Chia sẻ đề tài Tiểu Luận: Lịch Sử Nghề Gốm Việt Nam cho các bạn đang chuẩn bị làm bài tiểu luận cùng nhau tham khảo nhé. Tiểu luận môn học là một trong những yêu cầu bắt buộc của các trường đại học, và Cao Học. Đối với sinh viên hay học viên tất cả các khóa học đều bắt buộc phải làm một bài tiểu luận, với đề tài bắt buộc hoặc là một đề tài cụ thể nào đó ví dư như đề tài: Tiểu Luận: Lịch Sử Nghề Gốm Việt Nam các bạn cùng tham khảo đề tài tiểu luận dưới đây nhé.
1. Buổi đầu sơ khai của kỹ thuật gốm đất nung
1.2.Sự ra đời của gốm
- Nghề gốm xuất hiện ở Việt Nam vào thời văn hóa Bắc Sơn
- Gốm được nhào từ đất sét với cát để nặn xương gốm nhưng trong cát có lẫn tạp chất, nhưng không được lọc vì thế mặt gốm nung không được nhẵn mịn. Tuy vậy đồ gốm còn ít và hình dáng thô, độ nung chưa cao, sản xuất chủ yếu để phục vụ đời sống cư dân.
- Giai đoạn đầu thì cư dân làm gốm sau đó đem phơi rồi dùng được gọi là gốm thô chưa nung. Sau đó rất lâu cư dân mới biết đến việc nung gốm để sản phẩm bền hơn và ít thấm nước được gọi là gốm đất nung.
- Vào giai đoạn đầu thì cư dân làm gốm bằng cách đan khuôn nan theo ý mình rồi trác đất sét đã nhồi vào bên trong khuôn nan rồi đem phơi khô sau đó thì nung.
1.3.Bước phát triển của đồ gốm làm bằng bàn xoay “Tiểu luận: Lịch Sử Nghề Gốm Việt Nam”
- Đây là bước tiến cực kỳ quan trọng.
- Giai đoạn cách mạng đá mới nghề làm gốm giữ vị trí quan trọng trong đời sống và sản xuất, hình thành các trung tâm làm gốm,sx đồ gốm với kỹ thuật làm bằng tay hoặc bằng bàn xoay nhưng chưa phổ biến.
- Kỹ thuật làm gốm bằng bàn xoay chỉ thực sự phổ biến vào thời văn hóa Phùng Nguyên. Người ta dùng bàn xoay không để tạo dáng mà còn tạo cả hoa văn trên gốm, đó là các hoa văn đường chỉ chìm chạy song song rất đều quanh miệng, quanh thân hoặc quanh đế.
- Đến giai đoạn này thì đồ gốm nước ta tiến lên một bước mới , một bước tiến về chất lượng và mỹ thuật.
- Nguyên liệu : gốm đươc làm từ đất sét tương đối mịn, tạo ra loại gốm mỏng, trau chuốt và vẻ mặt bề ngoài rất mịn. Đặc biệt vào thời văn hóa Gò Mun đất sét và chất pha trộn được chọn lọc kỹ, trộn thêm nhiều hạt các to và bã thực vật vào đất sét để khi nung gốm không bị rạn nứt
- Hoa văn trên gốm rất đa dạng :các đồ án hoa văn lấy đối xứng làm lối trang trí chủ đạo.đỉnh cao của hoa văn thời phùng nguyên là loại hoa văn khắc vạch chấm dải. Đây là loại hoa văn phức tạp, đối xứng và sinh động.
Các nghệ nhân dùng thủ pháp in lăn bằng con lăn cuộn thừng mịn, chấm ấn bằng dấu que nhiều răng có vết lõm rõ ràng. Hay hoa văn kiểu khuôn nhạc đơn giản, đường tròn đồng tâm hay gấp khúc, đồ án chữ S móc nối đuôi nhau, những thanh đoạn thẳng cắt chéo nhau tạo thành hình vuông,…và xuất hiện những hoa văn bên trong miệng gốm
Đồ gốm giai đoạn này đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật chế tác. Đất sét và chất pha tạp được chọn lọc kỹ nên độ kết dính của xương gốm cao và chắc, gốm được nung với nhiệt độ cao khoảng từ 800-900ºC gốm cứng, chắc và bền, ít thấm nước, màu sắc đẹp. “Tiểu luận: Lịch Sử Nghề Gốm Việt Nam”
Các sản phẩm được thực hiện trên bàn xoay có xương gốm mỏng đều, bên cạnh gốm thô pha cát còn có gốm mịn. Đây là sản phẩm cao cấp hơn, đất sét được pha thêm một loại cát nhỏ, hạt đều và hỗn hợp sét cát được lọc kỹ trước khi làm xương. vào giai đoạn này người ta chưa biết đến men gốm nhưng lại tạo ra một thứ tương tự như men gốm đó là áo gốm. áo gốm được làm từ loại đất sét tốt và qua khâu tinh lọc loại bỏ tạp chất thì khi phủ lên mặt ngoài gốm mới mịn màng.
Gốm Phùng Nguyên được coi là mở đầu cho một giai đoạn phát triển cao của gốm đất nung Việt Nam.
1.4. Kỹ thuật nung gốm đất nung
- Giai đoạn Đá Mới, Đa Bút, Quỳnh Văn,…gốm được nung bằng cách đơn giản nhất: nung ngoài trời, trong đống lửa, được nung trong khoảng thời gian ngắn.
- Gốm hậu kỳ Đá Mới – sơ kỳ Đồng Thau về cơ bản được nung trong điều kiện kỹ thuật hơn. Phương thức nung trung gian giữa ngoài trời trong đống lửa với nung trong lò – phương thức nung trong hố hở.
- Gốm thời Đồng Thau – sơ kỳ đồ sắt được nung tốt hơn, có thể được nung trong lò nhưng không phải là tất cả.(gốm Đồng Đậu, Gò Mun,Qùy Chử…) Lò có cấu tạo đơn giản, buồng nung và buồng đốt tách biệt, nhiên liệu đốt là củi, thời gian đốt và ủ được kéo dài.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Viết Thuê Tiểu Luận Môn
2.Sự xuất hiện và phát triển của các loại gốm men “Tiểu luận: Lịch Sử Nghề Gốm Việt Nam”
2.1 Sự xuất hiện của gốm men
-Gốm men xuất hiện vào thời Bắc thuộc. Do trong quá trình phát triển và có sự du nhập của gốm phía Bắc vào nước ta nên đòi hỏi các nghệ nhân phải học hỏi tinh hoa của gốm từ Trung Quốc tràn vào và có những sáng tạo để tạo ra sản phẩm mới lạ và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nên các nghệ nhân phải tìm tòi, tạo ra các loại gốm đẹp và độc đáo hơn.
-Đồ gốm thời Bắc thuộc rất phát triển, đa dạng và phong phú về chủng loại và số lượng.
- Gốm đất nung có đăc điểm : nhẹ lửa màu trắng hồng hay sữa đục
- Gốm sành : xương gốm màu đỏ, xám hay xám xanh
- Gốm men : hầu hết là sành hay nửa sành nửa sứ có màu vàng nhạt
- Gốm men được làm từ đất sét trắng có khả năng chịu nhiệt cao, có xương mỏng, bóng, độ rắn cao và nhiều kích cỡ.
2.2 Gốm men ngọc “Tiểu luận: Lịch Sử Nghề Gốm Việt Nam”
- Gốm men ngọc là loại gốm có xương gốm tốt, phủ bên ngoài một lớp men dày màu xanh mát, trong bóng như thủy tinh. Loại gốm này có vẻ đẹp trang nhã, tinh tế và đầy tính vương quyền.
- Loại gốm này xuất hiện ở một số nước phương Đông và được nhiều nơi trên thế giới ưa chuộng. Gốm men ngọc còn có nhiều tên gọi khác như : men Đông Thanh, men Long Tuyền, men xanh đồ Tống,…Là một loại gốm quý, trước đây gốm men ngọc được cho là sản phẩm ra đời trên đất Trung Hoa rồi được đưa sang Việt Nam để phục vụ cho quan lại Trung Hoa trong thời kỳ đô hộ. Sau đó được du nhập theo con đường buôn bán đồ cổ. Vì vậy, gốm men ngọc được quy vào những niên đại thuộc các thời Tống, Nguyên, Minh, Thanh bên Trung Quốc.
- Ở nước ta, gốm men ngọc xuất hiện vào thời Lý và thịnh hành ở những thế kỷ XI đến thế kỷ XIII. Về loại hình, gốm men ngọc thuộc loại sành trắng hoặc sành xốp được phủ một lớp men màu với nhiều sắc độ : màu lá đào non, màu xanh nước biển, màu da trời, màu vàng nhạt,…Men gốm được tráng dày, có độ sâu vào trong, sờ vào thấy mát tay, nhìn thấy dịu mắt. Loại gốm này rất có giá trị được dùng trong hoàng cung và xuất khẩu. “Tiểu luận: Lịch Sử Nghề Gốm Việt Nam”
- Xương gốm đất mịn, dày, nặng, nung trên khoảng 1200ºC. Thủ pháp trang trí hoa văn trên gốm bằng cách khắc chìm, khiến men dòn lại, tạo nên các độ dày mỏng khác nhau và sự lung linh cho họa tiết. Hoa văn đa phần là hoa sen cách điệu và các loại hoa lá, chim phượng, một số ít có hình người lẫn trong hoa lá được khắc chìm hoặc in nổi hoặc hoa đắp.
2.3. Gốm hoa nâu
- Đây là tên gọi chung cho những sản phẩm gốm được tráng men màu trắng ngà và có hoa văn màu nâu hoặc được tráng men màu nâu có hoa văn màu trắng ngà,có kiểu dáng to,chắc chắn, cốt gốm dày và thô. Gốm hoa nâu xuất hiện vào cuối thời Lý đầu thời Trần và phát triển rực rỡ vào trong khoảng thời gian từ thế kỷ XII – XIV, cho tới khi gốm hoa lam xuất hiện thì gốm hoa nâu mới mất dần vị trí độc tôn. Gốm hoa nâu được làm từ đất sét trắng kết hợp với cao lanh.
- So với các loại gốm trước gốm hoa nâu xuất hiện là một bước tiến dài về kỹ thuật. Phần lớn các loại men và màu của gốm hoa nâu được làm từ đá, đất, tro trấu và vôi.
- Các thủ pháp được sử dụng để trang trí là tráng men, khắc nét chìm, cạo men và tô màu. Hoa văn trang trí trên gốm hoa nâu thường là hoa dây chạy viền quanh miệng gốm, đặc biệt hầu hết trên các sườn gốm hoa nâu có đắp nổi hình hoa, chim,thú,…rất sinh động.Hoa văn trên gốm hoa nâu thời Trần khác hẳn thời Lý đó là hình rồng mâp, khỏe, uốn khúc thoải mái, khác hẳn với con rồng thời Lý thân hình thanh mảnh, uốn khúc gò bó.
- Gốm được nung trong lò với nhiệt độ khá cao trên 1200ºC, gốm hoa nâu được đánh giá cao về nghệ thuật tạo dáng và trang trí. Nó được coi là một trong những sản phẩm giàu tính bản địa nhất vì có nhiều nét riêng biệt, độc đáo so với các loại gốm khác.
2.4 . Gốm hoa lam “Tiểu luận: Lịch Sử Nghề Gốm Việt Nam”
- Gốm hoa lam là loai gốm phủ men trắng ngà, trang trí bằng những họa tiết hoa văn xanh cobalt dưới men bằng kỹ thuật bút lông. Gốm xuất hiện ở Việt Nam vào khoảng đầu hoặc nửa đầu thế kỷ XIV, thuộc loại sành trắng, xương đất mịn, mỏng, cứng hơn gốm hoa nâu và gốm men ngọc do đất được luyện, lọc kỹ và nung ở nhiệt độ cao.
- Để có màu men đẹp, điều cần thiết nhất phải có cốt xương gốm tốt, màu lam dưới men lộ rõ sắc, men bám chặc vào xương đất có độ rắn cao. Men của gốm hoa lam bao gồm tro trấu và một số bột đá được dùng tương đối phổ biến nên các sản phẩm có độ trắng cao, men chảy đều và bóng.
- Bắt đầu từ gốm hoa lam có sự chuyển đổi kỹ thuật : dùng bút lông để vẽ hoa văn bằng màu dưới men đã đem lại những nét mới mẻ trong kỹ thuật trang trí gốm Việt Nam. Phong cách phóng túng, sinh động của lối vẽ phóng bút và công bút, lối vẽ nhẹ nhàng như thủy mạc thay thế lối khắc chìm trên xương đất và tô màu. Gốm hoa lam khai thác triệt để các yếu tố của hội họa, nhất là các yếu tố tạo mảng, đậm nhạt trong một họa tiết làm tăng thêm khả năng diễn đạt của bút pháp trang trí.Vẽ đẹp tiêu biểu của gốm hoa lam là lối vẽ phóng bút trên các lọ hoa, chân đèn,chân bát đĩa. Hoa văn thường là rồng, phượng, mây, hoa sen,…
- Nếu kỹ thuật chế tác gốm men ngọc và gốm hoa nâu bị thất truyền thì loại gốm hoa lam “ 1 trong 3 đỉnh cao của gốm cổ Việt” vẫn còn tồn tại đến ngày nay, với kỹ thuật dùng bút lông vẽ trực tiếp các hoa văn màu xanh cobalt trên nền mộc của xương gốm được các lò gốm Hải Dương và Phù Lãng kế thừa và lưu truyền đến ngày nay. Thợ vẽ gốm bằng bút lông phải có tay nghề cao, họa tiết hoa văn, màu sắc cũng như đồ án trang trí phải hài hòa với dáng gốm.
3. Cách chế men và tráng men “Tiểu luận: Lịch Sử Nghề Gốm Việt Nam”
3.1.Kỹ thuật chế men
- Thông men được chế theo hai cách : khô và ướt. Nhưng các thợ làm gốm thường chế men theo kiểu men ướt.
- Men được làm từ các nguyên liệu tự nhiên có sẵn. Thành phần chính của men là tro, đất sét trắng, vôi sống và một số phụ gia khác.
- Công thức pha chế men tro theo kinh nghiệm dân gian là : 2,5 bát đất sét trắng + 4,7 bát vôi sống + 12 bát tro. Sau đó hòa vào nước khuấy đều và lọc nhiều lần rồi thêm các phụ gia vào cho thích hợp và đánh đều thành men.Muốn có men màu vàng thì trộn tro với đất màu vàng hoặc phù sa sông Hồng, trộn tro với đất sét trắng thì có men màu trắng ngà hoặc màu sữa, trộn tro với đất đỏ thì có men màu nâu.
- Một số cách pha chế men ở các làng gốm :
- Ở làng gốm Bát Tràng : ở thế kỷ XIV – XIX người thợ dùng 5 loại men, nhưng phổ biến là men tro. Đây là loại men đặc sắc được pha chế từ các thành phần chính là: đất sét trắng, vôi sống và tro trấu. Ngoài men tro còn có men nâu sẫm gồm : đất sét trắng, tro trấu, vôi sống và thêm 5% đá đỏ, men rạn được điều chế từ vôi sống, tro trấu và cao lanh chùa Hội,…
- Ở Làng Cậy : sản xuất gốm men với nguyên liệu là tro, tỉ lệ là 1 thúng vôi, 9 thúng tro trấu. Trộn tro trấu với vôi đem hầm trong vài ngày rồi cho vào cối giã cho thật nhỏ và mịn. Sau đó hòa vào nước khuấy lọc nhiều lần thêm cao lanh vào cho thích hợp và đánh đều thành men. “Tiểu luận: Lịch Sử Nghề Gốm Việt Nam”
- Ở Phù Lãng : người thợ chế men bằng những nguyên liệu có sẵn tại địa phương. Gồm có tro trấu được ray thật mịn và đất từ sông Cầu đã được loại bỏ tạp chất. Công thức chế men :
- men màu vàng đất : 1 bát tro + 3 bát bùn + ít đá thối
- men màu đen : 1 bát tro + 5 bát bùn + ít đá thối
- men đọng, men co : 2 vôi + 8 bát tro + ít bột đá
3.2.Cách tráng men
- Tráng men còn được gọi là phủ men hoặc láng men
- Có 2 cách tráng men :
- Kìm đúc : tráng bên trong trước rồi tráng bên ngoài sau
- Quay men : 1tay đỡ sản phẩm, 1 tay quay chiếc bát trong thùng men. Cách quay này được các thợ chuyên nghiệp hay dùng và khi quay trông giống như một nghệ sỹ đang xiếc.
Ngoài hai cách để tráng men cho các sản phảm nhỏ còn các sản phẩm lớn dùng cách dội men hoặc phun men.
– Đối với gốm bạch ngọc hay gốm khong trang trí thì có hai lần tráng men. Lần đầu là tráng áo nhúng xương gốm vào men sau đó đem phơi thật khô rồi tráng một lớp nữa gọi là men bóng.
– Đối với các sản phẩm có trang trí họa tiết hoa văn thì phức tạp hơn, càng nhiều họa tiết thì càng phức tạp. Người thợ phải tráng nhiều lần cho mỗi sản phẩm kết hợp với tráng nhiều loại men hoặc vẽ trên men còn chưa khô hẳn rồi tráng tiếp với lớp khác và mỗi động tác phải tuân theo qui trình nghiêm ngặt.
4. Các loại hình sản phẩm của gốm “Tiểu luận: Lịch Sử Nghề Gốm Việt Nam”
4.1. Gốm gia dụng
– là loại gốm dùng trong đời sống thường nhật, như bát đĩa, ấm chén, thạp, lọ hoa, bình, bát điếu,… Gốm gia dụng được phân thành 2 loại : gốm dân dụng và gốm ngự dụng, quan dụng
– Nét khác biệt giữa gốm ngự dụng và dân dụng ở chỗ chất lượng của loại gốm này bao giờ cũng tốt hơn : độ nung cao, xương mỏng, men bóng, màu sắc tinh tế và ở đáy sản phẩm bao giờ cũng có chữ quan hay nội phủ, họa tiết cũng đặc thù riêng như rồng, phượng,..
4.2.Gốm thờ
Là những sản phẩm được đặt trên bàn thờ, hương án, điện thờ, chùa, đình, nhà thờ,miếu,…bao gồm các loại chân đèn, chân nến, lư hương, bình hương,đỉnh, lọ lục,…Có thể thấy phần lớn các chân đèn được làm bằng gốm men, còn lư hương, những chiếc lư đẹp nhất là lư sành trước được sữ dụng trong các đình, chùa, miếu,…ngày nay các loại lư nhỏ được đặt tại điện thờ, loại lớn đặt ở tiền sảnh
4.3. Gốm mỹ nghệ trang trí “Tiểu luận: Lịch Sử Nghề Gốm Việt Nam”
Vào thời Lý xuất hiện những tượng bằng gốm men, mẫu mã, kiểu dáng vô cùng đa dạng. Như chum, vại, thạp, chậu cảnh,…bên cạnh đó có các loại tượng nhỏ như các con vật ngựa, hổ, khỉ, rồng,…Ngoài tượng còn có chậu cảnh, đền vườn, đèn treo,bể non bộ,…dùng để trang trí phần lớn là đất nung, sành, gốm men được sữ dụng rộng rãi trong đời sống xã hội, từ trồng cây cảnh, trang trí nội ngoại thất tư gia và các công trình kiến trúc ngoài trời.
4.4. Gốm kiến trúc, xây dựng
Dựa vào tính năng và tác dụng của nó ta có thể chia ra 3 loại.
- Các sản phẩm mang tính thực dụng được sử dụng như một vật liệu để kiến tạo công trình như : gạch chỉ, gạch vồ, ống cống,..
- Kết hợp tính thực dụng và trang trí bao gồm các loại ngói,ống ngói, gạch hoa, gạch phù điêu,…dùng để lợp mái hoặc ốp lát sân, tường,..
- Mang tính trang trí làm đẹp cho công trình : những đầu đao ở các mái đình, chùa, các rồng phượng gắn trên các bờ móc, bờ dải hoặc cột trụ.
5. Đồ sứ “Tiểu luận: Lịch Sử Nghề Gốm Việt Nam”
- Nguyên liệu làm đồ sứ : đất sét trắng, cao lanh, thạch anh, và một số hợp chất khác. Sứ được nung ở khoảng 1280-13500ºC, thậm chí 14000ºC.
- Thực chất đồ sứ là gốm được nung ở nhiệt độ cao, xương đất chảy, trắng bóng, cứng,độ thấu quang cao và hoàn toàn không thấm nước.
- Đồ sứ xuất hiện ở Việt Nam vào thời Nguyễn do các vua Nguyễn đặt mua bên tại lò Cảnh Đức Trấn bên Trung Quốc và được gọi bằng nhiều tên : đồ sứ Huế, đồ gốm men lam Huế, đồ kiểu,…
KẾT LUẬN
Trải qua thời gian, nghề làm gốm đã có những bước tiến rõ rệt, từ hết sức thô sơ, đơn điệu đến tinh tế, phong phú. N ó bảo lưu đậm nét truyền thống tiêu biểu của cả vùng Đông Nam Á là chất liệu gốm pha chất ( đất sét, cát, xác thực vật)
Từ gốm thô đất nung cho đến gốm tráng men có giá trị cao, nó thể bước đột phá trong nghề gốm cũng như trong thẩm mỹ của người thợ làm gốm được xem như là tinh hoa của văn hóa Việt. “Tiểu luận: Lịch Sử Nghề Gốm Việt Nam”
Dịch Vụ Viết Luận Văn Ngành Luật 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://vietluanvanluat.com/ – Hoặc Gmail: vietluanvanluat@gmail.com