Khóa luận: Tổng quan về một số địa điểm yêu thích của học sinh

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Khóa luận: Tổng quan về một số địa điểm yêu thích của học sinh hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Khóa luận: Tìm hiểu một số điểm du lịch được học sinh sinh viên yêu thích ở Hải Phòng dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

Phiếu khảo sát động cơ di du lịch của học sinh sinh viên

Nhằm tìm hiểu động cơ du lịch của học sinh viên chúng tôi gửi phiếu này đến bạn vui lòng bạn trả lời cácc âu hỏi dưới đây bằng cách đánh đấu hoặc điền vào chỗ trống chứa sẵn các thông tin. Khóa luận: Tổng quan về một số địa điểm yêu thích của học sinh

Bạn thích đi du lịch ở đâu tại Hải Phòng?

 Thời gian trong năm mà bạn muốn đi ?

  • Tháng 1 đến tháng 3
  • Tháng 4 đến tháng 6
  • Tháng 6 đến tháng 8
  • Tháng 9 đến tháng 12

Mức chi trả cho chuyến đi của bạn?

  • Khoảng 200.000 Nghìn
  • Khoảng 500.000 nghìn
  • Khoảng 1 triệu
  • Trên 1 triệu

Hình thức tổ chức mà bạn muốn đi?

  • Theo gia đình
  • Theo lớp
  • Theo nhóm bạn bè
  • Một mình

Bạn thường đi du lịch bao nhiêu ngày?

  • 1 ngày
  • 2 ngày
  • 3 ngày

Bạn đi du lịch với mục đích gì?

  • Nghỉ dưỡng
  • Tham quan, giải trí
  • Tâm linh
  • Khác

Két quả phiếu điều tra

Từ phiều điều tra ta có thể thấy chủ yếu các bạn học sinh sinh viên của hải

Phòng lựa chọn nhiều nhất 4 điêm du lịch sau:

  • Đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm
  • Đền Nghè
  • Khu trải nghiệm sáng tạo Hai Bà Trưng
  • Khu du lịch Đồ Sơn

Sau đây là tìm hiểu về địa điểm du lịch được yêu thích của học sinh, sinh viên Hải Phòng.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ: 

===>>> Viết Thuê Tốt Nghiệp Khóa Luận Văn Hóa Du Lịch

2. KHU DI TÍCH VÀ ĐỀN THỜ TRÌNH QUỐC CÔNG NGUYỄN BỈNH KHIÊM

2.1 Khái vế vùng đất nơi tồn tại di tích lịch sử Giới thiệu chung Khóa luận: Tổng quan về một số địa điểm yêu thích của học sinh

Huyện Vĩnh Bảo ở phía Tây nam thành phố Hải Phòng, giáp với các huyện Thái Thụy, Quỳnh Phụ (tỉnh Thái Bình), Tứ Kỳ, Ninh Giang (tỉnh Hải Dương) và huyện Tiên Lãng (Hải Phòng), cách trung tâm thành phố Hải Phòng 40 km, là huyện đất liền xa nhất của thành phố

Điều kiện tự nhiên:

Bao bọc quanh huyện là 3 con sông: Sông Luộc, Sông Hoá, Sông Thái Bình.

Diện tích tự nhiên: 18.054 ha, trong đó diện tích canh tác: 12.896 ha.

Dân số: 184.526 người; số hộ: 48.000 hộ.

Huyện có các đường giao thông chính là: Đường quốc lộ 10 đoạn qua huyện dài 15km, đường 17A dài 23,7km (từ bến phà Chanh giáp huyện Ninh Giang đến cống 1 Trấn Dương giáp huyện Thái Thuỵ tỉnh Thái Bình); đường 17B dài 28km đi qua 14 xã và đường Cúc Phố – Vĩnh Phong dài 8km; đường Hàn Khóa luận: Tổng quan về một số địa điểm yêu thích của học sinh

Hoá dài 6km. Các tuyến đường trên đều được rải nhựa và bê tông, cơ bản đảm bảo yêu cầu giao thông của nhân dân.

Về kinh tế:

Chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, kinh tế thuần nông, cây lúa, chăn nuôi lợn, trâu bò, gia cầm và trồng một số loại rau màu. Sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp rất nhỏ bé, chiếm tỷ trọng rất thấp trong cơ cấu kinh tế (Nông nghiệp 67%, công nghiệp dịch vụ 35%), không có nhà máy, xí nghiệp sản xuất công nghiệp, TCN.

Thu nhập bình quân đầu người: 350.000đ/ tháng.

Đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn.

Về xã hội :

Huyện có 29 xã, 01 thị trấn.

Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên(2004): 0,6%

Tỷ lệ hộ nghèo, có trên 8000 hộ =17,7% tổng số hộ (tiêu chí hiện nay), là huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất thành phố.

Số người bị nhiễm chất độc hoá học trong chiến tranh (da cam): 2123 người.

Số người tàn tật: 1.252 người

Số xã kinh tế, đời sống nhân dân còn nghèo, nhiều khó khăn: Có 9 xã (Dũng Tiến, Giang Biên, Việt Tiến, Vĩnh An, Thắng Thuỷ,Trung Lập, Hiệp Hoà, Hùng Tiến, Tân Hưng)

Số lao động dư thừa, không có việc làm còn nhiều, chiến tỷ lệ 30% tổng số lao động

Tình hình hiện nay của huyện: An ninh chính trị được giữ vững ổn định, trật tự ATXH được đảm bảo, rất thuận lợi cho các nhà đầu tư và các tổ chức phi chính phủ nước ngoài vào đầu tư cho các dự án phát triển KT-XH của địa phương.

Về y tế:

Huyện có 1 trung tâm y tế với 160 giường bệnh, 3 phòng khám đa khoa khu vực, 30 trạm y tế xã.

Khó khăn lớn nhất của y tế xã là: Nhiều trạm y tế xuống cấp, thiếu phòng và thiếu trang thiết bị phục vụ khám chữa bệnh cho nhân dân, thiếu kinh phí đào tạo y bác sĩ cho y tế xã. Trong đó có 3 trạm y tế xã xuống cấp nghiêm trọng không đảm bảo yêu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân là trạm y tế xã: Hiệp Hoà, Vĩnh An, Tiền Phong.

Về giáo dục

Huyện có 31 trường mầm non, 31 trường tiểu học, 31 trường trung học cơ sở , 5 trường trung học phổ thông, 1 trung tâm giáo dục thường xuyên với tổng số học sinh trên 50 ngàn em. Cơ sở vật chất, phòng học, trang thiết bị phục vụ dạy và học theo chuẩn còn thiếu nhiều. Có 6 xã đang có nhiều khó khăn về xây dựng trường lớp là xã: Giang Biên, Vĩnh An, Dũng Tiến, Hiệp Hoà, An Hoà, Trung Lập. Đây là những xã nghèo, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.

Vĩnh Bảo những năm kháng chiến chống ngoại xâm Trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp

Quân và dân Vĩnh Bảo đã chiến đấu 73 trận, tiêu diệt 2.504 tên địch, thu 500 súng các loại, phá hủy 470 tấn phương tiện vận tải quân sự và súng đạn địch. Tổng kết kháng chiến chống Pháp, Vĩnh Bảo có 1.519 liệt sĩ, 595 thương binh, 2.452 tập thể và cá nhân được Nhà nước tặng thưởng huân chương các loại.

Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Quân và dân Vĩnh Bảo đã chiến đấu 179 trận, bắn rơi 4 máy bay (có 1 chiếc F 111), bắt sống giặc lài Mỹ, phá 3.000 quả bom, mìn, thủy lôi; giữ vững hệ thống giao thông thủy bộ, bảo đảm yêu cầu chi viện cho miền Nam, bảo vệ tính mạng, tài sản cho nhân dân và các cơ quan, xí nghiệp, nhân dân nội thành sơ tán về huyện.

Trung ương Đảng và Nhà nước đã tặng thưởng

Danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang cho nhân dân và lực lượng vũ trang huyện Vĩnh Bảo, Trung đội du kích tập trung huyện, nhân dân và lực lượng vũ trang xã Cổ Am, Đồng Minh, Cao Minh và Tam Đa, 196 bà mẹ được phong tặng Bà mẹ Việt Nam anh hùng…

1.2. Khái quát về khu di tích Khóa luận: Tổng quan về một số địa điểm yêu thích của học sinh

Khu di tích và đền thờ Trình quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm

Là quần thể các công trình lịch sử – văn hoá gắn với cuộc đời và sự nghiệp danh nhân Nguyễn Bỉnh Khiêm,[1][2] một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất của lịch sử Việt Nam thế kỷ 16, trên quê nội (thuộc xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng) và quê ngoại (thuộc xã Kiến Thiết, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng) của ông. Ngày 7 tháng 1 năm 2016 (tức ngày 28 tháng 11 năm Ất Mùi), tại Khu di tích Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm thuộc xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, UBND Thành phố Hải Phòng đã trọng thể kỷ niệm 430 năm ngày mất của ông và đón nhận bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt do Chính phủ trao tặng. Đây là di tích quốc gia đặc biệt thứ hai của Hải Phòng sau danh lam thắng cảnh quần đảo Cát Bà được xếp hạng vào năm 2013.

Cần lưu ý rằng Trình Quốc công là tước phong chính thức cao nhất của vua nhà Mạc cho Nguyễn Bỉnh Khiêm lúc sinh thời, gần 20 năm trước khi ông mất. Sự thật lịch sử này căn cứ vào 3 tấm văn bia do chính ông soạn lúc đã cáo quan về quy ẩn tại quê nhà Trung Am ở độ tuổi ngoài 73 và hiện còn được lưu giữ gần như nguyên vẹn tại 2 huyện Quỳnh Phụ và Thái Thụy của tỉnh Thái Bình. Tuy nhiên đến nay, vẫn còn nhiều nhà nghiên cứu đồng tình với một nhận định sai sót là Nguyễn Bỉnh Khiêm chỉ được truy phong tước hiệu Quốc công sau khi ông đã qua đời. Trong khi đó, tên gọi Trạng Trình là cách gọi vắn tắt của dân gian dành cho Nguyễn Bỉnh Khiêm và sau này được dùng phổ biến ngay cả trong các tài liệu nghiên cứu về sự nghiệp của ông.

Lịch sử hình thành

Cùng với quá trình hình thành vùng đất con người. Ở mỗi vùng miền trên đất nước ta, các di tích hiện còn tồn tại đến nay luôn gắn liền với truyền thống đấu tranh dựng làng, giữ nước, chống giậc ngoại xâm cũng như truyền thống văn hóa mang đậm nét bản sắc dân tộc của cộng đồng dân cư địa phương có di tích. Cụ thề hơn, các di tích ấy thường là ng thờ phụng thần linh gắn với tôn giáo hoặc tín ngưởng và tùy theo đối tượng. nội dung thờ tự mà có các tên gọi khác nhau cho phù hợp.

Các di tích có tên gọi là đền thường là ng thờ thánh hoặc những nhân vật lịch sử đã được thẩn thánh hóa và tên gọi cũng có khá nhiều loại. Có loại hình lớn cả về mật bằng lẫn ý nghĩa. Có thể kể tới như đền Hùng, đền Gióng. (đền Vua Đinh. Vua Lê, đền Lý Bát Đế hay đền Kiếp Bạc… Cũng có khi đền gắn với việc thờ các thần linh hoặc những nhân vật lịch sử của địa phương được kính trọng và làm thiêng hóa theo thời gian.

Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm ở làng Trung Am. xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo. thành phố Hải Phòng cũng có lịch sử hình thành và phát triển chung gắn liền với hệ thống các di tích trên phạm vi cả nước, đặc biệt là ở vùng đồng bằng châu thổ Băc bộ.

Ghi chép về ng thờ tự này, tập sách “Từ điển Bách khoa địa danh Hải Phòng” xuất bản năm 1997, mục Trung Am, trang 444 có ghi là: “Đền Trung Am, xã Lý Học đã được xêp hạng là di tích lịch sứ văn hóa”. Tên gọi truyền khẩu thì có khá nhiều như đền quan Trạng, đền thờ Trạng Trình…

Năm 1991, tại Quyết định số 1057/QĐ ngày 14/6/199 K Bộ Văn hóa Thông tin, Thể thao và Du lịch (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã quyết định xếp hạng ngôi đền là di tích lịch sử cấp quốc gia với tên gọi là: Di tích Lịch sử Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm, xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng

Năm 2015. Bộ Văn hóa. Thể thao và Du lịch đã đồng ý cho phép thành phố Hải Phòng lập hồ sơ khoa học đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm là di tích quốc gia đặc biệt. Trong quá trình tiến hành công tác nghiên cứu. sưu tẩm. khảo sát các nguồn tư liệu cũng như hiện trạng khu di tích, Báo tàng Hải Phòng. đơn vị được Sở Văn hóa. Thể thao và Du lịch giao nhiệm vụ lập hồ sơ nhận thấy: Bên cạnh ngôi đền thờ còn có các khu vực phụ cận của di tích quốc gia đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm tại làng Trung Am, xã Lý Học. huyện Vĩnh Bảo. Các di tích nảy đều có liên quan mật thiết đền cuộc đời, sự nghiệp của Trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm rất có giá trị lịch sử văn hóa như tháp bút Kình Thiên, ng mà học trờ của Trạng nguyên xây dựng từ cách đây hơn 400 năm đế tôn vinh thầy học của mình. Ngoài ra, gần ngôi đền, Nguyễn Bỉnh Khiêm còn xây dựng lên quán Trung Tân để cho khách bộ hành nghỉ ngg và tấm bia đá Trung Tân quán bi ký (phục dựng) giúp cho khách tham quan tìm hiểu về địa danh rất nôi tiếng này. Thểm nữa, ngay sau đền thờ Trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm còn có đền thờ thân phụ. thân mẫu của Trạng nguyên (phục dựng) quymô rất lớn làm bằng gỗ lim tạo thành khu di tích với các đơn nguyên kiến trúc nằm ở khu vực phụ cận, liền kề với di tích đền thờ cần được quyhoạch, bảo vệ. Đây đều là những di tích liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của danh nhân văn hóa Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Để phù hợp với tên gọi của di tích đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng là di tích quốc gia năm 1991, Bảo tàng Hải Phòng đề nghị vần lấy gọi cũ là: Di tích Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm, xã Lý Học, huyện Vĩnh Báo, thành phổ Hải Phòng là tên gọi chính thức của di tích.

Cuộc đời và sự nghiệp của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm

Nguyễn Bỉnh Khiêm nguyên có tên khai sinh là Nguyễn Văn Đạt, sinh năm Tân Hợi, niên hiệu Hồng Đức thứ 22 dưới triều Lê Thánh Tông (1491), ở thời kỳ được coi là thịnh trị nhất của nhà Lê sơ. Ông sinh tại làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, phủ Hạ Hồng, trấn Hải Dương (nay thuộc xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng).

Cha của ông là giám sinh Nguyễn Văn Định, đạo hiệu là Cù Xuyên, nổi tiếng hay chữ nhưng chưa hiển đạt trong đường khoa cử. Mẹ của ông là bà Nhữ Thị Thục, con gái út của quan Tiến sĩThượng thư bộ Hộ Nhữ Văn Lan triều Lê Thánh Tông, bà là người phụ nữ có bản lĩnh khác thường, học rộng biết nhiều lại giỏi tướng số, nên muốn chọn một người chồng tài giỏi để sinh ra người con có thể làm nên đế nghiệp sau này, nhưng kén chọn mãi đến khi luống tuổi bà nghe lời cha mới lấy ông Nguyễn Văn Định (người huyện Vĩnh Lại) là người có tướng sinh quý tử.

Quê ngoại của Nguyễn Bỉnh Khiêm ở làng An Tử Hạ, huyện Tiên Minh, phủ Nam Sách, trấn Hải Dương (nay là thôn Nam Tử, xã Kiến Thiết, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng). Nội ngoại đôi bên thuộc hai phủ nhưng bên nà y bên ấy nhìn rõ cây đa đầu làng, chỉ qua con sông Hàn (Tuyết Giang) nối đôi bờ.

Về hành trạng của bà Nhữ Thị Thục, các tài liệu nghiên cứu đến nay vẫn chưa thống nhất về tính xác thực của những giai thoại trong dân gian kể rằng bà chê ông Nguyễn Văn Định không biết cách dạy con nên đã bỏ về nhà cha mẹ đẻ làng An Tử Hạ (bởi với biệt tài lý số của mình, bà Nhữ Thị Thục đã tiên đoán nhà Lê sơ 40 năm sau thời thịnh trị của Lê Thánh Tông sẽ đi vào suy tàn nên bà muốn dạy Nguyễn Văn Đạt học cách làm vua để có thể giành được ngôi vị đế vương về sau, điều này trái với ý muốn của ông Nguyễn Văn Định). Nhiều nguồn sử liệu trước đây khẳng định rằng sau khi bỏ về nhà cha mẹ đẻ, bà đã vượt qua lễ giáo phong kiến mà đi bước nữa để rồi sinh ra Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan (người làng Bùng, xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, trấn Sơn Tây thuộc tỉnh Hà Tây cũ). Nhưng nhiều nghiên cứu hiện nay cho rằng điều này rất khó xảy ra bởi bà Nhữ Thị Thục sinh ra Nguyễn Văn Đạt khi đã luống tuổi (ngoài 20 tuổi) trong khi Phùng Khắc Khoan sinh sau Nguyễn Bỉnh Khiêm (Nguyễn Văn Đạt) tới 37 năm. Một điều nữa là bà Nhữ Thị Thục sau khi qua đời lại được an táng bên nhà cha mẹ đẻ ở làng An Tử Hạ mà không phải tại làng Trung Am bên nhà chồng như quan niệm truyền thống xưa nay.

Nguyễn Bỉnh Khiêm được giáo dục từ nhỏ trong một gia đình nội ngoại đều có học vấn uyên thâm. Hầu hết những nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Bỉnh Khiêm đều ghi nhận ảnh hưởng lớn của bên họ ngoại trong việc hình thành nhân cách cũng như tài năng của ông. Trong gia phả của họ Nguyễn (thuộc nhánh hậu duệ người con trai thứ 7 của Nguyễn Bỉnh Khiêm) ở thôn An Tử Hạ còn ghi lại: “Phu nhân hồi An Tử Hạ, ỷ phụ thân giáo dưỡng Đạt nhi tam tuế”, qua đó cho thấy mẹ Nhữ Thị Thục và ông ngoại Nhữ Văn Lan có công lớn giáo dưỡng Nguyễn Văn Đạt khi còn nhỏ.

Đến tuổi trưởng thành, nghe tiếng Bảng nhãnLương Đắc Bằng ở làng Lạch Triều (thuộc huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa ngày nay) nổi danh trong giới sĩ phu đương thời, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã cất công vào tận xứ Thanh để tầm sư học đạo. Lương Đắc Bằng từng là một đại thần giữ chức Thượng thư dưới triều Lê sơ nhưng sau khi những kế sách nhằm ổn định triều chính do ông đưa ra không được vua Lê cho thi hành, Lương Đắc Bằng đã cáo quan về quê sống đời dạy học (1509). Nguyễn Bỉnh Khiêm vốn sáng dạ, thông minh lại chăm chỉ học hành nên chẳng bao lâu đã trở thành học trò xuất sắc nhất của người thầy họ Lương. Bởi vậy mà trước khi qua đời, Bảng nhãn Lương Đắc Bằng đã trao lại cho Nguyễn Bỉnh Khiêm bộ sách quý về Dịch học (Chu Dịch) là Thái Ất thần kinh đồng thời ủy thác người con trai Lương Hữu Khánh của mình cho Nguyễn Bỉnh Khiêm dạy dỗ.

Lớn lên trong thời đại loạn (giai đoạn triều Lê sơ rơi vào khủng hoảng, suy tàn), không muốn đi lại vết xe cũ của người thầy Lương Đắc Bằng nên từ khi trưởng thành cho đến khi ra ứng thí (1535), suốt hơn 20 năm, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã bỏ qua tới 9 kỳ đại khoa (trong đó có 6 khoa thi dưới triều Lê sơ). Ngay cả khi nhà Mạc lên thay nhà Lê sơ (1527), xã hội dần đi vào ổn định nhưng Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng không vội vã ra ứng thí (ông không tham dự 2 khoa thi đầu tiên dưới triều Mạc). Tới năm Đại Chính thứ sáu (1535) đờiMạc Thái Tông (Mạc Đăng Doanh) thịnh trị vương đạo nhất triều Mạc, ông mới quyết định đi thi và đậu ngay Trạng nguyên. Năm ấy ông đã 45 tuổi. Ngay sau khi đỗ đạt, ông được bổ nhiệm làm Đông Các hiệu thư (chuyên việc soạn thảo, sửa chữa các văn thư của triều đình) rồi sau được cử giữ nhiều chức vụ khác nhau như Tả thị lang bộ Hình, Tả thị lang bộ Lại kiêm Đông các Đại học sĩ. Nhưng sự qua đời đột ngột của Mạc Thái Tông vào năm Đại Chính thứ 11 khi mới 41 tuổi (1540) đã kết thúc giai đoạn được coi là thịnh trị nhất dưới triều Mạc đồng thời Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng mất đi một chỗ dựa vững chắc cho việc thực hiện những hoài bão trị quốc của mình. Nhân lúc triều chính nhiễu nhương chia bè kết phái do Mạc Hiến Tông (Mạc Phúc Hải) còn ít tuổi lên thay vua cha nhưng chưa đủ năng lực điều hành chính sự, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã dâng sớ trị tội 18 lộng thần (trong đó có cả con rể của ông là Phạm Dao làm Trấn thủ Sơn Nam) nhưng không được vua chấp thuận. Bởi vậy, năm 1542 ông xin về quê trí sĩ sau 8 năm làm quan tại triều đình.

Sau hai năm về trí sĩ, tới năm Giáp Thìn (1544), vua Mạc lại cho người về phong tướcTrình Tuyền Hầu cho ông, rồi sau lại thăng ông lên chức Thượng thư bộ Lại, Thái phó, tước Trình Quốc Công. Do vậy mà dân gian quen gọi ông là Trạng Trình. Một số nhà nghiên cứu tiểu sử Nguyễn Bỉnh Khiêm cho rằng nguồn gốc của tên gọi Trình Tuyền(gắn với tước hiệu Trình Tuyền Hầu và Trình Quốc Công của ông) là bắt nguồn từ tên địa danh của làng Trung Am từ trước chứ không phải là bắt nguồn từ họ tên người theo ý hiểu rằng “Nguyễn Bỉnh Khiêm là người hiểu rõ suối nguồn Lý học của họ Trình (tức Trình Di và Trình Hạo) đời Tống bên Trung Quốc“.

Gần hai chục năm từ năm 53 tuổi tới 73 tuổi, Nguyễn Bỉnh Khiêm tuy không ở hẳn kinh đô nhưng vẫn cáng đáng nhiều việc triều chính, lúc bàn quốc sự, lúc theo xa giá nhà vua đi dẹp loạn, vua Mạc tôn kính ông như bậc quân sư. Những việc trọng đại nhà vua thường sai sứ giả về hỏi (trong đó có lời khuyên nổi tiếng đã đi vào sử sách: Cao Bằng tuy tiểu, khả diên sổ thế), có khi lại đón ông lên kinh để bàn việc, xong rồi ông lại trở về làng Trung Am. Ngoài 73 tuổi, ông mới chính thức treo ấn từ quan, về quy ẩn nơi quê nhà.Trạng nguyên, Tô Khê hầu Giáp Hải một người bạn lâu niên với Nguyễn Bỉnh Khiêm đã làm thơ ca ngợi tài đức cũng như công lao của ông đối với triều Mạc, trong đó có những câu như “Lực phù nhật cốc trụ kình thiên” (năng lực phò vua như cột chống đỡ trời) hay “Tứ triều huân nghiệp nhân trung kiệt” (một tay anh kiệt huân nghiệp trải bốn triều vua). Khóa luận: Tổng quan về một số địa điểm yêu thích của học sinh

Trong những năm trí sĩ cũng như thời gian quy ẩn tại quê nhà, ông đã cho dựng am Bạch Vân, lấy hiệu là Bạch Vân cư sĩ, lập quán Trung Tân, làm cầu Nghinh Phong, Trường Xuân cho dân qua lại thuận tiện và mở trường dạy học cạnh sông Tuyết (còn có tên là sông Hàn). Vì vậy mà về sau các môn sinh tôn ông là “Tuyết Giang phu tử“. Học trò của ông có nhiều người hiển đạt sau này như Phùng Khắc Khoan, Lương Hữu Khánh, Trương Thời Cử, Đinh Thời Trung, Hàn Giang cư sĩNguyễn Văn Chính (con trai cả của ông)… Nhiều tài liệu văn học sử cho rằng Nguyễn Dữ (tác giả của Truyền kỳ mạn lục) cũng từng là học trò của ông và được ông phụ chính tác phẩm để Truyền kỳ mạn lục trở thành một áng thiên cổ kỳ bút như Vũ Khâm Lân đã ca ngợi. Tuy nhiên cũng có một số nhà nghiên cứu cho rằng Nguyễn Dữ chưa từng là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm mà chỉ là một người sống cùng thời với ông. Vấn đề này đến nay vẫn chưa có quan điểm thống nhất của giới nghiên cứu văn học cũng như lịch sử.

Ông tạ thế tại quê nhà ở tuổi 95, đây là tuổi thọ hiếm có đương thời. Trước khi qua đời, ông còn dâng sớ lên vua Mạc: “… Thần tính độ số thấy vận nước nhà đã suy, vận nhà Lê đến hồi tái tạo, ý trời đã định, sức người khó theo. Song nhân giả có thể hồi thiên ý, xin nhà vua hết lòng tu nhân phát chính, lấy dân làm gốc, lấy nước làm trọng, trong sửa sang văn trị, ngoài chuyên cần võ công, may ra giữ được cơ nghiệp tổ tiên, thì thần chết cũng được thỏa lòng”. Bấy giờ vua Mạc Mậu Hợp cử Phụ chính đại thần Ứng vương Mạc Đôn Nhượng cùng văn võ bá quan về lễ tang để tỏ sự trọng thị. Việc vua Mạc cử người được vua coi như cha về dự lễ tang đã nói lên sự trân trọng rất lớn của triều Mạc với Nguyễn Bỉnh Khiêm. Triều đình lại sai cấp ruộng tự điền trăm mẫu, đồng thời cấp ba nghìn quan tiền để lập đền thờ ông tại quê nhà, đích thân vua đề chữ lên biển gắn trước đền thờ là “Mạc Triều Trạng Nguyên Tể Tướng Từ”.

Theo bản Phả ký (Bạch Vân am cư sĩ Nguyễn công Văn Đạt phả ký) do Ôn Đình hầu Vũ Khâm Lân soạn năm 1743, Nguyễn Bỉnh Khiêm có cả thảy ba người vợ và 12 người con, trong đó có 7 người con trai. Cũng giống như cha, hầu hết các con trai của Nguyễn Bỉnh Khiêm đều theo phò tá nhà Mạc. Bởi vậy sau khi nhà Mạc bị thất thủ dưới tay nhà Lê-Trịnh (1592), con cháu ông đều phải thay tên đổi họ, li tán thập phương. Một chi họ do người con trai cả của ông là Hàn Giang hầu Nguyễn Văn Chính đứng đầu đã di cư về vùng Trường Yên thuộc đất Hoa Lư, Ninh Bình ngày nay và đổi từ họ Nguyễn sang họ Giang nhằm tránh sự trả thù của nhà Lê-Trịnh. Lúc sinh thời, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã cử người con trai thứ 7 (con trai út) dẫn người cháu đội bát hương sang sinh cơ lập nghiệp ở làng An Tử Hạ, xã Kiến Thiết bên quê ngoại để trông coi phần mộ và thờ phụng ông bà ngoại Nhữ Văn Lan cùng mẹ Nhữ Thị Thục rồi về sau tạo thành một chi họ Nguyễn hậu duệ của Trạng Trình trên đất Tiên Lãng ngày nay.

Tác phẩm

Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, Nguyễn Bỉnh Khiêm được nhìn nhận là một trong những nhà văn hóa lớn của dân tộc. Ông là một chính khách có uy tín, bậc hiền triết, nhà tiên tri…Nhưng ông cũng đồng thời là một tác gia lớn có những đóng góp quan trọng trong sự phát triển của văn học dân tộc. Sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm phong phú, gồm cả chữ Hán và chữ Nôm.

Nguyễn Bỉnh Khiêm là một nhà thơ lớn, không chỉ của thế kỷ XVI. Tác phẩm của ông có ảnh hưởng sâu rộng, tác động tích cực vào đời sống tinh thần của nhân dân và góp phần thúc đẩy sự phát triển của tiến trình văn học dân tộc. Về thơ chữ Hán, ông có Bạch Vân am thi tập, theo ông cho biết là có khoảng một nghìn bài, nay còn lại khoảng 800 bài. Trong lời đề tựa cho tập thơ chữ Hán củ a mình, ông đã viết: “… Tuy nhiên cái bệnh yêu thơ lâu ngày tích lại chưa chữa được khỏi vậy. Mỗi khi được thư thả lại dậy hứng mà ngâm vịnh, hoặc là ca tụng cảnh đẹp đẽ của sơn thủy, hoặc là tô vẽ nét thanh tú của hoa trúc, hoặc là tức cảnh mà ngụ ý, hoặc là tức sự mà tự thuật, thảy thảy đều ghi lại thành thơ nói về chí, được tất cả nghìn bài, biên tập thành sách, tự đặt tên là Tập thơ am Bạch Vân” (Bạch Vân am thi tập tiền tự). Về thơ chữ Nôm, ông có Bạch Vân quốc ngữ thi tập (còn gọi là Trình quốc công Bạch Vân quốc ngữ thi tập), chính ông ghi rõ sáng tác từ khi về nghỉ ở quê nhà, nhưng không cho biết có bao nhiêu bài, hiện còn lại khoảng 180 bài. Thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm làm theo thể Đường luật và Đường luật xen lục ngôn nhưng ông thường không đặt tiêu đề cụ thể cho từng bài mà việc đó được thực hiện bởi những nhà biên soạn sau này. Theo Phả ký (Bạch Vân am cư sĩ Nguyễn công Văn Đạt phả ký) của Vũ Khâm Lân, Nguyễn Bỉnh Khiêm còn có bài phú bằng quốc âm nhưng nay đã bị thất lạc.

Ôn Đình hầu Vũ Khâm Lân trong bài Bạch Vân am cư sĩ Nguyễn công Văn Đạt phả ký soạn năm 1743, có đôi dòng nhận định về di sản thơ văn của Nguyễn Bỉnh Khiêm: “không cần gọt dũa mà tự nhiên, giản dị mà lưu loát, thanh đạm mà có nhiều ý vị… như gió mát trăng thanh, nghìn năm sau còn tưởng thấy”. Danh sĩ thời nhà Nguyễn là Phan Huy Chú trong bộ sách Lịch triều hiến chương loại chí ở phần Văn tịch chí cũng gần như có chung quan điểm với Vũ Khâm Lân khi nhận xét về thơ văn Trạng Trình: “thanh tao, tiêu sái, hồn hậu,

Như PGS.TS. Trần Thị Băng Thanh (Viện Văn học) đã đánh giá, Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thơ viết nhiều nhất trong năm thế kỷ đầu của nền văn học viết Việt Nam. Về số lượng mà xét thì Nguyễn Bỉnh Khiêm là một nhà quán quân. Tuy nhiên vấn đề không chỉ là số lượng. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã có một phong cách thơ riêng không lẫn. Ai cũng biết một nguyên tắc thẩm mỹ quan trọng của thơ thời trung đại là “thơ ngôn chí”, nguyên tắc mà các nhà nghiên cứu hiện đại thường xem là làm hạn chế tính thẩm mỹ của thơ và ngay các nhà thơ cổ cũng không phải đều nhất nhất tuân theo. Thế nhưng Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tuân theo một cách “triệt để” và với một cảm hứng sáng tạo mạnh mẽ. Với ông, đề vịnh, tự sự, tự thuật cũng đều để ngôn chí, và phong cách riêng của ông cũng được xác định chính từ những vần thơ ngôn chí ấy. Thơ văn của ông thể hiện sự ưu thời mẫn thế, đậm chất triết lý, giáo huấn nhưng vẫn gần gũi và dễ tiếp nhận.

Theo đánh giá của GS. Nguyễn Huệ Chi trong bài tham luận “Bước đầu suy nghĩ về Văn học Mạc”, thơ văn của Nguyễn Bỉnh Khiêm đánh dấu cho sự khởi đầu của một hình thức tư duy mới trong tiến trình hoàn thiện thơ ca trung đại Việt Nam. Đó là tư duy thế sự. Thơ vẫn mang tính trữ tình nhưng là “trữ tình lý trí”. Nó mang hình thức không phải là tư duy cảm tính mà là tư duy lý tính, nhìn thẳng vào xã hội nên gọi là tư duy thế sự. Bởi vậy thơ có tính phát hiện, hiện thực rất đáng kể. Nguyễn Bỉnh Khiêm nhìn sâu vào các ngóc ngách của xã hội để thấy bức tranh phức tạp của xã hội mà bức tranh ấy diễn ra một cách tự nhiên bởi nó là bức tranh xã hội có thực. Vì là tư duy thế sự nên cũng nhìn sâu vào tâm lý con người. Trong khi ở thời trước đó (điển hình là thời của Lê Thánh Tông) mọi thứ trong xã hội đều được ước lệ hoá, công thức hoá, được mỹ hoá thành một xã hội chung chung đâu cũng như nhau.

Nguyễn Bỉnh Khiêm được coi là người tiếp nối cho sự phát triển và hoàn thiện của nền thơ ca dân tộc kể từ sau Nguyễn Trãi, đồng thời bổ sung vào đó đậm đặc hơn, chất triết lý, suy tưởng và giáo huấn, để thơ trở thành một công cụ hữu ích, phục vụ con người, phản ánh hiện thực đời sống và hiện thực tâm trạng một cách sâu sắc, với cái nhìn khái quát của một triết gia, trong đó có những chiêm nghiệm từng trải của cá nhân ông. Giàu chất trí tuệ, thơ ông là những khát vọng muốn khám phá những quy luật của thiên nhiên, xã hội và của cả con người, nhằm tự vượt thoát ra khỏi những bế tắc của một thời và có ảnh hưởng sâu sắc tới tận ngày hôm nay, cả về tư tưởng và nghệ thuật của thơ, cả về tầm vóc văn hóa và nhân cách của một nhà thơ, được thể hiện rõ nét nhất qua Sấm ký Nguyễn Bỉnh Khiêm. Các học giả như GS. Nguyễn Huệ Chi (Viện Văn học) và PGS.TS. Trần Nguyên Việt (Viện Triết học) có chung quan điểm khi cho rằng Nguyễn Bỉnh Khiêm là người mở đầu cho tư duy biện chứng trong lịch sử tư tưởng Việt Nam dưới cái nhìn mang đậm tính triết học thể hiện qua thơ văn của ông.

Ngoài di sản văn học với hơn 800 bài thơ (cả chữ Hán và chữ Nôm) còn lưu lại đến ngày nay, Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng để lại nhiều bài văn bia (bi ký) nổi tiếng như Trung Tân quán bi ký, Thạch khánh ký, Tam giáo tượng bi minh…

Hầu hết bia đá ông cho khắc lúc sinh thời đã bị thất lạc hay hư hại qua hàng thế kỷ nhưng nhiều bài văn bia nhờ được người đương thời chép lại mà còn lưu đến hôm nay. Một số văn bia do Nguyễn Bỉnh Khiêm soạn và cho khắc đá đã được tìm thấy vào năm 2000 tại huyện Quỳnh Phụ của tỉnh Thái Bình (nằm giáp với huyện Vĩnh Bảo của Hải Phòng qua sông Hóa). Những văn bia đó không chỉ có giá trị về mặt lịch sử hay khảo cổ mà còn chứa đựng nhiều giá trị về mặt tư tưởng cũng như nhân sinh quan của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Trong số đó, có giá trị nhất là bài văn bia tại quán Trung Tân do Nguyễn Bỉnh Khiêm soạn với nội dung như sau: “… Tôi viết biển đề tên Quán Trung Tân. Có người hỏi tôi: Quán tên là Trung Tân có ý nghĩa như thế nào? Tôi trả lời rằng: Trung là đạo trung, giữ được toàn Thiện là Trung, trái lại thì không phải là Trung. Còn Tân là bến để đậu, biết chỗ bến đậu đúng thì là bến chính, nếu đậu sai chỗ là bến mê…

Nghĩa chữ Trung chính là ở chỗ chí Thiện… Xin ghi vào đá để lưu lại lâu dài. Tháng Mạnh xuân, niên hiệu Quảng Hoà thứ ba (1543) Tiến sĩ cập đệ khoa Ất Mùi (1535) Lại bộ Tả thị lang kiêm Đông các Đại học sĩ Tư chính Khanh Trung Am, Nguyễn Bỉnh Khiêm soạn” (Bản dịch của nhà sử học Ngô Đăng Lợi). Qua bài văn bia này, ông không chủ trương trung với một cá nhân nào dù đó là một ông vua, mà là trung với lẽ phải, với chân lý, với điều thiện và với nghĩa vụ mà mình phải thực hiện.

Trong dân gian còn lưu hành nhiều câu sấm Trạng. Các tập sấm kí Nôm thường mang tên Trạng Trình (Sấm Trạng Trình) và phần lớn viết theo thể lục bát như Trình quốc công sấm kí, Trình tiên sinh quốc ngữ. Sấm Trạng Trình là một hiện tượng văn học cần phải được tìm hiểu và xác minh thêm.

Các công trình kiến trúc của khu di tích Trạng Trình

Khu di tích gồm nhiều hạng mục công trình, là nơi thờ danh nhân văn hoá Nguyễn Bỉnh Khiêm và trưng bày hiện vật về thân thế và sự nghiệp của ông.

Khu di tích gồm 9 hạng mục: tháp bút Kình Thiên; đền thờ dựng sau khi cụ mất (1585) với ba gian tiền đường, hai gian hậu cung, phía trước có hai hồ nước tượng trưng cho trời và đất, bức hoành phi trong đền ghi 4 chữ “An Nam Lý Học”; nhà trưng bày thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Bỉnh Khiêm; phần mộ cụ thân sinh ở phía sau đền; tượng Nguyễn Bỉnh Khiêm bằng đá cao 5,7m, nặng 8,5 tấn; hồ bán nguyệt rộng khoảng 1.000m²; chùa Song Mai; Nhà Tổ có tượng thờ bà Minh Nguyệt, vợ của Nguyễn Bỉnh Khiêm và Quán Trung Tân, nơi lưu giữ quan niệm mới về chữ “Trung” hướng lòng theo “chí trung chí thiện”.

Qua khỏi cổng tam quan với 3 chữ Hán: Trung Am từ (tức đến Trung Am) là ngôi đền thờ chính gồm 3 gian, là nơi đặt tượng và bài vị của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tượng ông được làm bằng gỗ, trông thế ngồi trên ngai, mình mặc áo rồng vua ban, đầu đội mũ cánh chuồn, tay phải cầm cuốn tập giơ lên như đang giảng đạo thơ cho các học trò. Phía trước đền là hồ Thái Nhâm, trên khoảng đất giữa hồ (có cầu bắc qua) còn tấm bia đá làm năm Vĩnh Hựu nhà Lê (1736) ghi lại việc làm đền thờ Trạng và tên những người đã đóng góp xây dựng đền.

Trải qua mưa nắng và thời gian, nhiều chữ trên bia đã mờ, khó đọc. Đi ra phía sau đến khoảng hơn 100m là 3 gian nhà lợp cói, mô phỏng Bạch Vân am là nơi Nguyễn Bỉnh Khiêm sau khi từ quan đã về dạy học, làm thơ. Bên phải Bạch Vân am là khu vực tượng đài Nguyễn Bỉnh Khiêm và cáo phù điêu. Tượng Nguyễn Bỉnh Khiêm là một tác phẩm kiến trúc đeo, cao 5,7 mét, nặng 8,5 tên được làm bằng chất liệu đá Granit và được tả trong tư thế ngồi tay cầm bút, tay cẩm sách, y phục nhà Nho, cốt cách giản dị.

Trên chiếc lư hương lớn bằng đồng đặt phía trước tượng ông dường như lúc nào cũng nghi ngút khói hương. Hai bức phù điêu, mỗi bức có cao khoảng hơn 5 mét, dài hơn 20 mét và được làm khá hoàn chỉnh cả về nồi dung, bố cục mỹ thuật… Một bức diễn tả lại cuộc đời sự nghiệp của Trạng Trình từ lúc còn bé đến cuối đời; bức kia diễn tả một giai đoạn lịch sử của địa phương từ khi thực dân Pháp xâm lược cho đến nay. Chúng tôi đến thám nhà trưng bày các tư liệu lịch sử liên quan đến Nguyễn Bỉnh Khiêm. nằm ở phía trước tam quan đến. Đó là một kiến trúc có mái hình bát giác. Nét mới của vật liệu cho thấy nó mới được làm cách đây vài năm.

Trong số các hiện vật trưng bày ở đây, chúng tôi chú ý đến chiếc tủ kê ở chính giữa. Trên đó là một số tác phẩm của Nguyễn Bỉnh Khiêm như Sấm ký bí truyền gồm các lời tiên đoán của ông về tương lai; Bạch Vân am thí tập, Trình Quốc công Bạch Vân am thi tập là tập hợp một số những bài thơ chữ Hán và chữ Nôm của ông về nhân ảnh thể thái hay cảnh đẹp thiên nhiên… Đán g chú ý, có một hiện vật gốc là một phắn cổn lại của một cây cẩu đá, trên đó có 3 chữ Hán: “Trường Xuân Kiều” (tức cầu Trường Xuân). Phiến đá xanh đã nhân một mặt bởi dấu chân người đi qua.

Dòng chú thích bên cạnh ghi rõ đây là cây cầu do Nguyễn Bỉnh Khiêm và nhân dân trong vùng dựng vào năm 1543 dùng để bắc qua con mương nhỏ vào chùa Mét. Tương truyền sinh thời ông từng đến đây vãn cảnh, đàm đạo thơ văn. Khóa luận: Tổng quan về một số địa điểm yêu thích của học sinh

Ngoài quần thể di tích đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm, du khách muốn tìm hiểu thêm có thể tới thăm mộ cụ Nguyễn Văn Định, thân sinh Nguyễn Bỉnh Khiêm, thăm tháp Bút Kình Thiên cách đền không xa; thăm chùa Song Mai và đền thờ bà Minh Nguyệt (vợ thứ của Trạng Trình); thăm di tích Quán Trung Tân bên bờ sông Hàn (cạnh cầu Hàn nối huyện Vĩnh Bảo với huyện Tiên Lãng) hay qua cầu thăm mộ bà Như Thị Thục, thân mẫu của Nguyễn Bỉnh Khiêm ở làng Yên Tử Hạ, xã Kiến Thiết, huyện Tiên Lãng…

Lễ hội đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm

Hàng năm cứ đến ngày 23-12, người dân trong vùng và các nơi lại kéo về đền thờ tế lễ, dâng hương tưởng niệm ngày mất của ông. Bên cạnh tuần lễ, phần hội có nhiều trò chơi dân gian đánh vật, kéo co, chọi gà, cờ người…

Đây là hoạt động quan trọng nhất trong khuôn khổ lễ hội với những nghi thức rước lễ truyền thống như: lễ mộc dục, lễ rước văn, cáo yết, dâng hương, dâng hương; biểu diễn hoạt cảnh chèo, văn nghệ dân gian. Lễ kỷ niệm nhằm tri ân, ôn lại thân thế, sự nghiệp, tưởng nhớ công lao và những đóng góp to lớn của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đối với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc

Tối 7-1 (tức 28 tháng 11 Ất Mùi), tại khu di tích lịch sử văn hóa Đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo), TP Hải Phòng đã tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm 430 năm Ngày mất của Danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm và đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt. Hàng vạn du khách và nhân dân địa phương tham dự lễ hội.

Phần mở đầu chương trình mang tên “Khai từ cáo yết tiên sinh”, bao gồm chúc văn tưởng niệm, dâng hương và những ca khúc nói về cuộc đời của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tiếp theo là phần “Nghi lễ khai mạc” gồm diễn văn kỷ niệm ngày mất của Trạng Trình, trao bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt…

“Nguyễn Bỉnh Khiêm, bậc sư biểu bên bờ Tuyết Giang” là phần chính của chương trình nghệ thuật với các hoạt cảnh tập trung nói về tuổi thơ, đoạn đường quan trường, sự nghiệp sáng tác thơ văn và dạy học của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tiếp đến là phần “Nguyễn Bỉnh Khiêm, những giai thoại để đời” và “Lưu danh muôn thuở” tập trung vào các sấm ký của Trạng Trình được lưu truyền trong dân gian, những ngày cuối đời Nguyễn Bỉnh Khiêm khi mất. Cuối cùng, là phần “Chí khí con người từ vùng đất học Trạng Trình” nói về vùng đất hiếu học Vĩnh Bảo, sự thay đổi trên vùng đất lúa quê trạng và những màn pháo hoa rực rỡ, sôi động…

Năm 2016, Hải Phòng tổ chức lễ hội quy mô cấp thành phố. Và cũng là dịp giới thiệu sâu rộng tới du khách thập phương, các tầng lớp nhân dân trong và ngoài thành phố về thân thế, sự nghiệp, tầm cao tư tưởng, những công lao đóng góp đối với xã hội nước ta của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm – một trong những Trạng nguyên của cả nước trong các kỳ khoa bảng thời phong kiến.

Đồng thời, lễ hội là dịp để quảng bá, giới thiệu hình ảnh, nâng cao vị thế khu di tích; thúc đẩy đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch; giáo dục truyền thống và tinh thần hiếu học cho các thế hệ; nhất là tuyên truyền về tiềm năng, thế mạnh và những giá trị văn hóa truyền thống của di tích vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận là di tích quốc gia đặc biệt.

Trong dịp này, Hội thảo “Di sản văn học Nguyễn Bỉnh Khiêm – tư tưởng và khuynh hướng thẩm mĩ” được tổ chức nhằm gìn giữ và phát huy di sản văn học của Danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm. Cùng với đó là các nghi lễ cổ truyền và các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, du lịch diễn ra liên tục trong ba ngày 6, 7, 8-1 (tức 27, 28, 29 tháng Một Ất Mùi), tại khu di tích đền Trạng Trình tại thôn Trung Am, xã Lý Học (huyện Vĩnh Bảo) và Từ đường họ Nguyễn – Nhữ tại thôn Nam Tử, xã Kiến Thiết (huyện Tiên Lãng)…

2.2 HOẠT ĐÔNG TEAM BUILDING KHU DU LỊCH ĐỒ SƠN

2.2.1 Khái niệm Team Building Khóa luận: Tổng quan về một số địa điểm yêu thích của học sinh

Để dễ dàng hiểu khái niệm về Team Building, chúng ta tạm dịch “TeamBuilding là xây dựng đội ngũ, hay một số người vẫn gọi là đội nhóm. Bạn hãy hình dung quá trình xây dựng tinh thần đồng đội cũng như dựng một căn nhà. Bạn cần một nền móng thật vững chắc trước khi xây tường, lợp mái. Và khi khung nhà đã chắc rồi thì quá trình lắp đặt nội thất, những chi tiết người ngoài không thể nhìn thấy nhưng thiết yếu như hệ thống điện và nước cũng không có gì là khó. Cuối cùng, chỉ cần một chút trang trí thêm là bạn đã có một ngôi nhà hoàn chỉnh, vững chải tuyệt đẹp để cư ngụ.

Điều trên cho thấy rằng, cốt lõi của một tập thể vững mạnh là sự gắn kết, mỗi người đều cảm thấy mình là thành viên của nhóm, cảm thấy mình có giá trị và quan trọng. Trong các tour team building, hay trong cuộc sống bình thường, khi có một thành viên trong nhóm cảm thấy mình là người ngoài cuộc hoặc không thể hòa mình với các thành viên khác, thì rõ ràng nền tảng của tập thể ấy chưa vững. Nó hoàn toàn có thể sụp đổ trước khi ai đó có cơ hội sửa chữa mối liên kết này. Và một phương pháp tốt để bắt đầu xây dựng lại nền móng là thông qua cá trò chơi vận động do các mc team building hoặc trainer tổ chức trong các buổi team building training giúp mọi người giao tiếp, hiểu rõ nhau hơn và hòa mình vào tập thể. Theo những nhà thống kê công bố, hàng năm, các quốc gia trên thế giới tốn hàng ngàn tỷ đô la cho Team Building, vậy Team Building là gì? Hoạt động huấn luyện team building có phải là chiếc đũa thần có thể biến tất cả những rắc rối của Doanh nghiệp trở nên hoàn hảo hơn hay không?

Team building thực chất là một khóa học (thông thường được tổ chức ngoài trời) dựa trên các trò chơi khác nhau để cho học viên (những người tham gia) trải nghiệm các tình huống trước sau dựa trên các câu hỏi của giảng viên (facilitator) để rút ra các bài học thực tiễn trong công việc, nhằm điều chỉnh thái độ và hành vi cá nhân trong khi làm việc chung với nhau cùng hướng đến mục tiêu chung của tổ chức. Khóa luận: Tổng quan về một số địa điểm yêu thích của học sinh

Team building là khóa học cần thiết cho hầu hết các đơn vị trong đó cần có sự phối hợp làm việc của các cá nhân và bộ phận khác nhau trong cùng một tổ chức. Teambuilding lại càng thực sự cần thiết cho những tổ chức mà ở đó xuất hiện những mâu thuẩn và thiếu đoàn kết, gắn bó giữa các thành viên và bộ phận. Ngoài ra Teambuilding cũng cần thiết cho các tổ chức có nhiều văn phòng chi nhánh đặt tại các vùng miền địa lý khác nhau trên cả nước và nước ngoài. Các hoạt động ngoại khóa đào tạo team building kết hợp du lịch team building còn là dịp để cho các thành viên hiểu biết và tăng cường quan hệ làm việc với nhau. Do đó các đơn vị cho thuê mc hay ban tổ chức các chương trình sự kiện team building phải lưu ý vấn đề này để có lối dẫn dắt khơi gợi phù hợp nhằm giúp người tham gia tự bộc lộ, tự chia sẻ các trải nghiệm và nhận thức của mình.

Teambuilding mang lại kết quả

Sau một khóa học Teambuilding, các ý nghĩa thường được rút ra

Việc giao tiếp với nhau dễ dàng và hiệu quả hơn nhất là đối với các nhân viên không cùng chung một bộ phận trong công ty, hoặc những người cùng chung bộ phận nhưng ít có dịp làm việc chung với nhau. Do đó, doanh nghiệp thường đổ xô tìm dịch vụ cho thuê mc team building hoặc trainer của những công ty team building để kết nối sức mạnh tập thể và tinh thần đồng đội, tạo ra sự đồng thuận từ trên xuống dưới trong đơn vị mình.

Thực tập trở thành team leader thông qua việc xây dựng kế hoạch, tổ chức, phân công công việc, bố trí, sắp xếp các thành viên và tài nguyên hợp lý để hướng đội đến việc đạt mục tiêu chung.

Dựa trên sức mạnh tập thể để sáng tạo và đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề.

Nhận biết tính cách của các thành viên khác trong đội, điểm mạnh và điểm yếu của từng người để cùng bổ sung và phối hợp với nhau làm việc tốt hơn.

Khả năng dự báo, lập kế hoạch, đề phòng rủi ro, xử lý các tình huống bất ngờ… Quản lý và sử dụng tốt tài nguyên của doanh nghiệp.

Xây dựng được tinh thần đoàn kết, niềm tin lẫn nhau, tính cạnh tranh lành mạnh giửa các đội với nhau, nhận ra được “bức tranh toàn diện” và cùng hướng đến thành công chung của tập thể công ty.

Tạo ra bầu không khí thư giãn, thoải mái, vừa vui vừa học để giảm stress trong công việc hàng ngày.

Ngoài ra tùy vào tính chất công việc và yêu cầu của ban lãnh đạo công ty, ban tổ chức chương trình team building, gala dinner, lửa trại,.. có thể sẽ đưa vào các ý nghĩa khác dành riêng cho các bộ phận bán hàng, dự án, sản xuất …và lúc đó vai trò của các mc, hoạt náo viên, quản trò cũng sẽ rất quan trọng và phải phát huy được vai trò của mình.

Địa điểm tổ chức Teambuilding

Tùy vào tính chất, độ thường xuyên tổ chức Teambuilding, kinh phí, tính chất công việc, nên từng doanh nghiệp có một nhu cầu riêng, thường thì thời gian thực hiện Teambuilding từ 1 đến 2 ngày, phần lớn là tổ chức outdoor với các loại địa hình đa dạng để tạo sự thú vị và đỡ nhàm chán như kết hợp bãi đất trống, hồ bơi, bãi biển, núi, rừng …

2.2.2 Khái quát về khu di lịch Đồ Sơn Khóa luận: Tổng quan về một số địa điểm yêu thích của học sinh

Đồ Sơn nằm về phía Đông Nam nội thành thành phố Hải Phòng. Ba phía là bán đảo, phía Đông, phía Tây, phía Nam đều là biển. Phần đất liền của bán đảo nối với huyện Kiến Thụy. Nếu theo đường bộ, qua cầu Rào thẳng đường 14 vượt khoảng 20 km sẽ tới Đồ Sơn, nhưng nếu theo đường biển từ xa vài hải lý ta đã thấy một dãy núi giống như con rồng vươn ra biển cả.

Được mệnh danh là mảnh đất của những huyền thoại, Đồ Sơn mang trong mình vẻ đẹp hùng vĩ và đầy nên thơ của cả một vùng trời mây sóng nước, ghi dấu những truyền thuyết xưa và nay. Đồ Sơn là khu du lịch nổi tiếng với bãi tắm và những thắng cảnh có một không hai trong cả nước. Ở đây có rừng, biển, đảo, con đường tuyệt đẹp, các khách sạn tiện nghi, những nhà hàng với nhiều món ăn đặc sản của biển được chế biến bởi các tay đầu bếp tài hoa.

Đến với Đồ Sơn, du khách không chỉ tắm biển, nghỉ ngơi, thưởng ngoạn cảnh đẹp của một miền quê nước nước non non, sơn thủy hữu tình, tìm hiểu về truyền thuyết bi thương của người con gái hồng nhan bạc mệnh được tưởng thờ tại đền Bà Đế hay tham dự một lễ hội chọi trâu đậm chất dân gian mà còn có dịp ôn lại những dấu ấn trong trang sử hào hùng dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Tại Bến Nghiêng (thuộc khu II), nơi ngày nay là bến tàu đưa khách đi tham quan du lịch Cát Bà, Hạ Long, Hòn Dáu…. ngày 13 – 5 -1955 đã chứng

kiến sự kiện lịch sử: Những người lính Pháp cuối cùng xuống tàu rời khỏi miền Bắc Việt Nam, kết thúc một giai đoạn lịch sử Pháp thuộc. Bến tàu không số dưới thung lũng xanh là nơi xuất phát của những con tàu không số vận chuyển vũ khí chi viện cho chiến trường miền Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, tạo nên con đường huyền thoại mang tên vị lãnh tụ của kính yêu của dân tộc “đường Hồ Chí Minh trên biển”…

Trong tuyến du lịch Kiến Thụy – Đồ Sơn, mời bạn ghé thăm hòn Dáu, hòn “đảo thiêng” của miền biển Hải Phòng. Viếng chốn linh thiêng, thắp một nén nhang và cầu mọi điều lành là nhu cầu tâm linh trong mỗi lần hành hương, trên Hòn Dáu có nơi ấy. Đền thờ Nam Hải Đại vương quanh năm nghi ngút khói hương, với câu chuyện về vị tướng linh thiêng, bảo hộ cho người đi biển, đã, đang và sẽ là điểm dừng chân không thể thiếu của cả những ngư dân trong vùng và khách thập phương khi ghé thăm nơi đây.

Cùng với các điểm tham quan: Chùa Trà Phương, di tích khu tưởng niệm Vương triều Mạc và từ đường họ Mạc, đình Ngọc, tháp Tường Long, Đền Bà Đế, biệt thự Vạn Hoa… tuyến du lịch Kiến Thụy – Đồ Sơn sẽ cho du khách cái nhìn toàn vẹn hơn về thành phố Cảng xinh đẹp, với cát trắng, biển xanh và lung linh về những huyền thoại.

2.3 ĐỀN NGHÈ

Đền Nghè tức An Biên cổ miếu toạ lạc ở phố Lê Chân, phường An Biên, quận Lê Chân, nội thành Hải Phòng. Đây là một quần thể kiến trúc dân tộc mang phong cách thời Nguyễn gồm hậu cung, nhà thiêu hương, tả vu, hữu vu, nhà bái đường, nhà bia, tam quan…

2.3.1 Kiến Trúc Đền Nghè Khóa luận: Tổng quan về một số địa điểm yêu thích của học sinh

Quy mô đền tuy không lớn nhưng bố cục cân đối hài hoà. Những mảng điêu khắc gỗ long, ly, qui, phượng; hoa trái đào, lựu, sen, chanh vẽ chạm công phu tinh tế. Những đầu đao, nóc mái đắp nổi những rồng bay, phượng múa, cảnh núi Yên Tử, cảnh Hai Bà chỉ huy quân … càng tôn thêm vẻ uy nghi của ngôi đền. Trong đền đủ các câu đối, hoành phi sơn son thiếp vàng hay khảm xà cừ ca ngợi phẩm hạnh tài năng nữ tướng. Đồ thờ tự long đình, bát bửu, kiệu bát cống… không thiếu thứ gì. Đặc biệt trong đền có sập đá, khánh đá làm bằng đá quý núi Kính Chủ, có võng đàPo đòn cong nghi vệ của bậc nữ tướng.

Tương truyền đền dựng từ sau ngày Nữ tướng hi sinh, nhưng chỉ là một nghè nhỏ bằng tranh tre trên khu gò ở cánh đồng của làng An Biên. Quần thể kiến trúc hiện nay được xây dựng vào những thập kỷ đầu thế kỷ XX. Bằng tấm lòng “hằng tâm, hằng sản” của nhiều thế hệ người Hải Phòng, di tích đền Nghè ngày một khang trang. Năm 1919, toà hậu cung 3 gian được xây dựng theo lối “chồng diêm tầng 4 mái”. Năm 1926, xây toà thiêu hương, dựng toà tiền tế… Mặt ngoài chồng diêm của toà hậu cung, nơi có điều kiện phô diễn vẻ đẹp, người ta đắp nổi phù điêu trang trí, mô phỏng các điển tích như: An Tử Sơn, Ngô vương đề cờ, Trưng Vương dấy quân. Đằng trước toà hậu cung là toà thiêu hương vuông vức, hai tầng với tám mái đao cong vút, đắp “rồng chầu, phượng đón” vươn lên trong không trung tựa như những cánh tay thôn nữ trong động tác múa đèn.

Toà tiền bái 5 gian được làm bằng gỗ lim nguyên cây khá bề thế. Bờ nóc của toà này đắp bằng vôi vữa, chính giữa dựng cuốn thư, đắp nổi 4 chữ Hán “An Biên cổ miếu”, hai bên có phượng chầu. Kèm 2 bên thiêu hương là hai dải vũ nhỏ, mỗi toà ba gian. Như vậy, các công trình kiến trúc của đền Nghè tạo thành một tổng thể không gian kiến trúc khép kín, tuân thủ theo phong cách cổ truyền dân tộc. Thông qua các đồ án trang trí thể hiện kiến trúc để phản ánh ước mơ, nguyện vọng của người đương thời và là “thông điệp văn hoá” gửi lại cho đời sau. Khóa luận: Tổng quan về một số địa điểm yêu thích của học sinh

Ngoài đền thờ chính, di tích đền Nghè còn có điện Tứ phủ. Điện nhìn ra phố Lê Chân thông qua cổng chính. Cổng đền Nghè thực sự là một công trình kiến trúc đồ sộ, đẹp và hoành tráng như cổng các cung điện, lăng tẩm, đền đài thời trung cổ. Thăm đền Nghè, khi bước qua cổng chính nhìn sang bên hữu, du khách sẽ bắt gặp một kiến trúc đẹp. Đó là nhà bia được xây và trang trí theo kiểu dáng của long đình. Chính giữa dựng tấm bia đá cao 1,5m; rộng 0,85m; dày 0,20m. Nội dung minh văn khắc ghi về tiểu sử, sự nghiệp của bà Lê Chân bằng chữ Hán, nói rõ Nữ tướng quê ở làng Vẻn, tên chữ An Biên, huyện Đông Triều, nay thuộc tỉnh Quảng Ninh. Cha là Lê Đạo, một thầy thuốc nổi tiếng tài năng đức độ. Mẹ là Trần Thị Châu, một phụ nữ đảm đang phúc hậu. Từ tuổi hoa niên, Lê Chân đã nức tiếng đẹp người đẹp nết, có chí khí hơn người. Viên quan cai trị nhà Hán đòi lấy làm tì thiếp. Ông bà Lê Đạo kiên quyết khước từ, cho con lánh về vùng ven biển huyện An Dương. Tên quan dâm ác đã giết hại cha nàng. Thù nhà nợ nước, Lê Chân quyết chí phục thù, ngầm chiêu mộ lực lượng, lập nên trang trại ở vùng đất mới, vừa chuẩn bị lương thực, vừa rèn luyện lực lượng chờ thời.

Khi Trưng Trắc dựng cờ nghĩa ở Mê Linh, Lê Chân cùng nghĩa quân trại An Biên kịp thời hưởng ứng. Cuộc khởi nghĩa thành công, Trưng Trắc lên làm vua, xưng là Trưng Vương, đóng quân ở Mê Linh. Lê Chân được giao chức Chưởng quản binh quyền nội bộ kiêm trấn thủ Hải Tần. Nữ tướng ra sức tổ chức lực lượng bố trí đồn trại, lại mở lò vật để rèn luyện quân sĩ. Tương truyền ở làng Mai Động, ngoại thành Hà Nội hãy còn dấu vết sới vật do Lê Chân đặt. Năm 43, vua Hán sai tướng tài Mã Viện đem quân thuỷ bộ theo đường đông bắc sang đánh, Lê Chân đã chỉ huy quân chặn giặc, gây cho chúng nhiều thiệt hại. Nhưng do chênh lệch lực lượng, bà phải lui binh về bảo vệ Mê Linh. Sau khi phòng tuyến Cấm Khê vỡ, Hai Bà Trưng phải tự tận, Lê Chân phải rút quân vào vùng núi Lạt Sơn thuộc Hà Nam bây giờ, lập căn cứ chống giặc. Mã Viện sai quân vây chặt căn cứ, chẹn đường tiếp tế lương thực. Thế cùng lực tận, Nữ tướng phải tự vẫn để bảo toàn danh tiết. Được tin Nữ tướng hi sinh, dân trang An Biên lập đền thờ, tức đền Nghè – An Biên cổ miếu ngày nay.

Đến đời vua Trần Anh Tông, bà được phong làm Thành hoàng xã An Biên, huyện An Dương và được ban thần hiệu Nam Hải Uy Linh Thánh Chân công chúa; các triều đại đều ban sắc tặng. Hàng năm cứ đến ngày sinh 8 tháng 2, ngày hoá 25 tháng chạp, ngày khánh hạ 15 tháng 8, nhân dân Hải Phòng nô nức đến đền Nghè cùng dân An Biên tưởng niệm vị Nữ tướng khai quốc công thần triều Trưng cũng là người khai sinh trại An Biên, cái nôi của nội thành Hải Phòng ngày nay.

Hệ thống thờ tự ở đền Nghè được xếp vào hàng “Kinh điển” trong nghi thức tín ngưỡng cổ truyền của người Việt. Nghi thức thắp hương dâng cúng ở đền Nghè cũng giống như ở nhiều đền miếu khác, được tiến hành theo thứ tự từ ngoài vào trong, từ phải sang trài, lên đền rồi xuống phủ.

2.3.2 Cuộc đời và sự nghiệp của nữ tướng Lê Chân

Bà là nữ tướng của Hai Bà Trưng. Bà được coi là người có công khai khẩn lập nên vùng đất đời sau phát triển thành thành phố Hải Phòng ngày nay. Tương truyền bà quê làng An Biên (tên cổ là làng Vẻn), Đông Triều, phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương (nay thuộc thôn An Biên, xã Thủy An, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh). Theo thần tích đền Nghè, cha Lê Chân là Lê Đạo và mẹ là Trần Thị Châu. Bà là người có nhan sắc, giỏi võ nghệ lại có tài thơ phú nên tiếng đồn đến tai thái thú nhà Hán là Tô Định. Tô Định toan lấy bà làm thiếp nhưng bị cha mẹ bà cự tuyệt, theo truyền thuyết, chính vì thế họ đã bị sát hại. Lê Chân phải bỏ quê theo đường sông xuôi xuống phía Nam, đến vùng An Dương, cửa sông Cấm, thấy địa hình, đất đai thuận lợi bà dừng lại lập trại khai phá.

Cùng với thân quyến và người làng mà bà cho đón ra, Lê Chân phát triển nghề trồng dâu, nuôi tằm và đánh bắt thủy hải sản tạo nên một vùng đất trù phú. Nhớ cội nguồn, bà đặt tên vùng này là An Biên trang. Cùng với phát triển sản xuất, bà chiêu mộ trai tráng để luyện binh và được sự ủng hộ của nhân dân quanh vùng. Binh sĩ của Lê Chân được huấn luyện chu đáo và có sở trường về thủy trận. Năm 40, khi Hai Bà Trưng dấy binh, bà đem theo binh lính gia nhập quân khởi nghĩa của Hai Bà Trưng. Trong các trận đánh, bà thường được cử làm nữ tướng quân tiên phong, lập nhiều chiến công. Sau khi thu phục 65 thành, Tô Định phải lui về nước, bà được Trưng Vương phong là Thánh Chân công chúa, giữ chức chưởng quản binh quyền nội bộ, đứng ra tổ chức, luyện tập quân sĩ, tăng gia sản xuất.

Trưng chống cự không nổi, hai Bà trầm mình xuống sông Đáy tự vẫn. Lê Chân cũng mất năm đó nhưng về cái chết của bà, theo truyền thuyết, có một số giả thiết sau:

Bà trầm mình theo Hai Bà Trưng tự vẫn.

Bà hy sinh khi chiến đấu tại vùng núi thuộc huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam hoặc trầm mình tự vẫn sau những cuộc chiến đấu ở vùng này.

Sau khi chống quân Mã Viện ở vùng sông Bạch Đằng không thành công, bà phải lui về hồ Tây rồi Mai Động, Hà Nội và hy sinh ở đây.

Theo truyền thuyết dân gian, trong các lễ hội, ngày 8 tháng 2 âm lịch là ngày sinh và 25 tháng 12 âm lịch là ngày mất của Lê Chân. Các vua đời sau cũng có chiếu phong bà là Thượng đẳng phúc thần công chúa

Để nhớ công ơn khai khẩn của Bà, Hải Phòng đặt tên một quận mang tên Bà và dựng tượng Bà tại gần trung tâm thành phố; đồng thời, tên của bà được đặt tên cho giải thưởng “Nữ tướng Lê Chân” để trao cho những phụ nữ có thành tích xuất sắc của đất Cảng.

2.3.3 Lễ hội nữ tướng Lê Chân Khóa luận: Tổng quan về một số địa điểm yêu thích của học sinh

Tối 23-3, tại trung tâm TP Hải Phòng tổ chức trọng thể Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân – di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và là lễ trọng của người dân thành phố Cảng.

Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân được khôi phục tổ chức theo đúng nghi thức cổ, thể hiện trách nhiệm và lòng thành kính của thế hệ con cháu hôm nay đối với công đức của Nữ tướng Lê Chân – người khai sinh ra trang An Biên xưa, TP Hải Phòng ngày nay.

Theo thần tích, Nữ tướng Lê Chân sinh ngày 8 -2, năm Canh Thìn (năm 20 CN) tại làng Vẻn, xã An Biên, huyện Đông Triều, phủ Kinh Môn, xứ Hải Dương (nay là xã An Thủy, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh), con cụ Lê Đạo và bà Trần Thị Châu – một gia đình chuyên nghề chữa bệnh giúp người.

Tưởng nhớ công đức to lớn của Nữ tướng, nhân dân đã tôn vinh bà là Thánh mẫu, là “Thành hoàng” đất Cảng. Cứ đến ngày mùng 8 -2 âm lịch hằng năm, người dân đất Cảng lại tưng bừng mở Lễ hội truyền thống với lòng thành tri ân sâu sắc. Năm 2016, Lễ hội được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Bức tượng Nữ tướng Lê Chân được xem như là một biểu tượng truyền thống của người Hải Phòng và được đặt dựng giữa trung tâm thành phố.

Nơi đây, nhiều hoạt động văn hóa, giáo dục quan trọng được tổ chức, là điểm đến của đông đảo đoàn du khách trong nước và quốc tế. Trong các ngày lễ, Tết, tuần rằm, mùng một, tại đây đều có hoa tươi và những nén hương thơm của người dân thành kính dâng lên người có công lập ấp, khai sinh mảnh đất tươi đẹp đầy nắng, gió nơi cửa biển đang phát triển mạnh mẽ vươn ra biển lớn.

Lễ hội được khởi đầu với đoàn rước từ đền Nghè và đình An Biên – nơi thờ tự Bà, đến quảng trường Tượng đài Nữ tướng Lê Chân với nghi lễ truyền thống: Múa lân, trống, chiêng, bát biểu, kiệu Long đình, đoàn nhạc bát âm, đội tế nữ quan, đoàn dâng lễ cùng đông đảo các tầng lớp nhân dân…

Phần lễ chính diễn ra buổi tối tại quảng trường Tượng đài Nữ tướng Lê Chân là lễ dâng hương của lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy Ban MTTQ Việt Nam thành phố, các địa phương và tầng lớp nhân dân trong và ngoài thành phố.

Sau hồi trống khai hội của Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Hải Phòng Lê Văn Thành là màn tấu trống rộn vang thành phố. Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng đã đọc bài chúc văn ca ngợi công đức của người liệt nữ không chỉ công khai lập mảnh đất Hải Phòng, mà còn là người nữ anh hùng đã cùng Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa, đánh đuổi xâm lược Đông Hán, lãnh đạo quân dân bảo vệ vùng duyên hải đông bắc.

Lễ hội Nữ tướng Lê Chân không chỉ đáp ứng niềm mong mỏi của nhân dân địa phương, đáp ứng nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng cổ truyền dân tộc, mà còn góp phần ôn lại truyền thống, giáo dục con cháu lòng yêu nước, đạo lý uống nước nhớ nguồn, tự hào dân tộc và trách nhiệm của mỗi người dân đối với quê hương, đất nước.

Lễ hội cũng là dịp giới thiệu, quảng bá với du khách trong và ngoài nước về các giá trị di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật của Tượng đài Nữ tướng Lê Chân, về đền Nghè linh thiêng thờ Nữ tướng Lê Chân đã được xếp hạng là di tích quốc gia và ngôi đình cổ An Biên…

Phần hội cũng có nhiều hoạt động phong phú như việc “tái hiện” phiên chợ Hàng – chợ quê giữa lòng thành phố, cùng nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật truyền thống, các trò chơi dân gian, võ dân tộc và giả chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân…

Lễ hội Nữ tướng Lê Chân diễn ra hết ngày 24-3.

KHU TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO HAI BÀ TRƯNG

Trung tâm trải nghiệm sáng tạo Hai Bà Trưng có không gian rộng lớn trên diện tích 3,3 hecta, tọa lạc tại Khu Trà Khê I – Anh Dũng – Dương Kinh – Hải Phòng, chỉ cách trung tâm thành phố chưa đầy 5 km. Trung tâm thuộc tổ hợp giáo dục Hai Bà Trưng bao gồm trường Phổ thông nhiều cấp và Trung tâm trải nghiệm sáng tạo Hai Bà Trưng.

Đây là một trong hai tổ hợp giáo dục trải nghiệm trên toàn miền Bắc, và là mô hình giáo dục trải nghiệm đầu tiên và duy nhất tại Hải Phòng được Sở GD&ĐT Hải Phòng cấp phép hoạt động. Từ khi thành lập, tổ hợp giáo dục Hai Bà Trưng luôn nhận được sự quan tâm sâu sát từ Bộ Giáo dục và Sở Giáo dục Hải Phòng. Năm 2015 Trung tâm vinh dự được đón thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển về thăm và chỉ đạo. Hàng năm Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng đều rất quan tâm và có sự chỉ đạo trực tiếp về chuyên môn cũng như cách thức tổ chức hoạt động. Khóa luận: Tổng quan về một số địa điểm yêu thích của học sinh

Với sự đa dạng hóa các hình thức trải nghiệm, tập trung vào các nhóm hình thức hoạt động trải nghiệm thực tiễn, nghệ thuật giải trí, khám phá – dự án – nghiên cứu khoa học, diễn đàn trao đổi thảo luận, thời gian qua Trung tâm đã thu hút được sự tham gia của cộng đồng và học sinh trên địa bàn thành phố Hải Phòng và các tỉnh lân cận. Trung tâm luôn tăng cường liên kết với các trường học, thực hiện xã hội hóa để đầu tư thêm cơ sở vật chất thông qua việc gia tăng các dịch vụ đi kèm nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu cho cộng đồng đến tham quan, trải nghiệm và học tập tại Trung tâm.

Trung tâm luôn sẵn sàng chào đón các bạn học sinh, sinh viên, các tổ chức và các gia đình đến trải nghiệm, học tập và giải trí. Bên cạnh không gian làng quê thu nhỏ yên bình, mộc mạc cùng không gian văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam là các khu trải nghiệm sáng tạo hướng nghiệp và vận động thể chất với đầy đủ trang thiết bị dụng cụ thực tiễn giúp cho các bạn học sinh có được cảm giác trải nghiệm thực tế nhất và phát huy tính sáng tạo cao nhất. Song song với hoạt động trải nghiệm tích hợp các môn học, Trung tâm còn thường xuyên tổ chức các hoạt động cộng đồng (Tết cổ truyền cho 1000 trẻ em Hải Phòng, Trung thu cho em, các hoạt động từ thiện,…) mang lại hiệu quả và giá trị thực tiễn, giá trị nhân văn sâu sắc.

Khu Trải nghiệm sáng tạo Hai Bà Trưng được xây dựng như một khu sinh thái thu nhỏ. Học sinh đến đây được trải nghiệm làm nông dân, mặc những bộ quần áo nâu của các bác nông dân để bắt cá. Các em tự tay trồng cây, tưới cây, thu hoạch rau củ quả, cho gia súc ăn, trải nghiệm các công việc của nhà nông để trân trọng, quý sức lao động. Các em còn được tự tay nặn những chiếc bánh trôi nước và được thưởng thức sản phẩm do mình làm ra. Đây là hoạt động những trải nghiệm thú vị tại đây.

Bên cạnh không gian làng quê thu nhỏ yên bình, mộc mạc cùng không gian văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc dân tốc Việt Nam là các khu trải nghiệm sáng tạo hướng nghiệp và vận động thể chất với đầy đủ trang thiết bị dụng cụ thực tiễn để tổ chức các hoạt động team building giúp cho các thầy cô giáo và các em học sinh có được cảm giác trải nghiệm thực tế, phát huy tinh thần đồng đội và tinh thần sáng tạo cao nhất.

Trung tâm trải nghiệm sáng tạo Hai Bà Trưng luôn mong muốn phối hợp với các Phòng giáo dục và các Nhà trường, tăng cường hợp tác trong công tác giảng dạy tích hợp trải nghiệm, nhằm góp phần vào quá trình đổi mới phương pháp giảng dạy tích hợp trải nghiệm, tăng chất lượng đào tạo cho các Nhà trường và phát triển giáo dục trên địa bàn thành phố.

2.4 THỰC TRẠNG KHAI THÁC PHỤC VỤ CHO HỌC SINH, SINH VIÊN

1 Đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm

Hoạt động cầu may mắn của học sinh sinh viên

Hằng năm, cứ vào những ngày hè tháng 6 cũng là lúc đền trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đón hàng ngàn sĩ tử ở khắp nơi trên cả nước về đây để cầu may mắn và đỗ đạt. Với cảnh đẹp về cảnh quan kiến trúc, cũng như lấp lánh giá trị lịch sử nhân văn quần thể di tích đền Trạng xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo không những là điểm đến của các sĩ tử mà còn là điểm du lịch hấp dẫn thu hút rất nhiều lượt khách vào bất kỳ thời điểm nào trong năm.

Đền thờ Trạng Trình được xây dựng tại làng Trung Am, xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo được xếp hạng di tích cấp quốc gia vào năm 1991. Khu di tích gồm nhiều hạng mục công trình được xây dựng khang trang trở thành điểm du lịch nổi tiếng của thành phố Hải Phòng thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến dâng hương và tham quan.

2.4.1 Khu du lịch Đồ Sơn Khóa luận: Tổng quan về một số địa điểm yêu thích của học sinh

Khách đến với Đồ Sơn cũng chỉ là ngắm biển, ăn hải sản và đi về, nếu muốn ở lại qua đêm cũng không biết làm gì và chơi gì. Sự thiếu hụt điểm vui chơi cũng là một trong những nguyên nhân khiến thời gian lưu trú của du khách rất ngắn ngủi.

Khách du lịch đến Đồ Sơn chủ yếu là người Hải Phòng, và chỉ có 2 lựa chọn là xuống chơi dưới bãi tắm nước đục và ăn hải sản. Bởi, nước biển ở đây khá đục nên nhiều du khách chỉ… lội mà không dám tắm, dịch vụ vui chơi giải trí thì nghèo nàn

Hệ thống hạ tầng phục vụ nghỉ dưỡng ở Đồ Sơn thiếu sự chuyên nghiệp và đồng bộ, quy mô, diện tích và chất lượng cũng chỉ thường thường bậc trung. Hầu hết các khách sạn, nhà nghỉ đều thuộc về các bộ, ban ngành, chỉ có một số ít là cho hộ kinh doanh nhỏ lẻ. Ở đây chỉ có khái niệm nhà hàng, nhà nghỉ, khách sạn là các cơ sở lưu trú (dưới 1 sao), còn dịch vụ phòng phải gọi là “phòng ở tập thể” mới đúng, không có nổi một khách sạn 5 sao.

Ngoài ra, du lịch Đồ Sơn không có bất cứ dịch vụ nào đi kèm để phục vụ du khách, tối đến chỉ biết ra ngắm biển chứ không còn trò gì. Đến mấy địa điểm như Biệt thự Bảo Đại tưởng hoành tráng thế nào nhưng tuyệt nhiên không có gì ngoài mấy căn phòng bố trí khá bừa bãi, lộn xộn.

2.4.2 Khu trải nghiệm sáng tạo Hai Bà Trưng Khóa luận: Tổng quan về một số địa điểm yêu thích của học sinh

Các hoạt động của Trung tâm hướng đến sự kết hợp giữa sự phát triển của cá nhân và nâng cao kỹ năng của trẻ thông qua hoạt động các hoạt động nhóm. Vì vậy, rất nhiều hoạt động cả gia đình: ông bà, ba mẹ và trẻ có thể cùng tham gia như: chụp ảnh, kéo co, trốn tìm, đi cầu khỉ, guốc đôi guốc ba, bơi thuyền, cưỡi ngựa, câu cá, cắm trại…

Trong các hoạt động nhóm như vậy, ba mẹ đóng vai trò là người hướng dẫn, chỉ cho trẻ những kỹ năng cuộc sống cần thiết. Trẻ sẽ rất bất ngờ khi được nhìn thấy tài năng, khía cạnh khác của cha mẹ; rời xa điện thoại, máy vi tính, cả gia đình sẽ thật sự có những giây phút hạnh phúc bên nhau.

Với vị trí cách trung tâm thành phố chưa đầy 5km, giá vé vào cửa chỉ từ 50.000 VND/ người, các dịch vụ ăn uống nghỉ ngơi đầy đủ theo nhu cầu, các gia đình hoàn toàn có thể dành trọn ngày nghỉ cuối tuần để trải nghiệm hết các hoạt động tại trung tâm.

Vấn đề trong việc giáo dục và phát triển toàn diện trẻ em Việt Nam hiện nay đặc biệt là trẻ em ở thành thị là trẻ ít có điều kiện tiếp xúc với môi trường thiên nhiên. Trung tâm trải nghiệm sáng tạo Hai Bà Trưng mở ra nhằm man g đến không gian trải nghiệm cho trẻ, giúp bổ sung những kỹ năng, trải nghiệm cần thiết cho vốn sống của trẻ sau này. Với chi phí hợp lý, cha mẹ hoàn toàn có thể cân nhắc đến việc dành ngày cuối tuần để cùng gia đình trải nghiệm trọn vẹn những hoạt động tại trung tâm.

Trải nghiệm tại trung tâm:

Chương trình trải nghiệm Kỹ năng bảo vệ bản thân – Tâp làm nghệ nhân Chương trình trải nghiệm Những chú lính cứu hỏa kiên cường Chương trình Happy Bartender

Chương trình rèn luyện kỹ năng sinh tồn

Tour trải nghiệm liên kết

Chương trình làm pizza

Thu hoạch rau sạch

Tập làm chiến sỹ

2.5 PHIỀU KHẢO SÁT ĐỘNG CƠ ĐI DU LỊCH CỦA HỌC SINH SINH VIÊN HẢI PHÒNG

Lý do làm phiều khảo sát động cơ du lịch Khái niệm động cơ

Động cơ du lịch là nhân tố chủ quan khuyến khích mọi người hành động. Động cơ du lịch chỉ nguyên nhân tâm lý khuyến khích người ta thực hiện du lịch, đi du lịch tói nơi nào, thực hiện loại du lịch nào.

Động cơ là mục tiêu chủ quan của hoạt động con người nhằm đáp ứng nhu cầu đặt ra. Nói cách khác, động cơ phản ánh những mong muốn, những nhu cầu của con người và là lý do của hành động. Động cơ chính là nhu cầu mạnh nhất cửa con người trong một thời điểm nhất định nó quyết định đến hành động

Như vậy, có thể nói rằng động cơ là nhu cầu đã trở nện bức thiết đến mức buộc con người phải hành động nhằm thỏa mãn nó.

Về bản chất, động cơ là nội lực thúc đẩy con người thực hiện hoạt động theo một mục tiẽu nhất định nhằm thỏa mãn những nhu cầu tâm lý, sinh lý cua họ. Động cơ du lịch là lý do của hành động đi du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu, mong muốn của khách du lịch. Khóa luận: Tổng quan về một số địa điểm yêu thích của học sinh

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY

===>>> Khóa luận: Một số Tour du lịch cho học sinh sinh viên ở Hải Phòng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0906865464