Tiểu luận: luật kinh doanh

Chia sẻ cho các bạn sinh viên ngành luật bài Tiểu luận: luật kinh doanh. Theo mình biết hiện nay có rất nhiều bạn sinh viên đang có một vấn đề chung là gặp khó khăn trong khi viết bài: luận văn, khóa luận, báo cáo, tiểu luận. Biết được điều đó nên mình đã ở đây để trợ giúp các bạn những bài tiểu luận hay nhất. Hãy liên hệ với mình khi các bạn chưa lên được ý tưởng cho bài làm của mình nhé.

Chương 1. Một số vấn đề cơ bản về công ty cổ phần:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>> Bảng Giá Viết Thuê Tiểu Luận Môn

1.1 Khái niệm công ty cổ phần: Tiểu luận: luật kinh doanh

Công ty cổ phần là loại hình đặc trưng của công ty đối vốn, vốn của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, người sở hữu cổ phần gọi là cồ đông, chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty cho đến hết giá trị cổ phần mà họ sở hữu.

1.2 Đặc điểm của công ty cổ phần

Thành viên của công ty: công ty cổ phần mới thành lập phải có ít nhất ba cổ đông sáng lập. Trong suốt quá trình tồn tại và họạt động , công ty không được có ít hơn ba cổ đông. Số lượng cổ đông tối đa không bị hạn chế. Công ty cổ phần là loại công ty đặc trưng cho công ty đối vốn, nên có sự liên kết của nhiều cổ đông và vì vậy, việc quy định số lượng cổ đông tối thiểu phải có đã trở thành thông lệ quốc tế trong mấy trăm năm tồn tại của công ty cổ phần. Pháp luật doanh nghiệp của hầu hết các nước trên thế giới đều có quy định số lượng cổ đông tối thiểu của công ty cổ phần.

Vốn điều lệ của công ty: được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Giá trị mỗi cổ phần gọi là mệnh giá cổ phần và được phản ánh trong cổ phiếu. Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vài điều lệ công ty. Việc góp vốn vào công ty được thực hiên bằng cách mua cổ phần, mỗi cổ đông có thể mua nhiều cổ phần. Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kĩ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty do thành viên góp vốn của công ty.

Vốn góp của các thành viên trong công ty: phần vốn góp (cổ phần) của các cổ đông được thể hiện dưới hình thức cổ phiếu. Các cổ phiếu do công ty phát hành là một loại hàng hóa. Cổ phiếu có thể được tự do chuyển nhượng trên thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật. Tiểu luận: luật kinh doanh

Chế độ trách nhiệm: công ty cổ phần chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty bằng tài sản của công ty. Các cổ đông chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

Cổ phần: là phần chia nhỏ nhất vốn điều lệ của công ty, được thể hiện dưới hình thức cổ phiếu. Giá trị mỗi cổ phần (mệnh giá cổ phần) do công ty quyết định và ghi vào cổ phiếu. Mệnh giá cổ phần có thể khác với giá chào bán cổ phần. Giá chào bán cổ phần do hội đồng quản trị của công ty quyết định nhưng không được thấp hơn giá thị trường tại thời điểm chào bán. Trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 87 Luật doanh nghiệp.

Cổ phần của công ty có thể tồn tại dưới hai loại là cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi. Công ty phải có cổ phần phổ thông. Người sở hữu cổ phần phổ thông gọi là cổ đông phổ thông. Công ty có thể có cổ phần ưu đãi. Người sở hữu cổ phần ưu đãi gọi là cổ đông ưu đãi.

a.Cổ phần ưu đãi gồm các loại sau: Tiểu luận: luật kinh doanh

  • Cổ phần ưu đãi biểu quyết: là cổ phần có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phần phổ thông. Số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết do điều lệ công ty quy định. Chỉ có tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết. Ưu đãi biểu quyết của cổ đông sang lập chỉ có hiệu lực trong ba năm, kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh. Sau thời hạn đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chuyển đổi thành cổ phần phổ thông.
  • Cổ phần ưu đãi cổ tức: là cổ phần được trả cổ tức với mức cao hơn cổ tức hàng năm gồm cổ tức cố định và cổ tức thưởng. Cổ tức cố định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty. Mức cổ tức cố định cụ thể và phương thức xác định cổ tức thưởng được ghi trong cổ phiếu.
  • Cổ phần ưu đãi hoàn lại: là cổ phần sẽ được công ty hoàn lại vốn góp bất cứ khi nào theoyêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại.
  • Cổ phần ưu đãi khác do điều lệ của công ty quy định.

Cổ phần phổ thông của công ty cổ phần không thể chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi. Nhưng cổ phần ưu đãi có thể chuyển thành cổ phần phổ thông (theo quyết định của đại hội đồng cổ đông). Tiểu luận: luật kinh doanh

Cổ phần là căn cứ pháp lý chứng minh tư cách thành viên công ty bất kể họ có tham gia thành lập công ty hay không. Từ cổ phần phát sinh quyền và nghĩa vụ của các thành viên. Mỗi cổ phần của cùng một loại đều tạo cho người sở hữu nó có các quyền, nghĩa vụ và lợi ích ngang nhau.

Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó. Cổ phiếu có thể ghi tên hoặc không ghi tên. Luật công ty một số nước quy định mệnh giá tối thiểu của một cổ phiếu (giá trị các cổ phần được phản ảnh trong cổ phiếu) và nguyên tắc làm tròn số. Luật doanh nghiệp của Việt Nam không có quy định này nhưng người ta thường phát hành các cổ phiếu có mệnh giá tương đương để dễ dàng so sánh trên thị trường chứng khoán.

Cổ phiếu là giấy tờ có giá trị chứng minh tư cách chủ sở hữu cổ phần và đồng thời là tư cách thành viên công ty của người có cổ phần. Cổ phiếu có thể được mua bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kĩ thuật, các tài sản khác, quy định tại điều lệ công ty và phải được thanh toán đủ một lần.

Tổ chức của công ty cổ phần: công ty cổ phần là loại công ty thông thường có rất nhiều thành viên và việc tổ chức quản lý rất phức tạp, do đó cần phải có một cơ chế quản lý chặt chẽ. Cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần gồm có: Đại hội đồng cổ đông, hộiđồng quản trị và giám đốc (tổng giám đốc). Đối với công ty cổ phần có trên 11 cổ đông là cá nhân hoặc cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty phải có ban kiểm soát.

b.Vốn và chế độ tài chính Tiểu luận: luật kinh doanh

  • Công ty cổ phần là loại hình đặc trưng của công ty đối vốn nên các quy định về vốn và chế độ tài chính có ý nghĩa rất quan trọng.
  • Khi thành lập, công ty phải có vốn điều lệ. Vốn điều lệ của công ty trong một số ngành nghề nhất định không được thấp hơn vốn pháp định. Vốn điều lệ của công ty phải thể hiện một phần dưới dạng cổ phần phổ thông hoặc có thể có một phần là cổ phần ưu đãi. Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau nắm giữ ít nhất 20% số cổ phần phổ thông được quyền chào bán của công ty để huy động vốn điều lệ khi thành lập. Người được mua cổ phần ưu đãi do pháp luật quy định và do điều lệ công ty quy định hoặc do Đại hội đồng cổ đông quyết định.
  • Khi chào bán cổ phần, hội đồng quản trị định giá chào bán cổ phần. Giá chào bán cổ phần không được thấp hơn giá thị trường tại thời điểm chào bán, trừ các trường hợp cổ phần chào bán lần đầu tiên sau khi đăng kí kinh doanh, cổ phần chào bán cho tất cả các cổ đông theo tỷ lệ cổ phần hiện có của họ ở công ty và cổ phần người môi giới hoặc người bảo lãnh. Thủ tục và trình tự chào bán cổ phần được thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
  • Cổ phần phải được thanh toán đủ một lần. Sau khi thanh toán đủ cổ phần đăng kí mua, cổ đông có quyền yêu cầu công ty cấp cổ phiếu cho mình. Trường hợp cổ phiếu bị mất, bị rách, bị cháy hoặc bị tiêu hủy dưới hình thức khác cổ đông phải báo ngay cho công ty và có quyền yêu cầu công ty cấp lại cổ phiếu.
  • Người sở hữu cổ phần có quyền chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty. Cổ phần được coi là đã chuyển nhượng khi ghi đúng và đủ vào sổ đăng kí cổ đông các thông tin về tên, địa chỉ người nhận chuyển nhượng, số lược cổ phần từng loại, ngày đăng kí cổ phần. Kể từ thời điểm đó, người nhận chuyển nhượng cổ phần trở thành cổ đông của công ty. Tiểu luận: luật kinh doanh
  • Cổ đông biểu quyết phản đối quyết định về việc tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại điều lệ công ty có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình. Công ty phải mua lại cổ phần trong trường hợp này trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu. Công ty có quyền mua lại không quá 30% tổng số cổ phần phổ thông đã bán, một phần hoặc toàn bộ cổ phần ưu đãi đã bán. Công ty chỉ được quyền thanh toán cổ phần mua lại cho cổ đông nếu ngay sau khi thanh toán hết số cổ phần được mua lại, công ty vẫn đảm bảo thanh tóa đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác.
  • Trong quá trình hoạt động, công ty cổ phần có quyền phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật để đáp ứng nhu cầu vốn cho kinh doanh.
  • Việc thanh toán cổ tức cho các cổ đông của công ty cổ phần chỉ được tiến hảnh khi công ty kinh doanh có lãi, đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế và các nghĩa vụ tổ chức khác theo quy định của pháp luật và ngay khi trả hết số cổ tức đã định, công ty vẫn phải thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vũ tài sản khác đến hẹn phải trả.

Công ty cổ phần là loại doanh nghiệp có chế độ tài chính rất phức tạp, nó đòi hỏi một chế độ kế toán, kiểm toán, thống kê chặt chẽ và thích hợp để bảo vệ quyền lợi của các chủ thể liên quan.

1.3 Điều kiện hình thành công ty cổ phần: Tiểu luận: luật kinh doanh

a.Tồn tại sở hữu khác nhau về vốn:

Công ty cổ phần là công ty có nhiều người đứng sở hữu. Nếu công ty chỉ thuộc một chủ sở hữu thì dù chủ sở hữu đó là một cá nhân hay một tổ chức thì đó không phải là công ty cổ phần mà thuộc một loại hình công ty khác có thể là công ty tư nhân, công ty TNHH một thành viên hay công ty liên doanh( nếu chủ sở hữu là Nhà nước).

b.Những người có vốn muốn tham gia đầu tư để kinh doanh thu lợi nhuận:

Đây là hình thức đầu tư mạo hiểm nhất so với các hình thức đầu tư khác như mua công trái, trái phiếu, gửi ngân hàng…Trong kinh doanh có khả năng bị phá sản nhưng bù lại là hình thức đầu tư có hứa hẹn nhất và không bị lạm phát với món tiền lớn.

c.Lợi nhuận thu được phải có đủ sức hất dẫn người có vốn tham gia kinh doanh Tiểu luận: luật kinh doanh

Nếu lợi nhuận trong kinh doanh mang lại lớn hơn lợi tức ngân hàng hoặc lợi tức do đầu tư vào các lĩnh vực khác và lớn hơn đủ mức cần thiết thì người có vốn mới sẵn sàng góp vốn vào công ty cổ phần để tham gia kinh doanh.

d.Phải có sự nhất trí thành lập công ty:

Những người có vốn muốn tham gia kinh doanh phải thỏa thuận được với nhau để cùng góp vốn và đứng ra thành lập công ty cô phần trên cơ sở những qui định của pháp luật. Nếu không thỏa thuận được thì công ty cổ phần không thể thành lập được.

II. VAI TRÒ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TRONG NỀN KINH TẾ NƯỚC TA HIỆN NAY

Công ty cổ phần ra đời và phát triển khá sớm ở các nước tư bản chủ nghĩa,đối với nước ta công ty cổ phần phát triển muộn hơn nhiều.Chỉ từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI với việc thực hiện chủ trương đổi mới quản lí kinh tế đảng và nhà nước là phát triển kinh tế hóa nhiều thành phần ở nước ta mới bắt đầu xuất hiện 1 số công ty cổ phần với quy mô nhỏ bé,trình độ thấp và trong giai đoạn sơ khai.Từ đó đến nay công ty cổ phần phát triển tương đối mạnh mẽ và đã khẳng định vai trò to lớn của mình trong nền kinh tế Việt Nam, nước ta điều kiện tiên quyếtđể thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển kinh tế là phải huy động nguồn vốn lớn. Huy động vốn trong nhân dân vừa là giải pháp cấp bách vừa là giải pháp cơ bản trong chiến lược tạo vốn cho từng doanh nghiệp hiện nay. Điều này chỉ thực hiện được thông báo qua công ty cổ phần. Bởi vì so với công ty cổ phần thì hai hình thức huy động vốn ở nước ta hiện nay là hệ thống quỹ tiết kiệm và tín phiếu kho bạc còn nhiều nhược điểm (cả người gửi và người đi vay ) .Thứ nhất, nếu huy động vốn qua hệ thống tiế kiệm, tín dụng thì chi phí và lãi suất cao gây khó khăn cho người sử dụng vốn vì phải thong qua nhiều khâu chi phí nghiệp vụ và lợi tức tăng lên. Huy động vốn thông qua công ty cổ phần giảm được chi phí không cần thiết tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng vốn cũng như bảo vệ quyề lợi người có vốn. Thứ hai, tiền gửi vào quỹ tiết kiệm hoặc mua tín phiếu có lãi suất ổn định,hạn chế phần nào rủi ro nhưng người có vốn hoàn toàn mất khả năng chi phối việc sử dụng vốn, không được hưởng những may mắn đồn vốn đó. Khi mua cổ phiếu, tuy phải chịu rủi ro ở mức độ nhất định nhưng được hưởng may mắn mà lúc nào có trong thương trường. Hơn nữa các cổ đông lai có quyền lực trong Đại Hội cổ đông và khi điều kiện cùng khả năng cho phép họ có thể được bầu vào các cơ quan lãnh đạo của công ty. Do dó việc mua cổ phiếu hấp dẫn hơn. Tiểu luận: luật kinh doanh

Ngoài ra công ty cổ phần còn là hình thức liên doanh tốt nhất để tranh thủ đầu tư nước ngoài. Nước ta hiện nay đang cần thiết vốn đầu tư nước ngoài cho sự phát triển kinh tế,hình thức liên doanh góp vốn cổ phần với nước ngoài sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam có đủ sức mạnh về mọi mặt vốn , tiềm lực vật chất kĩ thuật,năng lực quản lí.

Hệ thống DNNN ở nước ta hiện nay đang hoạt động kém hiệu quả một phần không xác định ai là chủ sở hữu đích thực. Đây là nguyên nhân gây ra sự lãnh đạm, thiếu trách nhiệm,thiếu kĩ cương, kỉ luật của người lao động,sự giảm sút về năng suất, chất lượng,và hiệu quả, thiếu minh bạch trong phân phối thu nhập.Còn trong công ty cổ phần chủ sở hữu và quyền được sử dụng được xác định rõ rang nên cơ chế phân phối lợi ích được giải quyết thỏa đáng.lợi ích của người lao động và người có vốn gắng liền với kết quả sản xuất kinh doanh của công ty nên trở thành động lực bên trong thúc đẩy việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty

Hiện nay quá trình cổ phần hóa ở nước ta đang dược triến khai khá mạnh mẽ.Việc hình thành công ty cổ phần thông qua cổ phần hóa góp phần nâng cao vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước bởi chỉ có nâng cao dược hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước vói hình thức tham dự cổ phần của mình có thể nhanh chóng can thiệp nhằm điều chỉnh cơ cấu kinh tế thúc đẩy sự phát triển và điều tiết thị trường 1 cách có hiệu quả

Công ty cổ phần ra đời còn góp phần thúc đẩy sự ra đòi và phát triển thị trường chứng khoáng ở Việt Nam.Tháng 7 năm 1998 đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong quá trình hình thành thị trường chứng khoán ở Việt Nam.Đồng thời với việc ban hành nghị định 48/1998/NĐ-CP về chứng khoáng và thị trường chứng khoán.Chính phủ đã quyết định số 127/1998/QĐ-TTg về thanh lập hai

Trung tâm Giao dịch chứng khoán tại Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh, phát đi hiệu lệnh khởi động thị trường chứng khoán.Thông qua thị trường chứng khoán,các nhà kinh doanh có thể huy động mọi nguồn tiết kiệm trong dân cư. Nó là cơ sở quan trọng để nhà nước thông qua đó sử dụng các chính sách tiền tệ can thiệp vào hoạt động của nền kinh tế nhằm đạt được mục tiêu đã lựa chọn.Thiếu thị trường chứng khoán sẽ không có nền kinh tế thị trường phát triển.Song sự ra đời của nó không phụ thuộc ý muốn chủ quan của con người mà là kết quả của sự phát triển chung về kinh tế xã hội,trong đó sự ra đời và phát triển ,hoạt động 1 cách hoàn hảo của các công ty cổ phần giữ vai trò quyết định. Tiểu luận: luật kinh doanh

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0906865464