Luận văn: Thực trạng quản trị trải nghiệm cho học sinh trung học

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Thực trạng quản trị trải nghiệm cho học sinh trung học hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Luận văn: Thực trạng quản trị hoạt động trải nghiệm tại trường trung học cơ sở Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

2.1. Khái quát về tình hình kinh tế – xã hội – văn hóa – giáo dục của xã Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh, Tỉnh Bắc Ninh

2.1.1. Tình hình kinh tế, xã hội xã Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh

  • Vài nét chung về xã Nam Sơn

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển chung của thành phố và lợi thế các khu công nghiệp đóng trên địa bàn, kinh tế – xã hội, cơ sở hạ tầng xã Nam Sơn có sự phát triển mạnh mẽ và đúng hướng. Đặc biệt việc thực hiện chương trình Quốc gia xây dựng Nông thôn mới của Chính phủ đã tạo nên diện mạo mới trong xã, tạo tiền đề hướng đến hình thành mô hình phát triển đô thị tại địa phương. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng các ngành thương mại – dịch vụ, công nghiệp, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp chiếm 93,74%, thu ngân sách hàng năm đều đạt và vượt kế hoạch giao; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện; công tác xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cho người lao động luôn được chú trọng và đẩy mạnh; kết cấu hạ tầng được đầu tư xây dựng đồng bộ; các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao tiếp tục phát triển; an ninh quốc phòng được đảm bảo, nhiều sự kiện tổ chức với quy mô và nhận được sự hưởng ứng của đông đảo nhân dân, góp phần thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị của đất nước, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của người dân.

Nam Sơn là xã nằm phía Tây Nam của thành phố Bắc Ninh, có diện tích tự nhiên 11,92 km2, dân số 32.659 người, Với lợi thế là đầu mối giao thông phía Tây Nam của đô thị Bắc Ninh với tuyến đường Quốc lộ 18, Tỉnh lộ 278 đi qua xã đã được đấu nối với các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tạo điều kiện thuận lợi để Nam Sơn phát triển mạnh mẽ thời điểm hiện tại và trong tương lai. Luận văn: Thực trạng quản trị trải nghiệm cho học sinh trung học.

Trong những năm qua xã Nam Sơn tranh thủ được sự quan tâm đầu tư của các cấp, doanh nghiệp địa phương và nhân dân trong xã, cùng với chương trình xây dựng Nông thôn mới, hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông, văn hóa – xã hội đã được đầu tư đồng bộ và cải thiện rõ rệt đồng thời đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá, đáp ứng tiêu chuẩn đô thị.

Trong định hướng phát triển Quy hoạch chung đô thị Bắc Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, xã Nam Sơn nằm trong phân khu đô thị Nam Sơn: Là đô thị sinh thái – đào tạo – khoa học kỹ thuật; trung tâm kinh tế tri thức của đô thị Bắc Ninh, gắn kết với thiên nhiên với mục tiêu xây dựng tập trung các cơ quan nghiên cứu phát triển khoa học, kỹ thuật tiên tiến, thu hút các trường đại học cấp quốc gia, quốc tế… Những năm qua xã Nam Sơn có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá và bền vững, tổng giá trị sản xuất của xã năm 2018 đạt 13.088,9 tỷ đồng, trong đó tiểu thủ công nghiệp – xây dựng, thương mại – dịch vụ toàn xã chiếm 94%, tăng 29,5% so với năm 2017; nông nghiệp chiếm 6%.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ: 

===>>> Bảng Giá Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Quản Lý Giáo Dục

2.1.2. Tình hình giáo dục của trường Trung học cơ sở Nam Sơn thành phố Bắc Ninh

2.1.2.1. Giới thiệu trường Trung học cơ sở Nam Sơn

Trường Trung học cơ sở Nam Sơn được thành lập năm 1962. Trải qua 57 năm qua (1962-2019) xây dựng và trưởng thành, trường luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, tạo nên uy tín,chất lượng hiệu quả của nhà trường, góp phần vào sự phát triển bền vững của sự nghiệp giáo dục của địa phương. Tháng 09/1977 trường sát nhập với trường Cấp I lấy tên là Trường Cấp I, II Nam Sơn. Năm học 1983-1984 trường đổi tên thành trường PTCS Nam Sơn. Năm học 1990-1991 trường PTCS Nam Sơn được tách thành trường Cấp I và trường Cấp II Nam Sơn sau đổi thành trường Trung học cơ sở Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh.

Địa chỉ trường: Thôn Tự Thôn, xã Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

Năm học 2018 – 2019 được sự quan tâm của thành phố, nhà trường đã được chuyển ra khu trường mới tại thôn Thái Bảo, xã Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh với tổng diện tích là 20.195m2; tổng diện tích sử dụng là 4000m2 với 15 phòng học và 6 phòng chức năng, thiết bị và các phòng phục vụ cho công tác quản lý.

Đầu năm học 2019-2020 nhà trường được xây dựng thêm khu hiệu bộ 04 tầng. có đầy đủ các phòng cho việc phục vụ quản lý GD nhà trường và 01 phòng thư viện điện tử.

Đến tháng 10 năm học 2019-2020 trường Trung học cơ sở Nam Sơn đã được công nhận kiệm định đánh giá ngoài Mức độ 3; đạt trường chuẩn Quốc gia mức 02. Luận văn: Thực trạng quản trị trải nghiệm cho học sinh trung học.

Tầm nhìn của nhà trường: Xây dựng một ngôi trường tiên tiến xuất sắc. Ngôi trường đào tạo những thế hệ học sinh có năng lực, tư duy độc lập và sáng tạo, có khả năng thích ứng, hợp tác và giải quyết vấn đề, có thể lực tốt, có bản lĩnh, trung thực, có ý thức làm chủ và tinh thần trách nhiệm công dân, gắn bó với lý tưởng độc lập và chủ nghĩa xã hội.

Sứ mạng của nhà trường: Giáo dục cho học sinh có lòng Yêu thương, Tôn trọng mọi người, có Trách nhiệm và nghĩa vụ của mình với gia đình, nhà trường và xã hội. Trung thực trong cuộc sống. Tạo dựng được môi trường học tập có nề nếp, dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm; có chất lượng giáo dục cao, phát huy tính sáng tạo, năng lực tư duy và khát vọng của mỗi học sinh.

Giá trị cốt lõi: “Yêu thương Tôn trọng – Trách nhiệm Trung thực Sáng tạo – Khát vọng”.

2.1.2.2. Kết quả hoạt động của trường Trung học cơ sở Nam Sơn * Về giáo viên

Tổng số cán bộ giáo viên biên chế và hợp đồng là: 35 người (Biên chế 30 người, hợp đồng: Cán bộ quản lý: 2; Hành chính: 3; Giáo viên: 30 Trong đó: Tổ KHTN :

  • 13 người; Tổ KHXH: 17 người. Trình độ CB, Giáo viên: Trình độ: Th.S: 02, ĐH:
  • 30; CĐ: 03; Đạt chuẩn: 35/35 đ/c = 100%; Trên chuẩn: 32/35 đ/c = 91,42%.
  • Kết quả xếp loại CB, Giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp:
  • Tổ KHTN : TS 13; XL Tốt: 11; XL khá: 1
  • Tổ KHXH: TS 16; XL Xuất sắc: 14; XL khá: 2
  • Xếp loại chuẩn nghề nghiệp Hiệu trưởng: Xếp loại Tốt
  • Xếp loại chuẩn nghề nghiệp P. Hiệu trưởng: Xếp loại Tốt
  • Tổng số toàn trường xếp theo chuẩn nghề nghiệp, TS: 31; Tốt: 28, Khá: 3.

Xếp loại công chức, viên chức: Xếp loại Xuất sắc hoàn thành tốt nhiệm vụ: 12 người; Xếp loại Tốt hoàn thành nhiệm vụ: 22 người.

Về học sinh:

Huy động học sinh lớp 5 vào lớp 6 trung học cơ sở đạt 186/186 đạt 100% Duy trì 15 lớp với sĩ số đầu năm 646 em

Trong đó:

  • Khối 6: 4 lớp với 186 học sinh
  • Khối 7: 4 lớp với 157 học sinh
  • Khối 8: 4 lớp với 147 học sinh
  • Khối 9: 4 lớp với 156 học sinh

Bảng 2.1. Kết quả xếp loại hạnh kiểm của học sinh trường Trung học cơ sở Nam Sơn

Biểu đồ 2.1: Biểu đồ so sánh xếp loại hạnh kiểm của học sinh trường Trung học cơ sở Nam Sơn thành phố Bắc Ninh giai đoạn 2017-2019 Luận văn: Thực trạng quản trị trải nghiệm cho học sinh trung học.

Học sinh giỏi: 27 giải các loại. Xếp thứ 15/19 trường của toàn thành phố. So với Kế hoạch đạt. Học sinh tốt nghiệp: 150/154 = 97,4%. Thực hiện có hiệu quả nội dung các cuộc vận động, các phong trào thi đua của ngành, vận dụng vào việc làm cụ thể, thiết thực, hiệu quả phù hợp với tình hình của mỗi cá nhân, tình hình thực tế nhà trường. Gắn liền với đổi mới giáo dục, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống cho cán bộ giáo viên và các em học sinh.

Thực hiện tốt công tác kiểm tra các hoạt động trong nhà trường góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp Trung học cơ sở giai đoạn 2018 – 2025 theo Quyết định số 522/QĐ-TTg ngày 14/5 của Thủ tướng Chính phủ, hoàn thành công tác phổ cập.

Bảng 2.2. Kết quả xếp loại học lực của học sinh trường Trung học cơ sở Nam Sơn

Đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đặc biệt là nâng cao chất lượng thi vào THPT; Tăng cường dạy và học ngoại ngữ trong nhà trường đặc biệt quan tâm dạy ngoại ngữ có yếu tố người nước ngoài.

Biểu đồ 2.2: Biểu đồ so sánh xếp loại học lực của học sinh trường Trung học cơ sở Nam Sơn thành phố Bắc Ninh giai đoạn 2017-2019

Có thể thấy, với những cách làm sáng tạo, nhiều năm qua, phong trào thi đua dạy tốt – học tốt ở trường Trung học cơ sở Nam Sơn đã thực sự đi vào chiều sâu, phù hợp với đặc điểm của từng cấp học, từng trường học, tạo sự chuyển biến rõ nét chất lượng, hiệu quả các hoạt động dạy học và giáo dục trong các nhà trường. Hiện nay thành phố đang triển khai khá hiệu quả việc dạy học tích hợp rèn kỹ năng sống vào các môn học và hoạt động giáo dục, dạy học theo mô hình VNEN, đây là phương pháp tốt giúp nâng cao chất lượng học sinh của nhà trường trong định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới hiện nay.

2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng Luận văn: Thực trạng quản trị trải nghiệm cho học sinh trung học.

2.2.1. Mục đích khảo sát

Đánh giá thực trạng tổ chức Hoạt động trải nghiệm và quản trị Hoạt động trải nghiệm của trường Trung học cơ sở Nam Sơn thành phố Bắc Ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới, từ đó đề xuất các biện pháp quản trị hoạt động trải nghiệm cho học sinh của trường Trung học cơ sở Nam Sơn.

2.2.2. Đối tượng khảo sát

Đề tài đã tiến hành khảo sát thực trạng Hoạt động trải nghiệm ngoài giờ học của học sinh 35 cán bộ Quản lý, Giáo viên, Nhân viên (Đồng chí hiệu trưởng, các tổ trưởng chuyên môn, giáo viên, Nhân viên và 320 học sinh ở trường Trung học cơ sở Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

2.2.3. Nội dung khảo sát

  • Thực trạng tổ chức Hoạt động trải nghiệm ngoài giờ học tại trường Trung học cơ sở Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới;
  • Thực trạng quản trị Hoạt động trải nghiệm ngoài giờ học tại trường Trung học cơ sở Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới;
  • Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản trị Hoạt động trải nghiệm ngoài giờ học tại trường Trung học cơ sở Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

2.2.4. Phương pháp khảo sát

Đề tài sử dụng phương pháp sau:

  • Phương pháp quan sát: Là sử dụng các giác quan nhìn, nghe ghi hình, chụp ảnh để nhận xét đánh giá các kết quả Hoạt động trải nghiệm của học sinh trong nhà trường.
  • Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp hiệu trưởng, giáo viên và học sinh.
  • Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi [Phụ lục 1]; khảo sát thực tế [Phụ lục 2]; Xử lý kết quả khảo sát bằng phương pháp thống kê toán học để đưa ra kết quả khảo sát.
  • Phương pháp nghiên cứu hồ sơ hoạt động: Nghiên cứu các quyết định quản trị, các tài liệu văn bản, các kế hoạch hoạt động, báo cáo tổng kết công tác quản trị Hoạt động trải nghiệm của Hiệu trưởng trường Trung học cơ sở Nam Sơn thành phố Bắc Ninh. Tổng kết kinh nghiệm và dựa trên kết quả theo dõi các Hoạt động trải nghiệm ngoài giờ học của các lớp theo hàng tháng, báo cáo học kỳ của bản thân đã phụ trách các Hoạt động trải nghiệm ngoài giờ học của trường Trung học cơ sở Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh trong 02 năm học từ năm học 2017- 2018; năm học 2018-2019.
  • Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Xin ý kiến của các chuyên gia có kinh nghiệm xem xét, nhận định tính thực tiễn khoa học và các giải pháp tối ưu cho đề tài quản trị Hoạt động trải nghiệm ngoài giờ học tại trường Trung học cơ sở theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Luận văn: Thực trạng quản trị trải nghiệm cho học sinh trung học.

Nội dung phiếu khảo sát/ bảng hỏi:

Sử dụng bộ câu hỏi trắc nghiệm để khảo sát về mức độ nhận thức và đánh giá thực trạng tổ chức, quản trị Hoạt động trải nghiệm ngoài giờ học theo chương trình Giáo dục phổ thông mới của cán bộ quản lý (CBQL), giáo viên chủ nhiệm (GVCN), giáo viên bộ môn (GVBM) phụ huynh học sinh (PHHS) và học sinh tại trường Trung học cơ sở Nam Sơn bằng cách xây dựng 3 mẫu phiếu hỏi và tiến hành thực hiện cho các đối tượng;

CBQL và Giáo viên chủ nhiệm; Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng, tổ phó, chủ tịch công đoàn, Tổng phụ trách đội, Giáo viên chủ nhiệm và Giáo viên bộ môn.

Học sinh các lớp trong trường Trung học cơ sở Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh. * Các bước tiến hành khảo sát

Nghiên cứu được tiến hành 02 lần tại trường Trung học cơ sở Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh.

  • Bước 1: Lần thứ nhất khảo sát sơ bộ được tiến hành vào ngày 20 tháng 2 năm 2019 khoảng 30 học sinh. Mục đích là tăng cường chính xác hóa phiếu điều tra.
  • Bước 2: Lần thứ hai khảo sát đại trà được tiến hành từ ngày 11 tháng 3 đến ngày 15 tháng 3 năm 2019 với số lượng các nhóm đối tượng khảo sát như sau: Tổng số CB quản lý, nhân viên, các tổ trưởng, giáo viên chủ nhiệm, Giáo viên bộ môn là 35 người; tổng số học sinh là 320 em của các lớp 6A, 6B; lớp 7A, 7C lớp 8A, 8C lớp 9A, 9D trường Trung học cơ sở Nam Sơn. Quy mô các đối tượng khảo sát như sau:

Bảng 2.3. Quy mô khảo sát

2.2.5. Phương pháp xử lý số liệu

Sử dụng phần mềm thống kê để tính và kiểm tra số liệu khi thu thập thông tin từ Cán bộ quản lý, Giáo viên, Giáo viên bộ môn, học sinh. Bao gồm các mức độ đánh giá: Luận văn: Thực trạng quản trị trải nghiệm cho học sinh trung học.

  • Đối với mức độ thực hiện: Được đánh giá theo 5 mức độ: rất thường xuyên (5 điểm), Thường xuyên (4 điểm); Bình thường (3 điểm), không thường xuyên (2 điểm); rất không thường xuyên (1 điểm).
  • Đối với kết quả thực hiện: được đánh giá theo 5 mức độ: Rất hiệu quả (5 điểm), Hiệu quả (4 điểm); Trung bình (3 điểm), không hiệu quả (2 điểm), Rất không hiệu quả (1 điểm).
  • Đối với mức độ quan trọng được đánh giá theo 5 mức độ: rất quan trọng(5 điểm), quan trọng (4 điểm), ít quan trọng (3 điểm), không quan trọng (2 điểm), Rất không quan trọng (1 điểm).

Để xác định thang đo, chúng tôi tính điểm của thang đo như sau:

(Điểm tối đa – Điểm tối thiểu): Số mức độ

Khoảng cách giữa các mức độ của thang đo là: (5 – 1 ): 5 = 0,8 điểm.

Vậy 5 mức độ của thang đo như sau:

Bảng 2.4. Ý nghĩa của điểm số bình quân

2.3. Thực trạng hoạt động trải nghiệm ở trường trung học cơ sở Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh

2.3.1. Thực trạng nhận thức về Hoạt động trải nghiệm tại trường Trung học cơ sở Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh

Nhằm tìm hiểu về ý nghĩa, tầm quan trọng của Hoạt động trải nghiệm đối với sự phát triển Học sinh trường Trung học cơ sở Nam Sơn, tác giả tiến hành khảo sát 35 Cán bộ quản lý và 320 Học sinh các lớp tại trường và kết quả phản ánh như sau:

Bảng 2.5. Nhận thức của Cán bộ quản lý, Giáo viên về tầm quan trọng của Hoạt động trải nghiệm đối với học sinh trường Trung học cơ sở Nam Sơn thành phố Bắc Ninh

Kết quả khảo sát cho thấy điểm trung bình chung các chỉ tiêu đánh giá về nhận thức của Cán bộ quản lý, Giáo viên trường Trung học cơ sở Nam Sơn về ý nghĩa, tầm quan trọng của Hoạt động trải nghiệm đối với sự phát triển nhân cách Học sinh trường đạt 4.09 điểm, các tiêu chí thành phần nằm trong khoảng điểm từ 3.91-4.29 điểm, đều mức quan trọng, cho thấy mức độ quan trọng này đối với học sinh Trung học cơ sở, các tiểu chí đánh giá cụ thể như sau:

Tiêu chí “HĐTN giúp mở rộng, củng cố, nâng cao kiến thức trong các môn học cho Học sinh” đạt 4,29 điểm, xếp cao nhất, ở mức độ rất quan trọng, có 17 ý kiến đánh giá là “rất quan trọng”, 12 ý kiến đánh giá là “quan trọng”, 05 ý kiến đánh giá là “bình thường” và có 01 ý kiến đánh giá là “không quan trọng”, giáo viên được hỏi phỏng vấn cho rằng Hoạt động trải nghiệm mang lại cho các em Học sinh kiến thức và được củng cố sâu hơn. Luận văn: Thực trạng quản trị trải nghiệm cho học sinh trung học.

Tiêu chí “HĐTN nhằm tạo hứng thú học tập cho các em” đạt 4,23 điểm, xếp thứ hai, đánh giá mức độ rất quan trọng, có 17 ý kiến đánh giá là “rất quan trọng”, 12 ý kiến đánh giá là “quan trọng”, 03 ý kiến đánh giá là “bình thường” và có 03 ý kiến đánh giá là “không quan trọng”, khi phỏng vấn sâu các Cán bộ quản lý, Giáo viên đều cho biết các kiến thức về nội dung Hoạt động trải nghiệm và đan xen các hình thức thực hiện Hoạt động trải nghiệm làm cho các em tò mò, thích thú và mong đợi các tiết học về Hoạt động trải nghiệm trong nhà trường.

Tiêu chí “HĐTN nhằm giúp Học sinh chỉ để giải trí” đạt 4,20 điểm, có 15 ý kiến đánh giá là “rất quan trọng”, 14 ý kiến đánh giá là “quan trọng”, 04 ý kiến đánh giá là “bình thường” và có 02 ý kiến đánh giá là “không quan trọng”, Cán bộ quản lý được hỏi phỏng vấn cho rằng Hoạt động trải nghiệm mang lại cho các em Học sinh cả tinh thần vui chơi, giải trí, kết hợp học đi đôi với hành.

Tiêu chí “HĐTN nhằm phát hiện năng khiếu của học sinh” đạt 4,17 điểm, có 14 ý kiến đánh giá là “rất quan trọng”, 15 ý kiến đánh giá là “quan trọng”, 4 ý kiến đánh giá là “bình thường” và có 2 ý kiến đánh giá là “không quan trọng”, 5% ý kiến “rất không quan trọng”, qua quan sát các Học sinh Trung học cơ sở sinh hoạt câu lạc bộ, tham gia trò chơi cho thấy các em bộc lộc năng khiếu bản thân về múa, hát, văn nghệ, thể thao,…

Tiêu chí “HĐTN nhằm tạo sự gắn kết với tập thể” đạt 4,14 điểm, có 13 ý kiến đánh giá là “rất quan trọng”, 16 ý kiến đánh giá là “quan trọng”, 4 ý kiến đánh giá là “bình thường” và có 2 ý kiến đánh giá là “không quan trọng”, khi phỏng vấn sâu Cán bộ quản lý và Giáo viên cho biết các em học sinh tham gia các nhóm, tổ, đội với các trò chơi hoặc các nội dung thi nên gắn kết tinh thần tập thể, tạo ra khả năng phối hợp làm việc nhóm hiệu quả.

Tiêu chí “HĐTN nhằm phát triển thể chất học sinh” đạt 3,97 điểm, có 12 ý kiến đánh giá là “rất quan trọng”, 14 ý kiến đánh giá là “quan trọng”, 5 ý kiến đánh giá là “bình thường” và 4 ý kiến đánh giá là “không quan trọng”, với các hoạt động trải nghiệm mang tính thực tiễn cao, đòi hỏi Học sinh tham gia vận động các trò chơi, hoạt động ngoài trời nhờ đó mà Học sinh được phát triển cả thể chất.

Tiêu chí “HĐTN nhằm giáo dục tư tưởng, tình cảm cho Học sinh” đạt 3,94 điểm, có 12 ý kiến đánh giá là “rất quan trọng”, 13 ý kiến đánh giá là “quan trọng”, 6 ý kiến đánh giá là “bình thường” và có 4 ý kiến đánh giá là “không quan trọng”, Cán bộ quản lý và Giáo viên cho biết qua chương trình giáo dục Hoạt động trải nghiệm về các chủ đề tình yêu quê hương, đất nước, văn hóa truyền thống dân tộ đã giúp thấm nhuần tư tưởng cho các Học sinh của nhà trường.

Tiêu chí “HĐTN nhằm nâng cao hiểu biết, rèn kỹ năng thực hành” đạt 3,91 điểm, 16 ý kiến đánh giá là “rất quan trọng”, 6 ý kiến đánh giá là “quan trọng”, 7 ý kiến đánh giá là “bình thường” và có 6 ý kiến đánh giá là “không quan trọng”, tại nhà trường đã gắn chương trình giáo dục nghề nghiệp vào hoạt động trải nghiệm nên giúp Học sinh có cơ hội được thực hành chẳng hạn thăm quan các cơ sở sản xuất, kinh doanh, tham gia khám phá trải nghiệm làm nông dân, kỹ sư,… giúp các em hình thành hiểu biết và các kỹ năng thực hiện công việc. Luận văn: Thực trạng quản trị trải nghiệm cho học sinh trung học.

Để có cái nhìn đầy đủ hơn về tầm quan trọng các hoạt động trải nghiệm, chúng tôi thực hiện khảo sát với 320 học sinh trong trường Trung học cơ sở Nam Sơn, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.6. Nhận thức của Học sinh về tầm quan trọng của Hoạt động trải nghiệm tại trường Trung học cơ sở Nam Sơn thành phố Bắc Ninh

Kết quả khảo sát 320 Học sinh cũng cho thấy một số tiêu chí được Học sinh đánh giá ở mức rất quan trọng đồng thuận với kết quả mà Cán bộ quản lý, Giáo viên đánh giá như tiêu chí “HĐTN giúp mở rộng, củng cố, nâng cao kiến thức trong các môn học cho Học sinh” đạt điểm cao nhất là 4,25 điểm, xếp mức rất quan trọng và tiêu chí “HĐTN nhằm giúp Học sinh chỉ để giải trí” đạt 4,23 điểm, xếp mức rất quan trọng. Bên canh đó các tiêu chí xếp thứ hạng còn lại đạt mức quan trọng. Như vậy có thể thấy cán bộ quản lý, giáo viên trường Trung học cơ sở Nam Sơn thành phố đã nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm, đây là cơ sở hữu ích giúp hoạt động trải nghiệm trong nhà trường được tổ chức có hiệu quả hơn.

Biểu đồ 2.3: Kết quả đánh giá điểm trung bình của nhận thức của Cán bộ quản lý, Giáo viên và Học sinh về tầm quan trọng của Hoạt động trải nghiệm đối với học sinh trường Trung học cơ sở Nam Sơn thành phố Bắc Ninh

2.3.2. Thực trạng nội dung hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường Trung học cơ sở Nam Sơn thành phố Bắc Ninh

Để tìm hiểu thực trạng triển khai các nội dung Hoạt động trải nghiệm cho học sinh, tác giả tiến hành khảo sát Cán bộ quản lý và Giáo viên nhà trường về mức độ thực hiện, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.7. Đánh giá của Cán bộ quản lý, Giáo viên về nội dung Hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường Trung học cơ sở Nam Sơn thành phố Bắc Ninh

Kết quả khảo sát cho thấy điểm trung bình chung các chỉ tiêu đánh giá của Cán bộ quản lý, Giáo viên về về nội dung Hoạt động trải nghiệm của học sinh trường Trung học cơ sở Nam Sơn đạt 3,65 điểm, các tiêu chí thành phần nằm trong khoảng điểm từ 3,49-3,97 điểm, các tiểu chí đánh giá cụ thể như sau: Luận văn: Thực trạng quản trị trải nghiệm cho học sinh trung học.

Tiêu chí “Hoạt động tham quan (bảo tàng, dã ngoại, du lịch, khu vui chơi giải trí…)” đạt 3,97 điểm, xếp cao nhất, 17 ý kiến đánh giá là “rất thường xuyên”, 08 ý kiến đánh giá là “thường xuyên”, 04 ý kiến đánh giá là “bình thường”, 04 ý kiến đánh giá là “không thường xuyên” và có 02 ý kiến đánh giá là “rất không thường xuyên”. Khi xem xét các báo cáo của nhà trường về hoạt động trải nghiệm cho thấy nhà trường thể hiện khá nhiều hình thức cho phép thay đổi môi trường Hoạt động trải nghiệm cho học sinh. Đây là hoạt động tham gia hàng năm, thu hút sự quan tâm đông đảo cả cha mẹ phụ huynh học sinh và sự thích thú của học sinh Trung học cơ sở, Học sinh được hòa nhập với môi trường tự nhiên, thông qua các bài giảng trên lớp kết hợp hiện thực thực tiễn sinh động, hơn nữa bản thân các em được vui chơi vận động nên rất hào hứng với nội dung này.

Tiêu chí “Hoạt động câu lạc bộ (CLB thể dục, thể thao; văn hóa, nghệ thuật; hoạt động thực tiễn; Câu lạc bộ học thuật (Qua các môn học); Câu lạc bộ tổ chức chính trị – xã hội” đạt 3,60 điểm, xếp thứ hai, 12 ý kiến đánh giá là “rất thường xuyên”, 08 ý kiến đánh giá là “thường xuyên”, 07 ý kiến đánh giá là “bình thường”, 05 ý kiến đánh giá là “không thường xuyên” và có 03 ý kiến đánh giá là “rất không thường xuyên”. Các câu lạc bộ trong nhà trường được hình thành theo chương trình của Bộ giáo dục và Đào tạo nên các em rất thích thú, như tham gia đội văn nghệ, đội sao đỏ, đội thể thao nhi đồng, đội tuyển nhóm các môn học theo sở thích, đội trống,… nội dung này phát huy được năng khiếu các em học sinh tại trường.

Tiêu chí “Hoạt động tình nguyện (tình nguyện vì môi trường; giúp đỡ gia đình neo đơn, có công cách mạng. Hoạt động lao động công ích (Chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ, tết trồng cây, an ninh giao thông)” đạt 3,54 điểm, xếp thứ ba, 10 ý kiến đánh giá là “rất thường xuyên”, 10 ý kiến đánh giá là “thường xuyên”, 07 ý kiến đánh giá là “bình thường”, 05 ý kiến đánh giá là “không thường xuyên” và có 03 ý kiến đánh giá là “rất không thường xuyên”.

Nội dung này được thể hiện chủ yếu các lớp 8,9, khi lứa tuổi các em học sinh Trung học cơ sở gần cuối cấp, được tham gia các hoạt động tình nguyện tại địa phương sinh sống, hoạt động công ích… giúp tăng thêm tình cảm, gắn bó với quê hương, tổ quốc.

Tiêu chí “Hoạt động chủ điểm (Chủ điểm gắn bộ môn học tập; gắn ngày lễ lớn của địa phương, các dân tộc, đất nước); Chủ điểm gắn cuộc sống, tình bạn, (Gia đình, bạn bè, thầy cô giáo…) đạt 3,31 điểm, xếp thấp nhất, hoạt động này diễn ra không thường xuyên, 09 ý kiến đánh giá là “rất thường xuyên”, 08 ý kiến đánh giá là “thường xuyên”, 07 ý kiến đánh giá là “bình thường”, 07 ý kiến đánh giá là “không thường xuyên” và có 04 ý kiến đánh giá là “rất không thường xuyên”. Nội dung này có triển khai trong các trường tuy nhiên do đặc thù lứa tuổi học sinh Trung học cơ sở nên nội dung này triển khai không thường xuyên như các nội dung khác, tuy nhiên các em học sinh Trung học cơ sở lớp 8,9 được trang bị hoạt động làm nền tảng khi lên cấp ba các em đã hiểu được phần nào về nội dung chủ điểm như hình thành tư duy nghề nghiệp, văn hóa, cuộc sống, tình yêu… Các Giáo viên cho rằng “hoạt động chủ điểm giúp các em có tinh thần yêu quê hương, gia đình hơn”.

Qua kết quả khảo sát cho thấy, các nội dung triển khai Hoạt động trải nghiệm đối với học sinh Trung học cơ sở Nam Sơn căn cứ vào đặc điểm tâm lý để lựa chọn và thiết kế phù hợp, trong thời gian tới Cán bộ quản lý trường Nam Sơn cần làm tốt hơn nữa công tác bồi dưỡng năng lực chuyên môn, cung cấp tài liệu, đặc biệt là nâng cao kiến thức về Hoạt động trải nghiệm cho Giáo viên để họ có năng lực đáp ứng nhiệm vụ giáo dục và tổ chức hoạt động TN cho học sinh Trung học cơ sở.

2.3.3. Thực trạng các hình thức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường Trung học cơ sở Nam Sơn thành phố Bắc Ninh Luận văn: Thực trạng quản trị trải nghiệm cho học sinh trung học.

Kết quả đánh giá thực trạng các hình thức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường Trung học cơ sở Nam Sơn thành phố Bắc Ninh đạt điểm trung bình chung là 4,12 điểm, các tiêu chí có điểm thành phần nằm trong khoảng 3.89-4.49 điểm. Cụ thể:

Bảng 2.8. Kết quả đánh giá của Cán bộ quản lý, Giáo viên về các hình thức Hoạt động trải nghiệm của Học sinh trường Trung học cơ sở Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh

Hình thức “Tham quan dã ngoại” đạt 4.49 điểm, xếp cao nhất, cho thấy đây là hình thức tổ chức rất thường xuyên tại trường Trung học cơ sở Nam Sơn. Với hình thức này đem lại cho học sinh cảm nhận về bài học lý thuyết trên lớp rất bổ ích, gần gũi, dễ hiểu, các hoạt động vận động cho bản thân rất thích thú như tham gia bảo tàng, dã ngoại công viên hoặc các điểm du lịch sinh thái, khu vui chơi giải trí,… Cả Cán bộ quản lý và Giáo viên cho rằng đây là hình thức dễ thực hiện, “các học sinh rất thích thú khi tham gia hoạt động ngoài trời”.

Hình thức “Tổ chức câu lạc bộ” đạt 4.29 điểm, xếp thứ hai, cho thấy đây là hình thức tổ chức rất thường xuyên tại trường Trung học cơ sở Nam Sơn, với 17 kiến đánh giá là “rất thường xuyên”, 11 ý kiến đánh giá là “thường xuyên”, 7 ý kiến đánh giá là “bình thường”, không có ý kiến đánh giá là “không thường xuyên” “rất không thường xuyên”. Các câu lạc bộ hình thành trong nhà trường như câu lạc bộ môn học tự nhiên, xã hội, các câu lạc bộ về kỹ năng, ca hát, văn nghệ, thể thao trong nhà trường, hình thức này thu hút nhiều nhóm học sinh từ lớp 6-9 tham gia theo năng khiếu, sở trường.

Hình thức “Tổ chức các cuộc thi” đạt 4.23 điểm, hoạt động này diễn ra rất thường xuyên, 16 ý kiến đánh giá là “rất thường xuyên”, 11 ý kiến đánh giá là “thường xuyên”, 8 ý kiến đánh giá là “bình thường”, không có ý kiến đánh giá là “không thường xuyên” và “rất không thường xuyên”. Khi phỏng vấn sâu, Cán bộ quản lý và Giáo viên cho biết các hội thi/cuộc thi tìm hiểu lịch sử, văn hóa vùng miền, chủ điểm môn học,… được các em học sinh quan tâm nhất là chủ điểm môn học vừa có lý thuyết vừa có tính thực tiễn, giúp các em khắc sâu bài học. Luận văn: Thực trạng quản trị trải nghiệm cho học sinh trung học.

Hình thức “Tổ chức các trò chơi” đạt 4,11 điểm, hoạt động này diễn ra thường xuyên, 14 ý kiến đánh giá là “rất thường xuyên”, 13 ý kiến đánh giá là “thường xuyên”, 6 ý kiến đánh giá là “bình thường”, 2 ý kiến đánh giá là “không thường xuyên” và không có ý kiến “rất không thường xuyên”. Hình thức này thu hút sự quan tâm của học sinh Trung học cơ sở thông qua trò chơi có phần thưởng, kích thích các em học hỏi, trau dồi,… bên cạnh đó, các chương trình tổ chức trò chơi thường lồng ghép cả các tổ, nhóm, đội chơi với thi cá thân nên thu hút đông học sinh tham gia thực hiện.

Hình thức “Họa động chiến dịch” đạt 4,06 điểm, hoạt động này diễn ra ít thường xuyên, nguyên nhân chính là do các em Trung học cơ sở như lớp 6,7 mới chuyển cấp chưa thực sự quen thuộc hình thức này, thực hiện hai hình thức này chỉ dành chủ yếu cho học sinh lớp 8,9, bên cạnh đó hiệu quả chưa lớn do còn một số Học sinh có tính nhút nhát sẽ không hứng thú khi tham gia, do đó hiệu quả giáo dục chưa cao.

Hình thức “Giao lưu lớp trường” đạt 4,0 điểm, và hình thức “sinh hoạt tập thể” đạt 3,91 điểm, xếp mức thường xuyên, hình thức này có sự giao lưu giữa các khối lớp trong trường, nhưng thực hiện vào giờ ra chơi chung, không thực hiện bên ngoài do việc tổ chức Hoạt động trải nghiệm theo từng lớp riêng biệt do đó mà hình thức này còn hạn chế tại nhà trường. Bên cạnh đó, tại nhà trường mỗi tuần chỉ thực hiện từ một đến hai buổi sinh hoạt chung các lớp trong toàn trường nên áp dụng hình thức chưa phổ biến.

Hình thức “Tổ chức các sự kiện” đạt 3,89 điểm xếp ở mức thường xuyên. Nguyên nhân chính là do các em lứa tuổi không phải quá nhỏ, nhưng để thực hiện các sự kiện đòi hỏi các Học sinh phải tốn nhiều thời gian hơn, các nguồn lực hỗ trợ thực hiện nhiều hơn các hình thức khác, bên cạnh đó, hình thức này có khả năng áp dụng cho học sinh lớp 8,9 dễ dàng hơn nên khi đánh giá chung hình thức thể hiện Hoạt động trải nghiệm các Giáo viên khối 6,7 không đánh giá được.

Bảng 2.9. Kết quả đánh giá của học sinh về các hình thức Hoạt động trải nghiệm tại trường Trung học cơ sở Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh

Kết quả khảo sát của học sinh về hình thức Hoạt động trải nghiệm có sự đồng thuận với kết quả khảo sát giáo viên, Cán bộ quản lý tại trường Trung học cơ sở Nam Sơn, Học sinh đánh giá hình thức “tham quan dã ngoại” đạt 4,25 điểm, hình thức “tổ chức câu lạc bộ” đạt 4,22 điểm, đều xếp ở mức rất thường xuyên. Luận văn: Thực trạng quản trị trải nghiệm cho học sinh trung học.

Biểu đồ 2.4: Kết quả đánh giá điểm trung bình của Cán bộ quản lý, Giáo viên và Học sinh về các hình thức Hoạt động trải nghiệm tại trường Trung học cơ sở Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh

Như vậy có thể thấy, đối với học sinh Trung học cơ sở Nam Sơn thích hợp với hình thức tổ chức Hoạt động trải nghiệm như tham quan, dã ngoại; Tổ chức các cuộc thi; Tổ chức trò chơi, đây là những căn cứ quan trọng giúp Hiệu trưởng trường có biện pháp xây dựng kế hoạch chương trình, nguồn lực, chất lượng giáo viên gắn với hiệu quả triển khai thực tiễn.

2.3.4. Thực trạng về kết quả hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường Trung học cơ sở Nam Sơn thành phố Bắc Ninh

Nhằm tìm hiểu về thực trạng kết quả các hình thức Hoạt động trải nghiệm đã triển khai tại trường Trung học cơ sở Nam Sơn, tác giả đã khảo sát đánh giá của Cán bộ quản lý, giáo viên về kết quả các hình thức Hoạt động trải nghiệm đã triển khai trong nhà trường, cụ thể như sau:

Bảng 2.10. Kết quả đánh giá của Cán bộ quản lý, Giáo viên về hiệu quả Hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường Trung học cơ sở Nam Sơn thành phố Bắc Ninh

Kết quả bảng trên cho thấy:

HĐTN bằng các hình thức như: Tham quan dã ngoại (đạt 4,4 điểm, rất hiệu quả); Tổ chức câu lạc bộ (đạt 4.29 điểm, rất hiệu quả); Tổ chức các cuộc thi (4,26 điểm, rất hiệu quả); tổ chức trò chơi (3.67 điểm, hiệu quả) đã cho kết quả tốt bởi vì: đối với hình thức này thì hầu như là tất cả các khối lớp cùng được tham gia, khi đi tham quan thực tế học sinh vừa được nghe, được nhìn vì thế kiến thức sẽ được các em khắc sâu và ghi nhận, tuy nhiên các thầy cô cũng cho biết để tổ chức cho học sinh tham gia Hoạt động trải nghiệm các bằng hình thức này là rất vất vả cho CBGV, nhà trường từ khâu chuẩn bị, Giáo viên phụ trách, kinh phí hoạt động, địa điểm tham quan, sự an toàn của các em… Hoạt động trải nghiệm với hình thức “tổ chức các trò chơi” có tính tổng hợp, đạt điểm trung bình là 3,94 điểm, hiệu quả hình thức “sinh hoạt tập thể” đạt 3,83 điểm, cho thấy hình thức này thầy cô trả lời có hiệu quả. Qua phỏng vấn trực tiếp một số giáo viên bộ môn đã cho biết thêm ở hình thức giáo dục này nên được tổ chức thực hiện đầy đủ hơn và là một trong những hình thức tổ chức Hoạt động trải nghiệm thu hút được nhiều học sinh tham gia và có hiệu quả giáo dục cao. Luận văn: Thực trạng quản trị trải nghiệm cho học sinh trung học.

Các hình thức như tổ chức sự kiện (đạt 3.26 điểm, đạt mức trung bình), giao lưu lớp trường (đạt 3.11 điểm, đạt mức trung bình), và tổ chức họa động chiến dịch (đạt 2,97 điểm, đạt mức trung bình), cả ba hình thức này không hiệu quả vì: Với những hình thức này thì những em có học lực yếu, trung bình và những em nhút nhát sẽ tự ti không có hứng thú tham gia do đó hiệu quả giáo dục thu được là không cao. Bên cạnh đó, học sinh Trung học cơ sở còn chưa va chạm nhiều với môi trường công nghệ nên tổ chức Hoạt động trải nghiệm với hai hình thức này không mang lại hiệu quả tốt.

Qua khảo sát cho biết một số Giáo viên trong các trường Trung học cơ sở Nam Sơn còn chưa nhạy bén với những vấn đề giáo dục mới tiến bộ, còn rập khuôn theo lối mòn mà làm chậm các vấn đề, nhất là vấn đề khoa học công nghệ, nhân quyền giáo dục, chưa theo kịp yêu cầu giáo dục ngày càng cao của xã hội, ít nghiên cứu, ít tham khảo tài liệu. Việc tổ chức Hoạt động trải nghiệm còn mang nặng tính cảm tính, chưa phù hợp với tình hình phát triển tâm sinh lý học sinh hiện nay.

Bảng 2.11. Kết quả đánh giá của Học sinh về hiệu quả Hoạt động trải nghiệm tại trường Trung học cơ sở Nam Sơn thành phố Bắc Ninh

Kết quả đánh giá của học sinh trường Trung học cơ sở Nam Sơn về hiệu quả Hoạt động trải nghiệm được phản ánh rất rõ, Học sinh đánh giá hình thức “tham quan dã ngoại” đạt 4,32 điểm, “tổ chức các câu lạc bộ” đạt 4,26 điểm và đều xếp ở mức rất hiệu quả. Khi phỏng vấn sâu học sinh cho rằng, bản thân Học sinh được củng cố kiến thức, tham gia vui chơi vận động ở địa điểm ngoài trường làm cho bản thân cảm thấy hứng khởi, vui vẻ, thay đổi môi trường học tập tăng khả năng thực hành và phát huy được khả năng khi tham gia hoạt động tổ, nhóm đội.

Biểu đồ 2.5: Kết quả đánh giá điểm trung bình của Cán bộ quản lý, Giáo viên và Học sinh về các hiệu quả các hình thức Hoạt động trải nghiệm tại trường Trung học cơ sở Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh

Từ quan điểm của Cán bộ quản lý, Giáo viên về các hình thức Hoạt động trải nghiệm trên đây, chúng tôi nhận thấy việc tổ chức các hình thức Hoạt động trải nghiệm đã có sự thống nhất với quan điểm đánh giá của học sinh. Bên cạnh đó một số hình thức, hiệu quả hoạt động còn chưa hiệu quả, nguyên nhân là do nguồn lực có hạn, nhà trường chỉ thực hiện tổ chức Hoạt động trải nghiệm mang tính chất đối phó theo yêu cầu giáo dục chung của ngành, còn theo cảm tính của mỗi cá nhân, chưa đi vào chiều sâu nhằm mang lại hiệu quả cao trong giáo dục toàn diện cho học sinh. Vì thế, trong thời gian tới CBGV trường Trung học cơ sở Nam Sơn cần đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa của việc tổ chức Hoạt động trải nghiệm cho học sinh trong các nhà trường được tốt hơn nữa nhằm khi thực hiện mỗi hình thức Hoạt động trải nghiệm đều mang lại hiệu quả cao cho học sinh, bên cạnh đó đan xen hình thức làm cho chương trình Hoạt động trải nghiệm nói chung được khẳng định tầm quan trọng cho Học sinh nhà trường. Luận văn: Thực trạng quản trị trải nghiệm cho học sinh trung học.

2.4. Thực trạng quản trị hoạt động trải nghiệm tại trường trung học cơ sở Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh

2.4.1. Thực trạng quản trị mục tiêu của Hoạt động trải nghiệm

Xây dựng mục tiêu cho Hoạt động trải nghiệm tại nhà trường rất quan trọng, mục tiêu sẽ là các công việc cụ thể cần đạt của chương trình Hoạt động trải nghiệm nhằm dẫn dắt người thực hiện và người được thực hiện đạt mục đích nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển toàn diện cho học sinh Trung học cơ sở. Chính vì vậy, nhà trường đã xây dựng kế hoạch công tác giáo dục, trong đó có Hoạt động trải nghiệm là việc làm quan trọng của người làm công tác quản lý tại mỗi nhà trường. Xây dựng kế hoạch Hoạt động trải nghiệm, cần phải căn cứ vào nhiệm vụ mỗi năm học, điều kiện thực hiện của nhà trường, vì đây là cơ sở để xây dựng kế hoạch Hoạt động trải nghiệm một cách khoa học và có chất lượng, hiệu quả. Trong thực tế việc xây dựng kế hoạch Hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường Trung học cơ sở Nam Sơn còn chưa được quan tâm đúng mức, tác giả tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi với 35 Cán bộ quản lý và Giáo viên của nhà trường, kết quả điểm trung bình đạt 3,66 điểm, cụ thể như sau:

Bảng 2.12. Kết quả đánh giá quản trị mục tiêu của hoạt động trải nghiệm tại trường Trung học cơ sở Nam Sơn thành phố Bắc Ninh

Qua khảo sát về quản trị mục tiêu của hoạt động trải nghiệm tại trường Trung học cơ sở Nam Sơn thành phố Bắc Ninh đạt 3,31 điểm, xếp mức trung bình, trong đó ý kiến “rất hợp lý” chiếm 31,43%, ý kiến “hợp lý” chiếm 28,57%, ý kiến “bình thường” chiếm 20%, ý kiến “không hợp lý” chiếm 14,29% và “rất không hợp lý” chiếm 5,71%. Điểm trung bình chung mặc dù đạt 3,66 điểm xếp mức khá, nhưng thực sự điểm này chưa phải là ngưỡng cao. Nguyên nhân của tình trạng này khi được phỏng vấn sâu xảy ra các ý kiến của Giáo viên “mục tiêu Hoạt động trải nghiệm được các giảng viên, bộ môn xây dựng và gửi về nhà trường theo từng môn học, từng chủ điểm mà Phòng GD&ĐT yêu cầu, nhà trường không đưa ra mục tiêu chung của trường, mà bám sát mục tiêu của Phòng làm chúng tôi khó bám sát nhà trường, bản thân giáo viên theo tinh thần chỉ đạo văn bản bám sát, đề nghị nhà trường xây dựng mục tiêu chung Hoạt động trải nghiệm cho rõ ràng, chúng tôi có định hướng của cả nhà trường kết hợp với Phòng GD&ĐT”. Khi thực hiện phỏng vấn Cán bộ quản lý nhà trường có ý kiến “HĐTN được diễn ra hàng năm, nhà trường chỉ bám sát yêu cầu của Sở, Phòng GD&ĐT triển khai, xây dựng chủ điểm bám theo văn bản quy định của Phòng và thông qua các cuộc họp của Giáo viên, TCM chúng tôi cho triển khai ngay theo từng lớp học, từng khóa trong trường, mục tiêu chung chưa xây dựng riêng cho nhà trường”. Như vậy có thể thấy trong thời gian tới nhà trường cần tách bạch mục tiêu của Phòng GD&ĐT riêng, nhà trường riêng để Giáo viên có định hướng trong thiết kế, lên kế hoạch thực hiện Hoạt động trải nghiệm sao cho có hiệu quả, từ nội dung, hình thức, phương pháp, bố trí nguồn lực thực hiện, quan trọng nhất là tạo cho Học sinh sự hứng thú tham gia và bản thân các em được phát triển một cách toàn diện.

2.4.2. Thực trạng quản trị nội dung Hoạt động trải nghiệm Luận văn: Thực trạng quản trị trải nghiệm cho học sinh trung học.

Để Hoạt động trải nghiệm của học sinh đạt hiệu quả cao, quản trị nội dung là rất quan trọng, trong đó để triển khai nội dung Hoạt động trải nghiệm có hiệu quả rất cần việc tập huấn chuyên môn cho đội ngũ giáo viên về lập kế hoạch, phân công nhiệm vụ, chuẩn bị cơ sở vật chất, kinh phí, xây dựng chương trình, tổ chức thực hiện,… là hết sức quan trọng trong trường. Kết quả đánh giá về quản trị nội dung Hoạt động trải nghiệm tại trường Trung học cơ sở Nam Sơn như sau:

Bảng 2.13. Kết quả đánh giá của Cán bộ quản lý, Giáo viên về quản trị nội dung Hoạt động trải nghiệm tại trường Trung học cơ sở Nam Sơn thành phố Bắc Ninh

Qua đánh giá kết quả của Cán bộ quản lý và Giáo viên về thực trạng chỉ đạo đạt mức thường xuyên, các tiêu chí nằm trong khoảng điểm từ 3,34-4,43 điểm, trong đó tiêu chí “Chỉ đạo thực hiện nội dung Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề liên môn” đạt 4,43 điểm, tiêu chí “Chỉ đạo thực hiện nội dung Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề tích hợp các nội dung giáo dục” đạt 4,23 điểm, tiêu chí “Chỉ đạo giáo viên xây dựng tiêu chuẩn đánh giá kết quả Hoạt động trải nghiệm” đạt 4,2 điểm, cho thấy Hiệu trưởng nhà trường đã chủ động trong chỉ đạo các Hoạt động trải nghiệm nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho học sinh. Thông qua các cuộc họp hội đồng bộ môn, liên môn, các kế hoạch về chương trình Hoạt động trải nghiệm gắn nội dung, địa điểm, hình thức, cách thức thực hiện được xây dựng cụ thể, gắn với hoạt động giáo dục và nhiệm vụ của giáo viên.

Hàng năm vào các đầu năm học, Hiệu trưởng nêu kế hoạch, đường hướng thực hiện Hoạt động trải nghiệm cho học sinh. Hiệu trưởng và Cán bộ quản lý thông qua chủ đề, chương trình của năm sao cho phù hợp với nhiệm vụ trọng tâm của bộ, sở, ngành, nhà trường và phù hợp với năng lực của học sinh cũng như vào thời gian phù hợp. Hiệu trưởng và Cán bộ quản lý sẽ tổng hợp các bản kế hoạch đó (các Hoạt động trải nghiệm trong một năm, một tháng, một học kì ở các bộ môn không, liên môn được trùng hợp về mặt thời gian để đảm bảo hiệu quả cao nhất của Hoạt động trải nghiệm) và dán công khai ngay tại phòng hội đồng của nhà trường, đồng thời nhà trường đưa Hoạt động trải nghiệm vào kế hoạch chuyên môn hàng tháng.

Hiệu trưởng và Cán bộ quản lý nhà trường chỉ đạo tổ chức tuyên truyền, phối hợp với gia đình phụ huynh học sinh; địa phương, cá nhân và các tổ chức khác trong xã hội để kêu gọi sự giúp đỡ, tài trợ nhằm nâng cao hiệu quả của Hoạt động trải nghiệm tại nhà trường. Luận văn: Thực trạng quản trị trải nghiệm cho học sinh trung học.

Hiệu trưởng và Cán bộ quản lý chỉ đạo tổ, nhóm chuyên môn duyệt kế hoạch chi tiết tổ chức Hoạt động trải nghiệm cho học sinh của bộ môn, liên môn trong trường. Kế hoạch đó được thông qua trong buổi họp hội đồng của nhà trường để toàn thể giáo viên nắm được cũng như phân công nhiệm vụ đối với giáo viên nhà trường. Đối với các hoạt động trải nghiệm như tham quan, học hỏi hay chuyên đề nói chuyện nhà trường phải chủ động chuẩn bị trước đó 1 tuần còn đối với các Hoạt động trải nghiệm khác như: cuộc thi tổng hợp kiến thức, liên môn, ngoại khóa sử dụng thí nghiệm thực hành trong dạy học,… nhà trường yêu cầu tổ, nhóm chuyên môn triển khai trước khi tổ chức 3 tuần để Học sinh, Giáo viên chủ động. Trước khi tổ chức 1 tuần phải chương trình tổng duyệt để đảm bảo Hoạt động trải nghiệm đạt kết quả cao.

Bên cạnh đó, các tiêu chí đánh giá còn thấp như: “Chỉ đạo thực hiện nội dung Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề rèn luyện KNS”, đạt 3,46 điểm, do đặc điểm lứa tuổi học sinh Trung học cơ sở không còn quá nhỏ, nội dung này không phải là nội dung trọng điểm của chương trình Hoạt động trải nghiệm nên Cán bộ quản lý đưa từng phần, từng nội dung lồng ghép trong Hoạt động trải nghiệm. Tiêu chí “Phối hợp các lực lượng giáo dục trong tổ chức Hoạt động trải nghiệm” đạt 3.34 điểm, xếp ở mức trung bình. Mặc dù các trường đã có sự phối hợp với các cá nhân, tổ chức trong ngành giáo dục nhưng chưa thực sự mạnh và trở thành một hoạt động trụ cột. Cán bộ quản lý khi phỏng vấn đều cho biết để hoạt động trải nghiệm diễn ra thành công cần các lực lượng trong xã hội động viên, tham gia như các tổ chức, doanh nghiệp vừa là nhà tài trợ vừa là người đồng hành cùng nhà trường, Giáo viên và Học sinh.

Dựa vào kết quả khảo sát nêu trên cho thấy các nội dung chỉ đạo chưa được quan tâm tiến hành thường xuyên vì vậy đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới giáo viên chưa đầu tư nhiều thời gian và công sức cho tổ chức Hoạt động trải nghiệm, hiệu quả Hoạt động trải nghiệm chưa thực sự lớn.

2.4.3. Thực trạng quản trị hình thức và phương pháp tổ chức Hoạt động trải nghiệm

Để tìm hiểu thực trạng công tác quản trị hình thức và phương pháp Hoạt động trải nghiệm cho học sinh của hiệu trưởng đã triển khai, tiến hành khảo sát, trao đổi với Cán bộ quản lý, Giáo viên nhà trường, kết quả thu được ở bảng 2.12 như sau:

Bảng 2.14. Kết quả đánh giá của Cán bộ quản lý, Giáo viên về quản trị hình thức và phương pháp tổ chức Hoạt động trải nghiệm tại trường Trung học cơ sở Nam Sơn thành phố Bắc Ninh

Kết quả chi tiết như sau:

Nội dung “Tổ chức xây dựng hệ thống chủ đề hoạt động trải nghiệm cho khóa học phù hợp với hình thức và phương pháp (theo mạch dọc và mạch ngang của các lĩnh vực nội dung trải nghiệm)” đạt 4,17 điểm, xếp mức khá. Mọi hoạt động trải nghiệm đều thực hiện triển khai theo kế hoạch chủ đề cho khóa học, theo quy định của Bộ, ngành các trường đã thực hiện khá tốt Nội dung này. Luận văn: Thực trạng quản trị trải nghiệm cho học sinh trung học.

Nội dung “Huy động nguồn lực trong nhà trường để tổ chức đa dạng hình thức Hoạt động trải nghiệm” đạt 3,91 điểm, xếp mức khá và nội dung “Huy động các nguồn lực ngoài nhà trường trong tổ chức đa dạng Hoạt động trải nghiệm” đạt 3,86 điểm, xếp mức khá. Cả hai nội dung về huy động nguồn lực trong và ngoài nhà trường tham gia Hoạt động trải nghiệm đạt mức khá, hàng năm Hiệu trưởng và Cán bộ quản lý chuẩn bị thời gian, kinh phí, giáo viên, cơ sở vật chất, nguồn lực huy động các tổ chức tài trợ từ cá nhân, tổ chức xã hội để phát triển Hoạt động trải nghiệm trong toàn bộ chương trình hàng năm của trường. Tuy nhiên các nhà tài trợ của các cá nhân, tổ chức còn chưa nhiều, chủ yếu nguồn đóng góp của cha mẹ phụ huynh thực hiện Hoạt động trải nghiệm nên nguồn lực để thực hiện còn chưa lớn, chưa tạo ra sự quan tâm của các nhà tài trợ trên địa bàn.

Nội dung “Tổ chức thiết kế nội dung và phương pháp theo kế hoạch hoạt động trải nghiệm của học kỳ/năm học/ khối lớp” đạt 3,83 điểm, xếp mức khá. Việc tổ chức thực hiện Hoạt động trải nghiệm thực hiện theo lớp, khối, kỳ học và năm học theo kế hoạch được triển khai đầu năm, điều này làm cho hoạt động sát với chương trình của Phòng, Sở và Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai, Hiệu trưởng và các Cán bộ quản lý thường xuyên yêu cầu báo cáo định kỳ, đột xuất về công tác thực hiện Hoạt động trải nghiệm của trường như số lượt, số học sinh tham gia, tỷ lệ phản hồi,… từ đó có biện pháp nhắc nhở thực hiện nghiêm túc.

Nội dung “Tổ chức bồi dưỡng, seminar cho Giáo viên trong trường về năng lực xây dựng hình thức và phương pháp triển khai Hoạt động trải nghiệm” đạt 3,60 điểm, xếp mức khá, Hiệu trưởng và Cán bộ quản lý tạo điều kiện về thời gian, địa điểm, kinh phí bồi dưỡng cán bộ giáo viên thực hiện nhiệm vụ Hoạt động trải nghiệm cho học sinh, khi phỏng vấn Giáo viên họ tỏ ra rất thoải mái vì bản thân Giáo viên được nhà trường hỗ trợ để giúp họ được học tập bồi dưỡng và làm cho chương trình Hoạt động trải nghiệm thực hiện cuốn hút, sôi nổi và tạo hứng thú cho Học sinh tham gia.

Nội dung “Tổ chức các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ hình thức và nội dung Hiệu trưởngĐN” đạt 3,51 điểm, xếp mức khá. Chương trình Hoạt động trải nghiệm được nhà trường chuẩn bị CSVC cho các nội dung, hình thức tổ chức tại nhà trường, chẳng hạn Hoạt động trải nghiệm làm nhà khoa học gắn các môn học như vật lý, hóa học, sinh học,… nhưng các môn học xã hội như lịch sử, thăm quan di tích, bảo tàng,… nhà trường phải chủ động CSVC như phương tiện di chuyển, lựa chọn địa điểm có CSVC đảm bảo để Giáo viên đưa Học sinh đến thực hiện, nên đôi lúc còn hạn chế.

Như vậy, tất cả các nội dung quản trị hình thức và phương pháp Hoạt động trải nghiệm của nhà trường đều được tổ chức thực hiện nhưng thực hiện chỉ ở mức khá, chưa thực hiện thường xuyên, nhất là việc đảm bảo cơ sở vật chất và các nguồn lực còn chưa được thực hiện tốt. Vì vậy trong thời gian tới nhà trường cần có những biện pháp hữu hiệu, kế hoạch quản lý tổ chức thực hiện Hoạt động trải nghiệm chi tiết cụ thể hơn nữa nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nói chung và Hoạt động trải nghiệm nói riêng trong trường. Luận văn: Thực trạng quản trị trải nghiệm cho học sinh trung học.

2.4.4. Thực trạng quản trị kiểm tra, đánh giá Hoạt động trải nghiệm

Để tìm hiểu thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá Hoạt động trải nghiệm cho học sinh của trường Trung học cơ sở Nam Sơn thành phố Bắc Ninh đã triển khai, chúng tôi tiến hành khảo sát Giáo viên, Nhân viên, Cán bộ quản lý của trường Trung học cơ sở Nam Sơn, kết quả thu được ở bảng 2.13 như sau:

Bảng 2.15. Kết quả đánh giá của Cán bộ quản lý, Giáo viên về quản trị kiểm tra, đánh giá Hoạt động trải nghiệm tại trường Trung học cơ sở Nam Sơn thành phố Bắc Ninh

Nội dung “Kiểm tra, đánh giá kết quả Hoạt động trải nghiệm cho học sinh Trung học cơ sở thông qua sự trưởng thành về nhận thức và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của Giáo viên và học sinh” đạt 3,94 điểm, xếp mức khá, mục tiêu của hoạt động kiểm tra đánh giá theo đúng yêu cầu chương trình Hoạt động trải nghiệm về năng lực của cả Giáo viên và Học sinh, giáo viên được đánh giá qua mức độ đáp ứng chuyên môn, kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức và triển khai chủ đề được nhà trường phê duyệt, Học sinh được đánh giá các khía cạnh như kiến thức, tâm lý, sự hứng thú cho môn học,… Xây dựng được các nội dung đánh giá Hoạt động trải nghiệm sát với mục đích yêu cầu của từng hoạt động, trong từng thời điểm.

Nội dung “Điều chỉnh hợp lý kế hoạch, nội dung, PP, hình thức… tổ chức Hoạt động trải nghiệm cho học sinh Trung học cơ sở cho chu kỳ sau” đạt 3,91 điểm, xếp mức khá, các chương trình Hoạt động trải nghiệm đều được điều chỉnh sau khi kết thúc triển khai, tổ chuyên môn, liên môn sẽ thảo luận, bàn bạc và thay đổi như hình thức tổ chức, địa điểm, nội dung, phương pháp triển khai để khắc phục hạn chế mà Hoạt động trải nghiệm diễn ra không phù hợp với Học sinh hoặc CSVC không đảm bảo,… thực hiện “Rút ra bài học kinh nghiệm cho công tác quản lý hoạt động Hoạt động trải nghiệm cho học sinh Trung học cơ sở” đạt 3,77 điểm, xếp mức khá, việc này diễn ra khá thụ động, khi thực hiện nghiên cứu hồ sơ chúng tôi nhận thấy các trường thực hiện không đồng đều do minh chứng lưu hoạt động đánh giá còn chưa đầy đủ hàng năm.

Nội dung “Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch, Chương trình Hoạt động trải nghiệm cho học sinh Trung học cơ sở đã xây dựng” đạt 3,51 điểm, xếp mức khá, xây dựng lực lượng đánh giá có uy tín đối với từng hoạt động, việc đánh giá phải được thực hiện thường xuyên, liên tục trực tiếp hoặc gián tiếp để kịp thời phát hiện và điều chỉnh những lệch lạc, sai sót trong quá trình thực hiện kế hoạch từ đó đưa ra những uốn nắn, sửa chữa cần thiết.

Kiểm tra hoạt động dạy học, giáo dục của Giáo viên đối với việc thực hiện các mục tiêu môn học. Đồng thời hiệu trưởng thường xuyên kiểm tra, xem xét việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên (thông qua việc kiểm tra bài soạn của Giáo viên, dự giờ giảng của Giáo viên ở những bài học có nội dung liên quan đến Hoạt động trải nghiệm,…) để đảm bảo hiệu quả công việc đã đề ra, từng bước nâng cao chất lượng Hoạt động trải nghiệm trong nhà trường.

Sau khi kiểm tra đánh giá phải tổ chức rút kinh nghiệm, chỉ ra được những mặt đạt được và chưa được của hoạt động, qua đó công nhận những giá trị và những đóng góp của các tập thể và cá nhân đối với Hoạt động trải nghiệm. Do vậy việc kiểm tra, đánh giá Hoạt động trải nghiệm phải khách quan, chính xác, toàn diện, hệ thống, công khai, kịp thời, vừa sức và bám sát vào yêu cầu của từng hoạt động. Luận văn: Thực trạng quản trị trải nghiệm cho học sinh trung học.

2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị Hoạt động trải nghiệm tại trường Trung học cơ sở Nam Sơn thành phố Bắc Ninh theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới

Bảng 2.16. Kết quả đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị Hoạt động trải nghiệm tại trường Trung học cơ sở Nam Sơn thành phố Bắc Ninh theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới

2.5.1. Yếu tố chủ quan

  • Năng lực của Cán bộ quản lý trường Trung học cơ sở

Kết quả khảo sát cho thấy, khả năng quản lý, tổ chức, lãnh đạo của nhà trường có ảnh hưởng nhất đến công tác quản trị Hoạt động trải nghiệm tại trường Trung học cơ sở Nam Sơn, có 77,14 ý kiến đánh giá là rất ảnh hưởng, 17,14% ý kiến đánh giá là ảnh hưởng và 5,71% ý kiến là bình thường, điểm trung bình yếu tố đạt cao nhất là 4,71 điểm, xếp mức rất ảnh hưởng. Hiện nay có một số Cán bộ quản lý còn mang nặng tư duy truyền thống, thay đổi thói quen môn học khi điều chỉnh tiết học giữa lý thuyết và thực hành (thông qua Hoạt động trải nghiệm) còn hạn chế, nhất nhất phải theo chương trình truyền thống đó là hạn chế, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng này không phải là quá nhiều đến công tác quản lý Hoạt động trải nghiệm trong trường Trung học cơ sở Nam Sơn. Giáo viên được phỏng vấn đều khẳng định vai trò của người lãnh đạo/CBQL nhà trường trong đưa ra các quyết định, năng lực, tổ chức thực hiện chương trình Hoạt động trải nghiệm.

  • Năng lực tổ chức Hoạt động trải nghiệm của giáo viên Trung học cơ sở

Kết quả khảo sát khả năng của người tổ chức Hoạt động trải nghiệm cho học sinh, đó là Cán bộ quản lý, CBGV tham gia vào chương trình Hoạt động trải nghiệm, có 71,43% ý kiến đánh giá là rất ảnh hưởng, 20,0% ý kiến đánh giá là ảnh hưởng và 8,57 có ý kiến là bình thường, điểm trung bình yếu tố đạt 4,63 điểm, xếp mức rất ảnh hưởng. Ngoài các hoạt động mà Giáo viên đã đóng góp cho Hoạt động trải nghiệm thì hiện nay chính sách đối với Giáo viên, cán bộ Đoàn tham gia tổ chức cho học sinh còn chưa chi tiết, rõ ràng. Bên cạnh đó năng lực tổ chức hoạt động của giáo viên còn hạn chế bởi nhà trường có 2 tổ tự nhiên và xã hội, số lượng Giáo viên nữ lớn (28/35 người), điều này hạn chế khả năng tham gia các chương trình tập huấn, hội thảo về phương pháp thực hiện hoạt động trải nghiệm có hiệu quả cho nhà trường, phỏng vấn một Giáo viên nữ cho rằng “…chúng tôi ngoài nhiệm vụ Giáo viên, thiên chức phụ nữ làm mẹ với quãng thời gian thai sản làm cho hạn chế tham gia học tập, tập huấn, giao lưu các trường Trung học cơ sở trong tổ chức Hoạt động trải nghiệm do Phòng và Sở GD&ĐT tổ chức”. Giáo viên là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng hoạt động và hiệu quả Hoạt động trải nghiệm của học sinh.

  • Từ phía người học Luận văn: Thực trạng quản trị trải nghiệm cho học sinh trung học.

Yếu tố thuộc về bản thân người học đạt điểm trung bình là 4,51 điểm, xếp mức rất ảnh hưởng. Học sinh Trung học cơ sở luôn có nhu cầu và động cơ sáng tạo, do vậy họ cần có nhiều cơ hội trải nghiệm với sự hỗ trợ của giáo viên và các lực lượng hỗ trợ khác (bạn học trong nhóm, trong lớp, cựu học sinh, cha mẹ học sinh, cán bộ nhân viên trong trường…) để xây dựng được mối quan hệ tương tác đa chiều và vượt qua sức ỳ tâm lý khi tham gia các Hoạt động trải nghiệm.

2.5.2. Yếu tố khách quan

  • Điều kiện kinh tế – xã hội địa phương

Yếu tố “Điều kiện phát triển kinh tế xã hội địa phương” đạt 4,2 điểm, xếp ở mức rất ảnh hưởng. Điều kiện phát triển KT-XH cho phép phát triển cơ sở hạ tầng vật chất tạo ra không gian cho Học sinh tham gia Hoạt động trải nghiệm như sự đầu tư của địa phương dành cho khu vui chơi giải trí, giao thông thuận lợi giúp cho khả năng tiếp cận địa điểm tổ chức Hoạt động trải nghiệm tốt hơn,…do vậy ảnh hưởng đến công tác quản trị Hoạt động trải nghiệm tại nhà trường.

  • Văn bản pháp quy của Nhà nước, chính phủ

Văn bản pháp quy của Nhà nước, chính phủ là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp bởi đây là căn cứ pháp lý giúp cho Cán bộ quản lý, Giáo viên bám sát thực hiện Hoạt động trải nghiệm. Kết quả cho thấy, có 68,86% ý kiến đánh giá là rất ảnh hưởng, 22,86% ý kiến đánh giá là ảnh hưởng và 8,57% ý kiến là bình thường, điểm trung bình yếu tố đạt 4,6 điểm. Các chính sách của nhà nước, chính phủ chủ yếu đưa ra đường lối, chủ trương thực hiện, Bộ giáo dục và Đào tạo đã đề cập nhiều đến các chương trình Hoạt động trải nghiệm, quy định cho từng vùng miền, nhất là vùng khó khăn, biên giới, hải đảo còn chung chung, đối với trường Trung học cơ sở Nam Sơn thành phố Bắc Ninh tác động ở mức độ không quá nghiêm trọng đến quá trình quản trị.

  • Điều kiện CSVC, tài chính phục vụ cho Hoạt động trải nghiệm

Điều kiện CSVC, tài chính phục vụ cho Hoạt động trải nghiệm có 62,68% ý kiến đánh giá là rất ảnh hưởng, 31,43% ý kiến đánh giá là ảnh hưởng và 5,71% ý kiến la bình thường, điểm trung bình của yếu tố đạt 4,57 điểm. Khi phỏng vấn sâu, các Cán bộ quản lý, Giáo viên cho rằng, để Hoạt động trải nghiệm diễn ra thành công thì đòi hỏi phải có CSVC phục vụ, chẳng hạn môn học lịch sử, các em học sinh cần đến bảo tàng hoặc danh lam thắng cảnh, di tích,… nhà trường bố trí xe đưa đón, kinh phí hỗ trợ mua vé, ăn uống, nghỉ ngơi,… đều cần các nguồn lực tham gia không chỉ trích từ nguồn học phí mà huy động tiền đóng góp của phụ huynh học sinh, các cá nhân, tổ chức tài trợ,… nên CSVC và tài chính là nhân tố quan trọng có tính quyết định đến công tác quản trị hiệu quả mức độ nào. Cán bộ quản lý khi được phỏng vấn đều nhấn mạnh vai trò của điều kiện CSVC, tài chính là yếu tố quan trọng đóng góp cho chất lượng Hoạt động trải nghiệm. Luận văn: Thực trạng quản trị trải nghiệm cho học sinh trung học.

2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản trị Hoạt động trải nghiệm tại trường Trung học cơ sở Nam Sơn thành phố Bắc Ninh theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới

2.6.1. Kết quả đạt được

  • Cán bộ lãnh đạo, giáo viên và học sinh đã có nhận thức đúng về hoạt động TN;
  • CBQL, Giáo viên nhà trường đều xác định được Hoạt động trải nghiệm là một bộ phận quan trọng trong quá trình giáo dục. Đây là cơ hội để Học sinh được củng cố nâng cao kiến thức, phát triển toàn diện học sinh theo chủ trương của nhà trường trong chương trình giáo dục mới.
  • CBQL đã quan tâm đến Hoạt động trải nghiệm theo các chức năng đó là quản trị mục tiêu, nội dung, cách thức, biện pháp hình thức triển khai trong nhà trường.
  • CBQL đã kết nối và phối hợp các lực lượng trong và ngoài trường trong hoạt động trải nghiệm, dành sự quan tâm các lực lượng và tiếp tục được sự ủng hộ này.
  • Đã có kế hoạch tổ chức Hoạt động trải nghiệm: Nhà trường đã có kế hoạch tổ chức và dự kiến xu hướng phát triển của các hình thức Hoạt động trải nghiệm, đưa hoạt động này đi vào nề nếp, sắp xếp có tính chuyên môn hoá, tạo sự tự giác chấp hành các chủ trương của nhà trường.
  • Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ Giáo viên cơ bản đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, trong đó có Hoạt động trải nghiệm, giúp nhà trường tổ chức thành công các Hoạt động trải nghiệm cho học sinh. Nhà trường có đội ngũ cán bộ quản lý sâu sát về chuyên môn, Hoạt động trải nghiệm được tổ chức ở các nhà trường thực sự tạo ra bước chuyển biến về chất lượng. Nếu có những biện pháp động viên, khích lệ phù hợp thì chắc chắn kết quả thu được còn cao hơn, số học sinh tham gia còn nhiều hơn.
  • Đã tranh thủ được sự quan tâm, tạo điều kiện, chỉ đạo sát sao của chính quyền địa phương, của Phòng, Sở Giáo dục và Đào tạo, của UBND đến hoạt động giáo dục nói chung và Hoạt động trải nghiệm nói riêng.
  • Nhà trường đã tổ chức nhiều hình thức Hoạt động trải nghiệm ở nhiều môn học, liên môn khác nhau.

2.6.2. Hạn chế Luận văn: Thực trạng quản trị trải nghiệm cho học sinh trung học.

  • Năng lực quản lý, tổ chức Hoạt động trải nghiệm của đội ngũ cán bộ quản lí nhà trường và giáo viên còn có những hạn chế, đặc biệt là kỹ năng tổ chức hoạt động và năng lực điều phối hoạt động của học sinh.
  • Học sinh thì hiếu động, áp lực vào cấp III lớn nên các em chỉ thích tham gia trải nghiệm ở những bộ môn thi vào cấp III.
  • Học sinh trong giai đoạn này có sự thay đổi về tâm lí nên nhiều học sinh thể hiện mình thái quá trước các bạn nhưng cũng có những học sinh ngại thể hiện, tự cô lập minh trước tập thể, ngại giao tiếp.
  • Hạn chế về hình thức tổ chức Hoạt động trải nghiệm: Hình thức tổ chức Hoạt động trải nghiệm nhìn chung còn đơn điệu, nghèo nàn, cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động thiếu thốn.
  • Kế hoạch tổ chức Hoạt động trải nghiệm còn mang tính hình thức, chưa đi sâu vào nghiên cứu hứng thú của học sinh đối với các vấn đề liên quan, xây dựng chương trình còn chưa thể hiện tính sáng tạo, cập nhật thông tin của xã hội chưa cao.
  • Các điều kiện cho Hoạt động trải nghiệm còn chưa được đầu tư thỏa đáng. Chỉ đạo và giám sát Hoạt động trải nghiệm còn chưa sát, với những bộ môn giáo viên ít kinh nghiệm, chưa chỉ dẫn cho họ cụ thể, việc giám sát, nhắc nhở còn chưa được làm thường xuyên. Trong mỗi hoạt động việc kiểm tra còn mang tính hình thức.

Hạn chế trong công tác tổ chức, chỉ đạo hoạt động chưa đồng bộ còn có một số nội dung chưa được tiến hành thường xuyên. Tổ chức, quản lý chỉ đạo còn chưa chặt chẽ, việc kiểm tra, đánh giá chưa thường xuyên, công tác tổng kết, rút kinh nghiệm chưa được quan tâm đúng mức.

3.6.3. Nguyên nhân của hạn chế

Nhận thức của một bộ phận giáo viên về vai trò và ý nghĩa của Hoạt động trải nghiệm trong việc hình thành và phát triển toàn diện cho Học sinh chưa sâu sắc. Vì vậy, vẫn còn những học sinh chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của Hoạt động trải nghiệm.

  • Một số Giáo viên còn chưa được tham gia các chương trình tập huấn về chương trình Hoạt động trải nghiệm, kinh nghiệm tổ chức và triển khai còn hạn chế.
  • Áp lực thực hiện nội dung chương trình GD chính khóa cao, dẫn đến ngại tổ chức Hoạt động trải nghiệm.
  • Cơ chế kiểm tra, đánh giá chưa tạo động lực cho hoạt động, chưa có chế tài xử lý nếu không tổ chức hoạt động.

Kết luận chương 2 Luận văn: Thực trạng quản trị trải nghiệm cho học sinh trung học.

Qua nghiên cứu hồ sơ quản lý, điều tra khảo sát, phỏng vấn, xử lý các số liệu ở trường Trung học cơ sở Nam Sơn thành phố Bắc Ninh, thông qua các đối tượng là Cán bộ quản lý, Giáo viên, Học sinh và các lực lượng xã hội khác có ảnh hưởng tới công tác tổ chức và quản lý Hoạt động trải nghiệm cho học sinh, tác giả nhận thấy: Trường Trung học cơ sở Nam Sơn đã tổ chức được Hoạt động trải nghiệm theo một số hình thức và nội dung nhất định. Trong quản trị đã tiến hành quản trị mục tiêu, nội dung, hình thức phương pháp và kiểm tra, đánh giá hoạt động trải nghiệm của nhà trường. Tuy nhiên, so với yêu cầu thực hiện các hoạt động GD trong nhà trường, Hoạt động trải nghiệm tại trường vẫn chưa được quan tâm đầu tư đúng mức; nội dung và hình thức tổ chức Hoạt động trải nghiệm cho học sinh còn nghèo nàn, đơn điệu. Việc quản lý hoạt động Hoạt động trải nghiệm của đội ngũ CB, Giáo viên còn chưa đi vào nề nếp và có chiều sâu, chưa thực sự đóng góp nhiều cho việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.

HĐTN chưa được thực hiện một cách toàn diện khoa học, từ việc xây dựng mục tiêu, chương trình kế hoạch, bồi dưỡng đội ngũ Cán bộ quản lý, Giáo viên, huy động các lực lượng giáo dục, kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng và hiệu quả của Hoạt động trải nghiệm và ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.

Nguyên nhân là do sự nhận thức chưa đầy đủ về vai trò tầm quan trọng của Hoạt động trải nghiệm đối với môn học, đối với sự phát triển bền vững và toàn diện nhân cách trí tuệ học sinh của một bộ phận giáo viên, học sinh nhà trường. Hoạt động trải nghiệm chưa phải là yêu cầu bắt buộc đối với môn học.

Mặt khác Cán bộ quản lý nhà trường cũng chưa áp dụng các biện pháp quản trị Hoạt động trải nghiệm một cách đồng bộ dẫn đến đến sự đơn điệu, nghèo nàn về nội dung và hình thức hoạt động nên chưa thu hút được nhiều Học sinh tham gia từ đó hiệu quả mang lại không cao. Luận văn: Thực trạng quản trị trải nghiệm cho học sinh trung học.

Để nâng cao hiệu quả hoạt động Hoạt động trải nghiệm trường Trung học cơ sở Nam Sơn, tác giả đã xác định một số vấn đề cần giải quyết; Đây là cơ sở để tác giả đề xuất các biện pháp quản trị ở chương 3.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ: 

===>>> Luận văn: Biện pháp quản trị trải nghiệm cho học sinh trung học

One thought on “Luận văn: Thực trạng quản trị trải nghiệm cho học sinh trung học

  1. Pingback: Luận văn: Quản trị hoạt động trải nghiệm của học sinh Trung học

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0906865464