Luận văn: Thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục Kỹ năng sống thông qua dạy học tiếng Anh cho học sinh trung học cơ sở tại Cung Thiếu Nhi Hà Nội dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

2.3. Thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở thông qua dạy tiếng anh ở Cung thiếu nhi Hà Nội

2.3.1. Thực trạng nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, cán bộ đoàn về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục kỹ năng sống thông qua dạy học tiếng Anh cho học sinh

Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông cơ sở hiện nay đang được các cơ sở giáo dục quan tâm đào tạo. Cả ba đối tượng khảo sát đều cho rằng từ những năm trước, chúng ta vẫn có giáo dục kỹ năng sống cho học sinh nhưng mức độ chú trọng chưa cao. Ngày nay, trong cuộc sống, để hội nhập quốc tế, việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh được quan tâm hơn bao giờ hết. Luận văn: Thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS

Biểu đồ 2.1: Nhận thức về mức độ quan tâm đến việc giáo dục kỹ năng sống cho học THCS tại Cung thiếu nhi

Qua kết quả khảo sát, ta nhận thấy rằng từ ban lãnh đạo cung, các khoa, giáo viên, cán bộ công nhân viên tại cung thiếu nhi Hà Nội nhận thức rất rõ về tầm quan trọng của công tác giáo dục kỹ năng sống. Trải qua 60 mươi năm xây dựng và phát triển, Có thể thấy rằng, Cung thiếu nhi Hà Nội là cơ sở giáo dục ngoài nhà trường có uy tín bậc nhất đối với mọi gia đình tại Thủ Đô, luôn giữ vững vị thế của “cánh chim đầu đàn” trong cả nước về giáo dục ngoài nhà trường cho thiếu nhi.

2.3.2. Thực trạng về nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua dạy học tiếng Anh tại Cung

Bảng 2.3 – Những KNS được quan tâm giáo dục cho học sinh THCS

Nhận xét: Kết quả các ý kiến khảo sát thể hiện ở bảng trên cho thấy: Các đối tượng đều cho rằng Cung thiếu nhi đã quan tâm đến giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Song do bản chất của quá trình giáo dục và mức độ tác động khác nhau đối với học sinh mà các kỹ năng sống của các em được quan tâm giáo dục ở mức độ khác nhau. Nhìn chung những kỹ năng sống để qua đó hình thành cho các em ý thức tập thể, tinh thần hợp tác và thói quen làm việc nơi công cộng được quan tâm giáo dục nhiều hơn như: Kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng làm quen với bạn mới, kỹ năng thể hiện tự tin trước đám đông, kỹ năng giao tiếp trong sinh hoạt gia đình, v.v.

Như vậy, các kỹ năng cần được hình thành và phát triển ở lứa tuổi đã được Cung thiếu nhi quan tâm giáo dục cho các em. Đặc biệt những kỹ năng liên quan đến những bài học môn Tiếng Anh trong chương trình thì được giáo viên quan tâm và hình thành cho các em tốt hơn. Điều đó cho thấy việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh cần được quan tâm chú ý nhiều hơn nữa trong các hoạt động tập thể, hoạt động ngoại khóa v.v và cần có nội dung chương trình cụ thể, phương pháp giáo dục phù hợp, hiệu quả hơn cho các em trong các cơ sở giáo dục.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ: 

===>>>  Dịch Vụ Viết Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Quản Lý Giáo Dục

2.3.3. Thực trạng hình thức, cách tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở thông qua dạy học tiếng Anh Luận văn: Thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS

Khoa Ngoại ngữ tại Cung thiếu nhi Hà Nội hiện đang tổ chức giảng dạy các môn ngoại ngữ sau: Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Nhật,… tuy nhiên về góc độ lịch sử, môn học tiếng Anh được tổ chức đào tạo sớm nhất và số lượng học sinh đông nhất.

Tại khoa ngoại ngữ, Tiếng Anh được phân ra các lớp có trình độ khác nhau như sau:

  • Tiếng anh phổ thông nâng cao
  • Tiếng Anh năng khiếu
  • Tiếng Anh trẻ em EFC (có giáo viên nước ngoài giảng dạy)
  • Tiếng anh mới

Để đánh giá thực trạng hình thức, cách tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở thông qua dạy học tiếng anh, chúng tôi đã khảo sát đội ngũ giáo viên về các hình thức giáo dục mà họ thường sử dụng để giáo dục KNS cho HS, đồng thời đánh giá mức độ giáo dục KNS hiện nay, cơ sở vận dụng các biện pháp giáo dục KNS, mức độ tiếp cận và hiệu quả sử dụng các biện pháp giáo dục KNS của GV.

Bảng 2.4 – Ý kiến của GV hình thức giáo dục đã được sử dụng để giáo dục KNS cho học sinh

Từ bảng số liệu trên có thể thấy rằng phần đông GV sử dụng các tiết học trên lớp để tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho HS (130/150 CB-GV, chiếm tỷ lệ 86.7%) hoặc dạy thông qua hoạt động cuả các câu lạc bộ Tiếng anh. Hình thức dạy KNS thông qua hoạt động của các câu lạc bộ Tiếng Anh hiện nay ở Cung thiếu nhi đã đi vào thực chất, đánh giá là hình thức hoạt động giáo dục KNS thường xuyên.

2.3.4. Các hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua dạy học tiếng Anh

Bảng 2.5 – Những hình thức giáo dục KNS thông qua dạy học TA cho học sinh THCS

Nhận xét: Qua phân tích thực tế, tôi thấy rằng việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh chủ yếu thông qua việc dạy tiếng anh thông qua các câu lạc bộ Tiếng anh (96,8%), hình thức này đứng ở vị trí số 1 cũng là lẽ đương nhiên bởi vì hình thức Câu lạc bộ Tiếng Anh ngoài là cách giáo dục hành vi đạo đức, mà còn giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, ngoài việc tương tác với giáo viên (bao gồm cả giáo viên nước ngoài) các em còn tương tác lẫn nhau thông qua các hoạt động nhóm, đội, giúp các em tự tin hơn trong học tập, giao tiếp, năng động trong cuộc sống, đoàn kết, tương thân tương ái lẫn nhau. Những năm gần đây, ngoài việc giáo dục đạo đức, văn hóa, giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh được Nhà nước quan tâm, mà đặc biệt là tại Thủ đô Hà nội – Trái tim của cả nước. Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT quan tâm tổ chức các chuyên đề và chỉ đạo sát sao các cơ sở giáo dục đặc biệt với các lứa tuổi thiếu nhi ngoài việc chú trọng giáo dục văn hóa, tư tưởng, nếp sống văn hóa thông qua đó tích cực giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Thông qua môn học tiếng anh, các em được đào tạo tính kiên trì, nhẫn nại, ngoài việc biết thêm một ngôn ngữ khác tiếng mẹ đẻ mà các em còn được biết đến một loại ngôn ngữ phổ thông nhất trên thế giới, từ đó có thể giúp các em có các dự định tốt cho tương lai.

Hình thức giáo dục KNS thông qua bài giảng môn học là hình thức truyền thống – đứng vị trí thứ 2, điều này đã nhận thấy rằng cách tiếp cận giáo dục “ học mà chơi, chơi mà học” ngày cảng phát huy được hiệu quả trong giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, phù hợp với hoạt động giáo dục ngoài nhà trường.

Theo đó, hình thức giáo dục kỹ năng sống thông qua Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa, tham quan dã ngoại được đánh giá có tác dụng giáo dục kỹ năng sống cho các em ở thứ bậc thứ 3; Tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, tìm hiểu văn hóa Anh (thứ bậc 4); Tổ chức các buổi thảo luận, tọa đàm về những tình huống trong tiếng Anh, những vấn đề có liên quan đến giáo dục KNS cho học sinh (thứ bậc 5); Tổ chức các câu lạc bộ khác (thứ bậc 6);

Nhìn chung, Cung thiếu nhi đã quan tâm đến các hình thức giáo dục kỹ năng sống cho các em học sinh, song chưa sâu sắc, cần cụ thể, sâu sát hơn để các hình thức này được tiến hành thường xuyên, đồng bộ và phối hợp hài hòa, qua đó việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đạt hiệu quả hơn.

2.4. Thực trạng hoạt động quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua dạy học tiếng Anh tại Cung Thiếu Nhi Luận văn: Thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS

2.4.1. Nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua dạy học tiếng Anh

2.4.1.1. Tầm quan trọng của việc học môn tiếng Anh

Tiếng Anh và mức độ quan trọng đối với cuộc sống của học sinh, sinh viên Việt Nam. Khi nhắc tới tiếng Anh, người ta nghĩ ngay đó là ngôn ngữ toàn cầu: là ngôn ngữ chính thức của hơn 53 quốc gia và vùng lãnh thổ, là ngôn ngữ chính thức của EU và là ngôn ngữ thứ 3 được nhiều người sử dụng nhất chỉ sau tiếng Trung Quốc và Tây Ban Nha (các bạn cần chú ý là Trung quốc có số dân hơn 1 tỷ người). Các sự kiện quốc tế , các tổ chức toàn cầu,… cũng mặc định coi tiếng Anh là ngôn ngữ giao tiếp.

Ngoài ra, tiếng Anh được hơn 400 triệu người trên toàn thế giới dùng làm tiếng mẹ đẻ, hơn 1 tỷ người dùng tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai (theo Wikipedia), những quốc gia phát triển có thu nhập đầu người cao nhất trên thế giới đều sử dụng thành thạo tiếng Anh, hoặc được sử dụng phổ biến, được dạy là môn học trong trường… Đối với Việt Nam, một nước đang đứng trước thời đại phát triển, mở rộng ra với cánh cửa toàn cầu hoá, bạn có thấy tầm quan trọng trong việc học tiếng Anh? Với các bạn học sinh, những thế hệ tương lai của đất nước, việc học tiếng Anh lại càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Hiểu được điều đó, nên hệ thống giáo dục của Việt Nam đã đưa tiếng Anh là môn học bắt buộc trên ghế nhà trường từ những năm tiểu học. Tiếng Anh cũng là môn thi tốt nghiệp bắt buộc các cấp.

Tiếng Anh hiện nay hết sức quan trọng trong thời kỳ hội nhập.Tiếng anh đã trở thành một công cụ thiết yếu trong công việc hàng ngày. Dù công việc nào, lĩnh vực gì thì khả năng tiếng anh tốt cũng luôn giúp cho công việc hiện tại được thuận lợi hơn, thành công trong công việc hơn

Tầm quan trọng của tiếng Anh hiện nay trong sự nghiệp giáo dục đào tạo và trong sự phát triển của đất nước. Nói chung, không những vì biết ngoại ngữ là yêu cầu tất yếu của lao động có kỹ thuật cao nhằm đáp ứng các quy trình công nghệ thường xuyên được đổi mới, mà biết ngoại ngữ còn là một năng lực cần thiết đối với người Việt Nam hiện đại.

Để có thể tiếp cận tri thức thế giới, trước hết là phải giỏi ngoại ngữ nhằm nuôi dưỡng hiểu biết ngang tầm thời đại, mỗi người cần phải thông thạo ít nhất là một ngoại ngữ và tiếng Anh luôn có thứ tự ưu tiên.

2.4.1.2. Nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua dạy học tiếng Anh

Tầm quan trọng của việc học ngoại ngữ nói chung và môn tiếng Anh nói riêng đã được thể hiện ở mục 2.4.1.1. Việc đào tạo kỹ năng sống cho học sinh thông qua môn học Tiếng Anh lại là một bước khó hơn, vì đồng hành với việc dạy kiến thức cho học sinh, phải dạy cả các kỹ năng sống cơ bản: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng bảo vệ, kỹ năng tự phục vụ bản thân… nhằm giúp học sinh phát triển một số giá trị, nét tính cách, phẩm chất cần thiết phù hợp với lứa tuổi như: mạnh dạn, tự tin, độc lập, sáng tạo, linh hoạt, tự giác, dễ hòa nhập, dễ chia sẻ… hình thành nếp sống văn minh, có hành vi ứng xử, giao tiếp theo qui tắc, chuẩn mực phù hợp… không những vậy, kỹ năng sống còn rèn luyện cho học sinh biết cách xử lý tình huống trong từng hoàn cảnh cụ thể, bày tỏ tình cảm phù hợp, đúng lúc, biết tránh những vật, những nơi không an toàn, gây nguy hiểm đến tính mạng và cách phòng tránh, tự lập trong các tình huống quen thuộc, có một số kỹ năng tự phục vụ, hợp tác, có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng.

2.4.2. Thực trạng hoạt động QLGDKNS thông qua dạy học tiếng Anh ở Cung Thiếu Nhi Luận văn: Thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS

2.4.2.1. Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục KNS cho học sinh THCS

Các loại kế hoạch tại Cung thiếu nhi Hà nội:

Bảng 2.6 – Kế hoạch hoạt động GD KNS cho học sinh THCS

Như vậy việc lập kế hoạch được xây dựng thường xuyên, từ bao quát cả năm học đến chi tiết từng tuần, trong kế hoạch có đưa ra những hình thức tổ chức, những biện pháp quản lý sáng tạo, phù hợp với đối tượng học sinh, tình hình địa phương, có sự phân công cụ thể giáo viên và các lực lượng tham gia giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

Về nội dung kế hoạch quản lý giáo dục kỹ năng sống

 Bảng 2.7 – Nội dung kế hoạch quản lý GDKNS của CBQL

Kỹ năng lập kế hoạch thể hiện những nội dung của bản kế hoạch mà cán bộ quản lý thực hiện đôi khi chưa đạt được kết quả như kỳ vọng.

2.4.2.2. Tổ chức, chỉ đạo giáo dục KNS cho học sinh THCS Luận văn: Thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS

Bảng 2.8- Tổ chức, chỉ đạo hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua việc giảng dạy tiếng Anh

Nhận xét: Việc tổ chức, chỉ đạo các hoạt động giáo dục KNS thông qua việc giảng dạy tiếng Anh cho học sinh diễn ra tương đối tốt. Hầu hết các hoạt động nêu trên đều được các CBQL thường xuyên làm trong công tác quản lý của mình. Song vấn đề mà giáo viên còn phản ánh nhiều nhất đó là sự động viên, khuyến khích từ phía CBQL chưa được thường xuyên. Cung thiếu nhi đã trú trọng đến công tác đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục để kết hợp giữa đào tạo tiếng Anh và KNS cho học sinh.

2.4.2.3. Kiểm tra, đánh giá giáo dục KNS cho học sinh THCS

Qua quá trình khảo sát, tôi đã nhận thấy rõ việc kiểm tra, đánh giá các hoạt động giáo dục kỹ năng sống của Cán bộ quản lý tại Cung thiếu nhi Hà Nội diễn ra không đồng bộ, chưa liên tục, việc khen thưởng, động viên, phê bình, nhắc nhở chưa được kịp thời. Cho dù là giáo viên hay học sinh thì việc khen chê hợp lý, kịp thời sẽ động viên được người tham gia các hoạt động giáo dục môn học và giáo dục KNS rất nhiều. Chính vì thế, người cán bộ quản lý cần thường xuyên xem xét, quan tâm đến khâu kiểm tra đánh giá để thúc đẩy hơn nữa hiệu quả công tác kế hoạch vạch ra.

2.4.2.4. Quản lý sự phối hợp giữa gia đình – nhà trường – xã hội trong việc giáo dục KNS cho học sinh THCS

Trong nhận thức của ban giám đốc Cung, việc phối kết hợp các lực lượng trong và ngoài Cung thiếu nhi Hà Nội để kết hợp GDKNS cho học sinh là rất cần thiết song thực tế việc tổ chức, sắp xếp sự kết hợp này còn rất nhiều hạn chế: địa bàn quá rộng, lực lượng mỏng, vì thế các biện pháp phối kết hợp chưa chặt chẽ, chưa linh hoạt, các cá nhân trong các tổ chức ngoài nhà trường chưa thật quan tâm đến vấn đề GDKNS cho học sinh, họ cho rằng đây là công việc của nhà trường phải làm. Do vậy việc đánh giá học sinh chủ yếu căn cứ vào các hoạt động tại Cung;

Về nhận thức, 100% cán bộ quản lý hiểu được tầm quan trọng của việc phối kết hợp với các lực lượng xã hội để giáo dục KNS cho học sinh. Song thực tế, công tác quản lý sự phối hợp giữa gia đình – nhà trường – xã hội trong công tác giáo dục KNS cho học sinh còn bộc lộ một số yếu điểm sau:

  • Việc quản lý mang tính một chiều, khi có vấn đề gì liên quan đến gia đình, các lực lượng xã hội thì Cung phổ biến, chủ động tổ chức; ít có sự phản ánh hoặc tham gia tích cực của gia đình và các lực lượng ngoài xã hội.
  • Hình thức quản lý sự phối hợp giữa gia đình – nhà trường – xã hội còn nghèo nàn, ít đổi mới nên chưa thu hút được sự quan tâm của mọi người.

2.4.2.5. Ảnh hưởng của các lực lượng giáo dục tham gia giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS Luận văn: Thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS

Bảng 2.9- Ảnh hưởng của những lực lượng giáo dục, lực lượng xã hội đối với hoạt động GDKNS cho học sinh.

Chúng ta thấy rằng các lực lượng giáo dục ở Thủ Đô đều có ảnh hưởng đến công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Nhưng mức độ ảnh hưởng có khác nhau. 92,7% cho rằng là giáo viên chủ nhiệm lực lượng có ảnh hưởng lớn nhất. Tiếp theo là ảnh hưởng của gia đình (91,1%), rồi đến Ban giám đốc (90,5%). Thực tế đã chứng minh, Ban giám đốc đoàn kết, nghiêm túc, xác định mục tiêu hợp lý, xử lý công bằng, nghiêm minh những vi phạm thể hiện thiếu kỹ năng sống của học sinh, biết tổ chức, biết phối hợp các lực lượng giáo dục tốt thì hoạt động giáo dục kỹ năng sống ở đó có chất lượng. Tiếp sau đó là ảnh hưởng của và bạn bè (88,9%). Ảnh hưởng của các tổ chức, đoàn thể ngoài nhà trường được đánh giá không cao, điều này chứng tỏ việc phối kết hợp giữa nhà trường với những tổ chức này chưa đủ mạnh mẽ, chưa để lại ấn tượng sâu sắc cho cả giáo viên lẫn học sinh. Việc kết hợp các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh chủ yếu tập trung vào bảy nhóm sau: Ban giám đốc, giáo viên chủ nhiệm, gia đình, bạn bè, Đội TNTPHCM, tập thể lớp và cộng đồng nơi sinh sống.

Còn những tổ chức ít ảnh hưởng đến giáo dục kỹ năng sống cho học sinh như: Hội Cựu chiến binh, Hội người cao tuổi, Hội phụ nữ, Mặt trận Tổ quốc v.v. Những tổ chức này ít quan tâm hoặc có quan tâm nhưng chưa khẳng định được vai trò và vị trí cũng như những tác động của họ đến giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Một số tổ chức khác có ảnh hưởng cao hơn như Đoàn Thanh niên trường, Đoàn Thanh niên địa phương, v.v song sự tác động còn chưa rõ nét, chưa mang tính thường xuyên. Tóm lại, những tổ chức nêu trên chưa xác định được chức năng tham gia đánh giá quá trình giáo dục, rèn luyện đạo đức của học sinh mà chỉ mang tính tham khảo khi xem xét, đánh giá đạo đức học sinh.

2.4.2.6. Nguyên nhân dẫn đến việc hình thành kỹ năng sống cho học sinh còn bị hạn chế

  • Trình độ dân trí
  • Phương pháp giáo dục
  • Khả năng nhận biết, học tập của học sinh.
  • Điều kiện xã hội
  • Hoàn cảnh gia đình.
  • Cha mẹ học sinh nuông chiều
  • Các em ít có điều kiện giao tiếp ngoài xã hội
  • Thời gian học tập của các em chiếm nhiều quá
  • Các em ít có điều kiện luyện tập, thực hành
  • Các em ỷ lại gia đình
  • Các em chưa ý thức được tầm quan trọng của kỹ năng sống
  • Gia đình các em chưa nhận thức được sự cần thiết của kỹ năng sống
  • Các em thiếu giờ sinh hoạt vui chơi
  • Các em thiếu các sinh hoạt ngoại khóa đa dạng
  • Tri thức của các em được học trong nhà trường chưa gắn với thực tế cuộc sống
  • Cơ sở giáo dục chưa quan tâm sâu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

Nhìn chung, cho thấy các em hầu hết chưa hình thành được kỹ năng sống là do các điều kiện khách quan: xã hội, gia đình. Bản thân các em do phải học tập nhiều, thiếu các sinh hoạt ngoại khóa đa dạng, ít có điều kiện giao tiếp ngoài xã hội v.v và đặc biệt do dân trí, do gia đình các em chưa nhận thức được sự cần thiết của kỹ năng sống, do cả phương pháp giáo dục đã thực hiện, nội dung giáo dục chưa gắn với thực tế cuộc sống mà các em chưa hình thành được kỹ năng sống.

2.4.2.7. Đánh giá chung về thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS tại Cung thiếu nhi Hà Nội Luận văn: Thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS

Ưu điểm

Qua khảo sát ý kiến đánh giá của cán bộ, giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh, cho thấy CBQL tại Cung thiếu nhi Hà Nội đã ý thức được tầm quan trọng của hoạt động GD KNS, triển khai xây dựng kế hoạch, có những chỉ đạo đối với tổ chuyên môn, giáo viên … đã quan tâm bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng GD KNS cho giáo viên, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, tạo điều kiện về CSVC, tạo động lực cho quá trình GD KNS, duy trì được chế độ kiểm tra đánh giá; phối hợp với các lực lượng GD KNS v.v.

Phần lớn các em học sinh THCS đã nhận thức và bước đầu hình thành được những kỹ năng sống cơ bản cho mình. Điều này cho thấy, việc tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong môn học ở đối với học sinh THCS được triển khai có hiệu quả. Giáo viên quan tâm hơn đến vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho các em, hình thành cho các em những kỹ năng, tố chất phù hợp cần có của thế hệ trẻ trong thời kỳ công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước. Các em học sinh đã có ý thức hơn trong việc trau dồi kiến thức, rèn luyện bản thân để biết cách ứng xử trong các mối quan hệ, hòa nhập, hội nhập để cùng chung sống với mọi người.

Hạn chế

Chất lượng giáo viên chưa đồng đều, sinh hoạt tổ chuyên môn còn nặng về hình thức, chưa đi vào chiều sâu; chưa đặt yêu cầu tích hợp giáo dục văn hóa kết hợp với GD KNS thành những quy định thi đua; Kỹ năng sư phạm về GD KNS của một bộ phận giáo viên còn hạn chế…Việc rèn kỹ năng sống cho học sinh vẫn còn mang nặng tính lý thuyết, ít tính thực hành để hình thành thói quen, kỹ năng cho các em. Cơ sở vật chất chưa thực sự đáp ứng yêu cầu v.v.

Do đặc thù Cung là hoạt động giáo dục ngoài nhà trường nên số lượng học sinh thay đổi liên tục và đột biến tăng vào kỳ nghỉ hè, nên việc lập và thực hiện các kế hoạch đề ra đôi khi còn chưa bắt kịp với thực tế.

Việc giảng dạy tích hợp giữa các môn học hiện nay mới đang trong quá trình nghiên cứu thử nghiệm, nên các giáo trình các môn học chưa rõ ràng, và đương nhiên giáo trình tích hợp việc giảng dạy tiếng Anh kết hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tại Cung thiếu nhi hiện nay vẫn mang tính cá nhân (giáo viên), dẫn đến việc đánh giá, kiểm tra hay nói cách khác là quản lý gặp rất nhiều khó khăn.

Tất cả những tồn tại trên đòi hỏi Ban giám đốc cung cần phải có những biện pháp chỉ đạo đồng bộ, cụ thể, hiệu quả hơn.

2.4.3. Đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả, chất lượng quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua dạy học tiếng Anh ở Cung Thiếu Nhi Luận văn: Thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS

Qua phân tích những biểu hiện của học sinh tại Cung thiếu nhi, chúng tôi rất quan tâm đến lý do dẫn đến những kỹ năng sống thể hiện vi phạm đạo đức của học sinh. Để tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả, chất lượng quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống chúng tôi tiến hành điều tra CBQL, GV, CMHS bằng phiếu hỏi. Kết quả điều tra được thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 2.10- Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý GDKNS cho học sinh

Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục kỹ năng sống của học sinh.

  • Yếu tố sự quản lý giáo dục của cha mẹ học sinh (thứ bậc 1). Theo bảng trên thì yếu tố gia đình cũng là yếu tố tác động trực tiếp, thường xuyên đến việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Cuộc sống của người dân được nâng cao, kinh tế gia đình phát triển nên các em được chiều chuộng hơn, dễ dẫn tới ỷ lại vào cha mẹ. Việc chăm chút con cái của cha mẹ khiến một số em quá thụ động, ích kỷ, lười lao động, kỹ năng tự phục vụ bản thân còn hạn chế. Một số khác lại quá bận rộn làm ăn buôn bán, bỏ mặc con cái, buông lỏng việc quản lý, giáo dục các em để các em quá tự do phát triển, khi được tiếp xúc với cuộc sống năng động song có khi xô bồ mà chính các em chưa đủ khả năng sàng lọc cái được, cái mất, các em dễ mắc phải sai lầm. Cũng có gia đình còn coi nhẹ chuyện học hành, rèn luyện đạo đức hoặc không quan tâm riêng đến con cái v.v. Sự thái quá hay thờ ơ của gia đình, nề nếp của gia đình cũng ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý, đạo đức, kỹ năng sống của các em.
  • Yếu tố về đội ngũ giáo viên cũng ảnh hưởng rất lớn đến giáo dục kỹ năng sống cho học sinh (thứ bậc 2). Mặc dù đại đa số cán bộ giáo viên tại Cung thiếu nhi có đủ trình độ và năng lực nghiệp vụ để chăm lo, giáo dục học sinh. Tuy nhiên, vẫn còn một số giáo viên chưa thực sự quan tâm đến công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Họ chỉ tập trung vào bài giảng mà chưa quan tâm đến tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua các bài giảng đó. Cũng còn một số biểu hiện trách phạt học sinh chưa khách quan, chưa tâm lý, dù chỉ là hãn hữu, rất ít khi xảy ra song cũng ảnh hưởng trực tiếp tới công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Luận văn: Thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
  • Yếu tố về Ban lãnh đạo Cung thiếu nhi quan tâm đến giáo dục kỹ năng sống cho học sinh (thứ bậc 3): Ban Lãnh đạo mà trực tiếp là Giám đốc là người chèo lái con thuyền đưa tập thể Cung thiếu nhi có phát triển hay không, có khẳng định chất lượng giáo dục của đơn vị hay không? Cán bộ quản lý đều đạt trình độ chuẩn và trể chuẩn, phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực quản lý. Sự nỗ lực của các đồng chí cán bộ quản lý trong việc học tập và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tu dưỡng đạo đức là tấm gương khích lệ cán bộ giáo viên và học sinh trong công tác và học tập. Một số cán bộ quản lý có kinh nghiệm song còn dựa vào kinh nghiệm, thiếu tính sáng tạo, chưa mạnh dạn chỉ đạo đổi mới nội dung, hình thức các hoạt động giáo dục đạo đức nói chung, các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học nói riêng.
  • Yếu tố kinh tế – xã hội của địa phương : ảnh hưởng không nhỏ đến kỹ năng sống thể hiện hành vi đạo đức của học sinh. Trong những năm gần đây, tốc độ thương mại hóa phát triển mạnh mẽ, diện mạo kinh tế thủ đô đã có nhiều khởi sắc. Song đây cũng chính là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến sự phối kết hợp với Cung thiếu nhi để quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Một bộ phận người dân được tiền đền bù của dự án lấy đất nông nghiệp, hoặc có đất bán đi, thích sống lối sống hưởng thụ, ngại lao động, muốn kiếm tiền nhanh chóng, dễ dàng bằng cờ bạc, lô đề v.v. Nếp sống đó ảnh hưởng không nhỏ đến giáo dục đạo đức học sinh. Một bộ phận khác là dân ngoại tỉnh khó khăn đi lên thành phố tìm kiếm công việc dẫn đến không quan tâm đến gia đình, con cái… Bộ phận khác nữa, mở quán bán hàng, giao tiếp với nhiều kiểu người v.v. Chính vì thế, sự thay đổi nhanh chóng của đời sống kinh tế xã hội tác động không nhỏ đến cách nghĩ, hành vi, thái độ của tất cả mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Tiểu kết chương 2

Hoạt động giáo dục kỹ năng sống và quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS thông qua môn học tiếng Anh tại Cung thiếu nhi Hà Nội đã đạt được một số thành tích nhất định, những năm gần đây ngoài chất lượng về văn hóa các kỹ năng của học sinh đã có những chuyển biến tích cực, đó là do hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS đã được triển khai chỉ đạo theo đúng kế hoạch chỉ đạo của Sở GD&ĐT Hà Nội, Thành đoàn Hà Nội. Cung thiếu nhi Hà Nội thực hiện giáo dục lồng ghép trong các môn học, các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các buổi sinh hoạt tập thể v.v. Trong việc kết hợp giáo dục văn hóa và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đã có sự phối hợp giữa cơ sở giáo dục, gia đình và các tổ chức xã hội. Cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ học sinh và học sinh THCS tại cung đã bước đầu nhận thức được tầm quan trọng của việc tích hợp “học mà chơi, chơi mà học” này.

Tuy nhiên, còn tồn tại một số hạn chế, đó là nhận thức của Cán bộ quản lý, giáo viên và các tổ chức, đoàn thể ngoài Cung trong việc giáo dục kỹ năng sống và quản lý giáo dục kỹ năng sống chưa sâu; việc xây dựng kế hoạch kết hợp giáo dục văn hóa và giáo dục kỹ năng sống của Cán bộ quản ký cũng như giáo viên chưa thật sát sao, chi tiết; các nội dung, hình thức, phương pháp giáo chưa thật sáng tạo, chưa thu hút được sự quan tâm của học sinh v.v. Để khắc phục tình trạng này đòi hỏi phải có sự biến đổi thực sự về nhận thức trong đội ngũ cán bộ, giáo viên và những người tham gia làm các hoạt động giáo dục kỹ năng sống.

Đối với quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS qua dạy học tiếng Anh tại Cung thiếu nhi muốn đạt được hiệu quả mong muốn thì phải thực sự được Ban giám đốc Cung thiếu nhi tâm huyết, đưa ra các biện pháp quản lý hiệu quả thì chất lượng việc giảng dạy tích hợp tiếng Anh và giáo dục kỹ năng sống mới đáp ứng được đòi hỏi của giáo dục và yêu cầu của xã hội. Luận văn: Thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ: 

===>>> Luận văn: Biện pháp nâng cao kỹ năng sống cho học sinh THCS

One thought on “Luận văn: Thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS

  1. Pingback: Luận văn: Tổng quan về giáo dục Cung thiếu nhi Hà Nội

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0906865464