TIỂU LUẬN: CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA UN

Chia sẻ cho các bạn viên ngành luật bài TIỂU LUẬN: CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA UN. Hiện nay có rất nhiều bạn sinh viên đang có một vấn đề chung là gặp khó khăn trong khi viết bài: luận văn, khóa luận, báo cáo, tiểu luận. Biết được điều đó nên mình đã ở đây để hỗ trợ cho các bạn những bài tiểu luận hay nhất. Hãy liên hệ với mình khi các bạn chưa lên được ý tưởng cho bài làm của mình nhé.

LỜI MỞ ĐẦU :

Câu 1: Những cơ quan nào của UN có quyền giải quyết tranh chấp?

Liên Hợp Quốc (LHQ) là một tổ chức quốc tế được thành lập vào năm 1954 với mục đích chính nhằm duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Trên thực tế, những tranh chấp quốc tế cũng có thể là một mối nguy hại đe dọa việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Nhằm loại bỏ mối nguy hại trên, Liên Hợp Quốc đã thiết lập một cơ chế giải quyết tranh chấp bao gồm những cơ quan sau:

  • Đại hội đồng (ĐHĐ)
  • Hội đồng bảo an (HĐBA)
  • Tòa công lý quốc tế
  • Ngoài ra, trong một số trường hợp, Tổng thư ký cũng đóng vai trò hòa giải tranh chấp giữa các bên.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>> Bảng Giá Viết Thuê Tiểu Luận Môn

1.  Đại hội đồng TIỂU LUẬN: CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA UN

1.1. Đại hội đồng có thẩm quyền đối với những tranh chấp nào?

  • ĐHĐ có thẩm quyền đối với các tranh chấp mà mọi quốc gia thành viên hay không phải thành viên của LHQ đưa ra trước ĐHĐ. Tuy nhiên, một quốc gia không phải là thành viên của LHQ chỉ có thể lưu ý ĐHĐ về các vụ tranh chấp mà họ là đương sự nếu họ thừa nhận nghĩa vụ hòa bình giải quyết tranh chấp theo như quy định trong HCLHQ.
  • ĐHĐ có thẩm quyền đối với những tranh chấp mà HĐBA đưa ra trước ĐHĐ.
  • ĐHĐ có thẩm quyền đối với những tranh chấp mà ĐHĐ xét thấy có thể phương hại đến lợi ích chung, hoặc làm tổn thương quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc.

1.2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Đại hội đồng

ĐHĐ có quyền thảo luận mọi vấn đề liên quan đến việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế do bất cứ thành viên nào của LHQ, HĐBA hay một nước không phải thành viên của LHQ đưa ra trước trước ĐHĐ theo điều 35 khoản 2. ĐHĐ có thể đưa ra kiến nghị về mọi vấn đề thuộc loại này với một hoặc nhiều nước hữu quan, hoặc với HĐBA, hoặc với cả các nước hữu quan và HĐBA. Nếu vấn đề này đỏi hỏi phải có hành động thì ĐHĐ chuyển lại cho HĐBA, trước hay sau khi thảo luận. Tuy nhiên, ĐHĐ không được đưa ra một kiến nghị nào đối với các tranh chấp mà HĐBA đang xem xét trừ trường hợp HĐBA yêu cầu. TIỂU LUẬN: CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA UN

Trên thực tế, những Nghị quyết và tuyên bố của ĐHĐ đã bao trùm rộng rãi nhiều lĩnh vực, từ các tranh chấp thuộc địa tới những cáo buộc về vi phạm nhân quyền và nhu cầu công lý trong các vấn đề kinh tế quốc tế. ĐHĐ cũng đã khẳng định quyền giải quyết các đe dọa tới hòa bình và an ninh quốc tế khi HĐBA không thể hoạt động do việc sử dụng quyền phủ quyết của thành viên thường trực.

2. Hội đồng Bảo an

Theo điều 24 HCLHQ, các quốc gia thành viên LHQ trao cho HĐBA trách nhiệm chính trong việc duy trì và khôi phục hòa bình và an ninh quốc tế. Các quốc gia thành viên LHQ phải chấp nhận thực hiện theo những quyết định của HĐBA theo quy định tại điều 25 của HCLHQ. Thẩm quyền của HĐBA trong việc giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế được quy định tập trung tại Chương VI và Chương VII HCLHQ.

2.1. Hội đồng bảo an có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp nào?

  • Những tranh chấp mà tất cả các quốc gia là thành viên của LHQ hay không là thành viên của LHQ nhưng thừa nhận nghĩa vụ hòa bình giải quyết tranh chấp theo quy định tại HCLHQ quốc lưu ý đến HĐBA.
  • Những tranh chấp mà các bên không giải quyết được bằng những biện pháp chỉ rõ trong điều 33.
  • Những tranh chấp có thể làm nguy hại đến hòa bình và an ninh quốc tế mà ĐHĐ lưu ý đến HĐBA.
  • Những tranh chấp mà Tổng thư kí LHQ lưu ý HĐBA.
  • Những tranh chấp mà HĐBA xét thấy rằng sự kéo dài của tranh chấp đó có thể đe dọa việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.

2.2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Hội đồng bảo an TIỂU LUẬN: CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA UN

  • Chương VI của HCLHQ quy định trách nhiệm giải quyết hòa bình tranh chấp quốc tế của HĐBA. Chương VI nhấn mạnh trước hết vai trò các bên tham gia tranh chấp. HĐBA không có quyền cưỡng chế họ mà chỉ góp phần giải quyết tranh chấp với vai trò trung gian hòa giải theo yêu cầu của các bên tham gia hoặc đưa ra khuyến nghị nhằm giải quyết khủng hoảng. Cụ thể là:
  • HĐBA, trong trường hợp cần thiết, yêu cầu các bên đương sự giải quyết tranh chấp của họ bằng các biện pháp hoà bình được nêu ra tại khoản 1 điều 33.
  • HĐBA có thẩm quyền điều tra mọi tranh chấp hoặc mọi tình thế có thể dẫn đến bất đồng hoặc gây ra tranh chấp, xác định xem tranh chấp ấy hoặc tình thế ấy nếu kéo dài có thể đe doạ đến hoà bình và an ninh quốc tế không (điều 34).
  • HĐBA có thẩm quyền kiến nghị những thủ tục hoặc những phương thức giải quyết phù hợp (khoản 1 điều 36). HĐBA có thể can thiệp, nếu muốn, vào bất kỳ giai đoạn nào của các cuộc tranh chấp mà nếu tiếp diễn có khả năng gây hại tới hòa bình và an ninh quốc tế. Tuy nhiên, khi đưa ra những khuyến nghị như vậy, HĐBA cần phải chú trọng mọi thủ tục mà các các đương sự đã áp dụng để giải quyết các tranh chấp ấy. Đồng thời, HĐBA cũng cần chú trọng đến một nguyên tắc chung là những tranh chấp pháp lý phải được các bên tranh chấp đưa lên Tòa án Công lý quốc tế.
  • Trong trường hợp các bên tranh chấp không thể giải quyết bằng các phương pháp nêu tại điều 33 thì theo điều 37, các bên này sẽ đưa vụ việc lên HĐBA. Nếu HĐBA nhận thấy việc kéo dài các vụ tranh chấp trên thực tế có thể đe doạ đến hoà bình và an ninh quốc tế, HĐBA sẽ quyết định có nên hành động theo điều 36 hay không, hoặc kiến nghị các điều kiện giải quyết tranh chấp mà HĐBA cho là phù hợp (khoản 2 điều 37).
  • Theo chương VII HCLHQ, khi HĐBA nhận thấy những vụ tranh chấp có thể đe dọa đến hòa bình và an ninh quốc tế, theo điều 39 HĐBA sẽ kiến nghị, quyết định những biện pháp phù hợp với các điều 41 và 42 để duy trì hoặc khôi phục hòa bình và an ninh quốc tế. Việc áp dụng các biện pháp tại điều 41 và
  • là nhằm chống lại hành vi đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế chứ không phải hành vi giải quyết tranh chấp. Các bên tranh chấp vẫn có toàn quyền giải quyết các tranh chấp theo đúng quy định của Luật quốc tế.

Như vậy, thẩm quyền của HĐBA là độc lập, riêng biệt, không cần phải đợi đơn đệ trình của các thành viên. Tuy nhiên theo quy định của Hiến chương, các quốc gia có thể lưu ý HĐBA về những tranh chấp mà mình là đương sự. Theo quy định tại điều 34 của Hiến chương, một quốc gia không phải là thành viên Liên Hợp Quốc cũng có quyền này miễn là quốc gia đó đã thừa nhận trước đó những nghĩa vụ giải quyết hoà bình các tranh chấp như Hiến chương quy định. Tuy nhiên điều khoản này không nhằm mục đích gây ra sự chậm chễ và sự phụ thuộc của HĐBA vào các kiến nghị hay lưu ý của các quốc gia có liên quan.

3. Tòa án công lý quốc tế TIỂU LUẬN: CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA UN

Tòa án công lý quốc tế là cơ quan tư pháp chính của LHQ, thành lập và hoạt động theo Quy chế Tòa án quốc tế. Theo điều 36(3) HCLHQ thì những tranh chấp pháp lý cần được các bên đưa lên Tòa án công lý quốc tế.

Điều 36(1) Quy chế TAQT quy định Tòa có thẩm quyền xét xử tất cả vụ việc mà các bên đưa ra và tất cả các vấn đề được nêu riêng trong Hiến Chương LHQ hoặc trong các hiệp ước, công ước quốc tế hiện hành. Tòa giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể là các quốc gia, không phân biệt quốc gia đó có phải là thành viên Liên Hợp Quốc hay không (điều 35 Quy chế TAQT).

Trong mọi trường hợp xảy ra tranh chấp, thẩm quyền của tòa được xác định trên cơ sở ý chí của chủ thể đang tranh chấp (các bên tranh chấp). Điều này có nghĩa Tòa chỉ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp nếu cả hai bên tranh chấp cùng đồng ý đưa vụ việc tranh chấp lên Tòa.

Khi thẩm quyền của Tòa được xác lập thì thẩm quyền này là độc lập, dựa trên ý chí tự nguyện từ các bên hữu quan, mà không bị bất cứ sức ép chính trị hay kinh tế nào. Phán quyết của Tòa là bắt buộc đối với các bên tranh chấp. Theo điều 94 HCLHQ, nếu một trong các bên tranh chấp không thi hành bản án thì bên kia có quyền yêu cầu HĐBA kiến nghị hoặc đưa ra các quyết định để phán quyết của Tòa được thực hiện.

4. Vai trò của Tổng thư kí LHQ trong giải quyết tranh chấp quốc tế TIỂU LUẬN: CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA UN

Tổng thư kí Liên hợp quốc là viên chức cao cấp nhất của Liên hợp quốc, do Đại hội đồng bổ nhiệm theo kiến nghị của Hội đồng Bảo an. Tổng thư kí đứng đầu và điều hành hoạt động của Ban Thư kí Liên hợp quốc, hoạt động trong tất cả các cuộc họp của Đại hội đồng, Hội đồng Kinh tế và Xã hội, Hội đồng Thác quản và thực hiện mọi chức năng khác do các cơ quan này giao cho.

Theo điều 99 của Hiến chương Liên Hợp Quốc, Tổng thư kí có thể đề xuất với Hội đồng bảo an bất kì vấn đề nào mà theo ý kiến của ông có thể đe dọa đến hòa bình và an ninh quốc tế. Như vậy, nếu một tranh chấp quốc tế mà theo ông có thể đe dọa đến hòa bình và an ninh quốc tế thì Tổng thư kí có thể lưu ý Hội đồng bảo an.

Trên thực tế, Tổng thư kí Liên hợp quốc có vai trò như một nhà hòa giải các tranh chấp quốc tế. Tổng thư kí sử dụng “good offices” (được hiểu là uy tín của mình và sức ảnh hưởng của cộng đồng quốc tế mà ông đại diện) để gặp gỡ công khai hoặc riêng các nhà lãnh đạo trên thế giới nhằm ngăn chặn các tranh chấp quốc tế leo thang và lan rộng. Ví dụ, năm 1998, Tổng thư kí Kofi Anan đã dàn xếp tranh chấp giữa Iraq và Mỹ về vấn đề thanh sát vũ khí tại Iraq. Tổng thư kí cũng có thể cử các đại diện đặc biệt thực hiện sứ mệnh hòa giải tranh chấp quốc tế của mình. Việc lựa chọn các đại diện này rất hạn chế và có rất ít các sự hỗ trợ giúp họ trong việc thi hành sứ mệnh của mệnh. Họ chủ yếu phải dựa vào uy tín cá nhân và sức ép của công luận để hoàn thành sứ mệnh của mình. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo trên thế giới rất tôn trọng và tin tưởng Tổng thư kí. Do đó, những nỗ lực nhằm hòa giải hoặc ngăn chặn tranh chấp quốc tế của Tổng thư kí rất được các nhà lãnh đạo trên thế giới coi trọng. Nhờ có “good offices” mà rất nhiều Tổng thư kí đã thành công trong vai trò là một “nhà hòa giải thế giới”.

Câu 2: Những biện pháp nào được sử dụng trong cơ chế giải quyết tranh chấp nào được sử dụng trong cơ chế giải quyết tranh chấp của UN?

Hiến chương LHQ đã quy định những biện pháp giải quyết tranh chấp được sử dụng trong các cơ chế giải quyết tranh chấp của Liên Hiệp Quốc nhằm thực hiện nhiệm vụ chính của Liên Hiệp Quốc là duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Các biện pháp này có thể được chia làm 3 loại: một là, nhóm biện pháp liên quan đến vai trò chính trị của LHQ trong việc giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế chủ yếu được quy định tại chương VI của Hiến chương LHQ; hai là, nhóm biện pháp cưỡng chế theo các quy định tại chương VII của Hiến chương LHQ; ba là, biện pháp liên quan đến việc thành lập lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ thường được xem là dựa trên “chương VI rưỡi” của Hiến chương vì không có cơ sở pháp lý quy định rõ ràng về lực lượng này trong Hiến chương nhưng nó đã hình thành trên thực tiễn và hoạt động của nó nằm giữa hai chương VI và VII của Hiến chương.

1. Các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế TIỂU LUẬN: CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA UN

NĐHĐy tại khoản 1 điều 1 của Hiến chương LHQ đã đề cập đến một trong những mục đích thành lập Tổ chức này là duy trì hoà bình và an ninh quốc tế bằng cách thi hành những biện pháp tập thể có hiệu quả để phòng ngừa và loại trừ các mối đe doạ đến hoà bình, cấm mọi hành vi xâm lược hoặc phá hoại hoà bình khác; điều chỉnh hoặc giải quyết các vụ tranh chấp hoặc những tình thế có tính chất quốc tế có thể dẫn đến sự phá hoại hoà bình bằng các biện pháp hoà bình phù hợp với nguyên tắc của công lý và pháp luật quốc tế:

Khoản 3 và khoản 4 Điều 2 của Hiến chương đã đề cập đến những nghĩa vụ mà các thành viên của Liên Hiệp Quốc cần tuân thủ khi giải quyết các tranh chấp quốc tế, theo đó, các thành viên LHQ cần giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình và từ bỏ đe dọa bằng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực.

Chương VI của Hiến chương đưa ra những quy định cụ thể nhằm giải quyết hòa bình các tranh chấp. Khoản 1 Điều 33 quy định về các biện pháp hoàn bình mà các bên tranh chấp có thể sử dụng, bao gồm: đàm phán, điều tra, trung gian, hoà giải, trọng tài, toà án, sử dụng những tổ chức hoặc những hiệp định khu vực, hoặc bằng các biện pháp hoà bình khác tuỳ theo sự lựa chọn của các bên.

Các điều khoản còn lại quy định vai trò của UNHĐBA đối với việc giải quyết hòa bình các tranh chấp.

Như vậy, có thể thấy rằng nguyên tắc giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế được thực hiện thông qua các biện pháp cơ bản sau:

Nhóm biện pháp ngoại giao TIỂU LUẬN: CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA UN

  • Đàm phán (negotiation): thường là biện pháp đầu tiên mà các quốc gia sử dụng nhằm giải quyết các bất đồng. Biện pháp này không những giải quyết hiệu quả các mâu thuẫn thông qua sự dung hòa ý chí của các bên mà còn nhằm tránh việc phải sử dụng tới các biện pháp tư pháp (trọng tài, tòa án) có thể làm tổn hại tới lợi ích của một bên nào đó do buộc phải chấp nhận của một phán quyết nhất định. Đàm phán không những là biện pháp đầu tiên được sử dụng mà nó còn là biện pháp thường trực được các bên tiến hành nĐHĐy cả khi các biện pháp khác đã được viện tới.
  • Trung gian (mediation): là một biện pháp bổ trợ cho biện pháp đàm phán với sự tham gia của một bên thứ ba nhằm thúc đẩy quá trình thỏa thuận giữa các bên. Công việc của một bên trung gian không chỉ là cầu nối thông điệp giữa các bên mà còn có thể là người đưa ra các sáng kiến, đề nghị nhằm giải quyết những bất đồng. Tuy nhiên cần lưu ý là phương thức trung gian khác với hòa giải ở chỗ các kiến nghị được đưa ra thông qua sự tiếp nhận các ý kiến của các bên chứ không thông qua hoạt động tìm hiểu thực tế (fact-finding) như phương thức hòa giải.
  • Điều tra (Enquiry): là biện pháp đưa một tranh chấp lên một tòa án nào đó nhằm lấy ý kiến của bên thứ 3 đó sau khi thành lập một cơ quan và tiến hành một loạt các cuộc điều tra để tìm hiểu về các diễn biến thực tế. Ủy ban điều tra gồm các thành viên do các bên thỏa thuận làm nhiệm vụ điều tra và đưa ra khuyến nghị nhưng không có tính ràng buộc các bên.
  • Hòa giải (concilation): là biện pháp giải quyết các tranh chấp thông qua việc thiết lập nên một ủy ban (có thể là thường trực hoặc lâm thời) nhằm thực hiện các hoạt động điều tra một cách công tâm và đưa ra các khuyến nghị (nhưng không có tính ràng buộc) nhằm hòa giải các mâu thuẫn đó hoặc đưa ra những trợ giúp khác nếu các bên yêu cầu. Hoạt động hòa giải thường mang tính chính thức hơn là trung gian.

Nhóm biện pháp tư pháp

  • Trọng tài (abitration): thủ tục trọng tài thường được các bên lựa chọn hơn là thủ tục tòa án vì các bên có thể hạn chế được phạm vi các vấn đề cần giải quyết, trong khi nếu đưa một tranh chấp lên tòa thì tòa sẽ xem xét toàn bộ vụ việc và đưa ra các phán quyết của mình mà không phụ thuộc vào ý định giới hạn vụ việc của các bên. Ngoài ra, thủ tục trọng tài cũng có một ưu điểm so với tòa án là tính linh hoạt trong việc thành lập và lựa chọn trọng tài viên, đồng thời thủ tục trọng tài cũng nhanh gọn và kín đáo hơn.
  • Tòa án (judicial settlement): Thủ tục tòa án có ưu điểm so với trọng tài ở chỗ trong các trường hợp các bên không thòa thuận được phương thức xét xử trọng tài thì thủ tục tòa án có thể được áp dụng một cách bắt buộc do đã được thỏa thuận trong các Điều ước quốc tế. Hơn nữa, phán quyết của tòa có tính ràng buộc các bên và có cơ chế để đảm bảo thực hiện.

Ngoài ra, các quốc gia thành viên của LHQ có thể lựa chọn giải quyết tranh chấp tại các tổ chức khu vực theo như quy định tại điều 52 của Hiến chương LHQ, miễn là các thỏa thuận và hoạt động của các tổ chức đó phù hợp với mục đích và nguyên tắc của LHQ, và các nước phải cố gắng hết sức để giải quyết hòa bình các tranh chấp

2. Các biện pháp an ninh tập thể (collective security measures)

Chương VII của HCLHQ quy định các hành động trong trường hợp hoà bình bị đe doạ, bị phá hoại hoặc có hành vi xâm lược hoà bình.

Điều 39 quy định quyền hạn đầu tiên của HĐBA trong việc áp dụng quyền cưỡng chế của cơ quan này. Theo đó, HĐBA có quyền xác định có tồn tại hay không sự đe doạ đến hoà bình, phá hoại hoà bình hoặc các hành vi xâm lược. Việc xác định này nhằm đưa ra các khuyến nghị đối với các quốc gia có liên quan hoặc áp dụg các điều khoản tiếp theo trong chương VII.

Điều 40 quy định về việc HĐBA có thể yêu cầu các bên liên quan thi hành các biện pháp tạm thời cần thiết để ngăn chặn tình thế trở nên nghiêm trọng hơn. TIỂU LUẬN: CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA UN

Điều 41 quy định các biện pháp phi vũ lực được áp dụng trong trường hợp có những sự đe dọa đến hòa bình như quy định tại điều 39. Các biện pháp này bao gồm cắt đứt toàn bộ hoặc từng phần quan hệ kinh tế, đường sắt, đường hàng không, đường biển, bưu chính, điện tín, vô tuyến điện và các phương tiện thông tin khác, kể cả việc cắt đứt quan hệ ngoại giao.

Điều 42 quy định khi HĐBA thấy rằng các biện pháp được nêu ra ở Điều là không thích hợp hoặc đã mất hiệu lực, thì HĐBA có thẩm quyền áp dụng mọi hành động của hải, lục, không quân mà HĐBA xét thấy cần thiết cho việc duy trì hoặc khôi phục hoà bình và an ninh quốc tế. Những hành động này có thể là những cuộc biểu dương lực lượng, phong toả và những cuộc hành quân khác, do các lực lượng hải, lục, không quân của các nước thành viên Liên Hợp Quốc thực hiện.

Các lực lượng theo như quy định tại điều 42 này sẽ được các thành viên của LHQ cung cấp thông qua một thỏa thuận đặc biệt theo quy định tại điều 43; tuy nhiên, cho đến nay chưa một thỏa thuận nào được các thành viên ký kết. Điều 43 không cho phép HĐBA bắt buộc thành viên LHQ tham gia vào hành động cưỡng chế quân sự nhưng HCLHQ cũng không ngăn cản việc các thành viên sử dụng quân sự khi được sự đồng ý của HĐBA. Trên thực tế, HĐBA vẫn có thể ủy quyền cho thành viên sử dụng vũ lực, nĐHĐy cả trong những trường hợp mà thông thường sẽ bị xem là bất hợp pháp, nếu như nó đáp ứng được các điều kiện được nêu ra trong Điều 39 và Điều 42. Quyết định như vậy của HĐBA không thể ràng buộc các thành viên mà chỉ có thể được xem như một khuyến nghị đối với thành viên LHQ.

Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, việc áp dụng các biện pháp tại chương VII là nhằm chống lại hành vi đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế chứ không phải hành vi giải quyết tranh chấp. Các bên tranh chấp vẫn có toàn quyền giải quyết các tranh chấp theo đúng quy định của Luật quốc tế.

3. Lực lượng gìn giữ hòa bình TIỂU LUẬN: CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA UN

Trong HCLHQ không ghi nhận một cơ sở pháp lý rõ ràng nào cho các hoạt động của lực lượng gìn giữ hòa bình (LLGGHB). Lực lượng này ra đời do việc không thể thành lập một lực lượng vũ trang của LHQ theo như quy định tại điều 43 của HCLHQ.

Hiến chương quy định HĐBA có quyền giải quyết hoà bình các tranh chấp theo chương VI hoặc sử dụng các biện pháp cưỡng chế, kể cả các biện pháp vũ lực nếu cần thiết để lập lại hòa bình và an ninh quốc tế theo chương VII. Tuy nhiên trong bối cảnh chiến tranh lạnh, hoạt động gìn giữ hoà bình lại như là một biện pháp thoả hiệp giữa các nước nhằm thúc đẩy việc giải quyết các cuộc tranh chấp nên các hoạt động gìn giữ hoà bình này dùng nhân viên quân sự nhưng không áp dụng các biện pháp vũ lực. Ngoài ra, LLGGHB không có quyền áp đặt đối với các quốc gia, mà chỉ có vai trò làm vùng đệm ngăn chặn xô xát giữa các bên tham chiến với sự chấp thuận của các bên đó. Trong trường hợp đó, LLGGHB không thể xem là được áp dụng theo các quy định tại chương VII. Và lực lượng này cũng lại không nằm trong phạm vi điều chỉnh của chương VI vì đây rõ ràng là một hình thức “hành động” của HĐBA. Hay nói cách khác, hoạt động của LLGGHB nằm giữa chương VI và cương VII; do đó nhiều người cho rằng hoạt động của LLGGHB được dựa trên “chương VI rưỡi” của HCLHQ. Cơ sở pháp lý của từng LLGGHB trong từng sứ mệnh đều được đề cập rất rõ và cụ thể trong các Nghị quyết của HĐBA; trong đó nêu những nguyên tắc về tổ chức, hoạt động, chức năng, vấn đề chi phí tài chính của LLGGHB.

Hiện nay, hoạt động của LLGGHB có sự trải rộng: từ hoạt động quân sự ở mức thấp để bảo vệ việc cứư trợ nhân đạo, tháo gỡ mìn, cho đến đảm bảo thực hiện ngừng bắn, giải giáp các bên tham chiến, và khi cần thiết có thể hỗ trợ quản lý hành chính, giúp tái thiết các quốc gia được coi là yếu kém. TIỂU LUẬN: CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA UN

Câu 3: Trong số các biện pháp được UN sử dụng, biện pháp nào được quy định ngoài điều 33?

Đó là các biện pháp theo chương VII và chương VI (rưỡi). (Về cụ thể đã được trình bày ở câu 2). Ví dụ như trong vụ Lockerbie, thông qua các nghị quyết 748 và 883, UN đã sử dụng các biện pháp theo Điều 41 Hiến chương UN.

  • Nghị quyết 748 áp đặt một lệnh cấm máy bay vào và ra Libya, một lệnh cấm vận vũ khí, một sự cắt giảm số lượng trong các phái đoàn ngoại giao và đóng cửa các tất cả các cơ quan hàng không Libya ở nước ngoài.
  • Nghị quyết 883 mở rộng những biện pháp trừng phạt đến mức làm tê liệt một phần những tài sản công cộng của Libya, cấm vận đối với thiết bị công nghiệp dầu nhất định và thắt chặt những biện pháp đang tồn tại.

Câu 4: Phân tích mối quan hệ giữa UN và các cơ chế giải quyết tranh chấp khác.

1. Mối quan hệ giữa cơ chế giải quyết tranh chấp của UN và ICJ TIỂU LUẬN: CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA UN

1.1. Cơ cấu tổ chức

Toàn thể Tòa gồm một hội đồng thẩm phán độc lập với 15 thành viên, trong đó không thể có 2 thành viên có cùng quốc tịch. Trên thực tế, hội đồng thẩm phán thường bao gồm: mỗi quốc gia thành viên thường trực HĐBA sẽ có 1 đại diện ở hội đồng thẩm phán của tòa ICJ, còn lại là 3 thẩm phán của châu Á, 3 thẩm phán của châu Phi, 2 thẩm phán của châu Mỹ Latin, 1 của Tây Âu, và 1 của Đông Âu.

Công việc bầu cử các thẩm phán được thực hiện đồng thời tại ĐHĐ và HĐBA. Cả 2 cơ quan này hoàn toàn độc lập trong việc bầu cử và không có bất kỳ sự phân biệt nào giữa các thành viên thường trực, không thường trực của HĐBA. Ứng viên trúng cử là người nhận được đại đa số phiếu của cả ĐHĐ và HĐBA.

1.2. Nguyên tắc hoạt động

ICJ là một cơ quan trực thuộc Liên Hợp Quốc, do đó, nguyên tắc hoạt động của cơ quan này phải dựa trên các nguyên tắc hoạt động của Liên Hợp Quốc.

1.3. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp

  • Về thẩm quyền giải quyết các tranh chấp quốc tế: Tòa có thẩm quyền xét xử tất cả các vụ việc mà các bên đưa ra và tất cả các vấn đề được nêu riêng trong Hiến Chương LHQ hoặc trong các hiệp ước, công ước quốc tế hiện hành (Điều 36(1) Quy chế TAQT)
  • Về thẩm quyền tư vấn: Ngoài thẩm quyền xét xử, các cơ quan chính của LHQ và các tổ chức chuyên môn được ĐHĐ cho phép có quyền yêu cầu ICJ tư vấn một vấn đề pháp lí nào đó theo quy định tại điều 96 HCLHQ
  • Như vậy, mối liên hệ của ICJ với HĐBA và ĐHĐ thể hiện tập trung ở các điểm sau:
  • Các thẩm phán của ICJ đều do HĐBA và ĐHĐ bầu ra.
  • Với HĐBA: Cả HĐBA và ICJ đều giải quyết tranh chấp quốc tế, trong đó HĐBA hoạt động có tính chất chính trị cao, ICJ là cơ quan tư pháp của LHQ giải quyết theo luật quốc tế. Theo đó, về bản chất 2 cơ quan này hoàn toàn tách biệt nhau. Trong vụ Nicaragua, Toà ICJ đã khẳng định quyền xét xử của mình tồn tại song song với HĐBA đối với cùng một vụ việc khi HĐBA chưa đưa ra được cách giải quyết hay từ chối xem xét. Trong trường hợp, vụ việc đã được HĐBA đưa ra cách giải quyết thì ICJ không có thẩm quyền để xem xét vụ việc hay bản thân tính hợp pháp của quyết định ấy. Ngoài ra, HĐBA còn có thể được sử dụng như một cơ quan cưỡng chế thi hành phán quyết của Tòa ICJ bởi các bên trong tranh chấp.
  • Mối quan hệ giữa ĐHĐ và ICJ chủ yếu thông qua việc sử dụng thẩm quyền tư vấn của ICJ. Trong những vấn đề pháp lý mà ĐHĐ thấy cần thiết có ý kiến chuyên môn thì có thể yêu cầu ICJ đưa ra ý kiến tư vấn, như một ý kiến hỗ trợ cho việc giải quyết tranh chấp.

2. Mối liên hệ giữa cơ chế giải quyết tranh chấp của UN và PCA

PCA được thành lập dựa trên Công ước La Hay 1899 và 1907, do đó, cơ chế này không hề có mối liên hiện nào với LHQ cho đến khi có UNCITRAL. Từ năm 1945 cho đến trước 1976, do có sự xuất hiện của ICJ và ICSID cùng các cơ chế giải quyết tranh chấp mới, vai trò của PCA rất mờ nhạt. Năm 1976 UNCITRAL Arbitrator Rules được đưa ra trong đó có một điều khỏan liên quan đến PCA là Điều 6(2) ghi nhận các bên tranh chấp nếu không chọn được “appointing authority” thì có thể yêu cầu Tổng thư ký của PCA chọn. Các quy định của PCA cũng từ đó được điều chỉnh và gần như ghi nhận lại nội dung của UNCITRAL Arbitrator Rules. Do đó, PCA được hoạt động thực sự trở lại dựa vào những kết quả của quá trình họat động trong lĩnh vực trọng tài của LHQ.

Nhìn chung, cơ chế giải quyết tranh chấp của PCA linh họat hơn rất nhiều so với của LHQ (bao gồm ICJ, ĐHĐ, HĐBA). Hai cơ chế chỉ có ba điểm chung là: (i) các quốc gia có thể sử dụng cơ chế, (ii) nhận giải quyết mọi tranh chấp, quyết định được đưa ra có tính ràng buộc (đối với LHQ là các nghị quyết của HĐBA). Hai cơ chế này do đặc thù riêng về cơ cấu nội tại nên có rất nhiều điểm khác nhau.

Về cơ cấu và tính chất chung TIỂU LUẬN: CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA UN

  • PCA là một cơ quan tài phán đơn nhất, xét xử theo nguyên tắc sự đồng ý của các bên tranh chấp, và PCA giải quyết trah chấp theo luật.
  • LHQ có ba cơ quan giải quyết tranh chấp chính là Tòa ICJ, ĐHĐ và HĐBA. Khác với PCA, cơ chế của LHQ cho phép ĐHĐ và HĐBA được xem xét cả những vấn đề mà các bên liên quan không đưa lên trước hai cơ quan này, và có cả giải quyết tranh chấp bằng giải pháp chính trị song song với pháp lý. Ba cơ quan này cũng có phậm vi hoạt động riêng biệt:
  • Tòa ICJ có thẩm quyền giải quyết mọi tranh chấp được đưa lên mà Tòa xét thấy có thẩm quyền xét xử.
  • ĐHĐ có chức năng đưa ra khuyến nghị đối với những tình huống có nguy cơ dẫn đến ảnh hưởng đến hòa bình an ninh quốc tế.
  • HĐBA là cơ quan quan trọng nhất của LHQ. Cơ quan này giải quyết tranh chấp theo 2 cách chính: bằng các biện pháp hòa bình (theo chương VI), hoặc bằng các biện pháp cưỡng chế (theo chương VII).

Về các bên tranh chấp

  • PCA giải quyết mọi tranh chấp được đưa lên bởi quốc gia, tổ chức quốc tế với quốc gia, tổ chức quốc tế khác hay cá nhân.
  • Cơ chế giải quyết tranh chấp của LHQ chỉ giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia với nhau.

Về thẩm quyền

  • PCA là cơ quan xét xử và không có thẩm quyền tư vấn.
  • Cơ chế của LHQ lại chiếm ưu thế bởi các khuyến nghị, tức thẩm quyền tư vấn. Cả ba cơ quan giải quyết tranh chấp của LHQ đều có thẩm quyền tư vấn.

Luật áp dụng

  • Tại PCA, luật áp dụng ưu tiên do các bên lựa chọn.
  • Cơ chế giải quyết tranh chấp của LHQ dựa trên hệ thống luật quốc tế mà ICJ thấy là có thể áp dụng. Cơ quan ĐHĐ và HĐBA của LHQ giải quyết trnah chấp bằng con đường chính trị.

Về thi hành phán quyết

  • Phán quyết của PCA yêu cầu các bên tự nguyện thực hiện.
  • Các quyết định có tính ràng buộc được đưa ra bởi HĐBA và ICJ được hỗ trợ thi hành bằng quyền lực tập thể của HĐBA và cả LHQ.

3. Mối liên hệ giữa cơ chế giải quyết tranh chấp của UN và ICSID TIỂU LUẬN: CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA UN

ICSID và LHQ không có quan hệ nào trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp. ICSID có mục đích giải quyết các tranh chấp liên quan đến đầu tư giữa nhà đầu tư và nước nhận đầu tư, theo đó, có tính chất chuyên môn hóa vào lĩnh vực này rất cao. So sánh hai cơ chế giải quyết tranh chấp này, có thể thấy một số khía cạnh sau:

  • Điểm khác biệt lớn nhất giữa hai cơ chế này là nằm ở tính chất trọng tài của ICSID và giải quyết phi trọng tài của cơ chế LHQ. ICSID sử dụng hai phương thức giải quyết tranh chấp chính là hòa giải và trọng tài. LHQ sử dụng ba phương thức chính là khuyến nghị, chính trị, tài phán.
  • ICSID có những hạn chế trong loại tranh chấp và các bên tranh chấp. Tranh chấp được giải quyết tại ICSID phải thuộc về đầu tư giữa nhà đầu tư và quốc gia nhận đầu tư. Trong khi đó, cơ chế giải quyết của LHQ chỉ tập trung vào quốc gia nhưng mở rộng ra mọi lĩnh vực, kể cả đầu tư. Tuy nhiên, do mức độ chuyên môn hóa cao, nên trong các vụ việc liên quan đến đầu tư thì ICSID được sử dụng nhiều hơn.
  • Một điểm khác nữa giữa ICSID và cơ chế giải quyết tranh chấp của LHQ là về các quyết định tư vấn. Đối với cơ hế LHQ, các quyết định có tính chất tư vấn không có giá trị ràng buộc hay tác động trên thực tế đối với các bên tranh chấp. Tuy nhiên, tác động của các quyết định tư vấn của ICSID rất lớn đối với bên tranh chấp vì cơ chế này có vị trí cao nhất và có uy tín nhất trong hệ thống các cơ chế giải quyết tranh chấp về đầu tư, nơi cuối cùng mà nhà đầu tư có thể tin tưởng vào sự công bằng và khách quan. Hơn nữa, yêu cầu tư vấn được mở cho tất cả cá nhân, pháp nhân và quốc gia.

Tóm lại, ICSID và cơ chế LHQ là hai cơ chế hoạt động song song và có chuyên môn về một lĩnh vực quan hệ quốc tế riêng. Đối với, LHQ chủ yếu là các vấn đề chính trị, an ninh, hòa bình,…; ICSID tập trung vào lĩnh vực cụ thể là đầu tư quốc tế.

4. Mối liên hệ với Tòa ICC TIỂU LUẬN: CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA UN

Không giống như tòa ICJ, tòa ICC có vị trí độc lập về mặt pháp lí cũng như chức năng với LHQ. Tuy nhiên, quy chế Rome đã trao cho HĐBA một số những quyền hạn. Theo như điều 13 quy chế Rome: HĐBA sẽ đệ trình lên tòa vụ tranh chấp (situation), mà theo đó nếu không có sự đệ trình này tòa sẽ không có quyền xem xét vụ việc.

Điều 16 cho phép HĐBA được quyền yêu cầu tòa hoãn điều tra vụ việc trong thời gian là 12 tháng. Bên cạnh đó, sự trì hoãn này cũng có thể khôi phục lại bởi HĐBA. Tòa án hợp tác với HĐBA trong rất nhiều lĩnh vực, bao gồm cả việc chia sẻ thông tin và những hỗ trợ hậu cần. Tòa án phải báo cáo những hoạt động của mình cho UN hàng năm. Mối liên hệ giữa ICC và UN được kiểm soát bởi Hiệp định “Relationship Agreement between the International Criminal Court and the United Nations”

Mối liên hệ với Tòa ICTY và ICTR

ICTY và ICTR lại được thành lập dựa trên các Nghị quyết của HĐBA dựa trên Chương VII của Hiến chương, do đó mà 2 toà vụ việc này không khác gì một biện pháp cưỡng chế của HĐBA.

ICTY là Tòa án hình sự quốc tế Nam Tư cũ được LHQ thành lập vào ngày 25/5/1993 tại La Haye (Hà Lan). Trong Nghị quyết 808, HĐBA đã quyết định rằng: “một tòa án quốc tế hình sự sẽ được thành lập nhằm điều tra trách nhiệm của những người đã vi phạm nghiêm trọng luật nhân đạo quốc tế trên lãnh thổ Nam Tư cũ từ năm 1991.”

Cơ cấu tổ chức:

  • Thẩm phán thường trực: ĐHĐ chọn ra 14 thẩm phán trong danh sách mà
  • Thẩm phán ad-litem: ĐHĐ chọn ra 27 thẩm phán ad-litem bằng số phiếu quá bán của những thành viên của LHQ và những quan sát viên thường trực.

Nguyên tắc hoạt động của ICTY: Xét về cơ bản ICTY hoạt động dựa trên nguyên tắc hoạt động của LHQ. Nhưng xét về thực tế, ICTY làm việc độc lập so với HĐBA mặc dù ICTY nằm dưới sự quản lý của Văn phòng Bộ Pháp Luật của Ủy ban thư ký LHQ. Mọi hoạt động điều tra xem xét thẩm vấn vụ việc đều được ICTY làm một cách độc lập, tuy nhiên Chủ tịch ICTY phải nộp bản báo cáo thường niên cho HĐBA và ĐHĐ xem xét.

The International Criminal Tribunal for Rwanda (ICTR): là một toà án quốc tế được HĐBA thành lập theo Nghị quyết 955 vào 8/11/1994 nhằm xét xử những người phải chịu trách nhiệm cho tội diệt chủng tại Rwanda và những vi phạm luật quốc tế nghiêm trọng xảy ra tại lãnh thổ của Rwanda hoặc do công dân Rwanda gây ra tại lãnh thổ các quốc gia láng giềng trong khoảng thời gian từ 1/1 đến 31/12 năm 1994. Giống như ICTY, ICTR nằm dưới sự quản lý hành chính và tài chính của Liên Hợp Quốc. Tháng 9/1996, ICTR chính thức toàn quyền hoạt động bởi những vấn đề hậu cần, hành chính và tài chính. TIỂU LUẬN: CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA UN

Cơ cấu tổ chức :

  • Phòng xét xử: Ba phòng xét xử và phòng phúc thẩm được thành lập với những thẩm phán thông qua bầu cử bởi ĐHĐ từ một danh sách được HĐBA đệ trình lên.
  • Cơ quan Công tố (OTP): HĐBA chỉ định trưởng ban công tố của Toà hình sự Rwanda – ông Hassan Bubacar Jallow người Gambia. Phó ban công tố là ông Bongani Majola (South Africa).
  • Ban Thư ký: Trưởng ban Thư ký đứng đầu ban này và là đại diện của Tổng thư ký LHQ.

5. Mối liên hệ giữa cơ chế giải quyết tranh chấp của UN và các tổ chức khu vực

Mối liên hệ giữa cơ chế giải quyết tranh chấp của LHQ và các tổ chức khu vực được quy định tại điều 33, điều 52, 53, 54 của HCLHQ. Đặc biệt, Điều 52 ghi nhận một vai trò tương đối rõ nét của các tổ chức cũng như các hiệp định khu vực trong việc hòa giải các mâu thuẫn giữa các quốc gia thành viên. Ngoài ra nó cũng thừa nhận vai trò của các tổ chức khu vực trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Tuy nhiên vai trò này bị hạn chế trong phạm vi các vụ việc xảy ra tại khu vực đó cũng như các hoạt động của họ phải phù hợp với các mục đích và nguyên tắc của LHQ.

Nhiều cuộc tranh luận về mối quan hệ giữa tổ chức khu vực và LHQ đã nổ ra trong thời gian chiến tranh lạnh, tập trung chủ yếu vào 2 vấn đề: (i) Thẩm quyền hạn chế của các tổ chức khu vực trong việc giải quyết các vụ liên quan tới gìn giữ hòa bình và an ninh thế giới, (ii) Căn cứ để xác định những biện pháp giải quyết của các tổ chức khu vực là không hữu hiệu và cần tới sự can thiệp của HĐBA. Tuy nhiên, sau chiến tranh lạnh, những cuộc tranh luận về chuơng VII của HCLHQ đã chuyển sang một huớng mới, chủ yếu đi vào giải quyết xem các tổ chức khu vực và LHQ sẽ cùng hợp tác giải quyết những tranh chấp này như thế nào.

Điều 53(1) của HCLHQ làm hạn chế thẩm quyền giải quyết tranh chấp của các tổ chức khu vực. Điều khoản này quy định HĐBA có thẩm quyền sử dụng các hiệp định và các tổ chức khu vực để tiến hành những sự cưỡng chế cần thiết của mình, nghiêm cấm bất cứ một biện pháp cưỡng chế nào được tiến hành bởi các tổ chức khu vực nếu không có sự cho phép của HĐBA.

Điều 52(2) quy định các thành viên kí kết hay thành lập ra những tổ chức khu vực phải cố gắng giải quyết tranh chấp hòa bình bằng những biện pháp quy định trong hiệp định của tổ chức đó, trước khi đưa những tranh chấp đó ra HĐBA xem xét. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, một số quốc gia lại cố tìm cách đưa vụ tranh chấp lên HĐBA trước khi tổ chức khu vực mà nước đó là thành viên có cơ hội xem xét giải quyết vấn đề. Chẳng hạn, trong vụ tranh chấp biên giới lãnh thổ giữa Morocco và Algieri, Morocco ngay lúc đầu đã có khuynh hướng trình vụ việc lên HĐBA xem xét hơn là nhờ tới sự can thiệp của quy chế

tổ chức khu vực OAU (Organisation of Africa Unity). Những tình huống như vậy có thể xảy ra vì quốc gia liên quan đến tranh chấp đã nhận thấy việc trình đơn giải quyết tranh chất ở những diễn đàn lớn hơn sẽ có lợi hơn. Thực tiễn này có thể gây ra mâu thuẫn trong thẩm quyền tài phán giữa tổ chức khu vực và tổ chức toàn cầu nói chung và LHQ nói riêng.

Tóm lại, sự hợp tác giữa các tổ chức khu vực và LHQ là điều cần thiết nhằm thực thi có hiệu quả nhiệm vụ giải quyết tranh chấp có liên quan đến an ninh và hòa bình thế giới. Hai cơ chế này trên thực tế đã có sự hợp tác, ví dụ, trong vụ nổi loạn ở Liberia, LLGGHB ở địa phương đã phối hợp với ECOWAS (Economic Community of West African States) và sau đó là sự hỗ trợ của LHQ. Trong những năm gần đây, sự hợp tác giữa các tổ chức khu vực và LHQ ngày càng được mở rộng khi rất nhiều nghị quyết của HĐBA về việc trao quyền hay ủng hộ hành động của các tổ chức khu vực và cùng với đó là sự bắt đầu của nhiều hoạt động chung nhằm gìn giữ hòa bình ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới. Việc khuyến khích các tổ chức khu vực sử dụng các biện pháp giải quyêt vốn có của mình cho tới khi những biện pháp này tỏ ra mất hiệu quả sẽ giúp HĐBA có thể “dự trữ được những nỗ lực” nhằm giải quyết những tranh chấp lớn hơn mang tầm quốc tế. TIỂU LUẬN: CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA UN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0906865464