Chia sẻ chuyên mục Đề tài Khóa luận: Các tác động tới môi trường khi sản xuất hạt nhựa màu hay nhất năm 2022 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Khóa luận: Tìm hiểu các tác động tới môi trường và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm của dự án sản xuất hạt nhựa màu dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
2.1. Tìm hiểu các tác động môi trường của dự án.
Bảng 2.1. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải và không liên quan đến chất thải.
2.1.1. Tác động đến môi trường không khí a. Bụi, khí thải từ hoạt động sản xuất Khóa luận: Các tác động tới môi trường khi sản xuất hạt nhựa màu
Căn cứ vào quy trình công nghệ, hoạt động sản xuất chính của dự án sẽ phát sinh chất thải tác động tới môi trường không khí như sau:
Bảng 2.2. Nguồn phát sinh chất thải, loại chất thải do hoạt động sản xuất.
Hơi hữu cơ từ quá trình đúc nhựa
Để phục vụ cho sản xuất, dự án sử dụng 4.700 tấn hạt nhựa các loại/năm. Hoạt động ép đùn nhựa có thể phát sinh hơi chất hữu cơ là Styren, Acrilonitril, Butadien, propylen, ethylen.
Bảng 2.3. Kết quả quan trắc môi trường không khí khu vực đúc ép nhựa.
Ghi chú:
Tiêu chuẩn so sánh:
- Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT: Quyết định của Bộ Y tế về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động và 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động.
- (1) QCVN 26:2016/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khí hậu – giá trị cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc.
- (2) QCVN 24:2016/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn – mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc.
- (-): Không có quy định.
Nhìn chung lượng khí thải chưa vượt ngưỡng cho phép. Tuy nhiên nếu tiếp xúc lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động trực tiếp.
Bảng 2.4. Nồng độ hơi các chất hữu cơ tại khu vực ép nhựa.
Căn cứ vào bảng kết quả cho thấy: Nồng độ tổng các chất hữu cơ bay hơi phát sinh tại khu vực ép đùn nhựa trong cả hai trường hợp đều nằm trong giới hạn cho phép theo Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT: Quyết định của Bộ Y tế về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động và 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động.
Tuy nhiên người lao động làm việc lâu ngày trong khu vực có thể bị tác động từ hơi các chất hữu cơ nên nhà máy sẽ có biện pháp giảm thiểu ô nhiễm cho công đoạn này. Khóa luận: Các tác động tới môi trường khi sản xuất hạt nhựa màu
Đánh giá tác động:
Styren hay vinyl benzene hoặc phenyl ethene là một hợp chất hữu cơ có công thức hóa học C6H5CH=CH2. Đây là chất lỏng không màu, nhẹ hơn nước, không tan trong nước, dễ bay hơi và có vị hơi ngọt tuy nhiên khi đậm đặc thì có mùi khó chịu. Styren là chất được dùng để sản xuất polystyren và nhiều polyme khác. Styrene là một loại chất hóa học phá vỡ DHA trong cơ thể. Styrene là một hóa chất được sử dụng để sản xuất các sản phầm như cao su, chất dẻo, chất cách điện, sợi thủy tinh, hộp đựng thức ăn… khả năng phơi nhiễm styrene lớn nhất là thông qua khói thuốc lá.
Các nghiên cứu trên cả người và động vật cho thấy phơi nhiễm styrene gây tổn thương các tế bào bạch cầu làm tăng nguy cơ bị bệnh bạch cầu hoặc u lympho, ung thư thực quản và ung thư tuyến tụy. Hạn chế sử dụng các đồ vật làm từ styrene như hộp xốp, đĩa đựng thức ăn, ly uống cà phê, cốc nước một lần. Tránh đựng đồ nóng trong những thức này, đặc biệt thức ăn dầu mỡ, vì dưới tác dụng của nhiệt ấm những hộp đựng này sẽ giải phóng ra chất styrene gây ung thư tiềm ẩn cho cơ thể.
Butadien: Butadiene là hợp chất hữu cơ có công thức (CH₂ = CH)2. Nó là một chất khí không màu, dễ dàng ngưng tụ thành chất lỏng. Nó là nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp như là một monome trong sản xuất cao su tổng hợp. Các phân tử có thể được xem như là sự kết hợp của hai nhóm vinyl. Butadien có thể tác động lên cơ thể người qua đường tiêu hóa, tiếp xúc, hô hấp.
Propylen: còn được là methyl ethylen, là một hợp chất hữu cơ không bão hòa Nó có một liên kết đôi và là thành viên đơn giản thứ hai trong nhóm hydrocacbon anken. Nó là một loại khí không màu với mùi giống như dầu mỏ. Nhựa PP có độ trong suốt, độ bóng bề mặt cao cho khả năng in ấn cao, nét in rõ.
Không màu, không mùi, không vị, không độc; có tính chất chống thấm O2, hơi nước, dầu mỡ và các khí khác. Dùng làm chai đựng nước, bình sữa cho bé, hộp bảo quản thực phẩm. Một số sản phẩm làm từ nhựa PP có khả năng chịu nhiệt tốt dùng được trong lò vi sóng.
Ethylene: là một khí cacbuahydro không no, có công thức hóa học là C 2H 4, trong cấu trúc phân tử có một liên kết đôi. Đây là một chất khí không màu, không vị, không gây độc;
Bụi từ công đoạn định lượng, trộn nguyên liệu:
Trong quá trình sản xuất có công đoạn định lượng, trộn bột màu với hạt nhựa phát sinh bụi hóa chất. Tổng lượng bột màu dự án sử dụng dự kiến là 315 tấn/năm.
Bảng 2.5. Kết quả quan trắc môi trường khu vực trộn nguyên liệu.
Như vậy, nồng độ bụi phát sinh tại công đoạn trộn nhựa với bột màu sau khi đã áp dụng biện pháp giảm thiểu (lọc bụi) sẽ nằm dưới giới hạn cho phép.
Bụi phát sinh trong quá trình này có tỷ khối thấp dễ phát tán trong môi trường không khí, có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của công nhân làm việc trong các công đoạn này.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
2.1.2. Nước thải sản xuất (nước làm mát) Khóa luận: Các tác động tới môi trường khi sản xuất hạt nhựa màu
Nước thải từ quá trình làm mát máy đúc nhựa:
Để tính lượng nước cần để làm mát cho khuôn đúc nhựa cần phải tính được nhiệt tỏa ra. Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt:
Q tỏa = Q thu = m.C.∆t
m1C1 (t1 – t) = m2. C2. (t – t2)
m1: khối lượng nhựa vào khuôn đúc: 3,62kg/mẻ (theo thông số kỹ thuật của thiết bị)
m2: khối lượng nước sử dụng
C1: nhiệt dung riêng của nhựa 1.624J/kg.K
C2: nhiệt dung riêng của nước 4.200J/kg.K
Nhiệt độ của nước và nhựa sau làm mát (380C) t1: Nhiệt độ của nhựa trước khi làm mát (2200C)
t2: Nhiệt độ của nước trong máng làm mát trước khi nhựa đi qua(320C)
m2= m1C1(t1 – t) / C2(t – t2) = 3,62 * 1624*182/ 4200*4 = 63,69 kg Như vậy, lượng nước cần để làm mát 3,62 kg nhựa là 63,69 lít nước.
Khối lượng nhựa tương ứng là 15.064 kg/ngày. Lượng nước được dùng để làm mát khuôn khi ép đùn là: 15.064*63,69/3,62 = 265.036 lít/ ngày tương ứng 265m3/ngày. Lượng nước bổ sung cho tháp giải nhiệt = Lượng nước bay hơi trong quá trình làm mát (10%) + Lượng nước thất thoát, rò rỉ (5%) = 39,75m3/ngày (1.033,5m3/tháng).
Như vậy, Lượng nước thải (rò rỉ) từ quá trình làm mát máy ép nhựa là 13,25m3/ngày. Loại nước thải này khá sạch không chứa chất gây ô nhiễm nên được thoát vào hố ga thu gom nước thải
2.1.3. Tác động đến môi trường đất.
Trong giai đoạn hoạt động, các hoạt động gây tác động đến môi trường đất là:
- Sự phát sinh, lưu chứa và thải bỏ chất thải rắn;
- Các sự cố đổ vãi xăng, dầu, CTNH dạng lỏng không kịp xử lý.
Chất thải rắn thải ra từ giai đoạn hoạt động dự án sẽ làm ô nhiễm môi trường đất tại khu vực nếu không được kiểm soát chặt chẽ và xử lý đúng quy định. Các tác động như: gây mùi hôi thối, khó chịu, làm mất mỹ quan khu vực.
Các tác động tiềm tàng đến môi trường đất trong giai đoạn này chủ yếu xuất phát từ các tai nạn đổ vãi dầu DO, chất thải có thành phần nguy hại. Mức độ nghiêm trọng của tác động này được đánh giá là thấp vì điều kiện sân bãi, kho lưu chứa được bê tông hóa cao, các vật dụng lưu trữ dung tích nhỏ dễ dàng thu gom lại khi xảy ra sự cố đổ tràn ra ngoài.
2.1.4. Tác động do chất thải rắn. Khóa luận: Các tác động tới môi trường khi sản xuất hạt nhựa màu
Chất thải rắn sản xuất
Loại hình sản xuất chủ yếu của nhà máy là gia công với quy trình công nghệ đơn giản nên khối lượng chất thải rắn phát sinh rất ít.
Khối lượng nguyên phụ liệu đầu vào là 5.015 tấn/năm. (bao gồm nguyên liệu chính, hóa chất phục vụ sản xuất)
Khối lượng sản phẩm đầu ra: 5.000 tấn/năm.
Khối lượng chất thải phát sinh dưới dạng hơi, bụi: 1.223,575 kg
Vậy khối lượng chất thải dạng nhựa (hạt, viên, bavia) phát sinh trung bình một năm = 5.015 – 5.000 – 1,223 = 13,777 tấn/năm.
Ngoài ra còn có một lượng bao bì carton, dây buộc…Thống kê khối lượng, loại chất thải sản xuất phát sinh sau dự án đi vào hoạt động cụ thể như sau:
Bảng 2.6: Thống kê khối lượng, loại chất thải sản xuất.
Đặc tính của các loại chất thải này là không bị phân hủy sinh học, một số loại có thể tái chế được, một số loại có thể xử lý bằng các đơn vị xử lý trung gian do đó tác động của chúng đến môi trường là không lớn và có thể có những biện pháp xử lý hợp lý, hạn chế phát thải ra môi trường.
2.1.5. Chất thải nguy hại.
Căn cứ vào loại hình hoạt động hiện của dự án, có thể nhận dạng các thành phần chất thải nguy hại phát sinh từ các công đoạn sau:
- Chất thải nguy hại từ hoạt động văn phòng: mực in, hộp mực in thải
- Dầu mỡ thải, dầu động cơ hộp số từ các thiết bị vận tải của dự án, ắc quy thải.
- Giẻ lau, vật liệu dính dầu mỡ từ hoạt động bảo dưỡng thiết bị máy móc.
- Bóng đèn huỳnh quang thải từ chiếu sáng
Căn cứ vào lượng thiết bị máy móc sử dụng và chu kỳ thay thế hoặc bảo dưỡng máy móc có phát sinh CTNH, ta có thể ước tính thành phần, khối lượng chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động của dự án sau khi đi vào hoạt động như sau:
Bảng 2.7: Các loại chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình hoạt động.
Tác động của chất thải nguy hại như sau:
- CTNH dạng lỏng: Các chất thải này có độc tính khi tiếp xúc với da, có tác hại với sức khỏe của công nhân trực tiếp tiếp xúc. Chất thải dạng lỏng của dự án chủ yếu là dầu thải từ quá trình bảo dưỡng máy móc. Đây là các chất dễ bắt cháy nên dễ gây ra sự cố cháy nổ. Đồng thời, đây là chất thải nguy hại gây tác động nhanh chóng đối với môi trường thông qua tích lũy sinh học và gây tác hại đến hệ sinh vật.
- CTNH dạng rắn: Là các chất thải có tác động mạnh đến môi trường nếu cháy. Các chất này nếu không được thu hồi, sẽ phát tán vào môi trường gây ô nhiễm môi trường đất, nước.
- CTNH nếu đổ thải trực tiếp ra môi trường sẽ gây tác động xấu đến chất lượng môi trường như môi trường đất, môi trường nước. Tuy nhiên với khối lượng CTNH phát sinh không lớn, nếu có các biện pháp quản lý, thu gom lưu trữ đúng quy định thì nguy cơ gây ra ô nhiễm môi trường là khá thấp.
Chủ dự án sẽ đưa ra biện pháp giảm thiểu tại chương 4 của báo cáo.
2.1.6. Tiếng ồn, nhiệt dư. Khóa luận: Các tác động tới môi trường khi sản xuất hạt nhựa màu
Tiếng ồn:
Tiếng ồn phát sinh từ hoạt động sản xuất của dự án chủ yếu từ các máy trộn, máy nghiền nhựa. Khả năng tiếng ồn tại khu vực sản xuất của dự án lan truyền tới các khu vực xung quanh được xác định như sau :
Li = Lp – ∆Ld – ∆Lc
Trong đó :
- Li : Mức ồn tại điểm tính toán, (dBA)
- Lp : độ ồn tại điểm cách nguồn 15m, (dBA)
- ∆Lc : Là mức độ giảm độ ồn khi qua vật cản. Tại khu vực dự án ∆Lc= 0.
- DLd: mức giảm độ ồn ở khoảng cách d và được tính theo công thức sau:
DLd = 20.lg [(r2/r1)](1+ a) (dBA)
a: hệ số tính đến ảnh hưởng hấp thụ tiếng ồn của địa hình mặt đất. Giả thiết khu vực sản xuất không có vật cản, khả năng lan truyền âm thanh là lớn nhất,
a = 0.
r1 : Khoảng cách từ nguồn tới điểm đo, r1 = 15 m
r2 : Khoảng cách tính toán độ giảm mức ồn theo khoảng cách ứng với Li(m) Theo thuyết minh thông số kỹ thuật của dự án thì cường độ ồn của các thiết bị máy móc chính của dự án là khá thấp, dao động từ 55 ÷ 65 (dBA). Theo Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT, đối với những người lao động liên tục 8 tiếng, giới hạn ồn cho phép không vượt quá 85 (dBA) nên tiếng ồn do hoạt động sản xuất của nhà máy được xem như không đáng kể, nằm trong GHCP tại Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT và ít có khả năng gây tác động đến công nhân lao động.
Theo thống kê của Bộ Y tế và Viện Nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật Bảo hộ lao động của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thì tiếng ồn gây ảnh hưởng xấu tới hầu hết các bộ phận trong cơ thể con người. Tác động của tiếng ồn đối với cơ thể con người còn thể hiện cụ thể ở các dải tần số khác nhau.
Bảng 2.8: Thống kê các tác động của tiếng ồn ở các dải tần số.
Độ rung:
Độ rung phát sinh từ hoạt động của các máy móc thiết bị trong nhà xưởng, từ hoạt động vận chuyển, giao thông của các phương tiện giao thông vận tải. Tác động của độ rung là gây khó chịu cho cơ thể, mất thăng bằng cho cơ thể dẫn đến thao tác sai, gây mất an toàn lao động.
Nhiệt dư:
Các nguồn nhiệt dư chủ yếu phát ra từ hệ thống ép đùn nhựa. Khi vận hành các thiết bị cùng một lúc, nhiệt dư do quá trình trao đổi nhiệt độ là khá lớn, sẽ làm gia tăng nhiệt độ cục bộ tại các khu vực đặt thiết bị ở đó. Nếu không bố trí đặt thiết bị hợp lý sẽ có khả năng tác động đáng kể đến nền nhiệt độ chung trong khuôn viên dự án, ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động. Vì vậy chủ đầu tư sẽ có biện pháp giảm thiểu tác động này. Khóa luận: Các tác động tới môi trường khi sản xuất hạt nhựa màu
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY
===>>> Khóa luận: Giải pháp phòng ngừa giảm thiểu ô nhiễm nhựa
Dịch Vụ Viết Luận Văn Ngành Luật 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://vietluanvanluat.com/ – Hoặc Gmail: vietluanvanluat@gmail.com