Chia sẻ chuyên mục Đề tài Khóa luận: Thực trạng cho vay hộ nghèo của ngân hàng hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Khóa luận: Đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn của các hộ nghèo từ NHCSXH huyện Phong Điền dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
2.2. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ NGHÈO CỦA NGÂN HÀNG
2.2.1. Đánh giá về các chương trình cho vay của ngân hàng qua 3 năm
Xoá đói giảm nghèo là một sự nghiệp hết sức quan trọng, một mình người nghèo không thể tự vươn lên để thoát nghèo mà họ rất cần đến sự quan tâm của toàn xã hội, của các tổ chức. Trong đó NHCSXH là một ngân hàng đặc thù được giao nhiệm vụ cung cấp các nguồn vốn tín dụng ưu đãi cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác đã góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về XĐGN của Chính phủ. Trong những năm qua, NHCSXH đã góp sức đem lại niềm vui cho hàng triệu hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên toàn quốc.
Tro tất cả các chương trình cho vay, chương trình cho vay hộ nghèo là chương trình cho vay mang tính chủ lực của NHCSXH, chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Đây là chương trình nhận được sự ủng hộ của toàn thể hộ nghèo và các ĐTCS trên địa bàn, góp phần thể hiện sự đúng đắn trong chủ trương của Đảng và Nhà nước. Khóa luận: Thực trạng cho vay hộ nghèo của ngân hàng
Qua bảng 4 ta thấy, trong số các chương trình cho vay của ngân hàng, chương trình cho vay hộ nghèo chiếm tỷ trọng nhiều nhất, năm 2007 và năm 2008 luốn chiếm hơn 50%, năm 2009 là 48,89%, doanh số cho vay của chương trình cho vay hộ nghèo giảm qua các năm cụ thể, năm 2007 giá trị là 33879 triệu đồng, năm 2008 giảm còn 29151 tr.đ tương ứng với giảm một lượng là 4728 tr.đ và tỷ lệ giảm là 13,96%. Đến năm 2009 giảm còn 25613 tr.đ, tức là giảm 3538 tr.đ tương ứng với tỉ lệ giảm là 12,14% so với năm 2008. Qua 3 năm thì doanh số cho vay hộ nghèo có xu hướng giảm dần nguyên nhân là do khách hàng còn dư nợ nên chưa được vay mới, số khách hàng vay giảm,
Chương trình tín dụng đối với hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách Xã hội từ lâu đã đồng hành cùng người dân và dành được sự quan tâm đặc biệt của các cấp chính quyền địa phương. Nhờ nguồn vốn tích cực này, không ít gia đình khó khăn về kinh tế đã có điều kiện vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng, góp phần tích cực vào sự phát triển chung của xã hội.
Cùng với chương trình cho vay hộ nghèo, doanh số c o vay của chương trình cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn chiếm tỷ trọ g cũng khá cao. Năm 2007 doanh số cho vay đạt 5674 tr.đ chiếm 12,99% tro g tổng doanh số cho vay của các chương trình, năm 2008 đạt 7068 tr.đ chiếm 14,04% và đến năm 2009 doanh số này tăng lên giá trị là 12497 tr.đ chiếm 23,85% trong tổng doanh số cho vay. Như vậy so với năm 2007, doanh số cho vay năm 2008 tăng lên 1394 tr.đ, tương ứng với tỷ lệ tăng là 24,57%. Và năm 2009 so với năm 2008 doanh số cho vay này tăng 5429 tr.đ, tương ứng với tỷ lệ tăng là 76,81%. Chương trình cho vay này đã giảm bớt một phần nào gánh nặng trang trải chi phí học tập cho con em có hoàn cảnh khó khăn. Tuy nhiên có một điều là các hộ nghèo thường đông con, nên việc nuôi con ăn học hết bậc phổ thông là rất khó khăn, do đó không nhiều hộ có con học đến đại học, cao đẳng…Vấn đề đặt ra ở đây là làm sao để tất cả con em của các hộ nghèo đều có cơ hội đến trư ng, không phải bỏ học dở dang do không có tiền.
Đặc biệt, trong năm 2009 có một chương trình cho vay mới đó là chương trình cho vay hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 167, tuy nguồn vốn hỗ trợ ban đầu chỉ có 744 tr.đ chiếm 1,42% trong tổng doanh số cho vay của các chương trình nhưng nó đã góp phần xoá nhà tạm cho các hộ nghèo. Qua điều tra ta thấy trong 60 hộ chỉ còn 3 hộ hiện đang sống nhà tạm, trong đó xã Phong Chương có 2 hộ và xã Điền Môn 1 hộ. Có 22 hộ chiếm 36,67% có nhà bán kiên cố và 35 hộ chiếm 58,33% đã có nhà kiên cố (bảng 3). Chính từ những hoạt động thiết thực như xây dựng nhà tình thương, cho vay hỗ trợ nhà ở của NHCSXH huyện Phong Điền đã giúp người nghèo có được mái nhà vững chắc, tránh mưa tránh bão, yên tâm sản xuất.
Bảng 3- Tình hình về nhà ở của các hộ nghèo
Bảng 4- Doanh số cho vay theo chương trình qua 3 năm 2007-2009
Chương trình cho vay
- Hộ nghèo
- Giải quyết việc làm
- HSSV có hoàn cảnh khó khăn
- Các ĐTCS đi LĐ có thời hạn ở NN
- Các hộ SXKD, các TCKT ở vùng nghèo
- Cho vay hộ nghèo về nhà ở theo QĐ 167
- Cho vay NS&VSMTNT
- Cho vay dự án KFW
- Cho vay dự án phát triển lâm nghiệp
- Cho vay khác
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Viết Thuê Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Quản Trị Kinh Doanh
2.2.2. Đánh giá về số lượng khách hàng từ chương trình cho vay hộ nghèo Khóa luận: Thực trạng cho vay hộ nghèo của ngân hàng
NHCSXH ra đời là niềm vui lớn của đông đảo bà con nghèo khó, ngân hàng đã thực sự giúp họ được vay vốn và hỗ trợ kiến thức làm ăn, góp phần tạo điều kiện để họ thoát khỏi cảnh nghèo đói, đây chính là cánh tay đắc lực cho các hộ nghèo. Với nguồn vốn được vay, người nghèo có điều kiện tham gia, mở rộng sản xuất. Đây là một việc làm có ý nghĩa đối với hộ nghèo. Nhờ được sự quan tâm của chính quyền địa phương, các tổ chức, đặc biệt là hoạt động của NHCSXH huyện Phong Điền, đã góp phần không nhỏ vào công tác xoá đói giảm nghèo của huyện. Nhiều hộ nghèo đã và đang lần lượt vay vốn tại NHCSXH. Và cơ hội này không chỉ dành riêng cho hộ nghèo mà cả hộ cận nghèo và vừa mới thoát nghèo. Điều này được chứng tỏ qua bảng sau:
Nhìn vào bảng ta thấy, số khách hàng được vay iều ơn số hộ nghèo trên địa bàn huyện, điều này được giải thích, khi xét thấy các hộ cận nghèo và các hộ vừa mới thoát nghèo có nguy cơ rơi vào cảnh nghèo thì cũng được xem xét để được vay. Như vậy, khách hàng của chương trình cho vay hộ nghèo dược mở rộng cho cả hộ cận nghèo và vừa mới thoát nghèo. Những năm gần đây, trên địa bàn huyện thường xuyên xảy ra thiên tai, dịch bệnh. Nó đã gây không ít khó khăn cho bà con ở đây, đặc biệt là các hộ nghèo. Ngoài ra, một phần không nhỏ hộ cận nghèo và vừa mới thoát nghèo rơi vào cảnh tái nghèo. Tuy nhiên được sự quan tâm hỗ trợ từ phía NHCSXH nên những hộ này được xem xét cho vay. Việc làm này nhận được rất nhiều sự ủng hộ của bà con và chính quyền địa phương. Như vậy là ngân hàng mở rộng đối tượng của mình trong hữ trường hợp cần thiết là rất đáng được ghi nhận.
Ngoài ra ta còn thấy, tỉ số giữa số hộ được vay và tổng số hộ nộp đơn và đăng ký đều đạt trên dưới 90%, đây là một tỉ lệ cũng khá cao. Ta thấy rằng tỉ số này luôn nhỏ hơn 1 hay số hộ được vay luôn ít hơn tổng số hộ đăng ký và nộp đơn xin vay vì nhiều lý do như khi đăng ký ở tổ TK&VV thì không được bình chọn vì gia đình chưa đảm bảo được khả năng trả nợ, hay kể cả khi tổ đưa danh sách đã xét duyệt mà ngân hàng xét thấy tổ phê duyệt không đúng đối tượng, sai phạm về hồ sơ hay cho vay không đúng quy trình, không đủ điều kiện để vay thì cũng sẽ bị gạch bỏ. Khóa luận: Thực trạng cho vay hộ nghèo của ngân hàng
Bảng 5- Số lượng khách hàng từ chương trình cho vay hộ nghèo qua 3 năm 2007-2009
Qua 3 năm ta thấy số khách hàng được vay giảm dần cụ thể, năm 2007 là 4820 hộ, sang năm 2008 số khách hàng giảm còn 3470 hộ tương ứng với giảm một lượng là 1350 hộ và tỷ lệ giảm là 28,01%. Khách hàng tiếp tục giảm đến năm 2009 có 2640 hộ, giảm một lượng so với năm 2008 là 830 hộ tương ứng với tỉ lệ giảm là 23,92%. Ta thấy rằng trong năm 2007 số khách hàng vay rất nhiều bởi lúc này số hộ nghèo trên toàn địa bàn còn cao, công tác xoá đói giảm nghèo còn gặp nhiều khó khăn, thiên tai, dịch bệnh xảy ra cũng không ít nên không chỉ hộ nghèo mà cả hộ cận nghèo, hộ vừa mới thoát nghèo cũng muốn được vay vốn ưu đãi từ NHCSXH. Vì thế số khách hàng năm 2007 khá nhiều. Cũng chính điều này nên số khách hàng vay năm 2008 và 2009 giảm. Mặt khác do sự phân bổ nguồn vốn không đồng đều giữa các năm, phân bổ nhiều thì cho vay nhiều, phân bổ ít thì cho vay ít. Chính điều ày cũ g ảnh hưởng đến số khách hàng cho vay là nhiều hay ít.
Mặc dù số khách hàng là nhiều như vậy, nhưng không phải tất cả các hộ nghèo trên toàn địa bàn đều được vay. Kết quả điều tra của 60 hộ trên đã cho thấy điều đó
Bảng 6- Tình ình vay vốn của các hộ điều tra
Có 3 trong 60 hộ điều tra chiếm 5% là chưa từng vay vốn. Có 1 hộ thì không muốn vay do già cả, neo đơn, không còn sức lao động, 1 hộ là không muốn vay vì không biết vay để làm gì, còn 1 hộ thì rất mong muốn được vay nhưng vì con đông, chồng thì suốt ngày rượu chè không chịu làm ăn nên không được bình xét cho vay. Như vậy, đây là những trường hợp không chỉ cần được sự quan tâm của NHCSXH mà cả chính quyền địa phương, các tổ chức khác. Đặc biệt là đối với NHCSXH phải làm sao để thực sự là ngân hàng hoạt động vì người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Ngoài ra có đến 10 hộ đã từng vay vốn nhưng từ năm 2007 trở lại đây chưa vay vì không có nhu cầu và một số do còn nợ nên chưa được vay mới. Vấn đề ở đây đặt ra cho ngân hàng phải khuyến khích tạo điều kiện để các hộ không có n u cầu này trở thành có nhu cầu vay vốn, mở rộng sản xuất, góp phần vào cô g cuộc xoá đói giảm nghèo trên toàn địa bàn.
Qua đánh giá về số lượng hộ nghèo được vay vốn ta đánh giá cao vai trò hoạt động của NHCSXH, nó không chỉ giúp hộ nghèo vay vốn, tạo việc làm, tăng thu nhập, từng bước thoát nghèo, mà òn giúp cả hộ cận nghèo và hộ vừa mới thoát ngoài vượt qua trong n ững lúc khó khăn, để hộ cận nghèo không rơi vào cảnh nghèo và hộ vừa mới t oát nghèo có thể thoát nghèo bền vững. Song vấn đề đặt ra ở đây là ngân hàng cần tạo nhiều điều kiện hơn nữa để tăng việc tiếp cận nguồn vốn từ NHCSXH cho những hộ không có nhu cầu vì lý do là không biết vay để làm gì.
2.2.3. Đánh giá về quy mô món vay
Quy mô món vay đó là số tiền mà hộ nghèo nhận được tính bình quân 1 hộ. Số tiền vay này trên cơ sở khách hàng yêu cầu, cán bộ tín dụng thẩm định, kiểm tra dựa vào mục đích vay, hoàn cảnh của khách hàng, từ đó mà xét duyệt mức vay và thời hạn vay hợp lý nhất. Và NHCSXH luôn cố gắng làm sao để khách hàng được vay khoản tiền phù hợp với năng lực của mỗi hộ.
Kết quả từ bảng 7 cho thấy, năm 2007 quy mô món vay đạt 7,03 tr.đ/hộ thì sang năm 2008 tăng lên 8,4 tr.đ/hộ, tức là tăng một lượng là 1,37 tr.đ/hộ tương ứng với tăng 19,49%. Đến năm 2009 quy mô món vay tiếp tục tăng đạt giá trị là 9,7 tr.đ/hộ, so với năm 2008 thì tăng một lượng là 1,3 tr.đ/hộ tương ứng tỉ lệ tăng là 15,48%. Như vậy là quy mô món vay ngày càng được tăng lên, đây một mặt là do ảnh hưởng của lạm phát, mặt khác là năng lực hộ nghèo ngày càng tăng lên nhờ vào sự cố gắng học hỏi, tham gia các lớp tập huấn do các hội, đoàn thể tổ chức đã tạo được niềm tin ở cán bộ khi vay với khoản tiền lớn. Đây là điều đáng được khích lệ để hộ nghèo ngày càng cố gắng hơn nữa, góp phần đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững.
Bảng 7 – Quy mô món vay tính theo doanh số cho vay
Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn mà điều quan trọng là tạo được niềm tin của cán bộ tín dụng vào hộ nghèo để có thể cho họ vay những khoản tiền lớn theo đúng nhu cầu.
2.3. Đánh giá tình hình vay vốn của các hộ điều tra tại NHCSXH huyện Phong Điền
2.3.1. Năng lực sản xuất của các hộ điều tra Khóa luận: Thực trạng cho vay hộ nghèo của ngân hàng
Để hiểu rõ hơn về tình hình của các hộ nghèo địa bàn huyện Phong Điền, tiến hành điều tra ngẫu nhiên 60 hộ nghèo ở 3 xã là Phong Chương, Phong Xuân và Điền Môn.
2.3.1.1. Thông tin về lao động và nhân khẩu
Con người luôn đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất, đây là yếu tố cơ bản nhất quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Trong nông nghiệp, nó là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực i p, mang tính quyết định đối với sản xuất nông nghiệp và sự biến động lao động sẽ ảnh hưởng đến cơ cấu sản xuất cũng như năng suất lao độ g. Vì vậy trong điều kiện hiện nay việc sử dụng hợp lý cũng như việc nâng cao chất lượng lao động là một vấn đề hết sức quan trọng, là cơ sở để tăng khả năng tiếp cận tín dụng, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho người dân đặc biệt cho người nghèo. Để hiểu rõ hơn về tình hình lao động và nhân khẩu của các hộ nghèo ta đi vào phân tích bảng 8:
Qua điều tra ta thấy rằng, p ần lớn chủ hộ là trên 40 tuổi, lại xuất thân từ nông thôn nên vấn đề về trình độ văn hoá còn thấp, đa số thì họ học vừa đủ để biết chữ, hạn chế này là một nguyên nhân không nhỏ dẫn đến đói nghèo.
Qua bảng 8 thấy rằng, bình quân nhân khẩu/hộ là không cao lắm bình quân chung là 4,05. Tuy nhiên giữa các xã thì có sự chênh lệch, thấp nhất là ở xã Điền Môn với bình quân nhân khẩu/hộ chỉ là 3,2; đến xã Phong Xuân là 3,95 khẩu/hộ và cao nhất là xã Phong Chương với 4,85 khẩu/hộ. Trong 3 xã này thì Phong Chương là xã nghèo nhất, tỷ lệ hộ nghèo khá cao, đa số các hộ này đều đông con và chúng đang còn trong độ tuổi đi học, nên dẫn đến bình quân nhân khẩu/lao động ở xã là 2,43 cao nhất trong 3 xã, điều này có nghĩa là 1 người lao động thì có 2,43 người ăn theo, chính điều này gây thêm khó khăn cho nhiệm vụ xoá đói giảm nghèo.
Như vậy qua đây ta thấy là các hộ nghèo tại huyện chủ yếu rơi vào những gia đình con đông, lao động ít, hay thuộc hộ già cả neo đơn không đủ sức lao động.
Đây là những hộ cần được sự quan tâm giúp đỡ h ều của các tổ chức hoạt động vì mục tiêu phát triển xã hội, không vì lợi nhuận.
2.3.1.2. Tình hình về đất đai
Đất đai là TLSX chủ yếu và đặc biệt, không thể thay thế được, nó vừa là đối tượng lao động vừa là tư liệu lao động trực tiếp tham gia vào quá trình ản xuất. Mặc dù có giới hạn vè mặt không gian nhưng nếu biết cách sử dụng hợp lý thì đất đai sẽ đem l i khả năng sản xuất vô hạn.
Kết quả từ bảng 9 cho thấy, diện tích nhà ở, vườn tạp và diện tích đất trồng cây hàng năm của các hộ khá cao, bình quân chung tính cho cả 3 xã lần lượt là 306m2/hộ và 2062m2/hộ. Trong đó, Phong Chương là xã có diện tích đất trồng cây hà năm tính bình quân một hộ rất cao đạt 3035m2. Thế nhưng do trình độ người dân ở đây còn thấp và hạn chế về những điều kiện khác nên ch a tận dụng được lợi thế của mình. Vì vậy nên với nguồn đất khá phong phú như vậy, nhưng người dân ở đây mới chỉ biết dùng nó cho việc trồng lúa nên hiệu quả chưa cao. Qua bảng ta cũng thấy rằng, Phong Xuân là một xã miền núi nên thuận lợi cho việc trồng cây lâu năm như cao su, nên diện tích đất trồng cây lâu năm của xã đạt 302m2/hộ, riêng 2 xã còn lại không có diện tích đất trồng cây lâu năm, mà diện tích đất chủ yếu dành cho việc trồng lúa.
Không ai hiểu mảnh đất của mình bằng chính người dân nên các hộ cần phải tìm hiểu nghiên cứu, kết hợp với sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, phòng khuyến nông để có thể tìm ra được các loài cây mang lại giá trị kinh tế lớn hơn.
2.3.1.3. Tình hình về tư liệu sản xuất Khóa luận: Thực trạng cho vay hộ nghèo của ngân hàng
Tư liệu sản xuất là một trong những yếu tố không thể thiếu để phục vụ sản xuất, đặc biệt là trong nông nghiệp. Nó ó tác dụng trong việc nâng cao chất lượng cây trồng vật nuôi tạo t uận lợi cho quá trình sản xuất kinh doanh. Nghiên cứu bảng 10 thấy rằng: nhưng vẫn còn ở mức thấp. Những TLSX đắt tiền như máy cày chỉ có ở 1 vài hộ gia đình ở xã Phong Chương và Phong Xuân, bình quân trên hộ tính cả 3 xã chỉ có 0,05 chiếc. Các loại máy như máy xay cũng rất ít, bình quân chung chỉ có 0,017 chiếc. Gia súc ở đây bao gồm trâu, bò, lợn, theo điều tra thì các hộ nghèo vay vốn chủ yếu là để xây chuồng nuôi lợn, số khác mua trâu, bò phục vụ cho việc cày bừa. Tuy nhiên, những năm qua do dịch lở mồm long móng ở trâu bò, dịch tai xanh ở lợn, dịch cúm gia cầm, nên hiện nay số lượng các loài vật nuôi trong gia đình khá ít, về gia súc chỉ có 1,8con/hộ, còn gia cầm là 11,65con/hộ.
Như vậy, qua điều tra về tình hình lao động, đất đai và tư liệu sản xuất của các hộ nghèo, hiện lên một nét là các hộ nghèo vẫn sống chủ y u dựa vào nông nghiệp, mà điển hình là từ việc làm ruộng. Đây là công việc mang tính thời vụ, lại phụ thuộc vào thiên nhiên nên thu nhập rất bấp bênh. Điều này là một trở ngại hạn chế các hộ nghèo được tiếp cận guồn từ ngân hàng thương mại hay người nghèo không có điều kiện để được vay vốn đầu tư sản xuất kinh doanh.
Những khó khăn mà nơi đây còn gặp phải đó là:
- Đa số các hộ nghèo làm nghề nông, ó thu nhập thấp, bấp bênh. – Ngành nghề phụ còn quá ít.
- Người nghèo ít được ọc ành nên việc nắm bắt tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật còn nh ều h n chế.
- Thiên tai, dịch hoạ xảy ra thường xuyên, đặc biệt là bão, lũ, hạn hán, dịch cúm gia cầm, dịch tai xanh ở lợn đã ảnh hưởng rất lớn đến việc chăn nuôi, trồng trọt, ây không ít khó khăn cho sự phát triển kinh tế đối với hộ nghèo.
Vẫn còn một số hộ nghèo có tâm lý trông chờ, ỷ lại, lười biếng lao động, chưa tận dụng được những tiềm năng lợi thế của địa phương.
2.3.2. Tình hình vay vốn của các hộ điều tra
Từ kết quả ở bảng 8, ta thấy rằng, qua điều tra 60 hộ ở 3 xã là Phong Chương, Phong Xuân và Điền Môn tương ứng với mỗi xã là 20 hộ thì có đến 3 hộ (mỗi xã 1 hộ) chưa từng vay vốn từ một nguồn nào và họ cũng không tham gia vào một tổ chức hội nào. Khi hỏi vì sao hộ chưa từng tham gia vay mượn thì có hộ thì không muốn vay, hộ muốn vay thì không được vay vì gia đình đông con, chồng lại rượu chè, cờ bạc nên tổ tiết kiệm và vay vốn không bình xét cho vay.
Có 47 hộ hiện đang vay mượn, trong đó, 100% vay từ NHCSXH, với việc mở rộng điểm giao dịch trên toàn huyện gồm 15 xã và 1 thị trấn đã tạo sự thuận lợi, nguồn vốn đã đến đối tượng vay một cách nhanh chóng, được người dân đồng tình ủng hộ, vì bà con không phải đi xa hàng chục cây số để được vay tiền, trả lãi suất hay gửi tiết kiệm như trước. Cán bộ ngân hàng xuống giao dịch tại xã, việc hướng dẫn bà con cách lập hồ sơ vay vốn đảm bảo đúng nguyên tắc, hạn chế sai sót, đồng thời có thể theo dõi, giám sát tốt hơn số khách hàng sử dụng vốn vay đảm bảo đúng mục đích. Và hộ luôn cố gắng để có hể đáp ứng tốt nhất nhu cầu về vốn cho hộ nghèo. Thực tế trên khẳng định vai trò chủ đạo của NHCSXH đối với các hộ nghèo. Tuy nhiên các khoản c o vay với lãi suất cao vẫn chiếm một vị trí khá quan trọng, thể hiện có 6 hộ tham gia vay nóng. Phải chăng khu vực phi chính thức này có thể đáp ứng nhu cầu vốn cho các hộ nghèo ngay lập tức. Ta biết rằng, người nghèo rất dễ bị tổn thương, và đây chính là nơi có thể giúp họ vượt qua một á h nhanh nhất có thể. Không thể tiếp cận với các tổ chức tài c ính c ính thức khác vì thủ tục phiền phức, điều kiện vay khó khăn, lãi suất cao…NHCSXH ra đời nhằm khắc phục những khó khăn đó để phục vụ người nghèo một cách tốt nhất. Thế nhưng việc đáp ứng tiền vay ngay khi người nghèo có nhu cầu thì còn gặp nhiều trở ngại về nguồn vốn hay phải xem xét khả năng trả nợ của hộ… Tuy nhiên không phải là không thể. Làm được điều này, người nghèo không phải lo lắng gánh nặng trả nợ, ngoài ra còn tạo thêm niềm tin sâu sắc của người nghèo vào NHCSXH và thực sự đúng với tên gọi của nó là ngân hàng vì người nghèo.
2.3.3. Tình hình vay vốn tại NHCSXH Khóa luận: Thực trạng cho vay hộ nghèo của ngân hàng
2.3.3.1. Quy mô số tiền vay theo yêu cầu của các hộ
Bảng 11 – Quy mô tiền vay theo yêu cầu của các hộ điều tra
Theo như yêu cầu về mức vay của các hộ điều tra thì có 4 hộ muốn vay ở mức 20 tr.đ và 5 hộ yêu cầu vay ở mức 15 triệu đồng, với mục đích là xây dựng chuồng trại, mua lợn nái s nh sản, mở rộng quy mô sản xuất hay để mua máy cày. Đây là những hộ khá m nh dạn đầu tư và tự tin về năng lực của mình, chỉ cần được cung cấp vốn và chăm chỉ làm việc họ tin mình sẽ thoát nghèo và phát triển đi lên. Có 37 chiếm hộ yêu cầu vay ở mức từ 5-10 triệu đồng, với mức vay bì h quân là 8,35 tr.đ/hộ, đây được xem là mức vay phù hợp cho hộ nghèo, vừa đáp ứng được mục đích sản xuất (chủ yếu là chăn nuôi và trồng trọt), vừa trong khả năng có thể chi trả nếu gặp bất trắc. Có 1 hộ vay ở mức 4 tr.đ, đây là hộ quá nghèo thu nhập không đủ để phục vụ cho việc tiêu dùng hàng ngày, lại thường xuyên ốm đau nên không thể vay ở mức cao, tuy nhiên, số tiền này đủ để họ mua hạt giống, phân bón…để trồng hoa màu như bầu bí, cải, rau hành…
Được tự mình đưa ra số tiền vay, nhưng không phải vì thế mà họ đưa ra một mức khá cao, vượt quá tầm kiểm soát của bản thân họ. Như vậy, các hộ đã thức được, số vốn mà họ cần là bao nhiêu cho mục đích, kết hợp với khả năng trả được nợ, nằm trong mức an toàn giảm thiểu rủi ro về tín dụng có thể xảy ra trên cơ sở đó mà đưa ra một mức vay tốt nhất.
2.3.3.2 Quy mô số tiền được vay của các hộ Khóa luận: Thực trạng cho vay hộ nghèo của ngân hàng
Được vay với lãi suất ưu đãi tại NHCSXH là mong muốn của đa số hộ nghèo, tuy nhiên được vay bao nhiêu đó lại là vấn đề cần được quan tâm. Kết quả từ bảng 12 cho thấy:
Bảng 12- Quy mô số tiền được vay của các hộ điều tra
Tuy là một xã miền núi nhưng người dân ở xã Phong Xuân rất có năng lực và khá mạ h dạn thể hiện có 2 trong 3 hộ được vay ở mức 20 triệu đồng và 15 triệu đồ g. Tuy nhiên số khách hàng được vay ở mức này đã giảm so với khi họ yêu cầu, thể hiện năng lực của hộ nghèo còn nhiều hạn chế, chưa tạo được sự tin tưởng cho các cán bộ tín dụng. Đa số các hộ được vay ở mức từ 5-10 triệu đồng, có đến 39 hộ chiếm 82,98%, đây là con số khá lớn, điều chứng tỏ đây là mức vay phù hợp cho người nghèo, với mức vay này thì người nghèo có thể kiểm soát, thích hợp với khả năng ban đầu của hộ.
2.3.3.3. Mức độ đáp ứng nhu cầu về vốn vay của các hộ điều tra
Kết quả từ bảng 13 cho thấy, với mức vay trên 15 triệu đồng thì ngân hàng đáp ứng được 75% của 80 tr.đ là 60 tr.đ, hay tổng số tiền mà khách hàng nhận được giảm 20 tr.đ so với tổng số tiền yêu cầu. Còn với mức vay từ 10-15 tr.đ thì mức độ đáp ứng ở đây là 60%, cụ thể là tổng số tiền yêu cầu là 75 tr.đ, nhưng ngân hàng chỉ cho vay tổng cộng là 45 tr.đ, giảm 35 tr.đ so với số tiền mong muốn được vay.
Bảng 13- Mức độ đáp ứng nhu cầu về vốn vay của các hộ điều tra
Ta thấy rằng, với mức vay từ 10 tr.đ trở lên mà cụ thể theo điều tra là hai mức vay 15 và 20 tr.đ, đây là k oản tiền lớn đối với hộ nghèo, bởi vậy khi thẩm định để xét duyệt thì cán bộ tín dụng phải kiểm tra một cách toàn diện và đúng đắn, phải nhìn nhận cả năng lực của hộ và mục đích vay. Ta vẫn biết rằng đa số hộ nghèo có năng lực còn thấp, khả năng tiếp nhận những kiến thức, trình độ khoa học còn nhiều hạn chế, nên việc đồng ý cho vay những khoản tiền lớn cần có sự suy xét cẩn thận. Song ngân hàng cũng không ngần ngại cho vay đối với những hộ có ý chí, biết chịu khó làm ăn, luôn nỗ lực phấn đấu nhưng chưa có cơ hội, tuy đôi lúc gặp khó khăn về nguồn vốn. Với mức vay từ 5-10 tr.đ thì mức độ đáp ứng đạt 104,53%, tổng số vốn được vay là 323 tr.đ so với tổng số vốn yêu cầu là 309 tr.đ thì nó đã tăng lên thêm một lượng là 14 tr.đ. Như vậy cả ngân hàng và người vay đều nhận thấy rằng đây là mức vay phù hợp. Với mục đích vay vốn chủ yếu là phục vụ cho chăn nuôi và trồng trọt khi cơ sở ban đầu đã có như chuồng trại hay ruộng đất thì mức vay này đủ để người vay đầu tư giống và thức ăn nhằm tiến hành hoạt động sản xuất, tăng thu nhập.
2.4. Đánh giá của hộ về hoạt động cho vay của ngân hàng qua các yếu tố Khóa luận: Thực trạng cho vay hộ nghèo của ngân hàng
Chúng ta vẫn biết rằng có nhiều lý do hạn chế khả năng tiếp cận tín dụng của hộ nghèo với các tổ chức tín dụng khác như các ngân hàng thương mại. Những lý do đó được liệt kê như lãi suất cao, chi phí giao dịch lớn, điều kiện để được vay khó khăn…Thấy được những điều này, ngân hàng CSXH đã ra đời mà tiền thân của nó là ngân hàng người nghèo, nhằm khắc phục những yếu tố đã hạn chế khả năng tiếp cận nguồn vốn của các hộ nghèo từ các ngân hàng thương mại khác. Sau nhiều năm hoạt động, ngân hàng CSXH đã góp phần giúp hàng triệu hộ gia đình thoát nghèo, đem lại niềm vui hạnh phúc và ấm no. Và để có cái nhìn khách quan từ phía những khách hàng về hoạt động cho vay của ngân hàng tôi xin đưa ra một số yếu tố để khách hàng đánh giá từ đó thấy được những gì đã làm được, chưa làm được, nhằm đưa ra các giải pháp khắc phục kịp thời để hoạt động cho vay tốt hơn, nâng cao hơ nữa khả năng tiếp cận nguồn vốn của các hộ nghèo từ ngân hàng CSXH nói chung và ngân hàng CSXH huyện Phong Điền nói riêng.
2.4.1. Thủ tục, giấy tờ, quy trình cho vay ủa ngân hàng
Không chỉ là người ng èo mà bất cứ một khách hàng nào khi giao dịch với các tổ chức tín dụng cũng mong muốn thủ tục, giấy tờ, quy trình cho vay đơn giản, dễ dàng, song vẫn đảm bảo tính đúng đắn, chính xác, bởi nếu cần quá nhiều loại giấy tờ, thủ tục, hay quy trình vay vốn phức tạp sẽ dẫn đến tâm lý ngại phiền phức khi giao dịch với ngân hàng, làm giảm khả năng tiếp cận tín dụng. Hiểu được điều này, ngân hàng CSXH đã không ngừng cải tiến hoạt động cho vay của mình. Nhờ vào việc uỷ thác cho các tổ tiết kiệm và vay vốn thu lãi hàng tháng đã tạo nhiều thuận lợi cho cả khách hàng và ngân hàng. Tuy nhiên vẫn còn một số ít khách hàng cho rằng ngân hàng còn quá khó khăn t ong quá trình nhận tiền vay, tại sao trên giấy tờ là tên vợ mà mình là chồng mình không thể nhận tiền thay cho vợ. Họ không hiểu rằng đây là nguyên tắc của ngân hàng. Vì vậy khi đánh giá về thủ tục, giấy tờ, quy trình cho vay của ngân hàng, trong số 57 người đánh giá có 41 người chiếm 71,93 % cho rằng đơn giản, 5 người cho là rất đơn giản, có 2 người cho rằng phức tạp vì họ thấy phiền phức khi không thể nhận tiền thay cho vợ hoặc chồng. Tuy nhiên điều này đã được các cán bộ tín dụng nói rõ, chỉ là do họ không tuân thủ hoặc do tổ trưởng không hướng dẫn kỹ, gây nên những khó khăn đó. Trong 3 xã ta thấy, không có hộ nào ở xã Phong Chương đánh giá là phức tạp, như vậy họ chấp hành khá nghiêm chỉnh những nguyên tắc vay vốn của ngân hàng, tạo thuận lợi cho quá trình vay vốn.
Để đánh giá số liệu điều tra có ý nghĩa về mặt thống kê hay không, tôi sử dụng kiểm định One-Sample T Test với hệ số kiểm định giá trị trung bình về nhận định là Test value=4 (mức đơn giản). Giả thiết H0: (µ)=4 và H 1 : (µ) ≠ 4. Kết quả thu được (ở phần phụ lục 1) với sig=0,088 > 0,05 nên giả thi t 0 được chấp nhận, điều này có nghĩa là có ý nghĩa thống kê để kết luận rằng thủ tục, giấy tờ, quy trình cho vay của ngân hàng là đơn giản.
Bảng 14- Đánh giá về thủ tục, giấy tờ, quy trình cho vay của ngân hàng
2.4.2. Lãi suất cho vay của ngân hàng Khóa luận: Thực trạng cho vay hộ nghèo của ngân hàng
Với đối tượng hoạt động của mình là các hộ nghèo, nên lãi suất cho vay tại NHCSXH là khá thấp so với các ngân hàng khác, nhằm tạo điều kiện cho hộ nghèo được vay vốn để sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập. Tham gia vay vốn tại NHCSXH, ngoài việc định kỳ phải trả gốc và hàng tháng phải trả lãi thì khách hàng không phải trả thêm bất kỳ khoản phí nào khi mà lãi suất cho vay đã là rất thấp. Nên khi điều tra không có hộ nào đánh giá lãi suất cho vay tại ngân hàng là cao. Với mức lãi suất ưu đãi này đã giảm bớt gánh nặng trả nợ cho người nghèo. Cũng theo kết quả điều tra có 54 hộ chiếm 94,74% trong tổng số 57 hộ có tham gia vay vốn tại NHCSXH cho rằng mức lãi suất cho vay như vậy là bình thường, không cao cũng không phải là thấp, phù hợp với khả năng trả nợ của hộ nghèo. Có 3 hộ đánh giá là thấp vì họ xét thấy đây là sự ưu đãi dành cho các hộ nghèo, và đây là những hộ biết làm ăn tuy nhiên chưa có điều kiện để được vay vốn vì vậy được vay tại NHCSXH là niềm vui lớn đối với họ. Trong 3 hộ đánh giá lãi suất cho vay tại NHCSXH là thấp thì có 2 hộ ở xã Phong Xuân và 1 hộ ở xã Phong Chương.
Sử dụng kiểm định One-Sample T Test với hệ số kiểm định giá trị tr ng bình về nhận định là Test value=3 (mức bình thường). Giả thiết H 0 : (µ)=3 và H1: (µ) ≠ 3. Kết quả thu được (ở phần phụ lục 2) với sig=0,083 > 0,05 nên giả thiết H0 được chấp nhận, tức là có ý nghĩa thống kê để kết luận rằng lãi suất cho vay của ngân hàng là bình thường, phù hợp với điều kiện của các hộ nghèo.
Bảng 15- Đánh giá lãi suất cho vay của ngân hàng
2.4.3. Thái độ của cán bộ tín dụng ngân hàng
Người nghèo thường mặc cảm với chính mình vì họ ít hay không được học hà h, sự thiếu hiểu biết làm họ rụt rè, không dám nói lên ý kiến của mình, dẫn đến việc khi không hiểu về một vấn đề gì cũng không dám hỏi. Chính vì vậy khi được sự hướng dẫn nhiệt tình, giải bày cặn kẽ của các cán bộ tín dụng làm cho người nghèo cảm giác được gần gũi, được quan tâm, giúp họ tin tưởng hơn. Như vậy thái độ cán bộ tín dụng có vai trò khá quan trọng, sự nhiệt tình, hay chỉ là nụ cười cũng đủ để làm giảm khoảng cách giữa người nghèo và ngân hàng. Hiểu được điều này tất cả các cán bộ trong ngành đều luôn cố gắng để có thể cư xử đúng đắn, nhiệt tình, với khách hàng của mình
Vì vậy trong số 57 hộ đánh giá có 52 hộ (chiếm 91,23%) cho rằng thái độ của các cán bộ NHCSXH là nhiệt tình, luôn vui vẻ, tận tâm với công việc. Điều này tạo được sự thiện cảm của khách hàng đối với NHCSXH, giảm khoảng cách giữa ngân hàng và người nghèo. Riêng có 5 hộ chiếm 8,77% đánh giá thái độ của các cán bộ bình thường, chưa thực sự nhiệt tình. Mặc dù đây chỉ là số ít, nhưng nó nhắc nhở người cán bộ phải cố gắng, vui vẻ, nhiệt tình hơn nữa để người nghèo cảm thấy được quan tâm, được chú ý. Điều này cũng là tâm nguyện của người làm cán bộ và hộ không ngừng cố gắng để làm tốt điều này. Song cũng không thể tránh khỏi những lúc bực dọc do áp lực công việc, hay chính do khách hàng gây ra, mà khách hàng cần phải hiểu và hông cảm.
Đối với tiêu chí thái độ của cán bộ tín dụng, tôi dùng kiểm định One-Sample T Test với hệ số kiểm định giá trị trung bì về n ận định là Test value=4 (mức nhiệt tình). Giả thiết H0: (µ)=4 và H1: (µ) ≠ 4. Kết quả thu được (ở phần phụ lục 3) với sig=0,103 > 0,05 nên giả thiết H0 được chấp nhận, tức là có căn cứ, có ý nghĩa thống kê để khẳng định thái độ của cán bộ tín dụng là nhiệt tình, vui vẻ trong việc cho vay đối với khách hàng.
Bảng 16- Đánh giá về thái độ của cán bộ tín dụng
2.4.4. Mức cho vay của ngân hàng Khóa luận: Thực trạng cho vay hộ nghèo của ngân hàng
Mức cho vay bao nhiêu tuỳ thuộc vào nhu cầu vay vốn của hộ, thông qua việc thẩm định của ngân hàng xem xét với mục đích như thế thì số tiền yêu cầu là thừa hay thiếu hay đã đủ, có đảm bảo được khả năng trả nợ không, hay mục đích vay vốn đã hợp lý chưa, từ đó mà quyết định số tiền cho vay, tuy nhiên được giới hạn trong 30 triệu trở lại.
Qua điều tra, có 43 hộ trong số 57 hộ (chiếm 75,44%) cho rằng mức cho vay như vậy là bình thường, phù hợp với năng lực sản xuất của hộ. Tuy nhiên, có 1 hộ cho là rất thấp và 6 hộ cho là thấp vì qua khảo sát biết rằng các hộ này chưa đủ năng lực để có thể đảm bảo trả được nợ nên ngân hàng chỉ cho vay vừa phải, thấp hơn so với yêu cầu vay vốn của hộ. Có 7 hộ cho là họ được vay với số tiền như vậy là cao vì họ không thể có một nguồn vốn nào khác ngoài vay ngân hàng.
Ta thấy rằng mức cho vay của ngân hàng là vô cùng quan trọng đối với người nghèo, vì họ không thể vay ở nơi nào khác có mức lãi suất thấp hơn, vì vậy NHCSXH cần tạo mọi điều kiện hơn nữa để có thể đáp ứng được mức vay vốn mà hộ nghèo cần, đồng thời có những biện pháp hướng dẫn bà con sử dụng vốn vay đúng mục đích để đem lại hiệu quả cao cho sản xuất, t oả đúng mong đợi của cả người đi vay và người cho vay.
Bảng 17- Đánh giá mức cho vay của ngân hàng
Tuy nhiên, ở đây liên quan đến năng lực sử dụng nguồn vốn của người nghèo. Nói chung, năng lực của người nghèo có giới hạn, ít nhất là vào thời gian đầu, nên phải đi từng bước, từng bước. Thông thường, người nghèo không có nhiều nguồn lực khác, như đất đai vì vậy, khả năng sử dụng nguồn vốn cũng có giới hạn. Điều này còn liên quan đến rủi ro. Người nghèo cũng có thể trở thành một nhà đầu tư giỏi như những người khác, nhưng do họ nghèo, họ thường có nhiều ác cảm với rủi ro. Nếu số lượng tiền cho vay lớn thì rủi ro đi kèm cũng lớn. Chính vì vậy, trong thời gian đầu mức cho vay chưa cao để người nghèo có thể làm chủ số tiền đó.
Sử dụng kiểm định One-Sample T Test cho tiêu chí mức cho vay với hệ số kiểm định giá trị trung bình về nhận định là Test value=3 (mức bình thường). Giả thiết H0: (µ)=3 và H1: (µ) ≠ 3. Kết quả thu được (ở phần phụ lục với sig=0,811 > 0,05 nên giả thiết H0 được chấp nhận, tức là có căn cứ, có ý nghĩa thống kê để khẳng định mức cho vay của ngân hàng là bình thường, vừa với năng lực sản xuất của hộ nghèo.
2.4.5. Điều kiện được vay vốn Khóa luận: Thực trạng cho vay hộ nghèo của ngân hàng
Người nghèo vay vốn tại NHCSXH không phải thế chấp ài sản nhưng phải là thành viên của tổ TK&VV dưới sự quản lý của các ội tổ chức, để các hội tổ chức đứng ra bảo lãnh thông qua hình thức tín c ấp. T eo đánh giá của các hộ nghèo được điều tra thì đa số cho rằng để tham g a vào các tổ chức này là một điều dễ dàng, quan trọng là có muốn hay không. Tuy nhiên đối với những hộ không có ý thức làm ăn, có thái độ trông chờ ỷ lại, rượu chè cờ bạc thì sẽ khó là thành viên.
Trong 6 năm qua (2003 – 2009) thực hiện phương thức uỷ thác, tức là ủy thác từng khâu trong quy trình cho vay vốn đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác của NHCSXH cho các tổ chức đoàn thể, thì hàng triệu lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn ưu đãi của hàng chục chương trình tín dụng NHCSXH qua các kênh như hội Nông dân, hội Phụ nữ, hội cựu chiến binh hay đoàn thanh niên.
Ngoài ra để được vay vốn thì hộ phải viết giấy đề nghị vay vốn kèm theo kế hoạch mục đích sử dụng vốn để các bộ tín dụng xem xét phê duyệt. Nếu thấy chưa hợp lý thì buộc hộ nghèo phải làm lại, nhiều hộ năng lực còn thấp nên gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn này. Vì thế có 5 hộ trong số 57 hộ cho rằng họ thấy còn khó khăn trong điều kiện vay vốn. Tuy nhiên, chính sự khó khăn này lại giúp người nghèo hiểu được việc mình làm, để sử dụng số tiền vay cho hợp lý đem lại hiệu quả, để có thể vừa trả được nợ, vừa tăng thu nhập góp phần thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo. Kiểm định với phương pháp One-Sample T Test không có ý nghĩa thống kê để khẳng định rằng điều kiện được vay vốn là dễ (phụ lục 5).
2.4.6. Thời hạn vay
Thường thì người nghèo mong muốn được vay trong thời gian dài để có thể kéo dài thời gian trả nợ. Nhưng thời hạn này nên vừa đủ với khả năng của hộ nghèo, và tuỳ vào mục đích vay để làm gì, trong bao lâu thì có thể thu hoạch. Nếu thời hạn vay càng dài thì số tiền trả lãi cũng tăng theo, đồng thời cơ hội nguồn vốn đến với các hộ nghèo khác lại giảm. Ngân hàng cũng luôn tạo điều kiện để người nghèo có thể vay vốn trong thời gian mà họ cho là tốt nhất và xem xét thấu đáo, tuy nhiên thời hạn vay mà ngân hàng đưa ra còn dựa vào số tiền vay, mục đích sản xuất để tính toán thời gian hợp lý mà hộ có thể trả nợ.
Với tình hình vay hiện nay thì đa số các hộ nghèo được vay trong vòng 36 tháng phục vụ mục đích chủ yếu là để chăn nuôi, với thời gian này thì họ có thể thiết H0 được chấp nhận, tức là có ý nghĩa thống kê để kết luận rằng thời hạn cho vay của ngân hàng là bình thường, khách hàng có thể trả nợ đúng thời hạn.
2.4.7. Địa điểm giao dịch Khóa luận: Thực trạng cho vay hộ nghèo của ngân hàng
Đi lại khó khăn cũng là một trong những trở ngại cản trở việc tiếp cận tín dụng đối với gười nghèo. Việc ngân hàng tiến hành giao dịch tại xã đã tiết kiệm được thời gian, thủ tục và chi phí đi lại cho người vay. Giờ đây các hộ vay vốn không phải trực tiếp đến tận ngân hàng trả nợ mà chỉ cần đến UBND xã để định kỳ 6 tháng trả gốc 1 lần, còn lãi hàng tháng có tổ trưởng đến nhà thu. Như vậy là quá thuận lợi đối với các hộ nghèo, vì họ sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí cho việc đi lại. Vì vậy đa số các hộ được phỏng vấn đều cho rằng điểm giao dịch của ngân hàng là thuận lợi cho bà con, có 1 người cho rằng còn khó khăn, vì người này có sai sót trong quá trình vay vốn buộc họ phải lên trung tâm để nhận tiền vay và họ tỏ ra là không muốn vay nữa vì ngại đi lại.
Sử dụng kiểm định One-Sample T Test với hệ số kiểm định giá trị trung bình về nhận định là Test value=4 (mức thuận lợi). Giả thiết H0: (µ)=4 và H1: ≠ 4. Kết quả thu được (ở phần phụ lục 7) với sig=0,103 > 0,05 nên giả thiết H0 được chấp nhận, tức là có ý nghĩa thống kê để khẳng định địa điểm giao dịch là thuận lợi cho việc đi lại của khách hàng.
Bảng 21- Đánh giá địa điểm giao dịch
2.4.8. Thông tin về các chương trình vay vốn dành cho hộ nghèo
Mỗi chương trình vay vốn dành ho hộ nghèo được xem là một cơ hội để họ có thể vươn lên thoát nghèo bền vững, mỗi đồng vốn tăng thêm có thể giúp họ mở rộng sản xuất, đầu tư c ều sâu…Qua điều tra thấy rằng thông tin về các chương trình vay vốn được người nghèo biết đến thông qua các tổ chức, hội mà họ tham gia như hội phụ nữ, hội nông dân…Đây là những tổ chức đứng ra bảo lãnh cho hộ nghèo được vay thông qua hình thức tín chấp. Thành viên của hội không chỉ có người nghèo mà cả hộ giàu, hộ khá giả cũng tham gia. Chính vì điều ày ên khi điều tra vẫn có 1 hộ cho là các thông tin khó nắm bắt được. Được biết, là vì hộ này rất ít hay hầu như không tham gia các buổi sinh hoạt của hội, có người cho rằng họ còn mặc cảm về hoàn cảnh của mình, đến cũng chẳng biết nói gì. Tuy nhiên, vẫn có nhiều hộ nghèo, họ vẫn tham gia tích cực thường xuyên vì họ nhận thấy rằng điều đó rất hữu ích. Chính trong những buổi sinh hoạt này, các thành viên sẽ nắm bắt được những thông tin quan trọng từ cấp trên, những buổi tập huấn về chăn nuôi, trồng trọt sẽ được tổ chức để tham gia, đặc biệt, họ sẽ học hỏi được những kinh nghiệm trong sản xuất từ những hộ sản xuất giỏi, hay chính sự giúp đỡ động viên nhau cũng giúp họ thêm niềm tin vươn lên xoá đói giảm nghèo. Kiểm định với phương pháp One-Sample T Test không có ý nghĩa thống kê để khẳng định rằng việc nắm bắt thông tin về các chương trình vay vốn dành cho hộ nghèo là dễ dàng (phụ lục 8).
Bảng 22- Đánh giá việc nắm bắt thông tin về các chương trình vay vốn
2.4.9. Thời gian từ khi nộp đơn đến khi nhận được tiền vay Khóa luận: Thực trạng cho vay hộ nghèo của ngân hàng
Thời gian kể từ khi khách hàng nộp đơn đến khi nhận được tiền vay là thời gian để ngân hàng làm ồ sơ, sổ sách, khoảng chừng trong vòng 1 tháng trở lại. Thời gian này nhanh ay c ậm là còn chờ vào nguồn vốn đưa về, số lượng khách hàng từng đợt, ta thấy rằng số lượng cán bộ thì khá ít mà số khách hàng vay quá nhiều, hay đôi khi còn phải chờ các chương trình khác để cùng làm việc một đợt thì việc giải ngân chậm cũng là điều dễ hiểu. Vì vậy, khi điều tra, có các ý kiến cho là nhanh, lâu, bình thường khác nhau, nhưng đa số các hộ cho rằ g thời gian như vậy là bình thường (từ 15-20 ngày), họ có thể chờ nhận tiền để phục vụ cho mục đích vay vốn của mình, cụ thể có đến 44 hộ, chiếm 77,19%. Bên cạnh đó, có 9 hộ, trong đó xã Phong Chương có đến 6 hộ cho ằng họ phải chờ khá lâu (từ 20-30 ngày) mới nhận được tiền vay, bởi vì số khách hàng vay vốn khá nhiều, chậm được giải ngân cũng là điều phải chăng. Song những hộ này còn rất nghèo, họ chỉ chờ có nguồn vốn từ ngân hàng về chứ không thể vay mượn chỗ nào khác, mà sản xuất nông nghiệp lại mang tính thời vụ nên chờ một thời gian như vậy cũng không phải là bình thường. Đặc biệt có 4 hộ cho là khá nhanh để nhận được nguồn vốn (cũng từ 15- 20 ngày), như vậy là tâm lý khác nhau thì cảm nhận về yếu tố này cũng khác nhau, dù là cùng được nhận tiền trong một khoảng thời gian như nhau. Được biết trong 4 hộ này, có hộ thì buôn bán nên có vốn khi nào thì sử dụng khi đó, hộ khác thì cũng chưa cần gấp nên đối với họ thời gian như vậy là nhanh. Đó là những ý kiến của các hộ điều tra, và họ rất mong rút ngắn thời gian này càng nhanh càng tốt. Đây cũng là ý muốn của những người làm NHCSXH và họ cũng luôn cố gắng để có thể sớm giải ngân vì họ nhận thấy niềm vui của người nghèo khi nhận được tiền vốn.
Sử dụng kiểm định One-Sample T Test cho tiêu chí thời gian từ khi nộp đơn đến khi nhận tiền vay với hệ số kiểm định giá trị trung bình về nhận định là Test value=3 (mức bình thường). Giả thiết H0: (µ)=3 và H 1 : (µ) ≠ 3. Kết quả thu được (ở phần phụ lục 9) với sig=0,135 > 0,05 ên giả t iết H0 được chấp nhận, tức là có ý nghĩa thống kê để kết luận rằng thời g an từ khi nộp đơn đến khi nhận được tiền vay là bình thường.
Bảng 23– Đánh giá thời gian từ khi nộp đơn đến khi nhận được tiền vay
Thời gian từ khi nộp đơn đến khi nhận được tiền vay
2.4.10. Đánh giá của hộ về kết quả đạt được từ nguồn vốn vay
Để hiểu hơn ý nghĩa mà nguồn vốn đã đem lại cho bà con – những hộ gia đình nghèo khó, kết quả từ bảng 24 sẽ cho ta thấy điều đó.
Bảng 24- Đánh giá của hộ về sự tăng lên của các yếu tố
Theo đánh giá của các hộ điều tra, nhờ có được nguồn vốn mà thu nhập của họ tăng lên, có thêm cơ sở vật chất mới phục vụ c o sinh oạt cũng như hoạt động sản xuất, từ đó tiếp thêm cho họ niềm t n vào cuộc sống, nỗ lực vươn lên từng bước xoá đói giảm nghèo, cải thiện chất lượng cuộc sống. Trong số 57 hộ đã và hiện đang vay có 50 hộ chiếm 87,72% cho rằng thu nhập có tăng lên, còn 7 hộ thu nhập không tăng do gia đình quá khó khăn nên thiên tại dịch bệnh chưa khôi phục lại hay nuôi trâu bò sinh sản nhưng chưa có kết quả. Có 25 hộ có thêm cơ sở vật chất mới và 57 ộ đều có thêm niềm tin vào cuộc sống. Ta thấy là số hộ có thu nhập tăng lên khá cao, nhưng chỉ 1 nửa trong số đó có thêm cơ sở vật chất mới vì số khác dùng cho chi phí học tập của con, số khác nữa thì lo cho bữa ăn được đầy đủ hơn, còn một phần thì dành dụm lúc cần, hay để đóng tiết kiệm hàng tháng. Trong đó có xã Phong Chương đặc biệt khó khăn, con đô g ên phần thu nhập tăng thêm chủ yếu để nuôi con ăn học và những bữa cơm hàng ngày, còn lại là để đóng tiết kiệm. Phong Xuân tuy là một xã miền núi nhưng với tinh thần vươn lên, chịu khó sản xuất và sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, của NHCSXH huyện Phong Điền nên cuộc sống của họ đang ngày một đi lên rõ rệt. Đây cũng chính là động lực để các xã khác phấn đấu làm theo, đặc biệt là những xã nghèo như Phong Chương, Điền Môn, Phong Hiền… Khóa luận: Thực trạng cho vay hộ nghèo của ngân hàng
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY
===>>> Khóa luận: Giải pháp nâng cao tiếp cận nguồn vốn tại hộ nghèo
Dịch Vụ Viết Luận Văn Ngành Luật 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://vietluanvanluat.com/ – Hoặc Gmail: vietluanvanluat@gmail.com
Pingback: Khóa luận: Tổng quan về cận nguồn từ hộ nghèo từ NHCSXH