Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục hướng nghiệp ở trung học

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục hướng nghiệp ở trung học hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Luận văn: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp theo định hướng chương trình Giáo dục phổ thông mới ở các trường Trung học cơ sở huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

2.1. Khái quát chung về huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai

2.1.1. Tình hình kinh tế – xã hội huyện Văn Bàn

Văn Bàn là một huyện miền núi nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Lào Cai, cách trung tâm tỉnh Lào Cai 75 km. Tổng diện tích đất tự nhiên là 142.345,45 ha. Toàn huyện có 23 xã, thị trấn, 199 thôn, tổ dân phố, trong đó có 12 xã đặc biệt khó khăn, gồm 11 dân tộc anh em cùng chung sống, dân số toàn huyện trên 88 nghìn dân, trong đó dân tộc Tày chiếm tỷ lệ 56%, số còn lại là các dân tộc khác.

Trong những năm qua kinh tế của huyện không ngừng phát triển, đời sống của nhân dân được cải thiện đáng kể, văn hóa xã hội phát triển, quốc phòng an ninh ổn định và giữ vững; thực hiện Nghị quyết Đại hội đảng bộ huyện Văn Bàn khóa XX, nhiệm kỳ 2015-2020, đánh giá kết quả thực hiện giữa nhiệm kỳ 25/25 chỉ tiêu đạt trên 50%, trong đó có 13 chỉ tiêu đạt và vượt trên 100% Nghị quyết đại hội, 9 chỉ tiêu đạt trên 80%. Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục hướng nghiệp ở trung học.

Đền cuối năm 2018 thu nhập bình quân đầu người đạt 29,5 triệu đồng/người/năm, toàn huyện có 08 xã đạt chuẩn nông thôn mới (đạt 100% mục tiêu Nghị quyết đại hội), năm 2019 phấn đấu đạt thêm 02 xã. Theo kết quả điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2018, toàn huyện có 4.372 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 22,28%, hộ cận nghèo 2.566 hộ, chiếm tỷ lệ 13,08%.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ: 

===>>> Hỗ Trợ Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Quản Lý Giáo Dục

2.1.2. Tình hình giáo dục trung học cơ sở tại huyện Văn Bàn

2.1.2.1. Quy mô trường trung học cơ sở

Quy mô mạng lưới trường lớp được duy trì ổn định, toàn huyện 25 trường Trung học cơ sở công lập, trong đó loại hình trường Phổ thông dân tộc nội trú 01 trường, Phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở 09 trường. Đến tháng 12 năm 2015 Trường Phổ thông dân tộc Nội trú huyện nâng cấp thành trường Phổ thông dân tộc Nội trú Trung học cơ sở&THPT trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Lào Cai. Tổng số 198/199 lớp, đạt 99,65% so kế hoạch giao (ghép 01 lớp tại trường Phổ thông DTBT Trung học cơ sở Nậm Chày). Thực hiện đầu năm 199 lớp (126 lớp trong trường phổ thông, 65 lớp trong trường PTDTBT, 8 lớp trong trường Phổ thông dân tộc Nội trú Trung học cơ sở&THPT), duy trì cuối năm 199 lớp đạt 100%.

Thực hiện đầu năm 5.843/5.862 học sinh đạt 99,7% so với kế hoạch giao (tăng 1% so với cùng kỳ năm học trước); duy trì đến cuối năm học 5.801/5.843 học sinh đạt 99,3% so với đầu năm (tăng 0,2% so với cùng kỳ năm học trước), giảm 42 học sinh (trong đó: 30 học sinh chuyển đi, 19 học sinh chuyển đến, 31 học sinh bỏ học).

2.1.2.2. Đội ngũ Cán bộ quản lý, Giáo viên tại trường Trung học cơ sở

Cán bộ quản lý, giáo viên tiếp tục được tăng cường cả về số lượng và chú trọng nâng cao chất lượng; căn cứ chỉ tiêu biên chế được giao, ngay từ đầu năm học UBND huyện thực hiện quy trình bổ nhiệm cán bộ quản lý, sắp xếp đội ngũ giáo viên, thực hiện chính sách luân chuyển, điều động theo tình hình cụ thể của từng xã, từng trường để đảm bảo đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ và thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục, xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia, nâng cao chất lượng dạy và học.

Công tác bồi dưỡng chính trị, chuyên môn cho cán bộ quản lý, giáo viên đã được quan tâm chú ý; đặc biệt chú trọng bồi dưỡng năng lực đổi mới, kỹ năng quản lý, kỹ năng dạy học, tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp; các chuyên đề, mô hình do ngành giáo dục triển khai; tổ chức tốt việc đánh giá xếp loại theo chuẩn nghề nghiệp với từng vị trí việc làm.

Công tác giáo dục chính trị tư tưởng gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong cán bộ, đảng viên, nhân viên và học sinh được chú trọng với hình thức, nội dung, phương pháp tuyên truyền phong phú, tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động để thực hiện tốt các chủ trương, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và quy chế chuyên môn của ngành. Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục hướng nghiệp ở trung học.

Triển khai bồi dưỡng, quán triệt các nội dung liên quan đến đạo đức nhà giáo, đảm bảo an ninh, an toàn trong trường học, quy định về đạo đức công vụ theo tinh thần Chỉ thị số 15-CT/TU ngày 09/5/2016 của Tỉnh ủy Lào Cai, Chỉ thị số 06/CT-UBND ngày 06/4/2015 của UBND tỉnh Lào Cai, Chỉ thị số 09-CT/HU ngày 02/4/2016 của Huyện ủy Văn Bàn. Tổng số biên chế SNGD trong toàn huyện 555 người (52 cán bộ quản lý, 448 giáo viên, 55 nhân viên).

2.1.2.3. Thuận lợi, khó khăn về giáo dục Trung học cơ sở trên địa bàn

  • Thuận lợi

Mạng lưới trường, lớp được rà soát, quy hoạch lại đảm bảo lộ trình của Đề án rà soát điều chỉnh mạng lưới trường lớp đã phát huy hiệu quả rõ rệt. Chất lượng giáo dục từng bước được nâng cao; duy trì và giữ vững kết quả phổ cập giáo dục các cấp học.

Cấp uỷ, chính quyền các cấp quan tâm, chỉ đạo sát sao, cụ thể; các ban, ngành, đoàn thể tham gia tích cực; nhân dân đồng tình ủng hộ quan tâm chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục; chất lượng giáo dục được chú trọng, nhất là đối với mẫu giáo 5 tuổi, giáo dục ở vùng cao. Công tác chỉ đạo nâng cao chất lượng PCGD, xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia chỉ đạo quyết liệt và quả.

Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và nhà giáo được tiếp tục được tăng cường số lượng, từng bước nâng cao chất lượng, tâm huyết và trách nhiệm, cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ năm học và đổi mới giáo dục; công tác giáo dục chính trị tư tưởng đã được quan tâm hơn; các hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên được tăng cường và tiến hành thường xuyên với nhiều hình thức phù hợp và hiểu quả, đã có tác dụng tích cực nâng cao năng lực quản lý, lãnh đạo, chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ.

Cơ sở vật chất trường học được đầu tư ngày một khang trang hơn; các chính sách của nhà nước đầu tư cho công tác giáo dục luôn được quan tâm, triển khai thực hiện có hiệu quả. Công tác xã hội hóa giáo dục tiếp tục được đẩy mạnh và thực hiện hiệu quả hơn đã góp phần quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ năm học và đổi mới giáo dục; cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục tiếp tục được tăng cường, đặc biệt là cơ sở vật chất phục vụ công tác Phổ cập và nâng cao chất lượng giáo dục, xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia. Hoạt động của các trường phổ thông dân tộc bán trú có chuyển biến về nhận thức, về điều kiện, nền nếp; thực hiện tốt các chính sách và các biện pháp chỉ đạo hoạt động chuyên môn theo đặc thù, hiệu quả quả đối với học sinh dân tộc thiểu số. Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục hướng nghiệp ở trung học.

Khó khăn

Một bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên năng lực tiếp cận đổi mới còn hạn chế. Hiệu quả công tác chỉ đạo, quản lý giáo dục ở một số cơ sở giáo dục chưa rõ rệt.

Chất lượng giáo dục vùng cao đã có chuyển biến, tuy nhiên, ở một số trường và các điểm trường lẻ của cấp mầm non, Trung học cơ sở và một số trường Trung học cơ sở còn chậm, chưa vững chắc.

Một bộ phận học sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở ở vùng cao chưa học tiếp lên Trung học phổ thông và tương đương; tỷ lệ học sinh đi học chuyên ở một số trường vùng cao còn thấp; còn có học sinh bỏ học do một số cơ sở chưa chú trọng công tác phân luồng, hướng nghiệp; chưa làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương.

Cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục nhìn chung còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục; nhiều trường chưa có phòng học bộ môn; phòng học, nhà ở công vụ của giáo viên, nhà ở của học sinh bán trú tuy đã được đầu tư nhưng chưa đáp ứng nhu cầu; nhiều trường vẫn còn phòng học tạm; việc quản lý, khai thác, sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục và đồ dùng, đồ chơi cho trẻ em ở một số trường chưa hiệu quả. Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin còn thiếu vì vậy việc triển khai, ứng dụng CNTT trong quản lý và đổi mới phương pháp dạy học còn hạn chế. Nhiều xã chưa đề ra kế hoạch xây dựng, tu bổ chống xuống cấp cơ sở vật chất thường xuyên để củng cố, duy trì trường học đạt chuẩn Quốc gia và phục vụ việc thực hiện nhiệm vụ năm học.

2.2. Khái quát về khảo nghiệm thực trạng

2.2.1. Mục đích khảo nghiệm

Đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục hướng nghiệp và quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp theo định hướng chương trình giáo dục chương trình giáo dục phổ thông mới, từ đó đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp của Hiệu trưởng các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Văn Bàn.

2.2.2. Đối tượng khảo nghiệm Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục hướng nghiệp ở trung học.

cán bộ quản lý (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn); 125 giáo viên của 16 trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Văn Bàn.

2.2.3. Nội dung khảo nghiệm

Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan trọng của giáo dục hướng nghiệp theo định hướng giáo dục trung học phổ thông mới đối với học sinh Trung học cơ sở

Thực trạng về hoạt động và quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới cho Học sinh tại các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.

Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục hướng nghiệp theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.

2.2.4. Phương pháp khảo nghiệm

Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn, tham khảo ý kiến chuyên viên cán bộ quản lý phòng giáo dục đào tạo huyện Văn Bàn, phỏng vấn cán bộ quản lý giáo viên làm sáng tỏ biện pháp quản lý giáo dục hướng nghiệp theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.

Phương pháp quan sát: Quan sát cách tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới cho học sinh của Giáo viên và hiệu trưởng các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.

Phương pháp nghiên cứu hồ sơ hoạt động: Nghiên cứu các quyết định quản lý, các tài liệu văn bản, các kế hoạch hoạt động, báo cáo tổng kết công tác quản lý giáo dục hướng nghiệp theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới của Hiệu trưởng các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.

Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Đây là phương pháp quan trọng nhất về nghiên cứu thực trạng quản lý giáo dục hướng nghiệp theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới của Hiệu trưởng các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.

Phiếu điều tra có nội dung sau đây:

Bước 1: Khảo nghiệm trên một nhóm mẫu trên một số cán bộ quản lý, giáo viên với mục đích tăng cường chính xác hóa phiếu điều tra. Xin ý kiến chuyên gia về mẫu phiếu điều tra và hoàn thiện bảng hỏi.

Bước 2: Xây dựng chính thức mẫu phiếu điều tra khảo nghiệm thực trạng các biện pháp quản lý giáo dục hướng nghiệp theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới của Hiệu trưởng các trường Trung học cơ sở huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.

2.2.5. Phương pháp xử lý số liệu Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục hướng nghiệp ở trung học.

Sử dụng phần mềm thống kê để tính và kiểm tra số liệu khi thu thập thông tin từ Cán bộ quản lý và Giáo viên, học sinh

Bao gồm các mức độ đánh giá:

Đối với mức độ thực hiện: Được đánh giá theo 5 mức độ: rất thường xuyên (5 điểm), Thường xuyên (4 điểm); Bình thường (3 điểm), không thường xuyên (2 điểm); rất không thường xuyên (1 điểm).

  • Đối với kết quả thực hiện: được đánh giá theo 5 mức độ: Rất hiệu quả (5 điểm), Hiệu quả (4 điểm); Trung bình (3 điểm), không hiệu quả (2 điểm), Rất không hiệu quả (1 điểm).
  • Đối với mức độ đánh giá công tác quản lý Giáo dục hướng nghiệp quan trọng được đánh giá theo 5 mức độ: Tốt (5 điểm), Khá (4 điểm), bình thường(3 điểm), yếu (2 điểm), kém(1 điểm)

Để xác định thang đo, tác giả thực hiện tính điểm của thang đo như sau:

(Điểm tối đa – Điểm tối thiểu): Số mức độ

Khoảng cách giữa các mức độ của thang đo là: (5 – 1 ): 5 = 0,8 điểm.

Vậy 5 mức độ của thang đo như sau:

Bảng 2.1. Ý nghĩa của điểm số bình quân

2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục hướng nghiệp theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai

2.3.1. Thực trạng nhận thức của Cán bộ quản lý, Giáo viên về hoạt động giáo dục hướng nghiệp theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai

Nhằm tìm hiểu về ý nghĩa, tầm quan tọng của Giáo dục hướng nghiệp đối với sự phát triển nhân cách của học sinh Trung học cơ sở, tác giả tiến hành khảo nghiệm 30 Cán bộ quản lý và 125 CBGV của 16 trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai và kết quả phản ánh như sau:

Bảng 2.2: Nhận thức của Cán bộ quản lý, Giáo viên ở các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Văn Bàn về ý nghĩa, tầm quan trọng của Giáo dục hướng nghiệp Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục hướng nghiệp ở trung học.

Kết quả nghiệm cho thấy các chỉ tiêu đánh giá về nhận thức của Cán bộ quản lý, Giáo viên các trường Trung học cơ sở huyện Văn Bàn về ý nghĩa, tầm quan trọng của Giáo dục hướng nghiệp đối với sự phát triển của học sinh Trung học cơ sở đều nhận thức tốt, các Nội dung thành phần của cả Cán bộ quản lý, Giáo viên đều đánh giá tỷ lệ đồng ý chiếm cao nhất, cụ thể: ý kiến đánh giá Nội dung “rất quan trọng và cần thiết” chiếm 61,6%, ý kiến “Không quan trọng lắm, làm đến đâu hay đến đó” chiếm 28,8%, ý kiến “Nhà trường và thầy cô không cần Giáo dục hướng nghiệp cho các học sinh, các học sinh tự do lựa chọn ngành, nghề tùy thích” chiếm 5,6% và ý kiến là “không biết” chiếm 4%. Như vậy có thể thấy các Cán bộ quản lý, Giáo viên các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Văn Bàn đều có nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của Giáo dục hướng nghiệp, đây cơ sở hữu ích giúp hoạt động Giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường được tổ chức có hiệu quả hơn.

2.3.2. Thực trạng nội dung giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai

Để tìm hiểu thực trạng triển khai các nội dung Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh, tác giả tiến hành khảo nghiệm Cán bộ quản lý và Giáo viên các nhà trường về mức độ thực hiện, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.3: Đánh giá Cán bộ quản lý, Giáo viên ở các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Văn Bàn về nội dung giáo dục hướng nghiệp

Kết quả khảo nghiệm đạt điểm trung bình là 4,02 xếp mức khá, điểm thành phần các Nội dung nằm trong khoảng từ 3,72-4,26 điểm, cụ thể:

Nội dung “Định hướng phát triển KT-XH của địa phương, đất nước”, đạt 4,26 điểm, xếp mức cao nhất. Trong đó ý kiến của Cán bộ quản lý và Giáo viên có 66 ý kiến là rất đồng ý, 26 ý kiến là đồng ý, 33 ý kiến là phân vân và không có ý kiến là không đồng ý, và hoàn toàn không đồng ý. Nhà trường đưa cho học sinh các định hướng phát triển đất nước về nguồn nhân lực trong thời đại kinh tế thị trường, chất lượng trình độ nguồn nhân lực chủ chốt cho các ngành nghề mũi nhọn/trọng điểm theo thế mạnh của địa phương và đất nước, điều này giúp các em có thể hình dung và xác định được bản thân mình cần chuẩn bị hành trang như thế nào để đáp ứng xu thế phát triển kinh tế – xã hội quốc gia, khu vực và thế giới.

Nội dung “Lập kế hoạch lựa chọn hướng đi và chọn nghề sau khi tốt nghiệp Trung học cơ sở và Trung học phổ thông”, đạt 4,21 điểm, xếp thứ hai. Trong đó ý kiến của Cán bộ quản lý và Giáo viên có 77 ý kiến là rất đồng ý, 20 ý kiến là đồng ý, 12 ý kiến là phân vân, 9 ý kiến là không đồng ý, và 7 ý kiến hoàn toàn không đồng ý. Học sinh Trung học cơ sở bắt đầu có định hướng nghề nghiệp cho bản thân khi tham gia các Giáo dục hướng nghiệp, đặc biệt được tham gia Giáo dục hướng nghiệp giúp các em có tri thức về lập kế hoạch học tập, hướng phát triển bản thân về điểm mạnh, điểm yếu, đặc biệt các em lớp 8, 9 hình thành các môn học ưa thích định hướng khối học chuyên nghiệp sau này đã được hướng dẫn về lập kế hoạch nhằm chủ động trong học tập Trung học phổ thông. Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục hướng nghiệp ở trung học.

Nội dung “Thông tin nghề nghiệp và cơ sở đào tạo”, đạt 4,1 điểm, xếp thứ ba. Trong đó ý kiến của Cán bộ quản lý và Giáo viên có 53 ý kiến là rất đồng ý, 39 ý kiến là đồng ý, 25 ý kiến là phân vân, 8 ý kiến là không đồng ý. Khi thực hiện các chương trình Giáo dục hướng nghiệp các học sinh chọn trường theo nhu cầu của bản thân và thường đặt câu hỏi liên quan đến thông tin về việc làm, ngành nghề được đào tạo và địa chỉ cơ sở đào tạo. Khi các thầy cô được phỏng vấn sâu có thông tin lại các học sinh quan tâm đến chọn trường chuyên nghiệp tại địa bàn hay tỉnh lân cận, thường hay so sánh các trường nhằm tìm được cơ sở đào tạo phù hợp với cá nhân và nhu cầu năng lực học tập bản thân.

Nội dung “Nhu cầu về thị trường lao động”, đạt 3,83 điểm, xếp thứ tư. Trong đó ý kiến của Cán bộ quản lý và Giáo viên có 38 ý kiến là rất đồng ý, 46 ý kiến là đồng ý, 26 ý kiến là phân vân, 12 ý kiến là không đồng ý và 3 ý kiến hoàn toàn không đồng ý. Bản thân học sinh thường hay hỏi thông tin việc làm sau khi tốt nghiệp ngành nghề nào đó, cho nên khi tham gia hướng nghiệp nhà trường bám vào các chính sách, chương trình chung về phát triển chất lượng nguồn nhân lực chung, các ngành nghề có xu hướng “hot” nên cập nhật theo thời điểm để các em có cơ hội lựa chọn theo sự yêu thích, phù hợp năng lực học tập của học sinh.

Nội dung “Năng lực bản thân, hoàn cảnh và truyền thống nghề nghiệp gia đình”, đạt 3,72 điểm, xếp thứ năm. Trong đó ý kiến của Cán bộ quản lý và Giáo viên có 35 ý kiến là rất đồng ý, 47 ý kiến là đồng ý, 21 ý kiến là phân vân, 17 ý kiến là không đồng ý và 5 ý kiến hoàn toàn không đồng ý. Đây là thông tin mang tính chất gợi mở, định hướng cho học sinh về nghề nghiệp tương lai cần phù hợp với yêu cầu học tập, năng lực cá nhân của học sinh để lựa chọn ngành nghề đúng đắn, hoàn cảnh kinh tế gia đình là Nội dung được xem xét khi chọn nghề học, điều này cho phép học sinh có khả năng trang trải học phí và có môi trường học nghề tốt. Yếu tố gia đình góp phần quan trọng trong nội dung truyền tải hướng nghiệp cho học sinh. Nền tảng cha mẹ rất quan trọng, nhất là định hướng, hoàn cảnh kinh tế của gia đình quyết định một phần đến sự lựa chọn ngành học, địa chỉ cơ sở đào tạo.

Qua kết quả khảo nghiệm cho thấy, các nội dung triển khai Giáo dục hướng nghiệp đối với học sinh Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Văn Bà cần căn cứ vào đặc điểm tâm lý để lựa chọn và thiết kế phù hợp, trong thời gian tới Cán bộ quản lý các trường Trung học cơ sở cần làm tốt hơn nữa công tác bồi dưỡng năng lực chuyên môn, cung cấp tài liệu, đặc biệt là nâng cao kiến thức về Giáo dục hướng nghiệp cho Giáo viên để họ có năng lực đáp ứng nhiệm vụ giáo dục và tổ chức hoạt động hướng nghiệp cho học sinh Trung học cơ sở gắn với nội dung Giáo dục hướng nghiệp mà nhà trường lựa chọn.

2.3.3. Thực trạng các hình thức giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục hướng nghiệp ở trung học.

Kết quả đánh giá thực trạng các hình thức Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Văn Bàn, huyện Văn Bàn đạt điểm trung bình chung là 3.95 điểm, các nội dung có điểm thành phần nằm trong khoảng 3.51-

4.44 điểm. Cụ thể:

Bảng 2.4: Kết quả đánh giá của Cán bộ quản lý, Giáo viên về các hình thức Giáo dục hướng nghiệp của Học sinh các trường Trung học cơ sở huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai

Hình thức “HN thông qua các hoạt động ngoại khoá nhóm nghiên cứu, sưu tầm các tài liệu có liên quan với nghề nghiệp mà Học sinh thích thú”, đạt 4,44 điểm, xếp thứ nhất. Trong đó ý kiến của Cán bộ quản lý và Giáo viên có 72 ý kiến là rất thường xuyên, 36 ý kiến là thường xuyên, 17 ý kiến là bình thường. Học sinh chủ yếu học các môn học trên lớp nặng về lý thuyết và cần hiểu nghề nghiệp tương lai thì bản thân học sinh tham gia các Giáo dục hướng nghiệp ngoại khóa bên ngoài và được hình thành thành các nhóm sở thích, từ đó Giáo viên yêu cầu nghiên cứu, sưu tầm tài liệu liên quan đến nghề nghiệp, thuyết trình. Đây là hình thức mang tình trực quan nhất giúp các em hình dung được công việc trong tương lai.

Hình thức “Hướng nghiệp qua các môn học văn hóa”, đạt 4,24 điểm, xếp thứ hai. Trong đó ý kiến của Cán bộ quản lý và Giáo viên có 55 ý kiến là rất thường xuyên, 45 ý kiến là thường xuyên, 25 ý kiến là bình thường, học sinh tham gia các môn học văn hóa chính trên nhà trường sẽ hình thành được khối học tương ứng với ngành học trong tương lai, định hướng nghề nghiệp qua các môn văn hóa được sử dụng khá thường xuyên tại các trường trên địa bàn khi mà điều kiện một số trường ở quá xa, sâu không tiếp cận hình thức Giáo dục hướng nghiệp thực tế.

Hình thức “HN thông qua các hoạt động đọc báo, nghe đài, giới thiệu sách, xem phim để tìm hiểu đặc điểm và yêu cầu của các nghề đang cần phát triển”, đạt 4,06 điểm, xếp thứ ba. Trong đó ý kiến của Cán bộ quản lý và Giáo viên có 58 ý kiến là rất thường xuyên, 36 ý kiến là thường xuyên, 17 ý kiến là bình thường; 8 ý kiến là hiếm khi và 6 ý kiến là không bao giờ. Cùng với Giáo dục hướng nghiệp thực tế, học văn hóa trên lớp các học sinh tại địa bàn còn được xem và tìm hiểu các tư liệu về nghề nghiệp đang có xu thế cần nhiều nhân lực, yêu cầu đạo đức, phẩm chất, trình độ, kỹ năng qua phóng sự, truyền hình, truyền thanh và mạng internet. Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục hướng nghiệp ở trung học.

Hình thức “HN thông qua các hoạt động phối hợp với Đoàn, Đội tổ chức các buổi tọa đàm, diễn đàn, ra báo tường về lựa chọn nghề nghiệp”, đạt 3,9 điểm, xếp thứ tư. Trong đó ý kiến của Cán bộ quản lý và Giáo viên có 49 ý kiến là rất thường xuyên, 35 ý kiến là thường xuyên, 26 ý kiến là bình thường; 9 ý kiến là hiếm khi và 6 ý kiến là không bao giờ. Tại các trường qua chương trình Đoàn, Đội tổ chức như đóng kịch, sân khấu, tương tác qua hoạt động đoàn tại các đơn vị thăm qua đã giúp Học sinh hình thành sở thích với một nghề nghiệp nào đó, chẳng hạn cho các em đóng kịch, sắm vai nghề nghiệp nào đó, điều này vừa giúp các em giải trí nhưng định hướng hành động, tư duy về nghề nghiệp cụ thể.

Hình thức “HN qua hoạt tập, lao động kỹ thuật và sản xuất”, đạt 3,88 điểm, xếp thứ năm. Trong đó ý kiến của Cán bộ quản lý và Giáo viên có 27 ý kiến là rất thường xuyên, 70 ý kiến là thường xuyên, 17 ý kiến là bình thường; 8 ý kiến là hiếm khi và 3 ý kiến là không bao giờ. Nhà trường có một số chương trình giúp các em tham gia học tập tại một số cơ sở sản xuất, doanh nghiệp tại địa bàn (thủy điện, lâm trường, nông trại…) giúp Học sinh quan sát, học tập và thử được làm một số việc tại đơn vị, điều này ít trường áp dụng do phải tổ chức di chuyển, cơ sở vật chất một số đơn vị chưa đảm bảo nên chưa phổ biến và lan rộng sang các trường khác.

Hình thức “HN thông qua các hoạt động gặp gỡ, trao đổi về nghề nghiệp với những người quản lý hoặc thành công trong nghề”, đạt 3,59 điểm, xếp thứ sáu. Trong đó ý kiến của Cán bộ quản lý và Giáo viên có 27 ý kiến là rất thường xuyên, 44 ý kiến là thường xuyên, 35 ý kiến là bình thường; 14 ý kiến là hiếm khi và 5 ý kiến là không bao giờ. Các trường hiện nay đã thực hiện hoạt động mời đại diện cá nhân tiêu biểu tại các doanh nghiệp, đơn vị hoặc tổ chức có cá nhân làm việc tốt với nghề nhất định, đây là Giáo dục hướng nghiệp tốt cho Học sinh, tuy nhiên do các trường tại huyện Văn Bàn xa trung tâm thành phố, việc mời các thành viên đại diện khó do địa hình, bên cạnh đó, các trường không thể thực hiện đồng thời hàng loạt mời đại diện này về để nói chuyện, định hướng và trao đổi về nghề nghiệp các Học sinh một cách thường xuyên. Những gương điển hình tiêu biểu các địa bàn khác không bố trí được thời gian tham gia cùng trường nên hình thức này ít áp dụng.

Hình thức “HN thông qua các hoạt động tham quan các cơ sở sản xuất, trường học nghề”, đạt 3,51 điểm, xếp thứ bảy. Trong đó ý kiến của Cán bộ quản lý và Giáo viên có 24 ý kiến là rất thường xuyên, 52 ý kiến là thường xuyên, 22 ý kiến là bình thường; 18 ý kiến là hiếm khi và 9 ý kiến là không bao giờ. Tại địa bàn tỉnh, thăm các trường nghề bị hạn chế do đường xá xa xôi, bên cạnh đó quy mô số lượng các trường ít, điều kiện cơ sở vật chất chưa đảm bảo đủ vận hành hướng dẫn học sinh nên chưa được áp dụng thường xuyên.

Như vậy có thể thấy, đối với học Trung học cơ sở trên địa bàn Văn Bàn sẽ thích hợp với hình thức tổ chức Giáo dục hướng nghiệp như học văn hóa; hoạt động ngoại khóa tại địa bàn như thăm quan cơ sở sản xuất, tham quan, dã ngoại, đọc sách, báo, interner,….; đây là những căn cứ quan trọng giúp Hiệu trưởng các trường có biện pháp xây dựng kế hoạch chương trình, nguồn lực, chất lượng giáo viên gắn với hiệu quả triển khai thực tiễn về Giáo dục hướng nghiệp.

2.3.4. Thực trạng về kết quả giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục hướng nghiệp ở trung học.

Nhằm tìm hiểu về thực trạng kết quả các hình thức Giáo dục hướng nghiệp đã triển khai tại các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Văn Bàn, tác giả đã khảo nghiệm đánh giá của giáo viên về kết quả giáo dục hướng nghiệp thông qua các hình thức Giáo dục hướng nghiệp đã triển khai trong nhà trường, cụ thể như sau:

Bảng 2.5: Kết quả đánh giá của Cán bộ quản lý, Giáo viên về tính hiệu quả của giáo dục hướng nghiệp cho học sinh các trường Trung học cơ sở huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai

Kết quả bảng trên cho thấy:

GDHN bằng các hình thức như: “HN thông qua các hoạt động phối hợp với Đoàn, Đội tổ chức các buổi tọa đàm, diễn đàn, ra báo tường về lựa chọn nghề nghiệp” (đạt 4.62 điểm, hiệu quả hoàn toàn); “HN thông qua các hoạt động ngoại khoá các nhóm nghiên cứu, sưu tầm các tài liệu có liên quan với nghề nghiệp mà Học sinh thích thú” (đạt 4.58 điểm, hiệu quả hoàn toàn); “Hướng nghiệp qua các môn học văn hóa” (4.54 điểm, hiệu quả hoàn toàn); đã cho kết quả tốt bởi vì: đối với hình thức này thì hầu như là tất cả các khối lớp cùng được tham gia, khi đi tham quan thực tế học sinh vừa được nghe, được nhìn vì thế kiến thức sẽ được các em khắc sâu và ghi nhận, tuy nhiên các thầy cô cũng cho biết để tổ chức cho học sinh tham gia Giáo dục hướng nghiệp các bằng hình thức này là rất vất vả cho CBGV, nhà trường từ khâu chuẩn bị, Giáo viên phụ trách, kinh phí hoạt động, địa điểm tham quan, sự an toàn của các em, thiết kế chương trình sao cho hấp dẫn…

GDHN với hình thức “HN thông qua các hoạt động đọc báo, nghe đài, giới thiệu sách, xem phim để tìm hiểu đặc điểm và yêu cầu của các nghề đang cần phát triển” (đạt điểm 4,06 điểm, mức cơ bản hiệu quả); hình thức “HN qua hoạt tập, lao động kỹ thuật và sản xuất” (đạt 4,04 điểm, mức cơ bản hiệu quả); “HN thông qua các hoạt động tổ chức các buổi gặp gỡ, trao đổi về nghề nghiệp với những người quản lý hoặc thành công trong nghề” (đạt 3.7 điểm, mức hiệu quả cơ bản) và hình thức “HN thông qua các hoạt động tham quan các cơ sở sản xuất, trường học nghề” (đạt 3,69 điểm, mức hiệu quả cơ bản). Qua phỏng vấn trực tiếp một số giáo viên bộ môn đã cho biết thêm ở hình thức hướng nghiệp này cần sự giúp đỡ và đầu tư của nhà trường rất lớn, nhằm hỗ trợ chủ yếu là các nguồn kinh phí để trang trải cho việc tìm hiểu nghề nghiệp ngoài thực địa: vé, phương tiện di chuyển, kinh phí cho người dẫn,…Với các hình thức này nên được tổ chức thực hiện đầy đủ hơn và là một trong những hình thức tổ chức Giáo dục hướng nghiệp thu hút được nhiều học sinh tham gia và có hiệu quả giáo dục cao.

Từ quan điểm của Cán bộ quản lý và Giáo viên về các hình thức Giáo dục hướng nghiệp trên đây, có thể nhận thấy việc tổ chức các hình thức Giáo dục hướng nghiệp chưa có sự thống nhất cao độ, chỉ mang tính hình thức đối phó theo yêu cầu giáo dục nghề nghiệp chung của ngành, còn theo cảm tính của mỗi cá nhân, chưa đi vào chiều sâu nhằm mang lại hiệu quả cao trong giáo dục toàn diện cho học sinh. Vì thế, trong thời gian tới Cán bộ quản lý và Giáo viên các nhà trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Văn Bàn cần đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa của việc tổ chức Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trong các nhà trường được tốt hơn nữa, từ đó có sự vận dụng đồng đều các nội dung và hình thức của Giáo dục hướng nghiệp tại trường. Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục hướng nghiệp ở trung học.

2.4. Thực trạng về quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường trung học cơ sở huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai

2.4.1. Thực trạng lập kế hoạch giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học cơ sở tại huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai

Xây dựng kế hoạch công tác giáo dục, trong đó có GDHD theo định hướng mới chương trình Giáo dục phổ thông là việc làm quan trọng của người làm công tác quản lý tại mỗi nhà trường. Xây dựng kế hoạch Giáo dục hướng nghiệp, cần phải căn cứ vào nhiệm vụ mỗi năm học, điều kiện thực hiện của nhà trường, vì đây là cơ sở để xây dựng kế hoạch Giáo dục hướng nghiệp một cách khoa học và có chất lượng, hiệu quả. Trong thực tế việc xây dựng kế hoạch Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh Trung học cơ sở còn chưa được quan tâm đúng mức, tác giả tiến hành khảo nghiệm bằng phiếu hỏi đạt điểm trung bình đạt 3.9 điểm, cho thấy hoạt động này chỉ ở mức khá, cụ thể như sau:

Bảng 2.6: Thực trạng lập kế kế hoạch Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh của Hiệu trưởng các trường Trung học cơ sở tại huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục hướng nghiệp ở trung học.

Qua bảng số liệu cho thấy công tác lập kế hoạch các trường chỉ làm tốt nhất là “Lập kế hoạch tổng thể hướng nghiệp cho nhà trường” với điểm trung bình đạt 4,23 hàng năm các trường phải xây dựng kế hoạch tổng thể này để trình cho Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lào Cai phê duyệt. Có 8 Nội dung số thứ tự 2,3,4,5,6,7,8,9 đạt mức khá cao, còn lại mức khá nhưng chỉ cao hơn cận trên của mức trung bình, điều này phản ánh việc Cán bộ quản lý và Giáo viên thực hiện kế hoạch hóa bằng việc lập các kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ của hoạt động GDHN trong nhà trường là rất cần thiết. Đặc biệt, Cán bộ quản lý và Giáo viên các trường Trung học cơ sở trong huyện Văn Bàn đã xác định việc lập kế hoạch chung cho toàn trường (số thứ tự 1). Trên thực tế, tại các trường, lập kế hoạch chưa đảm bảo tuyệt đối vì đa số trường xây dựng năm sau dựa vào các năm trước, từ đó mà chủ quan đưa ra số dự kiến; giáo viên thực hiện nhiệm vụ coi như bắt buộc mà chưa có chính sách về lương, đào tạo bài bản để làm công tác hướng nghiệp.

Hầu hết Cán bộ quản lý, đội ngũ Giáo viên dạy hướng nghiệp ở các trường Trung học cơ sở theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới trong huyện là thành phần trong Ban giám hiệu và các Giáo viên được lấy từ đội ngũ Giáo viên của bộ môn khác hoặc thường nhà trường chỉ tận dụng những nhân lực thừa. Do vậy, phần lớn Cán bộ quản lý nhà trường chưa nhận thức được đầy đủ vai trò và ý nghĩa công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông, lại chưa có kinh nghiệm và chưa đề ra được các biện pháp cụ thể để tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của người Quản lý trong công tác Giáo dục hướng nghiệp của nhà trường, mà thường làm theo cảm tính, vừa làm, vừa rút kinh nghiệm. Chính vì việc thiếu đội ngũ Giáo viên chuyên trách, yếu kỹ năng thực hành hướng nghiệp, ít được bồi dưỡng một cách có hệ thống, bài bản kỹ năng thực hành, đội ngũ giảng dạy hay làm công tác hướng nghiệp trong nhà trường lại chưa tương thích với nhiệm vụ được phân công. Bên cạnh đó, qua quan sát và qua kết quả điều tra ở các trường Trung học cơ sở trong huyện Văn Bàn cho thấy phần lớn tổ trưởng bộ môn ở các trường đều có kinh nghiệm chuyên môn, có tay nghề và có thâm niên cao, nhưng chưa qua đào tạo chuyên môn hướng nghiệp và hầu hết Cán bộ quản lý chưa được tập huấn bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ quản lý Giáo dục hướng nghiệp cho Học sinh. Đây là trở ngại trong quá trình lập kế hoạch về Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh Trung học cơ sở huyện Văn Bàn theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới.

2.4.2. Thực trạng tổ chức thực hiện giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học cơ sở tại huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai

Để tìm hiểu thực trạng công tác tổ chức thực hiện kế hoạch Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh của Hiệu trưởng đã triển khai, tác giả đã tiến hành khảo nghiệm, trao đổi với Cán bộ quản lý, Giáo viên nhà trường, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.7: Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục hướng nghiệp ở trung học.

Kết quả đánh giá hoạt động tổ chức thực hiện kế hoạch Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai đạt với điểm trung bình 3,83 điểm, xếp mức khá. Xét theo mức độ cao thấp, bảng số liệu cho thấy có 6/6 nội dung tổ chức Hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở mức độ khá (từ 3,63 – 4,06 điểm). Điều này cho thấy, theo Cán bộ quản lý và Giáo viên thì chức năng tổ Tổ chức các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ tổ chức Giáo dục hướng nghiệp (thứ bậc 1/6). Hướng nghiệp là một công tác quan trọng trong nhà trường Trung học cơ sở, góp phần vào việc cụ thể hóa mục tiêu đào tạo của trường. Trong nhà trường Trung học cơ sở tập thể Giáo viên và Cán bộ quản lý nhà trường là những người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ GD để đạt được mục tiêu đề ra.

Vì vậy, Cán bộ quản lý và tập thể Giáo viên phải phân công nhiệm vụ rõ ràng để cùng nhau thực hiện Giáo dục hướng nghiệp hiệu quả. Ngoài ra, việc thực hiện huy động các nguồn lực ngoài nhà trường trong tổ chức Giáo dục hướng nghiệp (thứ bậc 2/6), để khuyến khích các hoạt động này các tổ chức trong và ngoài địa phương được quan tâm thu hút để hỗ trợ các em, nhất là các cơ sở đào tạo hỗ trợ. để hoạt động này được hiệu quả hơn tại các trường tổ chức thiết kế kế hoạch Giáo dục hướng nghiệp theo học kỳ/năm học/ khối lớp (thứ bậc 3/6) và thiết lập một cơ chế điều phối, liên kết hoạt động giữa các thành viên hay bộ phận tạo điều kiện đạt mục tiêu hướng nghiệp, huy động nguồn lực trong nhà trường để tổ chức hoạt động GDNN (thứ bậc 4/6), Tổ chức bồi dưỡng, seminar cho Giáo viên trong trường về năng lực tổ chức Giáo dục hướng nghiệp (thứ bậc 5/6); chức xây dựng hệ thống chủ đề Giáo dục hướng nghiệp cho khóa học (thứ bậc 6/6).

2.4.3. Thực trạng chỉ đạo triển khai các hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở trường trung học cơ sở tại huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai

Để Giáo dục hướng nghiệp của học sinh đạt hiệu quả cao, việc tập huấn chuyên môn cho đội ngũ giáo viên về lập kế hoạch, phân công nhiệm vụ, chuẩn bị cơ sở vật chất, kinh phí, xây dựng chương trình, tổ chức thực hiện,… là hết sức quan trọng trong trường Trung học cơ sở trên địa bàn. Kết quả đánh giá về thực trạng chỉ đạo triển khai các hoạt động Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Văn Bàn đạt 3.89 điểm, chỉ đạt mức khá.

Bảng 2.8: Thực trạng chỉ đạo triển khai các hoạt động Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục hướng nghiệp ở trung học.

Kết quả khảo nghiệm cho thấy, công tác chỉ đạo triển khai Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai với điểm trung bình đạt 4,06 điểm, xếp mức khá, trong đó có 5 Nội dung xếp mức tốt (số thứ tự 3, 5, 6, 4, 7) điểm trung bình trên 4,2 điểm, xếp mức tốt, còn lại các Nội dung mức khá. Điều này cho thấy, việc Cán bộ quản lý và Giáo viên chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ của hoạt động Giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường là vô cùng cần thiết.

Chỉ đạo Xây dựng kế hoạch đánh giá tổ chức Giáo dục hướng nghiệp theo chủ đề (thứ bậc 1/8) là vấn đề quan tâm nhất khi chỉ đạo triển khai Giáo dục hướng nghiệp tại địa bàn. Khi thực hiện xây dựng hướng nghiệp theo chủ đề giúp nhà trường phân loại được Học sinh, từ đó tiếp tục có định hướng nghề nghiệp trong kỳ tiếp theo. Những tri thức về ngành, nghề khác nhau trong xã hội được chứa đựng trong nội dung các môn học theo chủ đề, nếu được mỗi Giáo viên bộ môn khai thác triệt để những tri thức và làm cho Học sinh hiểu được những ứng dụng của tri thức khoa học vào cuộc sống lao động sản xuất, sẽ làm cho nội dung chủ đề trở nên thực tiễn. Song song đó cũng đem lại cho Học sinh những hiểu biết tối thiểu về các ngành, nghề, sự phát triển và triển vọng của các ngành, nghề chủ yếu và cơ bản của địa phương, từ đó tác động kích thích Học sinh hăng say học tập, định hướng thế hệ trẻ vào những lĩnh vực sản xuất mà đất nước và địa phương đang cần phát triển.

Xây dựng kế hoạch đánh giá Giáo dục hướng nghiệp cho từng học kỳ (thứ bậc 2/8), và các Nội dung khác tiếp tục được Cán bộ quản lý và Giáo viên quan tâm hay việc thực hiện quyết định hướng nghiệp cũng là một trong những nội dung được Cán bộ quản lý và Giáo viên đánh giá mức độ khá cao bởi ở các trường Trung học cơ sở trong huyện cũng chưa thành lập Ban hướng nghiệp hợp lý theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo thậm chí chưa đi vào hoạt động, khâu tập huấn và bồi dưỡng đội ngũ Giáo viên làm công tác hướng nghiệp cũng bất cập, chưa phù hợp và không tương ứng với lực lượng Giáo viên đã được phân công làm công tác Giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường.

2.4.4. Thực trạng kiểm tra đánh giá giáo dục hướng nghiệp cho học sinh và phản hồi thông tin để cải tiến ở trường trung học cơ sở tại huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai

Kiểm tra đánh giá là một khâu rất quan trọng trong hoạt động quản lý. Thực hiện tốt chức năng kiểm tra, đánh giá sẽ giúp nhà quản lý đánh giá đúng chất lượng hoạt động, có tác dụng thúc đẩy và điều chỉnh hoạt động của đối tượng quản lý và điều chỉnh sự tác động quản lý của chủ thể. Trong quản lý Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh Trung học cơ sở cũng vậy, nếu nhà quản lý không tổ chức kiểm tra sẽ dẫn đến tình trạng làm ít báo cáo nhiều, hình thức đối phó trong tổ chức hoạt động, dẫn đến khả năng điều chỉnh kế hoạch không có, hiệu quả Giáo dục hướng nghiệp thấp.

Bảng 2.9: Thực trạng kiểm tra đánh giá Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THCS trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục hướng nghiệp ở trung học.

Kết quả đánh giá cho thấy công tác kiểm tra đánh giá Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai với điểm trung bình đạt 4,04 điểm, xếp mức khá, trong đó có 1 Nội dung xếp mức tốt (số thứ tự 2), “Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức trong các Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh Trung học cơ sở” đạt 4,23 điểm. Điều này cho thấy, việc Cán bộ quản lý và Giáo viên thực hiện kiểm tra, đánh giá bằng việc lập các kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ của hoạt động Giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường là rất cần thiết. Đặc biệt, Cán bộ quản lý và Giáo viên các trường Trung học cơ sở trong huyện Văn Bàn đã xác định việc Xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá Giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường nhưng phải căn cứ vào phần nghiên cứu lý luận, nội dung, phương hướng và tài liệu hướng dẫn công tác GD kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trên cơ sở đó, Cán bộ quản lý và Giáo viên các trường cũng đã xác định nhiệm vụ Giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường được hiệu quả thì phải điều chỉnh các sai lệch Giáo dục hướng nghiệp từ các thành viên trong Ban Hướng nghiệp và các thành phần khác trong nhà trường bằng việc đo lường việc thực hiện Giáo dục hướng nghiệp.

2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục hướng nghiệp theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường trung học cơ sở huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai

Bảng 2.10: Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh Trung học cơ sở tại huyện Văn Bàn

Kết quả đánh giá công tác quản lý Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh Trung học cơ sở huyện Văn Bàn chịu ảnh hưởng các yếu tố như sau:

Một là, nhận thức của cán bộ, quản lý về tầm quan trọng của Giáo dục hướng nghiệp, đây là nhân tố cho là ảnh hưởng nhiều nhất đạt điểm trung bình là 4,88 điểm, 88% ý kiến là rất ảnh hưởng nhiều, 12% ý kiến là ảnh hưởng. Hiện nay còn tình trạng một số hiệu trưởng trường Trung học cơ sở còn mang nặng tư duy truyền thống, hầu hết các Cán bộ quản lý các trường đều nhận thức được công tác quản lý lãnh đạo Giáo dục hướng nghiệp thành công là do tư duy, năng lực về cách thức triển khai, con đường và mục tiêu phát triển nghề nghiệp tương lai của Học sinh. Giáo viên được phỏng vấn đều khẳng định vai trò của người lãnh đạo/CBQL nhà trường trong đưa ra các quyết định, năng lực, tổ chức thực hiện chương trình Giáo dục hướng nghiệp là quan trọng nhất. Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục hướng nghiệp ở trung học.

Hai là, năng lực tổ chức hoạt động hướng nghiệp, điểm trung bình của nhân tố này đạt trung bình 4,86 điểm, có 85,6% ý kiến rất ảnh hưởng nhiều, 14,4% ảnh hưởng, Giáo viên là người định hướng các chủ đề, trực tiếp triển khai chương trình Giáo dục hướng nghiệp nên họ là người ảnh hưởng lớn đến chất lượng, nội dung, tiến độ của hoạt động. Một số Giáo viên khi tham gia tổ chức cho học sinh còn hạn chế đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng hoạt động và hiệu quả Hoạt động giáo dục hướng nghiệp của học sinh do nhà trường chưa thành lập Ban hướng nghiệp, Giáo viên kiêm nhiều nhiệm vụ chưa thể làm tốt hoàn toàn công tác này.

Ba là, ý thức thái độ của Giáo viên khi tham gia HĐ giáo dục hướng nghiệp, điểm trung bình của nhân tố này là 4,84 điểm, có 72% ý kiến cho là rất ảnh hưởng nhiều, 8% ảnh hưởng và 4% bình thường. Nguồn nhân sự các trường Trung học cơ sở huyện Văn Bàn có những khó khăn trong việc triển khai hoạt động giáo dục hướng nghiệp, thì câu trả lời của cán bộ quản lý và giáo viên tương đối đồng nhất với nhau. Khó khăn lớn nhất đối với công tác giáo dục hướng nghiệp tại các trường Trung học cơ sở được cho rằng chính là về đội ngũ giáo viên chuyên trách với sự đồng ý của 91,67% cán bộ quản lý và 93% giáo viên được hỏi. Cũng với khó khăn này khi được phỏng vấn chuyên sâu, đa số cán bộ quản lý, giáo viên đều cho rằng, cán bộ, giáo viên phụ trách công tác giáo dục hướng nghiệp chưa được tập huấn, đào tạo và bồi dưỡng, không có chuyên môn, kiến thức về hoạt động này. Nên hiệu quả hướng nghiệp và phân luồng chưa cao.

Bốn là, các văn bản định hướng của nhà nước, điểm trung bình của nhân tố này là 4,54 điểm, có 68,8% ý kiến cho là rất ảnh hưởng, 16% ảnh hưởng và 15,1% bình thường. Hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong các cơ sở giáo dục phổ thông được thực hiện thống nhất trên cả nước. Trước đây, nó được thực hiện Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT, ngày 5/5/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình giáo dục phổ thông, trong đó hoạt động giáo dục hướng nghiệp được phân phối dạy học ở các lớp 9, 10, 11, 12, thực hiện trong 9 tháng học, thời lượng chung 3 tiết/ lớp/tháng. Ngày 15/8/2008, sau 02 năm thực hiện Quyết định nêu trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục ban hành Công văn số 7475/BGDĐT-GDTrH về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2008 – 2009. Theo công văn này thì hoạt động giáo dục hướng nghiệp vẫn tiếp tục thực hiện ở các lớp 9, 10, 11, 12 với thời lượng chỉ còn 9 tiết/ lớp/ năm học. Đối với các trường Trung học cơ sở, huyện cũng thực hiện theo những quy định chung về giáo dục hướng nghiệp nêu trên. Ngoài ra, họ còn phải thực hiện theo nhiệm vụ “Giáo dục lao động, hướng nghiệp và dạy nghề truyền thống phù hợp với năng lực của học sinh và yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của địa phương” cho học sinh được quy định cụ thể tại Điều 3, Thông tư 01/2016/TT-BGDĐT ban hành Quy chế tổ chức và hoạt đông của trường phổ thông dân tộc nội trú. Các trường trên địa bàn huyện Văn Bàn đã nỗ lực thực hiện theo chương trình định hướng của Bộ giao. Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục hướng nghiệp ở trung học.

Năm là, điều kiện kinh tế xã hội của địa phương, điểm trung bình của nhân tố này là 4,52 điểm,có 66,4% ý kiến cho là rất ảnh hưởng, 19,2% ảnh hưởng và 14,4% bình thường. Điều kiện phát triển KT-XH cho phép phát triển cơ sở hạ tầng vật chất tạo ra không gian cho Học sinh tham gia HĐ Giáo dục hướng nghiệp, thu hút các doanh nghiệp phát triển tại địa bàn tạo ra cơ sở vật chất và điều kiện tổ chức Giáo dục hướng nghiệp, tổ chức ngoại khóa cho Học sinh tốt hơn.

Sáu là, điều kiện tài chính, vật chất cho Hiện đại hóa đạt 4,36 điểm, xếp mức rất ảnh hưởng, 64% ý kiến rất ảnh hưởng, 16% ý kiến là ảnh hưởng. Khi phỏng vấn sâu, các cán bộ giáo viên cho rằng, để Hiện đại hóa diễn ra thành công thì đòi hỏi phải có Cơ sở vật chất phục vụ, chẳng hạn môn học lịch sử, các em học sinh cần đến bảo tàng hoặc danh lam thắng cảnh, di tích,… nhà trường bố trí xe đưa đón, kinh phí hỗ trợ mua vé, ăn uống, nghỉ ngơi,… đều cần các nguồn lực tham gia không chỉ trích từ nguồn học phí mà huy động tiền đóng góp của phụ huynh học sinh, các cá nhân, tổ chức tài trợ,… nên Cơ sở vật chất và tài chính là nhân tố quan trọng có tính quyết định đến công tác quản lý hiệu quả mức độ nào. Cán bộ quản lý khi được phỏng vấn đều nhấn mạnh vai tro của điều kiện Cơ sở vật chất, tài chính là yếu tố quan trọng đóng góp cho chất lượng Hiện đại hóa.

2.6. Đánh giá chung về công tác hoạt động giáo dục hướng nghiệp theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới tại các trường trung học cơ sở huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai

2.6.1. Những kết quả đạt được

Hoạt động giáo dục này đã được quán triệt trong các nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và các cấp, các ngành. Hệ thống các văn bản về giáo dục hướng nghiệp đã được ban hành;

Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên cũng từng bước được trang bị thêm những kiến thức mới cập nhật về giáo dục hướng nghiệp. Cán bộ quản lý và giáo viên bước đầu đã có nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của hoạt động Giáo dục hướng nghiệp.Một số cán bộ quản lý, lãnh đạo cấp sở, trường Trung học cơ sở rất quan tâm đến hoạt động Giáo dục hướng nghiệp, định hướng nghề nghiệp cho Học sinh Trung học cơ sở. Một số giáo viên kiêm nhiệm dạy học Giáo dục hướng nghiệp đã có ý thức chủ động tìm kiếm các nguồn thông tin, tài liệu về Giáo dục hướng nghiệp để làm phong phú thêm bài giảng, giờ học về Giáo dục hướng nghiệp. Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục hướng nghiệp ở trung học.

Việc đầu tư kinh phí cho xây dựng và mua sắm trang thiết bị phục vụ giáo dục hướng nghiệp cũng đã được quan tâm. Hầu hết các trường Trung học cơ sở đều được trang cấp các thiết bị học tập cần thiết cho hoạt động Giáo dục hướng nghiệp.

Về công tác lập kế hoạch Giáo dục hướng nghiệp của nhà trường: đã lập kế hoạch tổng thể hướng nghiệp cho nhà trường, Lập kế hoạch ngoài giờ lên lớp hướng nghiệp cho nhà trường; Lập kế hoạch cơ sở vật chất cho hướng nghiệp nhà trường; Lập kế hoạch hướng nghiệp ngắn hạn cho nhà trường; Lập kế hoạch mang tính chiến lược hướng nghiệp cho nhà trường;

Về tổ chức thực hiện Giáo dục hướng nghiệp: Tổ chức các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ tổ chức Giáo dục hướng nghiệp; Huy động các nguồn lực ngoài nhà trường trong tổ chức Giáo dục hướng nghiệp; Tổ chức thiết kế kế hoạch hoạt động trải nghiệm theo học kỳ/năm học/ khối lớp.

Về chỉ đạo triển khai Giáo dục hướng nghiệp đã xây dựng kế hoạch đánh giá tổ chức Giáo dục hướng nghiệp theo chủ đề; cho từng học kỳ, năm học và đã đề xuất biện pháp cải thiện tổ chức Giáo dục hướng nghiệp sau đánh giá; Xây dựng Nội dung kiểm tra, đánh giá kết quả tổ chức Giáo dục hướng nghiệp;

Về kiểm tra đánh giá Giáo dục hướng nghiệp: Đã Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức trong các Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh Trung học cơ sở; kết quả Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh Trung học cơ sở thông qua nhận thức nghề nghiệp; thực hiện mục tiêu, kế hoạch, Chương trình Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh Trung học cơ sở đã xây dựng; Kiểm tra, đánh giá việc phối hợp giữa Sở, Trường và Giáo viên trong các đợt Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh Trung học cơ sở.

2.6.2. Hạn chế Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục hướng nghiệp ở trung học.

Trong quá trình quản lý, do nhiều nguyên nhân, cả khách quan lẫn chủ quan, hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường Trung học cơ sở vẫn chưa được hiệu quả và kết quả đạt được vẫn còn rất hạn chế như:

Công tác lập kế hoạch, nguồn nhân lực hiện lập kế hoạch còn hạn chế về năng lực trình độ, chưa được đào tạo về chuyên môn hướng nghiệp nên còn lúng túng, xây dựng kế hoạch chưa có tính trung hạn và dài hạn.

Về tổ chức thực hiện Giáo dục hướng nghiệp, chưa làm tốt công tác Tổ chức bồi dưỡng, seminar cho Giáo viên trong trường về năng lực tổ chức Giáo dục hướng nghiệp; Tổ chức xây dựng hệ thống chủ đề Giáo dục hướng nghiệp cho khóa học;

Về chỉ đạo triển khai Giáo dục hướng nghiệp chưa triển khai đồng bộ công tác Tổ chức đánh giá kết quả tổ chức Giáo dục hướng nghiệp theo các Nội dung, theo kế hoạch đánh giá; chỉ đạo công tác xây dựng kế hoạch đánh giá kết quả tổ chức Giáo dục hướng nghiệp theo khối/lớp và chưa thành lập Ban hướng nghiệp cho trường.

Về kiểm tra đánh giá Giáo dục hướng nghiệp: chưa thực hiện hoạt động đồng bộ công tác điều chỉnh hợp lý kế hoạch, nội dung, PP, hình thức…tổ chức Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh Trung học cơ sở cho chu kỳ sau; Rút ra bài học kinh nghiệm cho công tác quản lý hoạt động Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh Trung học cơ sở.

Về đội ngũ quản lý: Nhân sự quản lý thực hiện công tác giáo dục hướng nghiệp ở các trường Trung học cơ sở còn hạn chế. Đa số chưa được tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn về công tác quản lý giáo dục hướng nghiệp, đặc biệt là tiếp cận với chương trình mới. Hiểu biết và hoạt động Giáo dục hướng nghiệp cũng như đánh giá về tầm quan trọng của Giáo dục hướng nghiệp cho Học sinh của đội ngũ cán bộ quản lý chưa cao. Công tác tuyên truyền về ý nghĩa và tầm quan trọng của Hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho Học sinh trong nhà trường còn chưa được quan tâm thực hiện. Việc tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở đa số các trường Trung học cơ sở vẫn còn được thực hiện một cách hình thức chưa đi vào thực chất. Sự phối hợp giữa các trường Trung học cơ sở với các tổ chức, cá nhân, ban ngành đoàn thể ở địa phương trong việc thực hiện công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh còn yếu. Công tác tổ chức tập huấn nâng cao chất lượng giáo viên dạy học công tác giáo dục hướng nghiệp chưa được thực hiện đồng bộ.

Về đội ngũ giáo viên: Hầu hết các trường Trung học cơ sở ở huyện Văn Bàn đều chưa có đội ngũ giáo viên phụ trách công tác giáo dục hướng nghiệp, chủ yếu là giao cho một giáo viên, cán bộ của nhà trường dạy học mang tính chất kiêm nhiệm. Giáo viên chưa được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về công tác giáo dục hướng nghiệp. Chất lượng của đại đa số giáo viên kiêm nhiệm dạy học giáo dục hướng nghiệp chưa cao. Nhận thức về Giáo dục hướng nghiệp của giáo viên nói chung và giáo viên phụ trách dạy học Giáo dục hướng nghiệp chưa sâu. Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục hướng nghiệp ở trung học.

Cơ sở vật chất: Tài liệu cho công tác giáo dục hướng nghiệp còn thiếu thốn. Điều kiện cơ sở vật chất cũng như kinh phí đầu tư cho hoạt động giáo dục hướng nghiệp còn hạn chế.

2.6.3. Nguyên nhân của hạn chế

Do hoạt động giáo dục hướng nghiệp không phải là môn học chính khoá, mà chỉ được coi như một hoạt động giáo dục (không tính điểm, không thi tốt nghiệp), nên nhiều trường chưa chú trọng, thậm chí có những trường “quên bẵng” đi.

Ở những trường đã tiến hành nghiên cứu, công tác giáo dục hướng nghiệp thường được hiệu phó, giáo viên bộ môn đang dạy thiếu số tiết theo quy định giảng dạy. Mục đích chính là để giáo viên giảng dạy đủ điều kiện hưởng lương, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp thâm niên nghề. Đây là một hoạt động giáo dục tương đối nhẹ nhàng không phải soạn bài và làm hồ sơ sổ sách như các môn học chính khóa khác. Hơn nữa, cơ quan quản lý giáo dục các cấp chưa bao giờ kiểm tra chuyên môn giáo dục hướng nghiệp. Chính vì vậy, đã có hiện tượng không dạy đủ số chủ đề, số tiết trong chương trình hoặc không kiểm tra, giám sát, đánh giá việc dạy học của giáo viên cũng như việc học tập của học sinh.

Giáo viên khi được giao nhiệm vụ tổ chức dạy học giáo dục hướng nghiệp ở các trường Trung học cơ sở hầu hết chưa được tập huấn, tài liệu thiếu thốn, kinh nghiệm không có. Nhiều giáo viên chưa tự đầu tư nghiên cứu, tìm hiểu về hoạt động giáo dục này. Tài liệu đến tay giáo viên chủ yếu là bộ tài liệu hướng dẫn do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành từ lâu. Trong thư viện cũng không có mấy đầu sách về hoạt động giáo dục hướng nghiệp. Dẫn đến việc, giáo viên hiểu biết chưa sâu về giáo dục hướng nghiệp thậm chí còn hiểu chưa đúng về hoạt động giáo dục này.

Do nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông chưa đầy đủ, hơn nữa như đã nói ở trên, môn học này không phải là môn học chính khóa, nên một số trường không thành lập ban hướng nghiệp theo hướng dẫn. Thậm chí không có giáo viên dạy giáo dục hướng nghiệp. Hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các cơ sở giáo dục phổ thông nói chung và các trường Trung học cơ sở ở huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cái nói riêng hiện nay chủ yếu mới dừng lại ở việc định hướng học sinh chọn trường cấp 3 (THPT) nào phù hợp với học lực của từng em, chứ chưa thực hiện được mục đích phân luồng. Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục hướng nghiệp ở trung học.

Huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai chưa có trường trung cấp chuyên nghiệp, hiện Trung tâm GDNN-GDTX của huyện cơ sở vật chất và thiết bị dạy học chưa đồng bộ, chưa có đủ giáo viên có trình độ chuyên môn dạy nghề, chủ yếu là giáo viên dạy văn hóa. Hơn nữa, Văn Bàn là một huyện nghèo, cơ sở vật chất các trường học còn hạn thiếu, thiếu các phòng học chức năng,… Các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn huyện thường gặp khó khăn về kinh phí hoạt động, trong đó có kinh phí dành cho hoạt động giáo dục hướng nghiệp. Nhà trường không đủ kinh phí tổ chức cũng như mời được các chuyên gia, các cộng tác viên tham gia giáo dục hướng nghiệp. Chính vì vậy, một số chủ đề về giáo dục hướng nghiệp chưa được các trường Trung học cơ sở thực hiện đầy đủ, có chăng cũng chỉ là cho xem qua các phương tiện truyền thông.

Học sinh chưa nhận thức rõ vai trò của hoạt động giáo dục hướng nghiệp. Thiếu thông tin về hướng nghiệp: thông tin về cơ sở giáo dục, thông tin về nghề nghiệp, nhu cầu tuyển dụng của thị trường lao động…Phần lớn Học sinh Trung học cơ sở ở hệ thống trường Trung học cơ sở huyện Văn Bàn chưa có định hướng nghề nghiệp rõ ràng. Các em còn theo ý thích tự phát, chưa có định hướng nghề nghiệp, một số em khi không tham gia học lên Trung học phổ thông đã không có định hướng học nghề. Về quê lao động tự do, đấy là một trong những lãng phí về nguồn lao động có khả năng học nghề.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Hoạt động giáo dục hướng nghiệp của học sinh ở các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai đã được quan tâm triển khai thực hiện với mục tiêu, nội dung phù hợp với mục tiêu của cấp học, tuy nhiên còn hạn chế ở một số nội dung, hình thức tổ chức.

Nội dung quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới tại các trường Trung học cơ sở huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai được nghiên cứu đó là: công tác lập kế hoạch hoạt động Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở Trung học cơ sở huyện Văn Bàn; công tác tổ chức thực hiện hoạt động Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở Trung học cơ sở huyện Văn Bàn; công tác chỉ đạo triển khai Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở Trung học cơ sở huyện Văn Bàn; công tác kiểm tra đánh giá hoạt động Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở Trung học cơ sở huyện Văn Bàn.

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới tại các trường Trung học cơ sở huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai. Trong những năm qua, công tác quản lý còn hạn chế, bất cập, nguyên nhân là do năng lực quản lý, tổ chức của Cán bộ quản lý và Giáo viên còn chưa tốt, hình thức tổ chức Giáo dục hướng nghiệp còn đơn điệu, kế hoạch tổ chức Giáo dục hướng nghiệp còn mang tính hình thức, chưa đi sâu vào nghiên cứu nhu cầu hướng nghiệp của học sinh. Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục hướng nghiệp ở trung học.

Đây là những cơ sở thực tiễn để tác giả đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới tại các trường Trung học cơ sở huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai ở Chương 3.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ: 

===>>> Luận văn: Biện pháp QL giáo dục hướng nghiệp ở trung học

One thought on “Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục hướng nghiệp ở trung học

  1. Pingback: Luận văn: Quản lý giáo dục hướng nghiệp cho trường Trung học

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0906865464