Chia sẻ đề tài Tiểu Luận: Nghĩa vụ của doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường cho các bạn đang chuẩn bị làm bài tiểu luận cùng nhau tham khảo nhé. Tiểu luận môn học là một trong những yêu cầu bắt buộc của các trường đại học, và Cao Học. Đối với sinh viên hay học viên tất cả các khóa học đều bắt buộc phải làm một bài tiểu luận, với đề tài bắt buộc hoặc là một đề tài cụ thể nào đó ví dư như đề tài: Tiểu Luận: Nghĩa vụ của doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường các bạn cùng tham khảo đề tài tiểu luận dưới đây nhé.
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MÔI TRƯỜNG
1.1 Khái quát chung về môi trường và bảo vệ môi trường
1.1.1 khái niệm về môi trường
Thuật ngữ “môi trường” có thể được dùng trong rất nhiều các trường hợp khác nhau như môi trường sư phạm, môi trường xã hội, môi trường pháp lý,…Tất cả các thuật ngữ trên đều có điểm chung là: “là tập hợp các điều kiện và hiện tượng bên ngoài có một ảnh hưởng tới một vật thể hoặc một sự kiện nào đó”.
Môi trường theo nghĩa thông thường “là toàn bộ nói chung những điều kiện tự nhiên và xã hội trong đó con người hay một sinh vật tồn tại, phát triển trong mối quan hệ hay sinh vật ấy”, là “sự kết hợp toàn bộ hoàn cảnh hoặc điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển của một thực thể hữu cơ”, là “nơi chốn trong các nơi chốn, nhưng có thể làm một nơi chốn đáng chú ý, thể hiện các màu sắc xã hội của một thời kỳ hay một xã hội”.
Môi trường sử dụng trong lĩnh vực pháp lý là một khái niệm được hiểu như là như là mối liên hệ giữa con người và tự nhiên, trong đó môi trường được hiểu như là những yếu tố, hoàn cảnh và tự nhiên bao quanh con người. Khoản 1 điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 định nghĩa môi trường “bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến sự sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật”.
1.1.2. Khái niệm ô nhiễm môi trường “Tiểu luận: Nghĩa vụ của doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường”
Ô nhiễm môi trường là một khái niệm được nhiều ngành khoa học định nghĩa. Dưới góc độ sinh học, khái niệm này chỉ tình trạng của môi trường trong đó những yếu tố hóa học, lý học của nó thay đổi theo chiều hướng xấu đi. Dưới góc độ kinh tế học, ô nhiễm môi trường là sự thay đổi không có lợi cho môi trường sống về các tính chất vật lí, hóa học, sinh học mà qua đó có thể gây tác hại tức thời hoặc lâu dài đến sức khỏe của con người, các loài động thực vật và các điều kiện sống khác. Dưới góc độ pháp lý. Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi tính chất vật lý, hóa học, sinh học của thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên. (Khoản 12, Điều 3 Luật bảo vệ môi trường)
1.1.3 Khái niệm bảo vệ môi trường
Bảo vệ môi trường được hiểu là những hoạt động nhằm giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo môi trường sinh thái, ngăn chặn, khắc phục những hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
Theo khoản 2 điều 3 của Luật Bảo vệ môi trường 2020 có quy định: “Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, cải thiện chất lượng môi trường; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu”
1.2 Hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp ảnh hưởng đến môi trường “Tiểu luận: Nghĩa vụ của doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường”
1.2.1 Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và môi trường
Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không tách rời với môi trường. Nói cách khác, chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nếu môi trường bị ô nhiễm dẫn đến thiên tai, dịch bệnh, thì hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ bị đình trệ. Do đó, bảo vệ môi trường được xem là nhân tố quyết định trong việc xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh theo hướng bền vững.
Việc thực hiện chính sách và pháp luật bảo vệ môi trường, hay trách nhiệm với xã hội tại các doanh nghiệp ở nước ta còn tồn tại nhiều khó khăn và bất cập do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó có nguyên nhân là do bản thân các doanh nghiệp chưa nhận thức được một cách đúng đắn và đầy đủ về mối quan hệ giữa hoạt động kinh doanh sản xuất của mình với vấn đề môi trường. Vì vậy chúng ta cần làm rõ mối quan hệ này nhằm phần nào góp phần thay đổi nhận thức của doanh nghiệp, vì chỉ có thay đổi được nhận thức thì mới thay đổi được hành động của chính bản thân mình.
Trước hết, đây là mối quan hệ biện chứng tác động lẫn nhau. Hoạt động của doanh nghiệp có những tác động tích cực và tiêu cực tới vấn đề môi trường và ngược lại môi trường cũng góp phần tạo nên những thuận lợi hay khó khăn trong việc sản xuất. Đồng thời, chúng ta cũng phải khẳng định mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều ảnh hưởng đến môi trường. Nếu đòi hỏi hoạt động sản xuất kinh doanh hoàn toàn không ảnh hưởng đến môi trường thì chắc chắn sẽ không có bất kỳ một hoạt động kinh tế nào xảy ra. Vấn đề cần quan tâm ở đây là mức độ tác động như thế nào (nguy cơ gây hủy hoại, tàn phá môi trường; khả năng hồi phục của môi trường; sự ảnh hưởng bất lợi so với hiệu quả đem lại…).
1.2.2 Tác động của hoạt động kinh doanh sản xuất đến môi trường “Tiểu luận: Nghĩa vụ của doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường”
Tích cực
Thứ nhất, trong chừng mực nhất định, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chẳng hạn như hoạt động du lịch có thể việc xây dựng các công viên vui chơi giải trí, công viên cây xanh, hồ nước nhân tạo, các làng văn hóa du lịch… có thể tạo nên môi trường mới hay góp phần cải thiện môi trường.
Thứ hai, hoạt động của doanh nghiệp tạo điều kiện vật chất cho việc thực hiện các hoạt động động bảo vệ môi trường. Hoạt động kinh doanh sẽ tạo ra nguồn đóng góp cho ngân sách nhà nước, là một nguồn tài chính quan trọng cho hoạt động bảo vệ môi trường. Một số lĩnh vực kinh doanh, như hoạt động nhập khẩu và sản xuất thiết bị phục vụ công tác bảo vệ môi trường, có tác động tích cực cho việc giải quyết các vấn đề môi trường. Ví dụ như sự phát triển của công nghệ sinh học và gia tăng thương mại các sản phẩm của nó sẽ góp phần tích cực giúp làm giảm áp lực lên khai thác và sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên.
Thứ ba, việc phát triển ngành công nghiệp tái chế chất thải góp phần cải thiện chất lượng môi trường và giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải.
* Tiêu cực
Thứ nhất, hoạt động kinh doanh phát triển làm tăng nhu cầu khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên là nguyên, nhiên, vật liệu trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Dẫn đến việc khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của hoạt động sản xuất, kinh doanh có thể tạo ra những ảnh hưởng bất lợi cho môi trường. “Tiểu luận: Nghĩa vụ của doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường”
Bên cạnh đó, Hệ quả sau hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên dẫn đến ảnh hưởng tới môi trường. Ví dụ như hoạt động khai thác cát tại các con sông làm ảnh hưởng đến sạt lở bờ, ảnh hưởng đời sống người dân và cả hệ sinh thái thủy sinh. Nhưng cát là tài nguyên cần thiết để phát triển xây dựng, kinh doanh cho các doanh nghiệp. Ngoài ra, các hệ thống dây chuyền công nghệ cũ thì việc sử dụng kém hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, thải các chất ô nhiễm ra môi trường là một hệ quả tất yếu.
Thứ hai, Hoạt động sản xuất, kinh doanh phát triển cũng làm phát sinh nhiều yếu tố ảnh hưởng tới môi trường, nhất là vấn đề chất thải. Lượng chất thải công nghiệp này dễ gây suy thoái, ô nhiễm môi trường xung quanh như môi trường đất, môi trường nước, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của con người.
Thứ ba, hoạt động kinh doanh trong hội nhập kinh tế quốc tế có thể làm phát sinh những vấn đề môi trường thông qua hoạt động nhập khẩu những sản phẩm hàng hóa không thân thiện với môi trường vào Việt Nam, trong đó có thể là những chất thải độc hại.
1.3 Các cơ sở pháp luật quy định trách nhiệm của doanh nghiệp đối với bảo vệ môi trường
Môi trường rất có ý nghĩa, gắn kết với cuộc sống con người,doanh nghiệp. Chính vì thế, bảo vệ môi trường là quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi người, không một ai có quyền lơ là, bỏ quên môi trường. Và các doanh nghiệp không phải là một ngoại lệ. Quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm về bảo vệ môi trường đã được pháp luật quy định rõ ràng, cụ thể:
“Bảo vệ môi trường là quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, và các cá nhân”
“Bảo vệ môi trường là điều kiện, nền tảng, yếu tố trọng tâm, tiên quyết cho phát triển kinh tế – xã hội bền vững. Hoạt động bảo vệ môi trường phải gắn liền với phát triển kinh tế, quản lý tài nguyên và được xem xét, đánh giá trong quá trình thực hiện các hoạt động phát triển.” [1] “Tiểu luận: Nghĩa vụ của doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường”
Ngoài ra, quy định pháp luật về trách nhiệm của doanh nghiệp đối với bảo vệ môi trường được quy định trong các nghị định, thông tư khác như:
- Nghị định 08/2020/NĐ-CP Quy định về chi tiết một số điều của luật bảo vệ môi trường
- Số: 155/2016/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
- Số: 55/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số Số: 155/2016/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
- Nghị định số 38/2015/NĐ – CP về quản lý chất thải và phế liệu;
- Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 về thoát nước và xử lý nước thải.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
CHƯƠNG 2: TRÁCH NHIỆM BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DOANH NGHIỆP “Tiểu luận: Nghĩa vụ của doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường”
2.1 Trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường
2.1.1 Tuân thủ các quy định về lập và thực hiện các nội dung trong báo cáo các đánh giá tác động môi trường
Tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh sản xuất muốn được cấp phép hoạt động, ngoài báo cáo nghiên cứu khả thi, luận chứng kinh tế, kĩ thuật về môi trường, thì phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường được phê duyệt.
Theo quy định tại khoản 7, Điều 3 Luật môi bảo vệ môi trường 2020: “Đánh giá tác động môi trường (ĐMT) là quá trình phân tích, đánh giá, nhận dạng, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư và đưa ra biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường”
Qua quy định này ta thấy khi một cá nhân hay tổ chức thực hiện việc dự án đầu tư kinh doanh có ảnh hưởng đến môi trường đều phải thực hiện phân tích và đánh giá tác động môi trường và phải đề xuất các biện pháp thích hợp để bảo vệ môi trường. Ngoài ra, việc đánh giá tác động môi trường không phải một nghĩa vụ mang tính hình thức, tức là không phải chỉ là một điều kiện giấy tờ cần phải có cho việc phê duyệt một dự án mà nó là một nghĩa vụ mang tính chất nội dung.
Căn cứ theo điều 32 Luật bảo vệ môi trường 2020 thì nội dung chính của báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm:
- – Xuất xứ của dự án đầu tư, chủ dự án đầu tư, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư; căn cứ pháp lý, kỹ thuật; phương pháp đánh giá tác động môi trường và phương pháp khác được sử dụng (nếu có);
- – Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan;
- – Đánh giá việc lựa chọn công nghệ, hạng mục công trình và hoạt động của dự án đầu tư có khả năng tác động xấu đến môi trường; “Tiểu luận: Nghĩa vụ của doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường”
- – Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, đa dạng sinh học; đánh giá hiện trạng môi trường; nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường nơi thực hiện dự án đầu tư; thuyết minh sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án đầu tư;
Nhận dạng, đánh giá, dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án đầu tư đến môi trường; quy mô, tính chất của chất thải; tác động đến đa dạng sinh học, di sản thiên nhiên, di tích lịch sử – văn hóa và yếu tố nhạy cảm khác; tác động do giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư (nếu có); nhận dạng, đánh giá sự cố môi trường có thể xảy ra của dự án đầu tư;
- – Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải;
- – Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác của dự án đầu tư đến môi trường; phương án cải tạo, phục hồi môi trường (nếu có); phương án bồi hoàn đa dạng sinh học (nếu có); phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường;
- – Chương trình quản lý và giám sát môi trường;
- – Kết quả tham vấn;
- – Kết luận, kiến nghị và cam kết của chủ dự án đầu tư.
Sau khi thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường thì chủ đầu tư sẽ được các cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường.
2.1.2 Thực hiện các quy định về quản lý chất thải “Tiểu luận: Nghĩa vụ của doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường”
Quản lý nước thải
Hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, nước được sử dụng với khối lượng lớn cho hầu hết các công đoạn sản xuất, đồng thời lượng nước thải ra môi trường làm ảnh hưởng đến nguồn nước xung quanh khu vực các nhà máy cũng đáng kể. Do đó chủ doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định về quản lý nước thải, thu gom và xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường.
Tiêu chuẩn môi trường là “quy định tự nguyện áp dụng mức giới hạn của thông số về chất lượng môi trường, hàm lượng của chất ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức công bố theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.”[2]
Một khi chuẩn mực hoặc giới hạn các tác nhân gây ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn thì ở đó có thể xem là bị ô nhiễm mặc dù chưa có bằng chứng về tác hại của các chất gây ô nhiễm.
Khi thực hiện các công việc xử lý nước thải cần đáp ứng các điều kiện và quy chuẩn chung của luật môi trường như sau[3]:
- Nước thải phải được thu gom và xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trước khi xả ra nguồn tiếp nhận;
- Nước thải được khuyến khích tái sử dụng khi đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường và mục đích sử dụng nước;
- Nước thải có chứa thông số môi trường nguy hại vượt ngưỡng quy định phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại;
- Việc xả nước thải sau xử lý ra môi trường phải được quản lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, phù hợp với khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận.
Quản lý nước thải từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở nước ta được chia các trường hợp sau:[4]
- – Trường hợp 1: Nhóm những cơ sở sản xuất, kinh doanh có nhà máy xử lý nước thải riêng và tự xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật; “Tiểu luận: Nghĩa vụ của doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường”
- – Trường hợp 2: Nhóm những cơ sở sản xuất, kinh doanh có nhà máy xử lý nước thải riêng nhưng chỉ xử lý nước thải ban đầu và vẫn đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung;
- – Trường hợp 3: Nhóm những cơ sở sản xuất, kinh doanh ký hợp đồng và đấu nối và hệ thống xử lý nước thải tập trung.
Quản lý chất thải rắn:
Chất thải rắn công nghiệp thông thường là chất thải rắn phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc danh mục chất thải nguy hại và không thuộc danh mục chất thải công nghiệp phải kiểm soát có yếu tố nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại.
Doanh nghiệp là có trách nhiệm tái sử dụng, tái chế, xử lý và thu hồi năng lượng từ chất thải hoặc chuyển giao cho cơ sở có chức năng, giấy phép môi trường phù hợp để xử lý đối với các chất thải nguy hại, chất thải rắn công nghiệp thông thường.[5]
Chất thải rắn công nghiệp thông thường được phân loại thành các nhóm sau đây:
- – Nhóm chất thải rắn công nghiệp thông thường được tái sử dụng, tái chế làm nguyên liệu sản xuất;
- – Nhóm chất thải rắn công nghiệp thông thường đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật được sử dụng trong sản xuất vật liệu xây dựng và san lấp mặt bằng;
- – Nhóm chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý.
Từ đó, doanh nghiệp cần phải thực hiện các công việc như lưu trữ chất thải, tự xử lý chất thải hoặc chuyển giao cho bên có đủ yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật về việc xử lý chất thải rắn.
Khi lưu trữ cần phải đáp ứng các điều kiện quy định về yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường đối với việc lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường theo điều 33 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT như sau:
Thứ nhất, thiết bị, dụng cụ lưu chứa chất thải rắn công nghiệp thông thường phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Bảo đảm lưu giữ an toàn, không bị hư hỏng, rách vỡ vỏ; “Tiểu luận: Nghĩa vụ của doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường”
- Bao bì mềm được buộc kín, bao bì cứng có nắp đậy kín để bảo đảm ngăn chất thải rò rỉ hoặc rơi vãi ra môi trường;
- Kết cấu cứng chịu được va chạm, không bị hư hỏng, biến dạng, rách vỡ bởi trọng lượng chất thải trong quá trình sử dụng.
Thứ hai, chất thải rắn công nghiệp thông thường phải được lưu giữ trực tiếp tại kho hoặc khu vực lưu giữ chất thải hoặc phải chứa, đựng trong các thiết bị, dụng cụ đáp ứng điều kiện tại mục thứ nhất.
Trong đó:
Kho hoặc khu vực lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường trong nhà phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Có cao độ nền bảo đảm không bị ngập lụt;
- Mặt sàn bảo đảm kín, không rạn nứt, không bị thẩm thấu và tránh nước mưa chảy tràn từ bên ngoài vào;
- Có mái che kín mưa cho toàn bộ khu vực lưu giữ;
- Nhà kho phải đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng theo quy định của pháp luật.
Khu vực lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường ngoài trời phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Có bờ bao, hệ thống thu gom, xử lý nước mưa chảy tràn, nước thải phát sinh trong quá trình lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường bảo đảm đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường;
- Có cao độ nền bảo đảm không bị ngập lụt; nền bảo đảm kín, không rạn nứt, không bị thẩm thấu, đủ độ bền chịu được tải trọng của phương tiện vận chuyển và lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường lưu giữ;
- Có biện pháp giảm thiểu bụi phát sinh từ bãi lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường (đối với loại chất thải có phát sinh bụi).
c) Chất thải là khí:
Khí thải được hiểu một cách đơn giản như sau: khí thải chính là các thành phần vật chất độc hại dạng khí hoặc hơi được thải ra từ những hoạt động sản xuất công nghiệp và sinh hoạt hàng ngày của con người.
Đơn giản hơn thì khí thải được phát sinh từ sự đốt cháy các nhiên liệu khí tự nhiên, xăng, dầu, hỗn hợp, than đá, nhiên liệu diesel, … Theo các hoạt động của động cơ, máy móc nó được thải vào khí quyển qua ống khí thải hoặc ống xả. Trong tiếng anh, khí thải có tên là Gas Exhaust hay Emission. “Tiểu luận: Nghĩa vụ của doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường”
Khoản 3 Điều 72 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định: Khí thải phải được thu gom và xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường
Thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa phát triển là lúc môi trường không khí bị ảnh hưởng nặng nề. Khí thải từ các khu công nghiệp, xe cộ, nhà máy… là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống con người.
Khí thải là các thành phần vật chất độc hại dạng khí hoặc hơi được thải ra từ những hoạt động sản xuất công nghiệp và sinh hoạt hàng ngày của con người và phổ biến là khí thải CO2, Nox và khí thải CFCs. Sinh vật tồn tại được trên Trái Đất là nhờ vào không khí và những nguồn khí như Oxi để duy trì sự sống trong khi CO2 là khí thải, không duy trì sự sống của con người và động vật. Vì vậy việc thải ra ngày càng nhiều khí độc hại như CO2 làm môi trường bị chênh lệch, không đủ nguồn Oxi cung ứng cho sự sống.
Theo đó, nhà nước yêu cầu khí thải phải được quản lý và xử lý kịp thời đảm bảo không xả thải quá mức cho phép ra môi trường gây ảnh hưởng đến sự sống của con người.
Các quy định về quản lý và kiểm soát bụi, khí thải được quy định theo điều 88 luật bảo vệ môi trường 2020:
- Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát tán bụi, khí thải phải kiểm soát và xử lý bụi, khí thải bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Bụi có yếu tố nguy hại vượt ngưỡng quy định phải được quản lý theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải nguy hại.
- Phương tiện giao thông, máy móc, thiết bị, công trình xây dựng phát tán bụi, khí thải phải có bộ phận lọc, giảm thiểu khí thải, thiết bị che chắn hoặc biện pháp khác để giảm thiểu bụi bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
- Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan hướng dẫn thực hiện hoạt động phòng ngừa, kiểm tra, giám sát, xử lý các nguồn bụi, khí thải gây ô nhiễm không khí.
Quản lý chất thải nguy hại: “Tiểu luận: Nghĩa vụ của doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường”
Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây nhiễm độc hoặc có đặc tính nguy hại khác.[6]
Chủ nguồn thải chất thải nguy hại có trách nhiệm sau đây[7]:
– Khai báo khối lượng, loại chất thải nguy hại trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường hoặc nội dung đăng ký môi trường.
– Thực hiện phân định, phân loại, thu gom, lưu giữ riêng và không để lẫn với chất thải không nguy hại, bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường: Tự chịu trách nhiệm về việc phân định, phân loại, xác định lượng chất thải nguy hại phải khai báo và quản lý; Có khu vực lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại; lưu giữ chất thải nguy hại trong các bao bì hoặc thiết bị lưu chứa đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Chỉ được lưu giữ chất thải nguy hại không quá 01 năm, kể từ thời điểm phát sinh. Trường hợp lưu giữ quá thời hạn nêu trên do chưa có phương án vận chuyển, xử lý khả thi hoặc chưa tìm được cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại phù hợp thì phải báo cáo định kỳ hằng năm về việc lưu giữ chất thải nguy hại tại cơ sở phát sinh với cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh bằng văn bản riêng hoặc kết hợp trong báo cáo môi trường định kỳ.
– Tự tái sử dụng, tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng theo quy định của pháp luật hoặc chuyển giao chất thải nguy hại cho cơ sở có giấy phép môi trường phù hợp để xử lý.
Tự xử lý chất thải nguy hại tại cơ sở phát sinh hoặc ký hợp đồng để chuyển giao chất thải nguy hại cho cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý nguy hại phù hợp. “Tiểu luận: Nghĩa vụ của doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường”
Phối hợp với chủ cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại để lập chứng từ chất thải nguy hại khi chuyển giao chất thải nguy hại theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Sau thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chuyển giao chất thải nguy hại, nếu không nhận được hai liên cuối cùng của chứng từ chất thải nguy hại mà không có lý do hợp lý bằng văn bản từ tổ chức, cá nhân tiếp nhận chất thải nguy hại thì chủ nguồn thải chất thải nguy hại phải báo cáo cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh hoặc Bộ Tài nguyên và Môi trường để kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật. Trường hợp chuyển giao chất thải y tế nguy hại để xử lý theo mô hình cụm thì sử dụng biên bản bàn giao thay cho chứng từ chất thải nguy hại.
2.1.3 Sử dụng các công nghệ, thiết bị thân thiện môi trường
Một trong những đặc điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh là thường gây ảnh hưởng rất lớn tới môi trường và sức khỏe của người lao động cũng như người dân vùng lân cận. Vì vậy, để bảo vệ môi trường và sức khỏe con người cũng như đảm bảo hoạt động sản xuất được thực hiện có hiệu quả, an toàn, tiết kiệm thì mọi doanh nghiệp cần phải sử dụng công nghệ, thiết bị, vật liệu phù hợp, thân thiện với môi trường.
Theo đó, tổ chức, cá nhân có phát sinh chất thải có trách nhiệm sau[8]:
- Áp dụng giải pháp tiết kiệm tài nguyên, năng lượng; sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu thân thiện môi trường, năng lượng tái tạo;
- Áp dụng công nghệ, chương trình sản xuất sạch hơn, kiểm soát môi trường và các biện pháp khác để giảm thiểu phát sinh chất thải;
- Cập nhật thông tin trên cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia khi chuyển giao chất thải nguy hại, chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý cho cơ sở có giấy phép môi trường phù hợp.
Trong thời gian qua tình trạng ô nhiễm môi trường trong các doanh nghiệp ngày càng nghiêm trọng liên quan tới hoạt động xử lý chất thải chưa xử lý ra môi trường. Vì lợi ích cục bộ, trước mắt, các doanh nghiệp ngại đầu tư công nghệ, thiết bị tiên tiến, các doanh nghiệp tư nhân chủ yếu sử dụng thủ công, lợi dụng nhân công rẻ để kiếm lợi cao, không quan tâm đến các chỉ tiêu kỹ thuật, đã làm cho môi trường ngày càng bị ô nhiễm.
Vì vậy đã đến lúc các cơ quan chức năng cần có những chế tài, biện pháp để ngăn chặn kịp thời những hành vi trên của các cơ sở doanh nghiệp, bên cạnh đó cần có một số chính sách lớn như: Khuyến kích các doanh nghiệp có năng lực vốn, thiết bị đầu tư vào lĩnh vực bảo vệ môi trường; hỗ trợ vốn để các doanh nghiệp cải tiến công nghệ, kĩ thuật; tăng cường hợp tác quốc tế, thu hút nguồn lực Khoa học và công nghệ từ bên ngoài,… Có như vậy mới khắc phục được tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay.
2.1.4 Nghĩa vụ nộp thuế, phí môi trường: “Tiểu luận: Nghĩa vụ của doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường”
Thuế bảo vệ môi trường
Thuế bảo vệ môi trường là một trong những nguồn thu chung của ngân sách nhà nước để dùng cho các hoạt động điều tiết xã hội khác nhau, trong đó có hoạt động bảo vệ môi trường.
Ngoài ra đây là loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hóa (sau đây gọi chung là hàng hóa) khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường.
Theo quy định tại điểm a khoản 1 điều 136 luật bảo vệ môi trường như sau: “Thuế bảo vệ môi trường áp dụng đối với các sản phẩm, hàng hóa mà việc sử dụng gây tác động xấu đến môi trường hoặc chất ô nhiễm môi trường. Mức thuế bảo vệ môi trường được xác định căn cứ vào mức độ gây tác động xấu đến môi trường”
Những đối tượng phải nộp thuế là các mặt hàng mà khi sử dụng gây ô nhiễm môi trường bao gồm[9]:
“1. Xăng, dầu, mỡ nhờn, bao gồm:
- a) Xăng, trừ etanol;
- b) Nhiên liệu bay;
- c) Dầu diezel;
- d) Dầu hỏa;
- đ) Dầu mazut;
- e) Dầu nhờn;
- g) Mỡ nhờn.
- Than đá, bao gồm:
- a) Than nâu;
- b) Than an-tra-xít (antraxit);
- c) Than mỡ;
- d) Than đá khác.
- Dung dịch hydro-chloro-fluoro-carbon (HCFC).
- Túi ni lông thuộc diện chịu thuế.
- Thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng.
- Thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng.
- Thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế sử dụng.
- Thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng. “Tiểu luận: Nghĩa vụ của doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường”
- Trường hợp xét thấy cần thiết phải bổ sung đối tượng chịu thuế khác cho phù hợp với từng thời kỳ thì Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quy định.
Chính phủ quy định chi tiết Điều này”.
Ngoài ra, tại điều 5 luật thuế bảo vệ môi trường 2010 quy định người nộp thuế như sau:
- – Người nộp thuế bảo vệ môi trường là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế quy định tại điều 3 của Luật này.
- – Người nộp thuế bảo vệ môi trường trong một số trường hợp cụ thể được quy định như sau:
- + Trường hợp ủy thác nhập khẩu hàng hóa thì người nhận ủy thác nhập khẩu là người nộp thuế;
- + Trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân làm đầu mối thu mua than khai thác nhỏ, lẻ mà không xuất trình được chứng từ chứng minh hàng hóa đã được nộp thuế bảo vệ môi trường thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân làm đầu mối thu mua là người nộp thuế.
Như vậy, nếu doanh nghiệp nào nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Thuế bảo vệ môi trường thì phải đóng thuế.
Phí bảo vệ môi trường
Phí bảo vệ môi trường áp dụng đối với hoạt động xả thải ra môi trường; khai thác khoáng sản hoặc làm phát sinh tác động xấu đối với môi trường; dịch vụ công thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí;
Mức phí bảo vệ môi trường được xác định trên cơ sở khối lượng, mức độ độc hại của chất ô nhiễm thải ra môi trường, đặc điểm của môi trường tiếp nhận chất thải; mức độ tác động xấu đến môi trường của hoạt động khai thác khoáng sản; tính chất dịch vụ công thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường; “Tiểu luận: Nghĩa vụ của doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường”
2.2 Trách nhiệm pháp lý khi doanh nghiệp vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
Các cơ sở xử lý vi phạm đối với những doanh nghiệp vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường:
Điều 164 Luật bảo vệ môi trường năm 2014 quy định về nguyên tắc xử lý trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường:
“1. Ô nhiễm môi trường và hậu quả do ô nhiễm môi trường phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nghiên cứu, điều tra và kết luận kịp thời.
2. Hành vi gây ô nhiễm, suy thoái môi trường của tổ chức, cá nhân phải được phát hiện và xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.”
Ngoài ra còn có Nghị định 155/2016/NĐ-CP được sủa đổi bởi nghị định 55/2021/NĐ-CP quy định các vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Ngoài ra bộ luật Dân sự 2015 cũng có các quy định về bồi thường do hành vi vi phạm môi trường gây ra. Đây là những cơ sở chính để đưa ra các quy định xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luạt môi trường.
2.2.1 Trách nhiệm hành chính: “Tiểu luận: Nghĩa vụ của doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường”
Theo khoản 2 Điều 1 Nghị định 155/2016/NĐ-CP được sủa đổi bởi khoản 1 điều 1 nghị định 55/2021/NĐ-CP quy định các vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường như sau:
- Thứ nhất, các hành vi vi phạm các quy định về kế hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá tác động môi trường;
- Thứ hai, các hành vi gây ô nhiễm môi trường;
- Thứ ba, các hành vi vi phạm các quy định về quản lý chất thải;
- Thứ tư, các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ (sau đây gọi chung là cơ sở) và khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, khu kinh doanh dịch vụ tập trung (sau đây gọi chung là khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung);
- Thứ năm, các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, chế phẩm sinh học; nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng; hoạt động lễ hội, du lịch và khai thác khoáng sản;
- Thứ sáu, các hành vi vi phạm các quy định về thực hiện phòng, chống, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường;
- Thứ bảy, các hành vi vi phạm hành chính về đa dạng sinh học bao gồm: Bảo tồn và phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên; bảo tồn và phát triển bền vững các loài sinh vật và bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên di truyền;
- Thứ tám, các hành vi cản trở hoạt động quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính và các hành vi vi phạm quy định khác về bảo vệ môi trường được quy định cụ thể tại Chương II Nghị định này.
Như vậy, theo quy định trên, có 08 hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
2.2.2 Trách nhiệm về dân sự:
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường là một loại trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng; theo đó, chủ thể (tổ chức, cá nhân hoặc chủ thể khác) thực hiện hành vi vi phạm pháp luật môi trường làm suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường, gây thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và các chủ thể khác thì phải khắc phục ô nhiễm, phục hồi hiện trạng môi trường và bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật gây ra.
Tại Điều 602 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường:
“Chủ thể làm ô nhiễm môi trường mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp chủ thể đó không có lỗi.” “Tiểu luận: Nghĩa vụ của doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường”
Theo quy định của pháp luật hiện hành, căn cứ tính chất thiệt hại xảy ra, thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường được chia thành hai loại[10]:
Thiệt hại về suy giảm chức năng, tính hữu ích do làm ô nhiễm môi trường (bao gồm các thiệt hại về môi trường đất, nước, hệ sinh thái, động, thực vật – thường được gọi là thiệt hại trực tiếp hay thiệt hại nguyên phát) Thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, tài sản và các lợi ích hợp pháp khác (thường được gọi là thiệt hại gián tiếp hay thiệt hại thứ phát).
Trong mối quan hệ giữa hai loại thiệt hại này thì thiệt hại về suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường là loại thiệt hại xảy ra trước. Còn thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản, lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức cụ thể chỉ phát sinh sau khi có hậu quả là suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường
2.2.3 Trách nhiệm về hình sự:
Trước hết có thể thấy rằng, Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017 (BLHS năm 2015) lần đầu tiên chính thức ghi nhận chủ thể chịu TNHS là pháp nhân. Đây là điểm đổi mới mang tính đột phá trong chính sách hình sự của Việt Nam, là sự cụ thể hóa các Nghị quyết của Đảng và Hiến pháp năm 2013. Điều này nhằm phát huy hơn nữa vai trò của BLHS với tư cách là công cụ pháp lý sắc bén, hữu hiệu trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, làm thay đổi nhận thức truyền thống về vấn đề tội phạm và hình phạt. “Tiểu luận: Nghĩa vụ của doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường”
Khoản 2 Điều 2 BLHS năm 2015 quy định: “Chỉ pháp nhân thương mại nào phạm một tội đã được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này mới phải chịu trách nhiệm hình sự”. BLHS Việt Nam quy định pháp nhân chịu TNHS chỉ là pháp nhân thương mại, đồng thời pháp nhân chỉ chịu TNHS về một số tội phạm cụ thể được quy định tại Diều 76 BLHS năm 2015.
Trên cơ sở đặt ra TNHS của pháp nhân, BLHS Việt Nam cũng đã quy định các tội phạm mà pháp nhân phải chịu TNHS, trong đó có Tội gây ONMT quy định tại Điều 235 BLHS năm 2015 là một trong số các tội phạm về môi trường mà pháp nhân thương mại phải chịu TNHS khi có hành vi cấu thành tội phạm. So với các quy định trước đây, BLHS năm 2015 đã sửa đổi cấu thành các tội phạm về môi trường theo hướng cụ thể hóa hành vi và định lượng vi phạm cụ thể. Riêng đối với tội gây ONMT, BLHS năm 2015 đã quy dịnh cụ thể các dạng hành vi gây ONMT gồm: chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải nguy hại hoặc chất hữu cơ khó phân hủy xả thải, xả nước thải, chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải rắn,… phát tán ra môi trường bức xạ, phóng xạ…, định lượng các yếu tố gây nên hậu quả. Quy định này đã tạo cơ sở pháp lý xử lý các hành vi gây ONMT, góp phần đấu tranh phòng, chống những hành vi gây ONMT, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
Theo quy định của Điều 235 BLHS năm 2015, pháp nhân thương mại phạm tội gây ONMT phải chịu các hình phạt bao gồm: phạt tiền, đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 6 tháng đến 2 năm; các hình phạt bổ sung bao gồm: cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 1 năm đến 3 năm. Ngoài ra, pháp nhân thực hiện hành vi gây ONMT mà cấu thành tội phạm thì ngoài việc phải chịu TNHS, pháp nhân đó còn phải thực hiện biện pháp bồi thường thiệt hại (BTTH) do hành vi gây ô nhiễm môi trường của mình gây ra.
KẾT LUẬN “Tiểu luận: Nghĩa vụ của doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường”
Qua bài viết trên chúng ta đã một phần thấy tầm ảnh hưởng của môi trường đến với xã hôi và doanh nghiệp. Việc ảnh hưởng lẫn nhau giữa môi trường và doanh nghiệp là điều không thể bỏ. Nhưng mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều ảnh hưởng đến môi trường. Nếu chúng ta đòi hỏi hoạt động sản xuất kinh doanh hoàn toàn không ảnh hưởng đến môi trường thì chắc chắn không có bất kỳ hoạt động kinh tế nào xảy ra.
Việc thực hiện chính sách và pháp luật bảo vệ môi trường, hay trách nhiệm với xã hội tại các doanh nghiệp ở nước ta những năm gần đây đã có sự thay đổi rõ rệt. Đã có nhiều doanh nghiệp thay đổi quy trình máy móc để hạn chế việc gây ô nhiễm hay hướng kinh doanh đến những sản phẩm bảo vệ môi trường. Chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường ngày càng thay đổi để đáp ứng với xu thế trên toàn thế giới. Tuy nhiên còn tồn tại nhiều khó khăn và bất cập do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó có nguyên nhân là do bản thân các doanh nghiệp chưa nhận thức được một cách đúng đắn và đầy đủ về mối quan hệ giữa hoạt động kinh doanh sản xuất của mình với vấn đề môi trường. “Tiểu luận: Nghĩa vụ của doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường”
Dịch Vụ Viết Luận Văn Ngành Luật 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://vietluanvanluat.com/ – Hoặc Gmail: vietluanvanluat@gmail.com