Chia sẻ chuyên mục Đề tài Khóa luận: Thực trạng cạnh tranh sản phẩm của Cty Otsuka Thăng hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Khóa luận: Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm Pocari sweat của Công ty TNHH dinh dưỡng Otsuka thăng tại thành phố Hồ Chí Minh dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
2.2 PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP VÀ SẢN PHẨM
2.2.1 Tầm quan trọng của các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh đối với ngành kinh doanh nước giải khát Khóa luận: Thực trạng cạnh tranh sản phẩm của Cty Otsuka Thăng
2.2.1.1. Tầm quan trọng của năng lực tài chính
Kết quả khảo sát tầm quan trọng của năng lực tài chính đối với ngành kinh doanh nước giải khát tại TP. HCM được trình bày tại Bảng 2.4.
Bảng 2.4: Kết quả khảo sát tầm quan trọng của yếu tố năng lực tài chính
Từ số liệu trong Bảng 2.4 cho thấy, năng lực tài chính là một yếu tố cạnh tranh mạnh, yếu tố có tầm quan trọng đứng thứ 3 trong số các yếu tố cạnh tranh của ngành nước giải khát tại TP. HCM với điểm số khá cao (3.4828 trên tổng số 5 điểm).
Khả năng tài chính của công ty kinh doanh nước giải khát là điều kiện giải quyết các vấn đề về đầu tư công nghệ hiện đại, kinh phí cho nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, xây dựng các chương trình Marketing, trả lương và thu hút nhân tài, thực hiện các chương trình quảng cáo. Ngoài ra, năng lực tài chính còn là yếu tố quan trọng để thu hút vốn liên doanh, liên kết với các đối tác. Tần suất điểm đánh giá tầm quan trọng của yếu tố năng lực tài chính được trình bày tại Biểu đồ 2.2
Biểu đồ 2.2: Tần suất đánh giá tầm quan trọng của yếu tố năng lực tài chính
Biểu đồ 2.2 cho thấy, có 63,8% chuyên gia đánh giá năng lực tài chính có tác động quan trọng và rất quan trọng đến năng lực cạnh tranh của ngành kinh doanh nước giải khát. Tuy nhiên, thực tế năng lực tài chính của các công ty Việt Nam và tại TP. HCM chưa cao.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Dịch Vụ Viết Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Quản Trị Marketing
2.2.1.2. Tầm quan trọng của năng lực quản trị điều hành
Năng lực quản trị là một yếu tố cần tính đến trong cạnh tranh của các công ty sản xuất kinh doanh nước giải khát. Năng lực quản trị trước hết thể hiện ở năng lực hoạch định chiến lược, kế hoạch, mục tiêu của các công ty. Việc hoạch định ảnh hưởng trực tiếp đến chiến lược phát triển của từng công ty và thậm chí ảnh hưởng đến cả ngành nước giải khát. Năng lực quản trị còn thể hiện ở khả năng tổ chức cung ứng sản phẩm, dịch vụ trên nền tảng thiết lập hệ thống tổ chức và xây dựng các quy chế vận hành, tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực phù hợp. Kết quả khảo sát tầm quan trọng của yếu tố năng lực quản trị đối với công ty được trình bày trong Bảng 2.5.
Bảng 2.5: Kết quả khảo sát tầm quan trọng của yếu tố quản trị điều hành
Từ số liệu trong Bảng 2.5 cho thấy, năng lực quản trị, điều hành là một yếu tố cạnh tranh mạnh, yếu tố có tầm quan trọng trong số các yếu tố cạnh tranh của ngành nước giải khát với điểm số cao (3.1379 trên tổng số 5 điểm). Tần suất điểm đánh giá tầm quan trọng của yếu tố quản trị điều hành được trình bày tại Biểu đồ 2.3.
Biểu đồ 2.3: Tần suất đánh giá tầm quan trọng của yếu tố quản trị điều hành
Biểu đồ 2.3 cho thấy, phần đông các chuyên gia đánh giá cao vai trò của quản trị điều hành (điểm trung bình là 3.1379). Đa số chuyên gia đồng ý quản trị điều hành là yếu tố quan trọng đối với ngành nước giải khát chiếm 58,1%, trong đó có 25,8% ý kiến cho rằng, yếu tố này tác động rất mạnh đến năng lực cạnh tranh của ngành nước giải khát. Theo chuyên gia, để đứng vững trong cạnh tranh thì nhân tố quản trị điều hành đóng vai trò quyết định đối với thành bại của công ty. Năng lực quản trị thể hiện ở khả năng ra quyết định nhanh chóng và chính xác.
2.2.1.3. Tầm quan trọng của năng lực sản phẩm Khóa luận: Thực trạng cạnh tranh sản phẩm của Cty Otsuka Thăng
Kết quả khảo sát tầm quan trọng của năng lực năng lực sản phẩm đối với ngành nước giải khát tại TP. HCM được trình bày tại Bảng 2.6.
Bảng 2.6: Kết quả khảo sát tầm quan trọng của yếu tố sản phẩm
Từ số liệu trong Bảng 2.6 cho thấy, yếu tố quan trọng nhất của năng lực cạnh tranh đối với ngành nước giải khát là năng lực sản phẩm. Khảo sát 62 chuyên gia, yếu tố sản phẩm nhận được điểm trung bình là 3.7759. Tần suất điểm đánh giá tầm quan trọng của yếu tố sản phẩm được trình bày tại Biểu đồ 2.4.
Biểu đồ 2.4: Tần suất đánh giá tầm quan trọng của yếu tố sản phẩm
Biểu đồ 2.4 trên cho thấy, có 74,2% chuyên gia đồng ý rằng nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng và rất ít chuyên gia khoảng 4,8% không coi trọng yếu tố này
2.2.1.4. Tầm quan trọng của năng lực marketing
Kết quả khảo sát tầm quan trọng của yếu tố năng lực marketing đối với ngành nước giải khát được phản ánh trong Bảng 2.7.
Bảng 2.7: Kết quả khảo sát tầm quan trọng của yếu tố marketing
Từ số liệu trong Bảng 2.7 cho thấy, vai trò của năng lực Marketing đứng thứ 4 trong 10 yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của ngành nước giải khát tại TP. HCM điểm bình quân 2.861/5 điểm. Ý kiến nhiều nhất của chuyên gia là đánh giá vai trò của năng lực marketing ở mức trung bình (Mode = 3, như trong Bảng 2.7). Tần suất điểm đánh giá tầm quan trọng của yếu tố marketing được trình bày tại Biểu đồ 2.5
Biểu đồ 2.5: Tần suất đánh giá tầm quan trọng của yếu tố marketing
Biểu đồ 2.5 cho thấy, phần đông chuyên gia cho điểm quan trọng của yếu tố marketing mức trung bình khoảng 71%, trong đó khoảng 25,8% đánh giá yếu tố này ít quan trọng, khoảng 29% ý kiến xem mức độ ảnh hưởng của yếu tố này khá quan trọng. Không có ý kiến nào đánh giá yếu tố này là đặc biệt quan trọng
2.2.1.5. Tầm quan trọng của năng lực nguồn nhân lực Khóa luận: Thực trạng cạnh tranh sản phẩm của Cty Otsuka Thăng
Kết quả khảo sát tầm quan trọng của năng lực nguồn nhân lực đối với ngành nước giải khát được trình bày tại Bảng 2.8.
Bảng 2.8: Kết quả khảo sát tầm quan trọng của yếu tố nhân lực
Từ số liệu trong Bảng 2.9 cho thấy, các chuyên gia đánh giá năng lực nhân lực là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngành (điểm bình quân đạt 2.3276 trên 5 điểm). Tần suất điểm đánh giá tầm quan trọng của yếu tố năng lực phát triển sản phẩm được trình bày tại Biểu đồ 2.7.
Biểu đồ 2.7 cho thấy, khoảng 59,7% ý kiến chuyên gia cho rằng nguồn nhân lực có ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngành trong đó có 40,3% ý kiến cho rằng mức ảnh hưởng là trung bình và 19,4% đánh giá ảnh hưởng của yếu tố này là tương đối mạnh.
Biểu đồ 2.7: Tần suất đánh giá tầm quan trọng của yếu tố nhân lực
2.2.1.6. Tầm quan trọng của năng lực đáp ứng chất lượng dịch vụ
Chất lượng dịch vụ đó là sự thoả mãn của khách hàng về sử dụng dịch vụ của công ty. Kết quả khảo sát tầm quan trọng của yếu tố năng lực đáp ứng chất lượng dịch vụ được phản ánh trong Bảng 2.9
Bảng 2.9: Kết quả khảo sát tầm quan trọng của yếu tố chất lượng dịch vụ
Từ số liệu trong Bảng 2.9 cho thấy trong tương quan với 10 yếu tố khác, các chuyên gia đánh giá chất lượng dịch vụ đứng vị trí thứ 5 với điểm trung bình là 2.3621.
Đa số các ý kiến đánh giá ảnh hưởng của yếu tố này ít quan trọng (Mode = 2). Tần suất điểm đánh giá tầm quan trọng của yếu tố năng lực chất lượng dịch vụ được trình bày tại Biểu đồ 2.7.
Biểu đồ 2.7: Tần suất đánh giá tầm quan trọng của yếu tố chất lượng dịch vụ
Biểu đồ 2.7 cho thấy, các chuyên gia đánh giá yếu tố chất lượng dịch vụ tác động đến năng lực cạnh tranh ở mức độ đồng ý chỉ chiếm 14,5% và cho rằng có tác động trung bình khoảng 51,6%. Nhìn chung, các chuyên gia cho rằng sự tác động của yếu tố này ít hơn các yếu tố quản trị điều hành, tài chính.
2.2.1.7. Tầm quan trọng của năng lực cạnh tranh giá cả Khóa luận: Thực trạng cạnh tranh sản phẩm của Cty Otsuka Thăng
Kết quả khảo sát tầm quan trọng của yếu tố năng lực cạnh tranh giá cả được trình bày trong Bảng 2.10.
Bảng 2.12: Kết quả khảo sát tầm quan trọng của yếu tố giá cả
Từ số liệu trong Bảng 2.12 cho thấy, mức độ ảnh hưởng của yếu tố giá đến năng lực cạnh tranh của ngành được các chuyên gia đánh giá thấp hơn so với các yếu tố đã phân tích (thương hiệu, marketing, công nghệ, tài chính, nhân sự, chất lượng dịch vụ). Điểm bình quân của yếu tố này là 2.0862. Tần suất điểm đánh giá tầm quan trọng của yếu tố về giá được trình bày tại Biểu đồ 2.8.
Biểu đồ 2.8 cho thấy, có 51,6% ý kiến cho rằng yếu tố này không ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh và có tới 40,3% cho rằng chỉ có tác động ở mức trung bình. Có thể nói, yếu tố lãi suất ảnh hưởng không lớn bằng các yếu tố khác đến năng lực cạnh tranh của ngành.
Biểu đồ 2.9: Tần suất đánh giá tầm quan trọng của yếu tố Giá cả
2.2.1.8. Tầm quan trọng của năng lực uy tín thương hiệu
Kết quả khảo sát tầm quan trọng của yếu tố năng lực uy tín, thương hiệu đối với ngành được trình bày trong Bảng 2.11.
Bảng 2.11: Kết quả khảo sát tầm quan trọng của yếu tố uy tín, thương hiệu
Từ số liệu trong Bảng 2.11 cho thấy, các chuyên gia đánh giá năng lực uy tín, thương hiệu của các công ty cũng là một yếu tố ảnh hưởng đáng kể cần xem xét. Yếu tố này được 2.2286/5 điểm. Đồ thị tần suất điểm đánh giá tầm quan trọng của yếu tố uy tín thương hiệu được trình bày tại Biểu đồ 2.9.
Biểu đồ 2.9: Tần suất đánh giá tầm quan trọng của yếu tố uy tín thương hiệu
Biểu đồ 2.9 cho thấy, đa số các chuyên gia cho rằng yếu tố này tác động ở mức trung bình đến năng lực cạnh tranh của ngành và chiếm tỷ lệ 69,4%
2.2.1.9. Tầm quan trọng của năng lực công nghệ Khóa luận: Thực trạng cạnh tranh sản phẩm của Cty Otsuka Thăng
Kết quả khảo sát tầm quan trọng của yếu tố năng lực cạnh tranh về công nghệ đối với ngành được trình bày trong Bảng 2.12.
Bảng 2.12: Kết quả khảo sát tầm quan trọng của yếu tố công nghệ
Từ số liệu trong Bảng 2.12 cho thấy, các chuyên gia cho điểm trung bình về vai trò năng lực cạnh tranh công nghệ là 2.1714, là mức độ ảnh hưởng yếu đến năng lực cạnh tranh của ngành. Tần suất điểm đánh giá tầm quan trọng của yếu tố năng lực cạnh tranh về giá được trình bày tại Biểu đồ 2.10
Biểu đồ 2.10: Tần suất đánh giá tầm quan trọng của yếu tố công nghệ
Biểu đồ 2.11 cho thấy, có tới 75,8% ý kiến chuyên gia cho rằng yếu tố công nghệ tác động không quan trọng đến năng lực cạnh tranh đối với ngành.
2.2.1.10. Tầm quan trọng của năng lực phát triển mạng lưới phân phố
Kết quả khảo sát tầm quan trọng của yếu tố năng lực phát triển mạng lưới được trình bày trong bảng 2.13.
Bảng 2.13: Kết quả khảo sát tầm quan trọng của yếu tố phát triển mạng lưới
Từ số liệu trong Bảng 2.13 cho thấy, các chuyên gia cho điểm bình quân về mức độ quan trọng đối với ngành CTTC là 2.2931. Tần suất điểm đánh giá tầm quan trọng của yếu tố năng lực phát triển mạng lưới được trình bày tại Biểu đồ 2.11.
Biểu đồ 2.11: Tần suất đánh giá tầm quan trọng của yếu tố phát triển mạng lưới
Biểu đồ 2.11 cho thấy, khoảng 45,2% ý kiến cho rằng yếu tố phát triển mạng lưới có tác động ở mức trung bình đến năng lực cạnh tranh ngành.
2.2.1.11. Trọng số của các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh đối với ngành nước giải khát Khóa luận: Thực trạng cạnh tranh sản phẩm của Cty Otsuka Thăng
Sau khi thảo luận và lấy ý kiến chuyên gia về tầm quan trọng của 10 yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh ngành nước giải khát tại TP. HCM, kết quả tiến hành xử lý bộ dữ liệu thu được bằng phương pháp thống kê. Kích thước mẫu n = 62, thang đo được sử dụng gồm 5 bậc: vai trò ít quan trọng nhất nhận điểm 1, vai trò rất quan trọng nhận điểm 5. Kết quả được trình bày trong Bảng 2.14
Bảng 2.14: Kết quả khảo sát tầm quan trọng của các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh đối với ngành nước giải khát
Ta có bảng trọng số các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh ngành trình bày trong bảng 2.15
Bảng 2.15. Trọng số của các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh ngành nước uống giải khát
Các trọng số này sẽ được sử dụng để tính các thông số trong ma trận các yếu tố nội bộ của công ty
2.2.2. Phân tích các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của công ty
Kết quả khảo sát 328 phiếu theo thang đo Likert 5 bậc về sức cạnh tranh của công ty . Trong đó, năng lực cạnh tranh rất yếu nhận 1 điểm, yếu là 2 điểm, trung bình là 3 điểm, mạnh là 4 điểm và rất mạnh là 5 điểm.Điểm bình quân của các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của công ty CTTC được tính toán, xếp hạng từ cao đến thấp như sau:
- Năng lực sản phẩm;
- Năng lực công nghệ.
- Năng lực quản trị điều hành;
- Năng lực nguồn nhân lực;
- Năng lực uy tín thương hiệu;
- Năng lực marketing;
- Năng lực cạnh tranh giá;
- Năng lực chất lượng dịch vụ;
- Năng lực phát triển mạng lưới;
- Năng lực tài chính.
Sau đây là kết quả khảo sát cụ thể của từng yếu tố kể trên đối với công ty ( Chi tiết tại phụ lục F)
2.2.2.1. Năng lực phát phẩm của công ty TNHH Dinh Dưỡng Otsuka Thăng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh. Khóa luận: Thực trạng cạnh tranh sản phẩm của Cty Otsuka Thăng
Điểm số bình quân năng lực phát triển sản phẩm của công ty được các chuyên gia đánh giá là 2.81. So với chuẩn trung bình (3.0 ≤Ti <3.7) thì năng lực này còn thấp.
Bảng 2.16: Kết quả khảo sát năng lực sản phẩm
Kết quả cho thấy thực tế rằng, hiện nay tuy sản phẩm đảm bảo về mặt chất lượng nhưng để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình thì điều này còn chưa đủ.
2.2.2.2. Năng lực công nghệ của công ty TNHH Dinh Dưỡng Otsuka thăng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh
Năng lực công nghệ của công ty đánh giá là yếu tố đứng thứ 2, với điểm số bình quân là 2.80. Tuy nhiên, năng lực này cũng chỉ đạt dưới mức trung bình và nằm trong khung điểm yếu. Vì vậy để nâng cao năng lực cạnh tranh vẫn cần chú ý tác động đến vấn đề này.
Bảng 2.17: Kết quả khảo sát năng lực công nghệ của công ty
Thực tế cho thấy công ty rất chú trọng nâng cấp và đổi mới công nghệ trong quản lý, thực hành nghiệp vụ và thực hành quy trình trong hoạt động kinh doanh.
2.2.2.3. Năng lực quản trị điều hành
Các chuyên gia đã cho điểm năng lực quản trị điều hành của công ty ở mức độ 2.79 trên thang đo 5 điểm. Xét theo chuẩn trung bình (3 điểm) thì năng lực quản trị điều hành của công ty chỉ đạt dưới mức trung bình yếu. Qua khảo sát cho thấy rằng các tiêu chí của yếu tố năng lực quản trị điều hành được đánh giá cao là lãnh đạo doanh nghiệp có năng lực (điểm trung bình 3.2012).
Bảng 2.18: Kết quả khảo sát năng lực quản trị của công ty
2.2.2.4. Nguồn nhân lực của công ty Khóa luận: Thực trạng cạnh tranh sản phẩm của Cty Otsuka Thăng
Kết quả khảo sát trong bảng 2.19 cho thấy, nguồn nhân lực của các công ty còn cần phải cải thiện hơn nữa. Điểm bình quân yếu tố nguồn nhân lực được các chuyên gia đánh giá là 2.71 trên 5 điểm tối đa.
Bảng 2.19: Kết quả khảo sát nguồn nhân lực của công ty
Trong 5 tiêu chí trên, lao động được đào tạo chuyên môn phù hợp (điểm trung bình là 2.8711) được cho điểm cao nhất, nhưng vẫn dưới mức trung bình.
2.2.2.5. Năng lực uy tín, thương hiệu của công ty
Theo kết quả khảo sát, điểm số bình quân năng lực uy tín, thương hiệu của công ty do chuyên gia đánh giá là 2.64, phản ánh năng lực cạnh tranh của yếu tố này còn thấp. Các chỉ số cụ thể về năng lực này được phản ánh trong Bảng 2.20.
Bảng 2.20: Kết quả khảo sát năng lực uy tín, thương hiệu
Thực tế cho thấy trong thời gian vừa qua công ty đã rất nỗ lực và quan tâm đến việc xây dựng, quảng bá thương hiệu. Tuy nhiên, hoạt động xây dựng thương hiệu của công ty cần thực hiện lâu dài và độc đáo mới có thể ăn sâu trong trí nhớ của khách hàng. Kết quả điều tra cho thấy, điểm số bình quân năng lực cạnh tranh về thương hiệu của công ty là một điểm số thấp phản ánh sức cạnh tranh thương hiệu còn yếu. Hầu hết các chỉ số trong bảng trên phản ánh thương hiệu của công ty còn yếu.
2.2.2.6. Năng lực cạnh tranh giá cả của công ty Khóa luận: Thực trạng cạnh tranh sản phẩm của Cty Otsuka Thăng
Kết quả khảo sát cho thấy, yếu tố cạnh tranh giá của công ty được đánh giá ở mức trung bình (điểm bình quân là 2.56/5 điểm). Khảo sát cho thấy trong các tiêu chí của năng lực cạnh tranh giá, công ty mạnh nhất về giá phù hợp với chất lượng sản phẩm (điểm trung bình 2.7871) và giá cả ổn định trên thị trường (điểm trung bình 2.7698).
Bảng 2.21: Kết quả khảo sát năng lực cạnh tranh về giá cả của công ty
2.2.2.7. Năng lực cạnh tranh chất lượng dịch vụ của công ty
Kết quả khảo sát trong Bảng 2.22 cho thấy, điểm số bình quân cho yếu tố này là 2.55.
Bảng 2.22: Kết quả khảo sát năng lực cạnh tranh dịch vụ
Với mức điểm trung bình của yếu tố này, muốn nâng cao năng lực cạnh tranh còn phải nâng cao yếu tố này hơn nữa.
2.2.2.8. Năng lực marketing của công ty
Theo kết quả khảo sát, điểm số bình quân năng lực marketing của công ty do chuyên gia đánh giá là 2.34, phản ánh năng lực cạnh tranh của yếu tố marketing là còn thấp. Các chỉ số về năng lực marketing được phản ánh trong bảng 2.23. Kết quả nghiên cứu cho thấy, công ty đã chú trọng hoạt động nghiên cứu thị trường. Tuy nhiên, nhìn chung vẫn còn phải cải thiện nhiều.
Bảng 2.23: Kết quả khảo sát năng lực marketing của công ty
2.2.2.9. Năng lực phát triển mạng lưới phân phối
Kết quả khảo sát trong Bảng 2.24 cho thấy, các chuyên gia đánh giá thấp năng lực phát triển mạng lưới phân phối của công ty. Điểm số bình quân cho yếu tố này là 2.33.
Bảng 2.24: Kết quả khảo sát năng lực phát triển mạng lưới
Thực tế cho thấy công ty còn yếu trong việc phát triển mạng lưới hoạt động của mình, chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn, trung tâm. Trong chiến lược cạnh tranh để mở rộng thị phần thì việc phát triển kênh phân phối hết sức có ý nghĩa quan trọng. Nguyên nhân của vấn đề này là do năng lực tài chính còn yếu.
2.2.2.10. Năng lực tài chính của công ty Khóa luận: Thực trạng cạnh tranh sản phẩm của Cty Otsuka Thăng
Theo kết quả khảo sát, năng lực tài chính của công ty còn rất thấp so với đối thủ cạnh tranh, với điểm trung bình là 1.82 trên 5 điểm.
Bảng 2.25: Kết quả khảo sát năng lực tài chính
Thực tế cho thấy thời gian qua công ty đã ngày càng nỗ lực trong hoạt động tài chính.
Tuy nhiên so với những đối thủ khác vẫn còn rất nhỏ bé.
2.2.3. Đánh giá tổng hợp năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Dinh Dưỡng Otsuka Thăng.
Để đánh giá tổng hợp năng lực cạnh tranh của công ty, bài sử dụng phương pháp ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ do Thompson Strickland đề xuất. Tích hợp những tính toán từ kết quả khảo sát, ma trận phản ánh năng lực cạnh tranh của công ty được phản ánh qua bảng 2.26 cho thấy điểm yếu tố năng lực cạnh tranh của công ty ở mức trung bình (đạt điểm trung bình 2.5266 điểm).
Bảng 2.31: Ma trận năng lực cạnh tranh của công ty
Qua phân tích rút ra một số kết luận sau:
Thứ nhất, nhìn chung, năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Dinh Dưỡng Otsuka Thăng còn yếu, các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh gần đạt mức trung bình. Yếu tố có điểm số cao nhất là năng lực sản phẩm có mức điểm trung bình 2.81
Thứ hai, các điểm đáng quan ngại, cần chú ý khắc phục là năng lực tài chính (1.82), năng lực phát triển mạng lưới (2.33), năng lực chất lượng dịch vụ (2.55), năng lực cạnh tranh uy tín, thương hiệu (2.56), năng lực marketing (2.59), nguồn nhân lực (2.71). Yếu tố quan trọng như năng lực tài chính (trọng số 0.125) thì điểm số năng lực cạnh tranh lại rất yếu. Có thể nói hầu hết các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Dinh Dưỡng Otsuka Thăng cần phải cải thiện một cách triển để mới có thể đứng vững trong cạnh tranh.
2.2.4 Phân tích điểm mạnh- điểm yếu, cơ hội và thách thức của doanh nghiệp Khóa luận: Thực trạng cạnh tranh sản phẩm của Cty Otsuka Thăng
Điểm mạnh
- Đội ngũ nhân viên trẻ, có năng lực
- Tốc độ phát triển mạnh, có tiềm lực
- Công ty đã có trang web riêng, được xây dựng hiện đại tạo thuận lợi cho khách hàng khi tìm kiếm các thông tin về sản phẩm và chính sách có liên quan của công ty.
- Sản phẩm có nhiều ưu điểm riêng biệt so với các sản phẩm cạnh tranh khác trên thị trường.
- Sản phẩm được nghiên cứu và sản xuất dựa trên cơ sở vững chắc của y học.
- Chiến lược marketing khá vững chắc, tạo được sự khác biệt.
- Giá cả của sản phẩm đã được xây dựng phù hợp hơn đối với người tiêu dùng đại chúng.
Điểm yếu
- Quy mô còn nhỏ nên chưa khai thác được hết khả năng kinh doanh.
- Không có sự hùng mạnh về tài chính.
- Hình ảnh thương hiệu chưa được quảng bá rộng rãi. Còn ít người tiêu dùng biết về sản phẩm cũng như công ty.
- Sản phẩm chiếm thị phần rất nhỏ trong ngành nước giải khát.
- Hệ thống quản lý mới xây dựng chưa hoàn chỉnh, trong hoạt động còn có lỗ hổng.
Cơ hội
- Môi trường cạnh tranh ngày càng được lành mạnh hóa, hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện.
- Sự phát triển của internet, mạng xã hội và các loại hình giải trí là công cụ hữu hiệu để đưa sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng.
- Lượng tiêu thụ nước giải khát trên thị trường cao và có xu hướng ngày càng tăng.
- Người tiêu dùng ngày càng có kiến thức về sức khỏe trong lựa chọn tiêu dùng.
- Người tiêu dùng ngày nay sẵn sàng tiếp thu kiến thức sản phẩm mới cũng như dùng thử sản phẩm khi được mời.
Thách thức
- Hội nhập kinh tế khu vực và thế giới khiến cho tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn với nhiều đối thủ dày dạn về kinh nghiệm, mạnh về tài chính.
- Thói quen trong tiêu dùng của đại chúng muốn thay đổi cần có thời gian lâu dài.
- Các đối thủ cùng ngành trên thị trường không ngừng đưa ra những sản phẩm mới với tính cạnh tranh mạnh mẽ.
Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội cũng như thách thức từ môi trường nội bộ của công ty và môi trường bên ngoài nhằm tìm ra nguyên nhân làm giảm năng lực cạnh tranh của công ty cũng như lợi thế cạnh tranh mà công ty đang sở hữu. Từ đó khắc phục điểm yếu, phát huy điểm mạnh, nhanh chóng nắm bắt cơ hội và vượt qua thách thức để tạo được vị thế cạnh tranh vững chắc trên thị trường
Tóm tắt chương 2
Với một doanh nghiệp còn non trẻ như Công ty TNHH Dinh Dưỡng OTSUKA Thăng, mới vừa thành lập vào năm 2012 để đứng vững trong môi trường kinh doanh ngày càng khốc liệt không phải là điều dễ dàng. Mà nguyên nhân chủ yếu chính là do năng lực cạnh tranh còn nhiều hạn chế.
Để triển khai đo lường năng lực cạnh tranh, phương pháp của Thompson – Strickland đã được sử dụng. Các công việc đã được triển khai là xác định các trọng số của các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh đối với ngành nước giải khát và đo lường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Một cuộc khảo sát đã được tiến hành và qua phân tích cho thấy, năng lực cạnh tranh tuyệt đối của công ty còn yếu (điểm trung bình là 2.5266 < 3).
Từ con số phân tích tại chương 2 là cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Dinh Dưỡng Otsuka Thăng. Khóa luận: Thực trạng cạnh tranh sản phẩm của Cty Otsuka Thăng
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY
===>>> Khóa luận: Giải pháp nâng cao cạnh tranh của Cty Otsuka Thăng

Dịch Vụ Viết Luận Văn Ngành Luật 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://vietluanvanluat.com/ – Hoặc Gmail: vietluanvanluat@gmail.com
Pingback: Khóa luận: Khái quát về sự hình thành của Cty Otsuka Thăng