Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Khóa luận: Thực trạng khai thác các công trình tại đền Nghè hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Khóa luận: Thực trạng và giải pháp khai thác lễ hội đền Nghè phục vụ du lịch tại thành phố Hải Phòng dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
2.3. Thực trạng khai thác các công trình tưởng niệm nữ tướng Lê Chân hiện nay
2.3.1. Thực trạng khai thác tại Đền Nghè Khóa luận: Thực trạng khai thác các công trình tại đền Nghè
2.3.1.1. Hiện trạng tài nguyên
Có thể nói, Đền Nghè là một công trình kiến trúc nghệ thuật cổ kính, một địa chỉ văn hóa, nơi sinh hoạt tín ngưỡng cổ truyền quen thuộc đối với mỗi người dân đất Cảng. Theo truyền ngôn, buổi đầu đền Nghè chỉ là một tòa miếu nhỏ đơn sơ, trải qua thời gian, bằng sự đóng góp của bao thế hệ người dân Hải Phòng, qui mô của đền đã trở nên ngày càng khang trang. Cho đến nay, Đền Nghè là một trong số ít các di tích ở thành phố Hải Phòng còn bảo lưu được nhiều cổ vật có giá trị lịch sử, nghệ thuật và văn hóa như: Tượng nữ tướng Lê Chân, sập đá, khánh đá, kiệu bát cống, kiệu phượng, hoành phi, cửa võng long khám, tượng voi đá ngựa đá, bát bửu chấp kích, bi ký… Hầu hết hệ thống các di vật, cổ vật này đều có niên đại cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX và là những di vật được hình thành trong quá trình xây dựng và tôn tạo di tích do nhiều cá nhân, tập thể cung tiến vào Đền Nghè.
Hiện nay việc quản lý di tích và tổ chức lễ hội tại Đền Nghè được UBND thành phố Hải Phòng giao cho Bảo tàng Hải Phòng chịu trách nhiệm chính. Ban quản lí di tích Đền Nghè cũng được thành lập dưới sự quản lí của Bảo tàng Hải Phòng. Hàng ngày các khu vực của khu di tích đều có người trông coi bảo quản. Khi vào kỳ hội với hàng vạn người đến tham quan thì ban quản lí phối hợp cùng với lực lượng công an thành phố bảo vệ rất chu đáo.
Là một công trình di tích quan trọng của thành phố nên ngay từ năm 1975, Đền Nghè đã vinh dự được Nhà nước xếp hạng là Di tích lịch sử cấp quốc gia năm 2016. Trải qua thời gian mặc dù nhiều hạng mục công trình đã xuống cấp song đại bộ phận kết cấu kiến trúc vẫn được giữ nguyên vẹn, đặc biệt các hiện vật cổ vẫn được bảo lưu gìn giữ cẩn thận, đáp ứng được nhu cầu tham quan, dâng lễ của nhân dân và du khách thập phương.
Tọa lạc ở vị trí trung tâm thành phố và nằm vắt ngang hai tuyến phố Mê Linh và Lê Chân nên có thể xem giao thông đi lại đến Đền Nghè tương đối thuận lợi. Tuy nhiên, cả hai tuyến phố này đều là những con phố nhỏ, hơn nữa lại nằm rất gần với hai ngôi trường học lớn của thành phố là Trường PTTH Ngô Quyền và Trường tiểu học Minh Khai nên tình trạng tắc đường ở khu vực này thường xuyên xảy ra. Đặc biệt vào những ngày rằm, mùng một âm lịch hàng tháng, những ngày lễ tết và những ngày lễ hội, tình trạng tắc nghẽn giao thông càng trở nên khó kiểm soát, khiến cho nhiều du khách từ nơi xa đến cảm thấy ngại ngần khi phải chen chân, chờ đợi hàng tiếng đồng hồ để được vào đền dâng hương lên nữ tướng, đặc biệt không gian cho việc tham quan, chiêm ngưỡng di tích và cổ vật trong những ngày này là hầu như không có.
Tuy nhiên, hai bên cổng chùa, đặc biệt là vào những ngày lễ, ngày rằm, mồng một, người dân lấn chiếm làm nơi buôn bán, kinh doanh hương hoa, đồ lễ và đặc biệt là đồ vàng mã cùng với dịch vụ đổi tiền lẻ khiến cho việc đi lại của du khách hết sức khó khăn, gây ô nhiễm môi trường xung quanh di tích, đồng thời cũng gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ của một chốn linh thiêng cổ tự. Ngoài ra, do không có không gian đủ rộng nên việc tổ chức trông xe xung quanh khu vực Đền rất khó khăn, lộn xộn và mang tính tự phát.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
2.3.1.2. Thực trạng khai thác trong đời sống và trong du lịch Khóa luận: Thực trạng khai thác các công trình tại đền Nghè
Với vị thế là một di tích kiến trúc cổ kính, một trung tâm của tín ngưỡng thờ nữ thần và thờ anh hùng dân tộc Hải Phòng, lại tọa lạc ở khu vực trung tâm thành phố, Đền Nghè có đầy đủ các điều kiện thuận lợi cho việc phát triển du lịch. Bởi vậy, từ lâu Đền Nghè đã trở thành một điểm đến rất có giá trị và không thể bỏ qua của du khách khi đến với thành phố hoa phượng đỏ. Còn đối với riêng người dân Hải Phòng, không biết từ bao giờ người dân đô thị Hải Phòng đã có tục đón giao thừa bằng cách rủ nhau cùng đi trảy hội Đền Nghè vào đêm 30 tháng chạp, cùng nhau dâng nén hương thành kính lên Thánh mẫu Lê Chân.
Hàng năm, người dân Hải Phòng đều đã quen thuộc với hình ảnh vào đêm cuối cùng của năm âm lịch, từng đoàn người tấp nập, nườm nượp tiến về Đền Nghè.Dòng người dồn về đây luôn tỉ lệ thuận với thời gian đang nhích dần tới giao thừa – thời khắc “tống cựu nghinh tân”. Người hành hương ăn mặc đẹp, nô nức sắm sửa lễ vật là muối trắng, gạo trắng, diêm, hương hoa, trà quả… dâng lên Thánh Mẫu với ước mong một năm mới của cải vật chất dồi dào, tình cảm trong gia đình thuận hòa, mặn nồng, nhiều may mắn… người học hành cầu được đỗ đạt hiển vinh, người buôn bán phát lộc phát tài, người già khỏe mạnh, sống lâu… Đến lễ Đền Nghè, ai cũng muốn mang được lộc đền về nhà, có khi là một cành lộc, một gói muối củ ấu hoặc một hòm diêm dán giấy đỏ với hy vọng năm mới mang lại nhiều điều may mắn tốt đẹp. Cùng với nhiều hoạt động đón năm mới, đây là địa điểm thu hút đông đảo nhân dân nội thành thành phố Hải Phòng tham gia.
Không chỉ có vậy, Đền Nghè từ xa xưa đã nổi tiếng là nơi thờ tự linh thiêng. Trong hoạt động tín ngưỡng dân gian, nhiều tư gia đã đến đây lập đàn tế lễ, cầu cúng xin được Thánh Mẫu Lê Chân giáng cấp sắc cho chân nhang để rước về lập điện, phủ thờ tại gia, tôn vinh ngài làm thần chủ.
Tuy nhiên cũng chính vì là trung tâm văn hóa tín ngưỡng trong đời sống tâm linh của người Hải Phòng nên trong những ngày đầu xuân, di tích Đền Nghè có thể nói thường xuyên bị quá tải trước nhu cầu tâm linh, nhu cầu thưởng xuân, đón tết của người dân.
Theo cổ lệ và cũng là theo yêu cầu của cơ quan quản lý hiện nay, việc thắp nhang các ban thờ và ở tòa cung cấm của Đền Nghè đều do nhà đền đảm nhiệm. Mỗi du khách thành tâm chỉ cần thắp một nén nhang cắm vào đỉnh hương vọng bái đặt trước cửa đền chính của đền tứ phủ là đủ. Tuy nhiên, bỏ qua lời phát thanh liên tục được phát đi phát lại của nhà đền, rất nhiều người dân vẫn thản nhiên cắm từng bó hương lớn vào các bát nhang hay cắm bừa vào các chậu cảnh, bồn hoa hoặc long kiệu, hương án… Điều này không chỉ dẫn đến sự ô nhiễm về không khí trong đền, nhất là khi quá tải về lượng người đến dâng lễ, làm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng mà còn làm mất đi sự thành kính thiêng liêng của nơi thờ tự. Không chỉ có vậy, môi trường sinh thái của Đền Nghè còn bị những người đi lễ “vô ý thức” vứt bỏ rác bừa bãi, bất chấp qui định của nhà đền. Di tích vốn đã chật chội do đang bị xâm phạm nay lại càng trở nên ngột ngạt. Hình ảnh một đội quân khất thực và thậm chí là móc túi, trộm cắp hòa trong dòng người đi lại cũng gây nên cảm giác chưa trọn niềm vui cho du khách hay kèm với đó là cảm giác bất an thay vì sự bình an nhân dịp đầu xuân năm mới.
Đi lễ Đền Nghè vào đêm giao thừa xong, người Hải Phòng từ bao lâu nay vẫn duy trì tập tục hái lộc, luôn hái một cành cây nhỏ mang về ngụ ý là lấy lộc của trời đất, thần linh ban cho. Nhưng hiện nay, hình ảnh nhiều người dùng dao để phá cây, chặt cành đã biến một tục lệ đẹp thành một thảm họa cho cây xanh ở di tích, và trong khu vực công viên, đường phố lân cận. Khóa luận: Thực trạng khai thác các công trình tại đền Nghè
Ngày nay tại Đền Nghè các hoạt động tín ngưỡng dân gian mang tính quy mô lớn, tổ chức dài thời gian, tập trung đông người như lập đàn xin giáng sắc, hoặc hầu bóng, lễ hội truyền thống không diễn ra. Chính những sự thiếu bóng của các hoạt động văn hóa truyền thống, tín ngưỡng trên cũng làm mất đi một phần những giá trị văn hóa phi vật thể vốn có của di tích Đền Nghè.
Ngoài vị trí là trung tâm tâm linh và ngưỡng vọng của người dân thành phố Cảng, Đền Nghè còn là một trong những điểm di tích các hướng dẫn viên luôn luôn mong muốn đưa du khách đến để giới thiệu về lịch sử của thành phố Hải Phòng, về vị thần nhân đã có công khai sinh ra mảnh đất nơi đầu sóng ngọn gió này, về vị nữ tướng anh hùng đã hiển thánh trong lòng nhân dân. Dù là du khách nội địa hay du khách quốc tế, dù là bạn bè ghé thăm, người Hải Phòng đều muốn đưa họ đến đền Nghè và đã từ lâu các công ty du lịch đều xem đó như một trong những điểm đến không thể thiếu của các chương trình City tour.
Theo Ban quản lý di tích Đền Nghè, mặc dù việc tham quan Đền không bán vé nên không thể thống kê một cách chính xác số lượng người đến thăm Đền, song ước tính, hàng năm lượng khách đến vãn cảnh và dâng hương tại đền lên đến hàng chục vạn người. Tuy nhiên khách đến với Đền Nghè vẫn chủ yếu là khách nội địa, khách quốc tế đến đây là khách theo đoàn City tour (chủ yếu là khách Anh, Pháp), ngoài ra còn có một số học sinh, sinh viên và nhà nghiên cứu muốn đến tìm hiểu về giá trị kiến trúc và hệ thống thờ tự trong Đền. Lượng khách tập trung chủ yếu vào dịp đầu năm, đặc biệt là tháng giêng (âm lịch), các tháng khác lượng khách đến ít hơn nhiều, khách quốc tế tăng mạnh từ tháng 10 dến tháng 12 dương lịch. Khách nội địa đến chủ yếu vào các ngày lễ hoặc mùng một, ngày rằm…
Về cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc phát triển du lịch xung quanh khu vực đền Nghè còn khá kém, đường giao thông còn khá chật chội vỉa hè bị lấn chiếm để kinh doanh đồ ăn uống và đặc biệt là đồ lễ, hoặc bị quây thành điểm trông giữ xe bất hợp pháp. Mặt khác, trong đền vẫn chưa quy hoạch được khu vực riêng để tiếp khách cũng như trưng bày các ấn phẩm về đền, công tác hướng dẫn và cung cấp thông tin cho khách gần như không có, những thông tin cung cấp cho du khách còn rất hạn chế. Khách đến đây nếu đi theo đoàn thì có hướng dẫn viên giới thiệu khái lược, nếu là khách đi lẻ thì phải tự mình tìm hiểu thông qua các bảng chỉ dẫn treo trong đền nhưng những thông tin đó cũng rất hạn chế, chỉ tập trung ở một tấm biển ghi tóm tắt sơ lược về lịch sử xây dựng đền cũng như vài nét về thân thế và sự nghiệp của nữ tướng Lê Chân.
Tuy nhiên các cơ sở lưu trú và phục vụ ăn uống gần khu vực Đền lại tương đối đa dạng với nhiều nhà hàng sang trọng, quán ăn bình dân,ẩm thực đường phố… rồi những khách sạn, nhà nghỉ… Các khách sạn, nhà hàng này đã đáp ứng được phần nào nhu cầu nghỉ ngơi, ăn uống của mọi du khách.
Các cơ sở vui chơi giải trí tương đối phong phú, có thể kể đến là dải trung tâm nhà hát lớn, vườn trẻ, phố đi bộ Tam Bạc, VinCom Plaza… Bên cạnh đó cũng phải kể đến hệ thống chợ trên địa bàn, góp phần thêm hứng thú cho du khách muốn được khám phá nét văn hóa bản địa, cũng như cuộc sống của con người miền biển, tiêu biểu như: Chợ Ga, Chợ Đổ, Chợ Sắt, Chợ Cố Đạo…
2.3.2. Thực trạng khai thác tại Đình An Biên
2.3.2.1. Hiện trạng tài nguyên Khóa luận: Thực trạng khai thác các công trình tại đền Nghè
Đình An Biên có vị trí rất gần với đền Nghè, cách đền Nghè một góc phố. Tuy nhiên, mặc dù có không gian tương đối rộng, nhưng với việc tọa lạc trong một con ngõ nhỏ thuộc đường Hai Bà Trưng (ngõ 170), không tránh khỏi di tích có phần bị che khuất và đã bị quên lãng trong một thời gian dài.
Sau khi thống nhất đất nước, hòa bình lập lại, Nhà nước cho thu hồi Đình, Đình không được sử dụng đúng mục đích, trở thành nơi sinh hoạt văn hóa của các đoàn nghệ thuật văn công. Chính vì vậy, nhiều hạng mục công trình đã bị phá hủy hoặc xuống cấp nghiêm trọng đặc biệt là hệ thống cửa võng.Cho đến năm 1992, Nhà nước mới trả lại đình cho dân làng tự quản lý.Hiện tại gần như toàn bộ di vật cổ có giá trị tại đình An Biên đã được di dời ra Đền Nghè để bảo tồn dưới sự quản lí của Bảo tàng Hải Phòng.Hiện vật còn lại trong Đình không đáng kể, đáng chú ý đó là hệ thống cửa võng sơn son thiếp vàng. Ngoài ra còn có hệ thống đồ tế khí, kiệu võng lọng che, chấp kích, đồ bát bửu… Sân đình cũng còn lưu giữ được một pho tượng nữ tướng trong tư thế vung gươm ra trận được thếp vàng, trải qua mưa gió thời gian vẫn giữ được phong thái của một bậc cân quắc anh hùng và là đối tượng sùng kính, ngưỡng vọng của người dân nơi đây.
Tuy nhiên, khu vực khuôn viên di tích Đình An Biên thường xuyên bị xâm phạm trái phép.Trước đây, diện tích của Đình rộng hơn hiện nay rất nhiều song những năm gần đây thường xuyên bị người dân quanh khu vực di tích lấn chiếm làm đất thổ cư và có thời kì đã trở thành vấn nạn nghiêm trọng. Sau đó, nhờ sự can thiệp của chính quyền địa phương và UBND thành phố, khuôn viên di tích được đưa vào diện quy hoạch bảo vệ. Dù xung quanh Đình hiện nay đã xây tường bao tuy nhiên một phần diện tích đã bị lấy đi, và ngay phía đằng sau đình vẫn là nơi cư trú của nhiều nhà dân, hay nói cách khác, một số nhà dân vẫn lấy cổng đình là cổng ngõ để ra vào nhà của họ.
Bên cạnh đó, ngoài Ngôi Đình chính đã được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia năm 2009 theo quyết định số 318/Q§-BVHTTDL 22/01/2009 của Bộ Văn hóa thể thao và du lịch, các hạng mục khác đều đã xuống cấp nghiêm trọng. Tòa nhà giải vũ trước đây là nơi dành để cho người dân chuẩn bị lễ vật trước khi vào dâng tiến hay là nơi chuẩn bị cho lễ hội nay gần như bỏ không và bị biến trở thành kho chứa đồ. Khu vườn phía đằng trước sân Đình trước đây trồng nhiều cây cổ thụ, góp phần mang lại cho đình một không gian yên bình, lắng đọng và cổ xưa ngay giữa lòng phố phường ồn ào náo nhiệt thì một năm trước đây đã bị phá bỏ khá nhiều và bị bê tông hóa. Mặc dù việc sửa chữa này khiến cho không gian của Đình trông có vẻ thoáng hơn, nhưng lý do thực sự của việc thay đổi là vì Đình không có đủ người để coi sóc khu vườn đó và một Ngôi Đình cổ cuối cùng đã mang dáng vóc và hơi hướng của thời hiện đại.
2.3.2.2.Thực trạng khai thác trong đời sống và trong du lịch Khóa luận: Thực trạng khai thác các công trình tại đền Nghè
Sau khi được Nhà nước bàn giao lại vào năm 1992, người dân trong khu phố đã chủ động họp nhau lại để bầu lên những người đại diện quản lý Đình và cử một người làm ông từ để trông coi Đình. Tuy nhiên, hai năm trước ông thủ đền mất, và hiện chưa tìm được người thay thế, nên việc trông coi và chăm sóc đình chủ yếu do khoảng 5 người dân (hầu hết đều đã cao tuổi) thay nhau trông nom. Ban ngày Đình thường mở cửa từ 9h sáng đến 17h chiều, buổi tối thường khóa kín, chỉ trừ những hôm rằm và mùng một thì mở cửa đến 20h để cho người dân đến dâng hương lên nữ tướng. Chính vì việc không hề có Ban quản lý được tổ chức chặt chẽ và cũng không chịu sự quản lý của một cơ quan tổ chức nào nên mọi hoạt động của Đình An Biên hiện nay đều dừng lại ở mức độ tự phát.Ngôi Đình hàng ngày gần như vắng lặng, và chỉ nhộn nhịp lên chút ít trong những hôm rằm, mùng một hay những ngày lễ hội như ngày Thánh đản, ngày kỉ niệm nữ tướng Lê Chân thắng trận.Ngôi Đình gần như chỉ được biết đến bởi những người dân trong khu phố Hai Bà Trưng, trở thành nơi sinh hoạt tâm linh và là nơi ngưỡng vọng của họ. Vẫn là ngôi đình thờ vị thành hoàng của trang An Biên xưa, nhưng ngay cả trong những ngày lễ hội cũng đã thiếu đi những hoạt động truyền thống, những nghi thức trang trọng và một không khí lễ hội linh thiêng mà sôi nổi có tác dụng lôi kéo người dân trong vùng và các địa phương khác đến tham gia và càng vắng bóng đi những sinh hoạt văn hóa cổ truyền, những trò chơi dân gian truyền thống dù Đình còn bảo lưu được một không gian tương đối rộng.
Nhờ có sự quan tâm của UBND quận Lê Chân, di tích đình An Biên và lễ hội tại Đình cũng đã được người dân thành phố biết đến, mặc dù nguyên nhân chính xuất phát từ chỗ do Ban tổ chức lễ hội đã kết nối nhiều di tích thờ nữ tướng như Đền Nghè Đình An Biên và tượng đài Nữ tướng trước Nhà triển lãm thành phố trong một lễ hội hoàn chỉnh có qui mô cấp quận. Lễ hội được đặc biệt tổ chức qui mô vào năm 2011 do đây là năm kỉ niệm 1070 năm Nữ tướng Lê Chân thắng trận, tiếp theo đó năm 2013 thành phố Hải Phòng vinh dự đăng cai Năm du lịch quốc gia đồng bằng sông Hồng, vì thế lễ hội kỉ niệm nữ tướng Lê Chân được xem là một trong những điểm nhấn quan trọng nhằm thu hút khách đến với Hải Phòng, qua đó góp phần giới thiệu về lịch sử và văn hóa của thành phố đến bạn bè và du khách bốn phương. Và trong ba năm gần đây lễ hội Nữ tướng Lê Chân ngày càng được tổ chức với quy mô lớn và rộng rãi thu hút được nhiều quan khách đến với lễ hội nhiều hơn.
2.4. Các nghi lễ chính và tổ chức các hoạt động trong lễ hội
Từ năm 2011 đến nay, UBND quận Lê Chân đã phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao khôi phục những nét văn hóa truyền thống xưa của làng An Biên, đưa lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân trở thành một lễ hội được tổ chức định kỳ hàng năm. Hiện nay, lễ hội được tổ chức trong 3 ngày, từ ngày mồng 7 đến ngày mồng 9 tháng 2 (âm lịch) và được tổ chức tại 3 địa điểm chính là tượng đài Nữ tướng Lê Chân, địa điểm diễn ra lễ khai mạc; tại Đền Nghè và Đình An Biên, nơi thờ Nữ tướng, là nơi diễn ra các nghi thức, nghi lễ và các hoạt động tín ngưỡng của nhân dân.
Đầu tiên, vào ngày 7.2 (âm lịch), Ban tổ chức lễ hội làm lễ Cáo yết để báo cáo Nữ tướng về việc cho phép khai hội. Nghi lễ này do đại diện lãnh đạo quận Lê Chân, lãnh đạo Sở VH &TT, Ban quản lý di tích tiến hành dâng lễ và báo cáo.
Tiếp đến, sáng ngày 8.2 (âm lịch), các hoạt động tế, lễ, dâng hương tưởng nhớ và tri ân công đức Nữ tướng được diễn ra tại di tích đền Nghè và đình An Biên. Đây là phần nghi lễ thu hút được sự quan tâm, nhiệt tình tham gia của nhiều đội tế trên địa bàn quận và các đội tế của các tỉnh thành lân cận như đội tế nữ quan Lê Chân, đội tế nữ quan Hồng Bàng, hay đội tế đến từ các tỉnh như: Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Quảng Ninh… Cùng với nghi lễ tế là lễ rước.Lễ rước được diễn ra khu tượng đài Nữ tướng Lê Chân với 2 đoàn rước. Khóa luận: Thực trạng khai thác các công trình tại đền Nghè
Đoàn rước thứ nhất, là đoàn rước của 7 phường (Vĩnh Niệm, Trại Cau, Dư Hàng Kênh, Dư Hàng, Hàng Kênh, An Dương, Lam Sơn) và các đoàn dâng lễ xuất phát từ đền Nghè đến tượng đài Nữ tướng. Số lượng người tham gia đoàn rước từ đền Nghè khoảng 500 người, đi theo tuyến đường từ đền Nghè qua đường Mê Linh, sang đường Nguyễn Đức Cảnh, đến Quán Hoa, qua đường Quang Trung và đến khu vực tượng đài Nữ tướng. Đoàn rước gồm: một trai đinh mặc áo nậu truyền thống mang cờ Tổ quốc đi đầu, theo sau là đội cờ hội (cờ thần), trống cái, chiêng, dàn bát biểu, dàn chấp kích, dàn bát âm, kiệu hoa, lọng che, kiệu phượng (kiệu võng), đội sanh tiền, các đoàn tế nam quan, tế nữ quan và đông đảo các tầng lớp nhân dân, tất cả đều mặc trang phục truyền thống (áo nậu, áo the, áo lương…).
Đoàn rước thứ hai, của 8 phường (Đông Hải, Trần Nguyên Hãn, Kênh Dương, Niệm Nghĩa, Cát Dài, Nghĩa Xá, Hồ Nam, An Biên). Đoàn rước này xuất phát từ Đình An Biên, theo lộ trình từ đường Hai Bà Trưng qua Cát Cụt, Nguyễn Đức Cảnh và đến khu vực tượng đài Nữ tướng Lê Chân, số lượng người tham gia cũng khoảng 500 người. Đoàn rước này gồm: đầu tiên là đội múa rồng – lân với trang phục múa rồng – lân. Tiếp đến là một trai đinh mặc áo nậu mang cờ Tổ quốc, dàn đội cờ hội (cờ thần) do các trai tân, nữ lịch mặc quần áo nậu mầu đỏ hoặc vàng, trống cái, chiêng, dàn bát biểu, dàn bát âm, đôi voi rước, đôi ngựa rước, kiệu hoa, kiệu long đình, lọng che, kiệu bát cống (Kiệu thánh), đội sanh tiền và các đoàn tế, bô lão cùng đông đảo nhân đi theo đoàn rước.
Khi 2 đoàn rước đến khu vực tượng đài Nữ tướng Lê Chân là lúc khai mạc lễ hội.Lúc này, đại diện lãnh đạo quận Lê Chân đánh trống khai mạc hội, lễ dâng hương của các đơn vị tham gia chương trình lễ hội. Phần diễn văn khai mạc được chuẩn bị theo lệ cổ, trong đó gồm: lễ đọc chúc; lễ nghi đọc chúc vị tiền (Mạnh bái, lãnh đạo quận đọc và phụ lễ tiến lên trước hương án); chuyển chúc: phụ lễ lấy chúc văn; Mạnh bái lễ và đưa cho người đọc; phần chúc (đốt chúc văn); bình thân phục vị (3 vị về vị trí ban đầu); lễ tạ Nữ tướng cúc cung bái (đọc lễ tạ và hóa chúc).
Sau phần lễ là đến phần hội.Phần hội gồm nhiều trò chơi dân gian diễn ra đồng thời tại 3 địa điểm, song tập trung nhiều là ở quảng trường tượng đài Nữ tướng Lê Chân. Tại khu vực sân 2 bên tượng đài Nữ tướng Lê Chân, hoạt động Chợ quê (tái hiện không gian chợ làng Vẻn xưa) quán chợ, mái lá tranh tre với nhiều hoạt động văn hóa truyền thống như: giới thiệu bày bán các sản vật, các món ăn mang đậm đặc trưng của vùng quê miền biển cùng các vật dụng sinh hoạt, cây, con giống và các hoạt động hát xẩm, viết thư pháp, nặn tò he…. Tại sân phía trước Trung tâm Triển lãm Mỹ thuật thành phố (khu phía sau tượng đài) diễn ra nhiều hoạt động vui chơi như: biểu diễn pháo đất, cờ người, các trò chơi dân gian (ô ăn quan, đánh chắt, đánh chuyền, nhảy dây, chọi gà, bịt mắt bắt vịt…) và võ dân tộc. Nhiều tiết mục biểu diễn trống hội, múa lân sư, diễn chèo, hát văn cũng được tổ chức tại đây.
Tại khu vực đền Nghè, đình An Biên chương trình văn nghệ dân gian như: hát chèo, hát văn, múa rối, viết thư pháp, ngâm thơ… cùng với đó là thi hoa Thủy tiên, thu hút đông đảo sự tham gia của người dân địa phương và du khách.
2.5. Tổ chức các hoạt động trong lễ hội Khóa luận: Thực trạng khai thác các công trình tại đền Nghè
Trong những năm gần đây, việc tổ chức lễ hội truyền thống hay bị hiện tượng “quan phương hóa”, làm mất đi bản sắc riêng cũng như ý nghĩa đích thực, giá trị nhân văn của lễ hội. Một số lễ hội được tổ chức theo kịch bản giống nhau và sự tham gia của chính quyền, cơ quan quản lý văn hóa quá sâu làm mất đi sự tự chủ, cũng như xa rời ý nghĩa ban đầu của việc tổ chức lễ hội, đó là gắn với đời sống tâm linh, tôn giáo tín ngưỡng, nó mang tính thiêng, do vậy nó thuộc thế giới thần linh, thiêng liêng, đối lập với đời sống trần gian, trần tục. Do đó, chủ thể của lễ hội Nữ tướng Lê Chân phải là cộng đồng dân cư quận Lê Chân, hay nói cách khác chính cộng đồng là chủ thể sáng tạo, hoạt động và hưởng thụ các giá trị văn hóa của lễ hội. Với quá trình đô thị hóa và giao lưu hội nhập như hiện nay nên việc quy mô lễ hội mở rộng và có ảnh hưởng đến những cộng đồng dân cư lân cận cũng là điều dễ hiểu. Chính vì thế nên lễ hội Nữ tướng Lê Chân mặc dù chủ yếu được tổ chức ở phường An Biên nhưng có sự tham gia của nhiều đoàn từ các phường khác như: phường Dư Hàng Kênh chuẩn bị chương trình biểu diễn võ dân tộc, phường Vĩnh Niệm chuẩn bị tiết mục trống hội tại Lễ khai mạc,…
Với nhận thức như vậy nên trong những năm qua, cộng đồng luôn là nòng cốt chính trong việc tổ chức các hoạt động lễ hội và trực tiếp cùng cơ quan quản lý văn hóa địa phương xây dựng kịch bản của lễ hội, đảm bảo cho những hoạt động diễn ra trong lễ hội đáp ứng được nguyện vọng, nhu cầu tâm linh của người dân trên địa bàn. Ví dụ như trong thành phần Ban Tổ Chức lễ hội Nữ tướng Lê Chân có đại diện cho cộng đồng là ông Lê Văn Hồng, 75 tuổi – thành viên Ban Quản Lí di tích đình An Biên; bà Lê Thị Tuyết, 65 tuổi – Phó Ban Quản Lí di tích đình An Biên; bà Lê Thị Kim Dung, 68 tuổi – thành viên Ban Quản Lí di tích đình An Biên; ông Ninh Hồng Việt, 70 tuổi – Tổ trưởng Tổ dân phố số 5, phường An Biên; ông Phạm Văn Quang, tuổi – Tổ trưởng Tổ dân phố số 11, phường An Biên… Những vị đại diện cho cộng đồng tham gia trực tiếp vào hầu hết các chương trình diễn ra trong lễ hội như: chịu trách nhiệm cho các hoạt động: Lễ Cáo yết, Lễ tế, Lễ tạ, tế, lễ; trang trí tuyên truyền và tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ hưởng ứng diễn ra tại khu vực Đền, Đình.
Cùng với đó, cộng đồng dân cư quận Lê Chân lựa chọn và cử những cá nhân, tập thể trực tiếp tham gia các đoàn rước, trò chơi dân gian, diễn xướng các tiết mục văn nghệ và các tiết mục này giữ vị trí chính trong các hoạt động của lễ hội. Việc tham gia của các đoàn văn nghệ chuyên nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng, cũng như các đoàn văn nghệ ở tỉnh khác đến tham gia cũng chỉ làm phong phú, đa dạng thêm cho các hoạt động ở lễ hội mà không đóng vai trò chủ đạo. Điều này hết sức quan trọng bởi lễ hội Nữ tướng Lê Chân được tổ chức có mục đích nhằm thỏa mãn nhu cầu tham gia và hưởng thụ các giá trị văn hóa của chính cộng đồng người dân trên địa bàn quận Lê Chân. Đánh giá về những hoạt động trong lễ hội, bà Trần Thị Hương Duyên – Phó Chủ tịch UBND quận Lê Chân, Trưởng Ban tổ chức lễ hội Nữ tướng Lê Chân năm 2017 cho biết:
Có thể nói từ khi lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân được phục dựng (từ 2011 đến nay) hoạt động nào diễn ra trong lễ hội cũng được đông đảo nhân dân và du khách tham gia, tham dự song thu hút lượng người đông nhất vẫn là 2 hoạt động: lễ rước bộ từ 2 di tích thờ Nữ tướng Lê Chân là đền Nghè và đình An Biên về tượng đài Nữ tướng Lê Chân trong đêm khai mạc và hoạt động Chợ quê, tái hiện không gian chợ “Vẻn”, chợ Làng Vẻn của thuở đầu khai hoang lập ấp hướng dẫn nhân dân lao động sản xuất và luyện binh đánh giặc của Nữ tướng Lê Chân với những món ăn đậm chất quê của vùng biển cảng [phỏng vấn ngày 21 tháng 2 năm 2017].
2.6. Thực trạng công tác quản lí lễ hội Nữ tướng Lê Chân
2.6.1. Công tác đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn giao thông trong các địa điểm diễn ra lễ hội Khóa luận: Thực trạng khai thác các công trình tại đền Nghè
Vì là lễ hội lớn trong khu vực nên việc tổ chức lễ hội Nữ tướng Lê Chân có sự tham gia của nhiều đơn vị trên địa bàn quận, trong đó mỗi đơn vị chịu trách nhiệm một công việc cụ thể, đảm bảo cho những hoạt động tại lễ hội được diễn ra theo đúng kịch bản. Theo Kế hoạch tổ chức lễ hội Nữ tướng Lê Chân năm 2019, các công việc được giao cụ thể.
Văn phòng UBND quận: chủ trì, phối hợp với các phòng, ban, ngành liên quan của quận tham mưu, tổng hợp và chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động lễ hội, đặc biệt công tác chuẩn bị cho lễ khai mạc. Phối hợp với Phòng VH&TT triển khai các kế hoạch đã đề ra; theo dõi kiểm tra, đôn đốc các đơn vị có liên quan chuẩn bị các Lễ: Cáo yết, dâng hương, lễ tạ… tổng hợp danh sách đại biểu, phát hành giấy mời…
Trung tâm Văn hóa Thông tin quận: chủ trì, phối hợp với UBND phường An Biên, các đơn vị trang trí, tuyên truyền cổ động trực quan trên các tuyến đường chính, khu vực tổ chức lễ hội. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị doanh nghiệp huy động xã hội hóa trong công tác tuyên truyền trực quan.
Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Công an quận tổ chức ra quân, giải quyết theo quy định đối với các đối tượng lang thang, ăn xin trên địa bàn trong thời diễn ra lễ hội.
Công an quận xây dựng kế hoạch, lập phương án đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, an toàn giao thông trên địa bàn quận trong thời gian diễn ra các hoạt động lễ hội. Công an quận lên kế hoạch phân luồng xe tại các tuyến đường Hai Bà Trưng, Cát Cụt, Nguyễn Đức Cảnh để đảm bảo cho các hoạt động của lễ hội diễn ra thông suốt.
Ban Chỉ huy Quân sự quận chịu trách nhiệm bố trí sơ đồ tập kết cho các đoàn rước, bố trí lực lượng hướng dẫn các đoàn rước theo lộ trình kịch bản của Ban Tổ Chức lễ hội.
Phòng Y tế; Bệnh viên Đa khoa quận có kế hoạch bố trí lực lượng, phương tiện y tế, cơ số thuốc cần thiết để sơ, cấp cứu khi có sự cố xảy ra tại các địa điểm diễn ra lễ hội.
Phòng Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo, hướng dẫn các trường học trực thuộc tuyên truyền về lễ hội, có kế hoạch lồng ghép công tác tuyên truyền về thân thế, sự nghiệp Nữ tướng Lê Chân trong các tiết học, các hoạt động ngoại khóa của nhà trường. Chủ trì xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động Chợ quê theo kịch bản của Ban Tổ chức.
Phòng Nội vụ phối hợp với Phòng VHTT, Văn phòng UBND quận đón, tiếp khách, bố trí lực lượng tham gia lễ hội và theo dõi giám sát tham mưu cho UBND quận khen thưởng các cá nhân, tổ chức tham gia tốt các hoạt động của lễ hội.
UBND các phường trên địa bàn quận tăng cường công tác tuyên truyền trong lễ hội trên hệ thống loa truyền thanh để nhân dân biết, tham gia và hưởng ứng. Một số phường như: An Biên, Dư Hàng Kênh, Vĩnh Niệm chuẩn bị các tiết mục tham gia lễ hội theo kịch bản,…
Cùng với đó, UBND quận Lê Chân cũng đề nghị Sở VHTT&DL phối hợp chỉ đạo chung về mặt chuyên môn, cũng như chỉ đạo các đơn vị trực thuộc như: Đoàn Chèo Hải Phòng, Bảo tàng Hải Phòng có những tiết mục biểu diễn nghệ thuật truyền thống tham gia chương trình của lễ hội.
2.6.2. Công tác đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm tại lễ hội
Phòng Quản lý đô thị chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan đảm bảo trật tự đường hè, vệ sinh môi trường đô thị trên địa bàn quận trước, trước, trong và sau thời gian tổ chức các hoạt động.
Phòng VHTT quận phối hợp với UBND các phường tăng cường tuyên truyền về việc giữ gìn cảnh quan, đổ rác đúng nơi quy định. UBND phường An Biên huy động các nguồn lực trên địa bàn phường như: Hội phụ nữ, Cựu chiến binh, tổ dân phố để đảm bảo đường thông, hè thoáng, vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo mỹ quan trong suốt thời gian diễn ra lễ hội, cũng như tại các tuyến đường mà đoàn rước đi qua.
Ban tổ chức lễ hội phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng quận và UBND phường An Biên đẩy mạnh công tác kiểm tra an toàn thực phẩm tại các nhà hàng, quán ăn trên địa bàn để đảm bảo không để xảy ra tình trạng mất vệ sinh ở khu nấu ăn, thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ và tuyệt đối không để xảy ra ngộ độc thực phẩm đối với người dân địa phương và du khách đến tham dự lễ hội.
2.6.3. Công tác quản lý tài chính Khóa luận: Thực trạng khai thác các công trình tại đền Nghè
Công tác quản lý tài chính của lễ hội Nữ tướng Lê Chân gồm 2 phần chính, đó là: huy động tài chính từ xã hội hóa và nguồn tài chính đóng góp tự nguyện, công đức của người dân đến với lễ hội.
Theo đó, Ban tổ chức lễ hội giao cho Phòng Kinh tế và Chi cục Thuế quận phối hợp với Phòng VH&TT tham mưu, huy động nguồn tài trợ của doanh nghiệp, cá nhân phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động trong lễ hội. Phòng Tài chính – Kế hoạch tham mưu với UBND quận Lê Chân trong việc bố trí ngân sách tổ chức lễ hội và phối
hợp với các đơn vị khác trong việc huy động nguồn tài trợ và hướng dẫn sử dụng kinh phí tổ chức lễ hội đảm bảo đúng quy định. Mọi nguồn thu từ việc xã hội hóa sẽ gửi về Phòng Tài chính – Kế hoạch quận và chi theo quy định.
Đối với nguồn tài chính từ đóng góp trực tiếp tại lễ hội thông qua hòm công đức, bàn tiếp nhận,… sẽ được tổng hợp, thống kê khi có đại diện của chủ thể quản lý nhà nước và cộng đồng, đảm bảo việc thu chi theo đúng quy định đã được các bên thống nhất và không phạm vào các nguyên tắc thu chi tài chính công.
2.6.4. Công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động tổ chức lễ hội
Trong quá trình diễn ra lễ hội Nữ tướng Lê Chân, UBND quận Lê Chân thành lập Ban chỉ đạo, Ban tổ chức và các Tiểu ban do đồng chí Phó Chủ tịch UBND quận, phụ trách văn xã, phụ trách tiến hành kiểm tra việc thực hiện các quy định của Nhà nước trong hoạt động tổ chức lễ hội Nữ tướng Lê Chân được thực hiện theo một số phương diện sau:
2.6.4.1. Kiểm tra công tác quản lý, tổ chức nội dung hoạt động của lễ hội
Tổ công tác kiểm tra các hoạt động thuộc về phần lễ như: các nghi lễ, nghi thức tế, lễ, rước, dâng hương, dâng lễ… việc tổ chức và quản lý các hoạt động mang tính hội như: các hoạt động diễn xướng dân gian, các trò chơi, trò diễn, các chương trình nghệ thuật… có theo đúng kế hoạch, chương trình đã báo cáo hay không? Những hoạt động này có tác động, ảnh hưởng thế nào đối với cộng đồng, có gây phản cảm, mất mỹ quan chung đối với cộng đồng nơi tổ chức và du khách đến tham dự lễ hội hay không?
2.6.4.2. Kiểm tra công tác quản lý tài chính của lễ hội
Tổ công tác tiến hành kiểm tra theo các vấn đề sau:
Bước đầu kiểm tra việc tiếp nhận các khoản đóng góp của các đơn vị, doanh nghiệp, tập thể, cá nhân đối với lễ hội.
Kiểm tra việc đặt các hòm công đức, nơi tiếp nhận tiền dầu nhang có theo đúng quy định hay không?
Kiểm tra các điểm trông giữ xe trong thời gian diễn ra lễ hội có theo quy định không? có hiện tượng bắt chẹt khách, tăng giá trong thời gian diễn ra lễ hội hay không?
Sau khi kết thúc lễ hội, tổ công tác kiểm tra xem hoạt động quản lý việc sử dụng, chi tiêu, phân bổ các nguồn kinh phí thu được sao cho hiệu quả và không xảy ra các tiêu cực, lãng phí, không minh bạch…
2.6.4.3. Kiểm tra công tác quản lý an ninh – xã hội của lễ hội
Lễ hội Nữ tướng Lê Chân diễn ra trong 3 ngày, tại 3 địa điểm khác nhau nên thu hút rất đông nhân dân và du khách thập phương đến tham dự, do đó rất dễ xảy ra chen lấn, xô đẩy, mất trật tự an ninh, ùn tắc giao thông, tai nạn, dễ diễn ra các hiện tượng tiêu cực như móc túi, lừa đảo, bắt chẹt khách, cờ gian bạc lận… Do đó, để ngăn chặn những tiêu cực phát sinh trong quá trình tổ chức lễ hội, đoàn công tác thường xuyên kiểm tra và nhắc nhở các thành viên tham gia tổ chức lễ hội đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ, trông coi phương tiện đi lại… Bên cạnh đó, tổ công tác cũng lưu ý đến các vấn đề về vệ sinh, an toàn thực phẩm và y tế…
2.6.4.4. Quản lý vấn đề bảo vệ môi trường
Để đảm bảo cảnh quan và vệ sinh môi trường trong những ngày diễn ra lễ hội Nữ tướng Lê Chân, tổ công tác rất quan tâm và nhắc nhở thành viên Ban Tổ Chức lễ hội về công tác bảo vệ tốt môi trường xung quanh, giữ gìn cảnh quan sinh thái trong suốt thời gian diễn ra lễ hội. Tổ công tác cũng lưu ý công tác tuyên truyền trước, trong lễ hội nghiêm cấm các hành vi như: xả rác bừa bãi, xâm hại thiên nhiên, gây mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường… Duy trì và tăng cường hoạt động quét dọn, thu gom rác thải trong suốt quá trình diễn ra lễ hội.
2.6.4.5. Quản lý, bảo vệ khu di tích, cơ sở thờ tự
Lễ hội Nữ tướng Lê Chân là một loại hình văn hóa phi vật thể nên gắn liền với các di sản vật thể là các di tích, cơ sở thờ tự, các hiện vật, đồ thờ, không gian thiêng… Do đó, trước và sau lễ hội thì công tác trùng tu, tôn tạo, bảo vệ di tích tốt, cơ sở thờ tự khang trang, không bị bóp méo, biến dạng, công tác quản lý hiện vật, tài sản, đồ thờ tự tốt, chống xuống cấp… cũng là một trong những nhiệm vụ cần kiểm tra, giám sát thường xuyên, không chỉ vào trong thời điểm diễn ra lễ hội.
2.7. So sánh công tác quản lý lễ hội Nữ tướng Lê Chân trong 3 năm trở lại đây
2.7.1. Ưu điểm Khóa luận: Thực trạng khai thác các công trình tại đền Nghè
Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân được quận Lê Chân khôi phục lại từ năm 2011 và được Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia năm 2016. Theo ông Ngô Đăng Lợi, nguyên Chủ tịch Hội khoa học lịch sử Hải Phòng, Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân hiện nay được tổ chức ở nhiều nơi như Hà Nội, Hà Nam, Đông Triều (Quảng Ninh) và nhất là ở Hải Phòng, nơi Nữ tướng có công khai hoang, lập ấp dựng lên trang An Biên xưa – thành phố Hải Phòng ngày nay.
Việc quận Lê Chân khôi phục Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân theo đúng nghi thức cổ và trở thành lễ hội thường niên là rất đáng trân trọng, thể hiện trách nhiệm và lòng thành kính của các thế hệ con cháu hôm nay, góp phần tôn vinh công đức của Nữ tướng Lê Chân. Bởi thế, lễ hội không chỉ là của riêng quận Lê Chân, mà còn là lễ hội lớn của thành phố Hải Phòng.
Chia sẻ về niềm vinh dự, tự hào này, Chủ tịch UBND quận Lê Chân Phạm Tiến Du cho biết: việc quận Lê Chân duy trì tổ chức lễ hội hằng năm không chỉ khơi dậy niềm tự hào của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Hải Phòng, phát huy các nét đẹp văn hoá, nghi lễ truyền thống mà qua đó còn đẩy mạnh công tác tuyên truyền về thân thế, sự nghiệp, tri ân công lao to lớn của Nữ tướng Lê Chân, đồng thời tiếp tục phát huy các giá trị di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật của Tượng đài Nữ tướng, đền Nghè, đình An Biên, đáp ứng nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng cổ truyền dân tộc, sinh hoạt lễ hội truyền thống, lễ hội du xuân của người dân địa phương.
Đặc biệt, thông qua Lễ hội Nữ tướng Lê Chân sẽ tăng cường quảng bá các điểm du lịch tâm linh trên địa bàn thành phố Hải Phòng đến du khách trong, ngoài thành phố.
Cùng với đó, Lễ hội còn góp phần ôn lại truyền thống, giáo dục con cháu lòng yêu nước, đạo lý uống nước nhớ nguồn, tự hào dân tộc và trách nhiệm của mỗi người dân đối với vùng đất nơi mình sinh ra, với thành phố Hải Phòng và đất nước Việt Nam.
Bởi vậy, Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân trong những năm gần gân được tổ chức vào dịp tháng 2 âm lịch hàng năm sẽ tiếp tục là điểm đến mang đậm ý nghĩa truyền thống sâu sắc trong lòng du khách, đặc biệt là tạo khí thế phấn khởi, thi đua lao động sản xuất, thiết thực hưởng ứng, chào mừng các sự kiện trọng đại, các ngày lễ lớn của thành phố và đất nước.
Chủ tịch UBND quận Lê Chân Phạm Tiến Du, tiếp tục cho biết: Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân năm nay chắc chắn sẽ thu hút nhiều du khách bởi sự đặc biệt của lễ hội với lễ rước bộ và lễ đọc chúc văn mà không phải lễ hội nào cũng có được. Đây cũng chính là hồn cốt của lễ hội này. Lễ rước bộ được chia thành 2 đoàn, với sự tham gia của hơn 1000 người dân địa phương trong trang phục truyền thống. Đoàn rước từ Đền Nghè đi theo các tuyến phố Lê Chân – Mê Linh – đường Nguyễn Đức Cảnh – đường trước Quán Hoa – đường Quang Trung.
Đoàn rước từ đình An Biên đi theo các tuyến phố: Hai Bà Trưng – Cát Cụt – Nguyễn Đức Cảnh – tượng đài Nữ tướng Lê Chân và cùng hợp lại tại khu vực quảng trường Tượng đài Nữ tướng Lê Chân để tổ chức lễ khai mạc với sự tham gia của các đồng chí lãnh đạo thành phố; các ngành, các địa phương cùng đông đảo nhân dân và du khách.
Lễ khai mạc được tổ chức trang trọng vào tối 13-3 (tức ngày 8-2 âm lịch) ngay chân tượng đài Nữ tướng Lê Chân, trung tâm thành phố góp phần đưa không khí lễ hội lan tỏa rộng khắp đến toàn bộ người dân Hải Phòng. Cùng thời điểm trên, tại Đình An Biên, Đền Nghè cũng sẽ diễn ra nhiều hoạt động văn hóa độc đáo như: lễ cáo yết, lễ dâng hương, lễ rước, lễ tạ…tất cả đều được thực hiện theo nghi thức truyền thống.
Bên cạnh phần Lễ, phần Hội với đầy ắp các hoạt động văn hóa, thể thao đặc sắc như: chợ quê, cờ người và các trò chơi dân gian, vật tự do, biểu diễn võ dân tộc, chương trình Văn nghệ dân gian và Duyên dáng Lê Chân …
Theo Trưởng Phòng Văn hóa – Thể thao(VHTT) quận Lê Chân Vũ Thị Việt Hà, cho biết: Chợ quê vốn được coi là “thương hiệu” của quận Lê Chân năm nay tiếp tục được chọn là điểm nhấn của Lễ hội với nhiều món ăn dân dã mang đậm bản sắc văn hóa miền biển Hải Phòng.
Tham gia chợ quê, du khách còn như được hòa mình vào không gian xưa với các trò chơi dân gian (bịt mắt bắt vịt, đánh chắt, chuyền, trò chơi ô ăn quan, nhảy dây, nhảy bao bố, rồng rắn lên mây…), xem viết thư pháp hay nghe hát xẩm, đặc biệt hơn nữa là một góc chợ Hàng – nét riêng của Hải Phòng cũng được tái hiện tại đây để người dân, du khách tham quan, thưởng thức.
Ngoài ra, các hoạt động hưởng ứng khác như giải chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân; biểu diễn võ dân tộc; chương trình cờ người … cũng được Ban tổ chức quan tâm đầu tư hoành tráng, công phu. Để Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân năm 2019 diễn ra thành công, UBND quận Lê Chân đã yêu cầu các phòng, ban, đơn vị liên quan xây dựng các phương án bảo đảm an ninh trật,an toàn giao thông…
Với sự chuẩn bị tích cực của quận Lê Chân, Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân năm 2019 đã diễn ra thành công, tốt đẹp, và đem đến những ấn tượng đẹp trong lòng du khách thập phương, là cơ hội tốt để quảng bá các giá trị văn hóa; các điểm du lịch tâm linh của thành phố Cảng đến với du khách trong và ngoài nước. Khóa luận: Thực trạng khai thác các công trình tại đền Nghè
Theo Bảng Tổng hợp số liệu liên quan đến công tác tổ chức lễ hội Nữ tướng Lê Chân, từ năm 2016 đến nay của UBND quận Lê Chân, từ năm 2016 đến năm 2018, hoạt động tổ chức và quản lý lễ hội Nữ tướng Lê Chân đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Để đạt được điều này là sự phối kết hợp của nhiều đơn vị. Trong đó, Phòng VHTT với chức năng, nhiệm vụ của mình đã làm tốt vai trò chủ đạo, kết nối giữa các đơn vị tham gia công tác tổ chức, quản lý lễ hội theo đúng quy định, cụ thể là:
Phòng VHTT phối hợp với Ban Tuyên giáo Quận ủy xây dựng nội dung tuyên truyền về lễ hội, in sao đĩa tuyên truyền để phát trên hệ thống loa truyền thanh.
Phòng VHTT huy động một số doanh nghiệp trong việc in băng zôn, áp phích treo tại các tuyến đường chính, khu vực tổ chức lễ hội.
Phòng VHTT phối hợp với các cơ quan truyền thông như Đài phát thanh và truyền hình Hải Phòng, báo Hải Phòng, báo An ninh Hải Phòng, VOV,… để đăng tin, bài liên quan đến công tác chuẩn bị lễ hội, mục đích, ý nghĩa của lễ hội; làm các phóng sự quảng bá, giới thiệu lễ hội đến đông đảo người dân trong và ngoài Hải Phòng.
Phòng VHTT phối hợp với Ban Tổ Chức lễ hội xây dựng kịch bản, chương trình lễ hội phù hợp với tình hình thực tế và quy định chung về tổ chức lễ hội.
Các chương trình, tiết mục diễn ra trong lễ hội hấp dẫn, sôi động, tạo khí thế phấn khởi trong nhân dân, đáp ứng được phần nào nhu cầu thưởng thức văn nghệ và vui chơi của người dân sở tại và du khách đến tham dự lễ hội. Hoạt động chợ quê tham gia đông các tầng lớp nhân dân và du khách thập phương, có cả khách nước ngoài, vì đó có cả hát xẩm, viết thư pháp và trưng bày, bán các sản phẩm độc đáo của quê hương, tái hiện không gian văn hóa cổ xưa,…
Công tác xã hội hóa các nguồn thu tổ chức lễ hội Nữ tướng Lê Chân ngày càng đạt hiệu quả cao, với số tiền thu được trong những năm gần lên đến 15-16 tỷ đồng.
Những công việc và con số này cho thấy sự quan tâm, tích cực vào cuộc của các ban, ngành, đoàn thể tại quận Lê Chân và điều này đã giúp cho việc hạn chế tới mức thấp nhất việc sử dụng ngân sách nhà nước trong tổ chức lễ hội. Đồng thời, nhiều hoạt động phục dựng trò diễn, màn tế lễ trong lễ hội của cộng đồng thu hút được sự quan tâm, hưởng ứng của đông đảo người dân đến tham dự trực tiếp và thưởng thức. Trao đổi với người dân tham dự, nhiều ý kiến bày tỏ sự phấn khởi, thích thú khi được tham gia các hoạt động trong lễ hội. Ông Nguyễn Mão, cư dân phường Hồ Nam, quận Lê Chân cho biết:
“Từ khi lễ hội Nữ tướng Lê Chân được phục dựng đến nay, năm nào tôi cũng đến tham dự, mặc dù giờ tôi đã về Hà Nội trông cháu cho các con song cũng nhớ ngày quận tổ chức là về dự xem. Cảm nghĩ chung là tự hào vì mình chính là người của quận Lê Chân. Các hoạt động tổ chức trong lễ hội được chuẩn bị, duyệt chu đáo, nhân dân tham gia rất phấn khởi mình cũng phấn khởi theo. Nhìn chung là lễ hội to, hoành tráng và đậm bản sắc, nhất là lễ rước cổ vào buổi tối trên các tuyến phố của trung tâm thành phố, đẹp lắm. Mà cái hay nữa là bất kể hoạt động nào của lễ hội mọi người ở mọi lứa tuổi đều tham gia được từ: dâng hương, tế, lễ cho đến mua sắm thăm quan chợ, nghe hát xẩm, xem viết thư pháp hay chơi các trò chơi dân gian,…”
2.7.2. Hạn chế Khóa luận: Thực trạng khai thác các công trình tại đền Nghè
Trong ba năm tổ chức lễ hội Nữ tướng Lê Chân gần đây, công tác quản lý đã có nhiều biến chuyển tích cực, tình trạng “quan phương hóa” đã giảm dần và cộng đồng tích cực, chủ động hơn trong việc tham gia tổ chức lễ hội, bước đầu tạo nên không khí vui tươi, hồ hởi, phấn khởi trong cộng đồng và hấp dẫn du khách xa gần. Nhưng khi hỏi về những hạn chế còn tồn tại trong công tác tổ chức lễ hội Nữ tướng Lê Chân, bà Nguyễn Thị Bình, cư dân phường Phan Bội Châu, quận Hồng Bàng cũng cho biết:
“Năm nào tôi cũng tham gia tế và rước trong lễ hội, mọi người về dự lễ hội ai cũng thích, phấn khởi nhưng địa điểm tượng đài Nữ tướng Lê Chân, nơi tổ chức lễ khai mạc khá hẹp, có 2 bồn cây che khuất tầm nhìn nên mọi người dự xem không rõ, mong muốn Ban tổ chức lễ hội các cấp quan tâm cho khắc phục 2 bồn cây, mở rộng không gian hoặc trong những lần tổ chức lễ hội các cấp, ngành cho lắp đặt màn hình Led để nhân dân, du khách dự xem lẽ dễ dàng hơn”.
Bên cạnh đó, công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực lễ hội cũng còn một số hạn chế như sau:
Công tác tuyên truyền có nhiều cố gắng nhưng chưa thay đổi nhiều về hình thức, nên chưa có hiệu quả cao tác động đến nhận thức của người dân trên địa bàn, cũng như quảng bá giá trị của lễ hội đến với du khách.
Do lễ hội Nữ tướng Lê Chân được tổ chức tại nhiều địa điểm cùng một lúc, diễn ra trong 3 ngày, với nhiều hoạt động nên việc kiểm tra, giám sát một số hoạt động như: Tế, lễ là chưa giám sát được hết.
Việc tổ chức nhiều hoạt động vui chơi tại khu vực tượng đài Nữ tướng Lê Chân, nhất là Lễ khai mạc được tổ chức ở phía trước tượng đài Nữ tướng Lê Chân diện tích nhỏ, sức chứa khoảng 1000 người, trong khi đó sự tham gia của nhân dân và du khách rất lớn nên công tác đảm bảo giao thông, an ninh trật tự cũng gặp khó khăn.
Việc tham gia của người dân đối với các hoạt động tổ chức tại lễ hội không đồng đều, thường chỉ đông vào phần rước, tổ chức các trò chơi dân gian, diễn xướng nghệ thuật truyền thống. Khóa luận: Thực trạng khai thác các công trình tại đền Nghè
Lễ hội Nữ tướng Lê Chân là một lễ hội truyền thống nhưng việc tổ chức trong những năm gần đây đã dần mang hình thức của một lễ hội văn hóa du lịch, kết hợp quảng bá hình ảnh của một số hoạt động kinh tế – văn hóa – chính trị trên địa bàn quận. Điều này dẫn đến cộng đồng mặc dù tham gia hầu hết các hoạt động của lễ hội nhưng bắt đầu xuất hiện những đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp trong và ngoài thành phố Hải Phòng biểu diễn và lúc này người dân là đối tượng thụ hưởng một cách gián tiếp, không còn tham gia trực tiếp như trước đây, có thể kể đến như: CLB Hát Văn Việt Nam, đoàn Chèo Hà Nội, đoàn Quan họ Bắc Ninh… Một số chương trình trong lễ hội được thiết kế mang hình thức tạp kỹ, từ ngâm thơ đến diễn chèo và cả tấu hài.
Nhiều hoạt động được tổ chức trong lễ hội chưa mang bản sắc riêng, không có gì nổi bật so với nhiều lễ hội được tổ chức ở các địa phương khác. Một số tiết mục đưa
vào chương trình lễ hội chỉ mang tính chất lạ, thỏa mãn phần nào sự hiếu kỳ của một bộ phận người dân, chứ không tính đến sự phù hợp, mang bản sắc riêng của lễ hội Nữ tướng Lê Chân, một nhân vật lịch sử có công mở mang bờ cõi và đấu tranh chống giặc ngoại xâm tiêu biểu ở thời kỳ đầu lập quốc.
Tiểu kết chương 2
Bên cạnh những điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, kinh tế xã hội, Hải Phòng hấp dẫn du khách bởi điểm đến an toàn, sự nhiệt tình và lòng mến khách. Tuy nhiên điều kiện tiên quyết để làm nên sức hút du lịch của thành phố chính là đối tượng du lịch. Để đánh giá đối tượng du lịch một cách chính xác thế mạnh và điểm yếu là việc nêu ra những thực trạng của đối tượng du lịch đó. Đối với di tích và lễ hội đền Nghè việc nêu ra thực trạng đã phần nào đóng góp vào công tác điều tra nghiên cứu để từ đó có những giải pháp cụ thể cho từng mặt hạn chế. Ngoài những mặt tích cực thì di tích và lễ hội còn có nhiều hạn chế, để khắc phục được những hạn chế đó các cơ quan chức năng cần có những biện pháp khắc phục để phát triển du lịch văn hóa nhưng vẫn giữ được các giá trị nguyên gốc của nó.
Trong quản lý lễ hội Nữ tướng Lê Chân, vai trò của cộng đồng trong lễ hội đã được chứng minh là hết sức cần thiết. Tại lễ hội này, cộng đồng được tạo điều kiện tốt nhất để tham gia nhiều hoạt động, từ đó có điều kiện phát huy bản sắc, đặc trưng văn hoá, góp phần giới thiệu, quảng bá những nét đẹp về vùng đất, con người địa phương. Bên cạnh đó, chủ thể quản lý nhà nước, bằng nguồn lực của mình, cũng tạo ra những điều kiện thuận lợi để cộng đồng làm tốt vai trò của mình.
Dưới góc độ quản lý văn hóa, kết quả nghiên cứu của luận văn đã làm rõ về cơ cấu và cách thức quản lý lễ hội Nữ tướng Lê Chân, đó là: Bộ máy tổ chức và chức năng nhiệm vụ của cơ quản quản lý văn hóa liên quan đến công tác tổ chức lễ hội. Công tác triển khai thực hiện và ban hành các văn bản quản lý; Thành lập Ban tổ chức và phân công nhiệm vụ; Phối hợp với cộng đồng tổ chức các hoạt động diễn ra trong lễ hội; Phối hợp với các đơn vị đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn giao thông trong các địa điểm diễn ra lễ hội; Kiểm tra việc thực hiện các quy định của Nhà nước trong hoạt động tổ chức lễ hội.
Đây là cơ sở quan trọng giúp luận văn có những đề xuất giải pháp giúp cho công tác quản lý lễ hội tốt hơn trong thời gian tới, từ khâu tổ chức các hoạt động trong lễ hội mang bản sắc riêng, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của quận Lê Chân, cho đến việc thanh, kiểm tra trước, trong và sau lễ hội để không để những sai phạm đáng tiếc xảy ra, đảm bảo một không khí lễ hội vui tươi, khí thế cho người dân trong và ngoài địa bàn tham dự. Khóa luận: Thực trạng khai thác các công trình tại đền Nghè
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY
===>>> Khóa luận: Giải pháp khai thác di tích lịch sử văn hóa đền Nghè
Dịch Vụ Viết Luận Văn Ngành Luật 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://vietluanvanluat.com/ – Hoặc Gmail: vietluanvanluat@gmail.com
Pingback: Khóa luận: Tổng quan về di tích và lễ hội đền Nghè