Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Khóa luận: Nghiên cứu giáo dục và đạo đức cho học sinh tiểu học hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Khóa luận: Nghiên cứu thực trạng giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh tiểu học qua hoạt động ngoại khóa tại trường tiểu học Xuân Hòa – Phúc Yên – Vĩnh Phúc dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Xã hội càng phát triển con người càng phải hoàn thiện về nhân cách. Hồ Chí Minh đã từng dạy: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Nhân cách của con người muốn được xây dựng và phát triển cần bắt đầu ngay từ khi mới sinh ra và đặc biệt là trong giai đoạn ngồi trên ghế nhà trường. Có thể nói, việc hình thành và phát triển phẩm chất đạo đức, tri thức cho thế hệ trẻ là một trong những nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết, đây cũng là một trong những nhiệm vụ của nhà trường nói riêng, của ngành giáo dục nói chung. Giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học là một mặt của hoạt động giáo dục nhằm xây dựng cho trẻ em những phẩm chất nhân cách đầu tiên, ổn định và bền vững, bồi dưỡng cho các em hiểu những quy tắc hành vi thể hiện trong thái độ với bạn bè, gia đình và với xã hội. Trong giáo dục việc dạy kiến thức phải song song với việc truyền thụ tri thức đạo đức. Vì vậy công tác giáo dục ở học sinh tiểu học trước tiên phải đặt chăm lo bồi dưỡng đạo đức cho học sinh, coi đó là cái căn bản, cái gốc cho sự phát triển nhân cách. Khóa luận: Nghiên cứu giáo dục và đạo đức cho học sinh tiểu học
Bên cạnh đó đất nước đang hội nhập kinh tế toàn cầu, ngoài mặt tích cực nó còn làm phát sinh những vấn đề mà chúng ta cần quan tâm: Bản sắc văn hóa dân tộc bị đe dọa, hội nhập kinh tế quốc tế đưa vào nước ta những sản phẩm đồi trụy, phản nhân văn, reo rắc lối sống tự do tư sản, làm xói mòn những giá trị đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc. Trong khi đó, sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông đại chúng đưa học sinh tiểu học đến gần hơn không chỉ với những giá trị đạo đức tốt mà còn cả những thói hư tật xấu. Điều đó làm ảnh hưởng không nhỏ tới đạo đức, lối sống của học sinh tiểu học khi mà các em chưa thất sự hiểu những giá trị đạo đức chân chính, hay khác đi, những giá trị đạo đức căn bản chưa được ăn sâu, bám rễ vào các em do tuổi đời còn quá nhỏ.
Và đáng báo động hơn cả là các trường tiểu học xem nhẹ các giờ đạo đức chỉ chú trọng các môn khoa học, nghệ thuật…. Đặc biệt với học sinh tiểu học vẫn là tư duy trực quan cụ thể mà chỉ chăm chăm giảng thô, qua loa các giờ đạo đức thì không đảm bảo việc học sinh có tiếp thu được bài học đạo đức cần dạy hay không. Các giờ hoạt động ngoại khóa thường không được tổ chức, hoặc tổ chức một cách qua loa, tổ chức cho có lệ. Vì vậy học sinh không có không gian để học tập cũng như rèn luyện đạo đức cho bản thân.
Vì những vấn đề trên, với tư cách là một giáo viên tiểu học tương lai, tôi tự cảm thấy mình là một nhân tố quan trọng trong việc giáo dục các mầm non tương lai phát triển một cách toàn diện nhất. Vì vậy tôi chọn đề tài “Nghiên cứu thực trạng giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh tiểu học qua hoạt động ngoại khóa tại trường tiểu học Xuân Hòa – Phúc Yên – Vĩnh Phúc”
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
2. Lịch sử nghiên cứu Khóa luận: Nghiên cứu giáo dục và đạo đức cho học sinh tiểu học
Đề tài này đã có một số người nghiên cứu, tuy nhiên nghiên cứu ở phạm vi rộng và đối tượng nghiên cứu khác nhau như:
Nghiên cứu thực trạng giáo dục hành vi Đạo đức cho học sinh tiểu học qua hoạt động ngoại khóa – Thạc sỹ Vũ Minh Tuấn
Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường Tiểu học – Nguyễn Văn Nhớ
Thực trạng về đạo đức và việc giáo dục đạo đức cho học sinh hiện nay.
Vì chưa có ai nghiên cứu ở một phạm vi cụ thể nên tôi nghiên cứu tại trường tiểu học Xuân Hòa thuộc khu vực Thị Xã Phúc Yên – tỉnh Vĩnh Phúc.
3. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá được thực trạng giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh qua hoạt động ngoại khóa tại trường tiểu học, thông qua đó đề ra biện pháp giáo đạo đức cho học sinh tiểu học qua các hoạt động ngoại khóa một cách hiệu quả. Khóa luận: Nghiên cứu giáo dục và đạo đức cho học sinh tiểu học
4. Phạm vi – đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về việc giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh tiểu học qua hoạt động ngoại khóa tại trường Tiểu học.
- Phạm vi nghiên cứu: Học sinh tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5 ở Trường tiểu học Xuân Hòa. Gồm 1048 học sinh.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu một số vấn đề lý luận về phương pháp dạy học môn Đạo Đức tại trường tiểu học.
Tìm hiểu thực trạng giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh tiểu học qua hoạt động ngoại khóa tại trường tiểu học, nguyên nhân dẫn đến thực trạng.
Đề xuất một số giải pháp giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh tiểu học qua hoạt động ngoại khóa tại trường tiểu học.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các nhiệm vụ trên tôi sử dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp đọc sách
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp trò chuyện
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp thông kê toán học
7. Cấu trúc khóa luận
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Thực trạng giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh tiểu học qua hoạt động ngoại khóa tại trường Tiểu học Xuân Hòa – Phúc Yên – Vĩnh Phúc.
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Các khái niệm cơ bản Khóa luận: Nghiên cứu giáo dục và đạo đức cho học sinh tiểu học
1.1.1. Đạo đức
Quan điểm triết học: Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội nó phản ánh và củng cố những phẩm chất đặc biệt của hiện thực xã hội như: thiện chí, công bằng, chính nghĩa, tình thương.
Quan điểm đạo đức học: Trong quan hệ giữa con người với con người cần phải tuân theo những qui tắc, những yêu cầu, những chuẩn mực nhất định. Hệ thống hóa những chuẩn mực được con người tự giác đề ra và tự giác tuân theo trong quá trình quan hệ với người khác, với xã hội được gọi là đạo đức.
Đạo đức là hệ thống những chuẩn mực biểu hiện thái độ đánh giá quan hệ giữa lợi ích của bản thân với lợi ích của người khác và của xã hội.
Những chuẩn mực đạo đức đều chi phối và quyết định hành vi cử chỉ của cá nhân và bao giờ cũng thể hiện quan niệm về cái thiện và cái ác. Chuẩn mực đạo đức được thay đổi tùy theo hình thái kinh tế xã hội và chế độ chính trị xã hội. Xã hội nào thì đạo đức ấy.
Quan điểm tâm lý học: Đạo đức là sự phản ánh vào ý thức của cá nhân những nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức của xã hội, đủ sức chi phối và điều khiển hành vi của cá nhân trong công việc, với những người khác và với chính bản thân mình.
Như vậy, tâm lý học nghiên cứu đạo đức như là một lĩnh vực nhân cách của cá nhân, tìm hiểu cơ chế và qui luật của sự chuyển đạo đức xã hội thành ý thức và hành vi đạo đức của cá nhân.
Giáo dục đạo đức: là bộ phận hợp thành của nội dung giáo dục toàn diện nhằm giúp thế hệ trẻ hình thành lý tưởng, ý thức và tình cảm đạo đức, tạo nên những hành vi và thói quen hành vi đạo đức của con người mới, xã hội chủ nghĩa thể hiện ở những phẩm chất đạo đức.
1.1.2. Hành vi đạo đức
Hành vi đạo đức bao gồm những yếu tố, hành động đem lại những kết quả có ý nghĩa đạo đức, tư cách là mặt biểu hiện bên ngoài, và thái độ (mục đích, động cơ) thấm nhuần ý thức đạo đức, với tư cách là mặt kích thích bên trong.
Giáo dục hành vi đạo đức là tổ chức cho học sinh lặp đi, lặp lại nhiều lần những thao tác, hành động đạo đức trong học tập, sinh hoạt, trong cuộc sống nhằm có được hành vi đạo đức đúng đắn và từ đó có thói quen đạo đức bền vững.
1.1.3. Hình thức tổ chức dạy học Khóa luận: Nghiên cứu giáo dục và đạo đức cho học sinh tiểu học
Hình thức tổ chức dạy học là biểu hiện bên ngoài của hoạt động phối hợp giữa giáo viên và học sinh được thực hiện theo trình tự và chế độ xác định.
Hình thức tổ chức dạy học đạo đức: được vận dụng cụ thể từ những hình thức dạy học nói chung nhưng nó có những nét riêng do tính chất của quá trình dạy học môn đạo đức qui định
1.1.4. Hoạt động ngoại khóa
Hoạt động ngoại khoá là một thuật ngữ dùng để chỉ các hình thức hoạt động kết hợp dạy học với vui chơi ngoài lớp, nhằm mục đích gắn việc giảng dạy, học tập trong nhà trường với thực tế xã hội.
Trong chương trình sách giáo khoa mới, hoạt động ngoại khoá có thể xem như tương đương với hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Mục tiêu của môn này nhằm củng cố, khắc sâu những tri thức đã học qua các môn học trên lớp, mở rộng, nâng cao hiểu biết cho học sinh về các lĩnh vực đời sống xã hội, tăng vốn hoạt động thực tiễn… Như thế hoạt động rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên sẽ có phần gắn bó hoạt động ngoài giờ lên lớp c ủa học sinh tiểu học. Và để giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học ngoài chương trình Đạo đức trong sách giáo khoa hiện nay ta cần phải xây dựng theo tinh thần tích hợp, gắn bó chặt chẽ với các môn khác. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp… là hướng phát triển tất yếu của ngành giáo dục.
Cho nên với chương trình học của học sinh tiểu học và các hoạt động phong trào đều đặn hàng tháng ở trường tiểu học, nếu không dạy ngoại khoá theo hướng thích hợp thì không thể nào giáo viên chuyển tải hết nội dung chương trình. Và xét một cách hoàn chỉnh thì nội dung bài học của môn Đạo đức có sự tương ứng, hỗ trợ, bổ sung cho nhau một cách chặt chẽ, vì vậy phải có sự kết hợp nhuần nhuyễn với chương trình sách giáo khoa với hoạt động ngoại khóa.
1.2. Chức năng của đạo đức Khóa luận: Nghiên cứu giáo dục và đạo đức cho học sinh tiểu học
Là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng, của ý thức xã hội, đạo đức một mặt quy định bởi cơ sở hạ tầng, của tồn tại xã hội ; mặt khác nó cũng tác động tích cực trở lại đối với cơ sở hạ tầng, tồn tại xã hội đó. Vì vậy, đạo đức có chức năng to lớn, tác động theo hướng thúc đẩy hoặc kềm hãm phát triển xã hội. Đạo đức có những chức năng sau:
- Chức năng nhận thức.
- Chức năng định hướng, điều chỉnh hành vi.
- Chức năng đánh giá.
1.2.1. Chức năng nhận thức
Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, đạo đức giúp con người nhận thức về thế giới xung quanh liên quan đến cách ứng xử của mình với người khác, với cộng đồng , xã hội. Mỗi một người phải nhận thức được rằng, mình là một thành viên trong xã hội nên phải cư xử theo những quy tắc, chuẩn mực đạo đức mà xã hội yêu cầu, những việc mình làm không được phép gây tổn hại cho người khác, cho cộng đồng, xã hội. Với nhận thức đúng đắn, con người biết được sự cần thiết của việc thực hiện hành vi đạo đức phù hợp, những hành vi, việc làm được khuyến khích, nhận được sự đồng tình của những người xung quanh, của cộng đồng xã hội, những hành vi bị lên án…. cấp độ cao hơn, đạo đức giúp con người hiểu được vai trò của đạo đức trong sự phát triển xã hội, trong việc mang lại hạnh phúc cho cá nhân, cho gia đình và cả xã hội nói chung; những phẩm chất đạo đức mà mỗi con người chân chính cần rèn luyện. Khóa luận: Nghiên cứu giáo dục và đạo đức cho học sinh tiểu học
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là, bất kì một cá nhân nào trong xã hội cũng có nhận thức như nhau. Điều đó còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố như khả năng nhận thức, sự tác động của giáo dục đến cá nhân, kinh nghiệm đạo đức, điều kiện cuộc sống…..Hay, nói cách khác, chức năng nhận thức của đạo đức được thực hiện qua quá trình giáo dục và tự giáo dục, trải nghiệm cuộc sống của từng cá nhân.
Nhận thức đúng đắn có tác dụng định hướng, điều chỉnh hành vi va giúp con người đánh giá hành vi của người khác và hành vi của bản thân một cách khách quan.
1.2.2. Chức năng định hướng, điều chỉnh hành vi
Đạo đức giúp con người hành động đúng trong các tình huống khác nhau trong cuộc sống hằng ngày. Sự định hướng hành vi ở mỗi con người phụ thuộc vào ý thức đạo đức, lương tâm, trách nhiệm, kinh nghiệm sống….của chính người đó. Khi đó, con người cần phải cân nhắc sự lựa chọn hành vi của mình trong mối tương quan giữa lợi ích bản thân và lợi ích của những người xung quanh, cộng đồng, xã hội. Cụ thể, đạo đức định hướng cho con người thực hiện một hành vi nếu hành vi đó mang lại lợi ích cho bản thân mà không làm tổn hại lợi ích của những người xung quanh, cộng đồng, xã hội, hay hành vi đó mang lại lợi ích cho những người xung quanh , cộng đồng, xã hội, thậm chí làm tổn hại lợi ích cá nhân. Ngược lại, không được làm một việc nếu nó gây tổn hại cho người xung quanh, cộng đồng, xã hội và kể cả lợi ích cá nhân. Như vậy, trong từng tình huống cuộc sống cụ thể, mỗi cá nhân sẽ phải tự xác định cho mình một cách ứng xử sao cho thích hợp – được những người khác đồng tình, mang lại niềm vui, hạnh phúc cho những người xung quanh, không bị lên án, sao cho bản thân cảm thấy thoải mái, thanh thản…. Đạo đức luôn “nhắc nhở” con người rằng, phải sống sao để được mọi người nể trọng, không được làm những việc để người đời chê cười, phê phán, khinh bỉ.
Trong thực tiễn cuộc sống, khó có ai có thể tránh khỏi những điều mình chưa phù hợp với các quy tắc đạo đức nào đó. Khi đó, có thể có người khác nhìn thấy, biết được và do đó, con người đó bị lên án, trách cứ, chê cười. Hoặc, không ai nhìn thấy, biết việc làm này nhưng con người đó thấy được “kết cục” không tốt xảy ra (ví như với người khác, với bản thân….), tự thấy ân hận về những việc mình làm. Trong những trường hợp đó, anh ta (hay chị ta) sẽ điều chỉnh lại hành vi của mình. Cụ thể là, khi gặp những tình huống tương tự, người này sẽ không làm nhưng việc như vậy nữa mà phải làm những việc khác, làm cách khác (ít ra cũng không để điều xấu xảy ra với người xung quanh, với bản thân mình….). Đó chính là sự điều chỉnh của đạo đức từ phía cộng đồng xã hội và từ phía bản thân.
Sự điều chỉnh hành vi còn được thể hiện trong những trường hợp con người làm được việc tốt. Khi đó, anh ta (hay chị ta) sẽ được khen ngợi (nếu việc làm đó mang lại lợi ích cho cộng đồng, xã hội và được người khác biết đến), hay con người này tự cảm thấy thoải mái, vui mừng khi mình làm được điều tốt. Từ đó, anh ta (hay chị ta) tự nhủ mình, sẽ tiếp tục thực hiện những hành vi tương tự.
Qua đây, chúng ta cũng thấy, sự định hướng hành vi đạo đức phụ thuộc phần lớn vào nhận thức, sự điều chỉnh phụ thuộc vào sự đánh giá của nó.
1.2.3. Chức năng đánh giá Khóa luận: Nghiên cứu giáo dục và đạo đức cho học sinh tiểu học
Bất kì một hành vi đạo đức nào cũng được đánh giá – từ những người xung quanh và từ chính bản thân mình. Ngoài “thước đo” cơ bản của sự đánh giá này là những quy tắc, chuẩn mực đạo đức xã hội, việc đánh giá còn dựa vào điều kiện thực hiện, động cơ, kết quả….
Đánh giá từ xã hội có thể là khen ngợi, đồng tình (nếu hành vi đó phù hợp với các quy tắc, chuẩn mực đạo đức, mang lại những kết quả tốt đẹp, có lợi), ngược lại, sẽ bị lên án, phê phán (nếu hành vi này trái ngược lại có các quy tắc, chuẩn mực đạo đức, mang lại những điều xấu, có hại).
Đánh giá từ phía bản thân chính là “tòa án lương tâm”. Khi con người làm được điều tốt thì thấy thanh thản, thoải mái, điều đó mang lại niềm vui, sự thỏa mãn cho người đó. Ngược lại, khi ai đó làm điều xấu, điều ác thì thấy ân hận, day dứt, hối tiếc, điều đó làm cho anh ta (hay chị ta) sự buồn phiền, có khi cả sự đau khổ.
Ngoài ra, đạo đức còn giúp con người đánh giá hành vi của những người xung quanh. Sự đánh giá này phụ thuộc không chỉ những quy tắc, chuẩn mực đạo đức xã hội, mà còn ý thức đạo đức, lương tâm, trách nhiệm …của người đánh giá.
Những đánh giá trên dẫn đến sự điều chỉnh hành vi đạo đức của người được đánh giá.
1.3. Vai trò của nhà trƣờng Tiểu học trong việc giáo dục đạo đức:
Làm cho học sinh Tiểu học nhận thấy rằng cần làm cho hành vi ứng xử của mình phù hợp với lợi ích của xã hội, giúp cho các em lĩnh hội các lý tưởng đạo đức, các nguyên tắc đạo đức, các chuẩn mực đạo đức để đảm bảo sự phù hợp đó.
Bồi dưỡng tình cảm đạo đức tích cực và bền vững các phẩm chất ý chí (thật thà, dũng cảm, kỷ luật, kiên trì…) để đảm bảo cho hành vi đạo đức luôn luôn nhất quán với yêu cầu đạo đức.
Rèn luyện thói quen hành vi đạo đức, làm cho chúng trở thành bản tính tự nhiên của cá nhân và duy trì lâu bền các thói quen đó để ứng xử đúng đắn trong mọi hoàn cảnh.
Giáo dục văn hóa ứng xử (hành vi văn minh) thể hiện sự tôn trọng và quý trọng lẫn nhau của con người, bảo quản tính nhân đạo, trình độ thẩm mĩ cao của các quan hệ cá nhân trong cuộc sống.
Việc bồi dưỡng tình cảm đạo đức và rèn luyện thói quen hành vi đạo đức là nhằm hình thành bản lĩnh đạo đức vững vàng cho học sinh. Song cần chú ý rằng nếu trình độ phát triển nhân cách về mặt đạo đức nhất là về mặt ý thức đạo đức không tương ứng với trình độ phát triển của tình cảm đạo đức, của thói quen hành vi đạo đức thì sẽ gặp nhiều khó khăn, không thuận lợi, lung túng, thậm chí mắc sai lầm trong ứng xử đạo đức khi gặp các tình huống khó khăn; niềm tin đạo đức và tình cảm đạo đức được hình thành không chắc chắn, phiến diện. Mặt khác nếu việc truyền thụ kiến thức đạo đức được tiếp thu một cách hình thức thì sẽ gặp tai họa là lời nói và việc làm không thống nhất với nhau, lý trí và tình cảm không thống nhất với nhau, nảy sinh hiện tượng phân đôi nhân cách, hiện tượng đạo đức giả. Chính vì vậy, việc xác định vai trò của nhà trường trong giáo dục đạo đức cho học sinh là cực kỳ quan trọng. Khóa luận: Nghiên cứu giáo dục và đạo đức cho học sinh tiểu học
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY
===>>> Khóa luận: Thực trạng hoạt động ngoại khóa của học sinh tiểu học
Dịch Vụ Viết Luận Văn Ngành Luật 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://vietluanvanluat.com/ – Hoặc Gmail: vietluanvanluat@gmail.com
Pingback: Khóa luận: Thực trạng hoạt động ngoại khóa của học sinh tiểu học