Chia sẻ chuyên mục Đề tài Khóa luận: Hoạt động KD lữ hành tại Serene Palace Hotel Huế hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Khóa luận: Nâng cao hoạt động kinh doanh lữ hành tại Serene Palace Hotel Huế dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài:
Cùng v ới sự phát triển của các ngành kinh tế, du lịch được xem là một trong những ngành mũi nhọn cho sự phát triển của Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng trong giai đoạn tới. Trong quá trình hội nhập, Thừa Thiên uế cũng đang chung tay góp sức phát triển ngành du lịch Việt Nam tiến xa hơn nữa, góp phần đưa hình ảnh Việt Nam đến với bạn bè năm châu. Huế là mộ vùng đất thần kinh giàu di sản văn hóa vật thể cũng như phi vật thể gắn liền với nét đẹp cổ xưa, là một điểm đến hấp dẫn dành cho du khách trong và ngoài nước. Nắm bắt những điều này, khách s ạn Serene Palace Huế ra đời vào tháng 7 năm 2013, tọa lạc tại 21 Ngõ 42 Nguy ễn Công Trứ, Huế – Đây là vị trí chiến lược chỉ cách sông Hương nổi tiếng và cầu Tràng Tiền 200m. Bên cạnh mảng kinh doanh khách sạn, Serene Palace Hotel đã mở rộng thêm kinh doanh mảng lữ hành nhằm tạo cho khách hàng sự thuận tiện, tận tình trong cả quá trình ở tại khách sạn và tạo mọi điều kiện giúp ho khách hàng có được một kỳ nghỉ lý tưởng và trọn vẹn nhất. Do đó việc nghiên cứu đầy đủ, có hệ thống về hoạt động xúc tiến cũng như đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh lữ hành tại khách sạn Serene Palace Hotel là rất cần thiết. Với lý do trên, em đã chọn đề tài “Nâng cao hoạt động kinh doanh lữ hành tại Serene Palace Hotel Huế”.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Trị Kinh Doanh
2. Mục tiêu nghiên cứu: Khóa luận: Hoạt động KD lữ hành tại Serene Palace Hotel Huế
2.1. Mục tiêu chung
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động kinh doanh lữ hành của khách sạn Serene Palace Huế giai đoạn 2016 – 2018 và đưa ra các giải pháp phù h ợp nhằm nâng cao hoạt động kinh doanh lữ hành của khách sạn.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa cơ sở lý lu ận và thực tiễn về hoạt động kinh doanh lữ hành của khách sạn.
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh lữ hành của Serene Palace Hotel Huế trong giai đoạn 2016 – 2018.
Để xuất những giải pháp nhằm nâng cao hoạt động kinh doanh lữ hành tại Serene Palace Hotel Huế.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: hoạt động kinh doanh lữ hành tại khách sạn Serene Palace Huế.
Phạm vi nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động nâng cao hoạt động kinh doanh lữ hành tại khách sạn Serene Palace Huế, dựa trên những lý lu ận cơ bản về vấn đề đó.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Bài viết sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp thu thập và xử lý thông t : đây là phương pháp chính được sử dụng trong khóa lu ận. Trên cơ sở thu thập nguồn tin, tư liệu từ những lĩnh vực, nhiều nguồn khác nhau như tạp chí, sách báo, website, tư liệu thống kê, báo cáo c ủa doanh nghiệp. Từ đó có những chọn lọc, xử lý thông tin đưa ra những kết luận cần thiết, có tầm nhìn khái quát về vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp thực địa: Là một trong những phương pháp quan trọng để nghiên cứu nhằm góp ph ần làm cho kết quả mang tính xác thực. Đi tìm hiểu thực địa để biết được các hoạt động kinh doanh lữ hành ở khách sạn Serene Palace Huế, hiểu được các khía cạnh của thực tế để từ đó đề xuất những giải pháp hợp lý và kh ả thi.
- Phương pháp thống kê mô t ả để mô t ả sự đánh giá của khách với chất lượng dịch vụ lữ hành tại khách sạn Serene Palace Huế, sử dụng các bảng tần suất và biểu đồ để đánh giá những đặc điểm cơ bản của mẫu điều tra.
- Kiểm định Cronbach’s Alpha để kiểm định mức độ tin cậy của thang đo để cho phép loại bỏ các biến không phù hợp trong quá trình nghiên cứu.
- Kiểm định One – Sample T – Test được sử dụng để khẳng định xem giá trị có ý nghĩa về mặt thống kê hay không
- Giả thuyết H0: Giá trị trung bình của thổng thể bằng giá trị kiểm định
- Giả thuyết H1: Giá trị trung bình của tổng thể khác giá tr ị kiểm định
H0:M=M0
H1:M#M0
Nguyên tắc bác bỏ giả thuyết:
Sig < 0,05: Bác bỏ giả thuyết H0
Sig > 0,05: Chưa có cơ sở bác bỏ giả thuyết H0.
5. Kết cấu của đề tài
Nội dung của đề tài gồm có 3 phần:
Phần I: Đặt vấn đề
Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu
Chương 1: Cơ sở khoa học về hoạt động kinh doanh lữ hành tại khách sạn
Chương 2: Phân tích hoạt động kinh doanh lữ hành tại Serene Palace Hotel Huế
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hi ệu quả hoạt động kinh doanh lữ hành tại Serene Palace Hotel Huế
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỮ HÀNH TẠI KHÁCH SẠN
1.1. Cơ sở lý luận Khóa luận: Hoạt động KD lữ hành tại Serene Palace Hotel Huế
1.1.1. Cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh khách sạn
1.1.1.1. Sơ lược về sự hình thành và phát triển ngành khách sạn
Trong cuộc sống, con người thường phải đi xa nơi ở hường xuyên của mình để thực hiện các mục đích: đi du lịch, thăm bạn bè, người t ân, buôn bán, tìm ki ếm việc làm, chữa bệnh hoặc hành hương với mục đích tôn giáo (tín ngưỡng). Trong thời gian xa nhà, họ cần đến nơi ăn, chỗ ở, nơi nghỉ tạm thờ . Do vậy xuất hiện các cơ sở phục vụ ở trọ nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người.
Đã có nhi ều công trình nghiên cứu về sự hình thành và phát triển của ngành khách sạn. Hầu hết các công trình này đều khẳng định ngành KDKS ra đời khi xã hội xuất hiện nền sản xuất hàng hóa.
1.1.1.2. Khái niệm và bản chất của ngành khách sạn
a) Khái niệm
Từ khách sạn (hotel) có ngu ồn gốc từ tiếng Pháp. Nói đến khách sạn người ta thường hiểu đó là cơ sở cho thuê ở trọ (lưu trú), nhưng không chỉ có khách s ạn mới có dịch vụ lưu trú mà còn các c ơ sở khác như: nhà trọ, nhà khách, nhà ngh ỉ, biệt thự, làng du lịch, bãi cắm trại, bungalows v.v… đều có d ịch vụ này. Tập hợp những cơ sở cùng cung cấp cho khách dịch vụ lưu trú được gọi là ngành khách sạn
Khách sạn được hiểu là một loại hình doanh nghiệp được hành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích sinh lời.
Khách sạn là một công trình kiến trúc kiên c ố, có hi ều tầng, nhiều phòng ng ủ được trang bị, tiện nghi, đồ đạc chuyên dùng h ằm mục đích kinh doanh các dịch vụ lưu trú, phục vụ ăn uống và các d ịch vụ bổ sung khác. Tùy theo n ội dung và đối tượng sử dụng mà phân lo ại khách sạn tạm trú, du l ịch, nghỉ dưỡng, hội nghị, v.v… Theo mức độ tiện nghi phục vụ, khách sạn đượ phân hạng theo số lượng sao từ 1 đến 5 sao.
Khách sạn là cơ sở kinh doanh lưu trú phổ biến trên thế giới, đảm bảo chất lượng và tiện nghi cần thiết phục vụ kinh doanh lưu trú, đáp ứng một số yêu cầu về nghỉ ngơi, ăn uống, vui chơi giải trí và các dịch vụ khác trong suốt thời gian khách lưu trú tại khách sạn, phù hợp với động cơ, mục đích chuyến đi.
Khách sạn là công trình kiến trúc được xây dựng độc lập, có quy mô t ừ 10 buồng trở lên, đảm bảo chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dịch vụ cần thiết phục vụ khách du lịch. Các tiện nghi cơ bản trong một phòng ở khách sạn là một giường, một nhà vệ sinh, một bàn nhỏ. Còn trong các khách s ạn sang trọng hơn thì có thể có vài phòng v ới phòng ng ủ và phòng khách riêng và thêm các tiện nghi khác như máy điều hòa nhi ệt độ, điệ thoại, ti vi, mini bar với các loại đồ uống, cà phê, trà và các d ụng cụ nấu nước nóng.
Khách sạn thường nằm gần các khu nghỉ mát phục vụ khách nghỉ dưỡng hay các trung tâm thành phố phục vụ các công vụ hoặc các hoạt động giải trí khác…
b) Sự hấp dẫn của kinh doanh khách sạn
Nói đến khách sạn người ta thường hình dung ra những công trình nguy nga lộng lẫy, những món ăn sang trọng, phong cách phục vụ hoàn hảo, lợi nhuận thu được trong kinh doanh cao. Mặc dù kinh doanh khách s ạn mang tính cạnh tranh cao, nhưng rất nhiều người mong muốn tham gia vào hoạt động kinh doanh này vì những lí do sau:
- Khách sạn là nơi thường diễn ra các sự kiện lịch sử: các nhà chính khách (tổng thống, thủ tướng, bộ trưởng…), những người có kh ả năng xoay chuyển tình thế thế giới hầu hết thời gian của họ là ở trong khách sạn. Lịch sử được tạo ra từ những khách sạn. Ngoài sự kiện lịch sử, nhiều sự kiện lớn của thế giới như: y học, môi trường, kinh tế, khoa học cũng đã từng diễn ra tại khách sạn. Vì vậy, việc kinh doanh khách sạn đã đưa con người đến với nhau để giải quyết các vấ đề của thế giới.
- Khách sạn là nơi hội tụ của những ngườ quan trọng và là nơi sôi động, nhộn nhịp. Nhiều người làm việc trong khách sạn bị lôi cu ốn bởi sự sôi động và hấp dẫn này. Có gì lôi cuốn và hấp dẫn hơn một buổi tiệc chiêu đãi cho trên 400 khách, mọi người đều mặc trang phục lễ hội, khá h đượ dẫn vào phòng ti ệc trang trí lộng lẫy, bàn ăn bày biện sẵn một cách rực rỡ. Một cảnh tượng thật là đẹp mắt khiến cho 400 thực khách tự động vỗ tay hoan ng ênh. K i nhìn quang cảnh như vậy hầu hết mọi người điều bị kích động.
- Khách sạn là một thành phố thu nhỏ. Tại đây cũng có dân cư sinh sống, ăn uống, chạy nhảy, vui chơi, làm việc, giải trí, cưới hỏi, ốm đau và cả chết chóc n ữa. Phần lớn những nhu cầu phục vụ con người ở ngoài xã h ội cũng đều xảy ra như vậy tại khách sạn. Khách sạn cũng là nơi khách thuê mướn đủ hạng người, từ những người lao động phổ thông đến những người có trình độ nghiệp vụ cao. Vì vậy, khách sạn là một tổ chức đa dạng về dịch vụ, luôn luôn t ạo ra cho những người điều hành một sự thách đố nhiều mặt và khô g bao gi ờ chấm dứt.
- Khách sạn là nơi biểu diễn của những nhà kinh doanh.Người làm dịch vụ khách sạn mời khách vào ở tại “Nhà” của mình phải thể hiện cho được lòng hiếu khách.
“Hiếu khách” là sự tiếp đón nồng nhiệt, là sự đối xử thân thiện đối với khách. Để thể hiện được như vậy, những người phục vụ khách sạn phải giấu những cảm xúc th ật của mình để diễn xuất, nụ cười luôn trên môi, ph ục vụ khách một cách sáng tạo và với niềm kiêu hãnh là người của khách sạn. KDKS giống như biểu diễn nghệ thuật, mỗi khi say đắm rồi thì khó có th ể dứt ra được.
c) Bản chất của kinh doanh khách sạn
Nói đến hoạt động KDKS là nói đến việc kinh doanh các DV lưu trú. Ngoài DV cơ bản này, ngành khách s ạn còn t ổ chức các DV bổ sung khác như: DV phục vụ ăn uống, phục vụ vui chơi giải trí, phục vụ các nhu cầu có liên quan đến sinh hoạt hằng ngày của khách (điện thoại, fax, giặt là, chữa bệnh…). Trong các DV nêu trên, có những DV do khách sạn “sản xuất ra” để cung cấp cho khách như DV lưu trú, DV vui chơi, giải trí… có những DV khách sạn làm đại lí bán cho các cơ sở khác như: đồ uống, điện thoại, tour du lịch,… Trong các dịch vụ k ách sạn cung cấp cho khách có những DV và hàng hóa k hách phải trả tiền, có h ữ g DV hàng hóa khách không ph ải trả tiền, ví dụ như: DV giữ đồ vật cho khách, DV khuân vác hành lý và các đồ sử dụng hằng ngày trong nhà t ắm…
“Sản phẩm” của ngành khách s ạn chủ yếu là “dịch vụ” và một phần là “hàng hóa”. Trong khách sạn cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ có m ối quan hệ chặt chẽ với nhau. Người ta tổng kết “Sản phẩm của ngành khách s ạn là sự kết hợp của sản phẩm vật chất và sự tham gia ph ục vụ của nhân viên”. Đây là hai yếu tố không th ể thiếu được của hoạt động KDKS. “Việc cung ứng dịch vụ phục vụ là một trong những tiêu chuẩn quan trọng của khách s ạn”.
Dịch vụ – một thuật ngữ được định nghĩa là một hành động trợ giúp có ích cho người khác. Chất lượng dịch vụ phụ thuộc vào người phục vụ. Người phục vụ phải luôn luôn quan tâm đến nhu cầu của khách hết sức chu đáo và kỹ càng. Phải luôn luôn quan tâm tới khách, vì khách sạn là ngôi nhà th ứ hai của họ, phải tạo ra cảm xúc t ốt đẹp để khách còn quay tr ở lại nhiều lần.
Tóm l ại, gà h khách s ạn thực hiện kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực phi sản xuất vật chất. Dịch vụ cơ bản bán cho khách là lưu trú (ở trọ) và một số DV bổ sung nhằm thu được lợi nhuận.
1.1.1.3. Đặc điểm của ngành khách sạn Khóa luận: Hoạt động KD lữ hành tại Serene Palace Hotel Huế
Hoạt động kinh doanh chủ yếu của khách sạn là kinh doanh DV lưu trú và ăn uống. Hiện nay cùng v ới việc phát triển của ngành du lịch và cuộc cạnh tranh thu hút khách, hoạt động kinh doanh khách sạn không ng ừng được mở rộng và đa dạng hóa. Ngoài hai dịch vụ cơ bản trên, các nhà kinh doanh đã tổ chức các hoạt động khác như tổ chức các hội nghị, hội thảo, phục vụ vui chơi, giải trí,… Trong các dịch vụ rên có nh ững dịch vụ do khách sạn sản xuất ra để cung cấp cho khách như dịch vụ khách sạn, ăn uống, vui chơi giải trí,… có những dịch vụ khách sạn làm đại lý c o các c ơ sở khác như: đồ uống, điện thoại, giặt là, vé máy bay, vé tour… Trong các d ịch vụ của k ách sạn cung cấp cho khách có nh ững dịch vụ và hàng hóa khách ph ải trả tiề , có h ữ g DV và hàng hóa khách không phải trả tiền như dịch vụ giữ đồ cho khách, dịch vụ khuân vác hành lý… Kinh doanh trong ngành du lịch thực hiện thu hút m ột phần quỹ tiêu dùng c ủa nhân dân và th ực hiện tái phân chia quỹ tiêu dùng c ủa cá nhân theo lãnh thổ.
Ngành khách sạn có một số đặc điểm cơ bản sau:
1- “Sản phẩm” của ngành khách s ạn không th ể lưu kho, không thể đem đến nơi khác quảng cáo hoặc tiêu thụ, mà chỉ có th ể “sản xuất và tiêu dùng ngay t ại chỗ”. Nếu một buồng trong khách sạn không được thuê ngày hôm nay thì ngày mai không th ể cho thuê buồng đó hai lần cùng m ột lúc được. Chính vì vậy, mục tiêu của kinh doanh khách sạn là phải có đầ y khách. Khi nhu cầu tăng thì khách sạn có th ể tăng giá thuê buồng và khi nhu cầu giảm thì phải tìm cách thu hút khách bằng “giá đặc biệt”. Khả năng vận động của khách sạn theo nhu cầu của khách sẽ là một trong những quyết định dẫn đến sự thành công hay th ất bại về mặt tài chính của khách sạn.
Sản phẩm của KDKS chủ yếu là các d ịch vụ, tồn tại dưới dạng vô hình. Quá trình sản xuất ra sản phẩm và quá trình bán sản phẩm diễn ra đông thời, trong quá trình đó, người tiêu dùng t ự tìm đến sản phẩm. Do khoảng cách giữa người cung cấp dịch vụ và khách hàng là rất “ngắn” nên yếu tố tâm lý con ng ười có vai trò r ất lớn trong việc đánh giá chất lượng sản phẩm.
Thực tế, quá trình sản xuất và tiêu th ụ sản phẩm của khách sạn được diễn ra đồng thời nên các s ản phẩm đó phải được hoàn thiện ở mức độ cao nhất, không có ph ế phẩm và cũng không có sản phẩm lưu kho, khả năng tiếp nhận của khách sạn q yết định đến doanh thu và hiệu quả kinh doanh của đơn vị.
Một đặc điểm nữa, đặc trưng cho sản phẩm của khách sạn là tính cao cấp. Khách của khách sạn chủ yếu là khách du l ịch. Họ là những người có kh ả năng thanh toán và khả năng chi trả cao hơn mức tiêu dùng bình thường. Vì h , yêu cầu đòi h ỏi về chất lượng sản phẩm mà họ bỏ tiền ra mua trong suốt thời gian du lịch là rất cao. Để đáp ứng tốt khách hàng, các khách s ạn chắc chắn phải tổ chứ c cung ứng các sản phẩm có chất lượng cao. Hay nói cách k hác, khách s ạn muốn tồn tại và phát tri ển thì phải dựa trên cơ sở cung ứng những sản phẩm có ch ất lượ g cao mà thôi.
2- Vị trí xây dựng và tổ chức kinh doanh khách sạn cũng quyết định quan trọng đếN KDKS. Vị trí này phải đảm bảo tính thuận tiện cho khách và c ông vi ệc kinh doanh khách sạn.
3- Vốn đầu tư xây dựng, bảo tồn và sửa chữa khách sạn thường rất lớn. Các nhà kinh doanh khách sạn tính để xây dựng một buồng khách sạn với tiêu chuẩn ba sao cần phải đầu tư 30.000 USD/buồng. Trong quá trình tổ chức kinh doanh luôn c ần có chi phí cho việc duy trì và sửa chữa để khách sạn hoạt động được đều đặn.
4- Khi nói đến khách s n là nói đến một loại hình kinh doanh đặc biệt mà nhân tố con người được nhấn mạnh. Một khách sạn có 100 phòng th ường phải nhận từ 110 – nhân viên. Khi toàn b ộ các buồng đều có khách thì khách s ạn có t ừ 150 – 200 khách, mỗi người thuê buồng là một khách hàng đặc biệt. Đầu tư vào một khách sạn như thế này phải cần đế n 30 – 40 triệu USD. Trong khi đó một nhà máy hóa ch ất cũng có vốn đầu tư hư vậy chỉ cần khoảng 30 – 35 người. Nhân viên khách s ạn thường là những người có trình độ học vấn trung bình, còn khách hàng nhiều khi lại là những người có tiền, có h ọc, ở trong những căn phòng san g trọng. Đây là sự đối nghịchh đương nhiên. Nhưng các nhà quản lý khách sạn lại mong muốn nhân viên phải là chìa khóa c ủa sự thành công trong kinh doanh và phải có thái độ tích cực, cầu tiến bộ. Kinh Khóa luận: Hoạt động KD lữ hành tại Serene Palace Hotel Huế
doanh khách sạn là một chu kì không bao giờ chấm dứt quá trình phỏng vấn, tuyển dụng, huấn luyện và kết thúc hợp đồng một số lượng nhân viên nh ất định.
5- Đối tượng kinh doanh và phục vụ của ngành khách s ạn đa dạng về thành phần, nghề nghiệp, giới tính, tuổi tác, trình độ học vấn, sở thích, phong tục tập quán, nếp sống… Đối với bất cứ đối tượng nào, khách s ạn cũng phải tổ chức phục vụ nhiệt tình và chu đáo, phải biết chuyển những lời phàn nàn c ủa khách thành nh ững lời khen ngợi. Tất cả các nhu cầu của khách cần được thỏa mãn đúng lúc, đúng chỗ; có như vậy khách nghỉ tại khách sạn sẽ mang đến những thương vụ lớ n khác cho khách sạn.
Đối tượng phục vụ của khách sạn là rất đa dạng và phong phú, thu ộc nhiều tầng
lớp địa vị xã hội, quốc tịch, tuổi tác và giới tính khác nhau… Vì thế, người quản lý khách sạn phải nắm bắt được đặc điểm tâm lý, nhu cầu của từng đối tượng, đảm bảo cho việc phục vụ được tốt hơn.
6- Hoạt động kinh doanh khách sạn chỉ thành công khi bi ết khai thác một cách hiệu quả nguồn tài nguyên du l ịch. Tài nguyên du l ịch là yếu tố thúc đẩy con người đi du lịch, đây là yếu tố quyết định nguồn khá h ủa khách sạn. Ngoài ra, khả năng tiếp nhận tài nguyên du l ịch ở mỗi điểm du lịch sẽ quyết định quy mô và th ứ hạng của khách sạn. Rõ ràng, trong kinh doanh k ách s ạn, tài nguyên du l ịch đóng một vai trò then chốt, xác lập số lượng và đối tượng khách đến khách sạn đồng thời nó c ũng quyết định đến quy mô, th ứ hạng và hiệu quả kinh doanh của khách sạn.
Hoạt động kinh doanh của khách sạn đòi h ỏi vốn đầy tư ban đầu tương đối cao. Đặc điểm này xuất phát từ tính chất cao cấp của các sản phẩm khách sạn, đòi h ỏi các yếu tố thuộc về cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn cũng phải cao cấp tương ứng. Sự sang trọng của các trang thiết bị lắp đặt bên trong khách s ạn chính là một trong những nguyên nhân chính đẩy chi phí đầu tư khách sạn lên cao.
Việc sử dụng nguồn nhân lực trong kinh doanh khách sạn có ý ngh ĩa rất quan trọng và cũng là một yếu tố quyết định đến hiệu quả kinh doanh. Chất lượng sản phẩm của khách sạn được đo bằng cảm nhận của khách hàng, do v ậy, các hiểu biết về văn hó a ứng xử, tâm lý hành vi… ph ải được đặt biệt chú tr ọng trong quá trình tuyển dụng nhân viên cho khách s ạn.
Ngoài ra, do các khâu trong quá trình cung ứng các sản phẩm của khách sạn đều phải được thực hiện bằng chính bàn tay của con người, khó có th ể thực hiện cơ khí hóa, nên l ực lượng lao động trực tiếp trong kinh doanh khách sạn thường rất lớn. Đây là một đặc điểm nổi bật về nguồn nhân lực trong kinh doanh khách sạn.
7- Tính chất phục vụ của khách sạn là liên t ục, kinh doanh 8.760 giờ trong một năm. Nhà trường thì có nghỉ hè, nhà máy, công xưởng, cơ quan có ngày nghỉ trong tuần và có gi ờ nghỉ trong ngày; còn khách s ạn và bệnh viện hì hoạt động 24/24 giờ trong ngày. Khi nào khách ho ặc bệnh nhân đến là phải có m ặ và đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng c ũng như bệnh nhân. Thậm c í lúc mọi người nghỉ ngơi thì ở khách sạn lại là lúc b ận rộn nhất.
Những người làm tại khách sạn nói r ằng cô g vi ệc của họ là thế giới thu nhỏ khô ng bao giờ đóng cửa.
8- Tính tổng hợp và phức tạp trong quá trình hoạt động:
Khách sạn là sự hỗn hợp của những loại hình kinh doanh khác nhau, thực hiện những chức năng khác nhau, có những kiến thức, quan điểm khác nhau. Tất cả cán bộ quản lý và nhân viên khách s ạn đều có cùng m ột mục tiêu chung là làm cho khách s ạn phát triển tốt. Do đó, cần có s ự hợp tác một cách nhịp nhàng và đồng bộ giữa các bộ phận. Có hàng trăm vấn đề khác nhau xả y ra cùng m ột lúc trong khách s ạn. Việc điều phối và giải quyết vấn đề liên tục diễn ra và không bao gi ờ chấm dứt trong các ca làm vi ệc.
9- Tính quy luật trong kinh doanh khách sạn:
KDKS chịu sự chi phối của các quy luật tự nhiên, quy luật kinh tế- xã hội, quy luật về tâm lý của con người
Tác độ g của các quy luật, đặc biệt là các quy lu ật tự nhiên như thời tiết, khí hậu… của một khu vực có tác động đáng kể đến khả năng khai thác các tài nguyên du lịch trong vùng và hình thành nên tính mùa v ụ trong kinh doanh du lịch. Tác động của các quy luạt kinh tế xã hội, văn hóa, thói quen từ những địa phương khác nhau hình thành nên tính đa dạng hóa s ản phẩm và đối tượng phục vụ của mình
Việc nghiên cứu kỹ các quy luật và sự tác động của chúng đến kết quả kinh doanh sẽ giúp các khách s ạn chủ động đề ra những giải pháp và phương án kinh doanh hiệu quả.
1.1.1.4. Các loại hình khách sạn Khóa luận: Hoạt động KD lữ hành tại Serene Palace Hotel Huế
Có nhi ều cách phân chia lo ại hình khách sạn khác nhau, phổ biến hiện nay thường đánh giá theo tiêu chuẩn sao (star). Khách sạn càng nhiều sao thì có quy mô càng lớn và đầy đủ các dịch vụ phục vụ khách.
Ngoài cách phân chia lo ại hình khách sạn theo sao (star), còn có m ột số cách phân chia loại hình khách sạn khác như:
Theo quy mô phòng:
Xếp loại khách sạn theo quy mô bu ồng phòng thì chia thành các m ức:
- Khách sạn nhỏ: 1 đến 150 phòng
- Khách sạn vừa: 151 đến 400 p òng
- Khách sạn lớn: 401 đến 1500 p òng
- Khách sạn Mega: trên 1500 phòng
- Theo khách hàng đặc thù
Phân loại khách sạn theo đặc thù khách hàng ch ủ yếu, bao gồm:
Khách sạn thương mại (commercial hotel)
Là loại hình khách sạn thường tập trung ở các thành ph ố lớn hoặc các khu trung tâm thương mại, đối tượng chính là khách thương nhân nhưng thực tế hiện nay là đối tượng khách du lịch.
Thời gian lưu trú tại khách sạn thương mại là ngắn hạn
Khách sạn sân bay (airport hotel)
Airport Hotel tọa lạc gần các sân bay qu ốc tế. Ví dụ như khách sạn sân bay Tân Sơn Nhất…
Đối tượng chính là các nhân viên phi hành đoàn, khách chờ visa…
Thời gian lưu trú tại khách sạn sân bay là ngắn.
Khách sạn nghỉ dưỡng (resort hotel)
Nằm ở các vùng cao nguyên, ven biển, hải đảo, vịnh, thung lũng… Đối tượng khách có nhu c ầu nghỉ dưỡng, nghỉ bệnh… Thời gian lưu trú ở khách sạn nghỉ dưỡng là dài ạn
Khách sạn căn hộ (suite hotel/apartment)
Nằm trong các thành ph ố lớn, có các lo ại phòng v ới diện tích lớn, đầy đủ tiện nghi như một căn hộ với các phòng ch ức năng: phòng ăn- khách- ngủ- bếp.
Đối tượng lưu trú là khách du lị h theo dạng gia đình, khách thương gia, khách công v ụ, các chuyên gia đi công tác ngắn và trung hạn.
1.1.2. Cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh lữ hành: Khóa luận: Hoạt động KD lữ hành tại Serene Palace Hotel Huế
1.1.2.1. Sự ra đời của họat động kinh doanh lữ hành
Hoạt động lữ hành là để thỏa mãn nhu cầu đi lại của con người. Vì vậy mà lịch sử hình thành và phát triển của nó đã có t ừ rất lâu đời. Để cho sự di chuyển được thực hiện hàng loạt các đối tượng có liên quan đến việc thỏa mãn các nhu c ầu trong quá trình thực hiệ sự di chuyển đó. Lữ hành là th ực hiện sự di chuyển từ nơi này đến nơi khác bằng bất kỳ phươ g tiện nào, vì bất kỳ lý do gì, có hay không tr ở về nơi xuất phát lúc đầu. Như vậy, phạm trù lữ hành không gi ới hạn mục đích của sự di chuyển, không giới hạn về số lượng và hình thức tổ chức của sự di chuyển. Từ chỗ chưa giới hạn này mà phạm vi, nội dung các hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của con người cũng chưa được xác định rõ ràng và cụ thể.
Trong các ấn phẩm về du lịch đã ghi lại vào thời kỳ Cổ đại, mọi sự di chuyển của cá nhân hay c ủa nhóm người bởi lý do sinh học, tín ngưỡng thể thao hay lý do kinh t ế đều do cá nhân hay nhóm t ự thực hiện để thỏa mãn các nhu cầu trong quá trình di chuyển của mình mà chưa có một cá nhân, hay một nhóm người nào đứng ra tổ chức trao đổi các dịch vụ lữ hành nhằm mục đích lợi nhuận.
Vào thời đế chế La Mã, sự di chuyển vì lý do sức khỏe, tôn giáo phát tri ển mạnh với cả hình thức cá nhân và nhóm đã xuất hiện những “mầ m mống” để hình thành hoạt động phục vụ sự di chuyển của con người. Các tài li ệu ghi chép về các tuyến hành trình, các địa điểm có nguồn nước khoáng và nêu đặc điểm của chúng. Cu ốn sách “Prigezto” có nội dung chính là chỉ dẫn du lịch dành c o khách du l ịch người Ý đến Hy Lạp. Ngoài ra, còn có các ấn phẩm trình bày phươ g tiện chở khách chủ yếu là xe ngựa, trong xe ngựa có chỗ ngủ, bếp nấu ăn, nơi chứa đồ đạc hành lý và có c ả đồng hồ đo cây số, chỉ dẫn các trạm đón tiếp khách trên đường mà khách phải trả tiền.
Sự di chuyển với các lý do khác nhau ngày càng phát tri ển và do đó dòng ng ười di chuyển tăng nhanh đã xuất hiện những hình thức phục vụ cho sự di chuyển này. Thời Cổ đại có T ổ chức Bưu điện thành Rôm như là một minh chứng. Tổ chức bưu điện thành Rôm th ời đó đã có văn phòng riêng v ới nội dung hoạt động như là cung cấp các tài li ệu dưới dạng ấn phẩm “Chỉ dẫn đi đường”, “Hành trình du lịch” để giới thiệu trạm dừng chân trên đường đi cùng với các phiếu nghỉ, ăn và uống ở các trạm đó. Ngoài ra còn ch ỉ dẫn các điểm du lịch quan trọng ở Italia, Hy Lạp, Xiry, Ai Cập và Li Bi. Ngoài ra, tại Rôm th ời đế quốc La Mã còn xu ất hiện các tổ chức, cá nhân chuyên tâm tới việc giúp đỡ cho việc chuẩn bị và thực hiện các cuộc di chuyển của con người với các lý do khác nhau.
Trong suốt thời cổ đại đã hình thành sơ khai loại hình hoạt động có tính chuyên phục vụ cho việc chuẩn bị và thực hiện sự di chuyển của con người với các mục đích khác nhau. Nội dung chính của hoạt động này là cung c ấp thông tin cho các cá nhân và nhóm khi th ực hiện sự di chuyển của họ. Khóa luận: Hoạt động KD lữ hành tại Serene Palace Hotel Huế
Trong thời kỳ Trung đại, hoạt động mang tính chuyên môn để phục vụ cho quá trình thực hiện sự di chuyển của con người ít được tìm thấy trong các tài liệu lịch sử về lĩnh vực lữ hành. Ví dụ dưới triều Louis XII sự di chuyển của 100.000 nam giới Pháp đến Palestine, nhưng khong thấy có s ự trợ giúp ph ục vụ của các cá nhân hay t ổ chức cho việc thực hiện cuộc di chuyển lớn này. Theo các tài li ệu lịch sử, vào cuối thế kỷ 16 và đầu thế kỷ thứ 17 khi các cuộc chiến tranh đã kết thúc, kinh tế – xã hội phát triển nhanh, phương tiện giao thông đường thủy phát triển mạnh ở châu Âu đã tạo ra các điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các chuyến đi của con người. Số lượng người thực hiện các cuộc di chuyển với các mục đích khác nhau ngày càng được gia tăng. Trong đó nổi bật là sự di chuyển vì lý do thường thức, ìm kiếm những điều mới lạ ở những miền đất xa xôi đã trở thành phổ biến trong giới thượng lưu. Vì vậy, các hoạt động phục vụ cho sự di chuyển vì mục đích du lịch của con người đã trở nên phong phú và đa dạng hơn. Vào khoảng đầu thế kỷ thứ 17, Re otdo Teofract (sinh năm 1576) người Pháp đã có nh ững đóng góp quan trọng vào việc “xây nền, đổ móng, d ựng khung” cho hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành ngày nay và còn được coi là ông t ổ của quảng cáo sản phẩm du lịch bằng in ấ n. Renotdo Teofract thành lập hãng kinh doanh tổng hợp với tên gọi “Gà trống vàng” bao gồm việc cung cấp các dịch vụ: ngân hàng, vận chuyển khách và hành lý, cho thuê đồ dùng. Hãng “Gà trống vàng” đã tổ chức phục vụ cho các cuộc di c uyển của con người với nội dung sau:
- Đăng ký cho cá nhân tham g a vào các cu ộc di chuyển tập thể;
- Tổ chức vận chuyển bằng xe ngựa và tàu th ủy;
- Bảo đảm phục vụ nơi ăn chốn ở.
Do ảnh hưởng của hãng “Gà trống vàng” vào thế kỷ thứ 18, loại hình hoạt động này ngày càng được ph ổ biến rộng rãi, người ta đã tổ chức các cuộc di chuyển theo nhóm có người đứng đầu. Người đứng đầu thực hiện việc bảo đảm vận chuyển, ăn uống chỗ ngủ và đi tham quan theo tuyến. Người đứng đầu thường phải hiểu biết rất kỹ về địa lý và có kinh nghi ệm trong việc thực hiện các chuyến đi xa cho một nhóm người. Trong đó đặc biệt chú ý giá cho m ỗi chuyến đi đã được tính toán sơ bộ trước khi tiến hành.
Như vậy, hoạt động phục vụ sự di chuyển của con người vì mục đích du lịch ở thời kỳ này đã có b ước tiến mới và có n ội dung rõ ràng c ủa chủ thể. Hoạt động này không chỉ cung cấp thông tin mà còn góp ph ần gia tăng giá trị sử dụng cho người thực hiện cuộc di chuyển thông qua lao động của người đứng đầu. Người đứng đầu thực hiện chức năng quản lý s ự di chuyển của nhóm người nhằm đạt mục đích kinh tế.
Vào năm 1814, nội dung của hoạt động phục vụ sự di chuyển của con người được Drovanhi – thương gia người Italia tiếp tục phát triển. Trong đó đặc biệt nhấn mạnh tới việc cung cấp thông tin, trao đổi kinh nghiệm cho khách dưới nhiều hình thức mhư “phòng g ặp gỡ”, xuất bản phẩm “Nhật ký du lịch” để cung cấp các thông tin cụ thể về các tuyến hành trình, về thủ tục giấy tờ, về việc ổ chức các chuyến du lịch. Qua việc điểm lại những sự kiện lịch sử trên đây co thấy xuất phát từ nhu cầu đi
lại của con người với các mục đích khác nhau đã hình thành một loại hình hoạt động mang tính trao đổi để phục vụ cho sự di chuyể của cá hân hay c ủa nhóm người. Sự phát triển của xã hội càng cao, các phương thức sản xuất xã hội có năng suất cao lần lượt thay thế nhau thì việc di chuyển của con người càng có xu hướng tăng mạnh bởi nhiều lý do và động cơ mục đích khác nhau. Vì thế, nội dung của hoạt động phục vụ cho sự di chuyển đó có sự thay đổi về ả lượng và chất. Điều này được chứng minh bởi sự phát triển của ngành du lịch toàn cầu từ giữa thế kỷ 19 và thế kỷ 20, đặc biệt là từ nửa cuối thế kỷ 20 cho đến nay.
Vào giữa thế kỷ 19, sự kiện nổ bật đánh dấu một bước ngoặc trong lĩnh vực kinh doanh du lịch trên thế giới đó là sự ra đời của hãng du lịch Thomas Cook. Thomas Cook, một nhà du lịch và nhà kinh t ế Anh đã sớm nhìn ra yêu cầu cần có các t ổ chức du lịch. Năm 1841, ông đã tổ chức một chuyến tham quan đặc biệt trên tàu h ỏa Leicester đến Lafburroy (dài 12 dặm) cho 570 khách đi dự hội nghị. Năm 1842, Thomas Cook tổ chức văn phòng du lịch đầu tiên có tính chuyên nghi ệp ở Anh (và cũng là văn phò g đầu tiên có tính chuyên nghi ệp trên thế giới) với chức năng tổ chức cho công dân Anh đi du lịch khắp nơi.
Việt Nam, nhu cầu đi du lịch đã xuất hiện từ thời kỳ phong kiến nhưng chủ yếu là các chuyến đi của vua chúa, quan l ại. Cho đến ngày 9/7/1960, theo nghị định 26/CP của Chính phủ, Tổng cục Du lịch Việt Nam được thành lập (tiền thân là công ty du lịch Việt Nam) thì hoạt động kinh doanh lữ hành mới thực sự hình thành, do bị chia
cắt và cản trở bởi cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ nên hoạt động KDLH thời kỳ này cũng chưa phát triển. Khi đất nước thống nhất, do điều kiện kinh tế còn khó kh ăn, hoạt động KDLH cũng chỉ phát triển trong phạm vi quốc gia. Hoạt động kinh doanh lữ hành mới chỉ thực sự phát triển vào thời lỳ nền kinh tế nước ta chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường năm 1986. Thị trường kinh doanh lữ hành trở nên sôi động hơn, các doanh nghiệp đa dạng về thành phần sở hữu, về sản phẩm và chất lượng. Cầu lữ hành cũng phát triển ở cả cầu quốc tế đến và đi.
1.1.2.2. Khái niệm và phân loại doanh nghiệp lữ hành Khóa luận: Hoạt động KD lữ hành tại Serene Palace Hotel Huế
a) Một số khái niệm về lữ hành và kinh doanh lữ hành
Xuất phát từ những nội dung cơ bản của hoạt động du lịch, thì việc định nghĩa hoạt động lữ hành theo nghĩa rộng (travel) bao gồm tất cả các hoạt động di chuyển của con người cũng như những hoạt động liên quan đến sự di chuyển đó. Với phạm vi đề cập như vậy thì trong hoạt động du lị h ó bao g ồm yếu tố lữ hành , nhưng không phải tất cả các hoạt động lữ hành là du l ịch.
Theo luật du lịch Việt Nam có định nghĩa về lữ hành như sau: Lữ hành là việc xây dựng, bán, tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch.
Kinh doanh lữ hành:Tiếp cận theo nghĩa rộng, KDLH được hiểu là doanh nghiệp đầu tư để thực hiện một, một số hoặc tất cả các công vi ệc trong quá trình tạo ra và chuyển giao sản phẩm từ lĩnh vực sản xuất sang lĩnh vực tiêu dùng du l ịch với mục đích hưởng hoa hồng hoặc lợi huậ . KDLH có th ể là kinh doanh một hoặc nhiều hơn một, hoặc tất cả các DV và hàng hóa th ỏa mãn hầu hết các nhu cầu thiết yếu, đặc trưng và các nhu cầu khác nhau của khách du lịch.
Tiếp cận theo phạm vi hẹp, kinh doanh lữ hành được phân biệt với các hoạt động kinh doanh khác như khách sạn, vui chơi giải trí, thì giới hạn của hoạt động KDLH chỉ bao gồm những hoạt động tổ chức các chương trình du lịch. Vì vậy các công ty l ữ hành thường rất chú tr ọng tới việc kinh doanh chương trình du lịch.
b) Phân loại kinh doanh lữ hành
Căn cứ vào tính chất của hoạt động để tạo ra sản phẩm
Có các lo ại KDLH là kinh doanh đại lý l ữ hành, kinh doanh chương trình du lịch và kinh doanh tổng hợp
Kinh doanh đại lý l ữ hành
Hoạt động chủ yếu là làm dịch vụ trung gian tiêu thụ và bán sản phẩm một cách độc lập, riêng lẻ cho các nhà s ản xuất du lịch để tưởng hoa hồng theo mức phần trăm
của giá bán, không làm gia tăng giá trị sản phẩm tro g quá trình chuyển giao từ lĩnh vực sản xuất sang lĩnh vực tiêu dùng du lịch. Loạ kinh doanh này làm nhi ệm vụ như là chuyên gia cho t huê không ph ải chịu rủi ro. Các yếu tố quan trọng bậc nhất đối với hoạt động kinh doanh này là v ị trí, hệ thống đăng ký và kỹ năng chuyên môn, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng bán hàng của đội ngũ nhân viên. Các doanh nghiệp thuần túy th ực hiện loại hình này được gọi là các đại lý lữ hành bán l ẻ.
Kinh doanh chương trình du lịch
Hoạt động theo phương thức bán buôn, th ực hiện sản xuất làm gia tăng giá trị của các sản phẩm đơn lẻ của các nhà cung c ấp để bán cho khách, v ới hoạt động kinh doanh này chủ thể của nó ph ải gánh chịu rủi ro, san sẻ rủi ro trong quan hệ với các nhà cung cấp khác. Các doanh nghi ệp thực hiện kinh doanh chương trình du lịch được gọi là các công ty du l ịch lữ hành. Cơ sở của hoạt động này là liên k ết các sản phẩm mang tính đơn lẻ của các nhà cu ng cấp độc lập thành sản phẩm mang tính trọn vẹn bán với giá gộp cho khách, đồ g thời làm gia tăng giá trị sử dụng của sản phẩm cho người tiêu dùng thông qua s ức lao động của các chuyên gia marketing, điều hành và hướng dẫn. Khóa luận: Hoạt động KD lữ hành tại Serene Palace Hotel Huế
Kinh doanh lữ hành tổng hợp
Bao gồm tất cả các dịch vụ du lịch có ngh ĩa là đồng thời vừa sản xuất trực tiếp từng loại dịch vụ, vừa liên kết các dịch vụ thành sản phẩm mang tính nguyên chiếc, vừa thực hiện bán buôn và bán l ẻ, vừa thực hiện chương trình du lịch đã bán. Đây là kết quả trong quá trình phát triển và thực hiện liên kết dọc, liên kết ngang của các chủ thể kinh doanh du lịch.
Căn cứ vào phương thức và phạm vi hoạt động
Có các lo ại kinh doanh lữ hành gửi khách, nhận khách và kinh doanh lữ hành kết hợp
Kinh doanh lữ hành gửi khách
Bao gồm cả gửi khách quốc tế, khách nội địa, là lo ại hình kinh doanh mà hoạt động chính của nó là t ổ chức thu hút khách du l ịch mộ cách rực tiếp để đưa khách đến nơi du lịch. Loại kinh doanh lữ hành này thích ợp với những nơi có nhu cầu du lịch lớn. Các doanh nghiệp thực hiện KDLH gửi k ách được gọi là công ty g ửi khách.
Kinh doanh lữ hành nhận khách
Bao gồm cả nhận khách quốc tế và nội địa, là loại hình kinh doanh mà hoạt động chính của nó là xây d ựng các chương trình du lịch, quan hệ với các công ty l ữ hành gửi khách để bán các chương trình du lịch và tổ hức các chương trình du lịch đã bán cho khách thông qua các công ty l ữ hành gửi khách. Loại kinh doanh này thích hợp với những nơi có tài nguyên du l ịch nổi tiếng. Các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành loại này được gọi là các công ty nh ận k ách.
Kinh doanh lữ hành kết hợp
Kinh doanh lữ hành kết hợp có ngh ĩa là sự kết hợp giữa kinh doanh lữ hành gửi khách và kinh doanh l ữ hành nhận khách. Loại kinh doanh này thích hợp với doanh nghiệp quy mô l ớn, có đủ nguồn lực để thực hiện các hoạt động nhận và gửi khách. Các doanh nghiệp thực hiện kinh doanh lữ hành kết hợp được gọi là các công ty du lịch tổng hợp.
- Căn cứ vào quy định của luật du lịch Việt Nam
- Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam
- Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài
- Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam và khách du l ịch ra nước ngoài
- Kinh doanh lữ hành nội địa
1.1.2.3. Vai trò của kinh doanh lữ hành trong khách sạn
Kinh doanh khách sạn là lĩnh vực đang có xu hướng phát triển mạnh mẽ và cạnh tranh khốc liệt. Do đó, ngoài việc đầu tư vào đảm bảo ch ất lượng cơ sở vật chất, dịch vụ nhà hàng, ngh ỉ dưỡng thì khách sạn cũng cần phải mở rộng phát triển dịch vụ kinh doanh lữ hành nhằm đảm bảo đáp ứng tối đa nhu cầu của du khách.
Việc kinh doanh dịch vụ lữ hành sẽ góp ph ần giải quyết vấn đề việc làm cho lực lượng lao động tại địa phương, tăng thêm thu hập cho hân viên đồng thời góp ph ần tăng doanh thu cho khách sạn.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Tình hình phát triển du lịch trên thế giới Khóa luận: Hoạt động KD lữ hành tại Serene Palace Hotel Huế
Theo Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), lượng khách du lịch quốc tế trên toàn thế giới năm 2018 đạt 1,4 tỷ lượt, tăng 74 triệu lượt so với năm 2017, đạt mức tăng trưởng gần 6%. Đây là mức tăng trưởng cao thứ 2 trong giai đoạn từ 2010 đến nay (chỉ sau mức tăng trưởng ấn tượng khoảng 7% của năm 2017). Khu vực dẫn đầu về tăng trưởng khách du lịch quốc tế đến là Trung Đông (tăng 10,3%) và châu Phi (tăng 7,3%). Châu Á – Thái Bình Dương tiếp tục duy trì sự tăng trưởng ổn định ở mức 6,1%. Tiếp đến là châu Âu (tăng 5,7%), châu Mỹ (tăng 2,9%).
Năm 2018, châu Á – Thái Bình Dương đón 342,6 triệu lượt khách quốc tế, tăng 6,1% so với năm 2017, chiếm gần 1/4 tổng lượt khách quốc tế toàn cầu. Trong đó, Đông Nam Á là khu vực dẫn đầu về tăng trưởng khách quốc tế đến với 7,4%.
Theo UNWTO, phần lớn các điểm đến ở Đông Nam Á đều duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh, đặc biệt là Việt Nam thu hút ngày càng nhiều khách quốc tế đến trong những năm gần đây. Năm 2018, Việt Nam đón gần 15,5 triệu lượt khách quốc tế (tăng 19,9% so với năm 2017, được đánh giá là mức tăng trưởng “nóng” so với thế giới và khu vực). Tính riêng 3 tháng đầu năm 2019, có trên 4,5 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam, tăng 7% so với cùng k ỳ năm 2018.
Trước đó, vào năm 2010, UNWTO đã ước tính lượng khách du lịch quốc tế toàn cầu sẽ đạt mức 1,4 tỷ lượt vào năm 2020. Như vậy, với kết quả này, du lịch thế giới đã cán đích sớm 2 năm so với dự báo.
Dựa trên các xu hướng hiện đại, cũng như triển vọng kinh tế thế giới, UNWTO dự báo lượng khách du lịch quốc tế toàn cầu sẽ tăng từ 3% – 4% trong năm 2019.
Theo nhận định chung của UNWTO, trong thời gian tới, du lịch tiếp tục tăng trưởng trên phạm vi toàn cầu. Số lượng khách du lịch quốc tế dự báo đến năm 2030 đạt khoảng 1,8 tỷ lượt. Đông Nam Á được đánh giá sẽ trở thành khu vực thu hút khách du lịch quốc tế lớn thứ 4 thế giới với 187 triệu lượt.
Dự báo năm 2030, khách du lịch đi với mục đích thăm viếng, sức khỏe và tôn giáo sẽ chiếm 31% tổng lượng khách du lịch quốc tế; với mục đích tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí chiếm 54%; và v ới mục đích công việc và nghề nghiệp chiếm 15%.
Đáng lưu ý, nhu cầu trải ng iệm của khách du lịch hướng tới những giá trị mới được thiết lập trên cơ sở giá trị văn hóa truyền thống (tính độc đáo, nguyên bản), giá trị tự nhiên (tính nguyên sơ, hoang dã), giá tr ị sáng tạo và công ngh ệ cao (tính hiện đại, tiện nghi).
Sự phát triển của công ngh ệ thông tin được đánh giá là đã làm thay đổi phương thức tiếp cận và chia sẻ thông tin c ủa khách du lịch, đặc biệt là ảnh hưởng của mạng xã hội và các ứng dụng trên internet, điện thoại di động ngày càng ph ổ biến, đòi h ỏi cơ quan quản lý các điểm đến phải thay đổi phương thức xúc ti ến quảng bá và định hướng thị trường.
Chính sách mở cửa quốc tế, đơn giản hóa th ủ tục nhập cảnh là xu hướng chung trên thế giới trong những năm vừa qua.
Tại phiên họp thứ 54 của Ủy ban Phát triển Xã hội, tổng Thư ký Liên h ợp quốc Ban Ki Mun tuyên bố năm 2017 sẽ là “Năm của phát triển du lịch bề vững” (nằm trong khuôn kh ổ Chương trình nghị sự về phát triển bền vững toàn cầu, tầm nhìn đến 2030 của Liên hợp quốc). Điều này cho thấy tầm quan trọng của ngành du lịch đối với nền kinh tế thế giới.
Mức khu vực, Hiệp hội Du lịch Châu Á – Thái Bình Dương (PATA) và tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) cho rằng, sự tăng trưởng cao của du lịch châu Á – Thái Bình Dương trong những năm vừa qua đồng nghĩa với việc du lịch khu vực cần có trách nhiệm lớn hơn đối với mục tiêu phát tri ển toàn cầu này.
1.2.2. Du lịch Việt Nam nói chung và Thành phố Huế nói riêng trước yêu cầu nâng cao hoạt động kinh doanh lữ hành. Khóa luận: Hoạt động KD lữ hành tại Serene Palace Hotel Huế
1.2.2.1. Tình hình phát triển du lịch Việt Nam
Hội thảo đánh giá môi trường chiến lược của Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Viện Nghiên cứu phát triển du lịch tổ chức nhằm đánh giá hiện trạng phát triển du lịch từ năm 2011 đến nay, xây dựng kịch bản phát triển du lịch và các gi ải pháp phát tri ển du lịch đến năm 2030 trên toàn lãnh th ổ Việt Nam.
Dự thảo Chiến lược phát tri ển du lịch Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đề ra mục tiêu: Đến năm 2030, du lịch thực sự trở thành ngành kinh t ế mũi nhọn, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các ngành, l ĩnh vực khác, đóng góp đáng kể cho phát triển kinh tế, tạo việc làm và nâng cao ch ất lượng cuộc sống người dân; Việt Nam trở thành điểm đế n hấp dẫn, là lựa chọn hàng đầu của du khách quốc tế, là thiên đường nghỉ dưỡng biển mới của thế giới; thuộc nhóm 3 qu ốc gia phát triển du lịch hàng đầu Đô g Nam Á; chiếm lĩnh thị trường ngày càng tăng trên thị trường quốc tế, khẳng định vị thế điểm đến cạnh tranh toàn cầu.
Cụ thể là đến năm 2025, cả nước đón 32 triệu lượt khách du lịch quốc tế, phục vụ triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt 1.400.000 tỉ đồng (tương đương 64.2 tỷ đô la Mỹ) đóng góp 11,6% trong tổng GDP cả nước; tạo ra 4,6 triệu việc làm, trong đó có 1,53 triệu việc làm trực tiếp trong ngành Du lịch. Đến năm 2030, cả nước đón 47 triệu lượt khách du lịch quốc tế, phục vụ 130 triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt 2.400.000 tỉ đồng (tương đương 106,7 tỉ đô la Mỹ), đóng góp 13,9% trong tổng số GDP cả nước, tạo ra 7,02 triệ việc làm, trong đó 2,34 triệu việc làm trực tiếp.
Tầm nhìn đến năm 2050, du lịch khẳng định vai trò động lực của nền kinh tế; Việt Nam trở thành điểm đến du lịch quốc tế đặc biệt, có uy tín, thương hiệu và năng lực cạnh tranh mạnh, được ưu tiên lựa chọn trên thị trường quốc tế, thuộc nhóm 20 quốc gia phát triển du lịch hàng đầu thế giới.
Phát triển du lịch bền vững trên nền tảng tăng trưởng xanh là yêu c ầu xuyên suốt của Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2050. Trong đó, gắn phát triển du lịch với bảo tồn, phát huy các g á tr ị, bản sắc văn hóa dân tộc; quản lý, khai thác b ền vững, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và b ảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển du lịch xanh, chủ động ứng phó v ới biến đổi khí hậu; giải quyết tốt vấn đề lao động, việc làm và an sinh xã h ội, đảm bảo quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã h ội.
1.2.2.2. Tình hình phát triển du lịch tại tỉnh Thừa Thiên Huế Khóa luận: Hoạt động KD lữ hành tại Serene Palace Hotel Huế
Với những lợi thế riêng, Cố đô Huế đang lưu giữ 5 di sản văn hóa được thế giới công nh ận, đó là Quần thể di tích Cố đô Huế, Mộc bản triều Nguyễn, Châu bản triều Nguyễn và Thơ văn chữ Hán trên ki ến trúc cung đình Huế. Mới đây, Huế cùng 8 t ỉnh, thành phố khác tiếp tục trở thành chủ nhân của thêm một di sản vừa được UNESCO công nh ận đó là nghệ thuật bài chòi, có dòng sông H ương nổi tiếng đẹp và thơ mộng, có vườn quốc gia Bạch Mã, có v ịnh Lăng Cô được bình chọn là một trong những vịnh đẹp nhất thế giới, văn hóa ẩm thực xứ Huế, hệ thống đầm phá Tam Giang – Cầu Hai rộng lớn.
Khai thác giá tr ị của các lăng tẩm đưa vào phát triển du lịch là điều đáng ghi nhận. Trong các tour du lịch khám phá Hu ế, các khu lăng tẩm nổi tiếng như lăng Minh Mạng, lăng Tự Đức, lăng Khải Định… là những điểm đến không th ể bỏ qua.
Ngoài các lăng tẩm vua Nguyễn, tiềm năng về du lịch di tích lăng mộ, đình làng… mà triều Nguyễn để lại vô cùng phong phú và đa dạng nhưng vẫn chưa được khai thác và phát huy các giá tr ị vốn có. Khu lăng mộ 9 vị chúa Nguy ễn tuy không đặc biệt về kiến trúc nhưng tọa lạc trong cảnh thơ mộng đầu nguồn sông Hương. N u có chi ến lược thì đây sẽ là một điểm đến tuyệt vời trong hành trình khám phá Huế của du khách. Du khách sẽ được kết nối với các di tích khác như chùa Thiên Mụ, điện Hòn Chén ho ặc lăng Minh Mạng và thưởng thức được sự thơ mộng trên sông hương êm đềm.
Theo Sở Du lịch Thừa Thiên Huế, tổng lượng khách đến Thừa Thiên Huế trong 3 tháng đầu năm 2019 ước đạt 1,25 triệu lượt, tăng 113,8%; trong đó, khách quốc tế ước đạt 642,939 lượt, tăng 20,26%. Khách lưu trú 562,578 lượ , ăng 8,26%. Doanh thu từ du lịch ước đạt 1.104 tỷ đồng, tăng 5%.
Năm 2019, ngành du lịch Huế đưa ra chỉ tiêu phấn đấu đạt từ 4,5 – 4,7 triệu lượt khách, tăng khoảng 8% so với năm 2018 (trong đó, khách quốc tế chiếm từ 40% – 45%); khách lưu trú đạt từ 2,2 – 2,3 triệu lượt, tăng khoảng 7% so với cùng k ỳ. Doanh thu du lịch tăng khoảng 10% so với cùng k ỳ năm 2018, ước đạt từ 4.700 – 4.900 tỷ đồng.
Việc xã hội hóa di s ản, di tích hiện nay là một xu thế tất yếu để mang lại nguồn thu cho xã hôi và cho vi ệc bảo tồn, trùng tu di s ản. Vào tháng 12/2017, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã có ch ủ trương xây dựng đề án Xã h ội hóa công tác trùng tu và khai thác di tích tại hệ thống quần thể di tích cố đô Huế.
1.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
“Nâng cao hoạt động kinh doanh lữ hành” là một đề tài không hề mới trong những năm gần đây. Với sự phát triển mạnh mẽ và cạnh tranh gay gắt buộc các khách sạn ngày càng chú tr ọng đến công tác chăm sóc khách hàng, nâng cao, mở rộng thêm các dịch vụ làm hài lòng khách hàng, đảm bảo đáp ứng một cách đầy đủ nhất nhu cầu của khách hà g và ph ải làm thế nào để khách hàng có th ể quay trở lại sử dụng các dịch vụ của khách sạn đó là một vấn đề mà doanh nghiệp cần phải lưu tâm. Vì vậy, đề tài này ngày càng được quan tâm để phân tích và lựa chọn làm đề tài nghiên c ứu cho các luận văn, chuyên đề tốt nghiệp…
Trong những năm gần đây có khá nhiều bài viết nghiên cứu về phát triển DV lữ hành, trong đó chủ yếu là các khóa luận tốt nghiệp và luận văn thạc sĩ của các tác giả thuộc chuyên ngành kinh tế – quản trị kinh doanh du lịch.
Các khóa luận, luận văn nghiên cứu liên quan đề tài:
Đề tài “Giải pháp du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế đến 2015”. Tác giả: Cao Thị Minh Tri. Nơi bảo vệ: Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh – năm 2009.
Đề tài “Hoạt động kinh doanh khách sạn tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp”. Tác giả: Phan Thị Phương Thảo. Nơi bảo vệ: Trường Đại học Ngoại thương – năm 2011
Đề tài: “Hoàn thiện các giải pháp Marketing nhằm phát triển thị trường dịch vụ du lịch của các công ty lữ hành du lịch trên địa bàn thành phố Huế”. Tác giả: Nguyễn Mạnh Cường. Nơi bảo vệ: Trường Đại học Kinh tế Huế – năm 2010. Khóa luận: Hoạt động KD lữ hành tại Serene Palace Hotel Huế
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY
===>>> Khóa luận: Tổng quan hoạt động của Serene Palace Hotel Huế
Dịch Vụ Viết Luận Văn Ngành Luật 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://vietluanvanluat.com/ – Hoặc Gmail: vietluanvanluat@gmail.com
Pingback: Khóa luận: Giải pháp nâng cao hiệu quả KD của Hotel Huế