Tiểu luận: Phân tích điểm mới của luật đầu tư năm 2022

Chia sẻ cho các bạn sinh viên ngành luật bài Tiểu luận: Phân tích điểm mới của luật đầu tư năm 2022. Theo mình biết hiện nay có rất nhiều bạn sinh viên đang có một vấn đề chung là gặp khó khăn trong khi viết bài: luận văn, khóa luận, báo cáo, tiểu luận. Biết được điều đó nên mình đã ở đây để trợ giúp các bạn những bài tiểu luận hay nhất. Hãy liên hệ với mình khi các bạn chưa lên được ý tưởng cho bài làm của mình nhé.

I.CÁC NHẬN ĐỊNH TRÊN LÀ ĐÚNG HAY SAI? TẠI SAO?

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>> Bảng Giá Viết Thuê Tiểu Luận Môn

1.Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Tiểu luận: Phân tích điểm mới của luật đầu tư năm 2022

Theo qui định tại Điểm c Khoản 1 Điều 22 Luật Đầu tư 2020 thì trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa => Nhận định này là sai. Trong trường hợp nhà đầu tư thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thì không bắt buộc phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

2.Nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần khi góp vốn, mua cổ phần của tổ chức kinh tế tại Việt Nam.

Theo qui định tại Khoản 2 Điều 26 Luật Đầu tư 2020 thì nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế trước khi thay đổi thành viên, cổ đông nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp làm tăng tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài tại tổ chức kinh tế kinh doanh ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài; Tiểu luận: Phân tích điểm mới của luật đầu tư năm 2022
  • Việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp dẫn đến việc nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 23 của Luật này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ của tổ chức kinh tế trong các trường hợp: tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài từ dưới hoặc bằng 50% lên trên 50%; tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài khi nhà đầu tư nước ngoài đã sở hữu trên 50% vốn điều lệ trong tổ chức kinh tế;
  • Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới; xã, phường, thị trấn ven biển; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.

=> Nhận định trên là sai nhà đầu tư nước ngoài không phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần khi góp vốn, mua cổ phần của tổ chức kinh tế tại Việt Nam nếu không thuộc các trường hợp nêu trên.

3.Các hợp đồng BCC đều phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Theo quy định tại Khoản 14 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 thì hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) là hợp đồng được ký kết giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh để phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế. Vì vậy, hình thức này tương đối tiện lợi cho các nhà đầu tư. Theo Khoản 2 Điều 27 Luật Đầu tư 2020, Hợp đồng BCC được ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Điều này nghĩa là chỉ khi kí kết hợp đồng BCC với nhà đầu tư nước ngoài thì nhà đầu tư trong nước mới phải phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư => Nhận định trên là sai trong trường hợp hợp đồng BCC được kí kết giữa các nhà đầu tư trong nước.

4.Quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu của dự án PPP không thấp hơn 200 tỷ đồng. Tiểu luận: Phân tích điểm mới của luật đầu tư năm 2022

Theo Khoản 2 Điều 4 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 (có hiệu lực từ 01/01/2021) thì quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu của dự án PPP được quy định như sau: – Không thấp hơn 200 tỷ đồng đối với dự án thuộc lĩnh vực quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều 4 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 trường hợp thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật về đầu tư thì không thấp hơn 100 tỷ đồng; Cụ thể là dự án thuộc lĩnh vực: + Giao thông vận tải; + Lưới điện, nhà máy điện, trừ nhà máy thủy điện và các trường hợp Nhà nước độc quyền theo quy định của Luật Điện lực; + Thủy lợi; cung cấp nước sạch; thoát nước và xử lý nước thải; xử lý chất thải; + Hạ tầng công nghệ thông tin. – Không thấp hơn 100 tỷ đồng đối với dự án thuộc lĩnh vực quy định tại điểm d khoản 1 Điều này; Cụ thể là dự án thuộc lĩnh vực Y tế; giáo dục – đào tạo. – Quy định về quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu nêu trên không áp dụng đối với dự án theo loại hợp đồng O&M => Nhận định trên là sai, quy mô không nhất thiết phải tối thiểu là 200 triệu đồng mà nó phụ thuộc vào nội dung dự án.

II.Phân tích 5 điểm mới của luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020

1.Chỉ 5 lĩnh vực được đầu tư theo phương thức PPP Tiểu luận: Phân tích điểm mới của luật đầu tư năm 2022

Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) là phương thức đầu tư trên cơ sở hợp tác có thời hạn giữa Nhà nước và tư nhân thông qua việc ký kết và thực hiện hợp đồng dự án PPP nhằm thu hút nhà đầu tư tư nhân tham gia đầu tư xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng, cung cấp sản phẩm, dịch vụ công mà Nhà nước có trách nhiệm cung cấp.

Điều 4 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư liệt kê các lĩnh vực đầu tư theo phương thức PPP bao gồm:

  • Giao thông;
  • Lưới điện, nhà máy điện;
  • Thủy lợi, cung cấp nước sạch, thoát nước, xử lý nước thải, chất thải; (4) Y tế, giáo dục – đào tạo;
  • Hạ tầng công nghệ thông tin.

Trong đó, quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu của dự án PPP đối với từng lĩnh vực như sau:

Không thấp hơn 200 tỷ đồng đối với các dự án thuộc lĩnh vực: Giao thông vận tải; lưới điện; thủy lợi, cung cấp nước sạch, thoát nước và xử lý nước thải, xử lý chất thải và hạ tầng công nghệ thông tin.

Trường hợp thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn theo pháp luật về đầu tư thì không thấp hơn 100 tỷ đồng.

Không thấp hơn 100 tỷ đồng đối với các dự án thuộc lĩnh vực: Y tế, giáo dục – đào tạo.

Ý nghĩa của việc giới hạn lĩnh vực đầu tư nhằm chú trọng trực tiếp vào các ngành mục tiêu quan trọng, san sẽ nguồn lực kinh tế cho khu vực tư nhân.

2 hành vi bị cấm trong đầu tư theo phương thức PPP

Các hành vi này được quy định tại Điều 10 Luật này. Cụ thể:

Quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP không phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; không xác định được nguồn vốn Nhà nước trong dự án PPP trường hợp dự án có yêu cầu sử dụng; không đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục;

Phê duyệt dự án PPP khi chưa có chủ trương đầu tư; không phù hợp với chủ trương đầu tư; không đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục; Tiểu luận: Phân tích điểm mới của luật đầu tư năm 2022

Cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ký kết hợp đồng thông đồng với tổ chức tư vấn, nhà đầu tư dẫn tới quyết định chủ trương đầu tư, phê duyệt dự án PPP gây thất thoát vốn, tài sản của Nhà nước, tài nguyên của quốc gia; làm tổn hại, xâm phạm lợi ích của công dân và của cộng đồng;

Không bảo đảm công bằng, minh bạch trong lựa chọn nhà đầu tư;

Tiết lộ, tiếp nhận tài liệu, thông tin về quá trình lựa chọn nhà đầu tư;

Thông thầu;

Chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp, quyền và nghĩa vụ không đúng quy định của Luật này và hợp đồng dự án PPP;

Dừng cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ngoài trường hợp quy định tại hợp đồng dự án PPP;

Đưa, nhận, môi giới hối lộ;

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt, vụ lợi, tham nhũng trong quản lý và sử dụng vốn nhà nước trong dự án PPP; can thiệp bất hợp pháp vào quy trình thực hiện dự án PPP;

Gian lận, làm giả, làm sai lệch thông tin, hồ sơ, tài liệu; cố ý cung cấp thông tin không trung thực, không khách quan;

Cản trở việc phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về đầu tư theo phương thức PPP

Ý nghĩa của cấm những hành vi trên nhằm tìm kiếm những nhà đầu tư tiềm năng, đảm bảo công bằng cho các nhà đầu tư, tránh tình trạng tham nhũng, ăn hối lộ làm cản trở các hạng mục đầu tư, thu hút nhiều nhà đầu tư nước vào nước ta góp phần cải thiện nền kinh tế nước nhà

3. Doanh nghiệp dự án PPP được thành lập theo dạng công ty Tiểu luận: Phân tích điểm mới của luật đầu tư năm 2022

Theo quy định tại Điều 44, sau khi có quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư, nhà đầu tư chỉ được thành lập doanh nghiệp dự án PPP theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần (không được là công ty đại chúng) và có mục đích duy nhất để ký kết, thực hiện hợp đồng dự án PPP.

Doanh nghiệp được phát hành, mua lại trái phiếu riêng lẻ do mình đã phát hành, chứng khoán để huy động vốn thực hiện dự án PPP; không được phát hành trái phiếu riêng lẻ chuyển đổi và trái phiếu riêng lẻ kèm chứng quyền.

Việc phát hành trái phiếu phải đáp ứng đủ 03 điều kiện:

Số vốn huy động thông qua phát hành trái phiếu không vượt quá giá trị phần vốn vay được xác định tại hợp đồng dự án PPP;

Vốn huy động thông qua phát hành trái phiếu không được sử dụng cho bất kỳ mục đích nào ngoài mục đích thực hiện dự án theo hợp đồng dự án PPP hoặc cho việc cơ cấu lại các khoản nợ của doanh nghiệp;

Doanh nghiệp dự án PPP phải mở tài khoản phong tỏa để nhận tiền mua trái phiếu và giải ngân theo đúng quy định.

Ý nghĩa của việc thành lập doanh nghiệp dự án PPP theo dạng công ty nhằm hạn chế việc nhiều nhà đầu tư gộp về 1 dự án nhưng không thống nhất, đùn đẩy trách nhiệm qua lại qua đó làm chậm tiến độ của dự án.

4. Cơ chế chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu Tiểu luận: Phân tích điểm mới của luật đầu tư năm 2022

So với dự thảo được trình trước đó, Điều 84 Luật này đã chốt phương án thực hiện cơ chế chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu như sau:

Khi doanh thu thực tế đạt cao hơn 125% mức doanh thu trong phương án tài chính tại hợp đồng dự án PPP, Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP chia sẻ với Nhà nước 50% phần tăng thu giữa doanh thu thực tế đó và doanh thu đạt ở mức 125% doanh thu trong phương án tài chính.

Nhà nước chia sẻ với nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP 50% phần giảm thu giữa doanh thu thực tế và doanh thu cam kết tại hợp đồng đối với dự án PPP đáp ứng được một số điều kiện nhất định.

Đây được đánh giá là một cơ chế mới, đặc biệt quan trọng trong quá trình thực hiện dự án PPP.

Ý nghĩa của việc này nhằm làm giảm việc chậm thanh toán giá trị công trình hạn tránh việc gây ra thiệt hại lớn cho nhà đầu tư cũng như làm ảnh hưởng đến việc tiếp tục triển khai những giai đoạn tiếp theo của dự án. Tiểu luận: Phân tích điểm mới của luật đầu tư năm 2022

5. Quy định chi tiết tư cách hợp lệ của nhà đầu tư

Không phải nhà đầu tư nào cũng có thể tham gia đầu tư theo phương thức PPP mà chỉ những nhà đầu tư đáp ứng được các điều kiện sau:

  • Có đăng ký thành lập, hoạt động do cơ quan có thẩm quyền của nước mà nhà đầu tư đang hoạt động cấp;
  • Hạch toán tài chính độc lập; bảo đảm cạnh tranh trong lựa chọn nhà đầu tư;
  • Không đang trong quá trình giải thể; không thuộc trường hợp mất khả năng thanh toán theo quy định của pháp luật;
  • Không đang trong thời gian bị cấm tham gia hoạt động đầu tư theo phương thức PPP;
  • Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ phải liên danh với nhà đầu tư thuộc khu vực tư nhân để tham dự thầu;
  • Nhà đầu tư thành lập theo pháp luật nước ngoài phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường khi tham dự thầu dự án thuộc ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện theo pháp luật về đầu tư.

Ý nghĩa của việc này nhằm tăng tính cạnh tranh giữa các nhà đầu tư, tránh việc trong quá trình thi công thì các nhà đầu tư mất khả năng thanh toán hoặc giải thể ảnh hưởng rất lớn đến dự án.

Phần 3: So sánh các hợp đồng PPP: BOT, BTO, BOO, BTL, BLT và O&M

3.1 Hợp đồng PPP là gì? Tiểu luận: Phân tích điểm mới của luật đầu tư năm 2022

PPP là một từ viết tắt của Public – Private Partnership được hiểu là đầu tư theo hình thức đối tác công tư, đầu tư theo hình thức đối tác công tư (viết tắt là PPP) là phương thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp đồng dự án giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để xây dựng, cải tạo, vận hành, kinh doanh, quản lý công trình hạ tầng, cung cấp dịch vụ công.

Hình thức này đã được triển khai từ nhiều năm nay tại Việt Nam.

Trong hình thức đầu tư PPP thường sẽ thiết lập quan hệ đối tác giữa cơ quan nhà nước và chủ đầu tư qua một hợp đồng ràng buộc về mặt pháp lý hoặc một số cơ chế khác. Tại đây các bên sẽ đồng ý chia sẻ các trách nhiệm liên quan tới việc lên kế hoạch và thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng.

Từ định nghĩa PPP là gì có thể khái quát đặc điểm của PPP sẽ bao gồm như sau:

Chủ thể hợp đồng PPP bao gồm cơ quan nhà nước và doanh nghiệp tư nhân

Hợp đồng PPP có liên quan đến các công trình kết cấu hạ tầng và dịch vụ công

Mỗi dự án PPP sẽ có một loại hợp đồng tương ứng phù hợp với đặc điểm và yêu cầu cụ thể của từng loại hình được quy định tại Nghị định 63/2018/NĐ-CP.

3.2 Các loại hợp đồng PPP: Tiểu luận: Phân tích điểm mới của luật đầu tư năm 2022

Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 63/2018/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công tư thì hiện nay Việt Nam cho phép thực hiện các dự án sau:

Hợp đồng xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao (BOT):

Là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư được quyền kinh doanh công trình trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao – Kinh doanh (BTO):

Là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư chuyển giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định.

Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao (BT):

Là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được thanh toán bằng quỹ đất để thực hiện Dự án khác.

Hợp đồng Xây dựng – Sở hữu – Kinh doanh (BOO):

Là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư sở hữu và được quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định. Tiểu luận: Phân tích điểm mới của luật đầu tư năm 2022

Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao – Thuê dịch vu (BTL):

Là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư chuyển giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được quyền cung cấp dịch vụ trên cơ sở vận hành, khai thác công trình đó trong một thời hạn nhất định; cơ quan nhà nước có thẩm quyền thuê dịch vụ và thanh toán cho nhà đầu tư.

Hợp đồng Xây dựng – Thuê dịch vụ – Chuyển giao (BLT):

Là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư được quyền cung cấp dịch vụ trên cơ sở vận hành, khai thác công trình đó trong một thời hạn nhất định; cơ quan nhà nước có thẩm quyền thuê dịch vụ và thanh toán cho nhà đầu tư; hết thời hạn cung cấp dịch vụ, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Hợp đồng Kinh doanh – Quản lý (O&M):

Là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để kinh doanh một phần hoặc toàn bộ công trình trong một thời hạn nhất định.

3.3 So sánh các hợp đồng PPP: BOT, BTO, BOO, BTL, BLT và O&M

Điểm giống nhau:

  • Đều là hình thức đầu tư của hợp đồng PPP;
  • Được thực hiện dựa trên cơ sở hợp đồng;
  • Được quyền chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng dự án nếu đáp ứng yêu cầu của pháp luật;
  • Lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức đấu thầu rộng rãi hoặc chỉ định thầu thục hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
  • Nhà đầu tư phải đáp ứng được các điều kiện chung và tùy từng loại hợp đồng mà có thêm những điều kiện bắt buộc kèm theo. Tiểu luận: Phân tích điểm mới của luật đầu tư năm 2022

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0906865464