Khóa luận: Tổng quan về thân thế, sự nghiệp Phạm Tử Nghi

Chia sẻ cho các bạn sinh viên ngành luật Khóa luận: Tổng quan về thân thế, sự nghiệp Phạm Tử Nghi cho các bạn đang chuẩn bị làm bài khóa luận cùng nhau tham khảo nhé. khóa luận môn học là một trong những yêu cầu bắt buộc của các trường đại học, và Cao Học. Đối với sinh viên hay học viên tất cả các khóa học đều bắt buộc phải làm một bài khóa luận, với đề tài bắt buộc hoặc là một đề tài cụ thể nào đó ví dụ như đề tài Khóa luận: Tổng quan về thân thế, sự nghiệp Phạm Tử Nghi các bạn cùng  tham khảo đề tài khóa luận dưới đây nhé.

2.3 Khái quát về thân thế, sự nghiệp Phạm Tử Nghi 

Nhân vật Phạm Tử Nghi được sử sách đề cập tới phải kể đến trong Đại Việt sử kí toàn thư – bộ chính sử xa xưa của nước ta còn nguyên vẹn cho đến nay. Toàn thư chép rằng nhân vật Phạm Tử Nghi là tướng nhà Mạc. Bối cảnh khi dòng họ đế vương này xuất hiện là lúc đất nước ta đang trong thời kì rối ren, hai chính thể vua Lê – chúa Trịnh cùng tồn tại. Họ Mạc nhân thời cơ đó mà nổi lên tiếm quyền. Khóa luận: Tổng quan về thân thế sự nghiệp Phạm Tử Nghi

Các tài liệu ghi chép về Phạm Tử Nghi ở Hải Phòng hiện nay chủ yếu do Bảo tàng Hải Phòng sưu tập và lưu giữ. Ngoài việc tham khảo các tư liệu do các sử gia phong kiến cung cấp trong các cuốn sử như Đại Việt sử kí toàn thư, Lê triều thông sử, Việt sử thông giám cương mục và các sách địa chí thì lấy làm căn cứ để tìm hiểu về nguồn gốc, thân thế, sự nghiệp của nhân vật Phạm Tử Nghi còn phải kể đến bản Nam Hải Đại Vương ngọc phả bằng chữ Hán do người dân quê ông sao chép ngày 6/9 năm Tự Đức thứ 22 (1869). Văn bản tiếng Hán này đã được ông Hoàng Khắc Nhượng, nguyên là cộng tác viên của Bảo tàng Hải Phòng, đọc và dịch trong đợt kiểm kê di tích lịch sử năm 1976, 1977. Bên cạnh đó còn một văn bản quý giá không kém được lưu tại Bảo tàng Hải Phòng là nguyên bản sắc phong đề ngày 10/8 năm Vĩnh Thịnh thứ 6 (1710) triều vua Lê Dụ Tông cho Tứ dương hầu Phạm Tử Nghi người xã Vĩnh Niệm, huyện An Dương, trấn Hải Dương.

Phạm Tử Nghi sinh ngày 2 tháng 2 năm Hồng Thuận (1590), mất ngày 14 tháng 9 năm Lê Quang Hưng (1578), ông tên húy là Thành, tên chữ là Tử Nghi. Ông nguyên là người Vĩnh Niệm, tổng An Dương, huyện An Dương, phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương (nay thuộc địa bàn liên quan giữa hai phường Nghĩa Xá và Vĩnh Niệm quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng).

Từ nhỏ, ông đã bộc lộ tư chất là người thông minh, ham học hỏi đặc biệt nhân vật này được mô tả là có sức vóc hơn người. Chứng tích còn lại của việc Phạm Tử Nghi rèn luyện võ nghệ chính là việc ông đắp con đường Thiên Lôi không những thế nó còn là con đê ngăn nước mặn xâm nhập vào trong nội đô, đê dài khoảng 3 dặm (trên 2km), vẫn tồn tại cho đến ngày nay, hàng năm người dân sở tại vẫn bồi đắp. Sở dĩ con đường do Phạm Tử Nghi đắp có tên là Thiên Lôi vì khi tập võ ông dùng gậy thét lên một tiếng vang trời và quật nát những đống đất đắp hai bên đường. Người làng lúc bấy giờ cho rằng ông là ông tướng Thiên Lôi trên trời hóa xuống, cho nên gọi đường ấy là đường Thiên Lôi, đặt theo danh hiệu của ông. Ngày trước con đường Thiên Lôi ở Hải Phòng khá lầy lội, xuống cấp, do vậy người dân sống hai bên đường mới lưu truyền câu chuyện đường xấu như bị Thiên Lôi giáng sét xuống. Ngày nay đường đã được sữa chữa, rải nhựa lại vô cùng khang trang.

Con người Phạm Tử Nghi hội tụ những phẩm chất những điểm ưu việt để sau này được triều đình trọng dụng. Lúc bấy giờ ở vùng Cổ Trai, Kiến Thụy ngày nay nổi lên nhân vật Mạc Đăng Dung, người mà sau đó đã lập ra vương triều Mạc, thay thế triều Lê trong một thời gian ngắn. Phạm Tử Nghi ra giúp nhà Mạc vào giai đoạn hưng thịnh. Ông đã trở thành một tướng cao cấp của vương triều Mạc với tước Tứ Dương hầu. Tuy vậy tên tuổi của ông và sự nghiệp cầm binh của ông lại ít được nhắc đến trong sách sử. Mãi đến năm 1547 trong Đại Việt sử kí toàn thư mới thấy nhắc đến ông. Vào năm 1547 sau khi Mạc Phúc Hải chết, Mạc Phúc Nguyên nối ngôi. Lúc này triều đình Mạc muốn lập Mạc Phúc Nguyên làm vua dù còn rất nhỏ tuổi, Phạm Tử Nghi cho rằng điều này là không nên, do đó ông mới mưu lập Mạc Chính Trung lên ngôi. Theo nhận định của Phạm Tử Nghi thì Hoằng vương Chính Trung đã đứng tuổi đồng thời có kinh nghiệm trận mạc, có vậy mới đủ khả năng gánh vác công việc giang sơn trong lúc rối ren bấy giờ. Ngược lại Mạc

Phúc Nguyên tuổi còn nhỏ, phải có sự giúp sức từ Phụ chính Mạc Kính Điển, chưa thể tự mình lãnh đạo đất nước. Hành động của Phạm Tử Nghi trong thời điểm này có thể xem như một hành động chống đối, gây mâu thuẫn trong chính nội bộ nhà Mạc, điều đó khiến cho người đời sau cũng khó khăn hơn trong việc đánh giá vai trò của ông. Do nội bộ nhà Mạc lục đục dẫn đến những cuộc đánh nhau để xem ai là người giành được vị thế, gây hậu quả là làm suy yếu quân nhà Mạc trước triều đình nhà Lê.

Sách Đại Việt sử kí toàn thư ghi chép rằng “Tướng Mạc là Tứ Dương hầu Phạm Tử Nghi mưu lập người họ Mạc là Hoằng Vương Chính Trung làm chúa, không xong, bèn nổi loạn, bức dời Chính Trung về xã Hoa Dương, huyện Ngự Thiên. Họ Mạc sai Khiêm Vương Kính Điển cùng bọn Tây quận công Nguyễn Kính đem quân đi bắt, bị Tử Nghi đánh bại. Sau Tử Nghi nhiều lần đánh không được, mới ép Chính Trung ra chiếm cứ vùng Yên Quảng. Dân hạt Hải Dương bị nạn binh lửa luôn luôn, nhiều người phải lưu vong” . Sách sử ghi chép là vậy, công hay tội cũng đã thuộc về lịch sử, nhưng xét tình thế lúc bấy giờ những nhận định và hành động của tướng Phạm Tử Nghi cho thấy nhân vật này là người có chính kiến rõ ràng, tích cách bộc trực khảng khái. Trong giai đoạn lịch sử đầy những biến động như vậy, việc xuất hiện một con người dám nghĩ dám làm là điều hiếm có.

Sau khi mưu sự không thành, quân Phạm Tử Nghi tiến vào đất của người Minh và có hành động cướp phá tại đây. Đại Việt sử kí toàn thư có ghi lại sự việc này như sau “Tử Nghi lại chạy vào đất nhà Minh, thả quân đi bắt người cướp của Quảng Đông, Quảng Tây. Người Minh không kiềm chế nổi” . Việc làm của tướng Phạm Tử Nghi trên đất ngoại quốc phải chăng là hành động phản kháng vì lòng yêu nước? Chỉ biết rằng người đời sau cũng nhìn nhận sự việc này với tấm lòng khâm phục, biết ơn người anh hùng với khí phách hiên ngang dám xông pha vào chốn quân thù. Trong bản ngọc phả Khóa luận: Tổng quan về thân thế sự nghiệp Phạm Tử Nghi

Nam Hải đại vương sao năm Tự Đức 22 (1869), soạn giả đã mô tả những hoạt động của Tứ Dương hầu Phạm Tử Nghi trên đất Minh như sau: “…Chiếm cứ Lưỡng Quảng rồi tiến thẳng đến Nam Kinh. Anh hào các nước đều phải bó tay, một trận toàn thắng lại giơ gươm chém cây cột đồng Mã Viện dựng lên thuở trước đến nay vết kiếm vẫn còn” . Bản kỷ trong Đại Việt sử kí toàn thư viết: Trước kia, Phạm Tử Nghi vẫn định lập Hoằng Vương Chính Trung làm người nối ngôi họ Mạc, nhưng các thân vương trong họ và đại thần của họ Mạc lại mưu lập Phúc Nguyên. Chính Trung không được lập, mới cùng với Tử Nghi nổi loạn, và cướp bên nước Minh, người Minh bị nhiều tai hoạ. Đến đấy, nhà Minh trách họ Mạc là phiên thần vô lễ, dung túng bọn cướp nước sang cướp bóc đại quốc, sẽ phải đem quân sang, họ Mạc rất sợ, liền ngầm sai kẻ tiểu tốt đi bắt được Tử Nghi, chém đầu sai người đưa sang nhà Minh. Nhưng hễ đi tới đâu là hay sinh ôn dịch ở đó, làm chết hại nhiều người và súc vật, nên người Minh phải trả lại. Với tinh thần và chí khí của người anh hùng yêu nước, hành động của tướng Phạm Tử Nghi trên đất Minh đã làm đối phương phải nể phục và khiếp sợ, dám thẳng tay chém vào cây cột đồng Mã Viện – biểu tượng của ách độ hộ của người phương Bắc đối với phương Nam, đồng thời còn làm cho người Minh phải hoang mang, sợ hãi cả khi sống lẫn khi thác. Hơn hết, những sự việc này đều được xác nhận trong ghi chép của cả hai nước. Minh chứng cho một điều rằng nhân vật này tuy xuất hiện trong một thời điểm, một giai đoạn biến loạn của lịch sử nhưng cũng đã để lại những dấu ấn nhất định, những oai danh không thể phủ nhận. Để sau này dân gian đã tiếp tục làm công việc phủ lên lớp màn kì ảo để có được vị Thánh Phạm Tử Nghi hay còn gọi là Đức Thánh Niệm – theo cách gọi của người địa phương, như ngày hôm nay. Mà cùng với việc thờ phụng Thánh còn có các sinh hoạt văn hóa như phong tục, tập quán và lễ hội dân gian gắn với vị thần được thờ trong cộng đồng nhân dân ở quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>> Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Du Lịch

2.4 kiến trúc di tích thờ Phạm Tử Nghi

Lăng Phạm Tử Nghi hay còn gọi là miếu Đôn Nghĩa thuộc phường Vĩnh Niệm, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng. Trong tiến trình lịch sử phát triển của thành phố Cảng, Vĩnh Niệm thuộc tổng An Dương cũ bao gồm các làng Nghĩa Xá, Niệm Nghĩa, Đôn Nghĩa vốn là chốn cố hương của Tứ dương hầu Phạm Tử Nghi, một dũng tướng lừng danh của Vương Triều Mạc, thế kỷ 16, có nhiều công lao với làng xã, quê hương miền Duyên Hải ngày nay.

Khu di tích lăng – miếu Đôn Nghĩa đã trở thành một chỉnh thể công trình kiến trúc văn hóa, gồm bái đường, hậu cung, khu lăng mộ và khu vực cảnh quan thiên nhiên với vườn hoa chậu cảnh, đặc biệt số lượng cây cổ thụ gắn liền với khu vực lăng – miếu như đa, si, đại, góp phần làm tăng thêm vẻ tôn nghiêm, u tịnh của khu di tích. Hiện nay lăng – miếu Đôn Nghĩa còn bảo lưu được nhiều di vật cổ là đồ tế tự bằng gỗ sơn son thếp vàng rực rỡ, mang giá trị mỹ thuật thời Nguyễn cuối thế kỷ 19 như: cửa võng, kiệu bát cống, lonh đình, bát biểu, mốt số di vật là đồ đồng, đồ sứ như bộ tam sự, rùa, hạc, bát hương đồng và men sứ…

Toàn bộ khu lăng – miếu nằm trong hệ thống tường bao quanh có cổng xây cất theo lối chồng diềm 8 mái, bên trong cổng đặt bức bình phong xây theo lối cuốn thư soi bóng xuống hồ nước trong xanh phía sau kiến trúc tòa miếu thờ là khu lăng mộ Phạm Tử Nghi.

Hiện khu di tích lăng – miếu Đôn Nghĩa đã được tu tạo. Vào dịp kỷ niệm ngày sinh 02 – 02 và ngày hóa 14 – 9 Âm lịch, lễ hội diễn ra đơn giản và có nhiêu trò bách hý dân gian, thu hút khách thập phương đến với tấm lòng thành nơi tín ngưỡng tôn giáo của địa phương.

Lăng – miếu Đôn Nghĩa được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa năm 2001.

2.5 Cơ sở hình thành tục thờ Phạm Tử Nghi ở Thiên Lôi, Lê Chân, HP

2.5.1 Tính địa Phương của vị thần được thờ Khóa luận: Tổng quan về thân thế sự nghiệp Phạm Tử Nghi

Thánh Phạm Tử Nghi là người sinh ra và lớn lên ở vùng đất mà ngày nay thuộc địa bàn quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng. Theo địa giới hành chính trước kia thì nó thuộc về huyện An Dương, thành phố Hải Phòng hiện nay. Bởi xưa kia vùng An Dương là cả một tổng rất rộng lớn với nhiều làng xã. Theo sách địa chí Hải Phòng, xuất bản năm 1990, tổng An Dương cũ gồm 8 xã là: An Dương, Đôn Nghĩa, Vĩnh Niệm, Tê Chữ, Hoàng Nai, Hoàng Mai, Niệm Nghĩa, Trang Quán. Trong đó cư dân Vĩnh Niệm, Đôn Nghĩa, Niệm Nghĩa thậm chí cả An Dương đều có truyền thống tôn thờ Phạm Tử Nghi làm phúc thần . Sau này theo nhịp điệu của quá trình đô thị hóa thì các làng Vĩnh Niệm, Đôn Nghĩa, Niệm Nghĩa, An Dương xưa kia được sáp nhập vào quận Lê Chân, trở thành các phường, tên gọi vẫn như cũ. Như vậy cho đến tận bây giờ các tên địa danh xưa vẫn không hề bị thay đổi mà chỉ là thay đổi về mặt hành chính, giấy tờ, vì vậy mà truyền thống văn hóa của người dân nơi đây vẫn giữ được nếp cũ của cha ông truyền lại.

Địa bàn quận Lê Chân là nơi tập trung các di tích chính thờ Đức Thánh Niệm với mật độ dày đặc. Nếu chỉ tính riêng theo trục đường Thiên Lôi đã có đến 3 di tích quan trọng nhất là Từ Nghĩa Xá, Lăng Đôn Nghĩa và Đình Niệm Nghĩa. Trên đường Trần Nguyên Hãn – con đường kéo dài từ chân cầu Niệm đến điểm tiếp giáp phố Nguyễn Đức Cảnh, có ngôi miếu An Dương cũng thờ Phạm Tử Nghi. Ngôi miếu nhỏ bé nằm sau một gốc đa cổ thụ nhưng cứ đến mùng một, ngày rằm là nhân dân lại vào nhang khói đều đặn. Nói đến con đường Trần Nguyên Hãn, cũng trong sách địa chí Hải Phòng, phần phụ lục tên các đường, phố chính nội thành có ghi chép về tên đường này. Năm 1954 đường cũng mang tên Trần Nguyên Hãn, nhưng năm 1951 về trước gọi là đại lộ Phạm Tử Nghi . Trên con đường này, còn phải kể đến bến xe khách Niệm Nghĩa, là một trong những điểm chung chuyển chính của hoạt động vận tải hành khách đường dài ở Hải Phòng. Đồng thời, đình An Dương, nằm trên địa bàn phường An Dương thuộc quận Lê Chân trong đó Thánh Phạm Tử Nghi cũng được coi là vị thần bản mệnh của người dân ở đây. Như vậy, trải qua năm tháng, uy danh của thần đã gắn với tên xóm tên làng nay trở thành tên phường, xã, tên đường phố, với những cầu Niệm, đường Thiên Lôi, đình Niệm, Lăng miếu Đôn, Từ Nghĩa Xá…trở thành những tên địa danh quen thuộc với người dân thành phố Hoa phượng đỏ.

2.5.2 Lòng biết ơn của thế hệ sau với người có công Phạm Tử Nghi – vị tướng, người anh hùng

Trong quá trình phát triển và mở rộng đô thị Hải Phòng, làng quê Nghĩa Xá đã hoà nhập trong đời sống thị thành cùng nhiều làng xã cổ truyền khác như: An Biên, Gia Viên, Lạc Viên, Hàng Kênh…Làng Nghĩa Xá xưa chỉ còn là hình dáng lờ mờ trong hội ức của các cụ già. Cảnh quan làng xưa, xóm cũ tuy không còn nữa nhưng tên tuổi và truyền thống lịch sử của nó mãi mãi vang ọng trong tâm thức của nhân dân thành phố nhờ ngôi cổ Từ rất đỗi thân quen. Từ Nghĩa Xá hiên tại dù bị chật chội ồn ào của đời sống đô thị từng ngày, từng giờ chi phối song vẫn giữ được nét tĩnh mịch, hư ảo của chốn linh thiêng. Mặt khác môi trường ấy càng làm tăng thêm giá trị kim ngân cho công trình, nó là cái cổ kính hiếm hoi trong muôn vàn cái mới nở tràn, được hun đúc từ ngàn năm được bảo lưu, trân trọng trong cái văn minh tiến bộ của tốc độ đô thị hoá đến chóng mặt của thành phố. Thăm Từ Nghĩa Xá ta lại thấy được cuộc sống mới không hề phủ nhận giá trị văn hoá cha ông, mà những giá trị ấy đang được giữ gìn có phê phán và nâng cao. Khóa luận: Tổng quan về thân thế sự nghiệp Phạm Tử Nghi

Từ Nghĩa Xá được coi là ngôi đền tình nghĩa của nhiều thế hệ cư dân quê hương Phạm Tử Nghi và ông được tôn vinh là “ Đức thánh Niệm” . Phạm Tử Nghi là bậc thánh nhân được tôn thờ ở nhiều làng xã thuộc miền Đông Bắc tổ quốc, trong đó có những di tích chính như đình Niệm nghĩa, lăng Đôn Nghĩa, miếu An Dương, đền Cái Tắt… Đặc biệt, phố Trần Nguyên Hãn ngày nay đã một thời mang tên Phạm Tử Nghi. Vốn xuất thân từ tầng lớp bình dân bước lên vũ đài chính trị thời Mạc bằng thanh gươm bạc nên Phạm Tử Nghi là người có công lớn trong sự nghiệp mở mang vùng đất phía Đông Nam nôi thành Hải Phòng. Tên tuổi ông còn in đậm, thấm sâu trong lòng nhân dân, tương truyền ông rất linh ứng, bởi thế Từ Nghĩa Xá thờ ông được coi là một trong tứ linh từ của huyện An Dương xưa. Hàng năm cứ vào ngày 14 tháng 9 âm lịch, nhân dân quang vùng nô nức trảy hội từ Nghĩa Xá, đình Niệm Nghĩa…và ngày hội trở thành một sinh hoạt văn hoá truyền thống sâu đậm của con người trên mảnh đất Hải Phòng lịch sử.

Ngôi đình mang phong cách kiến trúc đình làng thế kỷ 19. Đây là nơi thờ danh tướng Phạm Tử Nghi, một nhân vật kiệt xuất thời nhà Mạc. ở đây phong cách kiến trúc, văn hóa với những nét chạm trổ phản ánh đề tài, nội dung phong phú, như: tứ linh (long, ly, quy, phượng), tứ quý (tùng, cúc, trúc, mai), hoa lá thiêng… thể hiện bàn tay khéo léo của các nghệ nhân xưa, là niềm tự hào của dân làng Vĩnh Niệm mà còn được thưởng thức các trò chơi dân gian như: chọi gà, đập niêu, cầu thùm, bịt mắt bắt dê… Với những giá trị nghệ thuật và lịch sử, đình Niệm Nghĩa trở thành không gian văn hóa thiêng liêng, bảo tồn, lưu giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của quê hương Vĩnh Niệm. Những hoạt động không thể thiếu trong phần hội góp phần tạo nên sự đặc sắc trong lễ hội tưởng nhớ danh tướng Phạm Tử Nghi.

2.5.3 Sự kính nể uy linh vị thần được thờ của nhân dân Khóa luận: Tổng quan về thân thế sự nghiệp Phạm Tử Nghi

Bên cạnh các cơ sở như xuất phát từ lòng biết ơn, từ nguồn gốc xuất thân của vị thần mà hình thành nên tục thờ Thánh Phạm Tử Nghi ở Lê Chân, Hải Phòng, còn phải đề cập đến vấn đề cơ sở tâm linh cho tục thờ cúng này. Trong mục Bản kỷ của cuốn Đại Việt sử kí toàn thư có nói đến một chi tiết mang màu sắc tâm linh mà theo chúng tôi là một trong những xuất phát điểm cho ra đời tục thờ Thánh Phạm Tử Nghi. Khi bị bức hại, Phạm Tử Nghi đã bị nhà Mạc ngầm sai kẻ tiểu tốt đến bắt và chém đầu rồi đem sang cho nhà Minh. Nhưng hễ cứ đi đến đâu là sinh ôn dịch ở đó, làm chết nhiều người và súc vật, nên người Minh phải trả lại . Vị tướng khi sống thì làm kẻ thù phải kính nể, đến khi thác mà anh linh vẫn còn gây được tai họa khiến người đời phải khiếp sợ. Điều này cho thấy nhân dân đã vừa tôn kính vừa nể sợ thần mà nếu không thờ cúng có thể mang họa. Tuy sử sách ghi chép như vậy thì dân gian lại một lần nữa kể câu chuyện khác ở một vài chi tiết. Ở đây người dân đã không để ông vua nước Nam chém đầu vị tướng của mình mà do người phương Bắc sát hại ông, triều đình có thể đớn hèn nhưng nhân dân thì không. Theo ngọc phả Phạm Tử Nghi chết do mắc phải mưu gian của giặc, vì thế trước lúc ngã ngựa ông còn lớn tiếng mắng nhiếc bọn phản bội lời ước: “Chúng bay là lũ tiểu nhân, lòng chó má, ta thề sống chưa báo thù cho nước thì thác sẽ rửa hận cho nhà”. Người Minh cho đao phủ chém đầu ông đem bêu ở chợ còn xác thì đốt rắc tro cho gió thổi bay. Tương truyền rằng, ngay hôm ấy trên đất nhà Minh dân mắc dịch lớn, súc vật chết hại rất nhiều, cả phương Bắc đều xáo động. Trước oai linh của Phạm Tử Nghi nhà Minh phải hạ lệnh làm một hòm đá trong quan ngoài quách, đặt thủ cấp của ông vào trong rồi làm lễ công hầu mà tế đưa. Đặt chiếc hòm đá trên chiếc bè nhỏ trên che một chiếc lọng xanh thả trôi theo dòng nước về phương Nam đến bến sông Niệm thì bè dừng lại. Dân làng quê hương ra đón rước rồi lập lăng, miếu, đền, từ tôn thờ từ bấy đến nay. Hẳn nhiên ở đây chúng ta thấy oai linh của vị thần đã có tác động như thế nào đến tâm thức của nhân dân. Không những vậy dù lúc còn sống, Phạm Tử Nghi làm quan triều Mạc, tuy vậy khi thác vẫn được triều Lê ban sắc phong. Cho dù trước kia là người ở thế đối nghịch với vương triều Lê, hay trong lịch sử còn gọi nhà Mạc là ngụy triều thì với những công lao đóng cho đất nước cho xóm làng của Đức Thánh Niệm mà triều đại sau này vẫn ghi nhận. Theo ngọc phả Nam Hải đại vương, đời Lê Chính Hòa lập bia ký (1676 – 1705), đời Lê Vĩnh Thịnh (1710) ban phong mỹ tự:

Anh danh vũ liệt

Anh hùng khởi nghĩa

Danh hương Bắc quốc

Văn võ thánh thần

Từ đây về sau, nhân dân vùng Vĩnh Niệm, Niệm Nghĩa, Nghĩa Xá, Đôn Nghĩa đều lập các di tích thờ Thánh Phạm Tử Nghi. Ngọc phả còn cho biết, phàm hai bên bến bờ sông thuộc cả địa phận hai nước, chỗ nào mà hòm thủ cấp của Ngài đi qua, đều có đền thờ . Hàng năm nhân dân trong vùng tổ chức lễ hội tưởng nhớ Đức Thánh Phạm Tử Nghi vào tháng 2 và tháng 9 âm lịch, trùng vào các ngày sinh và ngày hóa của Thánh. Theo lệ thì ngày 14 tháng 9 cả tổng hợp tế, ngày hôm sau (15-9) cả huyện hợp tế, các xã thôn có đình miếu ven sông thì cúng tế riêng

2.6 nội dung của lễ hội thờ Phạm Tử Nghi Khóa luận: Tổng quan về thân thế sự nghiệp Phạm Tử Nghi

Lễ hội mùa thu Từ Nghĩa Xá hiện nay được nhân dân long trọng tổ chức trong vòng ba ngày từ ngày 13 – 9 đến hết ngày 15 – 9 với nhiều hoạt động long trọng theo đúng truyền thống xưa xen lẫn với nét hiện đại ngày nay. Ban tổ chức lễ hội đã rất cẩn thận chuẩn bị một tấm bảng đen để cáo yết nội dung lễ hội cho bà con xóm phố biết. Chúng tôi xin trích lại nội dung “Chương trình lễ dâng hương ngày Thánh hóa 3 ngày như sau.

Ngày 13 – 9 Ất Mùi

  • Sáng: tế Tứ linh
  • Chiều: nhân dân dâng hương
  • Tối: đoàn chèo Hoa Phượng trình diễn
  • Sáng: đón khách
  • 08 giờ: lễ rước
  • Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu
  • Đọc diễn văn khai mạc
  • Các đoàn lễ dâng hương
  • Đoàn tế nữ quan Từ Nghĩa Xá dâng hương tế khai mạc
  • Chiều: nhân dân dâng hương
  • Tối: đội chèo quận Ngô Quyền phục vụ
  • 09 giờ: đoàn tế Từ Nghĩa Xá tế tạ
  • Bế mạc lễ hội

So với hội làng Nghĩa Xá xưa kia từng được các cụ cao niên kể lại kéo dài trong vòng một tuần thì lễ hội Từ Nghĩa Xá ngày nay chỉ còn lại ba ngày. Nếu nhìn vào chương trình lễ hội này chúng ta vẫn thấy có một mẫu số chung như nhiều lễ hội dân gian truyền thống như hiện nay, nhưng khi đi sâu vào cũng có nhiều điểm khác biệt.

Công việc chuẩn bị cho lễ hội đã có từ trước đó cả tháng, với những phần việc như phần trên chúng tôi đã đề cập. Riêng đêm trước hội bao giờ cũng có lễ mộc dục hay lễ tắm tượng. Nghi lễ này tượng trưng cho việc báo cáo với thần linh về việc mở hội. Tượng thần được lau bằng nước thơm và khăn đỏ. Người chủ đền, ông chủ tế và những người có liên quan trong ban tổ chức được làm tham gia và đây không phải nghi lễ dành cho mọi người chứng kiến. Nước dùng tắm tượng được lấy từ nguồn trong làng, nhưng không không được cùng một chỗ với nguồn nước người dân vẫn dùng để tắm giặt hàng ngày. Như thời xưa, người ta phải bơi thuyền ra giữa sông múc nước cho vào cái bình hay cái chóe trên phủ vải đỏ để lọc lấy thứ nước trong nhất, tinh khiết nhất về tắm tượng thần. Nước sau khi được lấy về thì đem đun với lá thơm, lấy vải đỏ nhúng vào rồi thấm nhẹ nhàng lên tượng. Tắm tượng ở đây không phải là như cách giội nước thông thường mà là lau, thấm tỉ mỉ. nếu theo đúng tiến trình của hội làng thì ngày hôm sau thường là ngày chính hội sẽ có đám rước thần về nơi tổ chức hội. Tại Từ Nghĩa Xá ngày đầu tiên sẽ là ngày tổ chức tế Tứ Linh, sang ngày hôm sau là ngày chính hội tức ngày Thánh Phạm Tử Nghi hóa về trời thì mới tổ chức rước cũng như tế khai hội.

Từ Nghĩa Xá nay vào đám từ 13 đến hết 15 – 9, là kì lễ hội mùa thu, kỉ niệm ngày Thánh hóa. Trong ngày đầu tiên của Từ tổ chức tế Tứ Linh như một hình thức tế mở hội theo truyền thống xưa. Tục tế Tứ Linh đã được duy trì từ xa xưa cho đến nay minh chứng cho một truyền thống tiêu biểu của vùng An Dương xưa, nơi còn tồn tại bốn ngôi đền linh thiêng – Tứ Linh Từ. Đội tế Tứ Linh chỉ phục vụ tế tại Tứ Linh Từ vào dịp Thánh hóa, trong đó có ngày hóa của Thánh Phạm Tử Nghi tại Từ Nghĩa Xá. Phải nhấn mạnh rằng các di tích thờ Phạm Tử Nghi trên khắp Hải Phòng là một con số không nhỏ, nhưng tế Tứ Linh thì chỉ có một tại Từ Nghĩa Xá mà thôi. Đội tế Tứ Linh gồm toàn các vai tế nam, từ vị chủ tế đến đông xướng, tây xướng, trái ngược với đội tế nữ quan của Từ Nghĩa Xá gồm toàn các bà các cô đóng vai trò chủ chốt. Tế lễ được coi là hoạt động quan trọng và mang ý nghĩa thiêng liêng nhất trong dịp hội làng. Bởi đây là thời khắc mà con người với tấm lòng thành kính nhất dâng lên vị thần mà mình hết mực sùng kính những lời tạ ơn và những nguyện vọng, khẩn cầu của mình. Những nghi lễ trang nghiêm, những lễ vật tinh khiết đã chuẩn bị cẩn thận trước đó vào buổi tế lễ này được thực hiện, được dâng lên thần một cách tỉ mỉ nhất. Về mặt quy cách, tiến trình thì gần như đã trở thành một bài bản thống nhất trong tất cả các dịp hội làng ngày nay, do đó tế Tứ Linh nói riêng hay bất kì một buổi tế lễ trong lễ hội nói chung đều có các bước giống nhau. Nhìn vào buổi tế lễ người xem sẽ có cảm giác đây chẳng khác gì một buổi thiết triều của nhà Vua thời phong kiến, với những cử chỉ, điệu bộ trang nghiêm của từng nhân vật tham gia. Trong đội tế vị nào cũng mặc áo dài thụng, đội mũ quan, tay chắp phía trước, dáng vẻ kính cẩn, hơi khom người. Sau khi đã chỉnh tề mũ áo, đến giờ đúng giờ lành đã chọn vào ngày 13, đội tế Tứ linh xếp hàng trước nhang án đã bày sẵn ở sân Từ Nghĩa Xá, thắp nhang xin phép được làm lễ tế Thánh. Tiếp đó, như đã tập duyệt từ trước các vị bước vào vị trí của mình làm các công việc đã định sẵn. hai vị đông xướng, tây xướng đứng trên chiếc bục cao dưới tán lọng, tay cầm micro, lầm lượt hô từng câu hiệu lệnh đều đặn. Chủ tế đứng giữa chiếu, hai ông bồi tế đứng phía sau, các ông chấp sự xếp hàng dọc hai bên. Âm nhạc trong tế lễ do phường bát âm đảm nhiệm. Ngoài ra còn có một nhóm các bà đứng cuối chiếu xòe quạt, múa bằng cành hoa, sau mỗi lần nhạc nổi lên để buổi tế thêm phần sinh động. Hai bên còn có hai người phụ trách đánh trống và chiêng để tạo nhịp điệu cho phần tế lễ. Khóa luận: Tổng quan về thân thế sự nghiệp Phạm Tử Nghi

Khi ba hồi trống báo hiệu buổi tế bắt đầu vừa dứt thì Đông xướng hô “khởi chinh cổ”, thì hai ông chấp sự ra chỗ giá chiêng, giá trống mà đánh lên ba hồi, sau đấy đánh thêm ba tiếng nữa mới vái một vái và lui ra. Bên phường bát âm cho nổi một hồi nhạc tưng bừng, các bà các cô cầm quạt múa theo nhịp chậm rãi, khuôn mặt ai cũng tưng bừng, hân hoan.

  • Chấp sự giả các tư kỳ sự thì người nào việc gì phải chăm chú để giữ việc ấy.
  • Tế chủ chấp sự giả các nghệ quân tẩy sở thì người tế chủ và người chấp sự đến cả chỗ cạnh hương án có để một chậu nước trên cái kỉ và treo một cái khăn tay.
  • Quán tẩy thì tế chủ rửa tay vào chậu nước.
  • Thuế cân thì người tế chủ lấy cái khăn treo trên giá để lau tay.
  • Tế chủ viên tự vị thì người tế chủ bước vào chiếu.

Đến đoạn “củ soát lễ vật” có nghĩa là kiểm tra đồ lễ xem có thiếu sót hay không, ông chủ tế được dẫn vào hẳn bên trong nội điện xem xét, rồi trở ra. Hành động này mang tính hình thức vì thực ra lễ vật đã phải chuẩn bị tinh tươm hết rồi, việc kiểm tra lại có ý nghĩa như lần kiểm soát cuối cùng, cho thật cẩn thận mới thôi. Đoạn người chủ tế đi vào từ phía hữu khi ra phía tả, lúc nào cũng như vậy.

  • Dâng hương:
  • Thượng hương thì hai người chấp sự cầm hương chuẩn bị
  • Nghệ hương vị tiền: bắt đầu cầm hương tiến vào nội điện
  • Nghênh thần cúc cung bái thì tế chủ và mấy người bồi tế đều lạy thụp cả xuống.
  • Tây xướng, xướng một tiếng hưng thì đứng dậy, lễ xong bốn lễ.
  • Bình thân phục vị thì đứng ngay mình cho nghiêm, chủ tế về lại chiếu của mình.
  • Dâng rượu:
  • Nghệ tửu tương sở, tư tôn giả mịch thì tế chủ đi ra chỗ án để đài rượu và người chấp sự mở miếng vải phủ trên mâm đài ra.
  • Chước tửu thì rót rượu. kế xướng: nghệ đại vương thần vị tiền thì hai người nội tán dẫn người tế chủ lên chiếu nhất.
  • Quỵ thì tế chủ và bồi tế đều quỳ cả xuống.
  • Tiến tước thì một người chấp sự dâng đài rượu đưa cho tế chủ vái một vái lại giao trả người chấp sự.
  • Hiến tửu thì những người chấp sự dâng rượu đi hai bên tiến vào nội điện.
  • Xong rồi trở ra. Xướng: hưng, bình thân, phục vị, thì tế chủ, bồi tế cùng phục xuống rồi đứng dậy, tế chủ lui ra chiếu ngoài.
  • Đọc văn tế

Độc chúc thì có hai người chấp sự tiến lên chỗ hương án thỉnh văn tế xuống.

Người nội tán xướng, nghệ độc chúc vị rồi lại dẫn tế chủ lên chiếu trên. Giai quỵ thì tế chủ, bồi tế đều quỳ cả xuống.

Hai ông bồi tế giúp người chủ tế nâng chúc văn lên và giữ micro để chủ tế là người đọc chúc. Chúc văn được đọc trong vòng 15 – 20 phút.

  • Đọc xong, tế chủ lạy hai lạy rồi lui ra chiếu ngoài.
  • Kết thúc phần đọc văn tế là hai hai lần dâng rượu nữa, nghi thức giống lần đầu

Xong cả ba tuần rượu rồi thì xướng ẩm phúc, có hai người vào nội điện bưng một chén rượu và một khay trầu.

Xướng nghệ ẩm phúc vị thì người tế chủ quay ra bước lên chiếu thứ nhì.

  • Xướng quỵ thì tế chủ quỳ xuống, rồi hai bồi tế đưa chén rượu khay trầu cho người tế chủ.
  • Xướng ẩm phúc thì người tế chủ bưng lẩy chén rượu vái một vái rồi uống hết ngay một hơi.
  • Xướng thụ tộ thì tế chủ cầm khay trầu cùng vái rồi mới ăn một miếng. Nghĩa là thần ban phúc lộc cho người phải uống ngay ăn ngay mới là kính trọng thần.
  • Lễ hai lễ rồi đứng dậy lui ra chiếu ngoài.
  • Hóa văn tế:
  • Tạ lễ cúc cung bái thì tế chủ, bồi tế, lạy tạ bốn lạy, rồi đem văn tế hóa ngay trước hương án.
  • Lễ tất là việc tế xong hết, các thành viên trong đội tế mũ áo chỉnh tề một lần nữa rồi xếp hàng trước hương án bái bốn lần. Phần tế lễ kết thúc. Trong lúc tế, cứ mỗi lần một tuần lễ tiến hành xong thì nhạc phải cử lên, âm nhạc sinh động làm giảm bớt đi không khí có phần trầm lắng của buổi tế. Các bà các cô đứng cuối chiếu lại dâng lên Thánh những điệu múa đẹp đẽ nhất để làm Thánh vui lòng. Tế Tứ Linh kết thúc trọn vẹn trong buổi sáng, buổi chiều dành cho người dân vào dâng hương, buổi tối có hoạt động văn nghệ. Khóa luận: Tổng quan về thân thế sự nghiệp Phạm Tử Nghi

Các hoạt động chính của lễ hội mùa thu tại Từ Nghĩa Xá phải kể đến là ngày chính hội 14 – 9. Vào ngày này, chính quyền sẽ có mặt để chứng kiến xem người dân tổ chức lễ hội ra sao. Do vậy cách thức tiến hành hội cũng có thêm các nghi thức mới. Ban tổ chức lễ hội kết hợp với chính quyền địa phương xây dựng chương trình lễ hội với sự tham gia của đại biểu đại diện cho chính quyền. Ban tổ chức kết hợp với hội phụ nữ để thành lập ban lễ tân gồm các chị, các cô mặc áo dài đồng phục để phục vụ công tác đón tiếp đại biểu, làm người giới thiệu chương trình. Công tác tổ chức còn phải chuẩn bị khánh tiết như kê bục phát biểu, âm thanh loa máy…Các công việc chuẩn bị này đòi hỏi sự phối kết hợp chặt chẽ giữa chính quyền và người dân. Ở đây phường Nghĩa Xá đã làm một cách chu đáo nhất điều này, để ngày hội không chỉ là một sinh hoạt văn hóa dân gian của nhân dân mà còn là ngày hội gắn kết chính quyền với người dân. Đúng 8h sáng ngày 14 – 9 tức ngày 26 – 10 lễ rước tại Từ Nghĩa Xá diễn ra long trọng. Các cụ cao niên cho biết vào Hội Thánh hoá. Xưa kia Đình Niệm, Lăng Đôn, đình An Dương còn đưa kiệu về khâm trực qua đêm ở sân Từ, sáng hôm sau làm lễ dâng hương, các đơn vị dâng hương rồi mới rước kiệu về mở lễ hội [10,tr.3]. Do quy mô của lối vào Từ Nghĩa Xá nay rất hẹp chính vì vậy lễ rước không còn mang được ý nghĩa trọn vẹn như trước nữa. Lễ rước về Từ Nghĩa Xá nay chỉ xuất phát từ một điểm định trước cách từ khoảng mấy chục mét để quay về đến sân Từ mà thôi. Đoàn rước vẫn có đầy đủ lệ bộ với trống đi đầu được hai người thanh niên khiêng, bên cạnh là người hiệu trống. Tiếp đến là các mâm lễ phẩm, vẫn do các nam thanh niên đảm trách. Những người này mặc áo lễ theo kiểu áo lính ngày trước, đầu chít khăn đỏ. Theo sau là các bà mặc áo tứ thân, năm thân sặc sỡ múa bằng các cành hoa, tăng thêm tính sinh động và tạo cho bức tranh lễ hội thêm màu sắc rực rỡ. Kế đến là các mâm nước ngọt, kẹo bánh, trầu cau, hoa quả do các chị mặc áo dài bê. Ai ai trông cũng phấn khởi hân hoan, bởi đây là ngày không phải lúc nào cũng có trong năm để mọi người thể hiện những gì đẹp đẽ nhất của mình. Đi phía sau đoàn rước lễ vật là đoàn rước linh vị của thần. Xưa kia việc rước cỗ kiệu bát cống có tượng thần hoặc thần vị là một điều vô cùng thiêng liêng trong đám rước của hội làng. Đáng tiếc là ngày nay do không gian hẹp của Từ Nghĩa Xá mà việc khênh kiệu bát cống trong lễ rước không thể diễn ra nữa.

Khi đoàn rước đã có mặt tại Từ, lễ vật được đưa vào nội điện, đặt lên ban chính. Lúc này các vị đại biểu đại diện chính quyền, đại diện cho nhân dân các tổ dân phố đã có mặt đầy đủ, ban tổ chức tiến hành tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu, để cử hành buổi lễ khai hội. Ông chủ tịch phường Nghĩa Xá lên đọc diễn văn khai mạc và đánh hồi trống khai hội. Cán bộ phụ trách văn hóa của phường đọc tiểu sử về thân thế sự nghiệp của Thánh Phạm Tử

Nghi cũng như những đóng góp công lao của ông cho địa phương, nêu cao hình tượng Ngài là tấm gương cho tuổi trẻ của phường học tập, noi theo. Tiếp theo là phần dâng hương của các vị đại biểu. Buổi lễ diễn ra trang trọng nhưng không rườm rà, toát lên tinh thần là ngày hội của nhân dân, do nhân dân làm chủ.

Ngay sau phần lễ của chính quyền, nghi thức tế lễ dân gian lại diễn ra bình thường. Đội tế nữ quan Từ Nghĩa Xá tiến hành lễ tế khai hội. Hoạt động của đội tế nữ quan tương tự như đội tế Tứ Linh đã tiến hành, chỉ khác đây các vai tế do các bà các cô đảm trách. Cũng có chủ tế, hai vị Đông xướng, Tây xướng, bồi tế và các chấp sự. vẫn những bước đi chậm rãi, cẩn thận, vẫn giọng đọc ngân dài, quang cảnh buổi tế lễ nghiêm trang, thiêng liêng vẫn là cái hồn cái cốt dân gian, vẫn là những gì tinh túy nhất mà con người dành cho thần thánh.

Trong hội Từ Nghĩa Xá, chúng tôi không thấy các trò chơi dân gian diễn ra. Âu cũng là do không gian nơi đây còn lại khá nhỏ, không đủ để làm một diễn trường hoành tráng để đáp ứng cho một phần hội quy mô, tập trung đông người. Thay vào việc chơi trò chơi, lễ hội tại Từ Nghĩa Xá có hoạt động biễu diễn chèo, diễn ra vào các tối 13 và 14 phục vụ nhân dân trong vùng đến xem hội.

Sang đến ngày 15 – 9 là ngày tất hội, từ buổi sáng sớm, người trong ban tổ chức lễ hội đã cho làm cỗ dâng Thánh. Đến 9h, đội tế nữ quan Từ Nghĩa Xá làm lễ tế tạ, các nghi thức tế cũng tương tự như hôm tế mở hội. Lễ tế đóng hội kết thúc xong cũng là lúc các mâm cơm lễ Thánh được hạ xuống, tất cả mọi người được mời ở lại thụ lộc. Bữa ăn cộng cảm trong lễ hội làng là thời điểm để mọi người trong làng được giao lưu, chia sẻ tình cảm với nhau. Miếng ăn ở làng không phải vì nó ngon hay nhiều, mà vấn đề ở cái danh dự, vị trí và vai vế của người được ăn. Các cụ xưa đã dạy rằng Khóa luận: Tổng quan về thân thế sự nghiệp Phạm Tử Nghi

“một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp”, ngồi ăn ở nhà vẫn không là gì so với được ngồi ăn ở ngoài đình làng trong dịp có lễ trong làng. Chỉ cần nhìn vào vị trí ngồi ăn trong ngày hội ở đình làng người ta sẽ biết ngay người này cao tuổi hay ít tuổi trong làng. Cỗ được sắp xếp từ trong ra ngoài, cao nhất là mâm của người có tuổi thọ nhất làng, kế đến là người có số tuổi thấp dần. Vì vậy không cần biết rằng ngày thường người đó ở ngoài làm đến những quyền cao chức trọng nào, khi về làng, ngồi vào mâm cỗ cũng chỉ bằng vai phải lứa với người đi cấy ruộng hàng ngày thôi chẳng hạn. Cái gọi là tiến thân theo lớp tuổi chính là điều đó. Người ta thấy mình được bao bọc, che chở, tôn trọng trong cộng đồng, được an ủi trước những khó khăn của cuộc sống và ít ra được “lóe sáng” trong phút chốc để ngày mai hết hội lại trở về cuộc sống lam lũ đời thường. Vì vậy, họ có thể hy sinh tất cả để bảo vệ cái cộng đồng mà họ đang là một thành viên, mà họ được tôn trọng, yêu mến. Chính vì vậy, cộng đồng làng càng được củng cố hơn sau mỗi lần sinh hoạt hội hè đình đám.

Bữa ăn cộng cảm sau khi lễ tất hội diễn ra tại Từ Nghĩa Xá diễn ra trong không khí vui vẻ, đầm ấm. Chúng tôi may mắn được mời ở lại dự cùng mọi người, khi ấy mới cảm nhận hết cái đặc biệt của ngày hội. Ông trưởng ban quản lí di tích cùng các thành viên trong ban tổ chức ngồi mâm trong nhà dải vũ cùng với một số vị lãnh đạo trong phường được mời về dự hội. Bên ngoài sân là dãy bàn kê dọc, với những mâm cơm bày sẵn, dành cho các bà các cô trong đội tế nữ quan, các thành viên trong phường bát âm, một vài các cụ bà cao tuổi trong ban tổ chức. Mọi người cùng nhau ăn uống, trò chuyện vui vẻ. Họ nói với nhau câu chuyện về sự tự hào, hãnh diện khi đã tổ chức xong một lễ hội chú đáo, trang trọng, có sự tham gia của cả chính quyền và nhân dân

2.7 Vai trò của lễ hội thờ Phạm Tử Nghi trong đời sống người dân quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng

Quận Lê Chân là nơi tập trung các di tích quan trọng tôn thờ Thánh Phạm Tử Nghi ở thành phố Hải Phòng, trong đó Từ Nghĩa Xá được coi là nơi thờ chính của Ngài, là một trong Tứ Linh Từ của vùng đất An Dương xưa. Công trình được xây dựng trên mảnh đất quê hương Tứ dương hầu Phạm Tử Nghi là làng Nghĩa Xá, xã Vĩnh Niệm, huyện An Dương trước kia. Tương truyền Từ Nghĩa Xá dược xây dựng trên khu đất trung tâm, đắc địa nhất của làng và không mấy xa cách với con đường Thiên Lôi nơi Phạm Tử Nghi luyện tập võ nghệ lúc sinh thời. Nhân dân địa phương được truyền ngôn lại Từ được khởi dựng ngay trên mảnh đất của gia đình ông dưới vương triều nhà Mạc (1427-1592). Trải qua bao biến thiên của lịch sử quê hương, đất nước Từ đã nhiều lần thay đổi hình dạng để cuối cùng định hình với dáng vẻ hiện nay, một dấu vết của nền nghệ thuật kiến trúc dân tộc thế kỉ 19 – 20.

Dần dần theo nhịp sống hiện đại, cảnh quan làng quê biến mất để nhường chỗ cho kiến trúc đô thị, làng trở thành phố. Làng Nghĩa Xá xưa sớm hòa nhập để trở thành phường Niệm Nghĩa, nay là phường Nghĩa Xá quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng. Tuy làng cũ không còn nhưng ngôi Từ Nghĩa Xá linh thiêng nổi tiếng trong vùng thì vẫn còn tồn tại đến ngày hôm nay, tọa lạc tại ngõ 22 đường Thiên Lôi, phường Nghĩa Xá, quận Lê Chân. Nếu trước kia bao quanh các không gian linh thiêng là khung cảnh tĩnh mịch, yên ắng thì ngày nay sự chật chội, ồn ào của nhịp sống thành thị đã biến các di tích trở nên khiêm nhường hơn, nép mình hơn. Trước lối dẫn vào Từ giờ là chợ Đôn ồn ào náo nhiệt, với quang cảnh buôn bán tập nập từ sáng sớm đến chiều tối. Do nằm ngay trên đường Thiên Lôi, một trong những tuyến đường đông đúc người qua lại của Hải Phòng, nên chợ Đôn có lưu lượng người mua bán khá cao, vô hình chung cái náo nhiệt bên ngoài đã làm mờ bớt chất linh thiêng của ngôi Từ gần đó. Có dịp vào Từ Nghĩa Xá, chúng ta sẽ thấy rõ sự đối lập độc đáo đặc biệt này, vì thế mà người dân Lê Chân nói riêng và người Hải Phòng nói chung vẫn ngày ngày trân trọng những giá giá mà các di tích này đem lại cho cuộc sống hiện đại.

2.7.1 Vai trò hướng về cội nguồn, giáo dục truyền thống Khóa luận: Tổng quan về thân thế sự nghiệp Phạm Tử Nghi

Cái thời mà con người còn sống với nhau bằng tình nghĩa, cái lý có khi còn phải nhường nhịn đã qua rồi. Làng xóm nay gần như biến thành phố phường, nông thôn nay cũng chuyển đổi, sống theo nếp mới. Người ở phố thì xa làng lâu ngày cũng nhạt dần chất nông dân, người ở quê thì hướng theo lối sống hiện đại, tiện nghi văn minh coi như cái đích để vươn tới. Sự đổi mới trong nếp sống này không ngoài quy luật của một xã hội mà ai ai cũng mong muốn có sự đủ đầy, sung túc. Nhưng không vì thế mà con người dễ dàng quên đi nguồn cội của mình. Môi trường tự nhiên là nơi đầu tiên có liên hệ với con người, là khởi đầu cho quá trình tương tác, giao tiếp của con người. Đối với cư dân nông nghiệp lúa nước như người Việt ta, tự nhiên còn có một mối liên hệ vô cùng to lớn đối với công việc họ đang làm hàng ngày. Mưa cho nước tưới cho đồng ruộng, nắng cho cây xanh tốt, phát triển, nhưng mưa quá lớn, quá lâu thì ngập lụt mà nắng quá to, quá nóng thì hạn hán…tất cả đều ảnh hưởng trực tiếp đến công việc sản xuất của con người. Vì thế con người mới cần tới sức mạnh của một lực lượng siêu nhiên ẩn sau những hiện tượng tự nhiên đó, cầu mong sự trợ giúp, phù hộ. Từ đó những vị thần mây, thần mưa, thần sấm, thần chớp… hiện ra. Trong lễ hội con người được thể hiện mối giao cảm của mình với các vị thần linh ấy như một sự tìm về vô thức với nơi đầu tiên trao cho con người sự sống.

Cùng với nguồn cội tự nhiên, còn có cội nguồn xã hội nơi con người sinh ra, lớn lên, có được nhân cách của mình, đó là gia đình, là cộng đồng, làng xã hay được hiểu là cội nguồn văn hóa. Từ bao đời nay người Việt Nam đã hun đúc nên một truyền thống, đạo lý mang tầm dân tộc là tâm thức uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Việc tôn thờ các vị anh hùng dân tộc, người có công với làng với nước, vị thần bảo trợ cho làng xã trong các di tích tín ngưỡng như đình, đền, miếu, phủ…cùng với các sinh hoạt nghi lễ, lễ hội đi kèm đã trở thành một nét văn hóa đặc sắc của dân tộc.

Ngày hội làng vừa là ngày người dân làm lễ cảm tạ thần linh đã ban phước lộc trong một năm, vừa là dịp để tưởng nhớ, tri ân, đối với người có công với làng xã. Từ việc ý thức sâu sắc đó mà lễ hội đóng vai trò quan trọng trong việc hướng con người trở về với cội nguồn, từ đó giáo dục thế hệ mai sau về truyền thống của cha ông đi trước. Lễ hội thờ tướng Phạm Tử Nghi tại từ Nghĩa Xá hàng năm là dịp để nhân dân trong vùng tưởng nhớ đến công lao giúp làng giúp nước của vị anh hùng thời xưa. Quê hương Vĩnh Niệm của Thánh Phạm Tử Nghi nay đã nhập vào đời sống đô thị, nhịp sống đã có phần náo nhiệt hơn không gian tĩnh mịch của làng quê ngày trước. Vì thế mà con người sống hối hả, vội vã với những toan tính đời thường ngày một nhiều hơn. Tuy nhiên, vào ngày có lễ hội, mỗi người bỏ ra chút thời gian đi lễ Đức Thánh, hướng về người con trung dũng của quê hương với tấm lòng thành kính, biết ơn. Đây là vai trò thiêng liêng mà một sinh hoạt văn hóa dân gian truyền thống còn lại trong đời sống ngày nay có thể đem đến cho con người.

Trong lễ hội Từ Nghĩa Xá, chúng tôi thấy người cao tuổi có, người trẻ tuổi có, từ cụ già đầu bạc đến cậu thanh niên còn đang đi học. Tất cả mọi người, từ mọi lứa tuổi khác nhau cùng thể hiện một lòng thành kính, tri ân nhất của mình đến vị tướng oai phong, vị thánh linh thiêng của làng quê

mình. Người già thì xì xụp khấn vái, lễ bái nghiêm trang, thanh niên thì thành tâm bê những mâm lễ vật đủ thức ngon lành dùng để lễ thánh. Cứ thế hệ này tiếp nối thế hệ khác trong việc trao truyền và phát huy giá trị di sản văn hóa của cộng đồng. Nói rộng ra không chỉ là tôn thờ Đức Thánh Phạm Tử Nghi mà còn là bao thế hệ trước đã từng sinh sống ở làng, khi mất đi hòa vào với làng xóm quê hương trở nên trường tồn mãi mãi.

2.7.2 Vai trò cố kết cộng đồng Khóa luận: Tổng quan về thân thế sự nghiệp Phạm Tử Nghi

Cố kết là nhu cầu cơ bản của con người khi cư trú với nhau bởi nhiều lý do, nó xuất phát từ lợi ích khi có thể cùng nhau sinh sống và phát triển. Đoàn kết chống ngoại xâm là một hình thức cố kết khi địa bàn cư trú trở thành đối tượng cho người ngoài nhòm ngó. Vì nhiều nguyên nhân khác nhau như đây là vùng đất giàu tài nguyên, địa thế thuận lợi, nằm ở điểm trọng yếu…Việt Nam là một quốc gia như vậy. Từ ngàn đời nay nạn ngoại xâm luôn là vấn đề thách thức cả dân tộc. Một khi bị xâm lăng tất thảy người Việt Nam đều đoàn kết, đánh đuổi đi. Minh chứng từ lịch sử dựng nước và giữ nước ngàn năm của nước ta đã cho thấy điều đó. Hay câu chuyện truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh, là cách kể mang tính hình tượng ám chỉ cuộc chiến đấu không khoan nhượng giữa cư dân Việt xa xưa với nạn nước lụt hàng năm. Cố kết để sinh tồn và sản xuất cũng là một hình thức mà từ bao đời nay những cư dân Đại Việt tiến hành. Sinh sống ở một vùng khí hậu với đặc điểm nóng ẩm mưa nhiều, hàng năm lũ từ con sông Hồng to lớn dâng lên, gây ngập úng, thiệt hại mùa màng. Thử hỏi trong tình cảnh đó con người không chung sức, kề vai, đoàn kết đắp con đê ngăn lũ thì khó có thể tồn tại được.

Sức mạnh tập thể thì lúc nào cũng có, đặc biệt hơn là vào ngày hội làng sức mạnh ấy lại càng được phát huy một cách mạnh mẽ. Lễ hội là sinh hoạt văn hóa của mọi người dân, không phải của riêng ai, nó là thứ sản phẩm được cả tập thể sáng tạo và tôn vinh. Cộng đồng làng thì có lễ hội làng, cộng đồng nghề nghiệp thì có hội nghề, cộng đồng quốc gia thì có lễ giỗ tổ Hùng Vương…Lễ hội là dịp biểu dương sức mạnh cộng đồng, giúp con người ta gắn bó đoàn kết với nhau dưới sự bảo trợ của một vị thần linh mà họ tôn sung.

Trong lễ hội thờ Phạm Tử Nghi ở Từ Nghĩa Xá, chúng tôi nhận thấy đây lại là một dịp để nhân dân trong phường cùng nhau củng cố nguồn sức mạnh tập thể ấy. Từ công tác tổ chức cho đến các công việc chuẩn bị đều có sự tham gia của các thành viên trong cộng đồng, không phân biệt tuổi tác hay nghề nghiệp. dưới sự thống nhất phân công công việc và hoạt động theo mô hình xã hội hóa mà lễ hội nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ phía các tầng lớp nhân dân trong phường. Các nhóm xã hội, các đoàn thể trong phường tự nguyện đóng góp công sức của mình tham gia vào lễ hội. Nhóm các ông các bà đã nghỉ hưu, các bạn trẻ trong Đoàn thanh niên, các cô các chị trong hội phụ nữ, đại diện nhân dân trong các tổ dân phố…họ đều có đóng góp tích cực, tạo nên một lễ hội thành công nhất. Trong ban tổ chức lễ hội, chúng tôi có dịp trò chuyện với bà Trang, bà cho biết trước kia nguyên là hiệu trường trường cấp hai Nguyễn Bá Ngọc, là một trường nằm trong quận Lê Chân, nay bà đã nghỉ công tác. Bà phấn khởi khoe với chúng tôi rằng điều vui nhất của bà sau khi nghỉ hưu là được tham gia vào công việc phụng thờ Thánh Phạm Tử Nghi tại ngôi Từ thiêng liêng này. Quan sát bà ngồi ghi chép sổ công đức, viết những tờ phiếu ghi danh người công đức trong ngày lễ hội với nét chữ đẹp, sự cẩn thận của một nhà giáo chúng tôi thiết nghĩ với một cán bộ hưu trí như bà, tìm được niềm vui trong cuộc sống quả là điều hạnh phúc. Ngoài ra phải kể đến sự góp công góp sức đáng kể của tuổi trẻ phường Nghĩa Xá trong việc tổ chức lễ hội thờ Thánh Phạm Tử Nghi. Các bạn Đoàn viên đoàn thanh niên, các chị, các cô trong hội phụ nữ phường tham gia nhiệt tình vào nghi lễ rước trong lễ hội, tạo cho hội một không khí náo nhiệt, tươi vui. Trong hội phải vừa có già vừa có trẻ vừa có nam vừa có nữ thì mới vui. Khóa luận: Tổng quan về thân thế sự nghiệp Phạm Tử Nghi

Ngày nay trong xu hướng hiện đại, hội nhập với rất nhiều loại hình sinh hoạt văn hóa mới, được giới trẻ nhiệt liệt đón nhận thì thông qua môi trường lễ hội truyền thống này là dịp để họ bổ sung thêm vốn văn hóa dân tộc, hòa nhập với không gian văn hóa cộng đồng địa phương. Bởi xu hướng hiện này của giới trẻ sống cá nhân, đề cao cái tôi, khẳng định cái khác biệt của bản thân mà quên đi tập thể gia đình xã hội. Mâu thuẫn giữa các thế hệ do sự cách biệt về nhận thức và khả năng tiếp nhận cái mới dẫn đến sự xung đột. Người già không thể hiểu được thứ văn hóa đại chúng của người trẻ, ngược lại người trẻ thì có xu hướng lạnh nhạt với văn hóa dân tộc, coi đó là thứ cổ hủ chỉ còn dành cho những lớp người thế hệ trước. Chính vì thế, mô hình xã hội hóa trong việc tổ chức các sinh văn hóa truyền thống của dân tộc như lễ hội là thời điểm tuyệt vời để xóa đi khoảng cách giữa các thế hệ trong xã hội hiện đại ngày nay, là dịp để cố kết, khẳng định sức mạnh liên kết tập thể cộng đồng con người đang cùng chung sống và phát triển.

2.7.3 Vai trò thỏa mãn nhu cầu tâm linh của người dân

Đời sống con người ngày nay chịu sự chi phối, tác động của rất nhiều yếu tố, một đời sống mà trong 365 ngày luôn bị cuốn theo vòng xoay của công viêc, là cơm áo gạo tiền, là gia đình, bạn bè…Người dân hiện nay đâu chỉ quanh quẩn với ruộng vườn, lấy nghề nông làm chính nữa mà họ là những doanh nhân, công nhân, viên chức làm việc tám tiếng một ngày bên bàn giấy với vô vàn những áp lực, lo toan để làm sao hoàn thành được mục tiêu công việc đề ra. Lối sống công nghiệp, hối hả, tất bật đó khiến cho đời sống tinh thần của con người bị nghèo nàn đi. Có vui chơi giải trí đấy nhưng chỉ dừng lại bên các cuộc tụ họp ăn uống, hát hò, xem phim, đi mua sắm…Một đời sống tinh thần có phần Âu hóa như vậy thì sao còn có dịp được sống trong không khí hồ hởi, vui tươi, tràn ngập sắc màu như trong ngày hội làng, được ngưỡng vọng những biểu tượng thiêng liêng, cao cả như các vị anh hùng, các vị thần thánh, được tôn vinh giữa cộng đồng, tập thể qua những trò chơi thể hiện sự khéo léo của bản thân nữa. Do vậy, ngày hội truyền thống được tổ chức nói chung và lễ hội tôn thờ Phạm Tử Nghi nói riêng tại Từ Nghĩa Xá là lúc mà nhân dân nơi đây có dịp cân bằng lại đời sống tinh thần, tâm linh của mình. Khóa luận: Tổng quan về thân thế sự nghiệp Phạm Tử Nghi

Đến với lễ hội, họ được tạm trút bỏ những lo toan ngày thường để tĩnh tâm, thành kính lễ Thánh, cầu mong được ban cho phước lộc và mọi điều may mắn. Chúng tôi thấy rằng vào ngày lễ hội, người dân họp chợ Đôn có phần muộn hơn ngày thường, họ tranh thủ buổi sáng sớm, vào Từ Nghĩa Xá hay Lăng Đôn Nghĩa gần đó để lễ thánh. Các chị em tiểu thương ở chợ vào thắp nén tâm nhang xin Đức Thánh Niệm phù hộ cho công việc làm ăn thuận lợi, buôn bán đắt hàng. Những cụ bà cao tuổi ngồi xem tế lễ với tấm lòng thành kính với Đức Thánh và ngưỡng mộ các bà các cô trong đôi tế nữ quan đang tiến hành nghi lễ tế trang nghiêm kia. Họ thầm thán phục khả năng của bà chủ tế dù tuổi đã cao nhưng chân tay gân cốt còn khỏe mạnh, dẻo dai, vẫn đứng lên quỳ xuống linh hoạt mà nét mặt vẫn khoan thai, thư thái. Tôi có dịp ngồi cạnh một cô khoảng ngoài 40 tuổi, cô ấy bày tỏ rất muốn được hầu thánh như trong đội tế nữ quan, nhưng vì sức khỏe không cho phép nên chỉ ngồi xem thôi. Người ta đi lễ không chỉ với mục đích được giao lưu với thần linh mà còn tăng mối giao cảm giữa con người với nhau. Ngày hội đến, bà con trong các tổ dân phố lại cùng nhau chọn một thời điểm, đến Từ làm lễ, thắp nhang đọc tờ sớ ghi những điều mà họ muốn gửi gắm đến Đức Thánh để mong nhận lại được sự phù hộ cho cộng đồng của mình. Chúng tôi thấy họ đi từng nhóm với nhau đại diện cho mấy tổ dân phố, kính cẩn quỳ rạp trước hương án, thành tâm khấn vái thay cho cả chục hộ dân cùng sinh sống với mình, họ “kêu thay lạy đỡ” cho nhau, cùng nhau hướng về Đức Thánh với tấm lòng thành dù không thể có mặt tất cả.

Trong xã hội hiện đại ngày nay hiếm có loại hình sinh hoạt văn hóa truyền thống nào mang tính tổng hợp mà còn mang những vai trò cốt yếu như lễ hội dân gian. lễ hội không chỉ là thời điểm con người tôn vinh vị thần mà mình biết ơn mà còn không gian để cố kết cộng đồng, hướng về cội nguồn và thỏa mãn nhu cầu tâm linh của chính mình.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Di tích Từ Nghĩa Xá tại phường Nghĩa Xá, quận Lê Chân là một trong số các di tích thờ Thánh Phạm Tử Nghi ở Hải Phòng. Từ xa xưa, nơi đây đã được liệt vào hàng cổ tích của vùng An Dương xưa cùng với ba di tích còn lại là Từ Lương Xâm thờ Ngô Quyền, đền Phú Xá thờ Trần Hưng Đạo và phủ Thượng Đoạn thờ Mẫu Liễu đã trở thành Tứ Linh Từ – bốn ngôi đền thiêng. Lễ hội tại Từ Nghĩa Xá diễn ra hàng năm vào hai thời điểm mùa thu và mùa xuân. Lễ hội mùa thu vào ngày 14-9 âm lịch là ngày Thánh hóa và mùa xuân ngày tháng 2 là ngày Thánh đản. Dịp lễ hội mùa thu là thời điểm nhân dân làm lễ tưởng nhớ, dâng hương, tri ân về vị Thánh có công với làng xã xưa, nay đã gia nhập vào đời sống đô thị. Quy mô lễ hội tuy nhỏ, nhưng về cơ bản đáp ứng được nhu cầu đời sống tâm linh của nhân dân trong phường Nghĩa Xá nói riêng và nhân dân quận Lê Chân nói chung.

Lễ hội tại Từ Nghĩa Xá – nơi xưa kia là mảnh đất có ngôi nhà mà Đức Thánh Niệm đã từng sinh sống cùng thân mẫu, được tổ chức một cách chu đáo, thiêng liêng, thể hiện tấm lòng thành kính của những dân trên mảnh đất hương ông. Ba ngày hội ngày nào cũng có phần tế lễ, dâng mời Thánh thưởng thức những thứ vật phẩm ngon nhất, tinh túy nhất mà con người đã chuẩn bị từ lâu. Đến tối là phần múa hát phục vụ nhân dân đến xem hội. Các hoạt động vừa linh thiêng vừa trần tục hòa quyện vào nhau, tượng trưng cho mối giao cảm giữa thần linh và con người. Khóa luận: Tổng quan về thân thế sự nghiệp Phạm Tử Nghi

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY

===>>>> Khóa luận: Giải pháp khai thác di tích của Phạm Tử Nghi

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0906865464