ngũ giáo viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao chưa được nhà trường thường xuyên thực hiện.

2.4.5. Quản lý hoạt động chuyên môn và đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên Luận văn: Thực trạng giáo viện tại trường THCS huyện Bàu Bàng

Kết quả khảo sát thực trạng về việc quản lý hoạt động chuyên môn và đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên được thể hiện quả bảng 2.18 như sau:

Bảng 2.18. Kết quả khảo sát thực trạng về việc quản lý hoạt động chuyên môn và đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên

Từ bảng 2.18 cho thấy, các nội dụng về quản lý hoạt động chuyên môn và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trong các trường được giáo viên và cán bộ quản lý đánh giá thấp ứng với mức độ 2, bao gồm: Tạo kiều kiện thuận lợi và hỗ trợ kinh phí cho những đối tượng tham gia khóa bồi dưỡng; Có kế hoạch giám sát các lớp bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên; Tổ chức các khóa bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên tại trường; Triển khai kế hoạch đào tạo bồi dưỡng theo nội dung và đúng tiến độ, không làm gián đoạn đến công viêc hiện tại của người tham gia đào tạo bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ có độ lệch chuẩn thấp từ 0.4 đến 0.6 thể hiện sự đồng nhất trong đánh giá. Bên cạnh đó, việc lập kế hoạch đào tạo bồi dưỡng giáo viên theo nội dung và giai đoạn cụ thể; Khảo sát nhu cầu, động cơ và tuyển chọn giáo viên tham gia các khóa bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn khách quan và công khai; Tổ chức các khóa bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ theo nguyện vọng và nhu cầu của từng đối tượng tham gia bồi dưỡng; Có chính sách khuyến khích cho giáo viên tham gia học sau đại học được đánh giá thấp nhất về mức độ thường xuyên, mức độ đánh giá đạt mức 1 trong thang đo, ứng với mức độ kém.

Từ đó cho thấy, trong quá trình quản lý hoạt động chuyên môn và công tác đào tạo – bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên còn nhiều hạn chế, các trường chưa thường xuyên thực hiện việc lập kế hoạch đào tạo bồi dưỡng giáo viên theo nội dung và giai đoạn cụ thể, cũng như khảo sát nhu cầu, động cơ và tuyển chọn giáo viên tham gia các khóa bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn khách quan và công khai. Bên cạnh đó, các trường cũng chưa thực hiện tổ chức các khóa bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ theo nguyện vọng và nhu cầu của từng đối tượng tham gia bồi dưỡng và xây dựng chính sách khuyến khích cho giáo viên tham gia học sau đại học.

2.4.6. Đánh giá đội ngũ giáo viên

Kết quả khảo sát thực trạng về việc kiểm tra đánh giá đội ngũ giáo viên được thể hiện quả bảng 2.19 như sau:

Bảng 2.19. Kết quả khảo sát thực trạng về việc kiểm tra đánh giá đội ngũ giáo viên

Qua bảng 2.19, việc xây dựng yêu cầu, nội dung, phương pháp, cách thức tổ chức kiểm tra phù hợp được giáo viên và cán bộ các trường THCS trên địa bàn huyện Bàu Bàng, Bình Dương đánh giá với giá trị trung bình 3.3 và độ lệch chuẩn rất thấp 0.62 thể hiện sự đồng nhất trong đánh giá. Đồng thời kết quả đánh giá đạt mức 3, mức độ trung bình trong thang đo mức độ thường xuyên thực hiện của nhà trường. Tương tự, việc kiểm tra phải thực hiện định kỳ, thường xuyên, đột xuất, trực tiếp, gián tiếp, khách quan và chính xác về năng lực, nghiệp vụ của giáo viên, các bộ phận đoàn thể cũng được đánh giá với trị trung bình 2.71 và độ lệch chuẩn 0.65, đạt ở mức 3 trong thang đo đánh giá mức độ thường xuyên.

Từ đó, thể hiện trong công tác quản lý kiểm tra đánh giá, nhà trường chưa thực sự thực hiện việc xây dựng yêu cầu, nội dung, phương pháp, cách thức tổ chức kiểm tra phù hợp và tổ chức kiểm tra đánh giá định kỳ, đột xuất cũng như trực tiếp hay gián tiếp, khách quan và chính xác theo năng lực, nghiệp vụ của giáo viên thường xuyên.

2.4.7. Thực trạng tạo môi trường thuận lợi cho đội ngũ giáo viên Luận văn: Thực trạng giáo viện tại trường THCS huyện Bàu Bàng

Kết quả khảo sát thực trạng về thực trạng tạo môi trường thuận lợi cho đội ngũ giáo viênđược thể hiện qua bảng 2.20 như sau:

Bảng 2.20: Kết quả khảo sát thực trạng tạo môi trường thuận lợi cho đội ngũ giáo viên.

Qua bảng 2.20 cho thấy, trong quá trình thực hiện chính sách đãi ngộ cho đội ngũ giáo viên trong các trường được giáo viên và cán bộ quản lý đánh giá cao các nội dung về Tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ giáo viên làm việc tích cực; Động viên, giúp đỡ kịp thời cho những giáo viên có hoàn cảnh khó khăn về vật chất và tinh thần; Đầu tư, cung cấp phương tiện trang thiết bị dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin để đảm bảo cho giáo viên sử dụng thuận lợiứng với giá trị trung bình từ 2.71 đến 3.77 và độ lệch chuẩn thấp dao động 0.5, và 0.6 thể hiện sự đồng nhất trong đánh giá mức độ, tuy nhiên kết quả đánh giá đạt mức 3 trong thang đo mức độ thường xuyên. Bên cạnh đó, các nội dung như: Bố trí chỗ trọ cho những giáo viên ở xa và thực hiện chế độ khen thưởng đối với giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ; Kỷ luật và sa thải những giáo viên thể hiện yếu kém về đạo đức nghề nghiệp; Tổ chức tham quan, du lịch cho đội ngũ giáo viên hàng năm được các giáo viên và cán bộ quản lý đánh giá thấp, đạt mức 2, mức yếu trong thang đo mức độ đánh giá thường xuyên. Từ đó, việc thực hiện chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ giáo viên trong các trường còn nhiều thiếu sót và hạn chế, các trường chưa thường xuyên thực hiện bố trí chỗ trọ cho những giáo viên xa và thực hiện chế độ khen thưởng đối với giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ, cũng như thực hiện kỷ luật và sa thải những giáo viên thể hiện yếu kém về đạo đức nghề nghiệp chưa triển khai. Đồng thời, chưa thường xuyên tổ chức tham quan, du lịch cho đội ngũ giáo viên hàng năm nhằm động viên, khích lệ khả năng làm việc hiệu quả của giáo viên tại trường.

Qua phân tích các yếu tố thực trạng về quản lý đội ngũ giáo viên tại các trường THCS huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương, cho thấy việc quy hoạch và sử dụng đội ngũ giáo viên tại các trường được đánh giá có điểm trung bình thấp nhất, và được thể hiện qua bảng 2.21 như sau:

Bảng 2.21: Tổng hợp kết quả khảo sát thực trạng về quản lý đội ngũ giáo viên tại các trường THCS trên địa bàn huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương

Từ bảng 2.21 cho thấy, trong quá trình thực hiện công tác quản lý đội ngũ giáo viên tại các trường THCS trên địa bàn huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương, việc lập kế hoạch phất triển đội ngũ giáo viên, quản lý và tuyển chọn đội ngũ giáo viên, đánh giá đội ngũ giáo viên, cũng như việc tạo môi trường thuận lợi cho đội ngũ giáo viên được thực hiện ở mức 3, mức độ trung bình trong thang đo đánh giá mức độ thường xuyên. Trong đó, việc lập kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên tại các trường được thực hiện thường xuyên nhất với giá trị trung bình cộng là 3.25 và độ lệch chuẩn 0.652. Bên cạnh đó, công tác quy hoạch tuyển chọn, sử dụng đội ngũ giáo viên và quản lý hoạt động chuyên môn được đánh giá ở mức 2, mức độ yếu trong thang đo mức độ thường xuyên thực hiện. Chính vì vậy, để nâng cao chất lượng trong quản lý đội ngũ giáo viên tại các trường THCS trên địa bàn huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương cầp tập trung giải quyết những hạn chế trong việc quy hoạch, tuyển chọn, sử dụng đội ngũ giáo viên và trong việc quản lý hoạt động chuyên môn, đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên tại trường.

2.5. Thực trạng về yếu tố và nguyên nhân ảnh hưởng đến quản lý đội ngũ giáo viên trường THCS huyện Bàu Bàng tỉnh Bình Dương Luận văn: Thực trạng giáo viện tại trường THCS huyện Bàu Bàng

Kết quả khảo sát thực trạng về các yếu tố ảnh hưởng đối với công tác quản lý đội ngũ giáo viên tại các trường THCS trên địa bàn huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương được thể hiện quả bảng 2.22 như sau:

Bảng 2.22. Kết quả khảo sát thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý đội ngũ giáo viên

2.5.1. Các yếu tố thuộc về chủ thể quản lý

Từ bảng 2.22 cho thấy, yếu tố khả năng vận động và tập hợpđược đánh giá cao ở mức 5, mức ảnh hưởng cao nhất trong thang đo các mức độ ảnh hưởng, ứng với giá trị trung bình là 4.7, độ lệch chuẩn là 0.45, độ lệch chuẩn rất thấp thể hiện sự đồng nhất cao trong đánh giá các mức độ ảnh hưởng. Vì vậy, yếu tố về trình độ của nhà quản lý hay khả năng vận động và tập hợp chỉ đạo thực hiện các hoạt động trong nhà trường là yếu tố được xem là ảnh hưởng cao nhất trong quá trình tạo nên chất lượng trong công tác quản lý đội ngũ giáo viên. Bên cạnh đó, trình độ, năng lực của chủ thể quản lý cũng được đánh giá cao với giá trị trung bình 3.63 và độ lệch chuẩn là 0.46 thể hiện sự đồng nhất trong đánh giá, mức độ đánh giá đạt mức 4 trong thang đo.

Đồng thời, các nội dung khác như: Nhận thức về quản lý giáo viên;Kinh nghiệm quản lý; Khả năng tổ chức các hoạt động; Khả năng nhạy bén trong giải quyết các tình huống; Khả năng quản lý giáo viên; Phong cách lãnh đạo cũng được đánh giá cao ở mức 4, với độ lệch chuẩn thấp dao động từ 0.4 đến 0.6 thể hiện sự đồng nhất trong đánh giá các nội dung này.

Từ đó, các yếu thuộc về chủ thể quản lý bao gồm trình độ năng lực quản lý, khả năng vận động và tập hợp lực lượng trong nhà trường, nhận thức về quản lý giáo viên, kinh nghiệm trong quản lý, khả năng tổ chức các hoạt động, khả năng nhạy bén trong giải quyết các tình huống, khả năng quản lý giáo viên, phong cách lãnh đạolà những yếu tố đều ảnh hưởng đến công tác quản lý đội ngũ giáo viên. Người quản lý nhà trường phải là người có chuyên môn, không chỉ biết quan tâm đến tầm nhìn, sứ mệnh mà còn có khả năng vận động và tập hợp mọi lực lượng và thu hút người khác. Đây là yếu tố quyết định hiệu quả trong công tác tuyển chọn, sử dụng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển bền vững nhà trường.

2.5.2. Các yếu tố thuộc về đối tượng quản lý Luận văn: Thực trạng giáo viện tại trường THCS huyện Bàu Bàng

Từ bảng 2.22 cho thấy, Phẩm chất chính trị, đạo đức tác phong, lối sống được đánh giá ở mức 4, mức độ ảnh hưởng ứng với giá trị trung bình là 4.36 và độ lệch chuẩn là 0.48 thể hiện sự đồng nhất cao trong đánh giá các mức độ ảnh hưởng của cán bộ quản lý và giáo viên trong các trường THCS trên địa bàn huyện Bàu Bàng tỉnh Bình Dương. Bên cạnh đó, yếu tố Trình độ, năng lực nghề nghiệp; Biết quan tâm đến đồng nghiệp, phụ huynh học sinh được đánh giá thấp với giá trị trung bình là 2.13 và 2.49 và độ lệch chuẩn mức 0.6 thể hiện sự đồng nhất trong đánh giá các mức độ ảnh hưởng, tuy nhiên chỉ đạt mức 2, mức độ ít ảnh hưởng.

Ngoài ra, các yếu tố ảnh hưởng khác cũng được đánh giá cao dao động mực ở mức 3 và 4, mức độ trung bình và cao trong thang đo ảnh hưởng. Trong đó, yếu tố Có trách nhiệm trong công việc nâng cao chất lượng dạy và học được đánh giá cao với điểm trung bình là 4.18, đạt mức độ cao trong thang đo và có độ lệch chuẩn 0.96 thể hiện sự đồng nhất trong đánh giá nội dung này.

Từ đó, trong các yếu tố ảnh hưởng thuộc về đối tượng quản lý, yếu tố về trình độ, năng lực nghề nghiệp, và yếu tố biết quan tâm đến đồng nghiệp, phụ huynh học sinh làít ảnh hưởng nhất đến công tác quản lý đội ngũ giáo viên nhà trường.

2.5.3. Các yếu tố thuộc về môi trường quản lý

Theo kết quả bảng 2.22 cho thấy, các yếu tố thuộc về môi trường quản lý như: Các quy định của Bộ GD&ĐT; Các chế độ chính sách đãi ngộ cho giáo viên THCS; Sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chínhquyền và các đoàn thể của địa phương đều có ảnh hưởng đến hiệu quả trong công tác quản lý ĐNGV. Trong đó, yếu tố về Các quy định của Bộ GD&ĐT về chương trình, sách giáo khoa, kiểm định, đánh giálà các yếu tố được đánh giá cao nhất trong các yếu tố thuộc về môi trường quản lý với giá trị trung bình là 4.5 đến 4.6 và độ lệch chuẩn ở mức 0.5 thể hiện sự đồng nhất trong đánh giá các mức độ ảnh hưởng, các yếu tố cũng được đánh giá ở mức 5, mức độ rất ảnh hưởng.

Ngoài ra, các yếu tố như: Truyền thống giáo dục của địa phương; Tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương; Điều kiện kinh tế của người dân trong cộng đồng; Sự phối hợp tốt với các lực lượng xã hội; Bản sắc văn hóa, tôn giáo, dân tộc trong cộng đồng; Cơ sở vật chất, cảnh quan sư phạm của nhà trường; Bầu không khí tâm lý, giá trị văn hóacủa nhà trường cũng được đánh giá cao mức độ ảnh hưởng đến công tác quản lý ĐNGV, trong đó yếu tố Cơ sở vật chất, cảnh quan sư phạm của nhà trường ít được ảnh hưởng nhất với giá trị trung bình là 2.52 đạt mức độ 2, mức yếu trong thang đo ảnh hưởng.

Từ đó,sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chínhquyền và các đoàn thể của địa phương là yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả trong quá trình quản lý đội ngũ giáo viên nhà trường, với uy tín về chất lượng đào tạo và chính sách thông thoáng, phù hợp sẽ tạo sự thuận lợi trong việc thu hút nhân tài đáp ứng quá trình đổi mới giáo dục.

2.5.4. Những thuận lợi và khó khăn Luận văn: Thực trạng giáo viện tại trường THCS huyện Bàu Bàng

Với câu hỏi, “Quý thầy/cô vui lòng cho biết những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý đội ngũ giáo viên hiện nay tại trường”, kết quả thu được và được sắp xếp theo thứ tự giảm dần theo tần suất xuất hiện trong phiếu khảo sát, cụ thể như sau:

Những thuận lợi:

  • Đội ngũ giáo viên trong các trường có tuổi đời trẻ;
  • Giáo viên là người địa phương, am hiểu hoàn cảnh điều kiện sống của gia đình học sinh;
  • Phần lớn các giáo viên và cán bộ quản lý trong các trường đã có bằng cử nhân;
  • Nhà trường có chính sách đãi ngộ đối với những giáo viên có thâm niên lâu năm;

Nhà trường tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp đào tạo bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn;

Ý thức trách nhiệm và gắn bó với nghề;

Những khó khăn:

  • Cơ sở vật chất chưa đáp ứng đủ nhu cầu đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên;
  • Chưa xây dựng kế hoạch liên kết phối hợp với các trường sư phạm về nhân sự dự tuyển;
  • Nhà trường chưa quan tâm đến việc quy hoạch đội ngũ giáo viên;
  • Chưa xây dựng tiêu chí đánh giá hiệu quả việc sử dụng đội ngũ giáo viên tại trường;
  • Nhà trường chưa có biện pháp phối hợp hiệu quả giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường về tuyển chọn và đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên;
  • Chưa có phần mềm quản lý đội ngũ giáo viên;
  • Chưa xây dựng chính sách khen thưởng, nâng lương cho giáo viên;
  • Chưa có kế hoạch dự trù cho công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên hợp lý;

2.6. Trường hợp nghiên cứu điển hình tại các trường THCS huyện Bàu Bàng tỉnh Bình Dương

Để làm rõ hơn thực trạng quản lý đội ngũ giáo viên trường THCS huyện Bàu Bàng tỉnh Bình Dương, đề tài đã lựa chọn 05 trường THCS huyện Bàu Bàng tỉnh Bình Dương để tiến hành nghiên cứu trường hợp điển hình, bao gồm các trường: (1) THCS Cây Trường; (2) THCS Trừ Văn Thố; (3) THCS Quang Trung; (4) THCS Lai Hưng; (5) THCS Long Bình. Kết quả được thể hiện trong bảng 2.23cụ thể như sau:

Bảng 2.23: Kết quả nghiên cứu trường hợp điển hình

2.6.1. Trường THCS Cây Trường Luận văn: Thực trạng giáo viện tại trường THCS huyện Bàu Bàng

Theo bảng 2.11 cho thấy, các giáo viên và cán bộ quản lý nhà trường đã chỉ ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý đội ngũ giáo viên đáp ứng với nhu cầu đổi mới giáo dụchiện nay, bao gồm: Phân công công tác phù hợp với năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên; Xây dựng kế hoạch liên kết với các trường sư phạm về công tác tuyển chọn và bồi dưỡng ĐNGV; Tăng cường công tác dự giờ trong các môn học để đánh giá năng lực giảng dạy của giáo viên; Phân công giáo viên có kinh nghiệm trong việc hướng dẫn cho những giáo viên mới; Đáo tạo đội ngũ giáo viên nâng cao nhận thức về đặc điểm vai trò người giáo viên; Xây dựng đội ngũ giáo viên và khả năng đổi mới phương pháp dạy học; Tổ chức chuyên đề phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường về đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn; Xây dựng kế hoạch dự trù công tác đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên; Xây dựng tiêu chí đánh giá tính hiệu quả sử dụng đội ngũ giáo viên và phổ biến thông tin tuyển dụng đến những đối tượng lao động sư phạm tiềm năng. Trong đó, những nội dung được đề cập nhiều nhất như: sự phân công công tác phù hợp với năng lực chuyên môn cho ĐNGV với 6 trường hợp; Xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực đội ngũ giáo viên và khả năng đổi mới phương pháp dạy học với 4 trường hợp; Tăng cường công tác dự giờ và phân công giáo viên có kinh nghiệm trong việc hướng dẫn cho những giáo viên mới vào ngành với 3 trường hợp.

Từ đó cho thấy, đối với cơ sở giáo dục THCS Cây Trường để nâng cao hiểu quả trong công tác quản lý ĐNGV cũng như góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường đáp ứng với nhu cầu trong xu thế đổi mới giáo dục hiện nay, sau khi tuyển chọn được giáo viên với nhu cầu nhà trường, cần có sự phân công phù với năng lực chuyên môn và cử giáo viên có nhiều kinh nghiệm để kèm cặp và hướng dẫn cho những giáo viên mới, cũng như xây dựng những tiêu chí đánh giá năng lực đội ngũ giáo viên và khả năng đổi mới phương pháp dạy học.

2.6.2. Trường THCS Trừ Văn Thố

Đối với trường THCS Trừ Văn Thố, tuy các giáo viên và cán bộ quản lý trong trường ít đưa ra được các biện pháp nâng cao chất lượng trong công tác quản lý ĐNGV, góp phần đáp ứng với nhu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Các giải pháp được tập trung vào việc phân công công tác phù hợp với năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên với 4 trường hợp. Bên cạnh đó, có 2 trường hợp cho rằng, cần xây dựng kế hoạch liên kết với các trường sư phạm về tuyển chọn và bồi dưỡng ĐNGV, tăng cường công tác dự giờ môn học và bố trí giáo viên có nhiều kinh nghiệm đề hướng dẫn cho giáo viên. Theo đó, để góp phần nâng cao chất lượng trong công tác quản lý ĐNGV và đáp ứng yêu cầu trong xu hướng đổi mới giáo dục hiện nay, ngoài sự phân công phù hợp với công việc cho từng giáo viên, nhà trường cần phải thường xuyên tổ chức đánh giá năng lực giáo viên qua các buổi dự giờ tiết học và phân công giáo viên có kinh nghiệm tham gia kèm và hướng dẫn những giáo viên mới.

2.6.3. Trường THCS Quang Trung Luận văn: Thực trạng giáo viện tại trường THCS huyện Bàu Bàng

Qua bảng 2.11 cho thấy, các giáo viên và đội ngũ quản lý trong trường đã thể hiện nhiều ý quan điểm giống với các trường THCS Cây Trường và Trừ Văn Thố trong việc nâng cao chất lượng quản lý ĐNGV góp phần đáp ứng yêu cầu với xu hướng phát triển và đổi mới giáo dục hiện nay, bao gồm: Sự phân công phù hợp năng lực; xây dựng kế hoạch liên kết với các trường sư phạm về tuyển dụng; tăng cường dự giờ; phân công giáo viên có kinh nghiệm hướng dẫn lại giáo viên mới; xây dựng chính sách đãi ngộ và tôn vinh nghề dạy học; xây dựng kế hoạch và thực hiện đào tạo bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho giáo viên; Gắn đào tạo giáo viên với nhu cầu thực tiễn; Tổ chức chuyên đề; Tạo điều kiện về vật chất và thời gian để giáo viên có thể tham gia khóa bồi dưỡng. Trong đó, có 5 trường hợp thể hiện với nội dung gắn đào tạo giáo viên với nhu cầu thực tiễn sử dụng và cần có sự phân công công việc phù hợp với năng lực chuyên môn của giáo viên. Bên cạnh đó có 4 trường hợp là xây dựng kế hoạch liên kết với các trường sư phạm về việc tuyển chọn lao động sư phạm, cũng như có chính sách đãi ngộ, tôn vinh nghề dạy giáo viên. Ngoài ra, việc dự giờ và phân công giáo viên có kinh nghiệm trong việc hướng dẫn giáo viên mới cũng được các giáo viên và cán bộ quản lý đề cập đến.

Từ đó, việc phân công phù hợp với công việc và năng lực chuyên môn, và gắn đào tạo giáo viên phải gắn liền với nhu cầu trong thực tiễn của nhà trường. Đồng thời, trong quá trình tuyển chọn giáo viên cần có sự phối hợp với các trường sư phạm, cũng như xây dựng chính sách đãi ngộ phù hợp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục hiện nay của nhà trường.

2.6.4. Trường THCS Lai Hưng

Đối với trường THCS Lai Hưng, để góp phần nâng cao chất lượng trong công tác giáo dục nhằm đáp ứng nhu cầu trong xu thế đổi mới giáo dục hiện nay, có nhiều quan điểm được thể hiện. Trong đó, quan điểm được nhắc đến nhiều nhất bao gồm: xây dựng kế hoạch liên kết với các trường sư phạm về công tác tuyển chọn và bồi dưỡng ĐNGV với 4 trường hợp. Theo đó là chính sách đãi ngộ và tôn vinh giáo viên, cũng như đào tạo giáo viên phải gắn với nhu cầu trong thực tiễn sử dụng lao động với 3 trường hợp thể hiện. Ngoài ra, có 2 trường hợp đưa ra quan điểm để nâng cao chất lượng trong công tác quản lý ĐNGV nhà trường cần thực hiện tổ chức chuyên đề phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường về đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, tăng cường công tác dự giờ và phân công giáo viên lâu năm có nhiều kinh nghiệm nhằm hướng dẫn cho những giáo viên mới vào nghề.

2.6.5. Trường THCS Long Bình Luận văn: Thực trạng giáo viện tại trường THCS huyện Bàu Bàng

Từ bảng 2.11 cho thấy, các giáo viên cũng như cán bộ quản lý của nhà trường ít đưa ra những giải pháp góp phần nâng cao chất lượng trong công tác quản lý ĐNGV, có thể giáo viên và cán bộ nhà trường chưa có sự quan tâm và tập trung nghiên cứu về vấn đề này. Hầu như các giải pháp chỉ tập trung vào việc xây dựng chính sách đãi ngộ, tôn vinh nghề dạy học, cũng như cần thực hiện việc đào tạo ĐNGV nâng cao nhận thức về đặc điểm vai trò về người giáo viên, nghề sư phạm hay sự phân công phù hợp với khả năng chuyên môn cho ĐNGV trong trường.

Nhìn chung, những nghiên cứu thực tiễn trong các trường cho thấy, để công tác quản lý ĐNGV hiệu quả, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu với xu thế đổi mới trong giáo dục tại các trường hiện nay cần thực hiện những biện pháp như:

  • Phân công công tác phù hợp với năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên;
  • Xây dựng kế hoạch liên kết với các trường sư phạm về công tác tuyển chọn và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên;
  • Tăng cường công tác dự giờ trong các môn học để đánh giá năng lực giảng dạy của giáo viên;
  • Phân công giáo viên có kinh nghiệm trong việc hướng dẫn cho những giáo viên mới;
  • Xây dựng chính sách đãi ngộ, tôn vinh nghề dạy học;
  • Gắn đào tạo giáo viên với nhu cầu thực tiễn sử dụng;
  • Đào tạo đội ngũ giáo viên nâng cao nhận thức về đặc điểm vai trò người giáo viên;
  • Xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực đội ngũ giáo viên và khả năng đổi mới phương pháp dạy học;
  • Tổ chức chuyên đề phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường về đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên;
  • Xây dựng kế hoạch dự trù công tác đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên.

Đây là những cơ sở thực tiễn giúp người nghiên cứu đề xuất biện pháp nhằm nâng cao chất lượng trong quản lý đội ngũ giáo viên tại các trường THCS trên địa bàn huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2, người nghiên cứu tập trung nghiên cứu thực trạng về quản lý đội ngũ giáo viên tại các trường THCS trên địa bàn huyện Bàu Bàng, Bình Dương. Từ thực trạng, người nghiên cứu đã chỉ ra những ưu điểm và hạn chế cũng như những khó khăn trong công tác quản lý đội ngũ giáo viên tại các trường. Đội ngũ giáo viên các trường có thâm niên quản lý lâu năm và có trình độ chuyên môn cao, phần lớn đã tốt nghiệp đại học đây là điều kiện thuận lợi giúp nhà trường thực hiện hiệu quả công tác quản lý giáo dục nhà trường. Đồng thời, họ có nhận thức về vai trò và năng lực cần thiết của người giáo viên, như nhận thức được vai trò tích cực, chủ động học tập nghiên cứu, nâng cao trình độ chuyên môn.

Bênh cạnh đó,các giáo viên và cán bộ quản lý tại các trường chưa nhận thức sâu về vai trò, đặc điểm của người giáo viênnhư:Phần lớn các giáo viên và cán bộ quản lý chưa được quan tâm đồng ý về sự khiêm tốn, giản dị, chan hòa, có lòng yêu quý học sinh và yêu nghề;Giáo viên có kiến thức vững vàng, sâu rộng về chuyên môn nghiệp vụ, hiểu biết nhu cầu, tính cách và hoàn cảnh của từng học sinh chưa được quan tâm đồng ý; Khả năng độc lập sáng tạo và vận dụng phương pháp dạy học cũng như kiểm tra đánh giá thích hợp với nội dung, kỹ năng xử lý tình huống, thể hiện năng lực sư phạm cũng như khả năng định hướng, hướng dẫn, tổ chức, điều chỉnh, truyền đạt tri thức phù hợp với đặc trưng là đối tượng học sinh cũng chưa được sự quan tâm đồng ý cao; Khả năng tự đánh giá và điều chỉnh cách dạy phù hợp với nội dung và mục tiêu môn học cũng như khả năng phát hiện được một số vần đề nảy sinh trong hoạt động nghề nghiệp và giải quyết vấn đề thông qua làm việc nhóm chưa thực sự quan tâm đồng ý.

Ngoài ra, các trường chưa đưa ra được dự báo chính xác về nhu cầu sử dụng đội ngũ giáo viên tại trường mình;Chưa thường xuyên lập kế hoạch, dự báo về nhu cầu số lượng giáo viên của từng môn học theo từng năm; Chưa thường xuyên thông tin tuyển dụng đến các đối tượng quan tâm; Việc phân công, bố trí giáo viên có kinh nghiệm hướng dẫn cho những giáo viên mới vào làm chưa được thực hiện thường xuyên;Chưa thường xuyên làm thỏa mãn nhu cầu và làm hài lòng đội ngũ giáo viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao;Nhà trường chưa có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng giáo viên theo nội dung và giai đoạn cụ thể; Công tác khảo sát nhu cầu, động cơ và tuyển chọn giáo viên tham gia các khóa bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn khách quan và công khai chưa được thực hiện nghiêm túc và thường xuyên; Việc tổ chức các khóa bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ theo nguyện vọng và nhu cầu của từng đối tượng tham gia bồi dưỡng; Các trường chưa có chính sách khuyến khích cho giáo viên tham gia học sau đại học; Việc bố trí cho giáo viên ở xa chỗ trọ cũng như chế độ khen thưởng đối với giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ chưa được thực hiện thường xuyên; Nhà trường chưa thực hiện việc kỷ luật, sa thải giáo viên yếu kém về đạo đức nghề, chưa tổ chức cho giáo viên tham quan, du lịch thường xuyên theo định kỳ hàng năm;

Mặt khác, trong chương nay cũng chỉ ra được những thực trạng về các yếu tố ảnh hưởng và những khó khăn. Trong đó,các nhóm yếu tố thuộc về chủ thể quản lý, đối trượng quản lý cũng như mồi trường quản lý đã ảnh hưởng đến quá trình quản lý đội ngũ giáo viên. Ngoài năng lực chỉ đạo, tổ chức, khả năng vận động và tập hợp lực lượng của nhà quản lý giáo dục các yếu tố như chính sách của ngành, uy tín của cơ sở giáo dục, sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chínhquyền và các đoàn thể của địa phương thuộc về nhóm yếu tố môi trường quản lý là những yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến hiệu quả trong công tác tuyển chọn, sử dụng cũng như bồi dưỡng đào tạo đội ngũ giáo viên trong nhà trường.

Từ kết quả nghiên cứu thực trạng trên, các biện pháp được đề xuất nhằm góp phần nâng cao chất lượng trong công tác quản lý đội ngũ giáo viên tại các trường THCS trên địa bàn huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương, cũng như đáp ứng yêu cầu trong xu thế đổi mới giáo dục hiện nay, các biện pháp được trình bày cụ thể trong chương 3. Luận văn: Thực trạng giáo viện tại trường THCS huyện Bàu Bàng

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ: 

===>>> Luận văn: Biện pháp quản lý giáo viên tại huyện Bàu Bàng

One thought on “Luận văn: Thực trạng giáo viện tại trường THCS huyện Bàu Bàng

  1. Pingback: Luận văn: Tổng quan đội ngũ giáo viện ở huyện Bàu Bàng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0906865464