Khóa luận: Thực trạng về tiêu thụ cà phê ở thị trường trong nước

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Khóa luận: Thực trạng về tiêu thụ cà phê ở thị trường trong nước hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Khóa luận: Biện pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm cà phê của Công ty TNHH đầu tư B&V cà phê Việt Nam tại thị trường trong nước dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

2.6 Thực trạng tiêu thụ cà phê ở thị trường nội địa

2.6.1 Doanh thu bán hàng Khóa luận: Thực trạng về tiêu thụ cà phê ở thị trường trong nước

Sản lượng tăng nhanh qua các năm cả về số lượng và giá trị , năm 2018 sản lượng xuất khẩu 25% trong khi đó doanh thu tăng 50%, trong năm 2019 tăng về sản lượng gần 30% và doanh thu xấp xỉ 100%. Điều đó chứng tỏ không những đẩy mạnh được số lượng cà phê tiêu thụ trong nước mà còn tăng cả về chất lượng thể hiện ở giá của sản phẩm tăng mạnh, sự tăng này một phần do giá cà phê trên thị trường thế giới tăng trong những năm gần đây đặc biệt là đối với sản phẩm cà phê Arabica vốn doanh nghiệp có thế mạnh, một phần do công ty đã rất chú trọng đến nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng được yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng làm cho sản phẩm của công ty luôn bán với giá cao so với mặt bằng chung của các doanh nghiệp trong nước. Mặt khác do công ty bắt đầu tham gia sàn giao dịch cà phê lớn, một mặt làm tăng sản lượng xuất khẩu do kí kết được nhiều hợp đồng cả giao ngay cũng như các hợp đồng tương lai một mặt góp phần làm giá bán của công ty được nâng lên rất nhiều. Đặc biệt qua một thời gian làm quen với nghiệp vụ giao dịch của hợp đồng tương lai trên sàn giao dịch công ty đã chốt giá đúng thời điểm nhờ vậy giá bán được với giá cao.

Đặc biệt trong năm 2019 con số tăng về sản lượng và doanh thu là rất ấn tượng so với cuối năm 2017 do có sự trang bị máy móc thiết bị hiện đại chế biến cho sản phẩm cà phê nhân chất lượng cao, công suất hàng năm là 65.000 tấn đã mang lại doanh thu lên tới 100 triệu USD

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ: 

===>>> Viết Thuê Khóa Luận Ngành Quản Trị Kinh Doanh

2.6.2 Theo cơ cấu thị trường

Hiện nay sản phẩm cà phê của công ty được tiêu thụ tại trên toàn quốc. Trong đó các thị trường chính là TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng và Đà Nẵng… , chiếm 60% sản lượng và đóng góp 72% tổng doanh thu sản phẩm tiêu thụ trong nước của B&V.

Qua bảng số liệu sau ta có thể thấy cơ cấu thị trường đã có sự thay đổi theo chiều hướng giảm dần tỷ trọng của những thị trường lớn như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội , Hải Phòng và Đà Nẵng. Công ty hướng tới thị trường tiềm năng, sự suy giảm ở các thị trường này cũng dẫn đến những sự phát triển ở các thị trường khác trong cả nước.

Điều đó chứng tỏ công ty không chỉ tăng trưởng về số lượng mà còn tăng về chất thể hiện ở giá sản phẩm ngày càng tăng cao và đang mở rộng sang các thị trường khác. Thống kê cho thấy, giá trung bình của B&V cao hơn giá bình quân của cả nước là 3% đối với cà phê nhân Robusta và 10% đối với cà phê nhân Arabica. Về mặt doanh thu năm 2018 so với 2017 tăng 75,61%, năm 2019 so với 2018 là 177,78% ; về mặt sản lượng năm 2018 so với 2017 là 15,39% năm 2019 so với năm 2018 là 70%. Và một điều dễ nhận thấy là doanh thu có tốc độ tăng cao hơn so với sản lượng. Điều đó thể hiện một chiến lược phát triển bền vững ở tất cả các thị trường. Các thị trường khác như Hạ Long, Hải Dương, Nha Trang,… có sự tăng nhanh trong cơ cấu xuất khẩu so với các thị trường trên nhưng vẫn giữ chưa thể đánh bật các thị trường tiêu biểu này.

2.6.3 Cơ cấu mặt hàng Khóa luận: Thực trạng về tiêu thụ cà phê ở thị trường trong nước

Trong thời gian qua cà phê nhân luôn chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu của công ty trên 80%). Và tỷ lệ này nhìn chung thay đổi không đáng kể trong những năm qua. Nguyên nhân của tình trạng này là trong thời gian qua công ty chưa quan tâm đến việc đầu tư nhà máy, công nghệ để chế biến cà phê tiêu dùng xuất khẩu mà còn tập trung chú trọng ở xuất khẩu mặt hàng cà phê nhân. Nhưng trong thời gian tới khi nhà máy chế biến cà phê ở Lâm Đồng đi vào hoạt động với công suất chế biến cà phê hòa tan là 2000 tấn/năm hứa hẹn sẽ có sự thay đổi đáng kể trong cơ cấu têu thụ của công ty.

So với quy mô của các nhà máy chế biến hòa tan hiện nay ở nước ta thì với công suất 2.000 tấn/năm của nhà máy sắp đi vào hoạt động này là đứng thứ 2 chỉ sau nhà máy cà phê Biên Hòa (công suất 3.200 tấn cà phê hòa tan/ năm). Từ đấy có thể thấy trong thời gian tới công ty sẽ góp phần đáng kể vào phát triển sản phẩm cà phê hòa tan cho thị trường cũng như phục vụ nhu cầu trong nước so với giai đoạn trước kia. Và cơ cấu sản phẩm sẽ thay đổi mạnh mẽ hơn thời gian qua hứa hẹn mang lại giá trị gia tăng cao hơn.

Một thực tế nữa là Cà phê rang xay chủng loại chưa nhiều chỉ tập trung ở việc rang xay cà phê nhân đã qua lựa chọn các sản phẩm có chất lượng tốt đem rang khô và xay để có được cà phê rang xay nguyên chất mà chưa áp dụng công nghệ tẩm ướt để tạo ra nhiều hương vị khác nhau.

Thị trường chưa ổn định lúc tăng lúc giảm như năm 2017 cà phê hòa tan và cà phê rang xay giảm sút còn cà phê nhân tiếp tục tăng tuy nhiên sang năm 2019 thì cơ cấu này đã có sự thay đổi. Cụ thể:

Trước thời điểm 2017 công ty tiêu thụ theo phương thức phân phối. Nghĩa là bán cho các đại lý, cửa hàng buôn bán trên thị trường trong nước. Nhưng từ thời điểm 2017 trở đi công ty bắt đầu chú trọng tới việc bán sản phẩm trực tiếp…

Hiện nay, chất lượng sản phẩm được chuẩn hóa rất cao buộc công ty phải thực hiện tốt các quy định về chất lượng đó mới đủ điều kiện đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Để đảm bảo chất lượng cũng như giá cả và mở rộng thị trường phân phối, tiếp cận trực tiếp với người tiêu dùng thì công ty đã chú trọng đến vấn đề bán sản phẩm trực tiếp. Về giá , giá bán trực tiếp cũng cao hơn hẳn với giá bán phân phối từ 50- 80 triệu đồng/ tấn. Cà phê nhân mang lại hiệu quả kinh doanh cao hơn rõ rệt, vì vậy doanh nghiệp đã rất quan tâm đến hình thức bán này nên đã có sự ra tăng nhanh chóng trong sản lượng trong thời gian qua. Tăng trưởng mang tính bền vững cả về lượng và chất đối với hình thức bán trực tiếp.

Trên đà phát triển đó trong năm 2019 sản lượng bán hàng trực tiếp đã lên tới 165 tấn chiếm tới 31,37% tổng sản lượng tiêu thụ trong nước. Có được những thành tựu đó phải kể đến sự cố gắng vượt bậc của toàn thể cán bộ công nhân viên trong toàn tổng công ty đã rất nhanh nhạy kịp thời tiếp cận với cái mới.

2.7 Đánh giá hoạt động tiêu thụ cà phê

2.7.1 Đánh giá hoạt động tiêu thụ cà phê ở thị trường trong nước Khóa luận: Thực trạng về tiêu thụ cà phê ở thị trường trong nước

Trong những năm qua, do có sự đầu tư của công ty vào lĩnh vực sản xuất, nâng cấp, thay thế dây chuyền sản xuất mới hoạt động sản xuất của công ty đã đi vào ổn định, tạo công ăn việc làm cho người lao động của công ty.

Trong hoạt động tiêu thụ Công ty đã tổ chức mạng lưới tiêu thụ hệ thống kênh phân phối, đầu tư, tăng ngân sách cho hoạt động và xúc tiến yểm trợ hoạt động tiêu thụ sản phẩm đã mang lại những kết quả cao cho Công ty. Khối lượng sản phẩm đã mang lại những kết quả cao cho Công ty. Khối lượng sản phẩm tiêu thụ của Công ty trên thị trường ngày một tăng lên. Doanh số tiêu thụ sản phẩm cũng không ngừng tăng qua các năm.

Qua bảng số liệu trên nhận thấy khối lượng sản phẩm cà phê nhân của Công ty tăng lên nhanh chóng qua các năm đồng thời doanh thu tiêu thụ sản phẩm cũng tăng. Nhận xét về khối lượng sản xuất của Công ty ta nhận thấy khối lượng sản xuất của Công ty cũng tăng lên rất nhiều. Trên thực tế sau khi đầu tư dây chuyền công nghệ sản xuất Công ty có thể đảm bảo sản xuất với khối lượng tiêu thụ cao hơn những năm qua.

2.7.2 Phân tích khối lượng sản phẩm tiêu thụ thực tế so với kế hoạch Khóa luận: Thực trạng về tiêu thụ cà phê ở thị trường trong nước

Hàng năm Công ty đều xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm cho từng sản phẩm cụ thể. Thông qua phân tích khối lượng sản phẩm tiêu thụ thực tế so với kế hoạch cho ta biết mức độ hoàn thành kế hoạch của Công ty và việc đạt được các mục tiêu đề ra.

Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy đối với sản phẩm cà phê nhân và cà phê xay khối lượng sản phẩm tiêu thụ của Công ty năm không đạt kế hoạch, còn cà phê hòa tan đến năm 2018 kết quả tiêu thụ sản phẩm đã vượt kế hoạch.

(Nguồn: Báo cáo doanh thu Công ty TNHH B&V Cà phê Việt Nam) Như vậy, doanh thu tiêu thụ sản phẩm năm 2017 Công ty chỉ đạt 82%, đến năm 2018 đã tăng lên đạt 84,7% kế hoạch, kế hoạch đến năm 2019 đã vượt 11,11% kế hoạch. Năm 2017 Công ty chưa thực hiện được mục tiêu do nhiều nguyên nhân: giá cả thấp, mẫu mã chưa thu hút người mua, ảnh hưởng của các hoạt động xúc tiến, yểm trợ mới bắt đầu có hiệu quả, khách hàng mới bắt đầu quan tâm đến sản phẩm của Công ty nên kết quả tiêu thụ sản phẩm chưa cao.

Lợi nhuận hoạt động kinh doanh của Công ty thực hiện năm 20 17 là 18.526.816.147 đồng đến năm 2019 là 48.951.767.875 đồng; tăng gấp 2,6 lần so với 2017.

Như vậy hoạt động tiêu thụ sản phẩm đã đem lại lợi nhuận và năm sau cao hơn năm trước. Điều đó tạo điều kiện cho Công ty tiếp tục sản xuất kinh doanh và có điều kiện để đầu tư mở rộng sản xuất mạng lưới tiêu thụ sản phẩm và tăng thêm ngân sách cho hoạt động xúc tiến yểm trợ.

2.8. Các đối thủ cạnh tranh cũng như các công ty tham gia cung ứng cà phê hòa tan trên thị trường

Tính đến thời điểm hiện nay có 5 gương mặt tiêu biểu về cà phê hòa tan ở Việt Nam là Maccoffee (Công ty Food Empire Holdings – Singapore ); Vinacafé (Công ty Cổ phần tập đoàn Massan); Nescafé (Nestlé Thụy Sỹ); G7 (Trung Nguyên); Moment & Vinamilk Café (Công ty sữa Vinamilk). Khóa luận: Thực trạng về tiêu thụ cà phê ở thị trường trong nước

Maccoffee: Đầu thập niên 90, Food Empire Holdings đã cho ra đời Maccoffee, sản phẩm cà phê hòa tan “3 in 1” đầu tiên tại Việt Nam, góp phần thay đổi thói quen uống cà phê của người tiêu dùng tại đây. Nhưng thời “ăn nên làm ra” của Maccoffee ở Việt Nam không lâu và khi Maccoffee bắt đầu suy thoái thì Vinacafe và Nescafe lên ngôi.

Vinacafé: Bắt đầu đi đầu sản xuất từ năm 1979, sản phẩm của Vinacafe chủ yếu là xuất khẩu. Sau đó khi Việt Nam chuyển sang cơ chế thị trường, Vinacafe đã tập trung phát triển cà phê hòa tan phục vụ thị trường nội địa. Với nhà máy sản xuất cà phê hòa tan công suất 3000 tấn/năm, Vinacafe trở thành doanh nghiệp dẫn đầu về năng lực và công nghệ sản xuất cà phê hòa tan tại Việt Nam.

Nescafé: Là nhãn hiệu cà phê hòa tan hàng đầu trên thế giới với bề dày lịch sử 70 năm, Nescafe là thương hiệu nước uống lớn thứ hai của thể giới, chỉ sau Coca-Cola. Tại Việt Nam, Nescafe có một nhà máy sản xuất cà phê hòa tan với công suất 1000 tấn/ năm.

G7: Sản phẩm của Tập đoàn Trung Nguyên, một thương hiệu cà phê nổi tiếng tại Việt Nam. Cà phê hòa tan G7 đã góp phần đáng kể trong việc phân chia lại thị phần trong ngành. Trung Nguyên cũng đang xây dựng nhà máy trị giá hàng chục triệu USD để phát triển tiếp dòng sản phẩm này.

Moment & Vinamilk Café: Vinamilk đã đầu tư một nhà máy cà phê hiện đại với tổng số vốn gần 20 triệu USD, trên diện tích 60000 m2 tại Bình Dương, công suất 1500 tấn/năm để tham gia vào thị trường cà phê. Sau khi thương hiệu cà phâ hòa tan Moment không thành công. Vinamilk đang dồn lực vào thương hiệu mới: Vinamilk Cafe

Maccoffee sau thời gian vắng bóng đang dần trở lại, Nescafe có lợi thế quốc tế, Vinacafe, G7 và Vinamilk Cafe xuất phát từ Việt Nam, quốc gia đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu cà phê và họ thấu hiểu tâm lý, thói quen của người tiêu dùng Việt Nam. Mỗi bên đều có sức mạnh riêng nên những cuộc đối đầu trực tiếp giữa công ty đa quốc qua và công ty trong nước vì thế trở nên rất khốc liệt.

2.8.1. Dự báo thị trường

Thị trường cà phê vẫn tiếp tục tăng trưởng mạnh trong nhiều năm tới nên các thương hiệu Việt Nam sẽ có cơ hội ngày càng phát triển lớn mạnh. Tuy nhiên, B&V không nên chủ quan chỉ tập trung phát triển thị phần ở nước ngoài mà quên mất thị trường nội địa vì các thương hiệu cà phê khác như Nescafé, Maccoffe đang quay lại tranh giành thị phần với những sản phẩm mới và các chiến lược truyền thông rầm rộ.

2.9 Phân tích chiến lược phân khúc, lựa chọn thị trường, định vị của sản phẩm và giới thiệu khái quát về sản phẩm cà phê hòa tan B&V

2.9.1 Phân khúc thị trường Khóa luận: Thực trạng về tiêu thụ cà phê ở thị trường trong nước

Theo khu vực địa lý:

Cà phê được sử dụng rộng rãi ở hầu hết các vùng miền nhưng có mức độ tiêu thụ chênh lệch lớn giữa các vùng. Đồng bằng sông Cửu Long và duyên hải Nam Trung Bộ tiêu thụ khối lượng lớn cà phê. Tây Bắc, Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng tiêu thụ ít cà phê. Hai thành phố có lượng tiêu thụ cà phê lớn nhất cả nước là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Theo yếu tố dân số – xã hội học:

  • Mật độ tiêu dùng ở thành thị cao gấp 2 lần so với ở nông thôn.
  • Độ tuổi: Khách hàng ở tuổi thanh niên và vị thành niên có mức tiêu thụ tăng nhanh nhất. Nhưng nhóm thanh niên và trung niên có lượng tiêu thụ cao nhất. Nhóm tuổi già (>65) tiêu thụ rất ít cà phê hòa tan.
  • Ngành nghề: làm việc các ngành nghề khác nhau, làm việc nhiều về trí óc và có kỹ năng chuyên môn, lao động giản đơn, doanh nhân, nhân viên văn phòng,…

Giới tính:

  • Nam giới: cá tính mạnh mẽ, thích những loại cà phê có hương thơm nồng, vị đắng, đậm, sánh, giúp tinh thần sảng khoái, tỉnh táo đầu óc.
  • Nữ giới: cá tính nhẹ nhàng, thích làm đẹp, thích những loại cà phê có hương thơm nhẹ, vị hơi đắng, dùng chung với sữa, có tác dụng làm đẹp.
  • Nắm được điều này, B&V đã có sản phẩm dành riêng cho nam và nữ. Các sản phẩm dành cho nam: cà phê đen, mạnh, đậm đà, thơm ngon, nhanh chóng tiện lợi với tiêu chí “Mạnh thôi chưa đủ, phải đúng gu”. Các sản phẩm cho nữ có hàm lượng caffeine phù hợp, đáp ứng gu thưởng thức cà phê dịu nhẹ, bổ sung collagen, vitamin, thảo mộc.
  • Thu nhập: B&V cung cấp nhiều loại cà phê đáp ứng từng phân khúc thu nhập: thu nhập cao (dòng sản phẩm cao cấp), thu nhập trung bình – khá (trung cấp), thu nhập trung bình – thấp (phổ thông).

Theo hành vi tiêu dùng :

  • Tình huống sử dụng: Do thói quen thưởng thức cà phê của người Việt Nam, do sở thích, do nhu cầu cần tỉnh táo để làm việc, do nhu cầu tiếp khách.
  • Lợi ích khách hàng tìm kiếm: khách hàng quan tâm khi mua cà phê để tiêu dùng tại nhà là khẩu vị, chủng loại, nhãn hiệu rồi mới đến bao bì và nơi mua.

Theo đặc điểm tâm lý :

Tại thành phố Hồ Chí Mình thì cà phê được uống tại quán nhiều hơn còn Hà Nội thì lại được uống ở nhà và văn phòng nhiều hơn.

2.9.2 Chọn thị trường mục tiêu

Đối tượng khách hàng tầng lớp trẻ, nhân viên văn phòng từ 24 – 35 tuổi, đa số là nam, có lối sống nhanh, cá tính, mạnh mẽ và đầy năng động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, khao khát chứng tỏ bản thân và có quỹ thời gian bó hẹp.

Tập trung vào thị trường miền Nam và 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Các sản phẩm đáp ứng thu nhập của nhiều đối tượng: Phổ thông, trung cấp, cao cấp.

2.9.3 Định vị sản phẩm Khóa luận: Thực trạng về tiêu thụ cà phê ở thị trường trong nước

Cà phê hòa tan B&V là một sản phẩm tiện dụng, nhanh chóng đậm đà hương vị đúng “gu” người Việt. Cà phê hòa tan B&V 3in1 và Cà phê hòa tan B&V 4in1 Camppuccino nổi trội bởi các yếu tố: Chất lượng tốt, dòng sản phẩm đa dạng, nhãn hiệu trẻ trung, giá thành hợp lý.

Cà phê hòa tan B&V đem lại cho khách hàng tinh thần sảng khoái, tỉnh táo để tập trung, sáng tạo.

Cà phê hòa tan B&V là mặt hàng tiên phong cho cuộc chiến dành lại thị trường cà phê hoà tan Việt Nam từ tay các công ty nước ngoài.

2.9.4 Giới thiệu khái quát về sản phẩm cà phê hòa tan B&V

Cà phê hoà tan hay còn gọi là cà phê uống liền xuất hiện trên thị trường vào những năm 1950. Nhờ đặc tính thơm ngon, nhanh, tiện lợi mà cà phê hòa tan được nhiều người lựa chọn, yêu thích và trở nên phổ biến rộng rãi bên cạnh các loại truyền thống. Đằng sau loại cà phê này là cả một quy trình chế biến phức tạp và đắt đỏ. Cà phê hoà tan được chế biến bằng 2 phương pháp là sấy phun và đông lạnh.

Cà phê hoà tan B&V ra đời với một khát khao cháy bỏng của người Việt Nam hi vọng về một sản phẩm sẽ đối đầu trực tiếp với các công ty và thương hiệu cà phê của nước ngoài. Cà phê hòa tan B&V chính là sự hội tụ những yếu tố đặc biệt nhất, tốt nhất của thế giới. Cà phê được thu mua từ những nguồn nguyên liệu tốt nhất, công nghệ sản xuất hiện đại bậc nhất thế giới kết hợp với bí quyết pha chế của người phương Đông. Công nghệ hiện đại và duy nhất chỉ có trong quá trình sản xuất ra Cà phê hòa tan B&V đó là khả năng chiết xuất độc đáo: Chỉ lấy những thành phần tinh tuý nhất có trong từng hạt cà phê để cho ra đời sản phẩm cà phê hoà tan B&V với hương vị khác biệt, đậm đà và đầy quyến rũ. Chính những điều trên đã tạo nên sự khác biệt cho cà phê hoà tan B&V mà không sản phẩm nào trên thị trường có được.

Ngày 15/10/2011, Cà phê hòa tan B&V ra đời, chia sẻ thị phần của cả Vinacafe và Nescafé với chiến lược chú trọng “tính dân tộc” trong mỗi sản phẩm, lấy sự am hiểu văn hóa của người tiêu dùng bản xứ là thế mạnh. Trong ngày giới thiệu sản phẩm đầu tiên, Cà phê hòa tan B&V đã tổ chức sự kiện thử mù khẩu vị (blind taste test) tại Dinh Thống Nhất Thành phố Hồ Chí Minh. Trong ngày này, sản phẩm Cà phê hòa tan B&V đã cho 8.000 người tham gia thử uống 2 ly cà phê hòa tan, một của B&V, một của Nescafé và tự so sánh, nói lên cảm nghĩ xem họ thích sản phẩm nào hơn. Nhờ có hương vị khác biệt, đậm đặc, quyến rũ và đúng “gu” của người Việt đã giúp sản phẩm Cà phê hòa tan B&V ngay lập tức chinh phục tới 89% người tiêu dùng. Cũng trong tháng 10 năm 2011, trong 3 ngày liền, B&V tổ chức phát cà phê miễn phí cho khách hàng ngay tại tòa nhà là đại bản doanh của Nestlé trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày 8/12/2012, Công ty B&V chính thức nhận được đơn đặt hàng tới 16 tấn cà phê hòa tan B&V chỉ sau 2 tuần gửi mẫu tại các nước Mỹ, Úc, Hà Lan. Giai đoạn đầu, Cà phê hòa tan B&V được sản xuất tại hai nhà máy cà phê hòa tan ở Lâm Đồng, sau mở rộng với nhà máy tại Buôn Ma Thuột. Công suất chế biến giai đoạn này khoảng 150-200 tấn/tháng.

Hiện tại, sản phẩm Cà phê hòa tan B&V đã xuất khẩu đến hơn 60 quốc gia trên thế giới và hiện diện trên quầy kệ những chuỗi siêu thị của Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc v.v… Cà phê hòa tan B&V cũng có mặt trên tất cả các chuyến bay của Vietnam Airlines, làm quà tặng ngoại giao cho các quốc vương nguyên thủ.

Chiến lược đa dạng hoá sản phẩm giúp B&V đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú của người tiêu dùng, góp phần tăng sức cạnh tranh với cái thương hiệu lớn khác.Với lời kêu gọi người Việt ưu tiên ủng hộ cà phê của người Việt qua các hoạt động Marketing giúp B&V chiếm được sự ưu ái của người tiêu dùng Việt.

Trình độ công nghệ và chất lượng B&V đã đạt đến sự cân bằng. Cùng với đó là các thương hiệu khác như Nestcafé, Vinacafé đã cải tiến, tạo ra những sản phẩm chất lượng không kém cạnh. Để có thể tiếp tục cạnh tranh thì B&V đã thực hiện các chiến lược sản phẩm, cải tiến bao bì, chất lượng sản phẩm hay các hoạt động khuyến mại, marketing trực tiếp được đẩy mạnh.

Sự phong phú đa dạng trong sản phẩm, bao bì bắt mắt luôn được chú trọng. Nâng cao chất lượng dịch vụ của websize bán online với nhân viên trực tổng đài luôn sẵn sàng giải đáp các thắc mắc của khách hàng. Khóa luận: Thực trạng về tiêu thụ cà phê ở thị trường trong nước

Dòng sản phẩm cà phê hòa tan B&V của Công Ty TNHH B&V Cà Phê Việt Nam có 2 loại đó là: Cà phê hòa tan B&V 3in1 và Cà phê hòa tan B&V 4in1 Cappuccino.

  • Cà phê hòa tan B&V 3in1
  • Thành phần : 72% đường, 15% bột sữa không béo, 12% cà phê hòa tan, muối, hương cà phê tổng hợp.
  • Quy cách đóng gói: Hộp 15 Stick x 16g , Thùng 30 Hộp (7,2 Kg)
  • Cách pha chế: Pha trực tiếp với nước đun sôi, khuấy đều. Có thể uống nóng hoặc lạnh.
  • Hạn sử dụng: 24 tháng
  • Xuất xứ: Lâm Đồng – Việt Nam
  • Hương vị: Sản phẩm có vị thơm, ngậy, ít béo. Tiện sử dụng
  • Cà phê hòa tan B&V 4in1Cappuccino
  • Thành phần : 44% đường, 10% bột sữa không béo, 20% cà phê hòa tan, 4% kem
  • Quy cách đóng gói: Hộp 15 Stick x 20g , Thùng 30 Hộp (9 Kg)
  • Cách pha chế: Pha trực tiếp với nước đun sôi, khuấy đều. Có thể uống nóng hoặc lạnh
  • Hạn sử dụng: 24 tháng
  • Xuất xứ: Lâm Đồng – Việt Nam
  • Hương vị: Sản phẩm có vị thơm, ngậy, ít béo. Tiện sử dụng. Chuẩn phong cách cà phê cappucino.
  • Một số hình ảnh về sản phẩm Cà phê hòa tan B&V
  • Thiết kế bao bì sản phẩm

Bao bì không chỉ để bảo vệ sản phẩm bên trong, tránh hư hỏng, biến chất trong qua trình vận chuyển mà nó còn như một người bán hàng thầm lặng, ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại của một thương hiệu. Do đó, quyết định về thiết kế bao bì sản phẩm mang vai trò to lớn.

Với chủng loại sản phẩm đa dạng với các kích thước khác nhau. B&V đã chọn chất liệu bao nilon và hộp giấy làm nên bao bì. Bao bì tiếp xúc trực tiếp với cà phê được làm từ nilon với dạng túi nhỏ tiện lợi cho mỗi một lần pha. Màu sắc chủ đạo của bao bì trên các sản phẩm của B&V là màu trắng, xanh, đỏ, đen. Bao bì của B&V với sự kết hợp màu sắc và hình ảnh một cách tinh tế mang phong cách vừa truyền thống vừa hiện đại. Hình ảnh trẻ trung hiện đại, nhiều cảm xúc của phương Tây liên tưởng đầy sáng tạo với gam màu truyền thống của cà phê Việt gây ấn tượng mạnh khiến khách hàng dễ dàng chú ý giữa tràn ngập thương hiệu cà phê khác trên kệ hàng.

Dịch vụ hỗ trợ sản phẩm

Với nền tảng websize: http://bvcoffee.com là nơi giới thiệu chi tiết về các sản phẩm – kênh bán hàng online được đầu tư tốt cùng các nhân viên chăm sóc khách hàng trực tuyến được đạo tào cực kì chuyên nghiệp, hiệu quả tạo cho khách hàng cảm giác tin tưởng vào chất lượng các sản phẩm.

Ngoài ra còn có hotline 0234.9933.789 (làm việc từ thứ 2 – thứ 6: 8h00-17h00; thứ 7: 8h00-12h00); luôn có nhân viên túc trực sẵn sàng giải đáp bất kì câu hỏi nào của khách hàng.

Showroom tại địa chỉ Tầng 4, Tòa Nhà A, Số 6, Đường Nguyễn Công Trứ, Quận Hai Bà Trưng, Thành Phố Hà Nội, hoạt động 8:30 – 21:00 từ thứ 2 đến Chủ Nhật luôn chào đón khách hàng đến xem trực tiếp các sản phẩm và nghe tư vấn về cách chọn cà phê phù hợp với nhu cầu, sở thích, cách pha cà phê sao cho ngon nhất từ nhân viên.

2.10 Các chiến lược hỗ trợ chiến lược sản phẩm

2.10.1 Chiến lược giá (Price) Khóa luận: Thực trạng về tiêu thụ cà phê ở thị trường trong nước

Giá cả là một yếu tố quan trọng, vừa phản ánh chất lượng của sản phẩm vừa là doanh thu của công ty. Biết được điều đó, trong chính sách giá cả của mình B&V luôn chú trọng việc giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm sao cho vẫn đảm bảo chất lượng, qua đó nâng cao sức cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường cũng như tăng số lượng hàng bán của công ty.

Để làm được điều này, B&V luôn chú trọng vào việc đầu tư vào công nghệ dây chuyền sản xuất nhằm tăng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm mà giá thành vẫn trong mức ổn định. Đồng thời, B&V cũng xây dựng chiến lược giá có phần thấp hơn đối thủ cạnh tranh (3000 – 5000 VNĐ) và có những chính sách ưu đãi đối với từng nhóm khách hàng.

Giá cả thì luôn biến động không ngừng, chịu áp lực của nhiều yếu tố, B&V cũng không nằm ngoài áp lực đó. Nhưng điều công ty luôn hướng tới không phải là chạy theo giá của đối thủ mà là không ngừng nâng cao chất lượng, tạo sự khác biệt nơi lợi ích sản phẩm để khách hàng chấp nhận mức giá thay đổi. Điều này cũng chính là một điểm khác biệt làm nên thành công của dòng sản phẩm cà phê hòa tan B&V.

2.10.2 Chiến lược phân phối (Place) Khóa luận: Thực trạng về tiêu thụ cà phê ở thị trường trong nước

B&V sử dụng rất nhiều kênh phân phối để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng:

  • Các kênh phân phối truyền thống: Hầu hết các tiệm tạp hoá nhỏ, lẻ, hộ kinh doanh trên cả nước.
  • Các kênh phân phối hiện đại: Các hệ thống siêu thị lớn, các cửa hàng tiện lợi
  • B&V có trang web giới thiệu sản phẩm và bán online tại trang websize: http://bvcoffee.com

Đội ngũ bán hàng nhiều kinh nghiệm đã hỗ trợ cho các nhà phân phối, phục vụ tốt hơn các cửa hàng bán lẻ và người tiêu dùng, đồng thời quảng bá sản phẩm của công ty. Đội ngũ bán hàng còn kiêm việc phục vụ, hỗ trợ các hoạt động phân phối và phát triển các quan hệ với các nhà phân phối và bán lẻ mới. Ngoài ra, công ty còn tổ chức nhiều hoạt động quảng bá, tiếp thị với các nhà phân phối địa phương nhằm quảng bá sản phẩm và xây dựng thương hiệu trên khắp đất nước.

2.10.3 Chiến lược chiêu thị (Promotion)

Chiêu thị là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thành công của cà phê hòa tan B&V. B&V đã vận dụng khéo léo các công cụ để đưa sản phẩm đến tay khách hàng mục tiêu.

  • Khuyến mãi: Thu hút sự chú ý của khách hàng khi sản phẩm mới ra thị trường
  • Phát mẫu thử, tạo điều kiện để khách hàng dùng thử sản phẩm.
  • Giảm giá phù hợp với từng phân khúc.
  • Giới thiệu, triển lãm sản phẩm tại lễ hội cà phê.
  • Quà tặng kèm theo từng mức hóa đơn (ly thủy tinh, bộ tách sứ, dù,…)
  • Rút thăm may mắn, cào trúng thưởng.
  • Tổ chức “Ngày hội bán hàng” giúp nhân viên văn phòng và đội ngũ sale gắn kết, thấu hiểu nhau.

Quảng cáo:

  • Sử dụng nhiều phương tiện truyền thông: TV, báo mạng, báo giấy, Internet.
  • In banner, poster quảng cáo ngoài trời, liên hệ quảng cáo ở siêu thị. Trung tâm thương mại…
  • Quan hệ công chúng: B&V tiến hành cuộc “thử mù” giữa Cà phê hòa tan B&V và Nescafé, giữa một nhãn hiệu chưa có tên tuổi và một thương hiệu toàn cầu nổi tiếng nhất trong lĩnh vực cà phê hòa tan. Sự kiện thu hút 8000 người tham gia, trong đó 89% lựa chọn Cà phê hòa tan B&V. Điều này đã phá tan định kiện “Hàng ngoại tốt hơn hàng nội”, từ đó Cà phê hòa tan B&V đã bắt đầu đi vào văn phòng và công sở. Sau sự kiện này, từ khóa “B&V” có lượt tìm kiếm tăng đột biến. Khóa luận: Thực trạng về tiêu thụ cà phê ở thị trường trong nước

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY

===>>> Khóa luận: Giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh của công ty

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0906865464