Tiểu luận: Quy tắc đạo đức nghề nghiệp của luật sư

Chia sẻ cho các bạn sinh viên ngành luật bài Tiểu luận: Quy tắc đạo đức nghề nghiệp của luật sư. Có rất nhiều bạn sinh viên đang gặp khó khăn khi phải viết: luận văn, khóa luận, báo cáo, tiểu luận, liên quan đến đạo đức nghề nghiệp của luật sư, mà nhiều bạn còn chưa biết bắt đầu làm từ đâu thậm chí viết mãi cũng không đủ ý trong bài mình. Biết được điều đó nên mình đã chuẩn bị rất nhiều bài tiểu luận hay cho các bạn tham khảo. Hãy liên hệ với mình khi bạn chưa lên được ý tưởng cho bài mình nhé.

I. Mở đầu

1.1. Khái niệm về quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp của luật sư Tiểu luận: Quy tắc đạo đức nghề nghiệp của luật sư 

Đối với bất kỳ nghề nghiệp nào trong xã hội thì bên cạnh chuyên môn thì vấn đề đạo đức, cách ứng xử trong khi thực hiện công việc là một trong những thước đo quan trọng về tính chuyên nghiệp, uy tín và hiệu quả của cá nhân, tổ chức trong hành nghề. Đặc biệt là đối với Nghề luật sư, là nghề nghiệp gắn liền với việc thực thi quyền lực nhà nước, thực thi, vận dụng pháp luật nên vấn đề về đạo đức, ứng xử đối với Luật sư khi hành nghề càng quan trọng hơn.

Mặc dù pháp luật có quy định chặt chẽ thì vẫn có những kẻ hỡ và có thể bị lợi dụng để thực hiện cho những mục đích xấu, nhất là những người am hiểu về pháp luật như những Luật sư. Do dó, yêu cầu cần phải đặt ra những Quy tắc đạo đức riêng đối với Nghề luật sư làm chuẩn mực để người Luật sư ý thức và xử sự đúng mực trong các tình huống khi hành nghề ngay cả khi pháp luật chưa hoặc không điều chỉnh. Tiểu luận: Quy tắc đạo đức nghề nghiệp của luật sư 

Như vậy, có thể hiểu rằng Quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư là hệ thống quy tắc do tổ chức xã hội – nghề nghiệp của luật sư ban hành dưới hình thức nhất định, quy định chuẩn mực hành vi ứng xử của luật sư trong hoạt động nghề nghiệp và trong xã hội, xác định cách ứng xử với khách hàng, đồng nghiệp, cơ quan, người tiến hành tố tụng, các cơ quan nhà nước khá, cơ quan thông tin đại chứng, xác tổ chức và cá nhân khác phù hợp với chuẩn mực hành nghề, đồi hỏi và giá trị chung của nhà nước và xã hội mà các luật sư có nghĩa vụ phải tuân theo và nếu vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật theo điều lệ của tổ chức xã hội – nghề nghiệp của luật sư[1].

Ngoài việc quy định các quy tắc mang tính bắt buộc như quy định của pháp luât là những điều cầm hoặc những điều bắt buộc phải làm thì còn có các quy tắc mang tính tùy nghi, qua đó luật sư có thể lựa chọn cách ứng xử phù hợp, đúng đắn nhất với từng đối tượng trong các tình huống cụ thể đã được dự liệu trong Quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp luật sư.

Ứng xử nghề nghiệp nghiệp của luật sư được hiểu như sau: Ứng xử nghề nghiệp luật sư là sự lựa chọn hành vi xử sự của luật sư thể hiện thái độ, hành động thích hợp của luật sư phát sinh trong hoạt đọng hành nghề giữa luật sư với các chủ thuể khác trong hoạt động nghề nghiệp (khách hàng, đồng nghiệp, cơ quan, tổ chức….) theo đúng quy định pháp luật, phù hợp với quy tắc đạo đức nghề nghiệp của luật sư, nếu vi phạm luật sư có thể bị dư luận trong nghề lên án, phê phán hoặc bị xử lý kỷ luật theo điều lệ của tổ chức xã hội – nghề nghiệp của luật sư[2].

Khác với các quy tắc hành nghề của luật sư đã được pháp luật quy định, Quy tắc đạo đứng, ứng xử nghề nghiệp luật sư mang tính hướng dẫn, khuyến cáo luật sư lựa chịn cách ứng xử phù hợp trong các tình huống khi hành nghề. Các Luật sư khi hành nghề phải lấy các chuẩn mực của Quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp của luật sư để để tu dưỡng, rèn luyện, qua đó giữ gìn uy tín nghề nghiệp, danh dự luật sư, tăng cường tính chuyên nghiệm, xứng đáng với danh xưng là “hiệp sĩ bảo vệ công lý”.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>> Viết Thuê Tiểu Luận Giữa Kỳ

1.2. Quá trình hình thành và xây dựng Bộ quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam Tiểu luận: Quy tắc đạo đức nghề nghiệp của luật sư 

Mặc dù các quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp đối với nghề luật sư đóng vai trò rất quan trọng đối với nghề luật sư, tuy nhiên kể từ khi Sắc lệnh số 97/SL ngày 10/10/1945 khai sinh nghề luật sư của chế độ mới đến trước năm 2001, ở Việt Nam chưa ban hành chính thức quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp đối với nghề luật sư.

Đến khi Nghị định số 94/2001/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12/12/2001 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh luật sư 2001 đã giao cho Bộ Tư pháp ban hành bản Quy tắc mẫu về đạo đức nghề nghiệp của luật sư. Ngày 05/8/2002, bản Quy tắc mẫu về đạo đức nghề nghiệp luật sư đã được ban hành kèm theo Quyết định số 356b/2002/QĐ-BT của Bộ Tư pháp ngày 05/8/2002. Tuy nhiên, bản Quy tắc đạo đức mẫu này chỉ đưa ra những quy định mang tính chung nhất mà các luật sư phải tuân theo, và quy định Đoàn luật sư các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành Quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư áp dụng đối với luật sư của Đoàn mình. Như vậy, mặc dù đây là bản Quy tắc đạo đức được ban hành thành văn chính thức tại Việt Nam, tuy nhiên thực tế thực hiện vẫn còn nhiều bất cập và chưa thực sự hiệu quả.

Sau khi Luật Luật sư năm 2006 được ban hành, với nguyên tắc “Quản lý hành nghề luật sư thực hiện theo nguyên tắc kết hợp quản lý nhà nước với phát huy vai trò tự quản của tổ chức xã hội – nghề nghiệp của luật sư, đảm bảo việc tuân theo pháp luật, quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của luật sư”[3] thì Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam đã được Hội đồng luật sư toàn quốc ban hành ngày 20/7/2011 tại Quyết định số 68/QĐ-HĐLSTQ đã góp phần củng cố và hoàn thiện các giá trị chuẩn mực về đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của Luật sư Việt Nam, là thước đo về phẩm chất, đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp và là công cụ để thực hiện chức năng tự quản của các Đoàn luật sư.

Kế thừa và kịp thời sửa đổi, bổ sung phù hợp với sự phát triển của nghề luật sư tại Việt Nam, Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam hiện hành đã được Hội đồng luật sư toàn quốc ban hành kèm theo Quyết định số 201/QĐ-HĐLDTQ ngày 13/12/2019, nội dung gồm Lời nói đầu, 6 chương và 32 quy tắc:

  • Chương I “Quy tắc chung” gồm 4 quy tắc
  • Chương II “Quan hệ với khách hàng” gồm 4 mục và 12 quy tắc
  • Chương III “Quan hệ với đồng nghiệp” gồm 9 quy tắc
  • Chương IV “Quan hệ với cơ quan, người tiến hành tố tụng” gồm 3 quy tắc
  • Chương V “Quan hệ với các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác” gồm 2 quy tắc
  • Chương VI “Các quy tắc khác” gồm 2 quy tắc.

Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam năm 2019 đã có những sự đổi mới đáng kể và ngày càng phù hợp với thực tiễn hành nghề của luật sư tại Việt Nam. Bộ quy tắc này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc đánh giá vị thế, vai trò và hiệu quả hoạt động nghề nghiệp của luật sư.

2.1. Phân tích nội dung của Bộ quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam

Bộ quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam xác định nghề luật sư ở Việt Nam là một nghề cao quý, bởi hoạt động nghề nghiệp của luật sư nhằm mục đích góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; góp phần phát triển kinh tế – xã hội, vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Nền tảng cơ bản của nghề luật sư là tính chuyên nghiệp và đạo đức nghề nghiệp.

Bộ quy tắc bao gồm những quy tắc đạo đức, ứng xử có tính chất là những nghĩa vụ đạo đức cơ bản của luật sư và các quy tắc cụ thể điều chỉnh hành vi của luật sư khi tham gia các nhóm quan hệ xã hội phát sinh trong khi hành nghề, gồm: quan hệ với khách hàng, quan hệ với đồng nghiệp, quan hệ với cơ quan, người tiến hành tố tụng và quan hệ với cơ quan, tổ chức khác. Tiểu luận: Quy tắc đạo đức nghề nghiệp của luật sư 

2.1.1.Quy tắc chung về đạo đức và ứng xử của luật sư Tiểu luận: Quy tắc đạo đức nghề nghiệp của luật sư

Quy tắc chung gồm 4 quy tắc, đây là kim chỉ nam xuyên suốt trong quá trình hành nghề của luật sư, đặt ra sứ mạng của luật sư, nguyên tắc độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan, giữ gìn  danh dự, uy tín và truyền thống nghề luật sư, đồng thời thể hiện chức năng xã hội của luật sư góp phần vào việc bảo vệ công lý, xây dựng nhà nước pháp quyền, vì lợi ích chung của xã hội và thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội.

  • Luật sư có sứ mạng bảo vệ quyền con người, quyền công dần, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng, đồng thời bảo bệ tính độc lập của hoạt động tư pháp bằng hoạt động nghề nghiệp của mình góp phần bảo vệ công lý, công bằng và phát triển kinh tế xã hội Việt Nam.
  • Để đảm bảo sự công bằng, luật sư hoạt động phải đảm bảo tính độc lập trong suy nghĩ, hành động của mình, đồng thời phải thực hiện công việc một cách trung thực và tôn trọng sự thật khách quan. Nguyên tắc này thể hiện xuyên suốt trong các mối quan hệ với khách hàng, cơ quan tiến hành tố tục và với đồng nghiệp.
  • Việc hành nghề, hoạt động của từng luật sư bên cạnh ảnh hưởng đến chính bản thân của từng luật sư còn có ảnh hưởng chung đế cả đội ngũ các luật sư và nghề nghiệp luật sư. Do đó, các luật sư phải luôn đảm bảo tôn trọng, giữ gìn uy tín, danh dự nghề nghiệp luật sự, đồng thời không ngừng học tập, trao dồi kiến thức để nâng cao chuyên môn, kỹ năng để tạo sự tin cậy của xã hội đối với nghề nghiệp luật sư.
  • Hoạt động của luật sư gắn liền với bảo vệ quyền con người, liên quan chặt chẽ với cộng đồng xã hội. Do đó, luật sư cũng cần phải thực hiện trách nhiệm xã hội nghề nghiệp của mình, luôn sẵn sàng tích cực tham gia các hoạt động vì lợi ích chung của cộng đồng, xã hội. Thực hiện trợ giúp pháp lý đối với các đối tượng yếu thế trong xã hội bằng sự công tâm, vô tư và trách nhiệm như đối với các vụ việc có nhận thù lao.

2.1.2.Quy tắc trong quan hệ với khách hàng Tiểu luận: Quy tắc đạo đức nghề nghiệp của luật sư 

Các quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư trong quan hệ với khách hàng được quy định tại Chương II, gồm 12 quy tắc. Đây là một trong những quy tắc quan trọng nhất, giúp luật sư hiểu được bản chất mối quan hệ giữa luật sư với khách hàng, nhận thấy được bổn phận, trách nhiệm của luật sư trong hành nghề cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng từ đó củng cố lòng tin của khách hàng vào luật sư, góp phần xây dựng hình ảnh tốt đẹp của luật sư trong xã hội.

Mười hai quy tắc trong Chương này  quy định cụ thể và rõ ràng cách xử sự của luật sư trong từng giai đoạn từ khi tiếp xúc với khách hàng, tiếp nhận vụ việc, thực hiện vụ việc đến khi kết thúc vụ việc. Ngoài ra, cũng quy các nhóm quy tắc cơ bản quy định rõ:

  • Trách nhiệm của luật sư bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng. Khi thực hiện công việc, luật sư có quyền sử dụng mọi biện pháp hợp pháp mà pháp luật không cấm để bảo vệ khách hàng, do đó khi đã tiếp nhận vụ việc luật sư phải có trách nhiệm đặt quyền lợi hpự pháp của khách hàng lên trên hết;
  • Tôn trọng và giữ bí mật thông tin của khách hàng. Khách hàng là người đưa công việc đến cho luật sư, do vậy tôn trọng khách hàng khi đó luật sư mới bảo vệ tốt nhất quyền lợi của khách hàng, đây chính lá văn hóa của luật sư;
  • Những việc luật sư không được làm trong quan hệ với khách hàng. Đây chính là những quy tắc bắt buộc đối với luật sư trong quan hệ khách hàng tuyệt đối không được thực hiện các hành vi quy định trong Quy tắc 9
  • Những trường hợp luật sư có quyền từ chối hoặc phải từ chối tiếp nhận vụ việc;
  • Giải quyết khi có xung đột lợi ích trong quá trình nhận, thực hiện vụ việc của khách hàng. Quy tắc này chia làm 2 nhóm: nhóm trường hợp luật sư phải từ chối tiếp nhận vụ việc và nhóm quy tắc luật sư có thể từ chối hoặc tiếp tục vụ việc với các điều kiện trong trường hợp cụ thể.

2.1.3.Quy tắc trong quan hệ với đồng nghiệp

Chương III của bộ quy tắc  gồm 9 quy tắc từ Quy tắc 17 đến quy tắc 25, giúp cho luật sư hiểu được vị trí, tầm quan trọng của mối quan hệ với các đồng nghiệp trong hệ thống tổ chức xã hội – nghề nghiệp luật sư. Cụ thể là các quy định về ứng xử của Luật sư trong quan hệ với Luật sư đồng nghiệp, ứng xử của luật sư khi có tranh chấp quyền lợi với đồng nghiệp, những việc Luật sư không được làm trong quan hệ với đồng nghiệp; ứng xử của Luật sư với tổ chức hành nghề Luật sư; ứng xử của Luật sư với người tập sự hành nghề Luật sư; ứng xử của Luật sư với tổ chức xã hội-nghề nghiệp của Luật sư và của Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân.

Với những quy tắc này, luật sư có trách nhiệm củng cố, giữ gìn sự đoàn kết của các Luật sư đồng nghiệp, cùng nhau góp phần xây dựng đội ngũ luật sư Việt Nam, Liên đoàn luật sư Việt Nam ngày càng lớn mạnh, nâng cao uy tín, nhìn nhận tích cực của xã hội đối với nghề Luật sự.

2.1.4.Quy tắc trong quan hệ với cơ quan, người tiến hành tố tụng Tiểu luận: Quy tắc đạo đức nghề nghiệp của luật sư

Một trong những dịch vụ pháp lý mà luật sư cung cấp là tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng. Do đó, khi tham gia tố tụng luật sư sẽ phải tiếp xúc, là việc với cơ quan, người tiến hành tố tụng khác nhau Mối quan hệ với các cơ quan tiến hành tố tụng là một đặc thù của nghề luật sư, vừa hợp tácvừa đấu tranh với nhau. việc nhận thức được bản chất mối quan hệ và các quy tắc ứng xử sẽ giúp cho các luật sư có được sự chuẩn mực và vững tâm khi hành nghề.

Chương này gồm 3 quy tắc, từ Quy tắc 26 đến Quy tắc 28,quy định về ứng xử của Luật sư trong quan hệ với cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng khi hoạt động hành nghề trong lĩnh vực tố tụng, bao gồm những ứng xử chung của Luật sư khi tham gia tố tụng, ứng xử tại phiên tòa và những việc Luật sư không được làm trong quan hệ với các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng. Tiểu luận: Quy tắc đạo đức nghề nghiệp của luật sư 

2.1.5.Quy tắc trong quan hệ với cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác

Trong điều kiện hoạt động hành nghề của luật sư, các dịch vụ đại diện ngoài tố tụng, tư vấn và cung cấp các dịch vụ pháp lý cho khách hàng, luật sư sẽ tiêó xúc và làm việc với nhiều cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác. Do đó, yêu cầu luật sư phải có cách ứng xử chuẩn mực, chuyên nghiệp.

Các Quy tắc 29 và Quy tắc 20 quy định cách ứng xử của luật sư trong mối quan hệ này. Theo đó, Luật sư cần có thái độ lịch sự, tôn trọng khi tiếp xúc, làm việc với các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác; tuân thủ quy định, nội quy của các cơ quan, tổ chức và quy định của Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư.

2.1.6.Các quy tắc khác Tiểu luận: Quy tắc đạo đức nghề nghiệp của luật sư

Hai quy tắc cuối cùng tại Chương VI là quy tắc chuẩn hóa cách ứng xử của luật sư trong quan hệ trong lĩnh cực thông tin truyền thông cũng như việc quảng cáo thương hiệu nghề nghiệp, yêu cầu luật sư phải trung thực, chính xác, khách quan trong xử sự ở lĩnh vực này.

Hiện này, các phương tiện thông tin đại chúng đóng vai trò và ảnh hưởng rất lớn trong việc tác động hay đưa ra các định hướng xã hội. Do đó, hiểu và nắm rõ các quy tắc này giúp cho luật sư có thái độ ứng xử phù hợp, góp phần tuyên truyền pháp luật, đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm, đồng thời xây dựng hình ảnh, nâng cao uy tín của giới luật sư trong xã hội.

2.2.Thực trạng và hướng hoàn thiện Tiểu luận: Quy tắc đạo đức nghề nghiệp của luật sư

2.2.1.Thực trạng Tiểu luận: Quy tắc đạo đức nghề nghiệp của luật sư 

Việc hiểu, thực hiện chưa đúng tinh thần của Bộ quy tắc là một trong những thực trạng được đặt ra. Do đó, việc xây dựng, phổ biến và thực thi đúng các Quy tắc của Bộ Quy tắc đạo đức và ững xử nghề nghiệp luật sư rất quan trọng trong việc nâng cao tính chuyên nghiệp trong hành nghề, cải thiện tình đoàn kết trong tổ chức hành nghề và khẳng định vai trò của luật sư trong xã hội. Đặc biệt việc tổ chức đào tạo lại khi ban hành hành Bộ quy tắc mới.

Ngoài ra, cơ chế về giải thích các các Quy tắc của Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam hiện chủ yếu thực hiện thông qua các buổi đào tạo chuyên môn mà chưa có cơ chế giải thích chính thức dẫn đến việc áp dụng của chưa được thông nhất.

Hiện nay còn nhiều luật sư chưa nhận thức đúng về mối quan hệ của các luật sư, chưa xác định những người cùng hành nghề Luật sư là đồng nghiệp của mình dẫn đến trường hợp thiếu tôn trọng đồng nghiệp, có các ứng xử tiêu cực đối với đồng nghiệp.

Trong bối cảnh kinh tế – xã hội ở Việt Nam hiện nay, bất cứ ngành nghề nào cũng có tính cạnh tranh rất cao, Nghề luật sư cũng không nằm ngoài quy luật cạnh tranh của nền kinh tế thị trường. Do đó, vấn đề cạnh tranh giữa các luật sư  hoặc các tổ chức hành nghề luật sư, vì lợi ích kinh tế dẫn đến việc vi phạm các Quy tắc đạo đức nghề nghiệp.

Mặc dù Bộ quy tắc đạo đức đã quy định rõ quy tắc xử sự của luật sư trong quan hệ với cơ quan, người tiến hành tố tụng. Tuy nhiên trên thực tế luật sư muốn hoàn thành dịch vụ pháp lý cho khách hàng lại gặp nhiều khó khăn từ phía các cơ quan tiến hành tố tụng. Dẫn đễn nhiều trường hợp luật sư phải lựa chọn ứng xử không phù hợp với Bộ quy tắc.

Cơ chế giám sát thực thi Bộ quy tắc của các tổ chức xã hội – nghề nghiệp của luật sư chưa thực sự nghiêm túc. Các Đoàn luật sư địa phương, hiếm khi thực hiện trên thực tế, chủ yếu thực hiện hoạt động giám sát trên hình thức và không đạt hiệu quả.

Cơ chế xử lý vi phạm hiện nay chủ yếu dựa trên các khiếu nại, tố cáo từ phía người dân hoặc đề nghị từ phía cơ quan nhà nước.

Các nguyên tắc về hoạt động khen thưởng chưa được đưa vào bộ Quy tắc, trên thực tế hoạt động khen thưởng luật sư thường được xác định theo các tiêu chí của Liên đoàn luật sư hoặc các Đoàn luật sư địa phương, chưa có các quy tắc chung.

2.2.2.Hướng hoàn thiện Tiểu luận: Quy tắc đạo đức nghề nghiệp của luật sư

Để Bộ Quy tắc được thi hành nghiêm chỉnh trên thực tế hoạt động hành nghề Luật sư, việc biên soạn tài liệu và thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng cho các Luật sư các nội dung của Bộ quy tắc. Cụ thể nội dung đào tạo, tập huấn cần hướng dẫn phân tích và áp dụng các quy tắc để giải quyết tình huống thực tế giúp các Luật sư hiểu cho đúng nội dung và tinh thần của từng quy tắc trong hoạt động nghề nghiệp, đồng thời thông qua các chương trình này sẽ nhận được nhiều các ý kiến, tình huống thực tế và các vấn đề đặt ra từ thực tiễn giúp cho việc đưa ra các giải pháp hoặc đề xuất nâng cao chất lượng đào tạo và đề xuất cải tiến Bộ Quy tắc.

Việc phổ biến, tập huấn, đào tạo cần thực hiện thường xuyên, cho mọi đối tượng hành nghề luật sư không phân biệt tuổi tác, kinh nghiệm hành nghề.

Đặc biệt, việc phổ biến, giáo dục các quy tắc của luật sư trong quan hệ với đồng nghiệp rất quan trọng trong đào tạo nghề luật sư, giúp luật sư nhận thức đúng và cùng nhau chung tay, góp sức cùng hành động vì mục tiêu chung của nghề luật sư. Tiểu luận: Quy tắc đạo đức nghề nghiệp của luật sư 

Cần nghiên cứu xem xét bổ sung quy tắc về khen thưởng đối với luật sư trong hoạt động nghề nghiệp áp dụng thống nhất các tiêu chí xem xét khen khưởng, khuyến khích luật sư  thực hiện, áp dụng đúng các Quy tắc trong hành nghề và hoạt động của luật sư.

Ngoài ra, Tổ chức xã hội nghề nghiệp của Luật sư cần nghiêm túc áp dụng các cơ chế giám sát và chế tài nhằm răn đe, ngăn ngừa, xử lý cá nhân cố tình vi phạm Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp của Luật sư với đồng nghiệp. Trong thời đại công nghệ số 4.0 hiện nay thì việc các luật sư có thể tự do bày tỏ các quan điểm trên các mạng xã hội rất phổ biến, tuy nhiên việc lợi dụng mạng xã hội để gây chia rẽ, mất đoàn kết với luật sư đồng nghiệp hoặc làm ảnh hưởng đến uy tín của nghề nghiệp luật sư. Do đó, các Đoàn luật sư địa phương cần nghiêm túc hơn trong việc giám sát thông tin mà luật sư đăng tải trên các trang mạng xã hội để chủ động hơn và kịp thời có hình thức xử lý vi phạm.

 Bộ Tư pháp là cơ quan nhà nước quản lý đối với hoạt động nghề nghiệp luật sư cần có các biện pháp phối hợp, trao đổi với các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan liên quan để hỗ trợ, giúp đỡ, phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho Liên đoàn Luật sư, đội ngũ luật sư hoạt động theo đúng pháp luật và Điều lệ của Liên đoàn và thưc hiện Bộ quy tắc.

III.Kết luận Tiểu luận: Quy tắc đạo đức nghề nghiệp của luật sư

Nghề luật sư đang ngày càng phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam, do vậy, việc yêu cầu và đảm bảo luật sư khi hành nghề phải tuân thủ Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư là rất cần thiết. Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư là thước đo phẩm chất và trách nhiệm nghề nghiệp của một luật sư. Nếu một luật sư có thể xây dựng và duy trì được các giá trị cốt lõi này, luật sư đó sẽ tạo lập được uy tín và niềm tin với khách hàng, sự tôn trọng của đồng nghiệp, cộng đồng xã hội và Nhà nước. Từ đó, góp phần bảo vệ công lý, công bằng và đặc biệt giúp phát huy và tăng cường hơn nữa giá trị vai trò, sứ mệnh của nghề luật sư Sứ mệnh của luật sư là bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức, cơ quan, bảo vệ sự độc lập của tư pháp, góp phần bảo vệ công lý, công bằng, phát triển kinh tế – xã hội và xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Khi luật sư tuân thủ luật pháp, tự giác chấp hành quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp đạt chuẩn mực cao sẽ nâng tầm hoạt động nghề nghiệp luật sư lên phạm trù văn hóa luật sư.Tiểu luận: Quy tắc đạo đức nghề nghiệp của luật sư 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0906865464