Khóa luận: Giải pháp phòng ngừa giảm thiểu ô nhiễm nhựa

Chia sẻ chuyên mục Đề tài Khóa luận: Giải pháp phòng ngừa giảm thiểu ô nhiễm nhựa hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Khóa luận: Tìm hiểu các tác động tới môi trường và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm của dự án sản xuất hạt nhựa màu dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.

Các tác động của dự án đến môi trường xuất phát từ việc thải các chất ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn cho phép vào môi trường và các sự cố phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án. Do vậy, để giảm thiểu các tác động của dự án đến môi trường cần phải khống chế ô nhiễm từ các nguồn thải và hạn chế đến mức thấp nhất khả năng xảy ra sự cố làm ô nhiễm môi trường. Việc khống chế và giảm thiểu nhiễm do chất thải của dự án được tiến hành bằng cách kết hợp 3 biện pháp sau đây:

  • Biện pháp quản lý.
  • Biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm và sự cố;
  • Biện pháp kỹ thuật khống chế ô nhiễm và xử lý chất thải;

Căn cứ vào các tác động môi trường đã được trình bày trong chương 2, đề xuất cụ thể các biện pháp quản lý và kỹ thuật mang tính khả thi nhằm phòng tránh, giảm thiểu tới mức có thể các tác động môi trường do việc thực hiện dự án gây nên. Các biện pháp giảm thiểu đề xuất như sau:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ: 

===>>> Viết Thuê Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Kỹ Thuật Môi Trường

3.1. Biện pháp giảm thiểu tác động từ bụi và khí thải. Khóa luận: Giải pháp phòng ngừa giảm thiểu ô nhiễm nhựa

Biện pháp giảm thiểu bụi và khí thải từ các phương tiện giao thông:

Các phương tiện vận tải: Yêu cầu lái xe vận chuyển phải nghiêm chỉnh chấp hành cơ chế quản lý trong khu vực, quản lý tốc độ, đi lại, đỗ xe phải theo sự chỉ dẫn của bảo vệ. Khi nào cần xuất, nhập hàng mới được đưa xe vào khu vực, không được để các phương tiện đỗ sai quy định, gây ách tắc trong tuyến đường vận chuyển xung quanh và trong khu vực hoạt động của Dự án.

  • Không sử dụng các phương tiện vận tải quá cũ, hết hạn đăng kiểm.
  • Các phương tiện cá nhân: Yêu cầu để xe đúng nơi quy định để xe tại khu vực cổng vào.
  • Tại những khung giờ cao điểm, đi làm và tan ca, lực lượng bảo vệ sẽ kiểm soát, điều tiết các phương tiện cá nhân ra vào khu vực nhà máy, xe máy qua cổng phải xuống xe tắt máy, dắt bộ vào khu vực để xe.

Biện pháp giảm thiểu bụi và khí thải từ hoạt động trong xưởng sản xuất:

Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm hơi chất hữu cơ, nhiệt phát sinh từ công đoạn ép nhựa:

Như tính toán ở chương 3 nồng độ hơi hữu cơ tại khu vực này nằm dưới TCCP, quá trình hoạt động liên tục sử dụng máy móc tự động nên tác động đến môi trường là không đáng kể. Tuy nhiên để giảm thiểu tác động lâu dài đến công nhân, Chủ dự án sẽ lắp đặt hệ thống chụp hút hơi hữu cơ. Sơ đồ hệ thống được tóm tắt như sau:

  • Chụp hút
  • Quạt hút, ống dẫn
  • Ống phóng không

Hình 3.1: Sơ đồ công nghệ xử lý hơi hữu cơ, nhiệt

  • Đường ống hút khí
  • Chụp hút
  • Vùng phát sinh hơi hữu cơ
  • Ống phóng không
  • Quạt hút

Hình 3.2: Sơ đồ minh họa hệ thống xử lý hơi hữu cơ, nhiệt

Hơi hữu cơ phát sinh từ các khu vực như máy ép đùn nhựa được thu gom vào HTXL qua các chụp hút khí thải bố trí phía trên các khu vực phát sinh. Dưới tác dụng của quạt hút hỗn hợp khí thải ra ngoài theo ống phóng không của hệ thống xử lý.

  • Đường ống thu gom khí thải: Vật liệu PVC, ống hút khí nhánh D=75mm, đường ống trục hút chính D =200mm.
  • Số lượng chụp hút: 02 chụp hút/máy ép nhựa. Dự kiến có khoảng 6 chụp hút.

Theo dự báo tại chương 3, nồng độ hơi hữu cơ phát sinh nằm dưới TCCP, mặt khác khi đi vào hoạt động, dự án chỉ có 3 thiết bị ép nhựa nên dự kiến sẽ lắp đặt chụp hút khí thải qua ống phóng không ra ngoài nhà xưởng.

Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm bụi phát sinh từ công đoạn trộn nhựa- bột màu:

Để giảm thiểu tác động từ bụi phát sinh tại tầng lửng nhà xưởng,chủ dự án sẽ trang bị đồng bộ hệ thống xử lý bụi cùng thiết bị trộn

Sơ đồ hệ thống được tóm tắt như sau:

  • Chụp hút bụi
  • Quạt hút, ống dẫn
  • Thiết bị lọc bụi

Hình 3.3: Sơ đồ công nghệ xử lý bụi.

Khi dự án đi vào hoạt động, để giảm lượng bụi phát sinh từ các khu vực trộn nhựa-bột màu , dự án sẽ lắp đặt 01 hệ thống xử lý bụi đặt phía bên ngoài nhà xưởng tại khu vực phía sau nhà xưởng. Tại mỗi máy trộn sẽ lắp 1 chụp hút bụi. Dưới tác dụng của quạt hút, bụi được dẫn vào thiết bị.

Nguyên tắc của thiết bị lọc bụi túi:

Hạt bụi được tách khỏi dòng khí nhờ môi trường xốp (sợi thuỷ tinh). Ban đầu các hạt bụi lớn hơn khe giữa các sợi của vật liệu sẽ bị giữ lại trên bề mặt vật liệu, dần dần lớp bụi thu được dày lên tạo thành lớp màng trợ lọc, lớp màng này giữ được cả các hạt bụi có kích thước rất nhỏ. Các hạt bụi bị giữ lại phía trên hoặc trong vật liệu lọc được định kỳ tách ra khỏi vật liệu lọc bằng cách lắc, rung hoặc thổi dòng khí sạch ngược chiều, bụi được thu gom, xử lý như CTNH của dự án. Khóa luận: Giải pháp phòng ngừa giảm thiểu ô nhiễm nhựa

Sử dụng thiết bị lọc bụi túi có khả năng chứa bụi cao và sau khi phục hồi đảm bảo hiệu quả lọc cao; Giữ được khả năng cho khí xuyên qua tối ưu; Có độ bền cơ học cao khi nhiệt độ cao và môi trường ăn mòn; Có khả năng phục hồi cao; Giá thành thấp.

Dự án lựa chọn vật liệu lọc là sợi khoáng (thuỷ tinh) với năng suất lọc (q): 0,3-0,9 (m3 /m2.ph), bao gồm 10 túi vải. Hiệu suất xử lý bụi của thiết bị lọc bụi túi vải đạt từ 97-99%, đảm bảo nồng độ bụi đầu ra nhỏ hơn TCCP.

  • Bộ rũ bụi
  • Khí thải lẫn bụi
  • Khí sạch

Hình 3.4: Hình ảnh minh họa thiết bị lọc bụi túi vải.

Số lượng chụp hút: 01 chụp hút/máy trộn. Dự kiến có khoảng 3 chụp hút dẫn vào 1 thiết bị lọc bụi túi vải gồm 10 túi, vật liệu lọc là sợi thủy tinh, công suất 6.850m3/h.

Biện pháp giảm thiểu bụi khí thải từ máy phát điện dự phòng

  • Máy phát điện dự phòng được đặt tại khu vực riêng, tách biệt với khu sản xuất. Khu vực đặt máy được thiết kế giảm ồn, có quạt gió cưỡng bức và ống thông hơi khí thải.
  • Sử dụng nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp khi chạy máy phát điện.
  • Nhà máy chỉ vận hành khi có sự cố mất điện.

Đảm bảo yếu tố nhiệt độ và điều kiện vi khí hậu:

  • Dự án dự kiến sẽ lắp đặt hệ thống điều hòa, thông gió, cấp gió tươi cho văn phòng, phòng mẫu.
  • Điều hòa không khí:

Điều hòa treo tường công suất 12.000Btu/h: 1chiếc tại văn phòng

Đối với nhà xưởng:

Thông gió tự nhiên: thiết kế nhà xưởng hợp lý, đảm bảo tận dụng được thông gió tự nhiên để giảm thiểu được nồng độ khí thải tại khu vực này. Nhà xưởng được thiết kế có cửa mái và cửa chớp trên tường. Gió tươi sẽ được cấp vào từ các cửa chớp, khí nóng sẽ được thoát ra ngoài qua hệ thống cửa mái.

Thông gió cưỡng bức: Khu vực tầng 1: sử dụng 6 quạt công nghiệp; Khu vực tầng lửng: sử dụng 4 quạt công nghiệp.

Mùi hôi phát sinh từ khu lưu trữ chất thải:

  • Tổ chức thu gom rác thải hàng ngày về kho chứa chất thải của nhà máy.
  • Các thùng chứa/ thiết bị lưu trữ chất thải có khả năng gây mùi hôi khó chịu cần phải được đậy nắp. Khu vực chứa rác thải phải được quét dọn vệ sinh hàng ngày
  • Khu lưu trữ chất thải có khả năng gây mùi hiện tại được đặt ở vị trí nằm phía sau, bên ngoài khu vực xưởng sản xuất và khu văn phòng.

3.2. Biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường đất. Khóa luận: Giải pháp phòng ngừa giảm thiểu ô nhiễm nhựa

Mặt bằng nhà xưởng hiện tại đã được bê tông hóa hoàn toàn sẽ hạn chế được ô nhiễm đất do các sự cố đổ vãi, rò rỉ dầu mỡ, CTNH dạng lỏng.

Khi xảy ra các sự cố tràn đổ dầu mỡ, CTNH dạng lỏng sẽ được làm sạch ngay lập tức bằng các vật liệu thấm hút sau đó thu gom, lưu trữ và xử lý cùng CTNH.

Tất cả các thùng chứa (đang chứa dầu mỡ, CTNH hoặc thùng chứa dầu mỡ rỗng) đều được đặt trong kho lưu trữ theo quy định.

Các hoạt động nạp nhiên liệu cho phương tiện vận chuyển và máy móc được thực hiện tại các khu vực riêng, sử dụng các khay hứng để tránh ô nhiễm đất do rò rỉ hoặc chảy tràn.

3.3. Quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn. Khóa luận: Giải pháp phòng ngừa giảm thiểu ô nhiễm nhựa

Để giảm thiểu những nguy cơ tác động tới môi trường cũng như sức khỏe người lao động của các loại rác thải, Chủ đầu tư sẽ có những biện pháp thích hợp như giám sát chặt chẽ quy trình vận hành, nâng cao nhận thức về môi trường cho công nhân. Các biện pháp cụ thể như sau:

Chất thải rắn từ hoạt động sản xuất của dự án.

Chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất của dự án được nhân viên phân loại tại nguồn sau đó thu gom về khu vực quy định tại kho chứa chất thải có diện tích 25,07m2 (kho chứa rác này Jingguang đã xây dựng tại phía sau nhà xưởng. Kho được xây tường bao xung quanh và có mái che, Công ty Dunam sẽ chia ra thành 2 ngăn chứa CTSX : 13,02m2 và CTNH:12,05 ).

  • Đối với Bao bì cartoon, dây buộc hàng, panet hỏng: được bán cho các đơn vị, cá nhân có nhu cầu.
  • Đối với Nhựa phế liệu được phân loại tại nguồn:
  • Với những loại nhựa màu được bán cho các đơn vị có nhu cầu.
  • Với những loại nhựa còn lại được Công ty tái sử dụng, không thải ra môi trường.

Rác thải sinh hoạt. Khóa luận: Giải pháp phòng ngừa giảm thiểu ô nhiễm nhựa

Rác thải từ ăn uống: công ty thuê đơn vị cung cấp suất ăn công nghiệp để cung cấp suất ăn cho cán bộ công nhân viên trong nhà máy. Với 20 lao động, lượng rác này khá nhỏ. Rác thải từ hoạt động ăn uống được phân chia thành 2 loại:

Rác thải hữu cơ có thể tái sử dụng như: cơm thừa, thức ăn thừa, rau loại bỏ từ quá trình làm sạch ban đầu… có thể tận dụng làm thức ăn cho gia súc sẽ được Công ty thu gom vào 01 thùng rác có thể tích 30 lít, để vận chuyển và xử lý hàng ngày.

Rác thải không thể tận dụng lại sẽ được thu gom vào 1 thùng rác có thể tích 30 lít để vận chuyển và xử lý hàng ngày.

Rác thải từ khu vực văn phòng, rác từ hoạt động vệ sinh cá nhân của lao động trong nhà máy được thu gom bằng 2 thùng chứa rác chuyên dụng tại mỗi khu vực. Công ty sẽ bố trí thùng rác 50 lít có nắp đậy tại khu vực phía ngoài kho làm nơi tập trung rác thải sinh hoạt. Công ty sẽ ký hợp đồng thu gom vận chuyển và xử lý hàng ngày với đơn vị có chức năng.

Chất thải nguy hại.

Thực hiện việc quản lý CTNH theo đúng hướng dẫn tại Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu và Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 về quản lý CTNH. Cụ thể như sau:

  • Lập hồ sơ đăng ký để được cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại với cơ quan quản lý nhà nước.
  • Dự án sẽ thực hiện việc phân loại chất thải ngay tại nguồn phát sinh, lượng chất thải nguy hại phát sinh được chuyển về ngăn chứa chất thải nguy hại trong kho chứa chất thải có diện tích 25,07m2. Kho có khả năng chống nước mưa chảy tràn vào, có rãnh thu gom và hố thu gom dầu thải, có bình cứu hỏa đề phòng trường hợp xảy ra cháy. Diện tích ngăn chứa CTNH dự kiến 12,03 m2.
  • Tiến hành phân loại rác thải ngay tại nguồn. Mỗi loại chất thải sẽ được lưu giữ trong một thùng riêng biệt. Bên ngoài mỗi thùng chứa CTNH có dán dấu hiệu cảnh báo CTNH theo đúng yêu cầu của TCVN 6707:2009 bao gồm các nội dung: Chủ CTNH, tên CTNH, mã CTNH, dấu hiệu cảnh báo CTNH. Tùy thuộc vào khối lượng CTNH phát sinh, Công ty có thể dùng các thùng chứa có kích thước khác nhau.
  • Công ty sẽ ký hợp đồng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại với đơn vị có chức năng. Theo dự kiến, chủ đầu tư sẽ ký hợp đồng thu gom, vận chuyển và xử lý CTNH với Công ty TNHH Phát triển thương mại dịch vụ Toàn Thắng. Định kỳ 6tháng/lần sẽ tiến hành thu gom CTNH tùy thuộc vào kế hoạch sản xuất và sức chứa của kho chứa CTNH.

3.4. Giảm thiểu tác động của tiếng ồn, nhiệt dư. Khóa luận: Giải pháp phòng ngừa giảm thiểu ô nhiễm nhựa

  • Khi lắp đặt các thiết bị mới trên đế móng bê tông cốt thép đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật. Nhà xưởng được che xung quanh và lắp đặt các cửa kín tránh phát tán tiếng ồn ra khu vực xung quanh.
  • Kiểm tra định kỳ các thiết bị, hệ thống bằng cách bảo dưỡng, bôi trơn.
  • Thực hiện các chế độ làm việc hợp lý, điều chỉnh giảm bớt thời gian làm việc đối với người lao động phải tiếp xúc với nguồn ồn cao.
  • Lắp đặt đệm cao su và lò xo chống rung đối với các thiết bị có công suất lớn.
  • Trồng cây xanh xung quanh để giảm tiếng ồn phát ra khu vực lân cận.

3.5. Biện pháp giáo dục môi trường cho cán bộ nhân viên.

Ngoài các biện pháp mang tính kỹ thuật, Công ty cũng đặc biệt quan tâm đến các biện pháp giáo dục nhằm nâng cao nhận thức BVMT cho toàn thể cán bộ công nhân viên như sau:

  • Ý thức bảo vệ môi trường;
  • An toàn sức khỏe và bệnh nghề nghiệp;
  • Thực hiện chương trình sản xuất sạch hơn;
  • Thực hiện tiết kiệm năng lượng;
  • Thực hiện việc khen thưởng/ kỷ luật đối với những đơn vị thực hiện tốt các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

KẾT LUẬN

Qua quá trình nghiên cứu khảo sát, thu thập số liệu em đưa ra kết luận sau:

Loại hình sản xuất nhựa đã đem lại nguồn thu đáng kể cho ngân sách địa phương, giải quyết việc làm cho người lao động. Ngoài ra, còn góp phần vào sự phát triển chung của ngành nhựa nước ta, phù hợp với chủ trương chính sách khuyến khích đầu tư của Đảng, Nhà nước và chiến lược phát triển kinh tế – xã hội. Nhưng đi cùng với sự phát triển của ngành nhựa và lợi ích về kinh tế thì loại hình sản xuất này cũng đã thải ra các chất gây hại tác động tới môi trường không khí, môi trường nước, cảnh quan hệ sinh thái và sức khỏe con người như:

  • Phát sinh khí thải độc hại: Etylen, Protylen, vinylclorua, Styren, butadiene, Acrylonitrile ……….
  • Bụi, Tiếng ồn, độ rung, và nhiệt dư

Nước thải quá trình rửa phế liệu nước làm mát và nước thải sinh hoạt của cán bộ công viên cần có biện pháp để bảo vệ môi trường như sau:

Vì thế để giảm thiểu chất thải

Giải pháp ký thuật

  • Xây dựng hệ thống xử lý khí thải, nước thải nhằm xử lý bụi khí thải và chất ô nhiễm trong nước thải đạt tiêu chuẩn xả thải.
  • Thực hiện cách biện pháp giảm thiểu Bụi, Tiếng ồn, độ rung, và nhiệt dư,….
  • Trồng cây xung quanh khu vực sản xuất nhằm hạn chế phát tán bụi và giảm tiếng ồn.
  • Áp dụng các biện pháp nhằm giảm thiểu phát sinh CTNH và phòng ngừa, ứng phó sự cố do CTNH

Giải pháp quản lý.

Các cơ quan quản lý nhà nước cần đánh giá chính xác, toàn diện để vừa siết chặt quản lý, vừa tạo điều kiện khuyến khích các doanh nghiệp nhựa đủ kinh nghiệm, năng lực, hợp tác với các nhà đầu tư nước ngoài xây dựng nhà máy có công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại, bảo đảm yêu cầu về môi trường. Nếu có chính sách hợp lý, chắc chắn trong tương lai gần, nước ta sẽ có khả năng sản xuất được sản phẩm nhựa kỹ thuật cao, ứng dụng ở nhiều lĩnh vực, tạo điều kiện phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước lớn mạnh. Khóa luận: Giải pháp phòng ngừa giảm thiểu ô nhiễm nhựa

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY

===>>> Khóa luận: Tác tác động môi trường khi sản xuất hạt nhựa màu

One thought on “Khóa luận: Giải pháp phòng ngừa giảm thiểu ô nhiễm nhựa

  1. Pingback: Khóa luận: Các tác động tới môi trường khi sản xuất hạt nhựa màu

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0906865464