Chia sẻ chuyên mục Đề tài Khóa luận: Kiến nghị bảo hộ sáng chế dược phẩm tại Việt Nam hay nhất năm 2024 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thạc sĩ thì với đề tài Khóa luận: Một số đề xuất và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả bảo hộ sáng chế dược phẩm tại Việt Nam dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
3.1.Một số kiến nghị hoàn thiện về mặt pháp luật
Thứ nhất, cần bổ sung thêm các trường hợp giới hạn của ngoại lệ cấm người khác sử dụng sáng chế tại Khoản 2 Điều 125 Luật SHTT.
Trong quy định này liệt kê các trường hợp chủ sở hữu sáng chế không được phép ngăn cấm người khác sử dụng sáng chế, trong đó cho phép sử dụng sáng chế “nhằm phục vụ nhu cầu cá nhân hoặc mục đích phi thương mại hoặc nhằm mục đích đánh giá, phân tích, nghiên cứu, giảng dạy, thử nghiệm, sản xuất thử hoặc thu nhập thông tin để thực hiện các thủ tục xin phép sản xuất, nhập khẩu, lưu hành sản phẩm”. Việc quy định như vậy chưa phù hợp với quy định của Hiệp định TRIPS về giới hạn cảu việc ngoại lệ đối với các độc quyền được cấp patent cụ thể là việc chủ sở hữu sáng chế không được phép ngăn cấm ngừơi khác sử dụng sáng chế. Cần bổ sung sửa đổi thành quy định “Cho phép sử dụng sáng chế nhằm mục đích phục vụ nhu cầu cái nhân hoặc mục đích phi thương mại hoặc nhằm mục đích đánh giá, phân tích,nghiên cứu, giảng dạy, thử nghiệm, sản xuất thử hoặc thu thập thông tin để thực hiện thủ tục xin phép sản xuất, nhập khẩu, lưu hành sản phẩm nhưng phải đảm bảo không ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường của sáng chế đó và không làm tổn hại một cách bất hợp lý tới lợi ích hợp pháp của củ sở hữu sáng chế và lợi ích hợp pháp của bên thứ ba”. Cách quy định này sẽ làm cơ sở cho những trường hợp sử dụng hợp lý sáng chế dược phẩm nhưng chưa nằm trong cá thường hợp mà pháp luật dự liệu, đồng thời cũng là cơ sở định tính rõ ràng để cơ quan có thẩm quyền xác định được giới hạn của các hành vi sử dụng sáng chế.
Thứ hai, về bắt buộc chuyển giao sáng chế nói chung và sáng chế dược phẩm nói riêng.
Việt Nam chúng ta hiện tại đã ban hành “Quy định áp dụng các biện pháp cần thiết đáp ứng yêu cầu về thuốc HIV trong từng trường hợp khẩn cấp”. Điều 7 của Quy định này nêu ra các biện pháp áp dụng trong trường hợp khẩn cấp về thuốc kháng HIV bao gồm: Đặt hàng sản xuất; Chỉ định nhập khẩu; Cấp nhành giấy phép đăng kí lưu hành; Bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế để sản xuất thuốc HIV. Tuy nhiên, trong toàn bộ nội dung của quy định chỉ có các quy định cụ thể về việc sản xuất thuốc kháng HIV trong nước, nhập khẩu thuốc kháng HIV và cấp nhành giấy phép lưu hành thuốc kháng HIV mà không hề có bất cứ một hướng dẫn cụ thể nào về trường hợp nào về bắt buộc chuyển giao sáng chế dược phẩm đối với thuốc kháng HIV. Điều này vô hình chung làm cho chúng ta không có cơ sở pháp lý để bắt buộc chuyển giao sáng chế dược phẩm đối với thuốc kháng HIV và cũng làm ảnh hướng đến thị trường trong nước. Khóa luận: Kiến nghị bảo hộ sáng chế dược phẩm tại Việt Nam.
Trường hợp người nắm độc quyền sử dụng sáng chế dược phẩm không thực hiện nghĩa vụ sử dụng sáng chế dược phẩm sau khi kết thúc 4 năm kể từ ngày nộp đơn đăng kí sáng chế và kết thúc 3 năm kể từ ngày cấp bằng độc quyền sáng chế: Thế nào là không sử dụng sáng chế (Trường hợp không sản xuất sản phẩm nhưng có thực hiện nghiên cứu sáng chế dược phẩm này có gọi là không sử dụng không?), tài liệu cần thiết chứng minh cho hành vi không sử dụng sáng chế, cơ quan nào có thẩm quyền có thể ra quyết định chứng minh về hành vi không sử dụng sáng chế dược phẩm này?
Trường hợp người có nhu cầu sử dụng sáng chế dược phẩm không đạt được thỏa thuận với người nắm độc quyền sáng chế dược phẩm về việc ký kết hợp đồng sử dụng sáng chế dược phẩm mặc dù trong thời gian hợp lí đã cố gắng thương lượng với mức giá các điều kiện thỏa đáng: Việc không thỏa thuận được căn cứ vào những quy định nào, có cần dựa trên những văn bản nào làm chứng cứ hay không, thời gian hợp lí là bao lâu, mức giá và các điều kiện thỏa đáng trên những cơ sở nào?…
Trường hợp người nắm độc quyền sử dụng sáng chế dược phẩm bị coi là thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm theo quy định của pháp luật cạnh tranh: Việc thực hiện hành vi hạnh chế cạnh tranh bị cấm theo quy định của pháp luật cần có những văn bản nào làm chứng, cơ quan nào có thẩm quyền ra quyết định trong trường hợp này…?
Các nội dung trên cùng với điều kiện bắt buộc chuyển giao sáng chế dược phẩm, thủ tục thực hiện bắt buộc chuyển giao sáng chế dược phẩm, cơ quan có thẩm quyền ra quyết định bắt buộc chuyển giao sáng chế dược phẩm, các chủ thể có khả năng được nhận chuyển giao quyết định bắt buộc chuyển giao sáng chế dược phẩm…. nên được quy định cụ thể trong các văn bản dưới luật. Cũng cần quy định cụ thể về các tài liệu cần chứng minh trong trường hợp quy định tại điểm b, c, d khoản 1 Điều 145 Luật SHTT; cũng như nên quy định về các thủ tục cần thiết, các văn bản, biểu mẫu giấy tờ… trong trường hợp bắt buộc chuyển giao sáng chế. Khóa luận: Kiến nghị bảo hộ sáng chế dược phẩm tại Việt Nam.
Thứ ba, về nhập khẩu song song dược phẩm được bảo hộ sáng chế
Nên có văn bản quy định cụ thể hơn nữa về trường hợp nhập khẩu song song dược phẩm cũng như nên thừa nhận nguyên tắc hết quyền quốc tế phần quy định chung quy định của Luật SHTT. Chúng ta cần quy định cụ thể hơn về các trường hợp được phép nhập khẩu song song dược phẩm; tiêu chuẩn của các doanh nghiệp được nhập khẩu song song thuốc; quy trình, thủ tục thực hiệp nhập khẩu song song dược phẩm; điều kiện nhập khẩu… để phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam trong thời gian tới.
Thứ tư, sửa đổi Điều 146, Khoản 1 (b) Luật SHTT 2005, sửa đổi bổ sung 2009. Việt Nam phê chuẩn Nghị định thư sửa đổi Hiệp định TRIPS và Tuyên bố sử dụng Cơ chế theo Nghị định vào ngày 16/01/2017 về việc thiết lập một cơ chế tạm thời nhằm cho phép các thành viên WTO được sản xuất dược phải thêm quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng để xuất khẩu sang các nước không đủ hoặc không có năng lực sản xuất trong lĩnh vực dược phẩm.
Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam hiện hành cụ thể tại Điều 146, Khoản 1 (b) Luật SHTT 2005, sửa đổi bổ sung 2009 chỉ cho phép BBCG QSDSC nhằm cung cấp “chủ yếu cho thị trường trong nước”. Trong khi Hiệp định TRIPS sửa đổi cho phép sử dụng BBCG QSDSC nhằm mục đích xuất khẩu đến các nước khó khăn hơn trong WTO không đủ trình độ sản xuất thuốc khi áp dụng BBCG QSDSC. Vì vậy, em kiến nghị cần sửa lại quy định tại Điều 146, Khoản 1 (b) Luật
SHTT 2005, sửa đổi bổ sung 2009 theo hướng quyền sử dụng dược phẩm được cấp xi xăng cưỡng bức ngoài đáp ứng mục tiêu để cung cấp cho thị trường trong nước trước tiên, còn có thể cung cấp ra thị trường các nước không đủ điều kiện sản xuất thuốc theo quyết định Li xăng cưỡng bức của quốc gia sở tại là thành viên của WTO.
Thứ năm, về thuốc Generic
Trong phần trình bày trên, chúng ta biết rằng thuốc Generic là loại thuốc được đưa ra thị trường khi văn bằng bảo hộ độc quyền đối với sáng chế dược phẩm đã hết thời gian bảo hộ. Thuốc Generic phải đảm bảo được các chỉ số về sinh khả dụng và tương đương sinh học với sáng chế dược phẩm được cấp văn bằng bảo hộ.
Như vậy, xét về mặt quyền sở hữu trí tuệ thì khi hết thời hạn bảo hộ sáng chế dược phẩm, chủ sợ hữu không còn nắm trong tay sự độc quyền đối với sáng chế đó nữa. Tuy nhiên, việc tìm ra một loại sản phẩm có chỉ số sinh khả dụng và tương đương sinh học với sáng chế dược phẩm được cấp văn bằng bảo hộ không phải là điều dễ dàng. Bởi để đảm bảo chỉ số tương đương sinh học của 2 loại thuốc thì cần phải có quá trình kiểm nghiệm và kiểm tra rất khắt khe và chặt chẽ.
Luật SHTT cũng có quy định cụ thể về việc bảo mật đối với dữ liệu thử nghiệm (Điều 128 Luật SHTT). Theo đó: “Trong trường hợp pháp luật có quy định người nộp đơn xin cấp phép kinh doanh, lưu hành dược phẩm, nông hóa phẩm phải cung cấp kết quả thử nghiệm hoặc bất kì dữ liệu nào khác là bí mật kinh doanh thu được do đầu tư công sức đáng kể và người nộp đơn có yêu cầu giữ bí mật các thông tin đó thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép có nghĩa vụ thực hiện các biện pháp cần thiết để có các dữ liệu không bị sử dụng nhằm mục đích thương mại không lành mạnh và không bị lộc lộ, trừ trường hợp việc bộc lộ là cần thiết nhằm bảo vệ công chúng”. Khóa luận: Kiến nghị bảo hộ sáng chế dược phẩm tại Việt Nam.
Vậy trường hợp khi hết thời hạn bảo hộ sáng chế dược phẩm, các tổ chức, các nhân khác liệu sẽ có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp các thông tin thuộc về dữ liệu thử nghiệm hay không? Hoặc chính các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có khả năng công bố các thông tin này cho các doanh nghiệp dược phẩm trong nước nhằm rút ngắn quá trình nghiên cứu thuốc Generic, góp phần giúp các doanh nghiệp này có thể nghiên cứu và phát triển thuốc Generic dựa trên các tư liệu có sẵn hay không? Những hành vi này liệu có bị coi là hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế dược phẩm hoặc đi ngược lại những nguyên tắc của quyền SHTT được quy định trong pháp luật quốc tế hay không? Thời gian tới nếu chúng ta muốn phát triển nền công nghiệp dược phẩm còn non trẻ trong nước thì đây cũng là những vấn đề cần phải được quan tâm và nghiên cứu cụ thể.
Thứ sáu, về các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
Thời gian tới, chúng ta cần làm rõ khái niệm hàng giả trong Bộ luật Hình sự và khái niệm hàng hóa giả mạo về nhãn hiệu, chỉ dãn địa lí trong Luật SHTT để có sự thống nhất về mặt pháp luật và có sự thống nhất trong việc xử lí các hành vi xâm phạm. Bởi theo quy định tại Điều 156 về Tội sản xuất, buôn bán hàng giả và Điều 157 về Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh chỉ đề cập đến thuốc chữa bệnh và thuốc phòng bệnh. Mà như theo khái niệm dược phẩm phẩm bao gồm thuốc thành phẩm, nguyên liệu sản xuất thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế. Vậy trường hợp sản xuất, buôn bán thực phẩm chức năng, các loại sinh phẩm y tế có được coi là buôn bán hàng giả theo quy định tại Điều 156 và 157 không?
Trong Luật SHTT Điều 213 có quy định về hàng hóa giả mạo SHTT nhưng chỉ đề cập đến hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và hàng hóa giả mạo chỉ dẫn địa lí. Còn khái niệm thuộc giả theo cách hiểu của Cục quản lý dược lại được hiểu theo một cách khác. Vậy hành vi xâm phạm sáng chế dược phẩm cần phải xử lý hình sự sẽ được hiểu thế nào là chính xác nhất. Bởi đây là hành vi có tính chất gây nguy hiểm cho những người đang sử dụng thuốc đề phòng và chữa bệnh trong phạm vi cả nước, có thể gây nguy hại đến tính mạng và sức khỏe của người. Do vậy, chúng ta cũng cần có cách hiểu thống nhất về vấn đề này để có những quy phạm áp dụng cho chính xác và phù hợp. Khóa luận: Kiến nghị bảo hộ sáng chế dược phẩm tại Việt Nam.
Theo bản Quy trình xử lý thuốc vi phạm chất lượng của Cục quản lý Dược, thuốc giả có thể vi phạm chất lượng gây hậu quả nghiêm trọng ở các mức 1, 2 ,3 cho người sử dụng. Hậu quả là tùy theo mức độ và văn bản thông báo của các viện kiểm nghiệm thuốc mà Cục quản lý Dược ra thông báo đình chỉ lưu hành và thu hồi khẩn cấp tới các cơ quan chức năng có liên quan như Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu. Đồng thời thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để tất cả các cơ sở sử dụng, người tiêu dùng biết đến. Vậy các văn bản này có được coi là cơ sở để cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử lý như xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự hay không? Chúng ta cũng nên có những quy định pháp luật cho phù hợp hơn trong trường hợp sau này.
Theo Nghị định 99/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp thì mức phạt tối đa đối với cá nhân là 250 triệu đồng và mức phạt tối đa đối với tổ chức thì mức phạt tiền gấp 02 lần so với mức phạt tiền đối với cá nhân là 500 triệu đồng được quy định tại Khoản 1 Điều 2 của nghị định trên. Với các loại hàng hóa khác thì đây là một con số không hề nhỏ. Nhưng đối với hành vi vi phạm sáng chế dược phẩm với số thiệt hại có thể lên đến cả triệu USD thì số tiền phạt này là chưa thỏa đáng. Trong thời gian tới chúng ta cần có những chế tài mạnh mẽ hơn nhằm ngăn chặn cũng như răn đe đối với những hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế dược phẩm.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
3.2. Một số kiến nghị khác Khóa luận: Kiến nghị bảo hộ sáng chế dược phẩm tại Việt Nam.
Trong thời gian tới cần tăng cường tuyên truyền pháp luật về SHTT nói chung và sáng chế nói riêng. Nên tổ chức nhiều chương trình hội thảo, giới thiệu tầm quan trọng của sáng chế dược phẩm cũng như phương pháp, cách thức bảo hộ dược phẩm đối với các doanh nghiêp Việt Nam giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam có tầm nhìn sâu rộng hơn về SHTT và có khả năng bảo vệ những thành quả sáng tạo của mình bằng cách đi đăng ký độc quyền sáng chế đối với sáng chế dược phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
Đối với thuốc Generic: Trong thời gian tới, chúng ta cần có những cái nhìn và hướng phát triển đúng đắn hơn đối với loại sản phẩm này. Tiếp cận cũng như tăng cường khả năng sản xuất thuốc Generic chính là tăng khả năng tiếp cận thuốc mới của Việt Nam, tăng khả năng chữa bệnh đối với người tiêu dùng trong nước. Chúng ta cũng cần có những hoạch địch chính sách cụ thể và lâu dài cho vấn đề này.
Chúng ta thấy rằng để phát triển công nghiệp dược Việt Nam không chỉ cần các chuyên gia, các nhà chuyên môn về dược mà còn cần đến sự giúp đỡ của các nhà nghiên cứu, các nhà chuyên môn về rất nhiều lĩnh vực của khoa học công nghệ như: sinh học, hóa chất, máy móc, cơ khí…. Thậm chí là còn cần đến sự giúp đỡ của các chuyên gia về các lĩnh vực khác như kinh tế, xã hội. Sự phát triển của ngành công nghiệp dược phụ thuộc nhiều vào bộ phận các chuyên gia, các nhà khoa học có trình độ cao. Do vậy cần có những chính sách thu hút, cũng như phát triển đội ngũ các nhà khoa học cũng như các phương tiện khoa học kỹ thuật hiện đại làm tăng cường khả năng sáng tạo ngành. Thời gian tới, chúng ta cần chú trọng đầu tư và phát triển hơn nữa cho công tác đào tạo nhân lực. Cần đổi mới và hiện đại hóa chương trình đào tạo theo xu thế chung trên thế giới. Tăng cường khả năng tiếp cận tri thức cao của thế giới qua các phương tiện hiện đại, cần nâng cao chất lượng thực hành cũng như nâng cao chất lượng phòng thí nghiệm hóa dược. Bên cạnh đó cũng cần chú trọng đến chương trình đào tạo dành cho các loại đối tượng khác nhau: dược sĩ hoạt động trong lĩnh vực sản xuất dược phẩm và dược sĩ hoạt động trong các cơ sở khám chữa bệnh.
Tri thức truyền thống có thể hiểu là hệ thống tri thứ mà người dân ở một cộng đồng tích lũy và phát triển dựa trên kinh nghiệm đã được kiểm nghiệm qua thực tiễn thường xuyên thay đổi để thích nghi với các môi trường văn hóa, xã hội.
Trong số các loại tri thức truyền thống, y dược học cổ truyền là một phần quan trọng của vấn đề chăm sóc sức khỏe con người. Nó là tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và thực hành dựa trên lý thuyết, tín ngưỡng và kinh nghiệm bản địa với các nền văn hóa khác nhau được sử dụng trong việc duy trì sức khỏe tốt cũng như trong chữa bệnh. Khóa luận: Kiến nghị bảo hộ sáng chế dược phẩm tại Việt Nam.
Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam, riêng năm 2003 đã tập hợp được 39.381 bài thuốc y học cổ truyền của 54 dân tộc, sản lượng xuất khẩu dược liệu cổ truyền đạt khoảng 10.000 tấn, đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu 01 – 02 triệu USD. Giá trị thương mại của tri thức truyền thống trên thực tế còn lớn hơn rất nhiều. Đặc biệt, trong bối cảnh thế giới ngày nay, khoảng 80% dân số thế giới sử dụng thuốc cổ truyền để chăm sóc sức khỏe. Rõ ràng y học cổ truyền là lĩnh vực mà Việt Nam rất có thể mạnh khi với một số hệ động thực vật phong phú cả về số lượng và chất lượng đặc biệt là các loại cây dược liệu, cộng với một nền tri thức bản địa lâu đời, đây thực sự là một thế mạnh của Việt Nam cần được bảo vệ.
Sở dĩ phải xây dựng trung tâm tri thức truyền thống về y học cổ truyền tại Việt Nam, vì hiện nay rất nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Hoa Kỳ, tại Điều 102 Luật Sáng chế Hoa Kỳ quy định về điều kiện để được cấp patent khi cho phép nếu trong trường hợp một bài thuốc cổ truyền đã được sử dụng công khai nhưng không được mô tả trong một tài liệu ở nước ngoài thì không bị coi là mất tính mới và vẫn có khả năng được cơ quan sáng chế Hoa Kỳ cấp patent. Quy định trên đây cho thấy rất có lợi cho Hoa Kỳ, bởi vì đa số trường hợp bài thuốc cổ truyền được sử dụng rộng rãi tại cộng đồng các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam nhưng vì lý do chưa được xuất bản trong một ấn phẩm thì chúng vẫn có thể được Hoa Kỳ cấp patent.
Hiện nay, Ấn Độ là một quốc gia đi tiên phong trong việc xây dựng thư viện số về tri thức truyền thống. Cho đến tháng 6 năm 2011, Ấn Độ đã xây dựng thành công Thư viện số về tri thức truyền thống (Traditional Knowledge Digital Library) với 34 triệu trang thông tin định dạng trên 2.260.000 công thức các bài thuốc cổ truyền bằng tiếng Phạn, tiếng Ả Rập, tiếng Ba Tư, tiếng Urdu và tiếng Tamil. Thư viện số về tri thức truyền thống đã được dịch sang tiếng Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản và Tây Ban Nha. Dựa vào công cụ trên, Ấn Độ đã yêu cầu các cơ quan sáng chế của nhiều quốc gia hủy Patent liên quan đến bài thuốc cổ truyền đã được thư viện này đăng tải như trường hợp đối với bằng sáng chế đã được cấp cho hai người Ấn Độ theo Đại học y tế Mississipi đã được Văn phòng bản quyền và thương hiệu Mỹ (USPTO) cấp bằng sáng chế liên quan đến việc sử dụng củ nghệ để làm lành vết thương (no 5, 401.504) do không đảm bảo tính mới.
Hiện tại, Việt Nam chưa xây dựng được thư viên tương tự như của Ấn Độ, bởi vậy chúng ta khó có thể phản đối được cơ quan sáng chế của nước ngoài cấp patent cho sáng chế liên quan đến bài thuốc cổ truyền của Việt Nam. Nên Việt Nam cần xây dựng một thư viện số về tri thức truyền thống liên quan đến nền Y học cổ truyền, có thể tham khảo kinh nghiệm của Ấn Độ. Bởi việc xây dựng trung tâm dữ liệu tri thức truyền thống về Y học cổ truyền tại Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt quan trọng như sau:
Thứ nhất, làm cơ sở để mọi tổ chức, cá nhân có thể khai thác phục vụ bảo vệ sức khỏe của con người mà không phải xin phép chủ bằng patent. Bởi những tri thức truyền thống về y học thuộc về tất cả mọi ngừơi, qua đó đảm bảo quyền con người được chăm sóc y tế, sức khỏe. Khóa luận: Kiến nghị bảo hộ sáng chế dược phẩm tại Việt Nam.
Thứ hai, làm dữ liệu để tra cứu nhằm không xảy ra tình trạng sáng chế lại những cái đã có sẵn. Qua đó, tránh tình trạng đơn đăng kí sáng chế lại bị mất tính mới, cũng như trường hợp những tri thức truyền thống của Việt Nam lại được các doanh nghiệp nước ngoài sử dụng và xin cấp patent.
Thứ ba, làm công cụ để yêu cầu hủy patent cấp có các bài thuốc cổ truyền đã được văn bản hóa bằng độc quyền như trường hợp Ấn Độ làm với bằng sáng chế liên quan đến chiếu suất nghệ do Mỹ cấp. Tránh tình trạng phải sử dụng các công cụ khác gây tốn kém về tài chính và lãng phí về thời gian mà chưa chắc đã hiệu quả.
Thứ tư, là một giải pháp hữu hiệu để lưu truyền những tri thức truyền thống về Y học cổ truyền Việt Nam để tránh tình trạng mai một hay thất lạc trong nhân dân. Qua đó, tập trung dưới dạng số hóa điện tử giúp việc sử dụng, tra cứu và bảo tồn tri thức được thuận lợi hơn.
Từ tất cả các yếu tố trên, Việt Nam có thể hoàn toàn dựa trên quy định của pháp luật quốc tế về SHTT, pháp luật của các quốc gia mà Việt Nam có quan hệ thương mại và kinh nghiệm đi trước của các nước để giành lại quyền và lợi ích hợp pháp của mình đối với các bài thuốc cổ truyền của Việt Nam qua đó đam bảo cho mọi người dân đều có quyền tiếp cận và sử dụng tri thức truyền thống Y học cổ truyền trong việc chăm sóc sức khỏe, đảm bảo quyền con người cơ bản cho nhân dân….
KẾT LUẬN Khóa luận: Kiến nghị bảo hộ sáng chế dược phẩm tại Việt Nam.
Vấn đề bảo hộ quyền SHTT nói chung, hay bảo hộ sáng chế nói riêng đều là những vấn đề quan trọng đối với đất nước. Đặc biệt, sáng chế dược phẩm lại là một đối tượng quan trọng trong đời sóng của toàn xã hội cũng như của nền kinh tế đất nước. Điều này cho thấy tầm quang trọng của loại đối tượng này. Bảo hộ sáng chế dược phẩm đã góp một phần đáng kể trong sự phát triển của đất nước trong những năm vừa qua.
Việt Nam đã nỗ lực tạo những điều kiện thuận lợi cho thị trường dược phẩm nói chung và sáng chế dược phẩm có những vị trí nhất địch trên thị trường và cũng đạt được nhiều kết quả khả quan. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố kinh tế, xã hội, nhân lực vì vậy mà sáng chế dược phẩm vẫn chưa thực sự phát huy được vai trò của nó, cũng như ngành dược phẩm của chúng ta vẫn còn nhiều vấn đề để giải quyết Khóa luận: Kiến nghị bảo hộ sáng chế dược phẩm tại Việt Nam.
Với những đóng góp của mình, em hi vọng sẽ đóng góp một phần vào việc làm sáng tỏ các quy định pháp luật của Việt Nam hiện nay về sáng chế dược phẩm cũng như các điều kiện thực tế hiện tại. Mong rằng trong thời gian tới chúng ta sẽ có nhiều biện pháp để thúc đẩy thị trường dược phẩm Việt Nam ngày càng lớn mạnh cũng như có biện pháp tốt hơn để bảo hộ quyền đối với sáng chế dược phẩm nói riêng và bảo hộ quyền SHTT nói chung.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
Dịch Vụ Viết Luận Văn Ngành Luật 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://vietluanvanluat.com/ – Hoặc Gmail: vietluanvanluat@gmail.com