Luận văn: Khái quát tình hình giáo dục ở thị xã Thuận An

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Luận văn: Khái quát tình hình giáo dục ở thị xã Thuận An hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường tiểu học tại thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

2.1 Khái quát tình hình kinh tế – xã hội, giáo dục tại thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương

2.1.1 Tình hình kinh tế – xã hội

Thị xã Thuận An nằm ở phía Nam của tỉnh Bình Dương, có diện tích tự nhiên 8.426 ha, hiện có 10 đơn vị hành chính gồm 09 phường và 01 xã với dân số gần 400 nghìn người. Vị trí địa lý: phía Đông giáp thị xã Dĩ An, phía Bắc giáp thành phố Thủ Dầu Một và thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, phía Tây giáp quận 12, phía Nam giáp quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh. Chính vì vậy Thuận An có vị trí thuận lợi về giao thương, phát triển kinh tế. Hiện nay Thuận An đã không ngừng đổi mới, vươn lên cùng với sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế xã hội chung của đất nước với thế mạnh về cây ăn trái đặc sản, ngành nghề gốm sứ, điêu khắc gỗ truyền thống. Luận văn: Khái quát tình hình giáo dục ở thị xã Thuận An

Với xu hướng phát triển chung của tỉnh, Thuận An đã đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Bình Dương. Tốc độ tăng trưởng kinh tế thị xã luôn ở mức cao, GDP tăng bình quân khoảng 18,5 %/năm. Lĩnh vực kinh tế chuyển biến tích cực theo cơ cấu công nghiệp, dịch vụ – thương mại với 03 khu công nghiệp và 02 cụm công nghiệp tập trung thu hút hàng nghìn doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt động.

Về các hoạt động trên lĩnh vực văn hóa xã hội đều có những chuyển biến tích cực: Hàng năm thị xã Thuận An đều tổ chức tốt các hoạt động chào mừng các ngày lễ, kỷ niệm, tết Nguyên đán và các sự kiện của địa phương; Công tác giảm nghèo và chăm lo đời sống cho các đối tượng chính sách, xã hội được quan tâm; Công tác khám chữa bệnh, phòng chống dịch bệnh và các chương trình mục tiêu y tế quốc gia được duy trì thường xuyên; Công tác xã hội hóa trên lĩnh vực giáo dục, y tế được thực hiện có hiệu quả đáp ứng nhu cầu học tập và khám chữa bệnh của nhân dân; CSVC trường lớp, trang thiết bị y tế và các thiết chế văn hóa thể thao tiếp tục được đầu tư xây dựng phục vụ nhu cầu học tập, vui chơi giải trí ngày càng tăng của nhân dân; Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ: 

===>>>  Dịch Vụ Viết Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Quản Lý Giáo Dục

2.1.2 Tổng quan về giáo dục TH thị xã Thuận An Luận văn: Khái quát tình hình giáo dục ở thị xã Thuận An

2.1.2.1 Mặt mạnh

Với sự chăm lo thực hiện một từ hệ thống chính trị và toàn xã hội, sự nghiệp GD&ĐT của thị xã Thuận An đã được phát triển khá toàn diện và đồng bộ từ Mẫu giáo đến Trung học phổ thông, phục vụ tốt nhu cầu giáo dục trên địa bàn. Cơ sở trường lớp từng bước được mở rộng theo hướng đa dạng hoá các loại hình trường và kiên cố hoá theo hướng đạt chuẩn Quốc gia về CSVC. Chất lượng giáo dục từng bước được nâng lên. Công tác XHH giáo dục được các tầng lớp nhân dân, các tổ chức xã hội tham gia hưởng ứng, quan tâm. Mối quan hệ phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục toàn diện học sinh được quan tâm thực hiện. Qua đó góp phần giúp ngành giáo dục nói chung và cấp TH nói riêng quan tâm chăm lo, hỗ trợ giúp đỡ HS nghèo, khen thưởng HS giỏi, hỗ trợ tu sửa CSVC, mua sắm trang thiết bị, hỗ trợ đời sống GV, nâng cao chất lượng dạy học.

Năm học 2017-2018, cấp TH có 24 đơn vị với 769 lớp và 33.070 học sinh. Số lượng GV cấp TH là 1.458 người với trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn ngày càng được nâng cao. Chất lượng giáo dục TH có nhiều tiến bộ, mặc dù hàng năm số lượng học sinh tăng nhanh do tỉ lệ dân nhập cư đến với Thuận An ngày càng cao. Đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục phát triển về số lượng và chất lượng với cơ cấu ngày càng hợp lý. Công tác quản lí giáo dục dần đổi mới và tiếp tục tăng cường theo hướng phân công, phân cấp, phân quyền, tăng tính tự chủ cho các đơn vị trường học trong việc thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch. Thực hiện nghiêm túc cuộc vận động 2 không với 4 nội dung, thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy ngày càng đi vào chiều sâu. Hằng năm tỉ lệ lên lớp toàn thị xã trên 90%, hoàn thành chương trình bậc TH trên 99%.

2.1.2.1 Mặt hạn chế

Với sự tăng dân số cơ học diễn ra nhanh chóng do nhiều người dân nhập cư đến Thuận An để làm việc nên lượng học sinh tăng nhanh hằng năm, điều này dẫn đến CSVC chưa đáp ứng cho học sinh đủ học 2 buổi/ngày, một số trường quá tải học sinh trên lớp đã ảnh hưởng tới chất lượng học tập của học sinh, đặc biệt là rất khó khăn trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu đạt kết quả cao.

Chất lượng GD&ĐT nhìn chung còn thấp so với yêu cầu, nhất là giáo dục nghề nghiệp, phân luồng cho học sinh sau trung học cơ sở. Hiện nay chỉ có khoảng 10% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào học các trường trung học chuyên nghiệp, trung cấp nghề.

Quản lý giáo dục có nơi chưa đáp ứng yêu cầu. Một số nhà giáo và CBQL giáo dục còn hạn chế về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; một số bộ phận chưa theo kịp nhu cầu đổi mới và phát triển giáo dục, chưa sáng tạo, thiếu động lực tự học và đổi mới, chưa thực sự tâm huyết với ngành, đôi lúc vẫn còn trường hợp vi phạm đạo đức nghề nghiệp.

Trang thiết bị phục vụ cho đổi mới giảng dạy vẫn chưa đáp ứng đầy đủ, việc sử dụng thiết bị giáo dục chưa thật sự hiệu quả, còn để lãng phí, quản lí chưa chặt chẽ ở một vài đơn vị.

Một số đơn vị chưa đạt chuẩn quốc gia do CSVC chưa đủ chuẩn, mới thành lập hoặc chia tách. Vẫn còn vài cơ sở trường lớp chưa đảm bảo môi trường xanh, sạch, đẹp và cũ kỹ, thiếu khang trang do xây dựng khá lâu (Phòng GD&ĐT, 2017).

2.2 Kết quả khảo sát Luận văn: Khái quát tình hình giáo dục ở thị xã Thuận An

2.2.1 Chọn mẫu khảo sát

Hiện địa bàn thị xã Thuận An có có 24 đơn vị với 769 lớp và 33.070 học sinh (bảng 2.1) phân bố trên 10 phường, xã. Tuy nhiên do số lượng trường lớn và giới hạn về thời gian, kinh phí nên tác giả lựa chọn 4 trường ngẫu nhiên để đơn giản cho việc thực hiện khảo sát bao gồm Trường TH Lái Thiêu; Trường TH Phan Chu Trinh; Trường TH Phú Long (thuộc phường Lái Thiêu); TH Bình Thuận (thuộc phường Thuận Giao) làm đại diện khảo sát.

Bảng 2.1: Danh sách trường TH tại Thuận An, năm học 2017-2018

Với trung bình số lượng CBQL, GV trong các trường TH khoảng 60 người. Tác giả chọn số mẫu là 50 cho mỗi trường, tổng số mẫu là 200 mẫu cho 4 trường trong danh sách mục tiêu lựa chọn khảo sát.

2.2.2 Tổ chức nghiên cứu

Tác giả sử dụng 01 phiếu khảo sát được thiết kế dùng chung cho CBQL và GV trong đánh giá công tác quản lý HĐGD NGLL của HT. Mỗi mẫu sẽ được cung cấp một bảng khảo sát để tiến hành trả lời các câu hỏi. Tổng số phiếu được chuẩn bị là 200 phiếu. Phiếu được định dạng ở dạng giấy phù hợp cho các hoạt động khảo sát trực tiếp.

Tác giả tiếp cận đến 04 trường trong danh sách lựa chọn khảo sát, tiếp cận BGH nhà trường, xin cung cấp thông tin liên hệ về danh sách CBQL, GV trong trường và xin phép liên hệ thực hiện phỏng vấn, hoặc phát phiếu khảo sát thu thập thông tin liên quan đến nghiên cứu. Đối với các CBQL, GV không tiếp cận trực tiếp được thì tác giả sử dụng hình thức phỏng vấn gọi điện, email hoặc mạng xã hội.

2.2.3 Kết quả khảo sát và phương pháp xử lý số liệu Luận văn: Khái quát tình hình giáo dục ở thị xã Thuận An

Sau quá trình khảo sát tác giả thu về được 175 phiếu và thực hiện sàng lọc, làm sạch dữ liệu có 162 phiếu đủ điều kiện để phân tích, chiếm 81% số phiếu thực hiện khảo sát được chuẩn bị. Số lượng phiếu bị loại bỏ nhỏ, không ảnh hưởng nhiều đến kết quả phân tích. Số phiếu khảo sát cuối cùng sẽ được tác giả đưa vào phân tích dữ liệu bằng các phần mềm chuyên dụng trong hỗ trợ phân tích dữ liệu là SPSS V22 (viết tắt của Statistical Package for the Social Sciences) và Excell 2016.

Dữ liệu khảo sát sẽ được tác giả đánh giá các chỉ số gồm tỉ lệ %, điểm trung bình, độ lệch chuẩn của từng câu nội dung khảo sát. Qua đó, tác giả sẽ so sánh, phân tích, tổng hợp và rút ra kết luận về thực trạng HĐGD NGLL của HT một số trường TH trên địa bàn thị xã Thuận An.

Quy ước đánh giá điểm trung bình (ĐTB):

Từ 3,26 đến dưới 4 tương ứng với mức đánh giá: Rất tốt/ Rất thường xuyên/ Ảnh hưởng rất nhiều/Rất cần thiết/ Rất khả thi.

Từ 2,51 đến dưới 3,25 tương ứng với mức đánh giá: Khá/ Thường xuyên/ Ảnh hưởng Nhiều/ Cần thiết/ Khả thi.

Từ 1,76 đến dưới 2,50 tương ứng với đánh mức đánh giá nội dung là Trung Bình/ Ít thường xuyên/ Ít ảnh hưởng/ Ít cần thiết/ Ít khả thi.

Dưới 1,00 đến 1,75 tương ứng với mức đánh giá: Không tốt/ Không thường xuyên/ Không thực hiện/ Không ảnh hưởng/ Không cần thiết/ Không khả thi.

Kết quả phân tích sẽ trình bày ở các phần bên dưới.

2.2.4 Kết quả thống kê thông tin mẫu Luận văn: Khái quát tình hình giáo dục ở thị xã Thuận An

Kết quả phân tích mẫu khảo sát với các nội dung gồm giới tính, vị trí làm việc, thâm niên làm việc và trình độ chuyên môn hiện tại. Kết quả sẽ đánh giá cụ thể về tỉ lệ % về đặt tính riêng của đối tượng khảo sát.

Bảng 2.2: Thống kê thông tin đối tượng khảo sát

Về thành phần giới tính: Tỉ lệ giữa nam và nữ trong thành phần CBQL, GV trong các trường TH có sự chênh lệch lớn với 92,6% nữ và 7,4% nam (Bảng, 2.3).

Về thành phần trình độ chuyên môn: Cho thấy chiếm phần lớn là trình độ Cử nhân (Đại học) với 52,5% số phiếu, tiếp đó là trình độ Cao đẳng với 34,0% số phiếu, Trung cấp trở xuống với 13,0% số phiếu lựa chọn; Trình độ thạc sĩ rất hạn chế với 0,6% số phiếu khảo sát. Điều này cho thấy GV có trình độ chuẩn và trên chuẩn chiếm tỉ lệ cao (trình độ Trung cấp trở lên theo quy định hiện hành). Điều này là cơ sở để nhà trường có thể đưa ra và thực hiện các biện pháp trong quản lý HĐGD NGLL ở các trường TH hiện nay.

Về vị trí làm việc: Trong cuộc khảo sát cho nghiên cứu thì số lượng GV chiếm phần lớn trong thành phần đối tượng khảo sát với 84%; Tổ trưởng chuyên môn đứng thứ 2 với 9,3% số phiếu khảo sát; Ban giám hiệu với 4,3% và GV PTĐ với 2,5% số phiếu khảo sát. Tỉ lệ này phụ thuộc vào cơ cấu tổ chức của các nhà trường TH hiện nay trong đó lực lượng GV là lực lượng chủ đạo trong giáo dục TH, trực tiếp thực hiện công việc giáo dục trong nhà trường.

Về thâm niên công tác: Qua số liệu phân tích cho thấy không có sự chênh lệch quá lớn về các khoảng thâm niên công tác, tuy nhiên thâm niên công tác ít có tỉ lệ cao hơn. Cụ thể số lượng CBQL, GV có thâm niên công tác dưới 5 năm chiếm tỉ lệ cao với 30,2% số đối tượng khảo sát; từ 5 -10 năm chiếm 34,0%; Số đối tượng có thâm niên làm việc từ 10-15 năm 20,4%; Thâm niên trên 15 năm chiếm 15,4% đối tượng khảo sát. Điều này cho thấy các trường đã có sự cân đối tốt giữa các đối tượng CBQL và GV nhằm ổn định tình hình dạy và học. Luận văn: Khái quát tình hình giáo dục ở thị xã Thuận An

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ: 

===>>> Luận văn: Thực trạng giáo dục ngoài giờ lên lớp ở tiểu học

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0906865464