Tiểu luận: Công ty hữu hạn một thành viên

Chia sẻ cho các bạn sinh viên ngành luật bài Tiểu luận: Công ty hữu hạn một thành viên. Theo mình biết hiện nay có rất nhiều bạn sinh viên đang có một vấn đề chung là gặp khó khăn trong khi viết bài: luận văn, khóa luận, báo cáo, tiểu luận. Biết được điều đó nên mình đã ở đây để trợ giúp các bạn những bài tiểu luận hay nhất. Hãy liên hệ với mình khi các bạn chưa lên được ý tưởng cho bài làm của mình nhé.

Khái niệm đặc điểm:

1.1. Khái niệm: Tiểu luận: Công ty hữu hạn một thành viên

Theo điều 63 Luật Doanh Nghiệp, Công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp:

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phần.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>> Bảng Giá Viết Thuê Tiểu Luận Môn

1.2. Đặc điểm:

1.2.1 Về chủ sở hữu:

Chủ sở hữu công ty có thể là cá nhân hoặc là tổ chức, trích từ tài sản của mình nguồn vốn để thành lập công ty TNHH một thành viên. Trong quá trình hoạt động của công ty TNHH một thành viên, chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm trên phần tài sản của chủ sở hữu đã trích để hình thành vốn điều lệ của công ty TNHH một thành viên.

1.2.2 Công ty có tư cách pháp nhân:

Công ty TNHH một thành viên được xem như có tư cách pháp nhân từ ngày được cấp chứng nhận đăng ký kinh doanh và công ty chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trên vốn của công ty – vốn điều lệ – là phần vốn trích từ tài sản của chủ sở hữu.

1.2.3 Công ty không được quyền phát hành cổ phần:

Như công ty TNHH hai thành viên trở lên, trong quá trình kinh doanh, công ty TNHH một thành viên không được quyền phát hành các cổ phần để huy động vốn nhưng được quyền phát hành các loại chứng khoán khác theo quy định của pháp luật.

2.Chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên: Tiểu luận: Công ty hữu hạn một thành viên

2.1. Quyền của chủ sở hữu công ty:

2.1.1 Trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức có các quyền sau:

  • Quyết định nội dung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung điều kệ công ty;
  • Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty;
  • Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý công ty;
  • Quyết định các dự án đầu tư có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ của công ty;
  • Quyết định các giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ;
  • Thông qua hợp đồng vay, cho vay và các trường hợp khác do Điều lệ công ty quy định có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty;
  • Quyết định bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản ghi trên báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty;
  • Quyết định tăng vốn điều lệ của công ty; chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác;
  • Quyết định thành lập công ty con, góp vốn vào công ty khác;
  • Tổ chức giám sát và đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty ;
  • Quyết định sử dụng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính khác của công ty;
  • Quyết định tổ chức lại, giải thể và yêu cầu phá sản của công ty;
  • Thu hồi toàn bộ giá trị tài sản của công ty sau khi công ty hoàn thành giải thể hoặc phá sản;
  • Các quyền khác theo quy định của Điều lệ công ty. Tiểu luận: Công ty hữu hạn một thành viên

2.1.2. Trường hợp chủ sở hữu công ty là cá nhân:

  • Quyết định nội dung điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;
  • Quyết định đầu tư, kinh doanh và quản trị nội bộ doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác;
  • Quyết định tổ chức lại, giải thể và yêu cầu phá sản công ty;
  • Chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác;
  • Quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của công ty;
  • Thu hồi toàn bộ giá trị tài sản của công ty sau khi hoàn thành giải thể hoặc phá sản;
  • Các quyền khác theo quy định của Điều lệ công ty.

2.2. Nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty:

Góp vốn đầy đủ và đúng hạn như đã cam kết; trường hợp không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty.

Tuân thủ Điều lệ công ty.

Phải xác định và tách biệt tài sản của chủ sở hữu công ty và tài sản của công ty. Chủ sở hữu công ty là cá nhân phải tách biệt các chỉ tiêu của cá nhân và gia đình mình với các chỉ tiêu trên cương vị là Chủ tịch công ty và Giám đóc hoặc

Tổng giám đốc.

Tuân thủ quy định của pháp luật về hợp đồng và pháp luật có liên quan trong việc mua, bán, vay, cho vay, thuê, cho thuê và các giao dịch khác giữa công ty và chủ sở hữu công ty. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của Điều lệ công ty

2.3 Hạn chế đối với quyền chủ sở hữu công ty:

Chủ sở hữu công ty chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác; trường họp rút một phần hoặc toàn bộ số vốn đã góp cho công ty dưới hình thức khác thì phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty.

Trường hợp chuyển nhượng một phần vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác, công ty phải đăng ký chuyển đổi thành công ty THHH hai thành viên trở lên trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày chuyển nhượng.

Chủ sở hữu công ty không được rút lợi nhuận khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn.

3. Đăng ký doanh nghiệp thành lập công ty TNHH một thành viên:

3.1. Đối tượng có quyền đăng ký thành lập:

Mọi cá nhân, tổ chức và cá nhân nước ngoài có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp, được quyền đăng ký thành lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên trừ những đối tượng bị hạn chế theo Điều 13 Luật doanh nghiệp.

Sau đây là Khoản 2 và 4, Điều 13 Luật doanh nghiệp

Khoản 2: Tổ chức, cá nhân sau đây không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:

Cơ quan Nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản

Nhà nước và công quỹ để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình.

Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức. Tiểu luận: Công ty hữu hạn một thành viên

Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam.

Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu Nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác.

Người chưa thành niên; người đã thành niên nhưng bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự.

Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh.

Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản.

Khoản 4: Tổ chức, cá nhân sau đây không được mua cổ phần của công ty cổ phần, góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này:

Cơ quan Nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản Nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

3.2. Thủ tục đăng ký doanh nghiệp:

  • Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp gồm:
  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Dự thảo Điều lệ Công ty.
  • Danh sách thành viên và các giấy tờ kèm theo:
  • Đối với thành viên là cá nhân: bản sao giấy Chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác.
  • Đối với thành viên là tổ chức: bản sao Quyết định thành lập, giấy Chứng nhận đăng kí kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; văn bản ủy quyền, Giấy Chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác. Nếu thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy
  • Chứng nhận đăng kí kinh doanh phải có chứng thực của cơ quan nơi tổ chức đó đã đăng ký không quá 3 tháng trước ngày nộp hồ sơ đăng kí kinh doanh.
  • Xác nhận về vốn của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với doanh nghiệp kinh doanh các ngành, nghề đòi hỏi phải có vốn điều lệ không được thấp hơn vốn pháp định.
  • Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc (Tổng Giám đốc) và cá nhân khác trong trường hợp kinh doanh những ngành nghề cần phải có chứng chỉ hành nghề. Sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp được bắt đầu hoạt động và phải bố cáo trên báo.

3.3. Thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp:

Khi muốn thay đổi tên, địa chỉ trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu có), mục tiêu và ngành nghề kinh doanh, vốn đầu tư của doanh nghiệp và các vấn đề khác thì doanh nghiệp phải đăng ký với cơ quan kinh doanh chậm nhất trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày quyết định thay đổi. Tùy theo yêu cầu thay đổi, Doanh nghiệp sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới.

Khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới, doanh nghiệp cũng phải bố cáo những thay đổi đó trên báo như khi bố cáo thành lập.

Trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bị mất, rách, cháy hoặc tiêu hủy dưới hình thức khác, doanh nghiệp cũng được cấp lại giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và phải trả phí

Trường hợp có thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hoạt động theo quyết định của Tòa án thì doanh nghiệp phải đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, hồ sơ gồm:

Thủ tục thay đổi trong từng trường hợp thực hiện theo quy định hồ sơ tại chương IV, chương V nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/04/2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp.

Bản sao hợp lệ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc cả hai.

4. Cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành công ty TNHH một thành viên: Tiểu luận: Công ty hữu hạn một thành viên

4.1. Trường hợp chủ sở hữu là tổ chức:

Chủ sở hữu bổ nhiệm một hoặc một số người đại diện theo ủy quyền với nhiệm kỳ không quá 5 năm để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Chủ sở hữu có quyền thay thế người đại diện bất cứ lúc nào.

Người đại diện theo uỷ quyền phải có đủ các tiêu chuẩn và điều kiện quy định sau đây:

Đủ năng lực hành vi dân sự;

Không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp

Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh hoặc trong ngành, nghề kinh doanh chủ yếu của công ty.

Đối với công ty con của công ty cổ phần vốn góp hay cổ phần sở hữu nhà nước chiếm trên 50% vốn điều lệ thì vợ hoặc chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh, chị, em ruột của người quản lý va của người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý, công ty mẹ không được cử làm người đại diện theo uỷ quyền tại công ty con.

Trường hợp có ít nhất hai người được bổ nhiệm làm đại diện theo ủy quyền thì cơ cấu tổ chức quản lý bao gồm Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên.

Trường hợp một người được bổ nhiệm làm đại diện theo ủy quyền thì người đó làm Chủ tịch công ty, cơ cấu tổ chức quản lý bao gồm Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên.

Điều lệ công ty quy định Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty hoặc Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty. Người đại diện theo pháp luật của công ty phải thường trú tại Việt Nam; nếu vắng mặt quá 30 ngày ở Việt Nam thì phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác làm người đại diện theo pháp luật của công ty. Tiểu luận: Công ty hữu hạn một thành viên

Chức năng, quyền và nhiệm vụ của Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên

4.1.1 Hội đồng thành viên:

Bao gồm tất cả người đại diện theo ủy quyền, nhân danh chủ sở hữu công ty tổ chức thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu công ty về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao.

Chủ sở hữu công ty chỉ định Chủ tịch Hội đồng thành viên. Nhiệm kỳ, quyền và nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng thành viên được quy định như Chủ tịch Hội đồng của Công ty TNHH hai thành viên trở lên.

Cuộc họp của Hội đồng thành viên được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba số thành viên dự họp. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì mỗi thành viên có một phiếu biểu quyết có giá trị như nhau. Hội đồng thành viên có thể thông qua quyết định theo hình thức lấy ý kiến bằng văn bản.

Quyết định của Hội đồng thành viên được thông qua khi có hơn một nửa số thành viên dự họp chấp thuận. Việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, tổ chức phải được ít nhất ba phần tư số thành viên dự họp chấp thuận.

Quyết định của Hội đồng thành viên có giá trị pháp lý kể từ ngày được thông qua, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định phải được chủ sở hữu chấp thuận.

4.1.2 Chủ tịch công ty:

Chủ tịch công ty nhân danh chủ sở hữu tổ chức thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty, có quyền nhân danh công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu công ty về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.

Quyền, nghĩa vụ, nhiệm vụ cụ thể và chế độ làm việc của Chủ tịch công ty đối với chủ sở hữu công ty được thực hiện theo quy định tại Điều lệ công ty và pháp luật có liên quan.

Quyết định của Chủ tịch công ty về thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty có giá trị pháp lý kể từ ngày được chủ sở hữu công ty phê duyệt, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác.

4.1.3 Giám đốc (Tổng giám đốc):

Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty bổ nhiệm hoặc thuê Giám đốc hoặc Tổng giám đốc với nhiệm kỳ không quá năm năm để điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước pháp luật và Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình.

Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:

Có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp;

Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế tương ứng trong quản trị kinh doanh hoặc trong các ngành, nghề kinh doanh chủ yếu của công ty hoặc tiêu chuẩn, điều kiện khác quy định tại Điều lệ công ty.

Không phải là người có liên quan của thành viên Hội đồng thành viên hoặc

Chủ tịch công ty, người có thẩm quyền trực tiếp bổ nhiệm người đại diện theo uỷ quyền hoặc Chủ tịch công ty;

Trường hợp chủ sở hữu công ty là cơ quan nhà nước hoặc doanh nghiệp có hơn 50% sở hữu nhà nước thì ngoài các tiêu chuẩn và điều kiện nêu trên, Giám đốc (Tổng Giám đốc) không được là vợ hoặc chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi hoặc anh, chị, em ruột của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan nhà nước và người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty đó (đ.15 NĐ 102/2010).

Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có các quyền sau đây:

Tổ chức thực hiện quyết định của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty; Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty;

Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty; Ban hành quy chế quản lý nội bộ công ty;

Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thanh viên hoặc Chủ tịch công ty; Tiểu luận: Công ty hữu hạn một thành viên

Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty;

Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty;

Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên Hội đồng thành viên hoặc

Chủ tịch công ty;

Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh; Tuyển dụng lao động;

Các quyền khác được quy định tại Điều lệ công ty, hợp đồng lao động mà Giám đốc hoặc Tổng giám đốc ký với Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty.

4.1.4.  Kiểm soát viên:

Chủ sở hữu công ty bổ nhiệm một đến ba Kiểm soát viên với nhiệm kỳ không quá ba năm. Kiểm soát viên chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu công ty về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình.

Kiểm soát viên có các nhiệm vụ sau đây:

Kiểm tra tính hợp pháp, trung thực, cẩn trọng của Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty va Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trong tổ chức thực hiện quyền chủ sở hữu, trong quản lý điều hành công việc kinh doanh của công ty;

Thẩm định báo cáo tài chính, báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo đánh giá công tác quản lý và các báo cáo khác trước khi trình chủ sở hữu công ty hoặc cơ quan nhà nước có liên quan; trình chủ sở hữu công ty báo cáo thẩm định;

Kiến nghị chủ sở hữu công ty các giải pháp sửa đổi, bổ sung, cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành công việc kinh doanh của công ty;

Các nhiệm vụ khác quy định tại Điều lệ công ty hoặc theo yêu cầu, quyết định của chủ sở hữu công ty.

Kiểm soát viên có quyền xem xét bất kỳ hồ sơ, tài liệu nào của công ty tại trụ sở chính hoặc chi nhánh, văn phòng đại diện của công ty. Thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin về thực hiện quyền chủ sở hữu, về quản lý, điều hành và hoạt động kinh doanh của công ty theo yêu cầu của Kiểm soát viên.

4.2. Trường hợp chủ sở hữu là cá nhân:

Công ty TNHH một thành viên chủ sở hữu là cá nhân có Chủ tịch công ty, Giám đốc (Tổng Giám đốc). Chủ sở hữu đồng thời là Chủ tịch công ty. Chủ tịch công ty hoặc Giám đốc (Tổng Giám đốc) là người đại diện theo pháp luật của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty. Chủ tịch công ty có thể kiêm nhiệm hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng Giám Đốc.

Quyền, nghĩa vụ, nhiệm vụ cụ thể của Giám đốc được quy định tại Điều lệ công ty, hợp đồng lao động mà Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc ký với Chủ tịch công ty.

5. Quyền và nghĩa vụ của công ty TNHH một thành viên: Tiểu luận: Công ty hữu hạn một thành viên

5.1. Quyền của công ty TNHH một thành viên:

Công ty TNHH một thành viên có những quyền như sau:

Tự chủ kinh doanh: chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh

doanh, đầu tư, chủ động mở rộng quy mô và ngành, nghề kinh doanh: được Nhà nước khuyến khích, ưu đãi và tạo điều kiện thuận lợi tham gia sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích.

  • Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn.
  • Chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và kí kết hợp đồng.
  • Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.
  • Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo yêu cầu kinh doanh.
  • Chủ động ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh.
  • Tự chủ quyết định các công việc kinh doanh và quan hệ nội bộ.
  • Chiếm hữu, sử dụng, định đọat tài sản của doanh nghiệp.
  • Từ chối mọi yêu cầu cung cấp các nguồn lực không được pháp luật quy định.
  • Khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
  • Trực tiếp hoặc thông qua người đại diện theo ủy quyền tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.
  • Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

5.2. Nghĩa vụ của công ty TNHH một thành viên:

  • Họat động kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã ghi trong giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh; bảo đảm điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật khi kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.
  • Tổ chức công tác kế toán, lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính xác, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về kế tóan.
  • Đăng kí mã số thuế, kê khai thuế, nộp thuế và thực hịên các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
  • Bảo đảm quyền, lợi ích của người lao động theo quy định của pháp luật về lao động, thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm.
  • Bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa, dịch vụ theo tiêu chuẩn đã đăng kí hoặc công bố.
  • Thực hiện theo chế độ thống kê theo quy định của pháp luật về thống kê; định kì báo cáo đầy đủ các thông tin về doanh nghiệp, tình hình tài chính của doanh nghiệp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo mẫu quy định; khi phát hiện các thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó.
  • Tuân thủ quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự, an tòan xã hội, bảo vệ tài nguyên môi trường, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh.
  • Tuân thủ các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Tổ chức lại, giải thể, phá sản công ty TNHH một thành viên:

6.1. Tổ chức lại công ty: Tiểu luận: Công ty hữu hạn một thành viên

Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Luật doanh nghiệp quy định các hình thức tổ chức lại công ty gồm có: hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, chuyển đổi thành công ty cổ phần như đối với công ty TNHH có hai thành viên trở lên:

Ngoài ra, công ty TNHH một thành viên còn có thể chuyển thành công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc chuyển thành công ty TNHH một thành viên mà chủ sở hữu là cá nhân theo thủ tục như sau:

Trừờng hợp chủ sở hữu công ty chuyển một phần vốn điều lệ cho tổ chức, cá nhân khác thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày chuyển nhượng, chủ sở hữu công ty và người nhận chuyển nhượng phải đăng kí việc thay đổi số lượng thành viên với cơ quan đăng kí kinh doanh. Kể từ ngày đăng kí thay đổi, công ty được quản lí và hoạt động theo các quy định của công ty TNHH hai thành viên trở lên.

Trường hợp chủ sở hữu công ty chuyển tòan bộ vốn điều lệ cho một cá nhân thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hòan thành thủ tục chuyển nhượng, người nhận chuyển nhượng phải đăng kí thay đổi chủ sở hữu công ty và tổ chứcquản lí, hoạt động theo quy định về công ty TNHH một thành viên là cá nhân.

6.2. Giải thể công ty TNHH một thành viên:

Doanh nghiệp bị giải thể là trường hợp một doanh nghiệp chấm dứt hoạt động kinh doanh và không tồn tại trên thương trường.

Có hai loại giải thể:

Giải thể tự nguyện: Là việc chủ doanh nghiệp thực hiện quyền rút lui khỏi thương trường vì những lý do riêng của họ hoặc trong điều lệ đã thỏa thuận.

Giải thể bắt buộc: Là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền buộc doanh nghiệp phải giải thể khi doanh nghiệp không hội đủ các điều kiện luật định nào đó hoặc vi phạm pháp luật và bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Điều 157, Luật doanh nghiệp 2005 quy định các trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp:

Doanh nghiệp bị giải thể trong các trường hợp sau đây:

Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ mà không có quyết định gia hạn.

Theo quyết định của tất cả các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần.

Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn sáu tháng liên tục.

Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.

Việc giải thể doanh nghiệp phải qua các thủ tục cần thiết nhằm đảm bảo việc rút lui khỏi thương trường một cách có trật tự và quyền lợi của các đối tác kinh doanh (điều 158, Luật Doanh nghiệp 2005)

Thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp. Quyết định giải thể doanh nghiệp phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp; Lý do giải thể;

Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp; thời hạn thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng không được vượt quá sáu tháng, kể từ ngày thông qua quyết định giải thể;

Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động;

Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Chủ doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty, Hội đồng quản trị trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng.

Trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày thông qua, quyết định giải thể phải được gửi đến cơ quan đăng ký kinh doanh, tất cả các chủ nợ, người có quyền, nghĩa vụ và lợi ích liên quan, người lao động trong doanh nghiệp và phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính và chi nhánh của doanh nghiệp. Đối với trường hợp mà pháp luật yêu cầu phải đăng báo thì quyết định giải thể doanh nghiệp phải được đăng ít nhất trên một tờ báo viết hoặc báo điện tử trong ba số liên tiếp.

Quyết định giải thể phải được gửi cho các chủ nợ kèm theo thông báo về phương án giải quyết nợ. Thông báo phải có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ.

Các khoản nợ của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự sau đây:

Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;

Nợ thuế và các khoản nợ khác. Tiểu luận: Công ty hữu hạn một thành viên

Sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và chi phí giải thể doanh nghiệp, phần còn lại thuộc về chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty.

Trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp đến cơ quan đăng ký kinh doanh. Trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh xoá tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh.

Trường hợp doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải giải thể trong thời hạn sáu tháng, kể từ ngày bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Trình tự và thủ tục giải thể được thực hiện theo quy định tại Điều này.

Sau thời hạn sáu tháng quy định tại khoản này mà cơ quan đăng ký kinh doanh không nhận được hồ sơ giải thể doanh nghiệp thì doanh nghiệp đó coi như đã được giải thể và cơ quan đăng ký kinh doanh xoá tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh. Trong trường hợp này, người đại diện theo pháp luật, các thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, các thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác chưa thanh toán.

Các hoạt động bị cấm kể từ khi có quyết định giải thể (điều 159, Luật Doanh nghiệp 2005):

Kể từ khi có quyết định giải thể doanh nghiệp, nghiêm cấm doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp thực hiện các hoạt động sau đây:

Cất giấu, tẩu tán tài sản;

Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ;

Chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành các khoản nợ có bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp;

Ký kết hợp đồng mới không phải là hợp đồng nhằm thực hiện giải thể doanh nghiệp;

Cầm cố, thế chấp, tặng cho, cho thuê tài sản; Chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực; Huy động vốn dưới mọi hình thức khác.

6.3. Phá sản công ty TNHH một thành viên:

Được áp dụng theo Luật phá sản.

Phần B: SO SÁNH CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP

Việc lựa chọn hình thức doanh nghiệp trước khi bắt đầu công việc kinh doanh là rất quan trọng, nó có ảnh hưởng không nhỏ tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Về cơ bản, những sự khác biệt tạo ra bởi loại hình doanh nghiệp là: (i) uy tín doanh nghiệp do thói quen tiêu dùng; (ii) khả năng huy động vốn; (iii) rủi ro đầu tư; (iv) tính phức tạp của thủ tục và các chi phí thành lập doanh nghiệp; (v) tổ chức quản lý doanh nghiệp.

Bảng: So sánh các đặc điểm cơ bản của các loại hình doanh nghiệp

1.Doanh nghiệp tư nhân:

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân.

1.1. Ưu điểm:

Do là chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp nên doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn chủ động trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp. Chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân tạo sự tin tưởng cho đối tác, khách hàng và giúp cho doanh nghiệp ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật như các loại hình doanh nghiệp khác.

1.2. Nhược điểm:

Do không có tư cách pháp nhân nên mức độ rủi ro của chủ doanh tư nhân cao, chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp và của chủ doanh nghiệp chứ không giới hạn số vốn mà chủ doanh nghiệp đã đầu tư vào doanh nghiệp.

2.Công ty hợp doanh:

Chủ sở hữu chung của công ty phải có ít nhất hai thành viên cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (gọi là thành viên hợp danh); ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn (thành viên góp vốn không được tham gia quản lý công ty và hoạt động kinh doanh nhân danh công ty). Tiểu luận: Công ty hữu hạn một thành viên

Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty.

Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

2.1 Ưu điểm:

Ưu điểm của công ty hợp danh là kết hợp được uy tín cá nhân của nhiều người. Do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh mà công ty hợp danh dễ dàng tạo được sự tin cậy của các bạn hàng, đối tác kinh doanh. Việc điều hành quản lý công ty không quá phức tạp do số lượng các thành viên ít và là những người có uy tín, tuyệt đối tin tưởng nhau.

2.2. Nhược điểm:

Hạn chế của công ty hợp danh là do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn nên mức độ rủi ro của các thành viên hợp danh là rất cao.

Loại hình công ty hợp danh được quy định trong Luật doanh nghiệp năm 1999 và 2005 nhưng trên thực tế loại hình doanh nghiệp này chưa phổ biến.

3. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên:

Công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

Công ty TNHH một thành viên không được quyền phát hành cổ phần.

Công ty TNHH một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

3.1 Ưu điểm

Do có tư cách pháp nhân nên các thành viên công ty chỉ trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho người góp vốn;

Số lượng thành viên công tyTNHH không nhiều và các thành viên thường là người quen biết, tin cậy nhau, nên việc quản lý, điều hành công ty không quá phức tạp;

Chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ nên nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên, hạn chế sự thâm nhập của người lạ vào công ty.

3.2. Nhược điểm:

Do chế độ TNHH nên uy tín của công ty trước đối tác, bạn hàng cũng phần nào bị ảnh hưởng;

Công tyTNHH chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật hơn là doanh nghiệp tư nhân hay công ty hợp danh;

Việc huy động vốn của công tyTNHH bị hạn chế do không có quyền phát hành cổ phiếu.

4. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên: Tiểu luận: Công ty hữu hạn một thành viên

Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá năm mươi;

Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp;

Phần vốn góp của thành viên được chuyển nhượng cho người khác (Phần vốn góp của thành viên được phép chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần cho các thành viên còn lại trong công ty hoặc cho người không phải là thành viên công ty nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết. Thành viên công ty cũng có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình nếu không đồng ý với quyết định của Hội đồng thành viên về những vấn đề các vấn đề như sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty liên quan đến quyền và nghĩa vụ của thành viên, quyền và nhiệm vụ của Hội đồng thành viên; tổ chức lại công ty; và các trường hợp khác quy định tại Điều lệ công ty).

Công ty TNHH không được quyền phát hành cổ phần.

Công ty TNHH có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

4.1. Ưu điểm

Do có tư cách pháp nhân nên các thành viên công ty chỉ trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho người góp vốn;

Số lượng thành viên công ty trách nhiệm không nhiều và các thành viên thường là người quen biết, tin cậy nhau, nên việc quản lý, điều hành công ty không quá phức tạp;

Chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ nên nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên, hạn chế sự thâm nhập của người lạ vào công ty.

4.2 Nhược điểm:

Việc huy động vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn bị hạn chế do không có quyền phát hành cổ phiếu.

5. Công tư cổ phần:

Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần (Công ty cổ phần phải có cổ phần phổ thông và có thể có cổ phần ưu đãi. Cổ phần ưu đãi gồm các loại như cổ phần ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa;

Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;

Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp (Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác; Trong thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho cổ đông sáng lập khác nhưng chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông sau 3 năm mọi hạn chế đối với cổ đông sáng lập bị bãi bỏ).

Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn.

Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Tiểu luận: Công ty hữu hạn một thành viên

5.1. Ưu điểm:

Chế độ trách nhiệm của Công ty cổ phần là trách nhiệm hữu hạn, các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp nên mức độ rủi do của các cổ đông không cao;

Khả năng hoạt động của Công ty cổ phần rất rộng, trong hầu hết các lịch vực, ngành nghề;

Cơ cấu vốn của Công ty cổ phần hết sức linh hoạt tạo điều kiện nhiều người cùng góp vốn vào công ty;

Khả năng huy động vốn của Công ty cổ phần rất cao thông qua việc phát hành cổ phiếu ra công chúng, đây là đặc điểm riêng có của công ty cổ phần;

Việc chuyển nhượng vốn trong Công ty cổ phần là tương đối dễ dàng, do vậy phạm vi đối tượng được tham gia công ty cổ phần là rất rộng, ngay cả các cán bộ công chức cũng có quyền mua cổ phiếu của Công ty cổ phần.

5.2 Nhược điểm:

Bên cạnh những lợi thế nêu trên, loại hình Công ty cổ phầncũng có những hạn chế nhất định như.

Việc quản lý và điều hành Công ty cổ phần rất phức tạp do số lượng các cổ đông có thể rất lớn, có nhiều người không hề quen biết nhau và thậm chí có thể có sự phân hóa thành các nhóm cổ động đối kháng nhau về lợi ích;

Việc thành lập và quản lý Công ty cổ phần cũng phức tạp hơn các loại hình công ty khác do bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, đặc biệt về chế độ tài chính, kế toán.

Phần C: NỘI DUNG THUYẾT TRÌNH

1.Kịch bản chương trình:

1.1. Giới thiệu:

1.2. Phần 1: “Hỏi nhanh đáp nhanh”

Thời gian dự kiến: 5 phút

MC giải thích về luật chơi:

Mỗi đội cử ra 1 người chơi để bốc thăm chọn thứ tự gói câu hỏi và 1 người chơi trả lời câu hỏi. Mỗi đội có 1 phút 30 giây để trả lời 10 câu hỏi trắc nghiệm. Câu hỏi các bạn chưa tìm ra đáp án có quyền bỏ qua và quay lại khi còn thời gian. Giá trị của mỗi câu trả lời đúng là 10 điểm.

Bốc thăm chọn đội chơi đầu tiên Phần thi của đội chơi 1 – MC 1 Phần thi của đội chơi 2 – MC 2

 Phần 2: “Sai hay đúng!” Tiểu luận: Công ty hữu hạn một thành viên

Mỗi đội được nhận 1 bảng trả lời đúng – sai. Sau khi MC đọc xong câu nhận định, 30s để mỗi đội thảo luận và đưa ra câu trả lời của mình. Hết 30s, mỗi đội phải giơ bảng trả lời, mỗi câu trả lời đúng là 10 điểm. MC thay phiên nhau nêu lên câu nhận định 30s cho mỗi đội thảo luận và đưa ra câu trả lời bằng cách đưa bảng trả lời, MC tự canh thời gian và yêu cầu các đội đưa ra câu trả lời cuối cùng khi hết giờ.

1.4. Phần 3: “Làm sao đây?”

Mỗi đội bốc thăm chọn ra tình huống của mình. Sau khi MC đọc xong phần tình huống mội đội có 1 phút 30 giây để suy nghĩ, thảo luận và đưa ra câu trả lời đúng. Câu trả lời đúng và đầy đủ sẽ được nhận 20 điểm, câu trả lời đúng nhưng chưa giải thích được chỉ nhận được 10 điểm.

Mỗi đội có 1 tình huống để giải quyết. Sau 1 phút 30 giây mỗi đội suy nghĩ và cũng trong thời gian đó đưa ra được câu trả lời và phần giải thích thêm cho câu trả lời.

1.5. Phần trò chơi khán giả:

Đưa ra câu hỏi và mời các bạn đưa tay đầu tiên trả lời câu hỏi.

1.6. Kết thúc:

MC mới ban cố vấn đưa ra tổng kết cuối cùng và nói lời kết cho chương trình

Khẳng định lại mục đích của chương trình và cám ơn sự tham gia đóng góp của các bạn. Tiểu luận: Công ty hữu hạn một thành viên

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0906865464