Chia sẻ chuyên mục Đề tài Khóa luận: Thực trạng kinh doanh Marketing tại Cty Mê Kông hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Khóa luận: Nghiên cứu và hoàn thiện chiến lược marketing- mix tại Công ty TNHH Thiết bị kỹ thuật Mê Kông dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
CHƯƠNG II: NGHHIÊN CỨU CÁC CHIẾN LƯỢC MARKETING- MIX TẠI CÔNG TYY TNHH THIẾT BỊ KỸ THUẬT MÊ KÔNG
1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY: Khóa luận: Thực trạng kinh doanh Marketing tại Cty Mê Kông
1.1 Giới thiệu chung:
1.1.1 Khái quát về Công ty TNHH Thiết bị Kỹ thuật Mê Kông:
Công ty TNHH Thiết bị Kỹ thuật Mê Kông được thành lập từ năm 2006. Trong suốt hơn 10 năm qua, công ty là đại lý độc quyền và là đại lý phân phối của rất nhiều hãng nổi tiếng trên thế giới về các thiết bị đo, thiết bị thí nghiệm cho ngành điện tử, điện tử viễn thông, v.v\… cho cácc nhà máy trung tâm thí nghiệm, trường học như Fluke, Gw_Instek, Megger, Leica. Cán bộ kỹ thuật chuyên môn có kiến thức rộng và tay nghề cao, được đào tạo trong nước và ngoài nước…
Hình 2.1: Lôgô- biểu tượng của công ty
- Tên công ty: Công ty TNHH Thiết bị Kỹ thuật Mê Kông
- Tên giao dịch nước ngooài: Me Kong Technologies Equipment Company Limited
- Tên viết tắt: MTECH CO., LTD
- Vốn điều lệ: 3.000.000.000 đồng
- Mã số thuế: 0304726273
- Đăng ký kinh doanh số 0304726273 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Tp. Hồ Chí Minh cấp lần đầu ngày 04/12//2006 và thay đổi lần 6 ngày 02/06/2016.
- Địa chỉ:
Trụ sở chính tại TP Hồ Chí Minh:
- Địa chỉ: 1C3 -11 Sky Garden – Phú Mỹ Hưng, Nguyễn Văn Linh, Phường Tân Phong, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Tel: 028 2 2132266
Văn phòng giao dịch:
- Địa chỉ: 36 Hoa Cúc, Phường 7, Q. Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh
- Tel: 028. 35171062
- Fax: 028. 35173383
VPĐD tại Đà Nẵng:
- Địa chỉ: 586/2 Điện Biên Phủ, Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng.
- Tel: 0236. 3660137
- Fax: 0236. 3660138
VPĐD tại Hà Nội:
- Địa chỉ: Phòng 401, Số 9 Đỗ Quang, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Tel: 62916061
- Fax: 37857703
- Email: sales@mekongtech.net
- Web: mekongtech.net
Ngành nghề kinh doanh:
- Thiết Bị Đo Điện, Thử Nghiệm Điện
- Kính Lúp, Kính Hiển Vi
- Đồng Hồ Đo Điện
- Đo Lường, Đo Đạc – Thiết Bị Đo Lường, Đo Đạc
- Thiết Bị Phân Tích
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
1.2. Hình ảnh một số sản phẩm mà công ty đang kinh doannh:
1.3. Mục tiêu và nhiệm vụ: Khóa luận: Thực trạng kinh doanh Marketing tại Cty Mê Kông
Từ khi ra đời, công ty TNHH Thiết bị Kỹ thuật Mê Kông có nhiệm vụ là trung gian phân phối và cũng là nhà phân phối độc quyền của iều hãng nổi tiếng trên thế giới về các thiết bị đo, thiết bị thí nghiệm cho ngành điện tử, điện tử viễn thông.
Thời gian đầu mới thhành lập, công ty gặp khá nhiều khó khăn, nhất là về nhân sự và tài chính cũng như việc tìm khiếm đối tác. Sau rất nhiều nỗ lực của cả tổng công ty, từng bước công ty đã đi lênn và trở thành một trong những công ty thànnh công trong việc phân phối sản phẩm thiết bị điện đến khách hàng, nhất là trong ngành cung cấp các thiết bị điện, kiểm tra, đo kiểm của các công ty điện lực, thủy điện và truyền tải điện.
Với sự nỗ lực của các đội ngũ cán bộ nhân viên, cùng với tinh thần ham học hỏi và chí vương lên, hiện nay công ty đã có sự thành công và vị trí nhất định trên thị trường phân phối. Những năm đầu, công ty chỉ hoạt động ở khu vực Miền Trung, với sự phát triển của thị trường nói chung và sự phát triển của ngành điện nói riêngg, hiện nay công ty đã hình thành các văn phòng đại diện ở cả 3 thành phố lớn của Việt Nam là Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh.
1.4. Chức năng của công ty:
- Mua bán thiết bị ngành điện, điện tử viễn thông, thiết bị truyền hình…
- Mua bán máy móc thiết bị đo, kiểm tra chất lượng, thiết bị thí nghiệm, thiết bị trường học, thiết bị y tế.
- Sửa chữa, bảo trì thiết bị điện, điện tử viễn thông, máy móc dụng cụ văn phòng
- Đại lý ký gửi hàng hóa
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động Marketing của doanh nghiệp:
2.1. Các yếu tố bên ngoài: Khóa luận: Thực trạng kinh doanh Marketing tại Cty Mê Kông
2.1.1. Môi trường vĩ mô:
Môi trường kinh tế:
Đây là nội dung quan trọng tr ng phân tích môi trường vĩ mô của doanh nghiệp. Sức tiêu thụ trên thị trường phụ thuộc khá nhiều vào giá cả của sản phẩm. Vì vậy các vấn đề như tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế, phân phối thu nhập, cán cân thanh toán, tỷ lệ lạm phát, trượt giá, hệ thống nhân hàng, lãi suất, … đều ảnh hưởng tới nhu cầu sản phẩm trong ngành thiết bị điện.
Hiện nay, công ty đang kinh doanh các thiết bị mà hầu hết đều được nhập khẩu từ nước ngoài, vậy nên các biến động của yếu tố kinh tế đều là con dao 2 lưỡi, có thể vừa tạo ra cơ hội và cả những thách thức đối với doanh nghiệp.
Để đảm bảo sự hoạt động cho doanh nghiệp, công ty cần đưa ra các giải pháp, các chính sách tương ứng trong từng thời điểm và thời kì cụ thể nhằm tận dụng, khai thác các cơ hội cũng như để né tránh, giảm thiều các nguy cơ và đe dọa.
Về tốc độ tăng trưởng kinh tế: hiện nay nền kinh tế Việt Nam đag trên đà phát triển, tốc độ tăng trưởng của các ngành trong nền kinh tế đều đang phát triển, vì vậy Ban lãnh đạo của công ty cần sáng suốt đưa ra các quyết định cho phù hợp.
Môi trường tự nhiên:
Môi trường tự nhiên bao gồm các yếu tố như vị trí, địa hình, thời tiết, khí hậu, màu vụ, động thực vật, nguồn nước, sự khan hiếm một số nguyên vật liệu, tăng giá năng lượng, sự gia tăng ô nhiễm môi trường,…
Khách hàng của doanh nghiệp chủ yếu là các Nhà máy thủy điện, các công trình trong nghành điện lực, truyền tải điện,… chủ yếu trong môi trường nguy hiểm, phụ thuộc khá nhiều vào vị trí và địa hình, vì vậy các thiết bị đặc biệt là các thiết bị đo lường, kiểm tra độ an toàn của công ty phải chú trọng đến sự an toàn cho khách hàng cũng như người sử dụng.
Môi trường công nghệ:
Đây là yếu tố qu n trọng hàng đầu trong môi trường vĩ mô. Với tính chất của công ty là kinh doanh các sản phẩm thiết bị kỹ thuật, công ty cần chú ý và tập trung nhiều vào yếu tố công nghệ. Nếu sản phẩm được áp dụng công nghệ tiên tiến, có nhiều chức năng mà giá thành rẽ thì doanh nghiệp dễ cạnh tranh trên thị trường và nược lại.
Trong thời buổi công nghệ 4.0 hiện nay, doanh nghiệp cần thực hiện nhiều chiến lược đổi mới công nghệ hơn nữa. Thành ông trên mặt công nghệ đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đã chiến thắng một nữa so với đối thủ.
Môi trường chính trị- pháp luật:
Chính trị- Pháp luật bao gồm luật pháp, các chính sách và cơ chế Nhà nước đối với ngành kinh doanh. Bất cứ sự thay đổi nào về chính sách hay chế độ Nhà nước đều có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty. Đây là một ngành khá nhạy cảm với các biến động về chính trị, thể chế chính trị, quan hệ quốc tế, đường lối đối ngoại, các chính sách xã hội của Nhà nước,… Mỗi sự biến đổi của các yếu tố trên đều có thể làm rào cản hoặc cơ hội đối với công ty.
Môi trường văn hóa – xã hội:
Các yếu tố về văn hóa là các yếu tố cũng khiến nhà lãnh đạo quan tâm, bởi nó ảnh hưởng đến sản phẩm khi kinh doanh của doanh nghiệp. Các sản phẩm mới nếu muốn kinh doanh, công ty cần tìm hiểu thị hiếu cũng như những yêu cầu của khách hàng theo những tiêu chuẩn, chuẩn mực nhất định của xã hội.
2.1.2. Môi trường vi mô: Khóa luận: Thực trạng kinh doanh Marketing tại Cty Mê Kông
Khách hàng:
Bất kì một doanh nghiệp nà cũng cần đạt mục tiêu cuối cùng là đáp ứng và thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng. Khách hàng là nhân tố quyết định đến quá trình hoạt động kinh doanh của công ty, khách hàng càng nhiều thì thị trường tiêu thụ ngày càng lớn, quy mô kinh doanh của công ty ngày càng mở rộng. Vì vậy nhiệm vụ của những người hoạt động marketing cần nhận biết đúng đâu là khách hàng mục tiêu, đâu là khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp.
Hầu hết các khách hàng của công ty là những công ty, tổng công ty lớn về ngành điện như Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc, Tổng Công ty Điện lực Miền Trung, Tổng Công ty Điện lực Miền Nam, các Công ty Truyền tải điện 1,2,3,4, ngoài ra còn có các công ty thủy điện như Công ty Cổ phần Thủy điện A Vương, Thủy điện A Lưới,… các Công ty Điện lực ở các tỉnh như Điện lự Khánh Hòa, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Quảng Trị,… Ngoài ra còn ó ác trường Đại hoc, Cao đẳng cung cấp các thiết bị phục vụ thí nghiệm và học tập,…
Ngày nay, có rất nhiều công ty kinh doanh các t iết bị điện- điện tử ngày càng nhiều, nhờ đó các khách hàng của công ty ngày càng có nhiều sự lựa chọn khi quyết định mua sản phẩm. Điều này đặt ra nhiều thách thức cho công y, để làm sao khi khách hàng có nhu cầu mua hàng thì điều đầu tiên người ta sẽ nghĩ ngay đến công ty mình chứ không phải công ty nào khác.
Nhà cung ứng:
Nhà cung ứng là các tổ chức có khả năng cung cấp các nguồn lực, thiết bị cần thiết cho doanh nghiệp cũng như các đối thủ cạnh tranh khác. Đây là yếu tố đặc biệt quan trọng đối với bất kì doanh nghiệp nào, nhất là đối với các doanh nghiệp kinh doanh.
Bất kì một sự biến động nào của nhà cung cấp đều ảnh hưởng đến hoạt động Marketing của công ty. Vì vậy trước khi quyết định mua hàng từ nhà cung cấp nào, công ty cần tìm hiểu thật kĩ lưỡng, xác định rõ ràng lai lịch cũng như các đặc điểm, chất lượng để lựa chọn nhà cung cấp tốt nhất. Còn đối với các nhà cung cấp thân thiết với công ty như Fluke, Megger, Leica,…6 cần thiết chặt mối quan hệ tốt hơn nữa để có thể tranh thủ được các ưu ái cũng như lợi thế so với đối thủ cạnh tranh.
Đối thủ cạnh tranh:
Đối thủ cạnh tranh là những người bạn đồng hành cùng doanh nghiệp nhưa cũng là những người đưa dong nghiệp đến với khó khăn rất kì lúc nào. Hoạt động kinh doanh thiết bị luôn bị cạnh tranh gay gắt bởi các đối thủ trong và ngoài nước.
Tuy nhiên suốt thời gian qua, doanh nghiệp vận luôn đạt vị trí cao trên thị trường với doanh thu đạt tương đối lớn. Để có được thành công này, đội ngũ cán bộ nhân viên của công ty không ngừng nỗ lực, phấn đấu để cạnh tranh với các công ty đối thủ khác như Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Nam Á, Công ty TNHH Linh Trung, Công ty Sytec, …
Mục tiêu lâu dài của công ty là cạnh tranh lành mạnh với các đối thủ thể hiện thông qua 2 điểm: Thứ nhất, phải thắng trên sân nhà; Thứ hai, tên tuổi và vị thế của công ty phải được khẳng định trong khu vực cũng như trên thế giới.
Sản phẩm thay thế:
Với tính chất của ngành kinh doanh, rất hó để có các sản phẩm thay thế, bởi các sản phẩm cần công nghệ hiện đại cũng như trình độ rất cao, rất khó để có thể sản xuất các sản phẩm có thể thay thế các sản phẩm trên.
Tuy nhiên, trong thời buổi công nghệ, có rất nhiều doanh nghiệp trên thế giới tập trung sản xuất các sản phẩm về công nghệ. Vì vậy họ dễ dàng tiếp cận với ngành thiết bị điện. Có thể xem đây là một trong những nhân tố nguy hiểm mà doanh nghiệp cần chú ý tới.
2.2. Các yếu tố bên trong:
2.2.1. Nguồn vốn:
Vốn điều lệ của công ty: 3.000.000.000 đồng
Công ty TNHH Thiết bị Kỹ thuật Mê Kông luôn đảm bảo và phát triển nguồn vốn của mình thông qua việc thường xuyên kiểm trả việc sử dụng vốn, tài sản, quỹ đầu tư phát triển, công nợ, kiểm tra việc chấp hành các chế độ, chế độ tiền lương và nộp ngân sách,… chấp hàng tốt các chế độ kế toán, kiểm toán, tài chính theo quy định của nhà nước.
2.2.2. Nguồn nhân lực: Khóa luận: Thực trạng kinh doanh Marketing tại Cty Mê Kông
Nguồn nhân lực là tài sản vô giá của doanh nghiệp. Công ty TNHH Thiết bị Kỹ thuật Mê Kông tuy có khá ít nhân viên nhưng hầu hết đều có trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm, yêu nghề, tậm tâm với công việc, đặc biệt là các kỹ thuật viên có trình độ chuyên môn và rất giàu kinh nghiệm, được đào tạo cả trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, số lượng nhân viên của công ty không đều ở các khu vực, cụ thể như sau:
Bảng 2.1: Số lượng nhân viên của công ty ở cả 3 miền
Văn phòng
Số lượng( người)
Tỷ lệ(%)
Văn phòng Miền Bắc
Hình 2.9: Cơ cấu nhân sự chia theo khu vực của công ty
Qua hình và bảng trên có thể thấy, số lượng nhân viên ở văn phòng Miền Nam chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm 52,6% trong tổng số nhân viên của công ty. Nhưng văn phòng Miền Bắc chỉ có 3 nhân viên, chiếm 15,8%. Sự chênh lệch này có thể được hiểu là do Văn phòng Miền Nam là trụ sở chính của công ty, cũng là nơi thực hiện các giao dịch chủ chốt và được xem là “đầu não” của toàn công ty. Ngoài ra, một phần do Văn phòng đại điện ở khu vực Miền Bắc chỉ mới được thành lập cách đây 3 năm nên các vấn đề liên quan vẫn chưa được ổn định.
Ngoài ra, công ty luôn chú trọng triển khai công tác đào tạo, tái đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, với phong cách làm việc chuyên nghiệp, tinh thần đồng đội cũng như tinh thần trách nhiệm. Đồng thời xây dựng không gian làm việc đoàn kết, thân thiện để từng cán bộ nhân viên xem tập thể như là mái nhà thứ hai của mình, một lòng trung thành và bảo vệ, phát triển công ty. Thông qua đó, mức thu nhập của từng cá nhân cũng k ông ngừng cải thiện.
Bảng 2.2: Thông tin cơ bản các nhân viên của công ty
2.2.3. Tiềm lực vô hình:
Công ty luôn chú trọng đầu tư nhằm nâng cao khả năng bán hàng cũng như hậu bán hàng,… đây là các cơ sở góp phần tạo nên thương hiệu, sự uy ín và khác biệt của công ty đối với khác hàng so với đối thủ. Lợi thế vô hình này không phải có ngay khi mới thành lập mà được hình thành trong quá trình hoạt động. Điều này được thể hiện qua việc công ty đã trãi qua hơn 10 năm kinh nghiệm và doanh thu của doanh nghiệp tăng dần qua các năm.
II. NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC MARKETING – MIX TẠI CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ KỸ THUẬT MÊ KÔNG:
1. Phân tích thị trường: Khóa luận: Thực trạng kinh doanh Marketing tại Cty Mê Kông
1.1. Tổng quan về ngành điện- kỹ thuật điện tại Việt Nam:
Ngành điện là một trong những ngành có tính đặc thù rất cao, bởi ngành điện là ngành có vốn độc quyền và được đầu tư 100% từ Nhà Nước. Những đặc thù của ngành điện cũng kéo theo các đặc thù của các doanh nghiệp kinh doanh thiết bị điện như Công ty TNHH Thiết bị Kỹ thuật Mê Kông. Đây là một ngành với những quá trình rất phức tạp bởi nó đòi hỏi một sự nhạy bén của các nhà lãnh đạo công ty. Việc kinh doanh của các doanh nghiệp được thực hiện qua 2 giai đoạn như sau:
Giai đoạn đầu: bao gồm các hoạt động tìm hiểu thị trường, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, tìm kiếm và thực hiện việc kinh doanh với các công ty, các hãng sản xuất lớn trên thế giới.
Giai đoạn sau: tiến hành việc thõa mãn nhu cầu của khách hàng, tìm kiếm và tham gia vào các hoạt động quảng bá, xúc tiến, thương mại với các khách hàng trong nước nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh đã đưa ra của công ty.
Hiện nay, nhu cầu sử dụng điện của người tiêu dùng ngày càng cao. Điều này tạo ra nhiều cơ hội cũng như các thách thức cho ngành điện nói chung. Vì vậy, để đảm bảo cho việc an toàn của những người công nhân ũng như đảm bảo cung cấp điện đầy đủ cho người tiêu dùng, các công ty điện lực luôn hú trọng đến công tác thường xuyên kiểm tra và đo lường điện trên cả toàn bộ hệ thống điện Việt Nam bao gồm:
- Các nhà máy điện( bao gồm Nhà máy thủy điệ , à máy nhiệt điện và nhà máy điện hạt nhân): Do đây là nơi sản xuất ra điện năng từ các năng lượng khác nhau nên nhu cầu sử dụng các thiết bị điện, thiết bị đo kiểm không ngừng tăng lên nhằm đảm bảo tính an toàn và hoạt động 100% của các nhà máy.
- Hệ thống lưới điện( bao gồm lưới hệ thống, lưới truyền tải và lưới phân phối): đây là các con đường vận chuyển điện từ nhà máy đến tay người tiêu dùng. Với khoảng cách địa lý và địa hình phức tạp của nước ta, không thể tránh khỏi các khó khăn cũng như các sai xót trong quá trình thực hiện cũng như vận hành hệ thống lưới điện. Do đó, nhu cầu sử dụng các loại máy đo kiểm cũng không ngừng tăng lên.
- Hộ tiêu thụ bao gồm các nhóm khách hàng sử dụng. Hộ tiêu thụ được chia ra thành 3 loại chính, bao gồm: Loại 1 là hộ tiêu thụ rất quan trọng, nếu không có điện sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng và sức khỏe con người như kinh tế, quốc phòng, an ninh, y tế; Loại 2 là hộ tiêu thụ quan trọng, nếu không có điện sẽ gây thiệt hại về kinh tế như quá trình sản xuất bị gián đoạn,…; Loại 3 là các hộ gia đình còn lại. Với tính chất khác nhau giữa các loại hộ tiêu thụ sẽ có những nhu cầu khác nhau trong ngành điện.
Trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều nhà máy điện ra đời, đây là thời cơ cũng như những thách thức đối với Công ty TNHH Thiết bị Kỹ thuật. Không những vậy, sự ra đời của các công ty đối thủ mới cũng như sự phát triển của các công ty đối thủ cạnh tranh ngày càng cao, đòi hỏi ban lãnh đạo của công ty phải đưa ra các chính sách phù hợp cho doanh nghiệp mình.
1.2. Vị thế của công ty trên thị trường: Khóa luận: Thực trạng kinh doanh Marketing tại Cty Mê Kông
Với bề dày hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành cung cấp thiết bị điện tại thị trường Việt Nam, cùng với sự có mặt trên cả 3 miền Bắc- Trung- Nam, hiện nay công ty đang ở vị thế khá cao trên thị trường. Ở một số thiết bị mới như thiết bị thí nghiệm, đặc biệt thiết bị Flycam, doanh nghiệp đã mạnh dạn tiên phong trong việc tìm kiếm đối tác là công ty sản xuất ở nước ngoài và tiến hành giới thiệu cũng như thử nghiệm thiết bị ngay tại khách hàng của công ty tại Việt Nam.
Cùng với đó, công ty không ngừng cải thiệ hệ thống kỹ thuật cũng như những chính sách marketing phù hợp và đúng lúc giúp đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.
1.3. Thị trường mục tiêu:
Vấn đề phân khúc thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu có vai trò rất quan trọng vì đó chính là nền tảng để công ty nắm bắt được sức mua tiềm năng của khách hàng ở từng khúc thị trường để từ đó đưa ra các chính sách marketing- mix phù hợp.
Từ những năm đầu, ban lãnh đạo công ty đã thấy rõ nhu cầu sử dụng điện ở khu vực Miền Nam và Miền Trung khá cao, đặc biệt là khu vực Miền Nam, nhưng do nguồn lực có hạn, công ty chỉ tập trung nguồn lực ở khu vực Miền Nam.
Với tính đặc thù vốn có của mình là kinh doanh các sản phẩm thiết bị điện với công nghệ và giá thành khá cao nên ngay từ đầu, công ty đã xác định rõ đối tượng khách hàng mà công ty hướng đến là các tổ chức lớn trong ngành điện lực của Việt Nam. Sau này, trong quá trình mở rộng thị trường kinh doanh và mở rộng quy mô kinh doanh của mình, công ty nhận thấy một lượng khách hàng tiềm năng khác trong thị trường đó là các tổ chức, trung tâm thí ngiệm và đặc biệt là ở các trường Đại học, Cao đẳng chuyên đào tạo kỹ thuật ở các thiết bị điện.
Sau khi đã ổn định nguồn tài chính và nguồn lực của mình, công ty đã quyết định thành lập một Văn phòng đại diện ở Hà Nội, nhằm mở rộng thị trường, tìm kiếm nhu cầu và khách hàng cho công ty. Đặc biệt, Văn phòng Miền Bắc đang hướng đến việc tìm kiếm khách hàng là các nhà máy thủy điện và nhiệt điện rư khu vực Miền Bắc. Ngoài ra, nhiều trung tâm đào tạo và nghiên cứu, cũng như các trung tâm thí nghiệm đang ngày càng mọc lên, đây là nhóm khách hàng mục tiêu mà công ty đang hướng đến trong thời gian tới.
Với việc mở rộng thị trường ở cả 3 miền, công ty hiện nay đang tập trung chiến lược Marketing ở các trụ sở và các tỉnh lân cận, cụ thể như sau:
- Khu vực Miền Bắc: Hà Nội, Thanh Hóa, Quảng Ninh,…
- Khu vực Miền Trung: gồm các tỉnh Duyên hải Bắc và Nam Trung Bộ, ngoài ra một số tỉnh ở khu vực Tây nguyên như Gia Lai, Đak Lak,…
- Khu vực Miền Nam: Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận như Bình Dương,…
2. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian qua:
2.1. Các gói thầu mà công ty đã thực hiện được: Khóa luận: Thực trạng kinh doanh Marketing tại Cty Mê Kông
Bảng 2.3: Các gói thầu mà công ty thực hiện được năm 2014 và 2015
Qua 2 bảng trên có thể thấy công ty đang ngày càng ưu tiên hơn cho chiến lược đấu thầu. Tuy nhiên, tham gia và thực hiện các gói thầu mất rất nhiều thời gian và tính cạnh tranh cực kì cao do việc đấu thầu buộc doanh nghiệp phải đối đầu với rất nhiều các đối thủ mạnh khác trong khu vực. Tuy nhiên, với chính sách khôn khéo cùng bề dày kinh nghiệm vốn có, công ty đang thực hiện chính sách này khá tốt. Điều này được chứng tỏ qua viêc sang năm 2016 và 2017 mới đây, công ty đã tham gia thực hiện rất nhiều các gói thầu, đem lại doanh thu cao cho công ty.
Mua sắm thiết bị thí nghiệm, đo Tổng Công ty Điện Lực 10.293.118.000 lường, an toàn, thi công phục vụ sản Miền Trung xuất kinh doanh năm 2016
Năm 2016, công ty tích cực tham gia vào việc đấu hầu. điều này làm doanh thu thực hiện của công ty tăng đáng kể, vượt 5.029.860.930 đồng, tức khoảng 6.54%, gấp 1.73 lần so với doanh thu năm 2015 và gấp 2.4 lần so với năm 2014.
Năm 2017, một năm có nhiều thay đổi trong chiến lược của công ty. Trong năm 2017, hầu hết các hãng sản xuất lớn trên thế giới đều tiến hành cải tiến chất lượng sản phẩm và cho ra đời hàng hoạt sản phẩm mới. Để tăng tính cạnh tranh, công ty đã quyết định giảm chiến lược tham gia đấu thầu, thay vì tham giá hầu hết các gói thì công ty chỉ tập trung vào các gói thầu có giá trị lớn. Năm 2017, công ty cũng chú trọng công tác giới thiệu và quảng bá các sản phẩm, thiết bị mới từ các hãng cho các đơn vị nhỏ lẽ như các trường, công ty nghiên cứu, các cửa hàng bán lẽ,…
2.2. Tình hình doanh thu của công ty: Khóa luận: Thực trạng kinh doanh Marketing tại Cty Mê Kông
Năm 2018, đánh dấu một trang lịch sử mới quan trọng trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của công ty- kỉ niệm 12 năm thành lập công ty. Với bề dày lịch sử và kinh nghiệm của mình, Công ty TNHH Thiết bị Kỹ thuật Mê Kông đang dần khẳng định vị thế của mình trên thị trường kinh doanh các thiết bị điện tử.
Năm 2017 cũng là một năm đánh dấu một bước ngoặc lớn của nền kinh tế Việt Nam khi Việt Nam là nước chủ nhà tổ chức diễn ra sự kiện Tuần lễ Cấp cao APEC. Sự thành công của Tuần lễ cấp cao APEC đã mở ra một thời cơ lớn cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và cho ngành điện- kĩ thuật nói riêng.
Ngoài những cơ hội được mang lại, nền kinh tế Việt Nam cũng đang đối mặt với rất nhiều thách thức nguy hiểm, buộc các doanh nghiệp nếu muốn tồn tại lâu dài trên thị trường phải thật sáng suốt khi đưa ra các quyết định mang tính kinh tế cho doanh nghiệp.
Để so sánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của các năm, Phòng Kế toán của công ty sẽ sử dụng phương pháp so sánh doanh thu của năm so với kế hoạch dự kiến ban đầu. Với phương châm “ Chất lượng và chữ tín được đặt lên hàng đầu”, Công ty đang dần khẳng định tên tuổi của mình với khách hàng trong và ngoài nước. Cụ thể được thể hiện thông qua bảng sau:
Bảng 2.6: Doanh thu thực tế so với kế hoạch năm 2014, 2015, 2016 của công ty:
Qua bảng 6.2 và hình 12.2 trên, ta có thể thấy doanh nghiệp luôn hoàn thành và vượt kế hoạch đã đề ra. Điều này chứng tỏ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp luôn có hiệu quả, cụ thể như sau:
- Năm 2014, doanh thu thực hiện được vượt mức kế hoạch 1.611.135.395 VNĐ, tương ứng với 2,69%.
- Năm 2015, doanh thu thực hiện của công ty tiếp tục vượt 2.406.379.066 VNĐ so với doanh thu dự kiến, tức tăng khoảng 3,79 %. Đặc biệt, mức chênh lệch này so với mức chênh lệch của năm 2014 lên đến gấp 1,4 lần. Đây được xem là dấu hiệu đáng mừng bởi năm 2015, công ty đã tiến hành tập trung nhiều vào công tác đấu thầu các dự án thay vì chiến lược bán lẽ. Năm 2015, công ty đã thực hiện khá nhiều các gói thầu, trong đó có các gói thầu lớn sau:
Bảng 2.7: Tóm tắt các số liệu về tình hình tài chính của công ty trong 3 năm gần đây
Hình 2.11: Biếu đồ so sánh lợi nhuận sau thuế và trước thuế của công ty qua các năm( ĐVT: VNĐ)
Qua biểu đồ trên có thể thấy lợi nhuận của cô g ty có chiều hướng gia tăng qua các năm. Trong năm 2014, lợi nhuận trước thuế và lợi huận sau thuế của doanh nghiệp lần lượt đạt 2.286.978.618 và 1.783.843.322 VNĐ. Tuy nhiên sang đến năm 2015, lợi nhuận trước thuế và sau thếu của doanh nghiệp chỉ đạt 1.408.169.288 và 1.098.372.045 VNĐ, thấp hơn năm năm trước 38,43%. Điều này có thể được lý giải là do trong năm 2015, công ty phải trả các khoản nợ khá nhiều, cùng với đó là chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp khá cao.
Tuy nhiên, đến năm 2016, lợi nhuận của công ty tăng rất đáng kể. Cụ thể, lợi nhuận trước thuế 1.094.605.145 vnđ, tức tăng 77,73% so với năm 2015. Nguyên nhân làm lợi nhuận của công ty năm 2016 tăng là do từ năm 2016, thuế TNDN giảm từ 22% xuống còn 20% cho các doanh nghiệp có doanh thu trên 20 tỷ đồng. Ngoài ra thuế nhập khẩu của các thiết bị được nhập khẩu từ nước ngoài cũng được giảm đáng kể.
Năm 2017, sau sự thành công của Hội nghị cấp cao APEC, rất nhiều các chính sách khuyến khích nhập khẩu của các thành viên cũng như của chính phủ đã được đưa ra, dự báo một năm thành công trong lợi nhuận của công ty cũng như của thị trường Việt Nam.
3. Thực trạng hoạt động Marketing – mix của công ty: Khóa luận: Thực trạng kinh doanh Marketing tại Cty Mê Kông
3.1. Chính sách sản phẩm:
Sản phẩm chính là sợi dây kết nối giữa công ty với khách hàng. Chất lượng của sản phẩm có ảnh hưởng không nhỏ đến đánh giá và cảm nhận của khách hàng đến hình ảnh của công ty. Vì vậy công ty luôn hướng đến mục tiêu cung cấp những sản phẩm có giá trị tốt nhất và hiện đại nhất đến khách àng.
Chính sách sản phẩm được công ty rất coi trọng và là yếu tố quan trọng nhất trong chiến lượng Marketing- Mix của công ty trong các năm qua, là vấn đề sống còn trong hoạt động kinh doanh, nó quyết định đến các hoạt động và các bộ phận khác và đảm bảo cho hoạt động kinh doanh đi đúng hướng.
Quyết định về danh mục và xuất sứ của các sản phẩm:
Từ khi mới thành lập đến nay, công ty luôn ý t ức được những yêu cầu khắc khe và những đòi hỏi từ các khách hàng của mình, bởi lẽ các thiết bị dùng để kiểm tra hay các thiết bị và phụ kiện luôn đòi hỏi sự chính xác cao cùng với sự hiện đại cũng như tiện ích của nó. Vì vậy, ngay từ đầu công ty đã tìm kiếm các nhà cung cấp từ các nước phát triển bật nhất về kỹ thuật cũng như sự hiện đại của các thiết bị, có thể kể đến như Mỹ, Nhật, Thụy Điển, Đức, Hàn Quốc,…
Các sản phẩm được chia theo các nhóm theo bảng sau:
- Thiết bị đo áp suất
- Thiết bị kiểm tra ác quy, Ampe kìm, thiết bị đo cao áp, đo cách điện trên và dưới 5kV, đo điện trở tiếp xúc, thứ tự pha, kiểm tra rơ le,…
- Đo nhiệt độ tiếp xúc, từ xa, đo độ ẩm, bể nhiệt chuẩn, can nhiệt độ, thiết bị hiệu chuẩn nhiệt độ,…
- Thiết bị đo chênh áp, đồng hồ đo áp suất, bơm áp suất cầm tay, thiết bị hiệu chuẩn áp suất,…
- Thiết bị hiệu chuẩn
- Đồng hồ vạn năng
- Bộ Datalogger
- Thiết bị đo trong lĩnh vực điện tử
- Đo trong môi trường dễ gây cháy nổ
- Hiệu chuẩn Transmitter, thiết bị hiệu chuẩn đa năng,…
- Vạn năng cần tay, để bàn của hãng Fluke và các hãng khác
- Biết bị tự ghi nhiệt độ, MSR Dataloggers,…
- Data Acquisition, Decade Boxes,…
- Sản phẩm từ các hãng CorDEX, đồng hồ vạn năng, thiết bị đo nhiệt độ, đo hiệu chuẩn chống cháy nổ,…
- Thiết bị kiểm tra mạng
- Các phụ kiện, thiết bị khác
- Thiết bị đo và kiểm tra cáp đồng, cáp quang,…
- Borescopes, Light Meterrs, Timers/ Stopwatches
Trong số các dòng sản phẩm trên, đa phần các sản phẩm chính được cung cấp bởi các hãng lớn trên thế giới với công nghệ hiện đại. Các thiết bị đo kiểm thường được hãng Hioki- Nhật bản cung cấp với chất lượng luôn đảm bảo và công nghệ hiện đại với độ chính xác cao. Các thiết bị trong thí nghiệm và đo kiểm thường được cung cấp bởi hãng Megger – một hãng cung cấp lâu đời và nổi tiếng hơn 100 năm nay tại Anh,… Ngoài ra công ty còn liên kết với các hãng lớn khác trên thế giới như hãng Flir, hãng Wika, hãng Fluke,… từ Mỹ, Thụy Điển,…
Tất cả các sản phẩm trên khi cung cấp cho khách hàng, công ty luôn chú trọng vào chất lượng cũng như hình ảnh và công nghệ ủa sản phẩm, nhất là các thiết bị đo kiểm và môi trường. Để đảm bảo tính an toàn tuyệt đối đến tay người sử dụng.
Các quyết định về chính sách sản phẩm: Phân tích các dòng sản phẩm và chất lượng sản phẩm: đối với các dòng sản phẩm của công ty, công ty không ngừng tìm hiểu và nâng cao chất lượng sản phẩm mà công ty cung cấp cho khách hàng.
Bảng 2.9: Các sản phẩm được bán chạy trong những năm gần đây
Thiết bị điện, điện tử viễn thông
Các thiết bị đo và kiểm tra điện, thiết bị kiểm tra lỗi mạng, máy phân tích chất lượng nguồn điện, thiết bị đo đa năng, đo dòng điện, đo điện trở, nhiệt độ, … máy phát xung, máy tạo sóng, máy quấn dây tinh xảo…
Các thiết bị thông dụng trong phòng thí nghiệm lý hóa sinh, môi trường…
Các loại máy đo môi trường pH, DO, các thiết bị lấy mẫu, kính hiển vi quang học, máy ly tâm, máy PCR…….
Các thiết bị công nghệ cao
Máy sắc ký khí, máy sắc ký lỏng, Máy khí khối phổ, NMR, Máy quang phổ phát xạ, thiết bị phân tích nguyên tố, máy quang phổ hồng ngoại, thiết bị phân tích nhiệt
Chiến lược thêm dòng sản p ẩm: là chiến lược nhằm đa dạng hóa các dòng sản phẩm mà công ty đang cung cấp. Với yêu cầu đa dạng hóa nhưng đảm bảo sự hoạt động ổn định của tất cả các sản phẩm, trong đó tập trung nhiều vào các thiết bị chính của công ty như các thiết bị đo kiểm, nhiệt độ, thiết bị môi trường,… Khóa luận: Thực trạng kinh doanh Marketing tại Cty Mê Kông
Năm 2018, với sự phát triển của thị trường, rất nhiều các sản phẩm thiết bị với công nghệ hiện đại ra đời. Để tăng tính cạnh tranh trên thị trường, công ty đã tiến hành quảng bá, giới thiệu và tiến hành kinh doanh các sản phẩm mới trên thị trường như thiết bị Fly cam, các thiết bị đo kiểm mới từ các hãng như Hioki, Wika,…
Hình 2.12: Thiết bị Fly cam mới được công ty tham gia đấu thầu cung cấp cho khách hàng
Chiến lược hạn chế các dòng sản phẩm: Muốn hoạt động và tồn tại lâu dài trên thị trường đòi hỏi công ty phải biết sử dụng chiến lược hạn chế các dòng sản phẩm một cách hợp lý. Sự phát triển của công nghệ hiện đại sẽ khiến một số sản phẩẩm của công ty rơi vào tình trạng xuống cấp, lạc ậu, không còn khả năng cạnh tranh vớii các công ty khác. Vì vậy công ty phải luôn cập nhật và sáng suốt trong quá trình hoạt động của mình.
Hình 2.13: POWEER ANALYZER PW6001 và POWER MEETER PW3337, 2 thiết bị mới của hãng Hioki của Nhật được công ty giới thiệu
Khách hàng chính là mục tiêu của các chính sách marketing mà doanh nghiệp muốn hướng tới. Do vậy, để xác minh và đảm bảo tính hiệu quả của các sản phẩm mà công ty phục vụ cho khách hàng, công ty thường xuyên tổ chức các cuộộc kiểm tra sự hoạt động của các thiết bị. Ngoàài ra, công ty còn thường xuyên tiến hành thăm dò ý kiến của các khách hàng về tính năng cũng như các loại sản phẩm mà khách hàng đang quan tâm. Từ đó giúp doanh nghiệp cóó thể điều chỉnh các chiến lược và đưa ra các chính sách cho hệ thống sản phẩm của công ty sao cho thật phù hợp.
Hình 2.14: Một mẫu thư gửi xác nhân hiện trạng sử dụng sản phẩm của công ty
3.2. Chính sách giá:
Trong nền kinh tế cạnh tranh mạnh mẽ và gay gắt như hiện nay, giá cả là công cụ sắc bén và là công cụ giúp doanh nghiệp thực hiện mục tiêu cuối cùng của mình là thu hút khách hàng và lợi nhuận. Trước khi tiến hành quá trình báo giá và bán hàng hóa cho khách hàng, công ty luôn phải thực hiện quá trình nghiên cứu và các chính sách thật kỹ lưỡng, linh hoạt và thích ứng với thị trường kinh doanh. Kết quả của tiến trình định giá sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp của khách hàng, giúp doanh nghiệp đối phó với nhà cung cấp và đặt biệt là đạt được mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là lợi nhuận.
- Mục tiêu của các chính sách giá của công ty:
- Các chính sách giá phải xuất phát và phù hợp với các quy định của công ty cũng như các chính sách thuế, chi p í thu mua thiết bị, lợi nhuận mục tiêu mà công ty đã đề ra,…
- Giá đưa ra thị trường phải phù hợp với thị trường cũng như phải được khách hàng chấp nhận mua sản phẩm với giá mà công ty đã cung cấp.
Là một công ty chuyên cung cấp và phân phối các sản phẩm thiết bị điện nên doanh nghiệp luôn phải thận trọng trong quá trình ra g á sản phẩm, bởi giá của công ty khi đưa ra phải đảm bảo doanh thu cho công ty, đảm bảo giá đưa ra phải phù hợp với giá trên thị trường để tăng tính cạnh tranh, thu hút khách hàng và mở rộng thị phần.
Trên thực tế, giá cả mà công ty đưa ra thị trường tương đối sát với đối thủ cạnh tranh, thậm chí một số mặt hàng còn có giá thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh, đây được xem là một trong những lợi thế mà công ty vẫn đang duy trì và phát huy.
Phương pháp định giá: là một công ty phân phối và kinh doanh sản phẩm n n cách định giá của công ty khá đơn giản, công ty chỉ định giá sản phẩm dựa theo quan điểm Marketing.
Cách định giá của công ty như sau:
Trong đó:
- Giá mua: phụ thuộc vào giá của nhà cung cấp
- Chi phí thu mua: bao gồm chi phí vận chuyển, bốc dỡ, thuế
- Chi phí khác bao gồm: các chi phí tồn kho, chi phí quản lý, chi phí bán hàng
- Lợi nhuận mong muốn: là ý muốn chủ quan của công ty sau khi xem xét tình hình thị trường cũng như tình hình của các đối thủ cạnh tranh
Các chính sách giá mà công ty đưa ra luôn bị phụ thuộc vào giá mà nhà cung cấp đưa ra và đặc biệt bị ảnh hưởng rất nhiều từ các loại thuế của Nhà nước. Đối với mỗi loại khách hàng khác nhau, công ty sẽ áp dụng các mức giá khác nhau. Thông qua phương pháp định giá đơn giản sẽ biết được khách hàng phải chi trả mức giá bao nhiêu. Song, còn nhiều vấn đề khá bất cập, trong đó việc phần lớn các công việc đều do giám đốc hay đại diện các văn phòng ở mỗi miền đảm nhiệm, kể cả việc định giá nên công ty vẫn chưa hình thành cho mình một bảng giá cụ t ể cho mỗi sản phẩm hay thiết bị.
Về chính sách hỗ trợ giá: Hiện nay, công ty vẫn đang áp dụng các hình thức hỗ trợ về giá cho các khách hàng của mình. Sau khi tính toán giá thành từ phương pháp giản đơn, công ty sẽ tiến hành thương lượng giá của sản phẩm với khách hàng. Nếu thỏa thuận hợp lý và thỏa mãn hai bên, công ty và khách hàng sẽ tiến hàng kí kết hợp đồng.
Hình 2.15: Một ví dụ biên bản thương thảo về giá của công ty với khách hàng
Về chính sách hỗ trợ thanh toán: Ngoài ra, công ty còn thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ thanh toán cho khách hàng. Một số chính sách hỗ trợ thanh toán như: cho khách hàng trả chậm tối đa một tháng sau thời hạn ghi trên hợp đồng, giảm giá từ 1-2% nếu khách hàng thanh toán toàn bộ tiền trong hợp đồng trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hợp đồng được kí kết, hoặc sẽ giảm từ 2-3% nếu khách hàng thanh toán toàn bộ tiền kể từ ngày chuyển hàng,… Ngoài ra, bên cạnh các chính sách hỗ trợ về giá và hỗ trợ thanh toán, công ty còn thực hiện một số chính sách khác như chịu một phần hoặc toàn bộ chi phí vận chuyển và giao hàng, vận chuyển hàng nhanh chóng,…
Giá cuối cùng của sản phẩm là kết quả của một quá trình marketing- mix. Giá của sản phẩm cũng chính là công cụ giúp khẳng định chất lượng của các sản phẩm mà công ty kinh doanh. Bên cạnh đó, giá là một công cụ cạnh tranh hiệu quả và hợp lý, góp phần giúp doanh nghiệp giữ chân và thu hút khách hàng.
3.3. Chính sách phân phối: Khóa luận: Thực trạng kinh doanh Marketing tại Cty Mê Kông
Mục tiêu của chính sách phân phối:
- Các chính sách phân phối được đưa ra giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động hiệu quả của các kênh phân phối hiện tại với chi phí thấp.
- Xây dựng hệ thống kênh phân phối ngày cà g hoàn thiện và vững mạnh, có đầy đủ các điều kiện về bán hàng giúp đáp ứng và t ỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
- Hoàn thiện kênh phân phối giúp công ty kiểm soát ốt kênh tiêu thụ. Thông qua đó, giúp doanh nghiệp đưa ra các chính sách điều chỉnh kịp thời để đối phó với các biến động bất thường của thị trường.
- Ngoài ra, hoàn thiện kênh phân phối còn giúp doanh nghiệp kích thích nhu cầu và tiêu thụ của khách hàng.
Với tính chất của mình là công ty phân phối hàng hóa trực tiếp đến các công trình trong ngành điện, truyền tải, nhà máy thủy điện,… một phần khác bán cho các công ty thương mại khác trong khu vực nên hệ thống kênh phân phối của công ty thường ngắn, trực tiếp và không qua khâu trung gian.
Tất cả các kênh phân phối của công ty đều thực hiện theo nguyên tắc “Mua đứt bán đoạn”, cũng nhờ công ty có văn phòng đại diện ở cả 3 thành phố lớn trung tâm của 3 miền nên việc tìm kiếm khách hàng và phân phối sản phẩm của công ty cũng đạt nhiều thành tựu. Tuy nhiên, do nguồn vốn của công ty không đủ mạnh và chi phí thành lập kênh khá lớn nên công ty chưa mở rộng hệ thống kênh phân phối.
Hình 2.16: Sơ đồ hệ thống kênh phân phối của Công ty Mê Kông
Nguyên nhân lựa chọn kênh phân phối này của công ty: Với đặc điểm của các sản phẩm thiết bị điện là nhập khẩu 100% từ nước ngoài, với những đặc tính kỹ thuật rất phức tạp, cộng với việc các chi phí t u mua khá cao như các loại thuế và chi phí vận chuyển, nếu công ty áp dụng các kênh phân phối với nhiều kênh nhỏ lẻ trước khi sản phẩm đến tay khách hàng, họ sẽ phải trả một khoảng phí khá cao để mua sản phẩm, đó còn chưa kể đến việc vận chuyển các thiết bị nhiều sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của sản phẩm. Việc thực hiện kênh phân phối trực tiếp g úp rút ngắn được thời gian lưu thông, giảm được các khoảng chi phí giúp đơn hàng có giá c ính xác và hợp lý cho khách hàng, hơn nữa khi thực hiện kênh phân phối khách sẽ thực iện giao dịch trực tiếp với công ty, tạo lòng tin về công ty với khách hàng.
Các công trình, công ty thường dùng sản phẩm do công ty cung cấp có các công ty như sau:
Bảng 2.10: Các công ty thường dùng sản phẩm do công ty cung cấp
Nguồn: Báo cáo kết quả hàng năm của công ty Ngoài ra còn rất nhiều khách hàng nhỏ khác trên cả nước sử dụng các sản phẩm do công ty cung cấp. Điều này chứng tỏ các chính sách thu hút khách hàng từ trước đến giờ
của công ty đã được thực hiện khá tốt, Tuy nhiên, phần lớn các khách hàng lớn của công ty chủ yếu tập trung ở khu vực Miền Nam và Miền Trung, ở Miền Bắc chủ yếu là các khách hàng nhỏ lẻ, mua với số lượng khá nhỏ. Vì vậy công ty cần tăng cường và thực hiện thêm nhiều chiến lược marketing thật tốt hơn nữa cho khu vực Miền Bắc.
Khi hoạt động, kênh phân phối của công ty phải t ực hiện theo các tiêu chí sau:
- Giao hàng phải đúng nơi, không sai hẹn thời gian và địa điểm so với đơn hàng.
- Hàng sau khi giao phải đảm bảo tình trạng hoạt động của các sản phẩm như đã nêu trong hợp đồng.
Tuy nhiên, do còn nhiều vấn đề bất cập trong quá trình nhập khẩu nên một vài sản phẩm giao hàng chậm cho khách hàng. Nhưng tình trạng này đã được cải thiện trong những năm gần đây do công ty đã đầu tư xe vận chuyển hàng hóa trong nước thay vì liên kết với công ty vận tải. Tùy theo mỗi đơn hàng, công ty sẽ thực hiện các phương pháp vận chuyển khác nhau nhưng vẫn đảm bảo đúng thời gian quy định.
Hàng hóa khi vận chhuyển luôn được đảm bảo tình trạng hoạt động do việc đóng gói và bảo vệ hàng hóa luônn được công ty ưu tiên hàng đầu. Điều này giúp làm tăng uy tín cũng như lòng tin tưởng củaa khách hàng.
3.4. Chính sách xúc tiến Khóa luận: Thực trạng kinh doanh Marketing tại Cty Mê Kông
Xúc tiến cũng là một phần của chiến lược Marketing – mix, đây là công cụ mà phần lớn các công ty sử dụnng để truyền đạt thông tin về công ty cũng nhhư sản phẩm của công ty đến khách hàng. Có nhiều cách để quảng bá thông tin như: truyền bá qua hoạt động phân phối, truyền bá trrực tiếp sản phẩm đến khách hàng, truyền báá thông tin sản phẩm qua phương tiện đai chúng,…
Đây là một chiến lược vô cùng quan trọng, đặc biệt là đối với các công ty kinh doanh như Công ty TNHH Thiết bị kỹ thuật Mê Kông. Đây là chiến lược góp phần giúp công ty nắm bắt được những thông tin thị trường cũng như ý muốn và nhu cầu của khách hàng. Sau khi đã thực hiện chiến lược sản phẩm, định giá sản phẩm cũng như thực hiện chính sách phân phối, chiến lược chiêu thị sẽ được thực hiện bởi các nhà marketing.
Tại công ty, các nhà marketing đã thực hiện các chiến lược xúc tiiến sau:
Quảng cáo thông qua innternet:
Hình 2.17: Trang web chính thức của công ty
Thông qua trang web của công ty:Trang web được xem như làà một phương tiện quảng cáo trực tiếp của doaanh nghiệp, bởi đó là phương tiện giúp khácch hàng tiếp cận và tìm hiểu thông tin về công ty nhanh và chính xác nhất. Thông qua tranng web, các khách hàng ở xa có thể tiếp cận gầần hơn với công ty cũng như các nhân viên. Khóa luận: Thực trạng kinh doanh Marketing tại Cty Mê Kông
Tham gia vào các buổi triễn lãm của các hãng phân phối:
Đây là một hình thứcc xúc tiến bán hàng cho doanh nghiệp, vì vậậy công ty nên đẩy mạnh hơn nữa trong việc tham gia vào các hội chợ, triển lãm. Đây là nơơi doanh nghiệp có thể trực tiếp gặp các đối tácc, thiết lập các mối quan hệ với khách hàng và nhà cung cấp , thu thập thông tin và giá cả các đối thủ cũng như tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, từ đó giúp công ty có được nhữngg chiến lược phù hợp.
Hình 2.18: Mê Kông tham gia vào một buổi triễn lãm mới của hãng Hioki
Thực hiện các hội thảo giới thiệu sản phẩm và công ty:
Hội thảo là phương pháp trực tiếp giúp giới thiệu sản phẩm tới khách hàng, thường được công ty tổ chức thực hiện ngay tại văn phòng của khách hàng, giúp tạo sự gần gũi thoải mái cho khách hàng. Tổ chức hội thảo cũng là dịp giúp công ty giới thiệu sản phẩm cũng như hình ảnh công ty đến khách hàng. Đây là phương pháp trựcc tiếp và thực hiện nhanh của chiến lược xúc tiến.
Hình 2.19: Một buổi hội thảo giới thiệu sản phẩm mới của công ty
Ngày nay, cùng với sự phát triển của thị trường, ngày càng có nhiều công ty mới được hình thành. Lúc này côông ty cần phải thực hiện nhiều chiến lược mới hơn nữa để thu hút ngày càng nhiều các khách hàng, đặc biệt là các khách hàng tiềm năng, giúp tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Thực hiện khuyến mãi:
Khuyến mãi là hành động thực tế nhất và là chiến lược giúp thhu hút khách hàng nhanh nhất. Khuyến mãi khhông chỉ giúp kích thích người mua, nó còn là động lực thúc đẩy khách hàng mua sản phẩm của công ty công ty, chính sách khuyến mãi được công ty sử dụng các biện pháp như khi mua các lại máy đo kiểm cầm tay sẽ được tặng kèm các túi sách chuyên dụng khi di chuyển. Ngoài ra, đối với các sản phẩm có khối lượng và giá trị lớn, công ty sẽ có chính sách miễn phí cước vận chuyển hay bán hàng trả chậm.
Mối quan hệ quần chúng:
Đây là một hoạt động nhỏ nhưng không kém phần quan trọng trong chiến lược marketing của mỗi doanh nghiệp. Hàng năm, các nhân viên của công ty sẽ tham gia vào các hoạt động từ thiện, thiện nguyện, các hoạt động xã hội do công ty và địa phương tổ chức như tài trợ tài năng trẻ, tài trợ trẻ em nghèo hiếu ọc, tham gia các hoạt động, câu lạc bộ thể thao, văn hóa,… giúp giới thiệu các hoạt động của công ty.
Marketing quan hệ:
Trong suốt quá trình hoạt động của công ty, Ban lãnh đạo của công ty luôn nhận thấy rõ tầm quan trọng của các mối quan hệ trong kinh doanh. Với tính đặc thù khách hàng của công ty là các tổ chức nên việc thiết lập các mối quan hệ luôn là sự ưu tiên hàng đầu.
Đối với mỗi khách hàng, công ty đều cố gắng thiết lập và duy trì một mối quan hệ lâu dài và bền vững, quá trình đó được thực hiện thô g qua các bước sau:
- Thu hút khách hàng: khách hàng là nhân tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Để thu hút khách hàng, công ty đã thực hiện nhiều cách thức như quảng cáo, marketing trực tiếp hay gửi thư trực tiếp. Đây là bước quan trọng nhất trong quá trình tạo mối quan hệ, bởi nếu sơ suất để lại hình ảnh xấu, khách hàng sẽ ngay lập tức có định kiến và suy nghĩ xấu đến hình ảnh cũng như uy tín của công ty.
- Thiết lập và tạo dựng mối quan hệ với khách hàng: Sau khi đã thu hút được sự chú ý của khách hàng, công ty sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp để thiết lập và tạo dựng mối quan hệ với khách hàng. Đây là một quá trình dài, vì vậy đòi hỏi công ty phải có các chiến lược thật khéo léo,
- Duy trì, phát triển và củng cố mối quan hệ với khách hàng: Một trong những cách thức giúp công ty tồn tại và phát triển lâu dài là duy trì và phát triển các mối quan hệ với khách hàng. Với phương châm: “Tìm được khách hàng đã khó, giữ chân khách hàng còn khó hơn”, công ty đã không ngừng thực hiện các biện pháp nhằm tăng cường và củng cố lòng tin, nâng cao sự tín nhiệm của khách. Mỗi năm, công ty luôn thực hiện các hành động cụ thể như: gửi thiệp, tặng quà chúc mừng vào các dịp lễ, Tết,…
- Tạo sự trung thành của cả doanh nghiệp và khách hàng: mối quan hệ giữa khách hàng với công ty tồn tại trong suốt quá trình hoạt động của công ty. Sự trung thành của khách hàng quyết định đến sự tồn tại của doanh nghiệp. Vì vậy, công ty luôn cố gắng thực hiện các chính sách cũng như đưa ra các quyết định để khẳng định sự trung thành của mình đối với khách hàng, bởiự trung thành trong kinh doanh luôn có hướng 2 chiều. Khóa luận: Thực trạng kinh doanh Marketing tại Cty Mê Kông
Để tăng cường khả năng cạnh tranh, nhanh chóng hội nhập với khu vực cũng như thế giới, công ty đã không ngừng tìm hiểu nhu cầu cũng như quan tâm đến khách hàng, công ty luôn cố gắng sáng tạo các cách thức hác nhau trong các chiến lược Marketing, luôn cố gắng trong việc khuyến mãi, hoạt động h doanh, lôi kéo nhiều khách hàng về mình hơn nữa, khẳng địng vị thế của doanh nghiệp trong thị trường Việt Nam.
Đánh giá các chiến lược marketing- mix của công y:
Đánh giá chung:
Nhìn chung, do tính chất đặc thù là một công ty kinh doanh, các sản phẩm của công ty đều được cung cấp cho khách hàng theo các dự án và các gói thầu nên một vài chính sách chung của công ty vẫn chưa được áp dụng chặt chẽ. Tuy nhiên, y tín và vị thế của công ty vẫn đang dần được khẳng định qua các năm, điều này được thể hiện qua việc doanh thu và lợi nhuận của công ty vẫn tăng dần qua các năm.
Hiện nay, công ty vẫn chưa có cơ cấu tổ chức đầy đủ, đặc biệt chưa có các phòng ban cụ thể ở cả trụ sở chính và các văn phòng đại diện. Mọi hoạt động của công ty đều do giám đốc hoặc trưởng các văn phòng đại diện thực hiện, vậy nên các hoạt động marketing- mix đều thực hiện môt cách tự phát và bị thụ động. Ngoài ra, do sự giới hạn và phân bố nguồn lực không đều, kết quả hoạt động kinh doanh của các văn phòng có sự chênh lệch khá lớn.
Song không thể phủ nhận, mặt dù còn nhiều hạn chế và chịu nhiều sức ép từ thị trường nhưng công ty vẫn cố gắng thực hiện các chiến lược thật tốt, nhất là các chiến lược marketing- mix để từ đó dần khẳng định và nâng cao vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Trong suốt thời gian hoạt động của mình, công ty đã đạt nhiều thành tựu, các chiến lược marketing- mix đã đạt được một số kết quả nhất định, đây là một tín hiệu đáng mừng và đáng khích lệ.
4. Đối với chính sách sản phẩm:
4.1. Về mặt tích cực:
- Công ty đã thực hiện các c ính sách sản phẩm khá hợp lý, phù hợp với nguồn lực của công ty, phù hợp với tình hình phát triển của công ty, khẳng định được vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.
- Về danh mục và xuất xứ sản phẩm: hiện nay, công ty chia các sản phẩm kinh doanh thành nhiều mục chính, trong đó có nhiều sản phẩm. Điều này giúp cả công ty và khách hàng có thể dễ dàng tìm kiếm.
- Về quyết định chính sách sản phẩm: công ty không ngừng tìm hiểu và nâng cao tính hiện đại của các thiết bị. Trong thị trường 4.0 như hiện nay, có rất nhiều các thiết bị mang tính hiện đại và đem lại nhiều tiện ích cho người sử dụng, công ty luôn yêu cầu đội ngũ kỹ thuật tham gia quá trình thử nghiệm và nghiên cứu các sản phẩm, từ đó giúp các sản phẩm của công ty luôn được bảo chất lượng cũng như đảm bảo quyền lợi cho khách hàng.
4.2. Về mặt hạn chế: Khóa luận: Thực trạng kinh doanh Marketing tại Cty Mê Kông
Nhìn chung, các chính sách sản phẩm của công ty được thực hiện khá tốt, nhưng do còn nhiều hạn chế do sự giới hạn về nguồn lực cũng như do tính đặc thù vốn có là công ty kinh doanh, phân phối các sản phẩm của các hãng nước ngoài, vậy nên các chính sách marketing- mix vẫn chưa thật sự phong phú. Công ty vẫn không thể quyết định được các yếu tố khác về sản phẩm như mẫu mã, màu sắc, tính thẩm mỹ của sản phẩm,…
Hầu hết các sản phẩm của công ty do hãng nào sản xuất thì sẽ được in tên hãng đó chứ tên công ty vẫn chưa được chú trọng. Nếu một sản phẩm khi được giao cho khách hàng, nếu không cầm trên tay bảng hợp đồng thì khách hàng khó nhận biết đây là sản phẩm do công ty nào phân phối.
5. Đối với chính sách giá:
5.1. Về mặt tích cực:
- Chính sách giá của công ty hiện nay đa phần đều được khách hàng chấp nhận.
- Chính sách định giá của công ty khá đơn giản và dựa vào chi phí phù hợp với mặt hàng kinh doanh hiện nay của công ty, phù hợp với đặc thù của ngành và phù hợp với khả năng cạnh tranh của công ty.
- Mặc dù bị hạn chế về việc định giá do phải phụ thuộc vào giá của nhà cung cấp nhưng hoạt động kinh doanh của công ty, bằng chứng là doanh thu và lợi nhuận ủa công ty được tăng đều qua các năm. Điều ày chứng tỏ các chính sách giá của công ty đều được áp dụng tương đối phù hợp.
5.2. Về mặt hạn chế:
Do giá bán của công ty bị phụ thuộc rất nhiều vào nhà cung cấp, điều này làm giảm tính chủ động trong giá bán của công ty. Để tăng sự phong phú của sản phẩm, công ty phải liên kết với nhiều hãng khác nhau, dẫn đến việc một sản phẩm giống nhau về tính năng nhưng vẫn khác nhau về giá, vậy nên công ty vẫn chưa ra cho mình một mức giá và bảng giá hợp lý cho từng loại cũng như từng nhóm sản phẩm.
Do mục tiêu định giá là làm ổn định và tăng lợi nhuận đôi khi quá cứng nhắc dẫn đến việc kém linh hoạt về giá trong khi tiến hành hoạt động đàm phán trực tiếp với khách hàng.
Các chính sách hỗ trợ thanh toán và hỗ trợ giá của công ty vẫn còn sơ sài và chưa phong phú. Điều này là một thiệt thời lớn và sẽ là điểm yếu của công ty trước của công ty trước các đối thủ trên thị trường. Việc áp dụng chính sách trả chậm cho khách hàng cũng sẽ làm ảnh hưởng đến vòng quay vốn của công ty.
6. Đối với chính sách phân phối: Khóa luận: Thực trạng kinh doanh Marketing tại Cty Mê Kông
6.1. Về mặt tích cực:
Hiện nay, công ty chỉ áp dụng kênh phân phối trực tiếp. Việc áp dụng kênh phân phối tối giản này sẽ giúp công ty có thể kiểm soát chặt chẽ hơn, tiết kiệm được nhiều chi phí và thời gian, giúp giảm thiểu sự lệ thuộc và phân tán chi phí, từ đó giúp công ty đầu tư nhiều vào nội lực để phát triển kênh phân phối thật sự mạnh, hoạt động hiệu quả hơn.
Do đặc thù của ngành nên việc sử dụng kênh phân phối trực tiếp giúp công ty giao hàng trực tiếp cho khách àng. Từ đây, công ty sẽ cơ cơ hội thu thập thông tin một cách trực tiếp, tạo sự kết nối với khách hàng và xây dựng lợi thế cạnh tranh cho mình.
Việc mở rộng văn phòng đại diện ở ả miền đã giải quyết phần nào mục tiêu chính sách phân phối tại công ty. Tại mỗi miền, hách hàng có thể thực hiện giao dịch trực tiếp với công ty, điều này giúp tiết kiệm t ời gian cho khách hàng, tiết kiệm chi phí đi lại của khách, giúp tăng khả năng cạnh tranh cho công ty.
6.2. Về mặt hạn chế:
- Do chỉ sử dụng một kênh phân phối trực tiếp duy nhất nên cũng làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, do tính đặc thù của ngành, nếu áp dụng nhiều kênh phân phối sẽ không khả thi.
- Bên cạnh đó, công ty vẫn chưa xây dựng cho mình một hệ thống kho hoàn chỉnh, việc xây dựng hệ thống kho sẽ giúp việc giao hàng hóa trở nên thuận tiện hơn, tiết kiệm thời gian hơn cho cả khách hàng và doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc lưu kho sẽ dẫn đến nhiều vẫn đề bất cập, nhất là việc nhanh chóng xuống cấp của hàng hóa.
7. Đối với chính sách xúc tiến: Khóa luận: Thực trạng kinh doanh Marketing tại Cty Mê Kông
7.1. Về mặt tích cực:
Ngay từ những ngày đầu thành lập, công ty đã xác định rõ cho mình những chính sách xúc tiến cụ thể và rõ ràng, đánh trực tiếp vào yếu tố tâm lý cũng như tạo lòng tin của khách hàng với doanh nghiệp. Vậy nên mọi hoạt động xúc tiến của công ty đều được thực hiện một cách nhanh chóng và có hiệu quả.
Các hoạt động xúc tiến ngay tại địa chỉ của khách hàng luôn đạt hiệu quả cao, điều này được thể hiện qua việc cứ sau mỗi lần kết thúc các buổi hội thảo, giới thiệu sản phẩm, khách hàng đều đặt mua sản phẩm để đưa vào quá trình sử dụng của mình.
7.2. Về mặt hạn chế:
Hiện nay, công ty phần lớn đều tập trung vào việc thực hiện xúc tiến trực tiếp chứ chưa thật sự chú tâm vào các phương pháp xúc tiến khác như về việc nâng cao và xây dựng hình ảnh, thương iệu của mình.
Về mảng quảng cáo trực tuyến, công ty vẫn chưa có sự đầu tư đúng đắn và quan tâm cụ thể. Đây được xem là kênh kết nối giữa khách hàng với doanh nghiệp, là nơi mà khách hàng dùng để theo dõi mọi hoạt động của công ty thông qua kênh này. Website của công ty đã được xây dựng hư g vẫn chưa được nhiều người biết đến và thường xuyên ghé thăm. Ở một số mục, công ty chỉ đưa ra chứ không đăng tải nội dung hay nội dung viết quá sơ sài, thiếu sự liên kết với khách hàng.
Các hoạt động chiêu thị của công ty vẫn chưa thể hiện vai trò cầu nối với khách hàng. Các hoạt động còn diễn ra đơn giản, chưa mang tính chuyên sau, phần lớn mang tính tự phát nhiều hơn là hoạt động được định hướng cụ thể.
7.3 Phân tích ma trận SWOT: Khóa luận: Thực trạng kinh doanh Marketing tại Cty Mê Kông
Bất kì một doanh nghiệp nào khi đặt chân vào thị trường đều phải xác định cho mình những điểm mạnh và điểm yếu vốn có, những cơ hội cũng như thách thức mà thị trường mang lại.
Phân tích ma trận SWOT chính là việc công ty dựa trên những điểm mạnh và điểm yếu của mình, kết hợp với các cơ hội và thách thức mà thị trường đem lại. Từ đó đưa ra những chiến lược phù hợp giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển đi lên và đạt được mục tiêu lâu dài cho doanh nghiệp.
Bảng 2.11: Ma trận SWOT của công ty
S: Điểm mạnh(Strengs):
- Công ty có VPDD ở cả 3 miền của đất nước.
- Các sản phẩm công ty cung cấp có giá tương đối rẻ trên thị trường.
- Công ty có đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, nhất là phòng kỹ thuật.
- Thị phần của cô g ty trong thị trườ g gày càng cao.
- Có kinh nghiệm chủ động đàm phán với nhà cung cấp và khách hàng.
- Các nhân viên marketing có nhiều kinh nghiệm trong trong quá trình tiếp
W: Điểm yếu(Weakness):
- Hoạt động Marketing của công ty diễn ra thường xuyên nhưng nội dung còn đơn giản.
- Cơ cấu tổ chức công ty còn khá đơn giản, không có nhiều phòng ban cụ thể.
- Công tác nghiên cứu, phát triển thị trường chưa được nâng cao.
- Chưa thu hút được những khách hàng mới.
Thông qua các thành phần của ma trận SWOT, công ty thiết lập được các chính sách phù hợp trong thời gian tới như sau:
Chiến lược S-O:
- Thực hiện chính sách bán hàng và chăm sóc hậu mãi tốt.
- Mở rộng thị trường ra các tỉnh lân cận, đặc biệt là khu vực Miền Bắc và Miền Trung.
- Tăng cường xây dựng và phát triển thương hiệu thật tốt.
- Đa dạng hóa các sản phẩm kinh doanh của công ty thông qua việc tìm hiều và liên kết với nhiều doanh nghiệp khác trong nước và quốc tế.
Chiến lược W-O
- Xây dựng chiến lược lâu dài cho doanh nghiệp, định hướng cho doanh nghiệp theo định kì 5 năm hay 10 năm.
- Đưa ra các chính sách cụ thể hơn, đặc biệt là chính sách marketing và chính sách về giá.
- Mở rộng mô hình kinh doanh, thông qua việc xây dựng thêm nhiều phòng ban và tuyển thêm nhân sự.
Chiến lược S-T:
- Hạ giá các sản phẩm giúp thu hút thêm khách hàng hơn.
- Đa dạng hóa sản phẩm và đa dạng hóa thị trường hơn.
- Tiến hành các cam kết và thỏa thuận với khách hàng về chất lượng sản phẩm.
- Thực hiện công tác bảo hành sản phẩm thật tốt.
Chiến lươc W-T:
- Tăng đầu tư và thêm chi phí cho hoạt động cho công tác nghiên cứu và phát triển thị trường.
- Đổi mới và phát triển các dòng sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm hiện đại.
- Tăng cường thêm công tác marketing, thực hiện các chính sách khác nhau đối với các sản phẩm và khách hàng khác nhau.
Trong môi trường cạnh tranh như hiện nay, công y sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng ngược lại, nếu công ty biết tận dụng các điểm mạnh của mình thật tốt, điều chỉnh quá trình thực hiện các chiến lược thật hợp lý, cải thiện các nhược điểm có thể giúp công ty phát triển hơn nữa. Kết hợp các yếu tố trong ma trận SWOT thật hợp lý giúp định các chiến lược thật hợp lý cho công ty.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2:
Nội dung cơ bản của chương 2 trình bày những nội dung chính sau:
- Tìm hiểu sự hình thành, đặc điểm cơ cấu tổ chức, tình hình nhân sự và đặc điểm các sản phẩm thiết bị điện mà công ty đang kinh doanh.
- Kết quả tình hình hoạt động của công ty trong 3 năm 2014, 2015 và 2016.
- Tìm hiểu được thực trạng hoạt động marketing – mix của công ty trong thời gian qua. Từ đó đánh giá các mặt tích cực cũng như hạn chế còn tồn tại của các chính sách sản phẩm, giá, xúc tiến và phân phối.
Trong giai đoạn năm 2014- 2016, tình hình kinh doanh của công ty khá ổn định, đạt được nhiều thành tựu về doanh thu và lợi nhuận vượt mức dự kiến, tạo tiền đề và bước đệm để công ty phát triển đi lên trong thời gian tới.
Mặc dù chịu rất nhiều áp lực từ thị trường và những giới hạn của nguồn lực, công ty vẫn luôn hoàn thành tốt vai trò và chức năng của mình. Đặc biệt, các chính sách Marketing – mix vẫn luôn hoạt độn có hiệu quả. Song vẫn còn nhiều mặt tiêu cực tồn tại song song mà công ty cần khắc phục trong thời gian tới. Những giải pháp, kiến nghị được nêu trong chương 3 sẽ góp phần làm hoàn thiện chính sách marketing- mix cho công ty, góp phần thực hiện mục tiêu chung là mong muốn cho công ty ngày càng phát triển vững mạnh trong nền kinh tế đầy tính cạnh tranh như hiện nay. Khóa luận: Thực trạng kinh doanh Marketing tại Cty Mê Kông
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY
===>>> Khóa luận: Giải pháp phát triển Marketing-mix tại Cty Mê Kông
Dịch Vụ Viết Luận Văn Ngành Luật 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://vietluanvanluat.com/ – Hoặc Gmail: vietluanvanluat@gmail.com
Pingback: Khóa luận: Hoàn thiện chiến lược marketing- mix tại Cty Mê Kông