Báo cáo: Bảo vệ và tiếp cận các nguồn gien sinh vật tại Việt Nam

Chia sẻ cho các bạn sinh viên ngành luật bài Báo cáo: Bảo vệ và tiếp cận các nguồn gien sinh vật tại Việt Nam. Theo mình biết hiện nay có rất nhiều bạn sinh viên đang có một vấn đề chung là gặp khó khăn trong khi viết bài: luận văn, khóa luận, báo cáo, tiểu luận. Biết được điều đó nên mình đã ở đây để trợ giúp các bạn những bài tiểu luận hay nhất. Hãy liên hệ với mình khi các bạn chưa lên được ý tưởng cho bài làm của mình nhé.

LỜI MỞ ĐẦU

1. Đánh giá các văn bản pháp luật hiện hành về bảo vệ, tiếp cận và chia sẻ lợi ích về các nguồn gien sinh vật Báo cáo: Bảo vệ và tiếp cận các nguồn gien sinh vật tại Việt Nam

Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 quy định các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ các giống loài thực vật, động vật hoang dã, bảo vệ tính đa dạng sinh học (tức là bảo vệ sự phong phú về nguồn gien, về giống loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên); việc khai thác các nguồn lợi sinh vật phải theo đúng thời vụ, địa bàn, phương pháp và bằng công cụ, phương tiện đã được quy định, bảo đảm sự phục hồi về mật độ và giống loài sinh vật, không làm mất cân bằng sinh thái (Điều 12).

Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 khẳng định: Sinh vật, các hệ sinh thái là các thành phần môi trường và phải được bảo vệ. Hoạt động bảo vệ các thành phần khác của môi trường như đất, nước, không khí, rừng núi, sông, hồ, biển, các khu bảo tồn thiên nhiên v.v… đều góp phần vào việc bảo vệ sự đa dạng sinh học và các hệ sinh thái và cũng có nghĩa là bảo vệ sự phong phú các nguồn gien.

Trong các văn bản về bảo vệ sự đa dạng sinh học có “Kế hoạch hành động bảo vệ đa dạng sinh học của Việt Nam” được phê duyệt bởi Quyết định số 845/TTg ngày 22-12-1995 của Thủ tướng Chính phủ. Bản kế hoạch đã đánh giá một cách khách quan thực trạng công tác bảo vệ đa dạng sinh học ở Việt Nam. Mục tiêu lâu dài của kế hoạch là bảo vệ đa dạng sinh học phong phú và đặc sắc của Việt Nam trong khuôn khổ phát triển bền vững. Mục tiêu trước mắt là bảo vệ các hệ sinh thái đặc thù của Việt Nam, các hệ sinh thái nhạy cảm đang bị đe dọa thu hẹp hay hủy hoại do hoạt động kinh tế của con người, bảo vệ các bộ phận của đa dạng sinh học đang bị đe dọa do khai thác quá mức hay bị lãng quên, phát huy và phát hiện các giá trị sử dụng của các bộ phận đa dạng sinh học trên cơ sở phát triển bền vững các giá trị tài nguyên, phục vụ các mục tiêu kinh tế của đất nước. Báo cáo: Bảo vệ và tiếp cận các nguồn gien sinh vật tại Việt Nam

Nội dung chính của kế hoạch bao gồm một loạt biện pháp về: Chính sách và pháp luật; Xây dựng và quản lý các khu bảo vệ; Nâng cao nhận thức chung; Tăng cường tiềm lực, đào tạo cán bộ; Nghiên cứu khoa học; Giải quyết các vấn đề kinh tế – xã hội của kế hoạch; Hợp tác quốc tế.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>> Bảng Giá Viết Thuê báo cáo Môn

Trong các biện pháp này có những biện pháp đáng chú ý như: Xây dựng các ngân hàng gien thực vật, vật nuôi, vi sinh vật; Cung cấp vật liệu di truyền cho công tác lai tạo, tuyển chọn giống phục vụ các mục tiêu kinh tế đồng thời bảo hiểm cho các nguồn gien trong tự nhiên; Tăng cường năng lực cho các vườn thú là nơi tham quan, đào tạo, giáo dục ý thức môi trường chung, nghiên cứu khoa học, bảo tồn những loài hoang dại đang có nguy cơ tuyệt chủng và khi có điều kiện cung cấp trở lại những loài này cho các khu bảo vệ thiên nhiên; Tăng cường các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học nông nghiệp, phát huy hình thức “bảo tồn nông trại” để thu hút người nông dân tham gia nhiệm vụ bảo vệ đa dạng sinh học, đặc biệt chú ý giữ gìn những giống cây/con cổ truyền đã thích nghi lâu đời với điều kiện địa lý và khí hậu địa phương, rất phổ biến ở các vùng khác nhau của đất nước.

Bảo vệ và phát triển rừng là lĩnh vực có rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật trực tiếp liên quan đến vấn đề bảo vệ, tiếp cận và chia sẻ lợi ích đối với các nguồn gien sinh vật. Trong số các văn bản hiện hành về lĩnh vực này, có các văn bản điển hình sau đây: Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 1991; Nghị định số 17/HĐBT ngày 17/1/1992 Hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 1991; Nghị định số 18/HĐBT ngày 17/1/1992 Quy định Danh mục thực vật rừng, động vật rừng quý, hiếm (cấm khai thác 13 loài cây, 36 loài động vật và hạn chế khai thác 18 loài cây và 10 loài động vật).

Vấn đề quản lý, bảo hộ giống cây trồng được quy định tại Nghị định số 07/CP ngày 5/2/1996 của Chính phủ về quản lý giống cây trồng và Nghị định 13/2001/NĐ-CP ngày 20/4/2001 của Chính phủ về bảo hộ giống cây trồng mới. Các Nghị định này quy định: Nguồn gien để chọn tạo giống là tài sản quốc gia do Nhà nước thống nhất quản lý, bảo quản tại các cơ quan nghiên cứu khoa học được chỉ định; Nhà nước khuyến khích các tổ chức cá nhân tìm kiếm khai thác, sử dụng, trao đổi, bảo vệ và làm phong phú thêm nguồn gien có lợi cho quốc kế dân sinh; Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn quy định danh mục các nguồn gien quý hiếm và quy chế quản lý việc trao đổi, khai thác, sử dụng nguồn gien trong danh mục này, quy định danh mục giống cây trồng quý hiếm và nguồn thực liệu tạo giống không được xuất khẩu ra nước ngoài và công bố trong từng thời kỳ, thực hiện quản lý việc sưu tập, bảo tồn quỹ gien, nghiên cứu, chọn tạo giống, khảo nghiệm, sản xuất thử, công nhận giống mới, sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu, kiểm định, kiểm nghiệm, kiểm dịch, quản lý chất lượng giống cây trồng và có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo các hoạt động về giống cây trồng trong phạm vi cả nước.

Trong việc bảo vệ và khai thác các nguồn lợi thủy sản có Pháp lệnh Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản năm 1989 và nhiều văn bản của Chính phủ và các Bộ, ngành hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này.

Các quy định hiện hành về bảo vệ, khai thác các cây thuốc được ghi nhận trong rất nhiều văn bản pháp quy thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm các lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng, phát triển nông nghiệp, bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, các quy định trực tiếp liên quan đến vấn đề bảo vệ và khai thác tài nguyên cây thuốc được thể hiện trước hết ở các văn bản như: Chỉ thị số 210/TTg ngày 6/12/1996 của Thủ tướng Chính phủ về bảo vệ và khai thác dược liệu; Thông tư liên tịch Y tế – Nông nghiệp ngày 12/2/1968 hướng dẫn thi hành Chỉ thị này; Chỉ thị số 23/BYT-CT ngày 17/7/1976 của Bộ Y tế về việc trồng 25 – 35 cây thuốc nam tại xã để chữa 07 chứng bệnh thông thường; Nghị quyết số 200/CP ngày 21/8/1978 của Hội đồng Chính phủ về phát triển dược liệu trong nước; Quyết định số 312/ Chính phủ ngày 1/10/1980 của Hội đồng Bộ trưởng và Quyết định số 24/CT ngày 28/7/1981 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc quản lý thuốc và nguyên liệu làm thuốc dùng cho người; Nghị định số 160/HĐBT ngày 10/12/1984 của Hội đồng Bộ trưởng về việc thống nhất quản lý các loại đặc sản rừng; Nghị định số 18/HĐBT ngày 17/1/1992 quy định Danh mục thực vật rừng, động vật rừng quý hiếm và vấn đề quản lý, bảo vệ; Nghị quyết số 37/CP ngày 20/6/1996 của Chính phủ về chính sách quốc gia về thuốc của Việt Nam thời kỳ 1996 – 2001… Báo cáo: Bảo vệ và tiếp cận các nguồn gien sinh vật tại Việt Nam

Qua tìm hiểu nội dung của các văn bản pháp luật nêu trên, chúng tôi rút ra một số nhận xét như sau:

  • Vấn đề bảo vệ đa dạng sinh học nói chung và bảo vệ các nguồn gien nói riêng đã được Nhà nước Việt Nam quan tâm và cũng đã được thể hiện khá sớm trong các văn bản pháp luật với nội dung ngày càng bao quát hơn, đầy đủ hơn, cụ thể hơn.
  • Vấn đề bảo vệ đa dạng sinh học nói chung và bảo vệ các nguồn gien nói riêng được quy định tản mạn ở rất nhiều văn bản pháp luật thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, nhưng chủ yếu tập trung trong các văn bản pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, bảo vệ và kiểm dịch thực vật, quản lý, bảo hộ giống cây trồng và bảo vệ môi trường.
  • Các quy định của pháp luật hiện hành về bảo vệ các nguồn gien trong từng lĩnh vực vẫn chủ yếu là các quy định có tính chất chung, tính nguyên tắc, chưa được cụ thể hóa ở mức cần thiết để đảm bảo tính thống nhất và hiệu quả trong thi hành.
  • Vấn đề bảo vệ kiến thức bản địa trong các văn bản pháp luật được đề cập khá mờ nhạt, chưa có quy định chi tiết hay hướng dẫn cụ thể để triển khai trên thực tế.
  • Nguồn gien di truyền cây thuốc ở Việt Nam có giá trị rất lớn. Song cho đến nay trong các luật, pháp lệnh chỉ có một vài quy định có tính chất chủ trương, nguyên tắc, chưa có văn bản nào của Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội hay Quốc hội điều chỉnh riêng, toàn diện và chi tiết vấn đề khai thác, sử dụng, bảo tồn cho phù hợp với đặc thù của lĩnh vực này, đặc biệt phải phù hợp với yêu cầu bảo vệ và khai thác tri thức y học cổ truyền của các dân tộc sống trên lãnh thổ Việt Nam.
  • Vấn đề bảo hộ quyền tác giả của các tổ chức, cá nhân tạo giống mới chưa được quy định đầy đủ để khuyến khích và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các tác giả, chỉ dừng ở quy định chung.
  • Vấn đề bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với các giống cây mới – sản phẩm của công nghệ sinh học, và đối với cả kiến thức bản địa, vì nhiều lý do khác nhau, chưa được đề cập đầy đủ trong các văn bản pháp luật hiện hành. Đây là một trong những khiếm khuyết lớn của pháp luật Việt Nam hiện hành trong lĩnh vực bảo vệ các nguồn gien và kiến thức bản địa.
  • Trong một số lĩnh vực, pháp luật đã có quy định gắn lợi ích của cộng đồng, của tổ chức, cá nhân với việc bảo vệ đa dạng sinh học như bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, bảo vệ và kiểm dịch thực vật v.v…. Có thể nói rằng, việc chia sẻ lợi ích cho cộng đồng địa phương, cho các tổ chức, cá nhân liên quan chưa thỏa đáng do pháp luật không quy định rõ.

2. Quan điểm và giải pháp điều chỉnh pháp luật đối với việc bảo vệ, tiếp cận và chia sẻ lợi ích về nguồn gien sinh vật ở Việt Nam

2.1. Quan điểm: Báo cáo: Bảo vệ và tiếp cận các nguồn gien sinh vật tại Việt Nam

Những điều đã trình bày ở mục 1 cho thấy hệ thống các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ các nguồn gien tuy đã được hình thành, nhưng còn có nhiều khiếm khuyết và bất cập. Chính những khiếm khuyết và bất cập đó đã hạn chế hiệu quả của các hoạt động bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ các nguồn gien sinh vật.

Để góp phần đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả các hoạt động bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ các nguồn gien, cần phải nhanh chóng hoàn thiện hệ thống các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ các nguồn gien sinh vật.

Theo chúng tôi, việc hoàn thiện hệ thống các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ các nguồn gien sinh vật cần quán triệt một số quan điểm cơ bản sau đây:

  • Phải bảo đảm các quy định của pháp luật có tính thống nhất, đầy đủ, đồng bộ, hợp lý, rõ ràng, cụ thể và phù hợp với đặc thù của từng lĩnh vực.
  • Hoạt động quản lý nhà nước phải phù hợp với cơ chế thị trường, yêu cầu của quá trình thương mại hóa.
  • Gắn tối đa lợi ích của từng cấp, từng ngành, từng địa phương, từng tổ chức, từng cá nhân với hoạt động bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ các nguồn gien thực vật trên cơ sở xử lý hài hòa và thỏa đáng mối quan hệ giữa lợi ích nhà nước, lợi ích cộng đồng địa phương, lợi ích của tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ các nguồn gien thực vật. Về bản chất, đây là vấn đề chia sẻ lợi ích thỏa đáng cho các cộng đồng, tổ chức, cá nhân liên quan nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ đa dạng sinh học nói chung và bảo vệ sự phong phú các nguồn gien và đặc biệt là bảo vệ kiến thức bản địa.
  • Bảo đảm tính hiệu lực và hiệu quả thực tế của hệ thống các quy định của pháp luật; xử lý thật nghiêm khắc các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ các nguồn gien và cả kiến thức bản địa.
  • Bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia đồng thời nghiêm túc thực hiện các cam kết quốc tế về đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường.

2.2. Các căn cứ của sự điều chỉnh pháp luật đối với việc bảo vệ, tiếp cận và chia sẻ lợi ích từ các nguồn gien: Báo cáo: Bảo vệ và tiếp cận các nguồn gien sinh vật tại Việt Nam

Sự điều chỉnh pháp luật đối với việc bảo vệ, tiếp cận và chia sẻ lợi ích từ các nguồn gien ở Việt Nam cần dựa vào những căn cứ sau đây:

  • Thực trạng pháp luật về khai thác, bảo vệ nguồn gien Việt Nam. Mỗi một quốc gia có một truyền thống lập pháp riêng vì vậy việc xây dựng pháp luật về tiếp cận và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gien cần xuất phát từ cách thức xây dựng pháp luật ở Việt Nam và hiện trạng điều chỉnh pháp luật về khai thác, quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn gien thực vật.
  • Các quy định có tính chất nguyên tắc trong các công ước quốc tế, trong đó quan trọng nhất là Công ước Đa dạng sinh học (CBD) và Hiệp định WTO về thương mại liên quan đến khía cạnh của sở hữu trí tuệ (TRIPS). Hiện nay Việt Nam đang trong tiến trình đàm phán gia nhập WTO (Tổ chức Thương mại thế giới). Việt Nam chỉ có thể gia nhập WTO với điều kiện các điều khoản thương mại thể hiện trong các hiệp định thương mại khác nhau đi kèm với hiệp định WTO phải trở thành nghĩa vụ đối với nước ta. Việt Nam ta đã là thành viên của Công ước Đa dạng sinh học, nhưng cho đến nay chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào tương đối hoàn chỉnh để thực hiện Công ước này. Các văn bản đã có mới chỉ tập trung vào việc bảo tồn đa dạng sinh học, trong khi đó Công ước Đa dạng sinh học nêu ra ba mục tiêu: 1/ Bảo tồn đa dạng sinh học; 2/ Sử dụng lâu bền tài nguyên; 3/ Chia sẻ trung thực và công bằng lợi ích có được từ việc sử dụng tài nguyên gien.
  • Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng, phát triển pháp luật quốc gia về tiếp cận các nguồn gien1. Trong bối cảnh nước ta chưa có nhiều kinh nghiệm về xây dựng pháp luật tiếp cận nguồn gien thực vật thì việc học tập kinh nghiệm của các nước là điều rất cần thiết. Kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật về tiếp cận nguồn gien có ý nghĩa đối với chúng ta không chỉ về cách tiếp cận mà còn gợi ý những giải pháp về xây dựng và phát triển pháp luật quốc gia về tiếp cận nguồn gien.

2.3. Các giải pháp điều chỉnh pháp luật đối với việc bảo vệ, tiếp cận và chia sẻ lợi ích từ các nguồn gien:

Trên cơ sở các quan điểm và căn cứ đã được phân tích ở mục trên, chúng tôi cho rằng việc xây dựng và phát triển pháp luật về tiếp cận nguồn gien sinh vật ở Việt Nam cần song song tiến hành theo hai hướng: Thứ nhất, sửa đổi, bổ sung một số văn bản pháp luật hiện hành để thể hiện rõ các vấn đề về tiếp cận nguồn gien; thứ hai, xây dựng một văn bản pháp luật chung về tiếp cận nguồn gien sinh vật ở Việt Nam. Về hình thức văn bản, theo chúng tôi nên ban hành văn bản này dưới hình thức pháp lệnh do Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua.

Tại sao chúng tôi đặt vấn đề: Đồng thời cần tiến hành hai loại công việc: Sửa đổi, bổ sung một số văn bản pháp luật và xây dựng một văn bản pháp luật chung về tiếp cận nguồn gien? Kiến nghị này được đưa ra dựa vào những căn cứ sau đây:

  • Thực tiễn xây dựng pháp luật ở Việt Nam, chẳng hạn, ở nước ta trong lĩnh vực bảo vệ môi trường pháp luật cần được xây dựng và phát triển theo hai hướng chủ yếu: 1/ Ban hành một văn bản quy phạm pháp luật chung về bảo vệ môi trường (Luật bảo vệ môi trường năm 1993); 2/ Đưa các yêu cầu về bảo vệ môi trường vào trong các văn bản pháp luật (ví dụ, Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Luật Khoáng sản, Luật Tài nguyên nước…). Báo cáo: Bảo vệ và tiếp cận các nguồn gien sinh vật tại Việt Nam
  • Trong việc tiếp cận các nguồn gien sinh vật và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gien rất cần một văn bản chung đưa ra các khái niệm, các quy định có tính nguyên tắc về tiếp cận nguồn gien và chia sẻ lợi ích. Việc ban hành một văn bản chuyên về tiếp cận nguồn gien chứng tỏ Nhà nước ta đã thấy rõ tầm quan trọng của vấn đề này. Đồng thời nó cũng giải quyết những vấn đề vừa có tính nguyên tắc vừa riêng biệt của lĩnh vực tiếp cận và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gien. Sửa đổi, bổ sung một số văn bản pháp luật hiện hành để thể hiện rõ các vấn đề về tiếp cận nguồn gien thực vật ở Việt Nam.
  • Trước mắt nên sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng để làm rõ hơn, đầy đủ hơn các quy định về bảo vệ các nguồn gien thực vật, các quy định về bảo vệ kiến thức bản địa trong từng lĩnh vực này.
  • Khẩn trương hoàn chỉnh để trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quy chế quản lý an toàn các sinh vật đã biến đổi gien và sản phẩm của chúng.
  • Nghiên cứu soạn thảo trình cơ quan có thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ khai thác các cây thuốc và tri thức y học cổ truyền. Không thể chỉ đặt vấn đề bảo vệ và khai thác tài nguyên cây thuốc mà không bảo vệ và khai thác tri thức y học cổ truyền. Đây là hai vế của một vấn đề không thể tách rời nhau. Xây dựng văn bản pháp luật chung về bảo vệ, tiếp cận và chia sẻ lợi ích đối với nguồn gien sinh vật ở Việt Nam. Theo chúng tôi, văn bản pháp luật chung về bảo vệ, tiếp cận và chia sẻ lợi ích đối với nguồn gien sinh vật ở Việt Nam cần có những nội dung chủ yếu sau đây: 1/ Các nguyên tắc về bảo vệ, tiếp cận và chia sẻ nguồn gien sinh vật; 2/ Các quy định về bảo vệ, chia sẻ lợi ích về nguồn gien thực vật (điều kiện tiếp cận, chủ thể cung cấp và chủ thể sử dụng, thông tin về nguồn gien, cho phép tiếp cận, mục đích cung cấp và tiếp cận nguồn gien, kiểm tra, giám sát việc sử dụng nguồn gien); 3/ Quyền và nghĩa vụ của người dân bản địa và cộng đồng dân cư địa phương trong việc tiếp cận và chia sẻ lợi ích nguồn gien sinh vật; 4/ Quản lý nhà nước về bảo vệ, tiếp cận và chia sẻ nguồn gien sinh vật; 5/ Hợp tác quốc tế về bảo vệ, tiếp cận và chia sẻ nguồn gien sinh vật.·
  • Theo Giáo sư Lê Quý An, có thể nói đến 4 phương thức xây dựng pháp luật về tiếp cận các nguồn gien sinh vật: 1/ Dựa vào các luật khung về môi trường (Kênya, Uganđa…);
  • Dựa vào luật khung về phát triển lâu bền, bảo tồn thiên nhiên hay đa dạng sinh học (Côtstarica, Mêhicô, Pêru…);
  • Ban hành luật hoặc nghị định riêng về tiếp cận tài nguyên gien (thí dụ: Philippin);
  • Sửa đổi các văn bản pháp luật hiện hành để thể hiện rõ hơn các vấn đề về tiếp cận tài nguyên gien và chia sẻ lợi ích (Nêgiêria, Hoa Kỳ). (Xem: Lê Quý An, Pháp luật tiếp cận tài nguyên di truyền: kinh nghiệm nước ngoài và khả năng ứng dụng ở Việt Nam, Hội thảo về pháp luật tiếp cận tài nguyên gien, Báo cáo: Bảo vệ và tiếp cận các nguồn gien sinh vật tại Việt Nam

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0906865464