Luận văn: Thực trạng bồi dưỡng giáo viên trường THPT

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Thực trạng bồi dưỡng giáo viên trường THPT hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Luận văn: Quản lí hoạt động bồi dưỡng giáo viên trường trung học phổ thông Quất Lâm, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

2.5. Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên trường THPT Quất Lâm, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định

2.5.1. Các biện pháp đã thực hiện

2.5.1.1. Về công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên

Trong các năm học qua nhà trường đã khá quan tâm tới việc bồi dưỡng GV:

  • Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị: hàng năm nhà trường xây dựng và triển khai kế hoạch cho cán bộ, GV đi học sau đại học, đi học các lớp trung cấp, cao cấp lý luận chính trị, hành chính,
  • Tổ chức công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng đội ngũ GV tại trường, theo các nội dung: Luận văn: Thực trạng bồi dưỡng giáo viên trường THPT
  • Tổ chức nhiều đợt bồi dưỡng về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước thông qua các đợt học Nghị quyết.
  • Bồi dưỡng về Luật giáo dục, Điều lệ trường phổ thông, quy chế chuyên môn.
  • Bồi dưỡng thực hiện quy định “Chuẩn nghề nghiệp GV THPT”.
  • Bồi dưỡng về đổi mới phương pháp dạy học.
  • Bồi dưỡng về đổi mới kiểm tra đánh giá HS.
  • Bồi dưỡng kỹ năng sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học, công nghệ thông tin.
  • Bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác chủ nhiệm.
  • Bồi dưỡng về kiến thức bộ môn thông qua báo cáo chuyên đề, sáng kiến kinh nghiệm, NCKH sư phạm ứng dụng.
  • Tự bồi dưỡng thường xuyên của cán bộ, GV theo chỉ đạo của Bộ GD, Sở GD&ĐT.

Hình thức và phương pháp bồi dưỡng thường được tiến hành đó là:

  • Học tập trung 2-3 ngày tại Sở GD&ĐT nghe hướng dẫn kết hợp thảo luận,
  • Tổ chức học tập bồi dưỡng tại trường theo đơn vị trường hoặc theo đơn vị tổ chuyên môn thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn.
  • Tự bồi dưỡng: thông qua hoạt động dự giờ đồng nghiệp, tự nghiên cứu tài liệu, đúc rút kinh nghiệm thực tiễn giảng dạy, giáo dục đạo đức HS,…

Tuy nhiên, công tác bồi dưỡng cho ĐNGV của nhà trường còn bộc lộ nhiều hạn chế:

  • Việc đào tạo trên chuẩn; bồi dưỡng về tin học, ngoại ngữ chưa được chú trọng đúng mức, chưa có các điều kiện thuận lợi để thực hiện.
  • Công tác bồi dưỡng về nghiệp vụ QL cho đội ngũ tổ trưởng chuyên môn chưa được chú trọng nên năng lực QL của họ còn hạn chế.
  • Công tác tự bồi dưỡng thường xuyên, NCKH sư phạm ứng dụng của GV còn hình thức nên hiệu quả không cao.

Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trong công tác bồi dưỡng đó là:

  • Ý thức tự học bồi dưỡng của một bộ phận GV còn hạn chế.
  • Không tạo được nguồn kinh phí hỗ trợ cho công tác bồi dưỡng.
  • Chưa phát huy tối đa vai trò của tổ bộ môn và các cá nhân tích cực trong công tác bồi dưỡng.
  • Chưa đa dạng hoá được nội dung cũng như phương thức bồi dưỡng.
  • Chưa có kế hoạch cụ thể, rõ ràng về QL công tác bồi dưỡng ĐNGV của nhà trường.
  • Chỉ đạo, tuyên truyền chưa thường xuyên công tác bồi dưỡng tại đơn vị.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ: 

===>>>  Dịch Vụ Viết Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Quản Lý Giáo Dục

2.5.1.2. Về kiểm tra, đánh giá, sàng lọc đội ngũ giáo viên Luận văn: Thực trạng bồi dưỡng giáo viên trường THPT

Việc đánh giá, xếp loại GV được nhà trường tiến hành thường xuyên trong năm học theo Quy chế hướng dẫn của Bộ nội vụ, Bộ GD&ĐT và Sở GD&ĐT, Việc đánh giá GV hiện nay chủ yếu thực hiện theo quy định “Chuẩn nghề nghiệp GV THPT”, đánh giá theo 6 tiêu chuẩn với 24 tiêu chí (Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục; Năng lực dạy học; Năng lực giáo dục; Năng lực hoạt độngchính trị, xã hội; Năng lực phát triển nghề nghiệp).

Trong thực tế, nội dung được nhà trường kiểm tra, đánh giá, xếp loại thường xuyên trong năm học là việc thực hiện quy chế nề nếp chuyên môn và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của GV, Việc đánh giá trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ bao gồm hai nội dung chính: Trình độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân công về giảng dạy, giáo dục HS; Kết quả đánh giá tiết dạy của GV trên lớp.

Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quy chế, nề nếp chuyên môn của GV bao gồm các nội dung:

  • Thực hiện chương trình và kế hoạch giáo dục.
  • Soạn bài, chuẩn bị bài lên lớp.
  • Thực hiện nề nếp giảng dạy hàng ngày.
  • Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS.
  • Việc đổi mới phương pháp giảng dạy.
  • Việc tự học tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.
  • Xây dựng hồ sơ chuyên môn cá nhân: kế hoạch giảng dạy bộ môn, giáo án, sổ điểm cá nhân, sổ báo giảng, sổ dự giờ, sổ công tác, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ,…

Kiểm tra, đánh giá trình độ chuyên môn nghiệp vụ của GV thông qua dự giờ độ xuất của BGH và tổ trưởng đánh giá tiết dạy, thông qua chất lượng của lớp dạy trong các kỳ kiểm tra chất lượng tập trung, thông qua kết quả thi HS giỏi các cấp, thông qua sự thừa nhận, tôn vinh của đồng nghiệp và thông qua phiếu đánh giá GV của HS vào cuối học kì 1 và cuối năm học.

Việc kiểm tra thường được tiến hành dưới hai hình thức định kỳ và đột xuất, Kiểm tra định kỳ có thông báo trước, bao gồm: Kiểm tra hồ sơ chuyên môn 4 lần/ năm ứng với 4 đợt thi đua trong năm học; thanh tra, kiểm tra chuyên đề hoạt động sư phạm của GV. Kiểm tra đột xuất thường được tiến hành với mục đích xem xét đánh giá việc thực hiện chương trình giảng dạy, soạn giảng, lên lớp, kiểm tra việc chấm trả bài, vào điểm,…

Lực lượng kiểm tra bao gồm BGH, tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, ban thanh tra nhân dân và các GV có năng lực, uy tín cốt cán của trường. Đặc biệt việc dự giờ của GV chỉ được thông báo vào đầu buổi học. Luận văn: Thực trạng bồi dưỡng giáo viên trường THPT

Kết quả kiểm tra được thông báo cho toàn thể hội đồng và tập hợp đánh giá xếp loại GV theo quy định “Chuẩn nghề nghiệp” vào cuối năm học.

  • Việc tổ chức đánh giá xếp loại GV được tiến hành theo quy trình:
  • Cá nhân tự đánh giá, xếp loại vào cuối năm học theo mẫu quy định.
  • Tổ chuyên môn đánh giá, xếp loại GV trên cơ sở tự đánh giá của GV và hệ thống minh chứng của GV.
  • Ban thi đua căn cứ vào tiêu chí thi đua đã xây dựng từ đầu năm học và ra quyết định.

Từ thực trạng việc đánh giá, sàng lọc ĐNGV hàng năm của nhà trường, có thể rút ra một số nhận xét:

  • Việc đánh giá, xếp loại GV của nhà trường về cơ bản đảm bảo khách quan, công khai, dân chủ, phản ánh đúng năng lực và phẩm chất của GV; làm rõ được ưu khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực và hiệu quả công tác, khả năng phát triển của GV, Thông qua đó giúp Hiệu trưởng nhà trường bố trí sử dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, sàng lọc và thực hiện chế độ chính sách đối với GV một cách tương đối hợp lý và có hiệu quả.
  • Tuy nhiên, công tác đánh giá, sàng lọc ĐNGV còn bộc lộ những tồn tại, hạn chế:
  • Các tiêu chuẩn, tiêu chí chung để đánh giá GV thực tế còn nhiều điều bất cập, nặng về định tính, ít định lượng.
  • Việc đánh giá đôi chỗ còn mang tính hình thức, nâng đỡ, động viên nên chưa phản ánh đúng năng lực và phẩm chất của GV.

2.5.1.3. Về các chính sách đãi ngộ đội ngũ giáo viên

Thực trạng về thực hiện chính sách về lương và các chế độ đãi ngộ

  • Đối với những GV và cán bộ QL nhà trường là viên chức, công chức nhà nước được hưởng lương từ nguồn ngân sách Nhà nước và theo quy định chung cứ 3 năm lại tăng bâc lương 1 lần, các đ/c cán bộ QL, GV đạt được thành tích cao đột xuất trong năm học được đề nghị với Sở GD&ĐT xét đề tăng lương sớm 6 tháng, 9 tháng hay 12 tháng; đồng thời họ cũng được hưởng mọi chế độ như: phụ cấp ưu đãi, nâng lương, chế độ nghỉ an dưỡng, ốm đau, chế độ nghỉ hưu theo đúng quy định. Bên cạnh đó các chế độ biểu dương khen thưởng ĐNGV được ngành giáo dục thực hiện đầy đủ, đề nghị nhà nước tặng các danh hiệu: Huy chương vì sự nghiệp giáo dục; Nhà giáo ưu tú; Chiến sĩ thi đua các cấp; GV dạy giỏi các cấp;…
  • Đối với GV hợp đồng, thỉnh giảng thì nhà trường hợp đồng chi trả lương theo tháng; có trường hợp lại chi trả theo tiết thực tế dạy.
  • Đối với việc chi trả tăng giờ cho GV, nhà trường thực hiện chi trả bằng 50.000 đồng /1 giờ dạy (bằng tiền tiết dạy của trường dân lập trong huyện).
  • Chế độ chính sách cho GV đi học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phục vụ cho công tác nâng chuẩn cho ĐNGV: Vì nhà trường còn thiếu GV nên khi GV xin đi học Cao học thì vẫn phải công tác tại trường và đi học vào ngày thứ Bảy và Chủ nhật hàng tuần. Sau khi học xong Cao học sẽ được UBND tỉnh Nam Định hỗ trợ 20.000.000 đồng khi hoàn thành khoá học.

Thực trạng về tạo điều kiện làm việc, sinh hoạt thuận lợi cho ĐNGV

  • Cơ sở vật chất của nhà trường được quan tâm đầu tư xây dựng, đáp ứng được phần nào nhu cầu giảng dạy và bồi dưỡng phát triển ĐNGV. Nhà trường đã xây dựng được hệ thống các phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm thực hành; nhiều lớp học có máy tính, máy chiếu; thư viện đạt chuẩn, có khá đầy đủ sách báo và tài liệu tham khảo.
  • Do nhà trường đóng trên địa bàn vùng nông thôn còn nhiều khó khăn, nên khả năng huy động nguồn lực kinh tế từ xã hội hoá giáo dục còn hạn chế. Vì vậy điều kiện chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho ĐNGV của nhà trường còn hạn chế, GV chủ yếu sống bằng nguồn lương chính rất eo hẹp khi trang trải cho bản thân và gia đình, nhất là các GV trẻ mới ra trường. Ngoài việc bố trí dạy tăng giờ cho các GV ở bộ môn còn thiếu thì nhà trường hầu như không có cách nào để giúp đỡ, hỗ trợ vật chất cho họ.
  • Nhà trường và chính quyền địa phương chưa có cơ chế, chính sách đãi ngộ thoả đáng đối với ĐNGV giỏi, GV đầu đàn nên hiện tượng GV giỏi xin chuyển công tác đến môi trường làm việc, đãi ngộ tốt hơn là việc vẫn còn xảy ra ở trường.

2.5.2. Đánh giá chung về sự quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên của nhà trường Luận văn: Thực trạng bồi dưỡng giáo viên trường THPT

2.5.2.1. Những mặt mạnh

Nhà trường đã chú trọng công tác tuyển mới, từng bước bổ sung ĐNGV đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, công tác tuyển dụng được diễn ra theo đúng quy trình, đảm bảo sự khách quan, dân chủ.

Việc bố trí, sử dụng ĐNGV về cơ bản là hợp lý, phù hợp với năng lực của GV và hoàn cảnh thực tế của nhà trường.

Nhà trường đã chú ý đến việc nâng cao chất lượng cho ĐNGV như cử đi học tập trên chuẩn, chú trọng bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho ĐNGV.

Việc kiểm tra đánh giá ĐNGV được tiến hành thường xuyên đã góp phần tác động vào ý thức nghề nghiệp của GV.

Hiệu trưởng nhà trường đã đưa ra các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng GV để phục vụ cho từng năm học: lập kế hoạch; tuyển chọn; bố trí sử dụng; kiểm tra đánh giá ĐNGV,… Tuy nhiên, các biện pháp QL đã đưa ra còn là các giải pháp tình thế, giải quyết được những yêu cầu trước mắt, ngắn hạn trong việc quản lý hoạt động bồi dưỡng GV của nhà trường.

2.5.2.2. Những hạn chế Luận văn: Thực trạng bồi dưỡng giáo viên trường THPT

Nhà trường chưa xây dựng được quy hoạch, kế hoạch chiến lược trung hạn và dài hạn. Việc lập kế hoạch của nhà trường hiện nay chỉ đảm bảo nhu cầu trước mắt đủ về số lượng; chưa chú trọng được nhiều tới chất lượng và cơ cấu; chưa tính được đến tương lai xa, dẫn đến hiện tượng thiếu GV và thiếu cân đối trong ĐNGV của nhà trường hiện nay.

Việc tuyển chọn ĐNGV như hiện nay mới đảm bảo tính khách quan, dân chủ nhưng còn bộc lộ nhiều bất cập đó là: Nhà trường là nơi sử dụng trực tiếp ĐNGV nhưng lại có quyền rất hạn chế trong công tác tuyển chọn GV. Việc tuyển chọn như hiện nay chỉ dựa vào hồ sơ và 1- 2 tiết thuyết trình bài giảng, trả lời phỏng vấn, chưa đánh giá đúng thực chất, năng lực của GV. Sau đó việc bố trí công tác của GV cũng chưa thực sự hợp lý gây khó khăn cho G V trong quá trình công tác.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV còn nhiều mặt hạn chế:

Cách thức tổ chức vẫn còn mang nặng tính hình thức; chưa thực sự đổi mới về nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức học tập, bồi dưỡng nên chưa thực sự gây hứng thú và tạo ra ý thức chủ động, sáng tạo của người học; chưa gắn bồi dưỡng GV với công tác đánh giá – khen thưởng, đề bạt,…đối với GV; các điều kiện phục vụ cho BDTX như tài liệu, kinh phí, cơ sở vật chất còn hạn chế. Công tác BDTX hiện nay gần như khoán trắng cho cơ sở, dẫn tới kém hiệu quả và mang tính hình thức.

Công tác bồi dưỡng tại trường, tự bồi dưỡng của GV còn hạn chế, hiệu quả chưa cao, chưa đóng vai trò nòng cốt trong việc bồi dưỡng GV.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng chuẩn, bồi dưỡng về tin học, ngoại ngữ, bồi dưỡng các nội dung mới cho ĐNGV, nhà trường chưa có điều kiện chú trọng đúng mức. Chính vì vậy, tỉ lệ GV trên chuẩn và tỉ lệ GV sử dụng thành thạo tin học và ngoại ngữ của nhà trường còn rất thấp, không thể đáp ứng yêu cầu hội nhập với khu vực và quốc tế.

  • Công tác bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ QL cấp tổ, GV đầu đàn, kế cận chưa được chú trọng đúng mức.

Công tác đánh giá, sàng lọc ĐNGV còn mang tính hình thức. Việc đánh giá GV hàng năm là để xếp loại, mang tính thi đua là chủ yếu chứ không phải nhằm mục đích phát triển năng lực nghề nghiệp cho mỗi GV. Tuy việc đánh giá, xếp loại

GV có theo các tiêu chuẩn nhưng còn nặng về định tính, nhẹ về định lượng, do đó khó phân định được các mức độ, dễ dẫn đến tình trạng thiếu khách quan và thiếu chính xác.

Chế độ chính sách, môi trường làm việc còn nhiều hạn chế, nên chưa động viên khuyến khích được ĐNGV yên tâm công tác, làm việc hết mình, phát huy hết khả năng của họ, không khuyến khích được GV đi học để nâng chuẩn.

Việc xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng GV của Hiệu trưởng nhà trường chưa được tiến hành một cách khoa học, đồng bộ, thiếu tầm chiến lược, công tác QL, chỉ đạo, điều hành của đội ngũ cán bộ QL còn có mặt hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới QL trường THPT.

2.5.2.3. Thuận lợi Luận văn: Thực trạng bồi dưỡng giáo viên trường THPT

Nhà trường được sự lãnh đạo và quan tâm của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị – xã hội nhất là sự lãnh đạo trực tiếp của Sở GD&ĐT và sự quan tâm, giúp đỡ của các nhà hảo tâm, của phụ huynh, các thế hệ HS và nhân dân.

  • Nhà trường gắn liền với mảnh đất, con người quê hương Giao Thủy văn hóa, anh hùng.
  • Nhà trường có nề nếp dạy và học, có truyền thống Dạy tốt – Học tốt.
  • Tập thể cán bộ, công chức, viên chức của nhà trường là một tập thể đoàn kết, thống nhất ý chí hành động, tâm huyết với nghề, hết lòng vì HS thân yêu.
  • Các HS nhà trường luôn nỗ lực phấn đấu.
  • Sự lãnh đạo sát sao của Chi bộ Đảng, sự điều hành của Ban Giám hiệu, hoạt động phong trào của Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội cha mẹ HS của nhà trường đều đạt hiệu quả cao.
  • Cơ sở vật chất của nhà trường ngày càng được trang bị đầy đủ theo hướng chuẩn hoá, xã hội hoá, hiện đại hoá, phục vụ dạy và học.

2.5.2.4. Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi cơ bản nêu trên, nhà trường cũng gặp những khó khăn như:

Những tiêu cực bên ngoài nhà trường tác động ảnh hưởng đến HS.

  • GV trẻ kiến thức tốt nhưng kinh nghiệm còn hạn chế trong công tác giảng dạy, giáo dục đạo đức HS.
  • Tư tưởng ngại đổi mới còn phổ biến trong một bộ phận GV, nhân viên.
  • Thiết bị thí nghiệm thực hành được trang bị song thiếu người chuyên trách nên việc bảo quản, bảo trì sửa chữa, chuẩn bị đồ dùng thí nghiệm phục vụ cho bài dạy còn nhiều bất cập.

2.5.2.5. Nguyên nhân của những hạn chế Luận văn: Thực trạng bồi dưỡng giáo viên trường THPT

Nguyên nhân khách quan

  • Trong một thời gian dài do xuất phát điểm đi lên Chủ nghĩa xã hội của nước ta thấp và trải qua các cuộc chiến tranh kéo dài, kinh tế – xã hội nghèo nàn lạc hậu nên ít có điều kiện đầu tư cho sự phát triển giáo dục – đào tạo nói chung.
  • Bản thân ngành giáo dục đào tạo còn chứa đựng nhiều mâu thuẫn, như:
  • Mâu thuẫn giữa yêu cầu phát triển quy mô và điều kiện còn thiếu.
  • Mâu thuẫn giữa chương trình và trình độ dạy của GV, nhận thức của HS.
  • Mâu thuẫn giữa sức lực và khả năng, thời lượng với khối lượng và chất lượng công việc.
  • Mâu thuẫn giữa chế độ đãi ngộ GV và những yêu cầu cấp thiết của đời sống GV.
  • Trước sự đổi mới GDPT công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng GV còn nhiều hạn chế nhất là trong việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và bồi dưỡng chuyên môn cho GV.
  • Do cơ chế chính sách về lương, chế độ đãi ngộ như hiện nay chưa động viên, khuyến khích được GV cố gắng làm việc và học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
  • Do địa bàn huyện ở vùng nông thôn xa trung tâm thành phố, thu nhập thấp nên các giáo sinh tốt nghiệp loại giỏi, các GV có trình độ cao, không muốn về công tác tại trường gây khó khăn cho việc nâng cao chất lượng giảng dạy và đổi mới phương pháp giảng dạy đáp ứng nhu cầu đổi mới GD.

Nguyên nhân chủ quan

  • Do năng lực và trình độ của một vài Đ/c CBQL còn hạn chế, chưa tích cực học tập, bồi dưỡng để nâng cao trình độ, năng lực QL, nên chưa đáp ứng kịp yêu cầu của đổi mới. Luận văn: Thực trạng bồi dưỡng giáo viên trường THPT
  • Công tác tuyên truyền các văn bản chỉ đạo về đổi mới GD của nhà trường còn mang tính hình thức, chưa thường xuyên.
  • Nhà trường chưa chú ý đúng mức đến việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho GV đặc biệt là bồi dưỡng trên chuẩn, bồi dưỡng về tin học và ngoại ngữ,

Chưa có chế độ, chính sách đãi ngộ thoả đáng đối với các GV giỏi nên không giữ chân được các GV giỏi ở lại trường và thu hút được các GV giỏi từ nơi khác.

  • Còn một bộ phận GV chưa nhận thức được đầy đủ về ý nghĩa, tầm quan trọng, mục tiêu của công tác bồi dưỡng, coi việc học tập bồi dưỡng là yêu cầu bắt buộc của các cấp QL chứ không phải là nhu cầu tự thân cần học tập để bổ sung, cập nhật kiến thức để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
  • Công tác QL, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá ĐNGV chưa thật chặt chẽ và chưa được coi trọng đúng mức.

Tiểu kết chương 2

Qua nghiên cứu, khảo sát thực trạng về công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng GV trường THPT Quất Lâm, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định tác giả nhận thấy rằng:

  • Số lượng GV tương đối đủ, còn rất trẻ, nhưng không ổn định do số GV ở nơi khác điều động về trường công tác thường xuyên luân chuyển,
  • Về chất lượng đội ngũ GV ngày càng được nâng lên. Tuy nhiên, số lượng GV xếp loại tốt về chuyên môn chưa tăng. Về trình độ đào tạo, 100% GV nhà trường đạt chuẩn, tuy nhiên số GV có trình độ thạc sỹ về chuyên môn vẫn còn quá ít.
  • Về cơ cấu, trình độ, độ tuổi, tính ổn định về số lượng đang còn là vấn đề cần phải quan tâm giải quyết, còn bị động trong công tác quản lí hoạt động bồi dưỡng GV nói chung, đặc biệt là GV đầu đàn, giàu kinh nghiệm hiện vẫn đang ở tình trạng thiếu.
  • Cơ chế QL, các chính sách đãi ngộ, môi trường làm việc, cơ sở vật chất nhà trường đã được cải thiện hơn nhiều, song vẫn còn nhiều bất cập.
  • QL, kiểm tra chuyên môn còn nhiều hạn chế.

Vì vậy, việc tìm các biện pháp QL hoạt động bồi dưỡng GV trường THPT Quất Lâm, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định là vấn đề quan trọng, có tính chiến lược đối với sự phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Luận văn: Thực trạng bồi dưỡng giáo viên trường THPT

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ: 

===>>> Luận văn: Biện pháp NC bồi dưỡng giáo viên tại Quất Lâm

One thought on “Luận văn: Thực trạng bồi dưỡng giáo viên trường THPT

  1. Pingback: Luận văn: Khái quát về giáo viên trường THPT Quất Lâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0906865464