Luận văn: Thực trạng thu hút khách du lịch đến Quảng Ngãi

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Thực trạng thu hút khách du lịch đến Quảng Ngãi hay nhất năm 2024 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thạc sĩ thì với đề tài Luận văn: Thực trạng nguồn khách và các giải pháp thu hút khách du lịch đến Quảng Ngãi dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

2.1. Thực trạng phát triển du lịch Tỉnh giai đoạn 2019 – 2024

2.1.1. Quá trình phát triển du lịch Tỉnh

Ví trí địa lý là lợi thế trong giao lưu kinh tế và liên kết phát triển  du lịch.

Tài nguyên du lịch của tỉnh Quảng Ngãi tương đối toàn diện gồm đầy đủ biển đảo, di tích lịch sử văn hóa, bản sắc các dân tộc thiểu số.v.v…là điều kiện thuận lợi để đa dạng hóa các sản phẩm du lịch.

Cùng với sự phát triển kinh tế- xã hội nói chung, hệ thống hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đang từng bước được đầu tư nâng cấp và phát triển liên tục, tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế -xã hội trong đó có du lịch.

Kinh tế- xã hội của tỉnh có sự phát triển nhanh so với mặt bằng chung của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và của cả nước, là tiền đề vững chắc cho sự phát triển nhanh ngành Du lịch tỉnh Quảng Ngãi.

Nguồn lực lao động trong nhân dân khá dồi dào, có trình độ, hệ thống cơ sở đào tạo phát triển; năng lực ứng dụng khoa học công nghệ tương đối cao.

Môi trường đầu tư khá thuận lợi, có khả năng thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài cho phát triển kinh tế- xã hội nói chung và du lịch nói riêng. Luận văn: Thực trạng thu hút khách du lịch đến Quảng Ngãi.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ: 

===>>> Bảng Giá Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Du Lịch

2.1.2. Các kết quả đạt được        

Du lịch phát triển và ngày càng khẳng định vị trí, vai trò trong nền kinh tế của Tỉnh. Các chỉ tiêu phát triển chủ yếu về lượng khách, thu nhập tăng với tốc độ khá cao góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; giá trị GDP từ du lịch tăng dần góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương.

Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được quan tâm đầu tư xây dựng và phát triển về số lượng, nâng cao chất lượng từ nguồn vốn ngân sách và xã hội hóa đã đặt nền móng quan trọng cho sự phát triển du lịch Quảng Ngãi để từng bước đáp ứng nhu cầu khách du lịch.

Thị trường KDL ngày càng được mở rộng, đặc biệt là thị trường khách du lịch nội địa.

Sản phẩm du lịch đang dần hình thành, từng bước được đa dạng và nâng cao chất lượng để khẳng định vị thế đối với du lịch cả nước và tạo tiền đề phát triển du lịch trong giai đoạn tiếp theo .

Đã thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh du lịch và bước đầu tạo được sự chuyển biến tích cực trong hoạt động kinh doanh góp phần tích cực vào nỗ lực đưa hình ảnh Quảng Ngãi đến với du khách trong và ngoài nước; bảo tồn, phát triển các giá trị văn hóa truyền thống, bảo vệ tài nguyên du lịch, giải quyết công ăn việc làm và xóa đói giảm nghèo…

Công tác xúc tiến, quảng bá, hợp tác phát triển du lịch đạt được những thành tựu đáng khích lệ góp phần nâng cao hình ảnh tiềm năng và triển vọng phát  triển du lịch, thu hút được nhiều nhà đầu tư và khách du lịch.

Công tác quy hoạch tổng thể phát triển du lịch; các quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết các khu du lịch và các dự án lớn đã được xây dựng, phê duyệt là định hướng cho công tác quản lý và thực hiện các hoạt động đầu tư, kinh doanh, quản lý tài nguyên du lịch. Luận văn: Thực trạng thu hút khách du lịch đến Quảng Ngãi.

Công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch được quan tâm, chú trọng: Chất lượng nguồn nhân lực du lịch tăng lên đáng kể, chương trình đào tạo nghề du lịch từng bước được hoàn thiện nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch của tỉnh.

Công tác quản lý nhà nước về du lịch đã được quan tâm: Chất lượng và hiệu quả công tác quản lý nhà nước dần từng bước được nâng cao, đội ngũ cán bộ, công chức được bồi dưỡng về trình độ nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học và lý luận chính trị. Thực hiện tiêu chuẩn hóa trong quản lý nhà nước các hoạt động du lịch. Công tác thanh, kiểm tra được tiến hành thường xuyên giúp các doanh nghiệp, hộ kinh doanh du lịch hoạt động đúng pháp luật.

Nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về vị trí, vai trò của du lịch được nâng lên, khẳng định du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng có tính chiến lược lâu dài góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội của Tỉnh.

2.1.2.1. Kết quả của lĩnh vực kinh doanh lưu trú và ăn uống

  • Lưu trú

Giai đoạn 2019 – 2023, thu hút được các thành phần kinh tế đầu tư vào hệ thống cơ sở lưu trú tạo nên tốc độ phát triển khá nhanh.

Năm 2019 toàn tỉnh mới chỉ có 60 cơ sở lưu trú du lịch với 1.800 buồng, đến nay – năm 2023 có 80 cơ sở với 2.500 buồng. Quy mô cơ sở lưu trú đạt hơn 31 buồng/1 cơ sở, tốc độ tăng trưởng là 5,6%/ năm, thuộc vào loại trung bình, phần lớn tập trung tại thành phố Quảng Ngãi

Toàn tỉnh hiện có 3 khu du lịch cấp địa phương, và nhiều điểm tham quan du lịch khác; 10 doanh nghiệp lữ hành, một số tiện nghi thể thao (1 sân vận động, 13 nhà tập và thi đầu, 7 bể bơi), vui chơi giải trí, hội nghị hội thảo. Đây là những công trình và phương tiện dịch vụ góp phần hấp dẫn và tăng thời gian lưu trú của khách du lịch.

Tình hình hoạt động dịch vụ lưu trú (10/11/2024)

Theo số liệu điều tra doanh nghiệp và điều tra cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể hàng năm, toàn tỉnh có 737 cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú. Trong đó cơ sở kinh doanh cá thể chiếm đa số với 700 cơ sở (94,98%); doanh nghiệp chiếm tỷ lệ ít chỉ với 37 cơ sở (5,02%). Luận văn: Thực trạng thu hút khách du lịch đến Quảng Ngãi.

Biểu đồ 1: Cơ cấu theo loại hình cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú

Mặc dù số lượng các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú ít hơn nhiều so với số lượng cơ sở kinh doanh cá thể, nhưng về chất lượng cơ sở vật chất thì tương đối tốt; số lượng khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao là 2 cơ sở, đạt tiêu chuẩn 3 sao là 5 cơ sở, tiêu chuẩn 2 sao là 5 cơ sở so với tổng số 37 cơ sở doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú.

Biểu đồ 2: Số doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú năm 2024

Lao động của doanh nghiệp: Có 508 lao động chiếm 35,50% tổng số lao động của các cơ sở kinh doanh lưu trú; so với số lượng cơ sở lưu trú của doanh nghiệp là 37 cơ sở thì tỷ lệ lao động bình quân một doanh nghiệp xấp xỉ đạt 14 lao động.

Lao động của các cơ sở cá thể kinh doanh dịch vụ lưu trú là 923 lao động, chiếm 64,50% tổng số lao động của các cơ sở kinh doanh lưu trú; so với số lượng cơ sở cá thể kinh doanh lưu trú thì tỷ lệ lao động bình quân một cơ sở chưa đến 2 lao động. Cho thấy quy mô của các cơ sở cá thể này còn mang tính nhỏ lẻ, lao động chủ yếu là từ nguồn sẵn có của cơ sở.

Biểu đồ 3: Số lượng lao động và số cơ sở kinh doanh lưu trú 2024

Theo số liệu từ hai cuộc điều tra hàng năm là điều tra doanh nghiệp và điều tra cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể, doanh thu của các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú đạt 178,53 tỷ đồng. Trong đó khối doanh nghiệp đóng góp 64,66 tỷ đồng (36,22%); khối cá thể đóng góp 113,87 tỷ đồng (63,78%).

Biểu đồ 4: Tỷ trọng doanh thu dịch vụ lưu trú theo thành phần kinh tế 2024

Số lượt khách quốc tế được phục vụ bởi các cơ sở kinh doanh lưu trú là 21.438 lượt, trong đó khách quốc tế ngủ qua đêm là 11.262 lượt, khách trong ngày là 10.176 lượt; chủ yếu là do các doanh nghiệp tư nhân phục vụ, chiếm 93,32% trong tổng số lượt khách ngủ qua đêm và chiếm 98,35% trong tổng số lượt khách trong ngày.

Số lượt khách trong nước do các cơ sở lưu trú phục vụ là 1.386.413 lượt, trong đó khách ngủ qua đêm đạt 337.439 lượt, với số lượt khách do các cơ sở kinh doanh cá thể chiếm 70,02%; khách trong ngày đạt 1.048.974 lượt, khách do các cơ sở kinh doanh cá thể phục vụ chiếm tới 85,15%. Luận văn: Thực trạng thu hút khách du lịch đến Quảng Ngãi.

Từ biểu đồ 1 và biểu đồ 4 ở trên, và từ số liệu về lượt khách trong nước và khách quốc tế do các cơ sở lưu trú phục vụ, ta thấy doanh thu chủ đạo của ngành dịch vụ lưu trú chính là khối doanh nghiệp. Chính khối này đã tạo ra nguồn doanh thu cao, chất lượng phục vụ tốt, và nhiều cơ hội việc làm cho người lao động. Nếu tiếp tục phát triển theo hướng tăng số lượng doanh nghiệp, giảm cá thể thì ngành dịch vụ lưu trú sẽ tăng trưởng ổn định, bền

  • Ăn uống:

Các cơ sở ăn uống bao gồm restaurant, coffee-shop, bar, quán ăn nhanh v.v… Các tiện nghi này có thể nằm trong các cở sở lưu trú hoặc có thể nằm độc lập bên ngoài các các cơ sở lưu trú, ở các điểm tham quan du lịch, trong các cơ sở vui chơi giải trí.v.v… nhằm phục vụ khách du lịch cũng như các tầng lớp dân cư địa phương.

Các cơ sở ăn uống bên ngoài khách sạn, tại các điểm tham quan ở Quảng Ngãi những năm qua cũng đã bước đầu phát triển. Tuy nhiên các nhà hàng này thường có quy mô nhỏ, khó có khả năng đón các đoàn khách lớn; bài trí của nhà hàng đơn giản, không có khu chế biến riêng biệt, món ăn chưa phong phú và vấn đề vệ sinh thực phẩm cũng chưa được chú trọng đúng mức.

Khách du lịch Quảng Ngãi thường ăn các món  ăn đặc sản như: Món don, kẹo gương đậu phụng, quế Trà Bồng, cá bống sông Trà, kẹo mạch nha, cá cơm, mắm nhum, cá niên, đường phèn, đường phổi, tỏi Lý Sơn…là những món ăn nổi tiếng ở Quảng Ngãi du khách có thể thưởng thức để cảm nhận nét độc đáo và tinh tế nền ẩm thực của vùng đất này.

2.1.2.2. Kết quả của lĩnh vực kinh doanh lữ hành      

Tổng thu từ khách du lịch bao gồm tất cả các khoản thu do KDL chi trả gồm thu từ dịch vụ lưu trú, ăn uống, đi lại, mua sắm và từ các dịch vụ khác v.v…

Ở nước ta nói chung và Quảng Ngãi nói riêng, hệ thống thống kê chưa được hoàn chỉnh nên toàn bộ các khoản chi trả của khách du lịch chưa tập hợp được đầy đủ. Vì vậy, theo thống kê sự đóng góp của ngành Du lịch trong nền kinh tế nói chung thường vẫn còn khiêm tốn.

Cùng với sự tăng trưởng về lượng khách, nguồn thu từ du lịch của Quảng Ngãi giai đoạn 2019 – 2023 có mức tăng trưởng với nhịp độ bình quân hàng năm đạt 12,72%/năm. Luận văn: Thực trạng thu hút khách du lịch đến Quảng Ngãi.

Cơ cấu nguồn thu từ các dịch vụ: Lưu trú chiếm 32%; ăn uống: 57%; vận chuyển 1,2%; lữ hành: 1,3%; mua sắm: 2,5%, còn lại các nguồn thu khác hơn 6%. Cơ cấu nguồn thu nằm trong tình trạng chung của du lịch Việt Nam là chủ yếu từ ăn uống và lưu trú, thiếu dịch vụ đi kèm.

Có thể nhận thấy, mặc dù mức chi tiêu và thời gian lưu trú trung bình đều đạt mức chung cả nước nhưng vì lượng khách còn ít đặc biệt là khách du lịch quốc tế nên tổng thu từ khách du lịch của tỉnh Quảng Ngãi không cao.

Sở dĩ ngành Du lịch Quảng Ngãi đạt được những kết quả trên là nhờ những điều cơ bản sau: 

Tỉnh Quảng Ngãi đã sớm xác định được tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch và tạo điều kiện để du lịch dần trở thành một ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế chung. Từ đó, tỉnh đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh du lịch.

Bước đầu đã có được sự phối hợp hiệu quả giữa các cấp các ngành, các huyện thị trong tỉnh đặc biệt là sự phối hợp giữa Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch với cơ sở trong quản lý điều hành hoạt động du lịch, tháo gỡ những khó khăn còn vướng mắc.

Nhận thức về phát triển kinh tế du lịch trong các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là trong cộng đồng dân cư tại các trọng điểm du lịch đã được nâng cao lên một bước và đã tạo điều kiện thuận lợi nhiều mặt, hỗ trợ cho hoạt động du lịch. Bên cạnh đó, chất lượng hoạt động kinh doanh du lịch của các doanh nghiệp trên địa bàn đã được chấn chỉnh và nâng lên một bước.

Bên cạnh các kết quả đạt được, hoạt động du lịch Tỉnh còn tồn tại một số hạn chế, yếu kém như: Cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng phục vụ du lịch ở huyện Lý Sơn chưa tương xứng với tốc độ phát triển du lịch; số lượng cơ sở lưu trú, cơ sở kinh doanh ăn uống chưa đáp ứng nhu cầu của du khách, đặc biệt là trong các dịp lễ, tết; các dịch vụ vui chơi giải trí, mua sắm, ẩm thực… còn nghèo nàn, đơn điệu, chưa đủ sức hấp dẫn, thu hút du khách lưu trú dài ngày; nhiều dự án đầu tư du lịch kéo dài, chậm tiến độ, hiệu quả thấp, chưa có khu,  điểm du lịch nào hoàn chỉnh để đưa vào khai thác sử dụng… đã ảnh hưởng đến sự phát triển của du lịch Quảng Ngãi

2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thu hút KDL của Tỉnh Luận văn: Thực trạng thu hút khách du lịch đến Quảng Ngãi.

2.2.1. Các nhân tố vĩ mô

2.2.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên

Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thuỷ văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên…có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch.

Quảng Ngãi có nhiều cảnh đẹp, trong đó đáng chú ý là 12 cảnh đẹp đã được Nguyễn Cư Trinh làm thơ tặng. Đó là các địa danh: Thiên Ấn Niêm Hà, Long Đầu hí thủy, La Hà thạch trận, Liên Trì dục nguyệt, Hà Nhai vãng độ, Cổ Lũy cô thôn, An Hải sa bàn, núi Thạch Bích tà dương, Vân Sơn, Thiên Bút phê vân, Thạch Cơ điếu tấu. Ngoài ra bãi biển Sa Huỳnh cũng được coi là một danh thắng của Quảng Ngãi, gần giống như Lăng Cô của Huế. Có thể đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên theo địa hình như sau:

a) Tài nguyên du lịch ở vùng đồi núi và trung du: Với diện tích vùng đồi núi và trung du khá lớn (chiếm 2/3 tổng diện tích toàn tỉnh) tài nguyên du lịch vùng đồi núi của tỉnh Quảng Ngãi khá phong phú với khu du lịch văn hóa sinh thái Trà Bồng (núi Cà Đam), khu bảo tồn tự nhiên khu vực Ba Tơ; hệ thống các thác nước như thác Trắng, thác nước Trịnh…; cảnh quan các sông, hồ nước, các thắng cảnh như núi Cà Đam, núi Thiên Ấn, núi Long Đầu…

Núi Cà Đam (tên chữ là Vân Phong), nằm ở phía Tây Nam của huyện Trà Bồng và phía Đông Nam của huyện Tây Trà. Đứng từ vùng đồng bằng nhìn lên phía Tây Bắc của tỉnh Quảng Ngãi thấy hình núi cao vọt lên giữa lớp lớp núi. Núi Cà Đam được xem là một trong những cảnh đẹp của tỉnh Quảng Ngãi. Đây cũng là căn cứ địa của nghĩa quân dân tộc Cor chống Pháp từ năm 1938 đến năm 1945. Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Cà Đam được chọn làm căn cứ địa của tỉnh, là trung tâm đầu não của cuộc khởi nghĩa Trà Bồng và miền Tây Quảng Ngãi (tháng 8/1959).Cà Đam có khí hậu mát mẻ, thích hợp phát triển du lịch sinh thái nghỉ dưỡng núi.

Núi Thiên Ấn thuộc thị trấn Sơn Tịnh, huyện Sơn Tịnh, nằm cách cầu Trà Khúc khoảng 2 km về phía Đông với độ cao chỉ hơn 100 m nhưng có hình thù rất độc đáo. Đứng từ hướng nào nhìn núi cũng có hình thang cân, đường lên núi quanh co với phong cảnh hai bên hữu tình. Trên đỉnh núi bằng phẳng có một ngôi chùa cổ được bao bọc bởi những hàng cây cổ thụ xanh tốt. Người xưa gọi là “Thiên Ấn niêm hà” (ấn trời đóng trên sông). Thiên Ấn được xem là đệ nhất thắng cảnh của Quảng Ngãi và chùa Thiên Ấn trên đỉnh núi được xem là một trong những ngôi chùa cổ nổi tiếng của cả miền Trung.

Núi Long Đầu nằm không xa núi Thiên Ấn, ngay sát quốc lộ 1A, cạnh phía Bắc cầu Trà Khúc. Vào mùa lũ, nước sông Trà Khúc dâng cao, nước cuộn xoáy nơi vực sông dưới chân núi, người xưa hình dung như đầu rồng đang giỡn nước nên gọi là Long Đầu hý thủy, gắn với chuyện vua Nam Chiếu bên bờ sông Trà. Luận văn: Thực trạng thu hút khách du lịch đến Quảng Ngãi.

Ngoài ra còn các núi như Thạch Bích (huyện Sơn Hà), Cao Muôn (huyện Ba Tơ), núi Lớn (huyện Mộ Đức). Rừng núi ở Quảng Ngãi tương đối hùng vĩ, là tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.

b) Tài nguyên du lịch ở vùng biển và hải đảo: Với đường bờ biển dài gần 130 km, tài nguyên du lịch biển và hải đảo của Quảng Ngãi khá phong phú và hấp dẫn với các bãi biển đẹp, các cảnh quan bờ biển kỳ thú và hấp dẫn du khách, các hòn đảo thanh bình và còn giữ nguyên vẻ hoang sơ, trong lành. Trong số các tài nguyên du lịch biển và hải đảo của Quảng Ngãi, đáng kể nhất là Mỹ Khê, Sa Huỳnh và đảo Lý Sơn.

Bờ biển Mỹ Khê dài trên 10 km với ba cảnh quan độc đáo và hấp dẫn là Cổ Lũy cô thôn, Thạch Cơ điếu tẩu và An Hải sa bàn. Bờ biển Sa Kỳ – Cổ Lũy có hình cong lưỡi liềm với bãi cát vàng sạch sẽ, rặng phi lao xanh mát bên bờ biển xanh ngắt, không khí trong lành là nơi thuận lợi cho hoạt động nghỉ dưỡng và tắm biển. Cửa Sa Kỳ có mỏm núi cao An Vĩnh với nhiều phiến đá tự nhiên hình thoi như được bàn tay con người gọt giũa và sắp đặt, với hang đá lộ thiên có tên gọi là Hầm Rượu, những vết đá lõm như dấu bàn chân được người dân nơi đây đặt tên là “bàn chân ông khổng lồ” và chơi vơi ngoài mép nước là tảng đá nhô cao được đặt tên là “Thạch cơ điếu tẩu”. Phía Bắc cửa biển có bãi cát lớn hình tròn và lõm ở giữa với tên gọi là An Hải sa bàn.

Vùng bờ biển Sa Huỳnh nằm ở cực nam của tỉnh, thuộc xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ. Trên bờ biển Sa Huỳnh có nhánh núi Trường Sơn chạy áp sát biển tạo thành những gành đá rất đẹp. Cũng chính vì vậy địa hình Sa Huỳnh rất đa dạng với những ngọn núi màu xanh nhiều cung bậc, với những động cát vàng rực, những đàm nước xanh biếc. Sa Huỳnh còn có Hòn Me, Hòn Khỉ, Động cát Ma Vương chứa đựng di chỉ văn hóa Sa Huỳnh nổi tiếng…

Đảo Lý Sơn rộng 10,33 km² gồm hai đảo với phong cảnh thiên nhiên hoang sơ, không khí trong lành, cảnh quan đẹp thích hợp với những du khách ưa khám phá và thiên nhiên hoang dã được quy hoạch là một trong 16 Khu bảo tồn biển Quốc gia. Trên đảo có bốn di tích quốc gia: Đình làng An Hải, Âm Linh Tự (nơi thờ cúng oan hồn, cô hồn và phối thờ tử sĩ Hoàng Sa – Trường Sa), Chùa Hang, Đình làng An Vĩnh và 01 di sản phi vật thể Quốc gia (lễ khao thề lính Hoàng Sa). Các di chỉ văn hóa Sa Huỳnh cũng đã được tìm thấy trên đảo, như suối Chình, xóm Ốc và đặc biệt là các dấu vết của văn hóa Chăm Pa và 24 chùa, am…Ngoài ra đảo còn được thiên nhiên ban tặng đặc sản tỏi nổi tiếng.  Đảo Lý Sơn với các giá trị đặc trưng về biển, đảo, văn hóa kết hợp lễ Khao thế lính Hoàng Sa trở thành điểm tài nguyên du lịch tự nhiên nổi bật của tỉnh, có khả năng phát triển thành sản phẩm du lịch đặc thù, hấp dẫn khách du lịch.

Nhìn chung, tài nguyên du lịch tự nhiên của Quảng Ngãi khá phong phú và đa dạng, nếu được đầu tư khai thác hợp lý sẽ tạo nên được những sản phẩm có đặc trưng riêng hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài tỉnh.

2.2.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn Luận văn: Thực trạng thu hút khách du lịch đến Quảng Ngãi.

Tài nguyên du lịch nhân văn là những giá trị văn hóa vật chất cũng như tinh thần do bàn tay và khối óc của người dân Quảng Ngãi sáng tạo ra trong suốt chiều dài lịch sử của mình. Các tài nguyên này bao gồm những di tích lịch sử – văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, những sản phẩm thủ công và các làng nghề thủ công truyền thống, những giá trị văn hóa phi vất thể như văn nghệ dân gian, lễ hội, ẩm thực.v.v… đều là những nguồn tài nguyên quan trọng cần được nghiên cứu để tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo mang bản sắc riêng của Quảng Ngãi nhằm thu hút khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế.

a) Di tích lịch sử – văn hóa: Quảng Ngãi là một tỉnh có bề dày phát triển lịch sử khá lâu đời, do vậy đã để lại nhiều di tích lịch sử quý giá. Tính đến nay toàn tỉnh đã có 29 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, 171 di tích cấp tỉnh. Các di tích này được chia thành các nhóm di tích khác nhau, bao gồm:

  • Nhóm các di tích khảo cổ học.
  • Nhóm các di tích lịch sử, cách mạng.
  • Nhóm các di tích kiến trúc, nghệ thuật.

Nhóm di tích khảo cổ học: Bao gồm nhóm di tích văn hóa Sa Huỳnh, nhóm di tích khảo cổ thuộc nền văn hóa Chăm Pa và các di tích thành lũy.

Nhóm di tích văn hóa Sa Huỳnh: Nhóm di tích này phân bố tại các địa phương Long Thạnh, thuộc huyện Đức Phổ, Bình Châu và Sa Huỳnh. Đây là nền văn hóa khá đặc sắc đã cho thấy vào buổi đầu công nguyên chủ nhân của nền văn hóa Sa Huỳnh đã đạt đến trình độ phát triển cao trong khu vực. Đặc biệt là đồ gốm Sa Huỳnh với những trang trí lắc đen, trắng trên nền đỏ và những hoa văn sóng nước rất độc đáo và tinh tế có giá trị cao không những đối với khoa học, mà còn thu hút sự quan tâm của du khách. Mộ chum Sa Huỳnh cũng là một loại di vật độc đáo của nền văn hóa này thể hiện mối quan hệ gắn bó với các cư dân hải đảo Đông Nam Á và thế giới quan của người tiền sử ở đây.

  • Nhóm di tích khảo cổ thuộc nền văn hóa Chăm Pa.

Các di tích đền tháp, mặc dù không còn tháp nào nguyên vẹn, song các phế tích đền tháp ở huyện Tư Nghĩa, Sơn Tịnh, thị xã Quảng Ngãi… đã cho thấy một phong cách riêng biệt trong điêu khắc tượng Chàm.

Bên cạnh đền tháp còn có nhóm các tượng và Bia ký Chàm. Các tượng Chàm ở Quảng Ngãi đều thuộc giai đoạn Trà Kiệu muộn (thế kỷ thứ IX, X), được tìm thấy ở Sơn Tịnh. Một vài bi ký có dạng văn tự Sankrit khắc chìm được tìm thấy ở Đức Phổ, Long Thạnh.

  • Các di tích thành lũy: Luận văn: Thực trạng thu hút khách du lịch đến Quảng Ngãi.

Di tích Trường Lũy: Trường Lũy một công trình phòng vệ quân sự cổ tại tỉnh Quảng Ngãi với chiều dài hơn 130 km đi qua tám huyện của Quảng Ngãi và hai huyện của Bình Định, trong đó đoạn Quảng Ngãi có chiều dài hơn 100 km. Trường Lũy không những là công trình quân sự từ thế kỷ 17 mà còn là điểm giao lưu văn hóa, xã hội và phát triển kinh tế của cộng đồng dân cư thời bấy giờ. Di tích đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận cấp quốc gia ngày 9/3/2020. Đây là điểm tài nguyên du lịch có giá trị tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu về lịch sử. Thành Châu Sa (Sơn Tịnh): Thành cổ Châu Sa nằm trên tuyến quốc lộ 24B đi cảng Sa Kỳ – Dung Quất, cách thành phố Quảng Ngãi 7 km về phía Đông Bắc, phía nam giáp sông Trà Khúc, bắc giáp sông Hàm Giang về cảng biển Sa Kỳ. Thành được xây dựng vào thế kỷ thứ IX. Thành cao 5 m, được đắp bằng đất, hình vuông, gồm thành nội và thành ngoại, mỗi cạnh thành ngoài dài 800 m. Thành Châu Sa, hiện được các nhà khảo cổ quan tâm, tương lai sẽ  thu hút khách tham quan, nghiên cứu.

Nhóm di tích lịch sử, cách mạng: Đối với du lịch Quảng Ngãi, nhóm di tích lịch sử, cách mạng gắn liền với các cuộc kháng chiến của cả dân tộc có ý nghĩa quan trọng đối với du lịch. Tiêu biểu là khu di tích về cuộc khởi nghĩa Ba Tơ thuộc huyện Ba Tơ, di tích chiến thắng Vạn Tường thuộc huyện Bình Sơn; di tích núi Cà Đam thuộc huyện Trà Bồng; di tích địa đạo Đàm Toái (huyện Bình Sơn, bán đảo ba Làng An); di tích chiến thắng Ba Gia.v.v…

Di tích khởi nghĩa Ba Tơ: Quần thể bao gồm nhiểu điểm di tích liên quan đến cuộc khởi nghĩa Ba Tơ và Đội du kích Ba Tơ, phân bố chủ yếu trên địa bàn các xã Ba Vinh, Ba Động và thị trấn Ba Tơ, cách tỉnh lỵ Quảng Ngãi chừng 60 cây số về phía Tây Nam. Di tích được công nhận cấp quốc gia tại Quyết định số 92-VHTT/QĐ ngày 10/7/1980. Tại đây còn có thể kết hợp khai thác bản sắc văn hóa dân tộc Hre.

Quần thể di tích chiến thắng Vạn Tường: Quần thể di tích thuộc huyện Bình Sơn, cách thành phố Quảng Ngãi 25km về phía Đông Bắc đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa quốc gia tại Quyết định số 147/VH-QĐ ngày 24/12/1982. Đây là điểm tài nguyên có ý nghĩa du lịch tìm hiểu,  nghiên cứu khoa học quân sự, đặc biệt là trong bố trí chiến trận phối hợp để đối phó và đập tan một cuộc hành quân ” tìm diệt” quy mô lớn.

Khu chứng tích tích Sơn Mỹ (thuộc xã Tịnh Khê): Đây là nơi 504 đồng bào ta bị giặc Mỹ sát hại ngày 16/3/1968 – một vụ thảm sát đẫm máu gây chấn động cả thế giới ở miền Nam Việt Nam trong thời kỳ quân Mỹ chiếm đóng miền Nam Việt Nam. Khu chứng tích Sơn Mỹ đã được công nhận và là di tích lịch sử quốc gia. Hiện nay tại đây địa phương đã xây dựng một tượng đài và một nhà chứng tích trưng bày một số hiện vật, hình ảnh về những tội ác của giặc Mỹ đối với đồng bào ta ở đây trong ngày 16/3/1968. Tất cả các địa điểm trong làng mà quân Mỹ tiến hành thảm sát đồng bào ta đều được dựng bia để tưởng niệm những đồng bào bị giặc sát hại và ghi lại tội ác này của quân đội Mỹ.

Nhóm các di tích kiến trúc, nghệ thuật: Tiêu biểu là chùa Thiên Ấn thuộc huyên Sơn Tịnh, chùa Ông thuộc xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa. Luận văn: Thực trạng thu hút khách du lịch đến Quảng Ngãi.

Chùa Thiên Ấn: Chùa được xây trên đỉnh núi Thiên Ấn (Sơn Tịnh), trước mặt là sông Trà Khúc, dưới chân núi phía tây là dãy Long Đầu, xung quanh chùa có nhiều cây xanh, khung cảnh đẹp. Chính điện có tên gọi là Đại Hùng Bửu điện, có đặt tượng Phật Thích Ca, tượng A-Di-Đà, Di Lặc. Đặc biệt chùa có 2 di vật giá trị là chuông đồng cao 2 m được gọi là chuông thần và giếng nước sâu 15 m được gọi là giếng Phật. Cách chùa Thiên Ấn 200 m là nơi an táng cụ Huỳnh Thúc Kháng. Chùa Thiên Ấn không chỉ là niềm tự hào của Quảng Ngãi, mà còn nổi tiếng khắp miền Trung.

Chùa Ông: Chùa được xây dựng vào năm Tân Tỵ 1821. Đây là ngôi chùa đẹp, mặc dù qua nhiều lần trùng tu nhưng vẫn giữ được những nét kiến trúc cổ.

b) Làng nghề thủ công truyền thống: Một trong những nguồn tài nguyên du lịch nhân văn quan trọng là các nghề và làng nghề thủ công truyền thống. Ở Quảng Ngãi cũng có một số nghề thủ công tiêu biểu có thể khai thác phục vụ du lịch như:

  • Nghề làm đường phổi, nghề làm đường phèn, nghề làm kẹo gương ở Tư Nghĩa.
  • Nghề làm gốm ở Mỹ Thiện (Bình Sơn); Đông Thành, Đại Lộc (Sơn Tịnh); Thành Hiếu, Chỉ Trung (Đức Phổ); Bồ Đề (Tư Nghĩa).
  • Nghề đúc đồng ở làng Chú Tượng huyện Mộ Đức. Nơi đây đã đúc cho chùa Thiên Ấn chiếc chuông vào thế kỷ 18.
  • Nghề chế tác sừng ở các xã Tịnh Hà, Tịnh Sơn, Tịnh Bình thuộc huyện Sơn Tịnh. Cũng như nghề đúc đồng, nghề chế tác sừng có thể được nghiên cứu để tạo ra các sản phẩm phục vụ du lịch.
  • Nghề chằm nón lá ở Tư Nghĩa, nghề dệt thổ cẩm ở Ba Tơ.

Lễ hội: Quảng Ngãi có một số lễ hội như lễ hội cầu ngư (hay còn gọi là lễ hội Nghinh Ông), lễ hội đua thuyền tứ linh, tết ngã rạ của dân tộc Cor (Trà Bồng), lễ hội Điện Trường Bà (Trà Bồng), lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa (Lý Sơn) trong đó lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa và lễ hội Điện Trường Bà có giá trí cao đối với du lịch.

Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa, huyện Lý Sơn: Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa được tổ chức vào tháng 3, tháng 4 âm lịch hàng năm với ý nghĩa tri ân những chiến binh (nhóm An Vĩnh thuộc hải đội Hoàng Sa) đã hy sinh khi phụng mệnh triều đình ra trấn giữ quần đảo Hoàng Sa. Lễ hội này không chỉ mang ý nghĩa phục vụ công tác nghiên cứu văn hóa cộng đồng cư dân ven biển Việt Nam, mà còn thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, truyền thống đấu tranh gìn giữ và bảo vệ lãnh thổ và lãnh hải của đất nước. Năm 2022, lễ hội được trao Bằng công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cùng với Bằng xếp hạng Di tích quốc gia Đình An Vĩnh là một trong những tài nguyên du lịch có ý nghĩa của tỉnh Quảng Ngãi.

Lễ hội Điện Trường Bà, huyện Trà Bồng: Được tổ chức vào các ngày 1517/4 âm lịch tại huyện Trà Bồng với nhiều hoạt động đặc sắc thể hiện lòng thờ kính, biết ơn đối với Thánh mẫu Thiên Yana và các vị thần khác được nhân dân địa phương. Lễ hội Điện Trường Bà là lễ hội thể hiện thông điệp đầu tiên có nội dung gắn tình đoàn kết giữa các dân tộc trong công cuộc mở mang bờ cõi và phát triển đất nước. Luận văn: Thực trạng thu hút khách du lịch đến Quảng Ngãi.

Bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số: Các dân tộc Ca Dong, Cor, Hrê ở Quảng Ngãi có những sinh hoạt văn hóa đặc sắc, hấp dẫn khách tham quan, tìm hiểu. Trong sinh hoạt canh tác, nhân dân các dân tộc vùng cao đã có những sáng tạo độc đáo trong lao động. Nghề luyện sắt làm công cụ lao động của người Ca Dong, nghề dệt thổ cẩm của người  Hrê… cũng là những nét hấp dẫn đối với du khách cần được trân trọng nghiên cứu để phục vụ mục đích du lịch, đem lại nguồn lợi cho chính cư dân các dân tộc ở đây.

Đặc biệt là những vốn văn hóa, văn nghệ dân gian như kể H’mon, hát cachoi, calêu của người Hrê, múa càdháo, thổi amáp của ngưòi Cor, biểu diễn Chinktan, ching h’liêng của người Ca Dong ngày nay đang có nguy cơ bị mai một hết. Cần phải nghiên cứu khôi phục và bảo vệ, góp phần làm đa dạng hóa các sản phẩm du lịch của Quảng Ngãi. Nhất là trong xu thế hiện nay, du lịch thế giới đang hướng vào những khu vực miền núi, nơi có những nhóm dân tộc thiểu số sinh sống.

  • Tài nguyên du lịch nhân văn khác

Hệ thống bảo tàng, nhà trưng bày: Trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi hệ thống các bảo tàng tương đối đa dạng và hấp dẫn khách du lịch. Đây cũng là nguồn tài nguyên nhân văn phục vụ khách tham quan, nghiên cứu, tìm hiểu mảnh đất con người và lịch sử hình thành và phát triển tỉnh Quảng Ngãi. Điển hình là:

Bảo tàng tổng hợp tỉnh Quảng Ngãi tại thành phố Quảng Ngãi, trưng bày các di chỉ khảo cổ thuộc nền văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa Chămpa, văn hóa các dân tộc tỉnh Quảng Ngãi và lịch sử con người Quảng Ngãi qua các thời kỳ

Khu chứng tích Sơn Mỹ tại Tịnh Khê, Sơn Tịnh, trưng bày hình ảnh tội ác của đế quốc trong vụ thảm sát Mỹ Lai.

Bảo tàng đội du kích Ba Tơ, thị trấn Ba Tơ, Ba Tơ, trưng bày hình ảnh liên quan đến đội du kích Ba Tơ và văn hóa dân tộc H’re.

Bảo tàng chiến thắng Vạn Tường, Bình Hải, Bình Sơn, trưng bày hình ảnh liên quan đến chiến thắng Vạn Tường.

Bảo tàng cuộc khởi nghĩa Trà Bồng và miền tây Quảng Ngãi, thị trấn Trà Xuân, Trà Bồng trưng bày hình ảnh liên quan đến đến cuộc khởi nghĩa Trà Bồng ngày 28 tháng 8 năm 1959, và đồng khởi Bến Tre năm 1960, văn hóa dân tộc Cor.

Phòng trưng bày Bệnh viện đa khoa Đặng Thùy Trâm, Phổ Cường, Đức Phổ, trưng bày hình ảnh các dụng cụ y tế phục vụ chữa trị và chăm sóc sức khỏe nhân dân và bộ đội quân khu V trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, về Đặng Thùy Trâm.

Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh với quy mô quốc gia đang được xây dựng tại Phổ Thạnh, Đức Phổ.

Các công trình thành tựu kinh tế kỹ thuật: Khu kinh tế Dung Quất, đập thủy lợi Thạch Nham đều trở thành điểm tài nguyên tham quan du lịch…

Các món ăn đặc sản: Ở Quảng Ngãi có những đặc sản biển phong phú và là xứ xở của mía đường. Có những món ăn bình dị nhưng độc đáo, đậm đà bản sắc quê hương như mắm nhum có vị ngon đặc biệt dùng chấm rau sống hay ăn với bún hoặc thịt luộc…; hoặc món cá bống kho tiêu, hay “canh don nấu với măng vòi”… Đặc biệt Quảng Ngãi là quê hương của cá bống sông Trà, tỏi Lý Sơn, quế, đường phèn, đường phổi và kẹo gương rất nổi tiếng.

2.2.1.3. Chính sách phát triển du lịch của quốc gia  Luận văn: Thực trạng thu hút khách du lịch đến Quảng Ngãi.

  • Phù hợp với định hướng phát triển Kinh tế – Xã hội Quảng Ngãi và chiến lược phát triển ngành Du lịch Việt Nam.
  • Đảm bảo góp phần giữ vững quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
  • Bảo vệ, phát triển tài nguyên du lịch và môi trường, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
  • Bảo đảm tính khả thi cân đối cung và cầu du lịch.
  • Phát huy lợi thế địa phương, sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên; đáp ứng nhu cầu du lịch.
  • Bảo đảm công khai trong quá trình lập và công bố quy hoạch.

2.2.1.4. Điều kiện về an ninh, chính trị của khu vực

Quảng Ngãi là một tỉnh có tình hình an ninh, chính trị tương đối tốt. Vì vậy, đây là điều kiện tốt để thu hút khách du lịch. Đến Quảng Ngãi du khách sẽ không bao giờ lo sẽ gặp biểu tình, hoặc bất ổn chính trị tại đây.

Tăng cường phối hợp liên ngành, các cấp chính quyền để làm tốt trách nhiệm trong việc giữ gìn an ninh, an toàn, văn minh cho khách du lịch ; xử lý nghiêm các hành vi cướp giật, hành hung, lừa đảo khách du lịch. Tuyên truyền, hướng dẫn các đơn vị kinh doanh lữ hành, các địa phương có điểm du lịch, khu du lịch, đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch cần chú trọng hướng dẫn khách tôn trọng pháp luật, phong tục tập quán và tín ngưỡng của địa phương.

Tuyên truyền nâng cao nhận thức trách nhiệm, ý thức chấp hành pháp luật của các đơn vị hoạt động kinh doanh du lịch, các tổ chức cơ quan, đơn vị và cộng đồng dân cư trong công tác phòng ngừa, ngăn chặn các tệ nạn xã hội.

Mở rộng hợp tác phát triển du lịch giữa các trung tâm du lịch trong cả nước. Tổ chức ký kết thỏa thuận về du lịch đưa đón khách tham quan ở các doanh nghiệp lữ hành quốc tế để thực hiện mở các tuyến du lịch với Lào, Campuchia, Thái Lan và các nước khác trong khu vực, nhằm khai thác nguồn khách du lịch bằng đường bộ trục hành lang Đông – Tây và đường hàng không đến các tỉnh miền Trung, đến Quảng Ngãi và ngược lại

2.2.1.5. Cộng đồng dân cư địa phương

Dân cư: Dân cư Quảng Ngãi có lịch sử hình thành gắn liền với lịch sử khai phá mảnh đất này. Thoạt tiên họ là chủ nhân của nền văn minh Sa Huỳnh, sau đó là Chăm Pa. Cho đến đầu thế kỷ thứ 15 những người Việt đầu tiên vào bám trụ khai phá đã mở đầu cho công cuộc Nam tiến của Đại Việt…

Đến năm 2021 dân số Quảng Ngãi  có khoảng 1.223.994 người, với mật độ trung bình hơn 237 người/km2. Tuy nhiên sự phân bố dân cư không đều giữa các huyện trong tỉnh. Trong khi có những địa phương mật độ dân số cao, lên tới trên dưới 2.000 người/km2 như thành phố Quảng Ngãi (3.036 người/km2, huyện đảo Lý Sơn: 1.776 người/km2), thì có huyện mật độ dân số dưới 100 người/km2 (như Ba Tơ: 45 người/km2, Sơn Tây: 47 người/km2 và Tây Trà 53 người/km2). Dân cư nông thôn chiếm hơn 85%. Luận văn: Thực trạng thu hút khách du lịch đến Quảng Ngãi.

Điều đáng chú ý là trình độ dân trí của Quảng Ngãi khá cao, có tới hơn 90% dân số biết chữ, trong khi tỷ lệ trung bình cả nước dưới 90%. Trình độ dân trí phát triển cũng là điều kiện để Quảng Ngãi thực hiện thành công chương trình quốc gia về dân số, kế hoạch hóa gia đình. Theo báo cáo của UBND tỉnh thì tỷ lệ tăng dân số tự nhiên rất thấp. Nếu năm 1995 tỷ lệ này là 1,8% thì đến nay chỉ  còn xấp xỉ 1%.Dân tộc: Ở Quảng Ngãi, bên cạnh người Kinh khoảng 1.060.968 người là chủ yếu còn có các dân tộc Ca Dong (một nhánh của người Xê Đăng) với khoảng 17.763 người; dân tộc Cor với khoảng 28.480 người; dân tộc Hrê với khoảng 116.245 người và 538 người các dân tộc khác sinh sống chủ yếu trong các huyện miền núi Trà Bồng, Sơn Hà, Minh Long, Ba Tơ, Sơn Tây.

2.2.1.6. Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch Tỉnh

  • Giao thông

Đường bộ: Tuyến giao thông huyết mạch quan trọng nhất là quốc lộ 1A chạy dọc xuyên suốt qua tỉnh với chiều dài 98 km từ Dốc Sỏi đến Phổ Thạnh, nối với các tỉnh lân cận là Quảng Nam ở phía Bắc và Bình Định ở phia Nam.

Quốc lộ 24  là trục ngang quan trọng của khu vực kinh tế trọng điểm miền Trung. Đoạn qua tỉnh Quảng Ngãi dài 69 km qua địa phận các huyện Mộ Đức, Đức Phổ, Nghĩa Hành,  Ba Tơ. Điểm đầu tuyến (Km 0+0,00) giao với quốc lộ IA tại Thạch Trụ (Mộ Đức), điểm cuối hết địa phận huyện Ba Tơ (Đèo Violăk), tiếp theo nối tuyến sang tỉnh Kon Tum.

Quốc lộ 24B dài 108 km, điểm đầu tại cảng Sa Kỳ, điểm cuối  nối vào quốc lộ 24 thuộc địa phận xã Ba Tiêu huyện Sơn Tây.

Đường Đông Trường Sơn, đoạn qua địa phận Quảng Ngãi đi qua các xã Sơn Mùa, Sơn Bua, Sơn Dung, Sơn Long huyện Sơn Tây với tổng chiều dài 31 km.

Đường tỉnh gồm 15 tuyến với tổng chiều dài 581,9 km, trong đó có những tuyến quan trọng như: Đường tỉnh 622 (QL I – Trà Thanh) đã được thống nhất nâng cấp thành QL 24C. Đường ven biển Dung Quất – Sa Huỳnh đi qua các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Mộ Đức, Đức Phổ, với chiều dài 128,6 km. Điểm đầu tại huyện Bình Sơn (giáp khu kinh tế mở Chu Lai, Quảng Nam), điểm cuối tuyến giáp nối với ĐT 639 của tỉnh Bình Định là trục hành lang kinh tế quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội địa phương, bảo đảm quốc phòng an ninh. Luận văn: Thực trạng thu hút khách du lịch đến Quảng Ngãi.

Nhờ có hệ thống đường bố trí theo kiểu xương cá nên mạng lưới đường bộ cho phép ô tô đi tới hầu hết các xã, giải quyết các nhu cầu về vận chuyển hành khách và hàng hóa trong tỉnh. Tuy nhiên, ngoại trừ các đường quốc lộ, còn lại những đường tỉnh lộ, huyện lộ và liên thôn xã là đường đất tự nhiên, tỷ lệ đường bê tông nhựa, thâm nhập nhựa rất ít. Nền và chất lượng của hệ thống đường còn kém, hệ thống cầu cống, thóat nước trên các trục đường chưa đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật.

Do điều kiện thời tiết khắc nghiệt, thường hay bị bão lũ tàn phá vì vậy các tuyến đường, cầu cống bị hư hỏng nặng, kinh phí đầu tư, sửa chữa, duy tu lại có hạn nên chất lượng cầu, đường và mạng lưới giao thông bị xuống cấp, việc đi lại nhất là trong mùa mưa lũ gặp nhiều khó khăn.

Nhìn chung, cùng với sự phát triển của cả nước, hệ thống giao thông đường bộ đã được cải tạo, nâng cấp và mở rộng. Tuy nhiên chất lượng chưa đảm bảo phục vụ khách du lịch.

Nhà nước, Trung ương và tỉnh chú trọng đầu tư mở rộng và cải tạo nhiều tuyến đường liên tỉnh và nội ngoại tỉnh Quảng Ngãi:

Cải tạo nâng cấp, mở rộng quốc lộ 1A và xây dựng tuyến cao tốc mới Bắc Nam chạy qua phía tây đường sắt, song song với quốc lộ 1A. Tạo điều kiện cho giao thông liên tỉnh theo tuyến xuyên Việt. Tuyến cao tốc đoạn Đà Nẵng – Quảng Ngãi được khởi công đầu năm 2022 là cơ hội thuận lợi phát triển kinh tế – xã hội Quảng Ngãi trong đó có du lịch.

  • Quốc lộ 24 và 24B được nâng cấp cải tạo để nâng cao khả năng khai thác cảng Sa Kỳ và thông thương với các tỉnh Tây Nguyên.
  • Các tuyến đường đến khu công nghiệp Dung Quất, các tuyến đường đi các huyện miền núi, miền biển, kể cả đường đến các xã vùng cao đang được tích cực triển khai để xe cơ giới đến được hầu hết các xã.

Với những kế hoạch và dự án cải tạo mạng lưới đường bộ, giao thông đường bộ của Quảng Ngãi sẽ có những thay đổi cơ bản. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế của tỉnh nói chung và du lịch nói riêng.

Giao thông đường sắt: Tuyến đường sắt Bắc – Nam trên địa phận tỉnh Quảng Ngãi chạy từ ranh giới tỉnh Quảng Nam đến ranh giới tỉnh Bình Định với 10 ga, góp phần đáng kể trong việc vận chuyển hành khách và hàng hóa, tạo sự giao lưu với các tỉnh trong toàn quốc. Ga Quảng Ngãi thuộc diện trung bình là điểm dừng của nhiều chuyến tàu Bắc – Nam.

Bộ giao thông vận tải và tỉnh Quảng Ngãi đang thực hiện một số dự án phát triển hệ thống giao thông đường sắt:

  • Nâng cấp tuyến đường sắt Bắc – Nam, ngoài ra khi phương án tuyến đường sắt cao tốc hình thành, Quảng Ngãi sẽ có cơ hội thuận lợi phát triển du lịch.
  • Nâng cấp mở rộng các ga Bình Sơn, Đức Phổ lên 4 đường đón tiễn, ga Quảng Ngãi thành nhà ga khu vực 6 đường đón tiễn Luận văn: Thực trạng thu hút khách du lịch đến Quảng Ngãi.

Trong lúc hệ thống đường bộ còn nhiều hạn chế, vận tải biển chưa phát triển thì vận tải đường sắt vẫn giữ một vai trò quan trọng đối với vận chuyển hành khách và hàng hóa của tỉnh.

Giao thông đường thủy: Gồm có đường sông, đường biển và cảng biển.

Đường sông: Tiềm năng của mạng lưới đường sông ở Quảng Ngãi là hiện thực nhưng cơ sở kỹ thuật hạ tầng và phương tiện vận chuyển còn lạc hậu, khối lượng vận chuyển đường sông chưa đáng kể, việc tổ chức vận chuyển hành khách bằng đường sông chưa được quan tâm. Giao thông đường sông hiện nay chủ yếu được dùng cho vận tải các loại hàng hóa.

Đường biển: Tỉnh Quảng Ngãi có bờ biển dài 130 km với hệ thống cảng biển phục vụ phát triển kinh tế – xã hội khá phát triển gồm 2 cảng chính Dung Quất và Sa Kỳ, ngoài ra còn các bến cảng nhỏ khác như cảng Cổ Lũy, cảng cá Lý Sơn, cảng cá Sa Huỳnh, cảng Mỹ Á…Tuy nhiên các cảng có thể kết hợp khai thác phát triển du lịch đường biển và đường sông gồm các cảng Lý Sơn, cảng Sa Kỳ, cảng Cổ Lũy, trong đó cảng Sa Kỳ và cảng Lý Sơn giữ vị trí quan trọng.

Theo quy hoạch giao thông đường biển khu kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2029, định hướng đến năm 2030, sẽ xây dựng cảng tổng hợp Bến Đình tại đảo Lý Sơn là cảng tổng hợp địa phương, phục vụ trực tiếp cho huyện đảo Lý Sơn; tiếp nhận tàu đến 1.000 DWT tạo điều kiện thuận lợi để khai thác tiềm năng du lịch đảo Lý Sơn.

Bên cạnh đó, giai đoạn 2025 – 2029, tập trung hoàn thiện hệ thống giao thông thủy và công trình bến cập tàu trong đó ưu tiên tuyến sông Kinh Giang phục vụ phát triển du lịch.

Đường không: Tỉnh Quảng Ngãi hiện không có sân bay nhưng nhờ nằm gần sân bay Chu Lai (Quảng Nam) vì vậy có thể khai thác phục vụ phát triển du lịch từ sân bay này cho giai đoạn những năm tiếp theo.

  • Hệ thống cung cấp điện

Thực trạng: Nguồn điện ở Quảng Ngãi được cung cấp từ lưới điện quốc gia theo hệ thống đường dây 500 kV, 220 kV và 110 kV chạy theo hướng Bắc Nam qua hệ thống trạm biến áp 200 kV (Dốc Sỏi), 110 kV (Dung Quất, Mộ Đức, Tịnh Phong, Tư Nghĩa) và các trạm trung gia khác. Ngoài nguồn phát điện diesel tại chỗ phụ vụ cho huyện đảo Lý Sơn.

Đến nay hệ thống điện ở Quảng Ngãi đã cấp 100% xã, phường, thị trấn với trên  gần 100% số hộ  của 12 huyện đất liền và thành phố Quảng Ngãi. Luận văn: Thực trạng thu hút khách du lịch đến Quảng Ngãi.

Việc điều tiết và cung cấp điện cho tỉnh hiện nay tạm thời đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt. Tuy nhiên, nhiều khu vực và công trình đòi hỏi mức tiêu thụ điện lớn vẫn còn nhiều khó khăn. Cơ sở kỹ thuật hạ tầng điện vẫn còn nhiều bất cập: Đường chuyển tải điện cũ kỹ lạc hậu, tổn thất điện năng lớn, các trạm biến áp, hạ thế còn ít, công suất thiết kế thấp, kinh phí để cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới còn hạn hẹp, giá điện tiêu dùng vùng nông thôn còn cao.

  • Kế hoạch và dự án phát triển

Dự  án đường cáp ngầm cấp điện cho đảo Lý Sơn dài 26 km xuất phát từ cảng Sa Kỳ, cấp điện cho đảo với cấp điện áp 22 kV, công suất 10 MW cấp điện cho hai xã của huyện đảo từ lưới điện quốc gia.

Các dự án cấp điện bằng năng lượng gió kết hợp pin mặt trời, các nhà máy thủy điện nhỏ cho các khu vực còn khó khăn.

Giai đoạn 2022-2024 phấn đấu hoàn thành và đưa vào vận hành 5 nhà máy thủy điện với công suất 175 MW, gồm: Nước Trong (16,5 MW), Đakring (125 MW), Huy Măng (1,8 MW), Đakring 2 (12 MW) và Sơn Tây (18 MW);

Giai đoạn 2025-2029 thêm 4 nhà máy với  tổng công suất 157 MW, gồm: Sơn Trà 1 (42 MW), Trà Khúc 1 (36 MW), Đakba (19,5 MW), Đakre (60 MW); tiếp tục các dự án cấp điện nông thôn; xúc tiến đầu tư nhà máy điện tua bin khí hỗn hợp với công suất 1.200 MW.

Với những kế hoạch phát triển và hiện trạng cấp điện như hiện nay, khả năng cung cấp điện cho hoạt động kinh tế – xã hội nói chung và du lịch nói riêng trong giai đoạn tới ở Quảng Ngãi là hoàn toàn đảm bảo.

  1. Hệ thống cấp, thoát nước
  • Hệ thống cấp nước

Nguồn nước: Quảng Ngãi có trữ lượng nguồn nước ngầm không đáng kể, hiện nay chủ yếu khai thác nguồn nước mặt của hệ thống sông, hồ.

Nước ngầm: Theo đánh giá của Tổng cục Địa chất Thủy văn và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có 3 khu vực có nước ngầm là vùng Đông bắc sông Vệ (28.139 m3/ngày), vùng Mộ Đức – Đức Phổ (12.224 m3/ngày), khu vực thành phố  Quảng Ngãi (20.000 m3/ngày). Chất lượng nước rất tốt nhưng do lưu lượng ít, chỉ nên khai thác dưới dạng lỗ khoan khai thác riêng lẻ.

Nước mặt: Tổng lượng nước mặt của toàn tỉnh khoảng 13,4 tỉ m3/năm, phân bố không đều theo địa hình và thời gian. Các con sông chính cung cấp nước ngọt là: sông Trà Bồng, Trà Khúc, Sông vệ và Trà Câu. Trên các con sông này có khả năng đắp các đập để tạo hồ chứa nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt.

Tình hình cung cấp nước đô thị: Tổng công suất các nhà máy nước trên địa bàn Quảng Ngãi hơn 46.120m3/ngày đêm, trong đó riêng địa bàn thành phố Quảng Ngãi hơn 2.000 m3/ngày đêm; Dung Quất hơn 15.000 m3/ngày đêm; thị trấn Đức Phổ hơn 2.000 m3/ngày đêm; thị trấn Bình Sơn hơn 1.200 m3/ngày đêm; thị trấn Mộ Đức hơn 1.000m3/ngày đêm, đảm bảo đủ cấp nước sinh họat và cho các khu dịch vụ. Luận văn: Thực trạng thu hút khách du lịch đến Quảng Ngãi.

Tình hình cung cấp nước nông thôn: Đến nay tỉnh đã xây dựng gần 50 công trình cấp nước thuộc chương trình nước sạch và vệ sinh nông thôn. Các công trình cấp nước sinh hoạt đã đem lại hiệu quả xã hội cao, trừ một số công trình miền núi như Ba Vì (Ba Tơ), Long Sơn (Minh Long), Phổ Châu (Đức Phổ)…Nhìn chung hệ thống cung cấp nước sạch đảm bảo nhu cầu đời sống và phát triển du lịch ở vùng sâu, vùng xa.

Hệ thống thoát nước và xử lý rác thải: Chỉ có ở khu vực thành phố và một số thị trấn, đường ống cũ nát, gây thẩm thấu, ô nhiễm, còn lại phần lớn nước thải được thải thẳng ra ao, hồ, sông mà không qua xử lý.

Chất thải rắn vẫn chưa được thu gom và xử lý đúng quy cách gây ô nhiễm môi trường ở các khu dân cư, các khu sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, khu chăn nuôi tập trung.

  • Thông tin và truyền thông

Thông tin: Đến nay, toàn tỉnh có 2 bưu cục trung tâm; 15 bưu cục cấp huyện, 13 bưu cục khu vực. Ngoài các dịch vụ cơ bản như bưu phẩm, bưu kiện nhiều dịch vụ mới như EMS, chuyển tiền nhanh, quà tặng…đã được hình thành và mở rộng.

  • Viễn thông và Internet

Mạng chuyển mạch đã được trang bị ba hệ thống tổng đài, 92 đài viễn thông với dung lượng tổng cộng hơn 150.000 số, 50 DSLAM với hơn 7.000 cổng. Hiệu suất sử dụng mạng hơn 90%, cao nhất vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Mạng thông tin di động: Trên địa bàn có 6 nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động là Vinaphone, Mobiphone, GMS của Viettel mobile, Sphone, EVN, mạng 092 của dự án hợp tác Telecom và Hutchison Telecomunicaition Trung Quốc. Hiện có 542.230 thuê bao. Sóng điện thoại di động phủ khắp tỉnh và hải đảo, thuận lợi cho hoạt động của khách du lịch.

Mạng Internet và VoIP: Hiện tại đã có gần 5.000 thuê bao các loại. Tổng thuê bao điện thoại cố định toàn tỉnh giảm, đến năm 2020 chỉ còn 93.465 thuê báo do nhu càu sử dụng mạng di động tăng nhanh.

Hạ tầng thông tin, tuyền thông theo định hướng phát triển của Chương trình hành động 28-Ctr/TU ngày  07/9/2021 đảm bảo thuận lợi cho phát triển du lịch.

  • Hệ thống đô thị

Hiện nay Quảng Ngãi có 2 thành phố: Quảng Ngãi và Vạn Tường và các đô thị Dốc Sỏi, Châu Ổ, Di Lăng, Đức Phổ, sông Vệ, thị trấn Sơn Tịnh mới, Thạch Trụ, Nam sông Vệ, Sơn Tây, Tây Trà, Minh Long, Lý Sơn.

Hướng phát triển mới thành phố Quảng Ngãi lên đô thị loại II, Vạn Tường lên loại III và là trung tâm của khu kinh tế Dung Quất, các đô thị loại 4 khác là điều kiện thuận lợi phát triển du lịch cả về nhu cầu đối với du lịch cũng như đáp ứng điều kiện cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật cho du lịch.

2.2.2. Các nhân tố vi mô Luận văn: Thực trạng thu hút khách du lịch đến Quảng Ngãi.

2.2.2.1. Hệ thống sản phẩm, chất lượng và giá cả sản phẩm của doanh nghiệp kinh doanh du lịch tỉnh Quảng Ngãi

Sản phẩm du lịch Quảng Ngãi ngày càng được đa dạng hóa và nâng cao chất lượng hơn, trong đó nổi bật là các sản phẩm gắn với du lịch biển, đảo.

Ngoài du lịch biển, các sản phẩm du lịch văn hóa như tham quan di tích lịch sử văn hóa, bản sắc dân tộc cũng  có những dấu ấn riêng nhờ những nổi bật của hệ thống tài nguyên gắn với các danh nhân, với lịch sử chiến tranh của dân tộc trên địa bàn và với bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số…

Du lịch gắn với sự kiện cũng là sản phẩm đang được quan tâm của ngành Du lịch Quảng Ngãi. Thành phố Quảng Ngãi ngày càng chứng tỏ vị trí thích hợp tổ chức các sự kiện quan trọng như hội nghị, hội thảo, hội chợ, thể thao…

Du lịch tham làng nghề cũng đã được hình thành tại các làng nghề như trồng tỏi Lý Sơn, mạch nha, kẹo gương Đức Tân (Mộ Đức), dệt thổ cẩm Làng Teng (Ba Tơ).v.v… gắn việc tham quan với mua bán hàng lưu niệm.

Bên cạnh việc phát triển sản phẩm, hệ thống các dịch vụ đi kèm gồm ăn uống và mua bán các sản vật tự nhiên  như cá bống sông Trà, tỏi Lý Sơn, quế Trà Bồng… đã góp phần làm hấp dẫn thêm các chương trình du lịch

2.2.2.2. Chính sách xúc tiến, quảng cáo và phân phối sản phẩm của doanh nghiệp du lịch

Công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến tiềm năng, thế mạnh về du lịch được quan tâm, hình thức tuyên truyền đa dạng: Quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng, đài phát thanh truyền hình tỉnh Quảng Ngãi, các tỉnh bạn và Trung ương.

Thông qua tổ chức các sự kiện lớn đã quảng bá hình ảnh con người, du lịch Quảng Ngãi tới đồng bào, du khách trong nước và quốc tế. Tuy nhiên do kinh phí ít, thiếu sự hỗ trợ của doanh nghiệp nên hiệu quả chưa tương xứng với yêu cầu đặt ra.

2.3. Đặc điểm nguồn KDL đến Quảng Ngãi Luận văn: Thực trạng thu hút khách du lịch đến Quảng Ngãi.

2.3.1. Đặc điểm về nhân khẩu của khách du lịch đến Quảng Ngãi

Phân theo đối tượng KDL đến Quảng Ngãi

Bảng 2.1. Thống kê về các thị trường khách đến Quảng Ngãi 

Theo số liệu bảng 2.1. cho thấy thị trường khách nội địa chiếm tỷ lệ lớn, chiếm hơn 90% thị phần. Số lượng khách nội địa đến Quảng Ngãi năm 2018 là 293 000 lượt, đến năm 2022 tăng lên 432 452 lượt.  Khách nội địa đến từ khắp nơi trên cả nước, đặc biệt là các tỉnh trong vùng, chủ yếu với mục đích nghỉ dưỡng biển, công vụ…Khách nội địa, đặc biệt là khách có lưu trú ngày càng có khả năng chi trả cao và đòi hỏi dịch vụ có chất lượng tốt.

Thị trường khách du lịch quốc tế chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng lượng khách đến Quảng Ngãi, nhưng có chiều hướng tăng dần. Số lượng khách quốc tế đến Quảng Ngãi năm 2018 là 20 000 lượt, đến năm 2022 tăng lên 36 389 lượt. Khách quốc tế đến Quảng Ngãi bằng nhiều đường khác nhau, nhưng chủ yếu từ Đà Nẵng – trung tâm phân phối khách khu vực miền Trung. Sở thích của KDL quốc tế là khám phá, tìm hiểu bản sắc văn hóa địa phương, du lịch sinh thái và một số là khách thương mại công vụ tại các khu công nghiệp. Đặc điểm là có khả năng chi trả cao và đòi hỏi chất lượng dịch vụ, môi trường tốt.

Phân thị trường khách quốc tế theo quốc tịch cho thấy KDL quốc tế đến Quảng Ngãi chủ yếu từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và từng bước mở rộng sang các tỉnh Nam Lào. Nguồn khách quốc tế du lịch vào Quảng Ngãi năm 2019  như: Nhật Bản (14%); Hàn Quốc (10%); Pháp (17%); Trung Quốc là quốc gia chiếm tỉ trọng lớn nhất, chiếm 19% năm 2019 trong tổng số lượng khách Quốc tế đến Quảng Ngãi.

  • Phân theo nghề nghiệp: Khách tới Quảng Ngãi chiếm số lượng lớn nhất là các doanh nhân (du lịch nghỉ dưỡng); tiếp đến là học sinh sinh viên (du lịch tìm hiểu lịch sử văn hóa như văn minh sa huỳnh…); đến viếng hương tại nghĩa trang Trường Sa.
  • Độ tuổi đến nhiều nhất là từ 24-34 tuổi.
  • Giới tính: Nam giới nhiều hơn nữ giới.

2.3.2. Đặc điểm tiêu dùng du lịch của KDL đến Quảng Ngãi Luận văn: Thực trạng thu hút khách du lịch đến Quảng Ngãi.

2.3.2.1. Mục đích chuyến đi

Bảng 2.2. Mục đích chuyến đi của khách

Theo số liệu thống kê trong những năm gần đây, lượng khách du lịch nói chung đến với Quảng Ngãi chưa nhiều, chủ yếu là khách công vụ,  một lượng nhỏ là khách tham quan, nghiên cứu, nghỉ dưỡng. Nằm giữa hai tuyến du lịch đang rất thu hút du khách là “Con đường di sản miền Trung” và “Con đường xanh Tây Nguyên”, nhưng khách dừng chân ở Quảng Ngãi rất ít.

Mục đích chuyến đi của khách quốc tế tới Quảng Ngãi chủ yếu là du lịch nghỉ dưỡng, đặc biệt là nghỉ dưỡng ven biển và đảo, với các điểm du lịch hấp dẫn như: Đảo Lý Sơn rộng 10,33 km² gồm hai đảo với phong cảnh thiên nhiên hoang sơ, không khí trong lành, cảnh quan đẹp thích hợp với những du khách ưa khám phá và thiên nhiên hoang dã được quy hoạch là một trong 16 Khu bảo tồn biển Quốc gia. Trên đảo có bốn di tích quốc gia: đình làng An Hải, Âm linh tự (nơi thờ cúng oan hồn, cô hồn và phối thờ tử sĩ Hoàng Sa – Trường Sa), Chùa Hang, Đình làng An Vĩnh và 01 di sản phi vật thể Quốc gia (Lễ khao thề lính Hoàng Sa). Các di chỉ văn hóa Sa Huỳnh cũng đã được tìm thấy trên đảo, như suối Chình, xóm Ốc và đặc biệt là các dấu vết của văn hóa Chăm Pa và 24 chùa, am…Ngoài ra đảo còn được thiên nhiên ban tặng đặc sản tỏi nổi tiếng.  Đảo Lý Sơn với các giá trị đặc trưng về biển, đảo, văn hóa kết hợp lễ khao thề lính Hoàng Sa trở thành điểm tài nguyên du lịch tự nhiên nổi bật của tỉnh, hấp dẫn khách du lịch.

Khách du lịch nội địa từ trung ương, các địa phương bạn và các cơ quan, đơn vị doanh nghiệp trong tỉnh thông qua việc tổ chức hội thảo, hội nghị, hoạt động Team Building… và các kỳ nghỉ, du lịch, sự kiện nhân các ngày lễ lớn.

Các điểm du lịch KDL thích đến tham quan tại Quảng Ngãi gồm:

Đảo Lý Sơn được mệnh danh là “vương quốc tỏi”, vì đặc sản gỏi tỏi có chất lượng, vị hương thơm ngon. Đảo Lý Sơn là một trong những điểm đến hút khách ở Quảng Ngãi. Khách tới đây chủ yếu với mục đích tham quan.

Bãi biển Sa Huỳnh thuộc huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Đây là điểm đến lý tưởng của du khách để nghỉ ngơi và tham quan lý tưởng.

Núi Răng Cưa thuộc huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi, nổi tiếng với độ cao và hình dạng độc đáo.

Bãi biển Mỹ Khê là bãi tắm nổi tiếng với bãi cát mịn, không gian mênh mông cùng rừng dương xanh thẳm tuyệt đẹp.

Di chỉ khảo cổ giai đoạn “hậu kỳ đồ đá mới” nơi lưu giữ những hiện vật có giá trị, tư liệu quý về giai đoạn “hậu kì đồ đá mới” ở khu vực Nam Trung Bộ. + Di tích lịch sử Sơn Mỹ cũng là điểm đến được nhiều du khách quan tâm khi tới Quảng Ngãi.

2.3.2.2. Phương tiện vận chuyển Luận văn: Thực trạng thu hút khách du lịch đến Quảng Ngãi.

Khách du lịch quốc tế có thể đến Quảng Ngãi bằng nhiều con đường khác nhau. Khách có thể đến bằng đường không qua cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng, sân bay Chu Lai (Quảng Nam) và sân bay Phú Bài – Huế rồi sau đó đi bằng đường bộ đến Quảng Ngãi hoặc theo tuyến du lịch xuyên Việt (kể cả bằng đường bộ và đường sắt).

2.3.2.3. Đi du lịch với ai

Do khách du lịch đến với Quảng Ngãi chủ yếu là khách công vụ với mục đích công tác và nghỉ dưỡng nên họ thường đi với nhóm ít hoặc đông người, tùy vào mục đích chuyến đi và loại hình du lịch khách chọn.

Khách công vụ đi với mục đích công tác thường đi với nhóm nhỏ từ 4-6 người. Khách công vụ như các doanh nhân, các nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa tới Quảng Ngãi để làm việc.

Với khách hàng đi với mục đích nghỉ dưỡng thường đi với nhóm số lượng nhỏ như đi cùng bạn bè hoặc đi với các thành viên trong gia đình; hoặc đi với nhóm lớn như nghỉ dưỡng cùng các thành viên trong cơ quan. Khách đi nghỉ dưỡng phân theo nghành nghề chủ yếu là khối văn phòng; chia theo độ tuổi thường là những người lớn tuổi đã nghỉ hưu,…..

Với khách hàng đi với mục đích khám phá và trải nghiệm họ thường đi với nhóm nhỏ từ 2-4-6 người. Và khách ở độ tuổi trẻ từ 15-24; chủ yếu là nam giới.

2.3.2.4.Mức chi tiêu bình quân và thời gian lưu trú bình quân của khách

Mức chi tiêu bình quân của KDL quốc tế tăng từ 68 USD một ngày năm 2018 lên 75 USD ngày năm 2022; của khách nội địa từ 550.000 đồng lên 720.000 ngày. (Xem thêm thông tin chi tiết: Tổng quan về cuộc điều tra chi tiêu của KDL quốc tế và nội địa vào Quảng Ngãi bảng 2.1; 2.2; 2.3; phần mục lục 4.1 và tài liệu sách chi tiêu khách du lịch năm 2022 của Tổng cục Thống kê)

Bảng 2.3. Mức chi tiêu và ngày lưu trú của KDL

Thời gian lưu trú của khách: Theo bảng thống kê 2.3. thì từ  năm 2018 – 2022 thời gian lưu trú trung bình của khách quốc tế tăng từ 2,4 ngày lên 2,7 ngày, khách nội địa từ 1,8 lên 2,2ngày.

2.2.3.5. Thời gian đến Quảng Ngãi du lịch 

Khách du lịch có thể tới Quảng Ngãi vào bất kì thời điểm nào trong năm.

Tuy nhiên, từ tháng 9 – tháng 12 hàng năm Quảng Ngãi thường nhiều bão và lũ quét vì vậy lượng khách tới Quảng Ngãi thời gian này không nhiều. Thời gian từ tháng 4 đến tháng 8 là thời điểm đẹp nhất, thích hợp cho hoạt động tắm biển và du ngoạn đảo Lý Sơn. Luận văn: Thực trạng thu hút khách du lịch đến Quảng Ngãi.

Tùy theo mục đích của chuyến đi mà KDL lựa chọn cho mình những thời điểm thích hợp và lý tưởng nhất như:

  • Thông thường khách du lịch nội địa và quốc tế đi du lịch Quảng Ngãi từ tháng 5-9 thời tiết rất đẹp, có nắng, thích hợp với hoạt động tắm lặn biển; nghỉ dưỡng.
  • Nếu đi vào khoảng thời gian từ tháng 9 là thời điểm trồng tỏi và đi vào đầu tháng 12 là mùa tỏi Lý Sơn.
  • Để tham gia lễ khao thề lính Hoàng Sa diễn ra vào các ngày 18 -19 -20 tháng 3 (âm lịch)

2.2.3.6.Các nhu cầu trong chuyến du lịch

  • Về ăn uống

Khách du lịch đến Quảng Ngãi thường ăn các món  ăn đặc sản như: Món Don, kẹo gương đậu phụng, Quế Trà Bồng, cá bống sông Trà, kẹo mạch nha, cá cơm, mắm Nhum, cá Niên, đường phèn, đường Phổi, tỏi Lý Sơn…là những món ăn nổi tiếng ở Quảng Ngãi bạn có thể thưởng thức để cảm nhận nét độc đáo và tinh tế nền ẩm thực của vùng đất này.

Thông thường KDL nội địa thường ăn theo xuất và setup bàn ăn theo nhóm trung bình từ 6-8 người/bàn. Chi phí cho bữa ăn từ 120000vnđ- 150000vnđ/xuất/khách. Các món ăn chủ yếu là hải sản và các đặc sản của điểm đến. Đến Lý Sơn buổi sáng thưởng thức món Cháo Nhum……

Với khách du lịch quốc tế thường ăn theo xuất và setup bàn ăn theo nhóm trung bình từ 6 người/bàn. Chi phí cho bữa ăn từ 10usd- 15usd/pax. Các món ăn chủ yếu là hải sản và các đặc sản của điểm đến.

  • Mua sắm

Khách đến Quảng Ngãi thường mua sắm tại các địa điểm sau:

  • Siêu thị Quảng Ngãi
  • Địa chỉ: 70 Đại lộ Hùng Vương, TP. Quảng Ngãi
  • Điện thoại: 055.3829376
  • Fax: 055. 3717 177
  • Co.op Mart Quảng Ngãi, TP. Quảng Ngãi, Tỉnh Quảng Ngãi
  • Hẻm 242 Nguyễn Nghiêm, Tổ 6, Phường Nguyễn Nghiêm, Tp. Quảng Ngãi, Tỉnh Quảng Ngãi
  • Điện thoại: (055) 3825 555 Fax: (055) 3727 799

Tại mỗi điểm du khách có thể lựa chọn các quà tặng mang tính đặc trưng của điểm đến như: Đến Lý Sơn khách thường mua rất nhiều hành tỏi (Tỏi mồ côi loại tỏi chỉ vùng Lý sơn mới có). Luận văn: Thực trạng thu hút khách du lịch đến Quảng Ngãi.

Theo đặc điểm tâm lý của khách theo giới tính thì chi tiêu của nữ giới mua sắm nhiều hơn nam giới.

2.4. Các giải pháp thu hút khách ngành Du lịch Quảng Ngãi đã thực hiện

2.4.1. Tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch

Công tác quản lý nhà nước về du lịch được chủ động tăng cường, tiến hành thường xuyên, nhằm đưa hoạt động du lịch phát triển đúng định hướng của tỉnh. Sở đã hướng dẫn các quy định về hồ sơ pháp lý quản lý du lịch cộng đồng huyện đảo Lý Sơn; triển khai hội nghị phổ biến văn bản quy phạm pháp luật; hướng dẫn, kiểm tra các cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn huyện Lý Sơn và tập huấn giới thiệu chương trình trải nghiệm cho các hộ homestay ở Lý Sơn. Hướng dẫn hồ sơ và tổ chức thẩm định cơ sở lưu trú du lịch, cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch theo quy định. Tổ chức thanh, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh nhằm chấn chỉnh hoạt động kinh doanh du lịch đồng thời hướng dẫn hồ sơ, thủ tục bảo đảm doanh nghiệp thực hiện đúng quy định pháp luật.

Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch cũng chú trọng hơn đến công tác đầu tư, chỉnh trang cơ sở vật chất kỹ thuật, nhiều doanh nghiệp kinh doanh lữ hành được thành lập mới đã đáp ứng được nhu cầu ăn nghỉ và nhu cầu tham quan, giải trí của khách du lịch. Đến tháng 12/2024, toàn tỉnh có khoảng 275 cơ sở lưu trú với 3.800 buồng, trong đó số lượng nhà nghỉ chiếm khoảng 80%. Tổng số doanh nghiệp kinh doanh lữ hành là 13 doanh nghiệp, trong đó có 02 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế.

Công tác tuyên truyền, quảng bá xúc tiến du lịch được chủ động thực hiện, tăng cường quảng bá hình ảnh du lịch Quảng Ngãi tại các hội chợ, hội thảo và các sự kiện du lịch trong nước. Nhiều bài viết cùng hình ảnh, video clip giới thiệu về tiềm năng du lịch Quảng Ngãi, đặc biệt là du lịch Lý Sơn được đăng tải và phát sóng trên các phương tiện thông tin đại chúng. Các ấn phẩm quảng bá du lịch được quan tâm đầu tư, đổi mới. Song song đó, du lịch Quảng Ngãi cũng tăng cường hợp tác với các địa phương có kinh nghiệm phát triển du lịch biển như Đà Nẵng, Quảng Nam. Tổ chức các hoạt động hỗ trợ phát triển du lịch Lý Sơn, đón các đoàn famtrip đến khảo sát dịch vụ du lịch Quảng Ngãi, tổ chức đoàn học tập kinh nghiệm mô hình du lịch cộng đồng tại Cù Lao Chàm (Quảng Nam)…

2.4.2. Xây dựng sản phẩm du lịch mang tính đặc thù Luận văn: Thực trạng thu hút khách du lịch đến Quảng Ngãi.

Sản phẩm du lịch Quảng Ngãi ngày càng được đa dạng hóa và nâng cao chất lượng hơn, trong đó nổi bật là các sản phẩm gắn với du lịch biển, đảo.

Ngoài du lịch biển, các sản phẩm du lịch văn hóa như tham quan di tích lịch sử văn hóa, bản sắc dân tộc cũng  có những dấu ấn riêng nhờ những nổi bật của hệ thống tài nguyên gắn với các danh nhân, với lịch sử chiến tranh của dân tộc trên địa bàn và với bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số…

Du lịch gắn với sự kiện cũng là sản phẩm đang được quan tâm của ngành Du lịch Quảng Ngãi. Thành phố Quảng Ngãi ngày càng chứng tỏ vị trí thích hợp tổ chức các sự kiện quan trọng như hội nghị, hội thảo, hội chợ, thể thao…

Du lịch thăm làng nghề cũng đã được hình thành tại các làng nghề như trồng tỏi Lý Sơn, mạch nha, kẹo gương Đức Tân (Mộ Đức), dệt thổ cẩm Làng Teng (Ba Tơ).v.v… gắn việc tham quan với mua bán hàng lưu niệm.

Ở Quảng Ngãi có khu chiến tích Sơn Mỹ, bệnh xá Đặng Thùy Trâm: phù hợp cho những người lính mỹ đi thăm lại chiến trường xưa; Do đó, tỉnh Quảng Ngãi đã và đang xây dựng phát triển sản phẩm du lịch, Tour du lịch mang tính đặt thù “ Du lịch thăm lại chiến trường sưa; Văn minh Sa Huỳnh, Về với Mỹ Khê, Trở lại với Sơn Mỹ, Hành trình đến Vương quốc tỏi, Hành trình theo dòng nhật ký Đặng Thuỳ Trâm..

Bên cạnh việc phát triển sản phẩm, hệ thống các dịch vụ đi kèm gồm ăn uống và mua bán các sản vật tự nhiên  như cá bống sông Trà, tỏi Lý Sơn, quế Trà Bồng… đã góp phần làm hấp dẫn thêm các chương trình du lịch

2.4.3. Khai thác, bảo tồn và tôn tạo nguồn tài nguyên du lịch 

  • Phát triển bền vững, phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển du lịch chung của cả nước và chiến lược phát triển du lịch khu vực miền Trung – Tây nguyên.
  • Khai thác hợp lý, có hiệu quả các lợi thế về tiềm năng tài nguyên du lịch, phát triển có trọng điểm để hình thành các khu, điểm du lịch hấp dẫn, tạo thương hiệu cho du lịch Quảng Ngãi, góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng tỷ trọng đóng góp của ngành Du lịch vào tổng thu nhập của tỉnh.
  • Phát triển du lịch gắn với huy động các nguồn lực của các thành phần kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng hội nhập của các doanh nghiệp và phát triển du lịch dựa vào cộng đồng, góp phần xóa đói giảm nghèo.
  • Bảo tồn, tôn tạo và phát triển bền vững môi trường, tài nguyên du lịch, phát huy truyền thống bản sắc văn hóa dân tộc.
  • Nâng cao năng lực quản lý nhà nước và năng lực tham mưu của các cơ quan chuyên môn, năng lực cạnh tranh và khả năng hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp.
  • Phát triển du lịch gắn với nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội.

2.4.4. Đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật xã hội phục vụ phát triển du lịch và cơ sở kỹ thuật của ngành Du lịch  Luận văn: Thực trạng thu hút khách du lịch đến Quảng Ngãi.

Trong chương trình Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, vào chiều 21/10/2024, ông Nguyễn Đăng Vũ – Giám đốc Sở VHTTDL đã trình bày tham luận về những giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch. Tham luận nêu rõ: Trong những năm qua, du lịch Quảng Ngãi đã có những bước chuyển biến nhất định. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật từng bước được đầu tư, nâng cấp và phát triển.

 Trên địa bàn  tỉnh hiện có 13 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, trong đó có 2 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế. Đến năm 2024 đã tạo việc làm cho hơn 2.900 lao động. Cơ sở hạ tầng tại các khu, điểm du lịch và tuyến đường bộ gắn với các khu, điểm du lịch ngày càng hoàn thiện; các tuyến đường thủy được đầu tư, đổi mới về phương tiện, chất lượng dịch vụ ngày càng nâng cao, đáp ứng nhu cầu đi lại và tham quan của khách du lịch.

Để phát triển du lịch Quảng Ngãi trở thành ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, trong nhiệm kỳ tới cần tập trung huy động nguồn vốn Trung ương, ngân sách địa phương và đặc biệt vốn doanh nghiệp để đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, đầu tư các cơ sở vật chất cung cấp dịch vụ du lịch. Ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng tại các khu du lịch, điểm du lịch quốc gia, địa phương (Mỹ Khê, Sa Huỳnh, Lý Sơn); trong đó chú trọng hỗ trợ, thúc đẩy triển khai nhanh các dự án của Tập đoàn Vingroup, Saigontourist, Tập đoàn Mường Thanh trên địa bàn tỉnh. (Trích báo cáo tham luận tại Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX)

2.4.5. Xây dựng chính sách phát triển nguồn nhân lực

Chất lượng lao động du lịch trên địa bàn tỉnh thay đổi tích cực, lực lượng lao động đã qua đào tạo tăng từ 6% lên hơn 60%; mặc dù lượng lao động chưa qua đào tạo đến năm 2021 còn khá cao (khoảng 30%), nhưng công tác đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về du lịch đã được ngành Du lịch địa phương quan tâm.

Ngành Du lịch tỉnh đã tổ chức cho cán bộ dự các lớp tập huấn trong và ngoài nước, các chương trình dự án đào tạo nguồn nhân lực EU, hợp tác với Tây Ban Nha và Tổng cục Du lịch tổ chức. Trình độ lý luận chính trị cũng được nâng cao: Lãnh đạo các phòng du lịch cấp tỉnh, phòng văn hóa – thông tin cấp huyện có trình độ trung cấp và cao cấp lý luận chính trị. Công tác đào tạo, đào tạo lại đội ngũ công nhân kỹ thuật tại các doanh nghiệp được chú trọng. Ngành Du lịch Quảng Ngãi đã phối hợp với Tổng cục Du lịch, Phòng Thương mại công nghiệp Việt Nam, các trường Đại học, Cao đẳng ở Đà Nẵng và trên địa bàn tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ thuyết minh viên, mở các lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ buồng, bàn, bar, bếp cho các cán bộ của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch.

Chương trình đào tạo chuyên ngành Du lịch đang được triển khai thực hiện ở các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn… Trong thời gian tới sẽ có nhiều học sinh tốt nghiệp sẽ bổ sung nguồn nhân lực cho ngành Du lịch.

2.4.6. Đẩy mạnh công tác xúc tiến Luận văn: Thực trạng thu hút khách du lịch đến Quảng Ngãi.

Thực hiện xã hội hoá hoạt động tuyên truyền, quảng bá, vận động tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội đầu tư phát triển du lịch, trong đó nhà nước đóng vai trò chủ đạo, doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng và mỗi người dân là một thành viên góp phần quảng bá hình ảnh, truyền thống quê hương và con người Quảng Ngãi.

Hình thành, phát triển các tuyến du lịch trong tỉnh theo hướng tạo sự liên kết giữa phát triển đô thị với các khu, điểm du lịch, các di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh. Hình thành 03 tuyến du lịch:

Tuyến du lịch lấy thành phố Quảng Ngãi làm trung tâm nối với huyện Sơn Tịnh, trên cơ sở liên kết các khu, điểm du lịch như : khu công viên Thiên Bút, khu công viên văn hoá Thiên Ấn, chứng tích Sơn Mỹ, đền thờ Trương Định, khu du lịch Mỹ Khê.

Tuyến du lịch lấy địa bàn huyện Bình Sơn làm trung tâm nối với huyện Trà Bồng, Lý Sơn trên cơ sở liên kết các khu, điểm du lịch như: Khu du lịch Thiên Đàng, khu du lịch sinh thái Vạn Tường, khu du lịch sinh thái Cà Đam Nước Trong và điểm du lịch biển đảo Lý Sơn.

Tuyến du lịch lấy địa bàn huyện Đức Phổ làm trung tâm nối với huyện Mộ Đức, Ba Tơ trên cơ sở liên kết các khu, điểm du lịch như: Sa Huỳnh, quần thể di tích lịch sử “theo dòng nhật ký Đặng Thùy Trâm”, nhà lưu niệm cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Bảo tàng khởi nghĩa Ba Tơ.

Đẩy mạnh hợp tác phát triển du lịch giữa tỉnh với các trung tâm du lịch trong cả nước như: Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên để hình thành các tuyến du lịch.

Đẩy mạnh hoạt động kêu gọi đầu tư, thực hiện tốt các cơ chế ưu đãi đầu tư theo quy định, áp dụng có hiệu quả cơ chế 1 cửa rút ngắn thời gian hoàn thành các thủ tục đầu tư cho các nhà đầu tư vào tỉnh.

Tổ chức hợp tác quốc tế, phát triển du lịch giữa tỉnh với các tỉnh thuộc các nước Lào, Cam-pu chia, Thái Lan và các nước trong khu vực, tiến tới hình thành các tuyến du lịch quốc tế nhằm khai thác nguồn khách du lịch bằng đường bộ trục hành lang Đông- Tây và đường hàng không đến các tỉnh miền Trung, Quảng Ngãi và ngược lại.

Tăng cường công tác quảng bá và xúc tiến du lịch trong tỉnh, trong nước và kể cả nước ngoài. Nhất quán trong tuyên truyền quảng bá, tạo nên những thương hiệu nổi trội của du lịch Quảng Ngãi như : Văn minh Sa Huỳnh, Về với Mỹ Khê, Trở lại với Sơn Mỹ, Hành trình đến Vương quốc tỏi, Hành trình theo dòng nhật ký Đặng Thuỳ Trâm…

Quảng bá xúc tiến cần theo chương trình thống nhất nhằm đưa lên đầy đủ tiềm năng du lịch tự nhiên và nhân văn của Quảng Ngãi; xây dựng chương trình quảng cáo, trang web, đĩa VCD về du lịch Quảng Ngãi.

Tham gia và chủ trì mở các đợt xúc tiến quảng bá hội chợ, triễn lãm, hội thảo, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng. Xây dựng kênh thông tin trao đổi, cập nhật thường xuyên giữa trung tâm thông tin du lịch của tỉnh với các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên, các công ty lữ hành về du lịch Quảng Ngãi. Luận văn: Thực trạng thu hút khách du lịch đến Quảng Ngãi.

Mỗi năm xây dựng một số sự kiện nổi bật để làm “điểm nhấn”, tổ chức các sự kiện lễ hội tránh trùng lặp về sản phẩm và thời gian để thu hút khách du lịch.

2.4.7. Hợp tác phát triển du lịch tỉnh

Nhằm tăng cường hợp tác phát triển du lịch và xây dựng các sản phẩm du lịch liên vùng, phát huy hiệu quả giá trị tài nguyên, góp phần thúc đẩy du lịch Quảng Ngãi phát triển, trong những năm qua ngành Du lịch Quảng Ngãi đã ký nhiều chương trình hợp tác phát triển du lịch với ngành Du lịch thành phố Hồ Chí Minh, thủ đô Hà Nội; ký kết hợp tác phát triển du lịch 4 tỉnh: Bình Định, Gia Lai, Kon Tum, Quảng Ngãi; giữa 8 tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ. Thực hiện các chương trình ký kết, ngành Du lịch Quảng Ngãi cùng các địa phương đã triển khai được một số hoạt động trên lĩnh vực quảng bá, xúc tiến, xây dựng tour liên vùng…đem lại hiệu quả thiết thực, thu hút KDL đến địa phương nhiều hơn.

Thông qua chương trình ký kết và được sự hỗ trợ của các tỉnh bạn, ngành Du lịch Quảng Ngãi đã tham gia các kỳ Hội chợ Du lịch quốc tế (ITE), tham gia ngày hội Du lịch thành phố Hồ Chí Minh, Hội chợ và Triển lãm Du lịch tại Hà Nội; tổ chức các chương trình Famtrip, Presstrip, Roadshow tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Quảng Ngãi, cùng nhiều chương trình Hội thảo chuyên đề về liên kết phát triển du lịch giữa Quảng Ngãi với Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, với các tỉnh Tây Nguyên, với tám tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ.v.v…

Ngành Du lịch thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cũng đã tích cực hỗ trợ quảng bá du lịch Quảng Ngãi tại các Hội chợ nước ngoài mà Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh tham gia hoặc tổ chức, thông qua giới thiệu các ấn phẩm quảng bá du lịch Quảng Ngãi.

Trên lĩnh vực xây dựng tour liên kết và đưa khách về Quảng Ngãi, nhiều doanh nghiệp lữ hành lớn trong nước như: Vietravel, Fiditour, SàiGòn tourist, Lửa Việt, Sadaco, Ánh Dương, Bông sen vàng, Rex tour, Hana tour… đã xây dựng chương trình tour đưa khách về Quảng Ngãi và các tỉnh Duyên hải miền Trung.

Tiểu kết chương 2

Trên đây là những phân tích chung về đặc điểm KDL nói chung, cũng như nguồn KDL đến Quảng Ngãi nói riêng. Trên cơ sở: Thực trạng thực tế của địa phương, và các giải pháp mà Tỉnh đã và đang thực hiện để thu hút khách du lịch đến với Quảng Ngãi như: Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, thiết kế các sản phẩm tour mang tính đặc thù, tăng cường đào tạo và phát triển năng lực của đội ngũ nhân viên, thực hiện các chính sách marketing quảng bá du lịch địa phương tới mọi người. Luận văn: Thực trạng thu hút khách du lịch đến Quảng Ngãi.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ: 

===>>> Luận văn: Giải pháp thu hút khách du lịch đến Quảng Ngãi

One thought on “Luận văn: Thực trạng thu hút khách du lịch đến Quảng Ngãi

  1. Pingback: Luận văn: Nghiên cứu thu hút khách du lịch đến Quảng Ngãi

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0906865464