Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho HS phổ thông

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho HS phổ thông hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Luận văn: Thực trạng quản lý hoạt động Giáo dục đạo đức cho học sinh các trường Phổ thông dân tộc nội trú Trung học cơ sở tỉnh Cao Bằng dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

2.1. Khái quát về khách thể khảo sát và tổ chức khảo sát

2.1.1. Điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế, xã hội, giáo dục tỉnh Cao Bằng

  • Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên

Cao Bằng là tỉnh nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam với diện tích tự nhiên là 6.724,72 km2. Tỉnh Cao Bằng có hai mặt Bắc và Đông Bắc giáp với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), với đường biên giới dài 333.403 km, phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang. Phía Nam giáp tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn. Từ xa xưa, Cao Bằng được coi là bức phên giậu quan trọng che chở cho phía bắc của Tổ quốc.

Địa hình Cao Bằng chủ yếu là đồi núi, chiếm 90% diện tích toàn tỉnh. Phần lớn lãnh thổ là núi đá vôi xen núi đất, có độ cao trung bình khoảng 200m; vùng địa hình sát biên giới có độ cao từ 600m -1.300m so với mặt nước biển. Đặc điểm địa hình phức tạp, đa dạng, mức độ cắt xẻ lớn song có thể chia làm ba dạng chính: miền núi địa hình đá vôi; miền núi địa hình núi cao; miền núi thấp và thung lũng.

Đặc trưng khí hậu ở Cao Bằng là nhiệt đới gió mùa, là cửa ngõ đón gió mùa đông bắc từ Trung Quốc tràn sang vào mùa đông, mùa hè chịu ảnh hưởng của gió mùa đông nam và chia thành hai mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa. Lượng mưa trung bình từ 1.000mm – 1.900mm/năm, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 20oC – 24oC và độ ẩm trung bình hàng năm 70% – 80% [45; tr.33].

Cao Bằng có rất nhiều di tích gắn liền với lịch sử cách mạng, lịch sử hoạt động của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cao Bằng là căn cứ địa cách mạng, là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt chân về nước đầu tiên sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước. Ngoài những di tích lịch sử, thiên nhiên đã ban tặng cho Cao Bằng nhiều cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ như Thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao, Hồ Thang Hen… Đây cũng là một tiềm năng để tỉnh Cao Bằng phát triển KT – XH trong thời gian tới.

  • Khái quát tình hình kinh tế, xã hội và giáo dục Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho HS phổ thông.

Là một tỉnh miền núi phía Bắc của Tổ quốc, điều kiện KT – XH của Cao Bằng còn nhiều khó khăn so với các tỉnh miền xuôi. Quán triệt tinh thần đổi mới toàn diện đất nước, thực hiện mục tiêu, chiến lược do Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Cao Bằng đề ra, giai đoạn 2016 – 2018 Cao Bằng không ngừng đổi mới, phát triển, đã đạt được những kết quả quan trọng: Tăng trưởng kinh tế ước đạt 6,57%/năm; thu nhập bình quân đầu người ước đạt 1.100 USD/người/năm; tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 58,72% so với GRDP; thu ngân sách trên địa bàn tỉnh có bước phát triển ổn định, vượt so với dự toán Trung ương giao bình quân 27%/năm; tỷ lệ giảm nghèo bình quân trên 3%/năm, trong đó các huyện nghèo giảm bình quân trên 4%/năm; tỷ lệ che phủ rừng 54,5%; tỷ lệ dân cư thành thị được dùng nước sạch đạt trên 86%; tỷ lệ dân cư nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh trên 88%. Giai đoạn 2016 – 2018, có 87 dự án được cấp chứng nhận đầu tư, với tổng số vốn đầu tư: 12.308 tỷ đồng [27].

Trong những năm qua, sự nghiệp Giáo dục&ĐT của Cao Bằng luôn nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, của Tỉnh ủy, HĐND, Ủy ban nhân dân tỉnh, sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục&ĐT, sự phối hợp của các sở, ban, ngành, các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể chính trị – xã hội và sự đồng tình ủng hộ, giúp đỡ, chăm lo của nhân dân. Nhà nước tiếp tục có nhiều chính sách hỗ trợ và ưu tiên phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số, vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn, tỉnh đã chủ động trong việc huy động thêm nhiều nguồn lực để phát triển Giáo dục&ĐT của tỉnh nhà. Kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi (PCGDMNTNT): Tháng 12/2015, tỉnh Cao Bằng được Bộ Giáo dục&ĐT công nhận đạt chuẩn PCGDMNTNT với 196/199 xã, toàn tỉnh có 197/199 xã đạt chuẩn, tăng 69 xã. Kết quả phổ cập giáo dục, xóa mù chữ (PCGD, XMC): Duy trì, nâng cao chất lượng kết quả đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2; 196/ 199 xã đạt mức độ 2; 10/13 đơn vị huyện đạt chuẩn mức độ 3. Phổ cập giáo dục trung học cơ sở: duy trì và giữ vững kết quả tại 13/13 huyện, thành phố, 199/199 xã đạt chuẩn từ mức độ 1 trở lên. Tỉnh Cao Bằng đạt chuẩn xoá mù chữ Mức độ 1 [40].

Mạng lưới trường, lớp học được quy hoạch phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương vừa đáp ứng nhu cầu học tập của con em các dân tộc và nhân dân các địa phương vừa đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn. Toàn tỉnh hiện có 658 trường mầm non và phổ thông (192 trường mầm non, 246 trường tiểu học, 190 trường Trung học cơ sở, 30 trường THPT; 01 Trung tâm Kỹ thuật Tổng hợp Hướng nghiệp, 01 Trung tâm Giáo dục Hòa nhập Trẻ khuyết tật, 01 Trường Cao Đẳng Sư phạm, 199 Trung tâm học tập cộng đồng. Đến nay, toàn tỉnh có 109 trường đạt chuẩn, trong đó có: 28 trường mầm non, 49 trường tiểu học, 28 trường Trung học cơ sở, 04 trường THPT [48]. Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho HS phổ thông.

Theo tổng điều tra dân số ngày 01/4/2009, dân số Cao Bằng có 507.183 nghìn người, mật độ dân số khoảng 76 người/km2. Cộng đồng dân cư Cao Bằng gồm trên 20 dân tộc cùng chung sống, cư trú đan xen, có tới 94,25% dân số là người dân tộc thiểu số, trong đó có 8 dân tộc chính là Tày (40,97%), Nùng (31,07%), HMông (10,13%), Dao (10,08%), Sán chay (1,39%), Lô Lô (0,47%), Kinh (5,75%), còn lại là các dân tộc khác [13; tr.23-24].

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, kinh tế – xã hội và giáo dục của tỉnh vẫn còn những tồn tại, hạn chế đó là: kết quả thực hiện một số chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội chất lượng chưa cao, thiếu bền vững, tái cơ cấu ngành nông nghiệp vẫn còn chậm và gặp nhiều khó khăn; việc kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp còn hạn chế; sản xuất công nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn; phát triển giáo dục ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, Cơ sở vật chất trường lớp học vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển; xã hội hóa trong lĩnh vực văn hóa, xã hội còn hạn chế, chưa phát huy được các nguồn lực của xã hội đầu tư vào lĩnh vực này; tái nghèo và phát sinh hộ nghèo còn cao; việc rà soát, chuẩn hóa thủ tục hành chính của một số đơn vị chưa thường xuyên, kịp thời; công tác quản lý nhà nước về lao động và công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật lao động chưa được thường xuyên; công tác tuyển sinh và dạy nghề cho lao động gặp nhiêu khó khăn; các hoạt động văn hóa, vui chơi giải trí cho trẻ em còn nhiều hạn chế; tình hình an ninh trật tự xã hội còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp,… [47].

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ: 

===>>> Bảng Giá Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Quản Lý Giáo Dục

2.1.2. Sơ lược về hệ thống trường Phổ thông dân tộc nội trú Trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho HS phổ thông.

Để đáp ứng yêu cầu đào tạo con em Dân tộc thiểu số ở địa bàn các huyện trong tỉnh, theo chủ trương của Đảng, Nhà nước và lãnh đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương hệ thống các trường Phổ thông dân tộc nội trú Trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Cao Bằng không ngừng phát triển và lớn mạnh về mọi mặt, đến nay toàn tỉnh có 12/12 huyện có trường Phổ thông dân tộc nội trú cấp Trung học cơ sở. Trước năm 2013 toàn tỉnh có 10 trường Phổ thông dân tộc nội trú Trung học cơ sở đi vào hoạt động. Thực hiện Quyết định số 1640/QĐ-TTg ngày 21 tháng 9 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án củng cố và phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú giai đoạn 2011-2015, đến năm 2018 đã thành lập và đưa vào hoạt động 02 trường Phổ thông dân tộc nội trú cấp Trung học cơ sở đó là trường Phổ thông dân tộc nội trú Trùng Khánh, huyện Trùng Khánh và trường Phổ thông dân tộc nội trú Trung học cơ sở Phục Hòa, huyện phục hòa.

Bảng 2.1. Thống kê các trường Phổ thông dân tộc nội trú Trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đến năn 2018

Thiện Nghị quyết của tỉnh ủy, Sở Giáo dục&ĐT Cao Bằng tiến hành quy hoạch mạng lưới trường Phổ thông dân tộc nội trú trên địa bàn toàn tỉnh, ưu tiên đầu tư Cơ sở vật chất, thiết bị và ngân sách, lựa chọn bố trí cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu. Việc sắp xếp, bố trí đội ngũ cán bộ quản lí được thực hiện kịp thời, phù hợp với năng lực công tác và phẩm chất đạo đức để đảm bảo việc nuôi dạy học sinh đáp ứng nhu cầu học tập của con em Dân tộc thiểu số phục vụ mục tiêu tạo nguồn nhân lực cho vùng cao, vùng sâu, vùng xa…

Bảng 2.2. Thống kê số phòng học, số học sinh các trường Phổ thông dân tộc nội trú Trung học cơ sở (2013 – 2018)

Bảng 2.3. Thống kê số lượng cán bộ quản lý, Giáo viên, nhân viên các trường PTDTNT Trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Cao Bằng (2013 – 2018)

Bện cạnh việc đầu tư về Cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên thì chất lượng giáo dục hai mặt của học sinh các trường Phổ thông dân tộc nội trú Trung học cơ sở ngày càng được nâng cao và ngày càng thể hiện rõ vai trò là đơn vị giáo dục đi đầu trong nhiệm vụ giáo dục đào tạo của các huyện và của tỉnh.

Bảng 2.4. Thống kê chất lượng giáo dục hai mặt các trường Phổ thông dân tộc nội trú Trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Cao Bằng (2013 – 2018)

2.1.3. Tổ chức khảo sát thực trạng

2.1.3.1. Mục đích khảo sát

Đánh giá đúng thực trạng quản lý Giáo dục đạo đức cho học sinh trong các trường Phổ thông dân tộc nội trú Trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Cao Bằng để làm căn cứ thực tiễn đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động này nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của các nhà trường. Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho HS phổ thông.

2.1.3.2. Nội dung khảo sát

  • Nhận thức của Cán bộ quản lý, Giáo viên, cha mẹ học sinh và học sinh ở các trường Phổ thông dân tộc nội trú Trung học cơ sở về hoạt động Giáo dục đạo đức cho học sinh;
  • Thực trạng hoạt động Giáo dục đạo đức cho học sinh tại các trường Phổ thông dân tộc nội trú Trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Cao Bằng;
  • Thực trạng quản lý hoạt động Giáo dục đạo đức cho học sinh tại các trường Phổ thông dân tộc nội trú

2.1.3.3. Đối tượng khảo sát

Luận văn tiến hành khảo sát ý kiến của 31 Cán bộ quản lý, 120 Giáo viên, 120 cha mẹ học sinh và 120 học sinh ở 12 trường Phổ thông dân tộc nội trú Trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

2.1.3.4. Phương pháp, công cụ khảo sát

Sử dụng phương pháp điều tra, khảo sát, trưng cầu ý kiến để thu thập thông tin, đánh giá thực trạng Giáo dục đạo đức và quản lý Giáo dục đạo đức cho học sinh tại các trường Phổ thông dân tộc nội trú Trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Cao Bằng; quan sát, phỏng vấn,… nhằm tổng kết, đúc rút những bài học kinh nghiệm từ đội ngũ Cán bộ quản lý và những người làm công tác giáo dục ở các trường Phổ thông dân tộc nội trú Trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Sử dụng phương pháp thống kê toán học nhằm xử lý kết quả khảo sát.

Xây dựng các mẫu phiếu điều tra, khảo sát, biên bản phỏng vấn, biên bản quan sát; thử nghiệm bộ công cụ điều tra và tiến hành khảo sát thực trạng. Việc thực hiện khảo sát thực hiện theo tiến trình: phát phiếu, phỏng vấn, thu thập số liệu và sử dụng các phép toán thống kê để tổng hợp và xử lý các số liệu thu thập được.

2.1.3.5. Xử lý kết quả

Sau khi thu thập phiếu từ các đối tượng khảo sát, tôi sử dụng phương pháp toán thống kê để xử lý số liệu dưới dạng tỷ lệ phần trăm, điểm số trung bình để đánh giá, nhận định thực trạng. Kết quả các câu trả lời tính ra điểm trung bình (ĐTB) được đánh giá theo thang đo Likert 4 mức độ, khi đó: Giá trị khoảng cách = (Maximum – Minimum)/n = (4-1)/4 = 0,75.

Ý nghĩa các mức như sau:

  1. Mức tốt: ĐTB từ 3,25 < X ≤ 4,00;
  2. Mức khá: ĐTB từ 2,50 < X ≤ 3,25;
  3. Mức trung bình: ĐTB từ 1,75 < X ≤ 2,50;
  4. Mức yếu: ĐTB từ 1,0 – 1,75.

Ngoài ra, chúng tôi sử dụng các câu hỏi phỏng vấn, ghi chép lại ý kiến trả lời phỏng vấn để phân tích, nhận định về thực trạng quản lý hoạt động Giáo dục đạo đức cho học sinh các trường Phổ thông dân tộc nội trú Trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho HS phổ thông.

2.2. Thực trạng hoạt động Giáo dục đạo đức cho học sinh các trường Phổ thông dân tộc nội trú Trung học cơ sở tỉnh Cao Bằng

2.2.1. Nhận thức của Cán bộ quản lý, Giáo viên, cha mẹ học sinh, học sinh về sự cần thiết của hoạt động Giáo dục đạo đức cho học sinh

Để tìm hiểu nhận thức của Cán bộ quản lý, Giáo viên, cha mẹ học sinh, học sinh về sự cần thiết của hoạt động Giáo dục đạo đức cho học sinh các trường Phổ thông dân tộc nội trú Trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, tác giả luận văn sử dụng câu hỏi số 1, phụ lục 1,2,3 để khảo sát, kết quả thu được ở bảng 2.5.

Bảng 2.5. Nhận thức về sự cần thiết của hoạt động Giáo dục đạo đức cho học sinh các trường Phổ thông dân tộc nội trú Trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Cao Bằng hiện nay

Kết quả khảo sát ở bảng 2.5 cho thấy hầu hết số người được hỏi đều cho rằng sự cần thiết của hoạt động Giáo dục đạo đức cho học sinh tại các trường Phổ thông dân tộc nội trú Trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Cao Bằng là cần thiết và rất cần thiết, cụ thể: Có 76,21% số người được hỏi có ý kiến cho rằng rất cần thiết; có 22,51% số người được hỏi cho rằng cần thiết; có 1,28% số người được hỏi cho rằng ít cần thiết; không có ai cho rằng không cần thiết.

Từ kết quả khảo sát trên cũng cho thấy phần lớn Cán bộ quản lý, Giáo viên, cha mẹ học sinh và học sinh đã có nhận thức đúng về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của hoạt động Giáo dục đạo đức cho học sinh trong các nhà trường hiện nay. Tuy nhiên vẫn còn một số người cho rằng hoạt động này chỉ ở mức độ cần thiết (chiếm 22,51%), cá biệt vẫn còn một số người được hỏi (HS) cho rằng hoạt động Giáo dục đạo đức cho học sinh ít cần thiết (chiếm 1,28%) có nghĩa là số người này vẫn chưa thực sự coi công tác Giáo dục đạo đức cho học sinh là yếu tố hàng đầu, thiết yếu là nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững về nhân cách và trí tuệ của học sinh, chưa tương xứng với phương châm giáo dục của người xưa đã đúc kết “Tiên học lễ, hậu học văn”, phương châm này vẫn còn nguyên giá trị đến thời nay, đặc biệt đối tượng học sinh ở đây là ở các trường Phổ thông dân tộc nội trú.

2.2.2. Nhận thức của Cán bộ quản lý, Giáo viên, cha mẹ học sinh, học sinh về tầm quan trọng của môn học Giáo dục công dân (đạo đức) trong chương trình Giáo dục PT hiện hành Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho HS phổ thông.

Để tìm hiểu nhận thức của Cán bộ quản lý, Giáo viên, cha mẹ học sinh, học sinh về tầm quan trọng của môn học Giáo dục công dân trong chương trình Giáo dục PT hiện hành, tác giả luận văn sử dụng câu hỏi số 2, phụ lục 1,2,3 để khảo sát, kết quả thu được ở bảng 2.6.

Bảng 2.6. Nhận thức về tầm quan trọng của môn học Giáo dục công dân trong chương trình Giáo dục PT hiện hành

Kết quả khảo sát ở bảng 2.6 cho thấy phần lớn số người được hỏi đều cho rằng môn học Giáo dục công dân trong chương trình Giáo dục PT hiện hành là quan trọng và rất quan trọng (chiếm tỷ lệ 84,14%). Điều đó thể hiện sự nhận thức đúng đắn của Cán bộ quản lý, Giáo viên, cha mẹ học sinh, học sinh về tầm quan trọng của môn học đối với việc Giáo dục đạo đức cho học sinh trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số người được hỏi cho rằng môn học này ít quan trọng và không có cũng được (chiếm tỷ lệ 15,86%).

Qua trao phỏng vấn trực tiếp một số Giáo viên CN thấy rằng trên thực tế, theo quan niệm sai lầm của một số người: môn Toán, Văn, Ngoại ngữ, Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa mặc nhiên được coi là môn cơ bản (chính), các môn còn lại trong chương trình là ít quan trọng (môn phụ) trong đó có môn Giáo dục CD. Quan niệm chính – phụ không chỉ có ở phụ huynh, mà còn có trong cả người học (có 22,50% cha mẹ học sinh, học sinh cho rằng môn Giáo dục CD ít quan trọng, không có cũng được); thậm chí cả Cán bộ quản lý và giáo viên (có 5,30 % Cán bộ quản lý, Giáo viên được hỏi cho rằng môn Giáo dục CD là ít quan trọng).

Ngay trong nhà trường, việc dạy môn Giáo dục CD cũng bị chính một số Cán bộ quản lý, Giáo viên xem nhẹ, khi phân công chuyên môn, thường phân dạy kèm thêm Giáo dục CD (do thiếu Giáo viên), cho đủ cơ số giờ quy định, hoặc phân công cho các giáo viên hợp đồng. Vì ít kinh nghiệm, thiếu chuyên môn nên người dạy thường rất qua loa, lên lớp chủ yếu cho học sinh đọc sách giáo khoa, học thuộc lòng phần “bài học”, mà ít đầu tư công phu cho bài giảng. Với cách dạy như vậy nên cha mẹ học sinh, học sinh cũng coi thường môn học này, mặc dù đó là một môn học không thể thiếu để hình thành nhân cách cho các em, hướng các em đến những chuẩn mực đạo đức của xã hội. Từ chỗ người dạy không chú tâm dẫn đến học sinh coi thường, phụ huynh cũng xem nhẹ môn học ấy. Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho HS phổ thông.

2.2.3. Đánh giá của Cán bộ quản lý, Giáo viên, cha mẹ học sinh, học sinh việc thực hiện mục tiêu Giáo dục đạo đức cho học sinh theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông

Để tìm hiểu cảm nhận của Cán bộ quản lý, Giáo viên, cha mẹ học sinh, học sinh về việc thực hiện mục tiêu Giáo dục đạo đức cho học sinh theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, tác giả luận văn sử dụng câu hỏi số 3, phụ lục 1,2,3 để khảo sát, kết quả thu được ở bảng 2.7.

Bảng 2.7. Đánh giá của Cán bộ quản lý, Giáo viên, cha mẹ học sinh, học sinh về thực hiện mục tiêu Giáo dục đạo đức cho học sinh theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông

(Nội dung khảo sát được đánh giá, cho điểm theo 4 mức: Tốt: 4; Khá: 3; Trung bình: 2; Yếu: 1)

Kết quả khảo sát ở bảng 2.7 cho thấy tất cả số người được hỏi đều cho rằng việc thực hiện mục tiêu Giáo dục đạo đức cho học sinh theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông ở mức độ trung bình và khá, trong đó: Các nội dung được đánh giá ở mức độ khá là: Tự hào về truyền thống gia đình, quê hương, dân tộc có ĐTB là 2,95; có trách nhiệm với bản thân, gia đình, nhà trường, xã hội, công việc và môi trường sống có ĐTB là 2,83; giúp học sinh có hiểu biết về những chuẩn mực đạo đức, pháp luật cơ bản và giá trị, ý nghĩa của các chuẩn mực đó có ĐTB là 2,70; tự giác, tích cực học tập và lao động có ĐTB là 2,51. Hai nội dung còn lại thực hiện ở mức độ trung bình là: Tôn trọng, khoan dung, quan tâm, giúp đỡ người khác với ĐTB là 2,28; có thái độ đúng đắn, rõ ràng trước các hiện tượng, sự kiện trong đời sống với ĐTB là 2,16.

Nhìn chung, mục tiêu Giáo dục đạo đức cho học sinh theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đã được các nhà trường thực hiện. Tuy nhiên, mức độ thực hiện còn có sự khác nhau ở các nội dung, như: Giáo dục cho học sinh biết tôn trọng, khoan dung, quan tâm, giúp đỡ người khác và có thái độ đúng đắn, rõ ràng trước các hiện tượng, sự kiện trong đời sống còn thực hiện ở mức độ trung bình. Để học sinh biết vận dụng kiến thức đã được Giáo dục vào trong học tập, sinh hoạt và trong cuộc sống, các nhà trường cần phải quan tâm, chú trọng thực hiện đồng bộ các nội dung của mục tiêu nêu trên, đây là những nội dung rất quan trọng mà công tác Giáo dục đạo đức cho học sinh trong các nhà trường hướng đến theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho HS phổ thông.

2.2.4. Mức độ thực hiện các nội dung Giáo dục đạo đức cho học sinh theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông

Để tìm hiểu ý kiến của Cán bộ quản lý, Giáo viên, cha mẹ học sinh, học sinh về mức độ thực hiện các nội dung Giáo dục đạo đức cho học sinh theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, tác giả luận văn sử dụng câu hỏi số 4, phụ lục 1,2,3 để khảo sát, kết quả thu được ở bảng 2.8.

Bảng 2.8. Ý kiến của Cán bộ quản lý, Giáo viên, cha mẹ học sinh, học sinh về mức độ thực hiện các nội dung Giáo dục đạo đức cho học sinh theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông

Kết quả khảo sát ở bảng 2.8 cho thấy đánh giá của Cán bộ quản lý, Giáo viên, cha mẹ học sinh, học sinh về mức độ thực hiện các nội dung Giáo dục đạo đức cho học sinh tại các trường Phổ thông dân tộc nội trú Trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Cao Bằng chỉ đạt ở mức độ trung bình và khá. Trong đó:

Có 3 nội dung thực hiện ở mức độ khá là: Giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước (ĐTB 3,10); giáo dục đức tính trung thực (ĐTB 2,87); giáo dục lòng nhân ái (ĐTB 2,68). Có 2 nội dung thực hiện ở mức độ trung bình là: Giáo dục tinh thần trách nhiệm (ĐTB 2,45); giáo dục đức tính chăm chỉ, cần cù (ĐTB 2,47).

Qua kết quả khảo sát trên ta có thể thấy rằng, các nhà trường đã thực hiện đầy đủ các nội dung Giáo dục đạo đức cho học sinh theo đúng tinh thần hướng dẫn của Bộ, Sở Giáo dục&ĐT, bao gồm các nội dung: giáo dục về lòng yêu quê hương, đất nước; giáo dục lòng nhân ái; giáo dục đức tính chăm chỉ, cần cù; giáo dục đức tính trung thực; giáo dục tinh thần trách nhiệm. Các nội dung giáo dục về tình yêu đối với quê hương, đất nước; lòng bao dung, nhân ái; đức tính trung thực được quan tâm và thực hiện tốt hơn, các nội dung còn lại việc thực hiện vẫn còn hạn chế. Qua trao đổi trực tiếp với một số Giáo viên được biết việc thực hiện các nội dung Giáo dục đạo đức cho học sinh còn thực hiện chung chung, chưa cụ thể hóa từng nội dung cho phù hợp với từng khối lớp, đối tượng học sinh, vì vậy mà hiệu quả đạt được chưa cao. Do đó, các nhà trường cần có những biện pháp điều chỉnh phù hợp để nâng cao hiệu quả thực hiện các nội dung Giáo dục đạo đức cho học sinh một cách toàn diện.

2.2.5. Mức độ thực hiện các phương pháp Giáo dục đạo đức cho học sinh

Để tìm hiểu ý kiến của Cán bộ quản lý, Giáo viên về mức độ thực hiện các phương pháp Giáo dục đạo đức cho học sinh, tác giả luận văn sử dụng câu hỏi số 5, phụ lục 1 để khảo sát, kết quả thu được ở bảng 2.9.

Bảng 2.9. Ý kiến của Cán bộ quản lý, Giáo viên về mức độ thực hiện các phương pháp Giáo dục đạo đức cho học sinh

(Nội dung khảo sát được đánh giá, cho điểm theo 4 mức: Rất thường xuyên: 4; thường xuyên: 3; ít khi: 2; không bao giờ: 1)

Kết quả khảo sát ở bảng 2.9 cho thấy các phương pháp giáo dục Giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường Phổ thông dân tộc nội trú Trung học cơ sở đã được thực hiện thường xuyên, nhưng chủ yếu tập trung vào các phương pháp truyền thống, dễ thực hiện cho học sinh như: Phương pháp đàm thoại (ĐTB 3.25), phương pháp nêu gương (ĐTB 3.11), phương pháp trò chơi (ĐTB 3.03), phương pháp thi đua (ĐTB 2.98). Việc sử dụng phương pháp mang tính hiện đại còn hạn chế như phương pháp đóng vai (ĐTB 2.96), phương pháp dạy học theo dự án dự án (ĐTB 2.47); bên cạnh đó thì phương pháp khen thưởng và trách phạt cũng không được sử dụng thường xuyên (ĐTB 2.48), phần nào chưa khích lệ, động viên cũng như chưa khơi dậy sự nỗ lực cố gắng của học sinh. Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho HS phổ thông.

Tóm lại, từ kết quả khảo sát trên cho thấy các trường chưa áp dụng đồng bộ các phương pháp Giáo dục đạo đức cho học sinh, chỉ tập trung sử dụng vào một số phương pháp truyền thống chưa chú trọng đến việc kết hợp với các phương pháp hiện đại do vậy mà trong quá trình giáo dục có thể dẫn đến những lối mòn và gây ra sự nhàm chán cho học sinh. Vì thế, Hiệu trưởng cần có kế hoạch bồi dưỡng để Giáo viên có sự lựa chọn, vận dụng hợp lí các phương pháp Giáo dục đạo đức; khuyến khích sự đa dạng, kết hợp linh hoạt các phương pháp để thu hút học sinh vào rèn luyện hành vi đạo đức một cách tự giác và hứng thú.

2.2.6. Mức độ thực hiện và hiệu quả của các hình thức Giáo dục đạo đức cho học sinh

Để tìm hiểu ý kiến của Cán bộ quản lý, Giáo viên, cha mẹ học sinh, học sinh về mức độ thực hiện và hiệu quả của các hình thức Giáo dục đạo đức cho học sinh, tác giả luận văn sử dụng câu hỏi số 6, 7 phụ lục 1 và câu hỏi số 5, 6 phụ lục 2,3 để khảo sát, kết quả thu được ở bảng 2.10.

Bảng 2.10. Ý kiến của Cán bộ quản lý, Giáo viên, cha mẹ học sinh, học sinh về mức độ thực hiện và hiệu quả của các hình thức Giáo dục đạo đức cho học sinh

(Đánh giá về mức độ thực hiện, cho điểm theo 4 mức: Rất thường xuyên: 4; thường xuyên: 3; ít khi: 2;   không bao giờ: 1. Hiệu quả thực hiện: Rất hiệu quả: 4; hiệu quả: 3; ít hiệu quả: 2; không hiệu quả: 1)

Kết quả khảo sát trên cho thấy các nhà trường đã sử dụng kết hợp các hình thức để Giáo dục đạo đức cho học sinh, nhưng mức độ sử dụng và hiệu quả mang lại có sự khác nhau:

Các hình thức được sử dụng và mang lại hiệu quả tương đối tốt, gồm có:

  • Hình thức Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua môn học Giáo dục CD mức độ thực hiện và hiệu quả mang lại là khá tốt (ĐTB 3.09).
  • Hình lồng ghép chương trình tích hợp giáo dục pháp luật, giáo dục kỹ năng sống vào các môn học khác mức độ thực hiện (ĐTB 2.95) và hiệu quả mang lại (ĐTB 2.87).
  • Đáng khích lệ là hoạt động Giáo dục đạo đức thông qua việc tự tu dưỡng, tự rèn luyện, tự hoàn thiện bản thân của các em học sinh mức độ thực hiện (ĐTB 2.88), đây là một yếu tố mang tính chất quyết định đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách của các em, hiệu quả của hình thức này đem lại cũng là khá tốt (ĐTB 2.64), điều đó cho thấy hình thức Giáo dục đạo đức này là rất phù hợp với các trường Phổ thông dân tộc nội trú (HS ở nội trú 24/24h).
  • Trong đó đáng chú là hình thức Giáo dục đạo đức thông qua cuộc vận động “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” do Bộ Giáo dục&ĐT tổ chức (thời gian phát động cuộc thi từ tháng 3 đến hết tháng 6 hằng năm) mức độ thực hiện không được thường xuyên (ĐTB 2.15), tuy nhiện hiệu quả mang lại là rất đáng biểu bương (ĐTB 3.05); Xác định mục đích và ý nghĩa của cuộc thi, trong những năm qua Sở Giáo dục&ĐT Cao Bằng đã tích cực chỉ đạo triển khai cuộc thi, cùng với sự vào cuộc của các nhà trường và hưởng ứng từ các em học sinh, số lượng học sinh tham gia cuộc thi tăng dần qua từng năm, năm 2018 Sở Giáo dục&ĐT Cao Bằng được Bộ Giáo dục&ĐT tặng Bằng khen là 1 trong 10 tỉnh có số thí sinh tham gia dự thi đông nhất, các trường Phổ thông dân tộc nội trú Trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Cao Bằng hằng năm có số thí thinh tham gia cuộc thi luôn chiếm tỷ lệ trên 60%.
  • Các hình thức còn lại chưa được sử dụng thường xuyên và mang lại hiệu quả không cao, có thể do thời lượng của các hình thức giáo dục đó còn ít, việc tổ chức thực hiện và xây dựng nội dung Giáo dục đạo đức lồng ghép vào các hoạt động còn đơn điệu, chưa thiết thực, phù hợp, do đó chưa phát huy được tính tự giác học tập và rèn luyện của học sinh, việc giáo dục thông qua tấm gương của người thầy chưa được chú trọng:
  • GDĐĐ cho học sinh thông qua kỷ niệm các ngày lễ, các sự kiện lịch sử, các lễ hội của đất nước mức độ thực hiện (ĐTB 2.48) và hiệu quả mang lại (ĐTB 2.37). Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho HS phổ thông.
  • GDĐĐ cho học sinh thông qua các hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp mức độ thực hiện (ĐTB 2.67) và hiệu quả mang lại (ĐTB 2.13).
  • Giáo dục thông qua tấm gương của người thầy mức độ thực hiện (ĐTB là 2.04) và hiệu quả mang lại (ĐTB 2.56).
  • GDĐĐ cho học sinh thông qua các hoạt động của Đoàn, Đội và các hội thi mức độ thực hiện (ĐTB 2.08) và hiệu quả mang lại (ĐTB 2.21).
  • Trong đó có hình thức Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua lao động và các hoạt động xã hội mức độ thực hiện và hiệu quả mang lại là thấp nhất điều đó phần nào phản ánh thời lượng lượng giáo dục thông qua lao động của nhà trường chưa được quan tâm đúng mức, giáo dục thông qua hoạt động xã hội còn hạn chế là do đặc thù đối tượng và mô hình quản lý của trường Phổ thông dân tộc nội trú.

Nhìn chung, các nhà trường đã sử dụng kết hợp các hình thức Giáo dục đạo đức cho học sinh, tuy nhiên mức độ thực hiện và hiệu quả mang lại không hoàn toàn tỷ lệ thuận với nhau, có hình thức sử dụng thường xuyên nhưng hiệu quả mang lại không cao, có hình thức sử dụng ít hơn nhưng hiệu quả lại khá cao. Do vậy, Hiệu trưởng cần có những biện pháp để tiếp tục phát huy những hình thức mang lại hiệu quả cao, đồng thời cần có những chỉ đạo để đổi mới về hình thức GDĐĐ, có như vậy thì chất lượng Giáo dục đạo đức cho học sinh của nhà trường ngày càng được nâng cao.

2.2.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động Giáo dục đạo đức cho học sinh

Để tìm hiểu ý kiến của Cán bộ quản lý, Giáo viên, cha mẹ học sinh, học sinh về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động Giáo dục đạo đức cho học sinh, tác giả luận văn sử dụng câu hỏi số 8, phụ lục 1 và câu hỏi số 7 phụ lục 2,3 để khảo sát, kết quả thu được ở bảng 2.11.

Bảng 2.11. Ý kiến của Cán bộ quản lý, Giáo viên, cha mẹ học sinh, học sinh về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động Giáo dục đạo đức cho học sinh

(Nội dung khảo sát được đánh giá, cho điểm theo 4 mức: Rất ảnh hưởng: 4; cơ bản ảnh hưởng: 3; ít ảnh hưởng: 2; không ảnh hưởng: 1)

Kết quả khảo sát ở bảng 2.11 cho thấy tất cả các yếu tố trên đều có ảnh hưởng đến hoạt động Giáo dục đạo đức cho học sinh, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng có sự khác nhau với ĐTB từ 2.73 đến 3.29. Trong đó yếu tố được đánh giá có ảnh hưởng nhiều nhất là: mối quan hệ giữa giáo dục và tự giáo dục (ĐTB 3,29). Các yếu tố còn lại được đánh giá là cơ bản ảnh hưởng:

  • Nhận thức của các lực lượng tham gia hoạt động Giáo dục đạo đức cho học sinh (ĐTB 3.21).
  • Hình thức, phương pháp Giáo dục đạo đức ở nhà trường chưa phù hợp (ĐTB 3.05).
  • Đặc điểm lứa tuổi học sinh Trung học cơ sở (ĐTB 2.76).
  • Vai trò của tập thể học sinh (ĐTB 2.73). Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho HS phổ thông.

Từ kết quả khảo sát trên, có thể thấy rằng những người được hỏi đã chỉ ra được những yếu tố và mức độ ảnh hưởng của nó đến hoạt động Giáo dục đạo đức cho học sinh trong các nhà trường, trong đó yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất là mối quan hệ giữa giáo dục và tự giáo dục, đây là yếu tố rất quan trọng, đóng vai trò quyết định đến việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Môi trường nội trú là điều kiện thuân lợi để hình thành cho học sinh ý thức tự giáo dục bản thân. Bên cạnh đó thì Hiệu trưởng nhà trường cần chú trọng đến việc nâng cao nhận thức của các lực lượng tham gia hoạt động Giáo dục đạo đức, chỉ đạo việc sử dụng các hình thức, phương pháp Giáo dục đạo đức phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện trong các nhà trường.

2.2.8. Mức độ thực hiện các hình thức phối hợp các lực lượng nhà trường, gia đình, xã hội trong hoạt động Giáo dục đạo đức cho học sinh

Để tìm hiểu ý kiến của Cán bộ quản lý, Giáo viên, cha mẹ học sinh, học sinh về mức độ thực hiện các hình thức phối hợp các lực lượng nhà trường, gia đình, xã hội trong hoạt động Giáo dục đạo đức cho học sinh, tác giả luận văn sử dụng câu hỏi số 9, phụ lục 1 và câu hỏi số 8 phụ lục 2,3 để khảo sát, kết quả thu được ở bảng 2.12.

Bảng 2.12. Ý kiến của Cán bộ quản lý, Giáo viên, cha mẹ học sinh, học sinh về mức độ thực hiện các hình thức phối hợp các lực lượng nhà trường, gia đình, xã hội trong hoạt động Giáo dục đạo đức cho học sinh

Kết quả khảo sát ở bảng 2.12 cho thấy các hình thức phối hợp các lực lượng nhà trường, gia đình, xã hội trong hoạt động Giáo dục đạo đức cho học sinh đã được các nhà trường kết hợp thực hiện với các mức độ được đánh giá như sau:

Trao đổi thông tin qua điện thoại, tin nhắn là hình thức được sử dụng thường xuyên nhất (ĐTB 3.24). Hình thức này cho thấy ưu thế tiện dụng, dễ dàng, nhanh chóng, kịp thời. Hiện nay điện thoại là phương tiện liên lạc chủ yếu nhất của tất cả mọi người.

Họp cha mẹ học sinh định kì (ĐTB 2.72) đây là hình thức phối hợp được thực hiện theo kế hoạch, ít nhất là 3 lần trong một năm học, các cuộc họp có nội dung đã được chuẩn bị từ trước để thông tin đến cha mẹ học sinh những vấn đề chung của nhà trường muốn truyền đạt, thời lượng các cuộc họp thường chỉ diễn ra trong một buổi, họp chung toàn trường sau đó về từng lớp. Qua trao đổi với một số cha mẹ học sinh được biết việc trao đổi về kết quả học tập và rèn luyện của học sinh chỉ thông qua bảng kết quả xếp loại chung của cả lớp, thời gian dành cho việc trao đổi tình hình cụ thể của từng học sinh là rất ít.

Dùng sổ liên lạc được đánh giá ở mức độ trung bình (ĐTB 2.45), dùng sổ liên lạc là hình thức không bắt buộc, sổ liên lạc thường được sử dụng để ghi kết quả học tập cuối học kỳ. Trao đổi với một số Giáo viên CN được biết hiện nay thời gian làm việc của Giáo viên các trường Phổ thông dân tộc nội trú là rất vất vả nên không có thời gian để ngồi viết nhận xét tình hình của từng học sinh, có thông tin cần trao đổi thì sử dụng bằng tin nhắn điện tử. Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho HS phổ thông.

Mời cha mẹ học sinh, các tổ chức xã hội tham gia các hoạt động Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các hoạt động ngoại khóa, kết quả khảo sát cho thấy hình thức này được đánh giá ở mức độ trung bình (ĐTB 2.38). Thực tế, qua trao đổi thì hình thức này chủ yếu được thực hiện thông qua các buổi ngoại khóa, hội thi, có mời đại diện cha mẹ học sinh và một số tổ chức chính trị xã hội tại địa phương đến dự còn các hoạt động tham quan, dã ngoại thì hầu như không thực hiện.

Đến thăm nhà học sinh, đây là hình thức được đánh giá thực hiện ít nhất (ĐTB 1.68), thường thì chỉ khi gia đình học sinh có chuyện buồn, học sinh có nguy cơ bỏ học thì nhà trường mới bố trí đến thăm vì gia đình học sinh học các trường Phổ thông dân tộc nội trú Trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Cao Bằng là ở vùng có điều kiện KT – XH đặc biệt khó khăn, địa hình chia cắt (có trường hợp đi bộ trèo đèo, lội suối mất nửa ngày mới đến nơi), có việc cần trao đổi thì liên lạc bằng điện thoại hoặc những phiên chợ phụ huynh ghé đến thăm con.

Nhìn chung, công tác phối hợp các lực lượng nhà trường, gia đình, xã hội trong hoạt động Giáo dục đạo đức cho học sinh đã được các nhà trường thực hiện. Trường Phổ thông dân tộc nội trú là một trường chuyên biệt, vì vậy luôn nhận được sự quan tâm của chính quyền cũng như các tổ chức chính trị xã hội tại địa phương đến công tác giáo dục của nhà trường. Thực tế cho thấy, tất cả học sinh sống nội trú trong kí túc xá của nhà trường được quản lý 24/24h, Giáo viên CN như người cha, người mẹ thứ 2 của học sinh, nên việc kết hợp với cha mẹ học sinh còn ít, chủ yếu chỉ thông qua điện thoại và các cuộc họp đầu năm và sau mỗi học kỳ. Công tác phối hợp với gia đình học sinh đã được thực hiện, xong vẫn còn những hạn chế, với những trường hợp học sinh cá biệt, vi phạm nội quy, quy định, nhà trường mời cha mẹ học sinh đến để phối hợp giáo dục các em, nhưng hầu hết phụ huynh thiếu sự hợp tác. Vì vậy, Hiệu trưởng các nhà trường cần tìm ra những giải pháp để thực hiện tốt công tác này trong hoạt động Giáo dục đạo đức cho học sinh.

2.3. Thực trạng quản lý hoạt động Giáo dục đạo đức cho học sinh tại các trường Phổ thông dân tộc nội trú Trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Cao Bằng Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho HS phổ thông.

2.3.1. Công tác lập kế hoạch Giáo dục đạo đức cho học sinh tại các trường Phổ thông dân tộc nội trú Trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

Để tìm hiểu ý kiến của Cán bộ quản lý, Giáo viên công tác lập kế hoạch Giáo dục đạo đức cho học sinh, tác giả luận văn sử dụng câu hỏi số 10, phụ lục 1 để khảo sát, kết quả thu được ở bảng 2.13.

Bảng 2.13. Ý kiến của Cán bộ quản lý, Giáo viên về công tác lập kế hoạch Giáo dục đạo đức cho học sinh

Kết quả khảo sát trên cho thấy việc lập kế hoạch Giáo dục đạo đức cho học sinh đã được các nhà trường quan tâm thực hiện, tuy nhiên kết quả việc lập kế hoạch theo các nội dung được đánh giá ở các mức độ khác nhau. Trong các nội dung trên, chỉ có ba nội dung được mọi người đánh giá là thực hiện ở mức độ khá, cụ thể: Lập kế hoạch Giáo dục đạo đức cho học sinh theo năm học, có mục tiêu nội dung cụ thể với ĐTB là 3,25); Lập kế hoạch Giáo dục đạo đức cho học sinh theo từng học kỳ với ĐTB là 3,11;

Lập kế hoạch Giáo dục đạo đức cho học sinh theo từng tháng với ĐTB là 2,97. Hai nội dung còn lại được mọi người đánh giá thực hiện ở mức độ trung bình, cụ thể: Lập kế hoạch Giáo dục đạo đức cho học sinh vào các ngày lễ lớn và các đợt thi đua trong năm học với ĐTB là 2,48; Lập kế hoạch phối hợp các lực lượng tham gia hoạt động Giáo dục đạo đức cho học sinh với ĐTB là 2,45.

Kết quả trên cũng cho thấy việc lập kế hoạch Giáo dục đạo đức cho học sinh theo năm học được Cán bộ quản lý, Giáo viên các nhà trường đánh giá thực hiện trội nhất. Qua trao đổi trực tiếp với một số Giáo viên, được biết các nội dung lập kế hoạch còn lại chỉ được xây dựng chung chung, không cụ thể hoặc có xây dựng thì đôi khi trở thành hình thức lãnh đạo phê duyệt xong rồi để đấy, các hoạt động Giáo dục đạo đức cho học sinh chủ yếu được Giáo viên thực hiện theo kinh nghiệm và lối mòn cũ thiếu đi sự đổi mới, sáng tạo để thu hút và lôi cuốn học sinh, cá biệt trong đó có cả nội dung lập kế hoạch của Cán bộ quản lý (lập kế hoạch phối hợp các lực lượng tham gia hoạt động Giáo dục đạo đức cho học sinh), điều đó cũng được thể hiện ở mức độ giảm dần trong bảng 2.13. Qua tham khảo kế hoạch năm học của Cán bộ quản lý các trường, chúng tôi nhận thấy kế hoạch quản lí hoạt động Giáo dục đạo đức cho học sinh hầu hết được xây dựng có sự lồng ghép vào các hoạt động, các biện pháp quản lý được đề ra khá chi tiết phù hợp với đặc điểm riêng của từng trường. Tuy nhiên vẫn còn một số ít kế hoạch thiếu nội dung quản lý hoặc thiếu biện pháp quản lý cụ thể, sơ sài nên những kế hoạch đó mang tính khả thi không cao.

Do vậy, lãnh đạo nhà trường cần chỉ đạo quyết liệt ngay từ khâu lập kế hoạch, cần kiểm tra cụ thể từng kế hoạch, từng nội dung đảm bảo tính đổi mới, sáng tạo, có lập kế hoạch cụ thể, chi tiết thì việc thực hiện mới dễ dàng và thuận lợi cho công tác kiểm tra, đánh giá sau này. Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho HS phổ thông.

2.3.2. Công tác tổ chức thực hiện hoạt động Giáo dục đạo đức cho học sinh

Để tìm hiểu ý kiến của Cán bộ quản lý, Giáo viên về công tác tổ chức thực hiện hoạt động Giáo dục đạo đức cho học sinh, tác giả luận văn sử dụng câu hỏi số 11, phụ lục 1 để khảo sát, kết quả thu được ở bảng 2.14.

Bảng 2.14. Ý kiến của Cán bộ quản lý, Giáo viên về công tác tổ chức thực hiện hoạt động Giáo dục đạo đức cho học sinh

Kết quả khảo sát ở bảng 2.14 cho thấy: Nội dung giao cho tổ chuyên môn triển khai Giáo dục đạo đức cho học sinh tích hợp vào các môn học đảm bảo thiết thực, phù hợp và nội dung phổ biến kế hoạch Giáo dục đạo đức đến toàn thể đội ngũ cán bộ, Giáo viên và cha mẹ học sinh biết và thực hiện được đánh giá thực hiện ở mức độ khá (với ĐTB lần lượt là 3.18 và 2.97); các nội dung còn lại được đánh giá thực hiện ở mức độ trung bình, cụ thể: Xây dựng các lực lượng và tổ chức phối hợp các lực lượng tham gia hoạt động Giáo dục đạo đức cho học sinh với ĐTB là 2,47; Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Giáo dục đạo đức cho học sinh với ĐTB là 2,41; Chuẩn bị các nguồn lực, sắp xếp bố trí nhân sự, phân công trách nhiệm quản lý hoạt động Giáo dục đạo đức với ĐTB là 2,35. Cơ bản Cán bộ quản lý và Giáo viên đều biết rõ công tác tổ chức việc thực hiện kế hoạch quản lý hoạt động Giáo dục đạo đức cho học sinh của Hiệu trưởng, và biết được nhiệm vụ của từng Giáo viên, từng lực lượng giáo dục trong nhà trường. Đây là một điều hết sức cần thiết giúp Giáo viên và các lực lượng trong nhà trường định hướng được hoạt động của mình, đồng thời biết cách phối hợp với nhau trong hoạt động Giáo dục đạo đức để nâng cao hiệu quả của hoạt động này tại các trường.

Nhìn chung kế hoạch Giáo dục đạo đức cho học sinh đã được các nhà trường chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Qua trao đổi trực tiếp với một số Giáo viên được biết trên thực tế Hiệu trưởng là người trực tiếp chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho các tập thể, Giáo viên tham gia hoạt động Giáo dục đạo đức cho học sinh tuy nhiên ở một số trường vẫn chưa thành lập Ban Chỉ đạo Giáo dục đạo đức cho học sinh; việc chuẩn bị các nguồn lực, sắp xếp bố trí nhân sự, phân công trách nhiệm quản lý hoạt động Giáo dục đạo đức chưa được quan tâm đúng mức; xây dựng các lực lượng và tổ chức phối hợp các lực lượng tham gia hoạt động Giáo dục đạo đức cho học sinh thiếu cụ thể và chưa thường xuyên. Trong thời gian tới, Hiệu trưởng các trường cần có những giải pháp quyết liệt hơn để tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động Giáo dục đạo đức cho học sinh mang lại hiệu quả cao hơn.

2.3.3. Công tác chỉ đạo thực hiện hoạt động Giáo dục đạo đức cho học sinh

Để tìm hiểu ý kiến của Cán bộ quản lý, Giáo viên về công tác chỉ đạo thực hiện hoạt động Giáo dục đạo đức cho học sinh, tác giả luận văn sử dụng câu hỏi số 12, phụ lục 1 để khảo sát, kết quả thu được ở bảng 2.15.

Bảng 2.15. Ý kiến của Cán bộ quản lý, Giáo viên về công tác chỉ đạo thực hiện hoạt động Giáo dục đạo đức cho học sinh Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho HS phổ thông.

Kết quả khảo sát trên cho thấy công tác chỉ đạo thực hiện hoạt động Giáo dục đạo đức cho học sinh được các nhà trường thực hiện chưa tốt. Chỉ có 02 nội dung được đánh giá thực hiện ở mức độ khá là:

  • Chỉ đạo tích hợp nội dung Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các môn học đặc biệt là môn Giáo dục CD với ĐTB 3.06.
  • Chỉ đạo công tác xây dựng kế hoạch với ĐTB 2.87.

Các nội dung còn lại được đánh giá thực hiện ở mức độ trung bình, cụ thể:

  • Chỉ đạo công tác phối hợp giữa cán bộ, Giáo viên và các tổ chức đoàn thể trong trường trong hoạt động Giáo dục đạo đức cho học sinh với ĐTB 2.45.
  • Chỉ đạo tổ chức các hoạt động trải nghiệm nhằm tăng cường Giáo dục đạo đức cho học sinh với ĐTB 2,38.
  • Chỉ đạo tăng cường bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ, Giáo viên về nội dung, phương pháp và hình thức Giáo dục đạo đức cho học sinh với ĐTB 2,23.

Nhìn chung, công tác chỉ đạo thực hiện hoạt động Giáo dục đạo đức cho học sinh của các nhà trường chỉ ở mức độ khá và trung bình, chỉ có 2 nội dung thực hiện ở mức độ khá (chỉ đạo tích hợp nội dung Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các môn học đặc biệt là môn Giáo dụcCD và chỉ đạo công tác xây dựng kế hoạch), còn lại là trung bình. Thực tế cho thấy, việc phối hợp giữa cán bộ, Giáo viên và các tổ chức đoàn thể trong trường trong hoạt động Giáo dục đạo đức cho học sinh còn chua chặt chẽ, thiếu chiều sâu; hoạt động trải nghiệm chủ yếu thông qua các hoạt động ngoại khóa và hoạt động Giáo dục đặc thù của nhà trường mà chưa có sự đổi mới; tăng cường bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ, Giáo viên về nội dung, phương pháp và hình thức Giáo dục đạo đức chủ yếu do Giáo viên tự bồi dưỡng, khối lượng công việc mà các Giáo viên đảm nhận trong trường Phổ thông dân tộc nội trú không chỉ là hoạt động giảng dạy mà còn nhiều hoạt động khác, vì vậy thời gian dành cho công tác tự bồi dưỡng còn nhiều hạn chế nên chất lượng bồi dưỡng không cao, thực tế trong những năm qua các cấp Quản lý giáo dục rất ít tổ chức tập huấn về lĩnh vực này. Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho HS phổ thông.

2.3.4. Công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động Giáo dục đạo đức cho học sinh tại các trường Phổ thông dân tộc nội trú Trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

Để tìm hiểu ý kiến của Cán bộ quản lý, Giáo viên về công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động Giáo dục đạo đức cho học sinh, tác giả luận văn sử dụng câu hỏi số 13, phụ lục 1 để khảo sát, kết quả thu được ở bảng 2.16.

Bảng 2.16. Ý kiến đánh giá của Cán bộ quản lý, Giáo viên về công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động Giáo dục đạo đức cho học sinh tại các trường Phổ thông dân tộc nội trú Trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

Tiêu chí đánh giá:

  • Tốt: Xây dựng kế hoạch, tiến hành kiểm tra, đánh giá thường xuyên, khoa học và chính xác; tổng kết, rút kinh nghiệm để phát huy những ưu điểm, tìm biện pháp để khắc phục những hạn chế.
  • Khá: Xây dựng kế hoạch, tiến hành kiểm tra, đánh giá thường xuyên nhưng không tổng kết, rút kinh nghiệm cụ thể.
  • Trung bình: Xây dựng kế hoạch, tiến hành kiểm tra, đánh giá không thường xuyên; không tổng kết, rút kinh nghiệm.
  • Yếu: Không xây dựng kế hoạch, Ít hoặc không kiểm tra, đánh giá.

Kết quả trên cho thấy: Có 57,61% số người được hỏi cho rằng công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động Giáo dục đạo đức cho học sinh được tiến hành khá thường xuyên, tuy nhiên sau các đợt kiểm tra lại ít được tổng kết, rút kinh nghiệm cụ thể. Có 38.41% số người được hỏi cho rằng hoạt động này được tiến hành kiểm tra, đánh giá không thường xuyên; không tổng kết, rút kinh nghiệm. Có 3,97% ý kiến cho rằng hoạt động này ít hoặc không kiểm tra, đánh giá.

Tóm lại, kiểm tra đánh giá là một hoạt động rất quan trọng của quá trình quản lý, từ kết quả trên cho thấy các nhà trường chưa thực sự quan tâm đúng mức đến hoạt động này, việc kiểm tra đánh giá cơ bản được tiến hành thường xuyên nhưng chưa chú trọng đến việc tổng kết, rút kinh nghiệm để phát huy những ưu điểm, khắc phục những hạn chế, do vậy mà kết quả khảo sát ở các nội dung khác thu được kết quả khảo sát không cao. Nhằm nâng cao chất lượng quản lý hoạt động Giáo dục đạo đức cho học sinh, trong thời gian tới Hiệu trưởng các nhà trường cần tăng cường công tác kiểm tra đánh giá hoạt động Giáo dục đạo đức cho học sinh, đánh giá việc thực hiện nội dung, phương pháp và hình thức trong đó chú trọng tính đổi mới và sáng tạo, đánh giá việc thực hiện kế hoạch chung và kế hoạch của Giáo viên, kịp thời động viên khích lệ những Giáo viên tâm huyết, nhiệt tình và đạt hiệu quả cao trong hoạt động Giáo dục đạo đức cho học sinh, đồng thời nhắc nhở và điều chỉnh kịp thời những hạn chế, tồn tại trong quá trình thực hiện. Thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng của nhà trường.

2.4. Đánh giá chung Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho HS phổ thông.

2.4.1. Ưu điểm

GDĐĐ cho học sinh là một nội dung rất quan trọng trong hoạt động giáo dục hiện nay tại các nhà trường. Nhìn chung Cán bộ quản lý, Giáo viên các trường Phổ thông dân tộc nội trú Trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã có nhận thức đúng đắn về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của hoạt động Giáo dục đạo đức cho học sinh. Công tác quản lý hoạt động Giáo dục đạo đức cho học sinh đã được Cán bộ quản lý nhà trường quan tâm triển khai thực hiện từ khâu lập kế hoạch quản lý đến khâu tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện, tuy nhiên kết quả đánh giá của Cán bộ quản lý, Giáo viên về các nội dung quản lý đa số tập trung ở mức trung bình, khá và thực hiện chưa thường xuyên, thường xuyên. Kế hoạch Giáo dục đạo đức cho học sinh theo năm học được các nhà trường đã xây dựng cụ thể, có đánh giá thực trạng, có mục tiêu, nội dung và biện pháp, sát với thực tiễn và được triển khai đến Cán bộ quản lý, Giáo viên và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường. Nội dung, phương pháp và hình thức Giáo dục đạo đức cho học sinh được các nhà trường xây dựng ngay từ đầu năm học đảm bảo đúng các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của Sở và Bộ Giáo dục&ĐT. Một số giáo viên được phân công tham gia hoạt động Giáo dục đạo đức cho học sinh có tinh thần trách nhiệm cao, năng động, nhiệt tình và sáng tạo trong công việc, gần gũi, thân thiện với học sinh, được học sinh quý mến. Việc Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các môn học đặc biệt là môn Giáo dục CD và các hoạt động giáo dục khác đã được chỉ đạo và thực hiện tương đối tốt tại các nhà trường.

2.4.2. Hạn chế

Bên cạnh những ưu điểm đã đạt được, trong những năm qua việc quản lý hoạt động Giáo dục đạo đức cho học sinh vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục, cụ thể như: Việc sử dụng các phương pháp và hình thức Giáo dục đạo đức cho học sinh thiếu linh hoạt và đa dạng. Những phương pháp truyền thống, dễ thực hiện thường xuyên được sử dụng, hình thức Giáo dục đạo đức cho học sinh chủ yếu thông qua môn học Giáo dục CD và các môn học khác. Một số Cán bộ quản lý, Giáo viên các trường chưa có nhận thức đúng đắn về hoạt động Giáo dục đạo đức cho học sinh trong các nhà trường coi đó là hoạt động của Đội thiếu niên, Giáo viên CN và các Giáo viên bộ môn được chỉ đạo lồng ghép nội dung này vào môn học. Công tác xây dựng kế hoạch Giáo dục đạo đức cho học sinh của Giáo viên còn hình thức, sơ sài, thiếu chi tiết, thậm chí qua kiểm tra hồ sơ một số kế hoạch còn copy của nhau; việc duyệt kế hoạch của, Cán bộ quản lý, tổ chuyên môn, còn mang tính hình thức, chưa quan tâm nhiều đến nội dung. Công tác phối hợp các lực lượng nhà trường, gia đình và xã hội chưa được thường xuyên và chặt chẽ, nhiều phụ huynh chưa quan tâm đến việc học tập và rèn luyện của con em mình, còn phó mặc việc nuôi dạy và giáo dục cho nhà trường và thầy cô giáo. Công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động Giáo dục đạo đức cho học sinh của các nhà trường chưa được coi trọng, còn mang tính hình thức, thiếu tổng kết rút kinh nghiệm sau kiểm tra đánh giá.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho HS phổ thông.

Trong những năm qua công tác Giáo dục đạo đức cho học sinh tại các trường Phổ thông dân tộc nội trú Trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã có nhiều chuyển biến tích cực, đạt được nhiều thành tích đáng ghi nhận. Tuy nhiên, thực trạng công tác quản lý hoạt động Giáo dục đạo đức cho học sinh của các nhà trường còn bộc lộ nhiều hạn chế; công tác xây dựng kế hoạch còn chưa sát với thực tế, việc kiểm tra đánh giá chưa được coi trọng, việc tổ chức chỉ đạo thực hiện chưa được quyết liệt, phương pháp và hình thức Giáo dục đạo đức cho học sinh chưa được kết hợp linh hoạt và phong phú. Để khắc phục tình trạng này, đòi hỏi Cán bộ quản lý, Giáo viên cần có sự chuyển biến tích cực từ nhận thức đến hành động đối, sớm tìm ra những biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý hoạt động Giáo dục đạo đức cho học sinh hơn nữa, góp phần nâng cao chất lượng Giáo dục đạo đức cho học sinh nói riêng và chất lượng giáo dục toàn diện nói chung. Đó cũng chính là nội dung mà đề tài sẽ tập trung làm rõ trong Chương 3 của luận văn. Luận văn: Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho HS phổ thông.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ: 

===>>> Luận văn: Biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho HS phổ thông

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0906865464