Khóa luận: Biện pháp nâng cao chuyên môn của án bộ tỉnh QN

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Khóa luận: Biện pháp nâng cao chuyên môn của án bộ tỉnh QN hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Khóa luận: Biện pháp nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cán bộ công chức Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

3.1. Định hướng đổi mới một số hoạt động quản lý CBCC theo năng lực tại Cục hải quan Quảng Ninh

Đội ngũ cán bộ công chức tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh hiện nay lên đến gần 500 người. Mặc dù số lượng, chất lượng cán bộ công chức hải quan trong thời gian qua đã được cải thiện, tuy nhiên, còn có những hạn chế nhất định, chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhập và phát triển. Trong bối cảnh áp lực tinh giản biên chế, nhằm xây dựng đội ngũ công chức hải quan chính quy, chuyên nghiệp, có đủ năng lực, phẩm chất để thực hiện các yêu cầu, nhiệm vụ của Đảng, Chính phủ, Ngành trong giai đoạn tới, việc triển khai đổi mới các hoạt động quản lý đội ngũ CBCC dựa theo năng lực dựa trên vị trí việc làm là rất quan trọng và cấp thiết. Khóa luận: Biện pháp nâng cao chuyên môn của án bộ tỉnh QN

Kế hoạch đổi mới một số hoạt động quản lý đội ngũ CBCC dựa trên năng lực tại Cục hải quan Quảng Ninh được quy định khá chi tiết theo từng giai đoạn cụ thể:

  • Mục tiêu năm 2018: Hoàn thiện hệ thống VTVL từ đó làm rõ trách nhiệm, quyền hạn của VTVL; Đánh giá được năng lực công chức thừa hành 6 lĩnh vực nghiệp vụ chính, từng bước ứng dụng vào công tác tổ chức cán bộ (đào tạo; bố trí, sắp xếp, điều động, luân chuyển).
  • Mục tiêu năm 2019: Đánh giá được năng lực công chức tất cả các lĩnh vực của ngành, ứng dụng trong điều động, luân chuyển, bố trí, sắp xếp, đào tạo tại một số lĩnh vực, đơn vị; Bước đầu quản lý được kết quả công việc của công chức tại Cục.
  • Mục tiêu năm 2020: Triển khai đồng bộ các hoạt động đánh giá năng lực, quản lý kết quả công việc và các ứng dụng trong công tác nhân sự đối với các lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ chính của ngành.

Để đạt được các mục về quản lý đội ngũ CBCC, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, trong thời gia tới Cục hải quan Quảng Ninh cần tập trung thực hiện đồng bộ các biện pháp nhằm nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ của CBCC tại Cục.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ: 

===>>>  Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Quản Trị Kinh Doanh

3.2. Biện pháp nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ công chức Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh Khóa luận: Biện pháp nâng cao chuyên môn của án bộ tỉnh QN

3.2.1 Hoàn thiện bộ đề và quy trình đánh giá năng lực CMNV Cơ sở của biện pháp

Theo kết quả kiểm tra đánh giá tại Cục, mặc dù tỷ lệ CBCC đạt năng lực chuyên môn nghiệp vụ khá cao (96,4%) nhưng vẫn còn CBCC đạt ở cấp độ 1 (5,4%); số CBCC đạt ở cấp độ 3 (thành thạo) còn khá khiêm tốn (39,8%). Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do bộ đề thi và quy trình vẫn đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm, chưa được thẩm định. Kết quả khảo sát nhanh tại hội đồng thi cho thấy bộ đề thi vẫn còn tồn tại một số vấn đề bất cập như: (1)nhiều câu hỏi còn khó hiểu, chưa gắn kết với câu trả lời; (2)nhiều câu có đáp án trùng nhau; (3)một số câu hỏi có đáp án chưa chính xác.

Để góp phần đánh giá một cách chính xác, khách quan về trình độ năng lực của cán bộ công chức, từ đó, xây dựng kế hoạch đào tạo cán bộ công chức đáp ứng yêu cầu quản lý hải quan hiện đại đồng thời tạo ra phong trào học tập, nghiên cứu nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ của CBCC thì công tác hoàn thiện bộ đề và quy trình kiểm tra đánh giá năng lực CBCC là điều cần thiết.

Nội dung của biện pháp

Thành lập Tổ hoàn thiện bộ đề tại các lĩnh vực phù hợp với đặc thù của địa phương.

  • Xây dựng bộ đề thi cho 6 lĩnh vực: Giám sát quản lý, Thuế xuất nhập khẩu, Chống buôn lậu; Xử lý vi phạm; Quản lý rủi ro, Kiểm tra sau thông quan; Xây dựng lực lượng và Tin học.
  • Hoàn thiện hệ thống ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm để cập nhật vào phần mềm kiểm tra đánh giá: Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm gồm trên 1.000 câu hỏi (có chia cấp độ) tại các lĩnh vực nghiệp vụ Giám sát quản lý, Thuế xuất nhập khẩu, Chống buôn lậu và Xử lý vi phạm, cụ thể: 778 câu hỏi lĩnh vực Thuế xuất nhập khẩu; 305 câu hỏi lĩnh vực Giám sát quản lý về Hải quan; 102 câu hỏi lĩnh vực Chống buôn lậu và Xử lý vi phạm.
  • Hoàn thiện các ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm tại các lĩnh vực Quản lý rủi ro, Kiểm tra sau thông quan; Xây dựng lực lượng và Tin học (tin học cơ bản và tin học hải quan).

Hoàn thiện phần mềm đánh giá năng lực công chức tại các lĩnh vực nghiệp vụ.

Song song với công tác hoàn thiện bộ đề thi, Cục hải quan tỉnh Quảng Ninh cần hoàn thiện phần mềm kiểm tra, đánh giá năng lực cụ thể:

Nền tảng công nghệ:

  • Phần mềm được xây dựng trên công nghệ WEB, việc truy cập, khai thác sử dụng thông qua hệ thống LAN/Wan của ngành.
  • CSDL SQL Server 2008;
  • Mô hình 3 lớp; Khóa luận: Biện pháp nâng cao chuyên môn của án bộ tỉnh QN
  • Xử lý dữ liệu tập trung cấp Cục;
  • Phần mềm được xây dựng các module ở dạng động giúp người sử dụng chủ động điều chỉnh, cập nhật dữ liệu.

Hệ thống Cơ sở dữ liệu của phần mềm

  • Hệ thống CSDL về ngân hàng câu hỏi được thu thập từ các nguồn: Câu hỏi được các phòng ban liên quan xây dựng tổng hợp, câu hỏi thu thập từ TCHQ, Trường Hải quan Việt Nam…
  • Cơ sở dữ liệu được lưu trữ, sao lưu tại máy chủ đặt tại Phòng CNTT và do Phòng Công nghệ thông tin đảm bảo yêu cầu về bảo mật, an toàn dữ liệu.

Xu hướng Mobility

Phần mềm trắc nghiệm sẽ được nâng cấp và hoàn thiện, có thể sử dụng được trên nền tảng di động theo xu hướng thời đại giúp cán bộ công chức có thể nâng cao trình độ thông qua nghiên cứu và thi thử thông qua các thiết bị di động như máy điện thoại, máy tính bảng v.v….

Tổ chức các kỳ kiểm tra đánh giá năng lực chuyên môn nghiệp vụ của công chức

Hàng năm, tổ chức 04 kỳ kiểm tra đánh giá năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đối với công chức tại các lĩnh vực Giám sát quản lý, Thuế xuất nhập khẩu, Chống buôn lậu; Xử lý vi phạm; Quản lý rủi ro, Kiểm tra sau thông quan và các kiến thức liên quan như Tin học, Xây dựng lực lượng (kiến thức chung) đồng thời khuyến khích các đơn vị trực thuộc tự kiểm tra đánh giá năng lực công chức tại chỗ để đào tạo, phân công hợp lý.

Bên cạnh công tác tổ chức thi, Cục cần thành lập Hội đồng kiểm tra đánh giá năng lực công chức tại các lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ.

Kết quả của biện pháp

Hoàn thiện bộ để thi và quy trình đánh giá năng lực CMNV của CBCC là cơ sở để xây dựng hồ sơ năng lực công chức ghi nhận kết quả đánh giá năng lực của CBCC nhằm sắp xếp, bố trí, điều chuyển CBCC phù hợp với năng lực chuyên môn nghiệp vụ. Bên cạnh đó, công tác kiểm tra, đánh giá sẽ tạo môi trường học tập cho CBCC góp phần nâng cao năng lực CMNV của CBCC tại Cục.

3.2.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác Tổ chức cán bộ Khóa luận: Biện pháp nâng cao chuyên môn của án bộ tỉnh QN

Bên cạnh việc tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả công tác kiểm tra đánh giá, để góp phần nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ CBCC tại Cục Hải quan Quảng Ninh trong giai đoạn tới, đơn vị cũng cần phải tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác tổ chức cán bộ, cụ thể:

  • Tiếp tục rà soát lại tổ chức bộ máy của các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh để thực hiện hoặc kiến nghị điều chỉnh, sắp xếp hoặc thành lập mới tổ chức bộ máy cho phù hợp với quy trình nghiệp vụ và yêu cầu nhiệm vụ mới, tránh chồng chéo, vướng mắc về chức năng, nhiệm vụ phù hợp với chủ trương gọn nhẹ và nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức bộ máy.
  • Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, tính trung thực, ý thức tổ chức kỷ luật, danh dự nghề nghiệp cho CBCC.
  • Sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các qui định về chức năng, nhiệm vụ và quy chế hoạt động của từng tổ chức cụ thể, thực hiện việc phân công, phân cấp cụ thể, rõ ràng.
  • Thực hiện công tác cán bộ theo hướng hiện đại, mọi chức danh, vị trí công việc đều được mô tả và có các tiêu chi đánh giá cụ thể dựa trên hiệu quả, chất lượng công việc. Việc tuyển dụng, đánh giá, phân công, bố trí, sử dụng, luân chuyển, đào tạo, tuyển dụng và bổ nhiệm cán bộ đều được căn cứ trên các yêu cầu công việc; chú trọng bố trí, sử dụng CBCC theo hướng chuyên sâu, chuyên môn hóa.
  • Xây dựng và phát triển đội ngũ công chức chuyên trách, chuyên sâu được quản lý thống nhất ở một số lĩnh vực nghiệp vụ cơ bản như: Quản lý kỹ năng lãnh đạo, quản lý Hải quan hiện đại, phân loại, xuất xứ hàng hóa, xác định trị giá Hải quan, thu thuế và quản lý thuế, kiểm tra sau thông quan, quản lý rủi ro, sở hữu trí tuệ, kiểm soát chống buôn lậu, phòng chống ma túy…

Hàng năm rà soát, thực hiện tốt công tác quy hoạch, tạo nguồn cán bộ để kiện toàn, bổ sung đội ngũ lãnh đạo cấp Phòng, Chi cục và tương đương, lãnh đạo cấp Đội (tổ) công tác; chú trọng phát triển đội ngũ cán bộ trẻ có năng lực và phẩm chất tốt để định hướng bồi dưỡng, rèn luyện, thử thách.

Thực hiện tốt công tác đánh giá phân loại CBCC, lãnh đạo, công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật, kịp thời biểu dương khen thưởng những CBCC có thành tích, nhân rộng điển hình tiên tiến ; xử lý nghiêm những trường hợp có hành vi tiêu cực, gây phiền hà, sách nhiễu, vi phạm pháp luật.

Thực hiện áp dụng đầy đủ, đúng chính sách, chế độ đãi ngộ đối với công chức. Nghiên cứu, đề xuất có những cơ chế khuyến khích đối với những cán bộ giỏi chuyên môn, đồng thời giải quyết dứt điểm các tồn tại về ngạch công chức hoặc đối với số công chức phấn đấu kém.

Củng cố, tăng cường và không ngừng nâng cao vai trò, chất lượng của đơn vị tham mưu và đội ngũ công chức tham mưu về công tác tổ chức cán bộ, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ theo yêu cầu cải cách, hiện đại hóa công tác cán bộ và quản lý CBCC theo hướng Hải quan hiện đại.

Tin học hóa trong quản lý nhân sự theo hướng tự động hóa một số công việc quản lý CBCC và đáp ứng yêu cầu quản lý CBCC theo phương pháp hiện đại; tiếp tục nghiên cứu áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 về quản lý đội ngũ CBCC.

3.2.3 Xây dựng và hoàn thiện Quy trình đào tạo Khóa luận: Biện pháp nâng cao chuyên môn của án bộ tỉnh QN

Đào tạo được coi là khâu then chốt, quyết định năng lực chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ CBCC. Vì vậy, để góp phần năng lực chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ CBCC tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn tới, Cục Hải quan Quảng Ninh cần đặc biệt chú trọng đến công tác đào tạo và đào tạo lại cho đội ngũ CBCC nhằm từng bước hoàn thiện và nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ của CBCC, trong đó việc xây dựng được một quy trình đào tạo chuẩn sẽ là bước khởi đầu quan trọng trong công tác này:

  • Xác định nhu cầu đào tạo
  • Đánh giá nhu cầu đào tạo
  • Xây dựng kế hoạch đào tạo
  • Triển khai đào tạo
  • Đánh giá đào tạo

Hình 3.1: Quy trình đào tạo

Xác định nhu cầu đào tạo:

Các kế hoạch đào tạo hàng năm hiện nay của Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh được xây dựng chủ yếu dựa trên các thông tin do các đơn vị thuộc, trực thuộc cung cấp và Phòng Tổ chức cán bộ tổng hợp xây dựng nên. Tuy nhiên hầu hết những thông tin này mới chỉ phản ánh nhu cầu đào tạo của CBCC ở mức chung chung mà chưa thể hiện, phản ánh cụ thể, chính xác được nhu cầu đào tạo của Cục hiện nay là cần đào tạo cái gì? Đào tạo ai và đào tạo như thế nào?

Xuất phát từ mục đích của công tác đào tạo là nhằm nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ của CBCC, mà năng lực chuyên môn nghiệp vụ chính là sự tổng hợp giữa kiến thức, kỹ năng và thái độ làm việc (phẩm chất đạo đức). Do đó để xác định được chính xác nhu cầu đào tạo thì cần phải xác định được sự chênh lệch giữa năng lực đang có và năng lực cần có đối với CBCC để từ đó mới có thể đưa ra các chương trình, kế hoạch đào tạo phù hợp.

Để thực hiện tốt việc xác định nhu cầu đào tạo hiện nay tại Cục Hải quan Quảng Ninh, tác giả xin đề xuất một số bước tác nghiệp cụ thể như sau :

B1: Phân tích công việc :

Để xác định được nhu cầu đào tạo chính xác thì trước hết cần phải có bản mô tả công việc chi tiết, bao gồm cả mô tả công việc chung và mô tả công việc cá nhân (dựa trên khung năng lực do Tổng cục Hải quan ban hành). Thông qua bản mô tả công việc, lãnh đạo Cục Hải quan tỉnh, Phòng TCCB, các đơn vị và mỗi cá nhân CBCC mới có thể thấy rõ mỗi vị trí công việc sẽ yêu cầu CBCC phải có năng lực như thế nào tức là khi đang làm việc tại vị trí đó thì người CBCC đó có những kiến thức chuyên môn gì, kỹ năng làm việc và phẩm chất đạo đức ra sao. Đối chiếu với yêu cầu thực hiện nhiệm vụ tại vị trí đó thì họ còn thiếu và cần phải bổ sung những cái gì. Từ đây các cấp lãnh đạo và Phòng TCCB sẽ xác định được cần phải đào tạo, bồi dưỡng như thế nào cho những CBCC làm việc tại vị trí, bộ phận công tác đó.

B2: Khảo sát nhu cầu đào tạo :

Việc khảo sát sẽ được thực hiện thông qua 2 phương pháp chính là ban hành các mẫu phiếu thăm dò và phỏng vấn trực tiếp đối với tất cả CBCC trong toàn Cục Hải quan tỉnh để qua đó có thể thu thập thêm những thông tin hữu ích về nhu cầu đào tạo của họ:

Phỏng vấn trực tiếp: Phòng TCCB tham mưu và đề xuất Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh cho thành lập một Đoàn cán bộ khoảng 10 – 12 người, bao gồm đại diện của Phòng TCCB, các đơn vị tham mưu giúp việc lãnh đạo Cục, giảng viên kiêm chức của Tổng cục Hải quan đang công tác tại Cục Hải quan tỉnh và một số CBCC có trình độ chuyên môn giỏi tại các đơn vị thuộc và trực thuộc để đi khảo sát thực tế về trình độ của CBCC trong toàn Cục Hải quan tỉnh.

Việc phỏng vấn trực tiếp (chỉ cần lựa chọn ngẫu nhiên một số CBCC để phỏng vấn) sẽ giúp cho các CBCC có cơ hội được bày tỏ những mong muốn, nhu cầu của mình về việc được đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ, đồng thời những cán bộ tham gia đoàn khảo sát cũng có thể giải đáp những vướng mắc, khó khăn hoặc tư vấn, định hướng cho việc học tập của những CBCC được phỏng vấn đó bởi trong thực tế hiện nay có không ít những CBCC đang thực hiện việc học tập một cách rất thụ động đó là khi có các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn thì họ đi học theo sự chỉ đạo, sắp xếp của lãnh đạo đơn vị mà chưa thật sự được đi học theo đúng mong muốn của cá nhân, bên cạnh đó một số ít công chức đăng ký đi học các lớp là để nhằm mục đích bổ sung bằng cấp mà chưa xác định rõ ràng là đi học để nâng cao kiến thức và kỹ năng phục vụ cho công việc. Khóa luận: Biện pháp nâng cao chuyên môn của án bộ tỉnh QN

Phiếu khảo sát: Việc thiết kế một phiếu khảo sát nhu cầu đào tạo phù hợp sẽ là một kênh thông tin quan trọng giúp cho lãnh đạo Cục Hải quan tỉnh và Phòng TCCB nắm bắt thêm về nhu cầu đào tạo của CBCC trong toàn cơ quan. Cách làm này có ưu điểm là sẽ khảo sát được trên diện rộng (có thể là đối với tất cả CBCC trong toàn Cục Hải quan tỉnh), đồng thời với phương pháp này cũng giúp cho CBCC cảm thấy được thoải mái, tự tin hơn trong việc đề xuất nhu cầu đào tạo của mình so với phỏng vấn trực tiếp.

Đánh giá nhu cầu đào tạo

Sau khi thực hiện xong việc khảo sát nhu cầu đào tạo thì Phòng TCCB sẽ chủ trì phối hợp với lãnh đạo các đơn vị và Đoàn cán bộ khảo sát để rà soát, đánh giá lại nhu cầu đào tạo một lần nữa để từ đó xác định một cách đầy đủ và chính xác nhất nhu cầu đào tạo của Cục Hải quan tỉnh:

Nhiệm vụ chính của công tác này là sẽ xác định xem khoảng cách giữa năng lực hiện có và năng lực cần có của từng CBCC đối với mỗi vị trí, lĩnh vực công tác là như thế nào để từ đó đề ra các biện pháp đào tạo thích hợp cho từng nhóm đối tượng cụ thể, chẳng hạn như những CBCC nào và những nhu cầu đào tạo nào của họ sẽ được ưu tiên trước, cách thức đáp ứng các nhu cầu của họ như thế nào và lựa chọn nội dung, chương trình đào tạo như thế nào là phù hợp và có hiệu quả nhất.

Xây dựng kế hoạch đào tạo

Sau khi nhu cầu đào tạo được xác định xong sẽ chuyển sang giai đoạn xây dựng kế hoạch đào tạo. Thực tế hiện nay tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh là hàng năm mới chỉ có một kế hoạch đào tạo chung cho toàn Cục Hải quan tỉnh do Phòng TCCB tổng hợp và lập nên, còn hầu hết các đơn vị thuộc và trực thuộc chưa có những kế hoạch đào tạo riêng của đơn vị mình. Điều này đã dẫn đến thực trạng là hoạt động đào tạo ở rất nhiều các đơn vị đều rất thụ động và phụ thuộc nhiều vào sự chỉ đạo của Cục Hải quan tỉnh.

Để tiếp tục nâng cao chất lượng công tác đào tạo đối với CBCC, trong thời gian tới Cục Hải quan Quảng Ninh cần phải thực hiện việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng ít nhất là ở 2 cấp :

Xây dựng kế hoạch đào tạo tại các đơn vị thuộc và trực thuộc:

Trước ngày 10/10 hàng năm, Trưởng các đơn vị có trách nhiệm rà soát, đánh giá nhu cầu đào tạo của toàn bộ CBCC trong đơn vị mình rồi giao cho bộ phận tổng hợp để tổng hợp và xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng trong năm báo cáo về Cục Hải quan tỉnh để xin ý kiến thẩm định và phê duyệt. Sau khi được Lãnh đạo Cục phê duyệt, đơn vị sẽ tổ chức triển khai công tác đào tạo theo kế hoạch.

Nếu thực hiện tốt được công tác này sẽ giúp cho lãnh đạo các đơn vị chủ động được trong công tác tổ chức các hoạt động đào tạo, tự đào tạo và đào tạo lại ở đơn vị mình, đồng thời cũng sẽ giúp cho lãnh đạo đơn vị được chủ động hơn trong việc lựa chọn, đề cử CBCC tham gia các khoá đào tạo theo yêu cầu của Cục Hải quan tỉnh.

Xây dựng kế hoạch đào tạo của Cục Hải quan tỉnh: Trước ngày 15/10 hàng năm, căn cứ kế hoạch đào tạo đã được phê duyệt của các đơn vị thuộc và trực thuộc, Phòng TCCB sẽ tổng hợp lại và kết hợp với nhu cầu, khả năng đào tạo và đào tạo lại của Cục Hải quan tỉnh để xây dựng kế hoạch đào tạo chung cho toàn Cục Hải quan tỉnh và trình Cục trưởng xem xét, cho ý kiến chỉ đạo. Sau khi đã được Cục trưởng phê duyệt thì Phòng TCCB gửi bản kế hoạch đó lên TCHQ để TCHQ xem xét, phê duyệt. Sau khi đã được TCQH phê duyệt, Phòng TCCB sẽ là đầu mối để tổ chức triển khai công tác đào tạo cho toàn Cục Hải quan tỉnh.

Yêu cầu chung đối với việc xây dựng kế hoạch đào tạo ở cả cấp đơn vị cơ sở và cấp Cục Hải quan tỉnh đó là Kế hoạch đào tạo phải được xây dựng một cách cụ thể, rõ ràng và phù hợp với yêu cầu về nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ của CBCC trong thời kỳ cải cách, phát triển và hiện đại hoá của Ngành, và Cục Hải quan tỉnh. Trong đó cần phải xây dựng nhu cầu đào tạo chi tiết đến từng vị trí, lĩnh vực công tác như lãnh đạo quản lý, công chức thừa hành, nghiệp vụ thông quan, nghiệp vụ sau thông quan, kiểm soát chống buôn lậu…

Triển khai thực hiện Kế hoạch đào tạo:

Hình 4.2. Sơ đồ hóa phương pháp xác định ưu tiên đào tạo

Sau khi kế hoạch đào tạo đã được các cấp có thẩm quyền (Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, TCHQ) phê duyệt, Phòng TCCB và các đơn vị sẽ chuyển sang giai đoạn tổ chức các hoạt động đào tạo. Tuy nhiên, ở giai đoạn này để cho công tác đào tạo đạt được hiệu quả cao nhất thì cần thiết phải có sự lựa chọn và chuẩn bị chu đáo cho công tác đào tạo, cụ thể :

Căn cứ vào nhu cầu đào tạo đã được khảo sát và đánh giá thì bộ phận tổ chức các hoạt động đào tạo (Phòng TCCB và bộ phận tổng hợp ở đơn vị cơ sở) sẽ căn cứ vào tiêu chuẩn của các chức danh, ngạch bậc công chức và vị trí công việc để lựa chọn những mức độ ưu tiên khác nhau nhằm xem những ai, vị trí nào cần được đi đào tạo trước và cần đào tạo họ những cái gì để kịp thời bổ sung những kiến thức hẫng hụt và những kỹ năng còn thiếu hoặc còn yếu. Mức độ ưu tiên trong lựa chọn nhu cầu đào tạo có thể được chia thành 2 nhóm là mức độ cần thiết và mức độ thành thạo và ở mỗi nhóm mức độ này sẽ được chia tiếp thành mức độ cao và mức độ thấp. Như vậy, sẽ có bốn nhóm ưu tiên đào tạo như sau:

Nhóm ưu tiên 1: Gồm các kỹ năng có mức độ cần thiết cao và mức độ thành thạo thấp;

Nhóm ưu tiên 2: Gồm các kỹ năng có mức độ cần thiết thấp và mức độ thành thạo thấp;

Nhóm ưu tiên 3: Gồm các kỹ năng có mức độ cần thiết cao và mức độ thành thạo cao;

Nhóm không ưu tiên: Gồm các kỹ năng có mức độ cần thiết thấp và mức độ thành thạo cao.

Ngoài ra, để góp phần nâng cao chất lượng công tác đào tạo thì trước khi tổ chức các khoá đào tạo cũng cần lựa chọn và xác định kỹ thêm một số yếu tố khác như giảng viên, tài liệu, phương pháp, thời gian, địa điểm và các trang thiết bị hỗ trợ cần thiết.

Đánh giá và theo dõi sau đào tạo

Sau khi kết thúc quá trình đào tạo cần có sự đánh giá và theo dõi chất lượng và hiệu quả sau đào tạo để làm căn cứ cho việc tổ chức các khoá đào tạo tiếp theo, cụ thể: Khóa luận: Biện pháp nâng cao chuyên môn của án bộ tỉnh QN

Đối với các khoá đào tạo do Cục Hải quan tỉnh và các đơn vị thuộc, trực thuộc tổ chức: Ngay sau khi kết thúc khoá đào tạo cần tổ chức ngay các hoạt động đánh giá để kiểm tra về chất lượng, hiệu quả của khoá đào tạo đó thông qua các hình thức như tổ chức cho học viên làm bài kiểm tra cuối khoá hoặc điền thông tin vào phiếu đánh giá. Thông qua những thông tin thu thập được sẽ giúp cho bộ phận đào tạo đánh giá được chất lượng của khoá đào tạo cũng như kịp thời rút ra được những kinh nghiệm cần thiết phục vụ cho việc tổ chức các khoá đào tạo lần sau.

Đối với các khoá đào tạo do Bộ, Ngành và các đơn vị ngoài ngành tổ chức: Yêu cầu những công chức được cử đi đào tạo sau khi kết thúc khoá học trở về phải có báo cáo (nếu đi theo đoàn thì trưởng đoàn tập hợp thông tin và làm báo cáo chung cho cả đoàn) bằng văn bản gửi Phòng TCCB và lãnh đạo đơn vị, trong đó cần thể hiện rõ kết quả học tập của cá nhân hoặc trưởng đoàn (thái độ, tinh thần học tập; nội dung, phương pháp được đào tạo và quan điểm, nhận thức về khoá đào tạo đó, những đề xuất kiến nghị…)

Đối với CBCC được cử đi học: Sau 3 tháng kể từ khi được cử đi học về, CBCC phải có báo cáo bằng văn bản gửi lãnh đạo đơn vị và Phòng TCCB về việc áp dụng những kiến thức, kỹ năng được đào tạo vào công việc thực tế. Đồng thời lãnh đạo đơn vị và Phòng TCCB cũng cần thường xuyên theo dõi xem chất lượng, hiệu quả công việc của công chức sau đào tạo cũng như khả năng truyền đạt lại (đào tạo lại) của công chức đó như thế nào để từ đó có những biện pháp điều chỉnh phù hợp cho việc lựa chọn cử đi học lần sau.

KẾT LUẬN

Nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ là một trong những vấn đề trọng tâm của các nhà quản trị trong công tác quản trị nhân lực và sự thành công của nó quyết định đến sự thành công chung của tổ chức.

Trong giai đoạn 2013 – 2017, năng lực chuyên môn nghiệp vụ của cán CBCC tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh đã được cải thiện đáng kể, đáp ứng được yêu cầu của công việc, cụ thể: (1)Hầu hết CBCC tại Cục đã đạt yêu về chất lượng chuyên môn nghiệp vụ, đảm bảo được khối lượng công được giao;

Độ tuổi của CBCC còn khá trẻ, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, được đào tạo cơ bản tốt, dễ dàng cập nhật kiến thức mới; (3)Đội ngũ CBCC có trình độ ngoại ngữ, tin học tốt, đáp ứng được yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế cũng như yêu cầu hiện đại hóa thủ tục hải quan. Tuy nhiên, năng lực chuyên môn nghiệp vụ của CBCC tại Cục Hải quan tỉnh cũng gặp một số hạn chế như: (1) Do đội ngũ CBCC khá trẻ cùng áp lực luân chuyển cán bộ liên tục nên kinh nghiệm cũng như kỹ năng làm việc chưa được thành thạo; (2)Chưa nhận được những phản hồi tích cực từ phía các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu tại Cục; (3) Công tác quản lý, sử dụng các phần mềm nghiệp vụ còn sai xót, việc ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế.

Nguyên nhân chính của thực trạng này là do: (1)Một số CBCC chưa thay đổi phù hợp với tư duy quản lý hải quan hiện đại; (2)Khâu tuyển dụng và đào tạo không đảm bảo đầy đủ chất lượng theo yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ;

Tính chuyên sâu trong chuyên môn nghiệp vụ hải quan được xem là lĩnh vực rất khó và có yêu cầu rất cao; (4)Do cơ chế luân chuyển cán bộ còn chưa hợp lý và một số cán bộ hải quan còn có những hạn chế về kỹ năng, kinh nghiệm thực tiễn và nhất là thông tin cập nhật còn thiếu.

Nhằm nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho CBCC, trong thời gian tới Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh cần tập trung vào một số biện pháp như: (1)Hoàn thiện bộ đề và quy trình đánh giá năng lực CMNV; (2)Nâng cao hiệu quả của công tác tổ chức cán bộ; (3)Xây dựng và hoàn thiện quy trình đào tạo.

Do thời gian và kiến thức có hạn nên luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót nhưng tác giả hy vọng rằng những đề xuất trên đây sẽ góp phần nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ của CBCC tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý của quý Thầy, Cô cùng bạn đọc để luận văn được hoàn thiện hơn, có ý nghĩa thiết thực hơn khi vận dụng vào thực tế. Khóa luận: Biện pháp nâng cao chuyên môn của án bộ tỉnh QN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ: 

===>>> Khóa luận: Năng lực của cán bộ công chức tại Quảng Ninh

One thought on “Khóa luận: Biện pháp nâng cao chuyên môn của án bộ tỉnh QN

  1. Pingback: Khóa luận: Thực trạng năng lực của cán bộ tại Cụ hải quan QN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0906865464