Chia sẻ chuyên mục Đề tài Khóa luận: Ảnh hưởng của chủ doanh nghiệp đến kết quả KD hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Khóa luận: Ảnh hưởng của năng lực kinh doanh của chủ doanh nghiệp đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp: Trường hợp nghiên cứu tại công ty TNHH Tôn Bảo Khánh dưới đây chắc hẳn sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quát hơn về đề tài này.
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Doanh nhân là người phải đồng thời vào vai của nhà kinh doanh, nhà quản trị và nhà chuyên môn trong doanh nghiệp do đó để làm tròn vai của mình, họ cần phải hội đủ những những phẩm chất và năng lực kinh doanh cần thiết như năng lực nắm bắt cơ hội, năng lực định hướng chiến lược, năng lực tổ chức – lãnh đạo, năng lực chuyên môn nghiệp vụ… để chèo lái con thuyền doanh nghiệp vượt qua bão khủng hoảng và cập đỗ bến bờ thành công. Những hạn chế về năng lực kinh doanh ảnh hưởng lớn đến việc lập chiến lược phát triển, định hướng kinh doanh và quản lý, phòng tránh các rủi ro pháp lý cho doanh nghiệp, hay nói cách khác là làm suy giảm chất lượng và kết quả hoạt động của các do nh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Công ty TNHH Tôn Bảo Khánh là một công ty sản xuất và kinh doanh tổng hợp đa ngành đồng thời đây là doanh nghiệp đã đi vào hoạt động hơn 10 năm và có nhiều giải thưởng về doanh nhân n ư d anh nhân trẻ khởi nghiệp xuất sắc, top 100 doanh nhân trẻ có ý tưởng kinh doanh độc đáo. Tuy chủ doanh nghiệp là một người còn trẻ tuổi nhưng đã sở hữu và điều hành đến tận 13 cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng và buôn bán nội thất ở khắp địa bàn Huế đồng thời cái tên Bảo Khánh khi nhắc đến thì rất nhiều người biết không chỉ ở Huế mà còn ở những tỉ h thành lận cận như Quảng Bình, Quảng Trị… mặt khác thì phương châm kinh doa h của công ty “Trung thực để làm ăn lớn” làm tôi rất ấn tượng bởi vì đa số các doanh nghiệp hiện nay luôn luôn chạy theo lợi nhuận mà quên mất đi sự trung thực. Không những vậy mà công ty còn đưa ra những chiến lược rất quan tâm đến khách hàng như là: “Đổi trả vô thời hạn không cần lý do mà khách hàng không phải chịu một chi phí nào”. Đây là những lí do tôi chọn công ty TNHH Tôn Bảo Khánh để nghiên cứu đề tài “Mối quan hệ giữa năng lực kinh doanh của doanh nhân và kết quả kinh doanh: Trường hợp nghi n cứu tại công ty TNHH Tôn Bảo Khánh”
Bên cạnh đó, xét về mặt lý luận thì mối quan hệ giữa năng lực kinh doanh của doanh nhân và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp đã nhận được sự quan tâm của nhiều học giả trên thế giới tuy nhiên, vẫn chưa có sự thống nhất về mô hình nghiên cứu và một số nghiên cứu chỉ dừng lại ở góc độ đề xuất mô hình lý thuyết. Rõ ràng, đây là một vấn đề nghiên cứu có tính cấp thiết cao. Vì vậy tôi đã chọn Công Ty TNHH Tôn Bảo Khánh để tiến hành nghiên cứu.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:
===>>> Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Tốt Nghiệp Quản Trị Kinh Doanh
2. Mục tiêu nghiên cứu Khóa luận: Ảnh hưởng của chủ doanh nghiệp đến kết quả KD
2.1 Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu của đề tài là tiến hành nghiên cứu sự ảnh hưởng của năng lực kinh doanh của chủ doanh nghiệp đến hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Tôn Bảo Khánh.
2.2 Mục tiêu cụ thể:
Hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan đến doanh nhân, năng lực kinh doanh của doanh nhân, mối qu n hệ giữa năng lực kinh doanh của doanh nhân và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Đánh giá năng lực kinh doanh của chủ doanh nghiệp và phân tích sự ảnh hưởng của năng lực kinh doanh của chủ d anh nghiệp đến kết quả kinh doanh tại Công Ty TNHH Tôn Bảo Khánh.
Đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện năng lực kinh doanh của chủ doanh nghiệp tại Công Ty TNHH Tôn Bảo Khánh.
2.3 Câu hỏi nghiên cứu:
- Lý thuyết, mô hình hay khung phân tích nào có thể phù hợp cho đánh giá, phân tích năng lực kinh doanh của doanh nhân?
- Năng lực kinh doanh của chủ doanh nghiệp tại công ty Tôn Bảo Khánh và mối quan hệ giữa năng lực kinh doanh của chủ doanh nghiệp với kết quả kinh doanh của công ty là như thế nào?
- Giải pháp nào giúp hoàn thiện năng lực kinh doanh của chủ doanh nghiệp tại Công Ty TNHH Tôn Bảo Khánh?
3. Đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là năng lực kinh doanh của chủ doanh nghiệp và sự ảnh hưởng của năng lực kinh doanh của chủ doanh nghiệp đến kết quả kinh doanh tại Công Ty TNHH Tôn Bảo Khánh.
- Đối tượng điều tra: Tất cả các nhân viên làm việc trong Công Ty TNHH Tôn Bảo Khánh.
4. Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi không gian: Công ty TNHH Tôn Bảo Khánh
Phạm vi thời gian: Đề tài thu thập số liệu thứ cấp của công ty từ năm 2016 đến 2018 và tiến hành thu thập số liệu sơ cấp từ 01/03/2018 đến 20/04/2018.
5. Phương pháp nghiên cứu Khóa luận: Ảnh hưởng của chủ doanh nghiệp đến kết quả KD
5.1 Phương pháp thu nhập số liệu:
Dữ liệu thứ cấp: Cơ cấu lao động, tình hình nguồn vốn và kết quả kinh doanh trong 3 năm từ 2015- 2017 được thu nhập dữ liệu từ các phòng ban của của công ty TNHH Tôn Bảo Khánh,
Ngoài ra còn thu thập trên báo,website của công ty, Internet và các khóa luận khác như là các sản phẩm của công ty, khái niệm của doanh nhân, chức năng và nhiệm vụ của công ty…
Dữ liệu sơ cấp:
Phỏng vấn trực tiếp các nhân viên của công ty bằng bảng hỏi.
Kích thước mẫu: Áp dụng công thức tính mẫu của Hair (2006) về kích thước mẫu ít nhất gấp 5 lần biến quan sát.Trong bài có 31 biến quan sát thì áp dụng công thức của Hair thì nên chọn mẫu là 155 nhưng do công ty có sự hạn chế về nhân viên n n kích thước mẫu mà tôi chọn là 140. Tức là điều tra tổng thể tất cả nhân viên trong công ty.
5.2 Phương pháp phân tích số liệu:
Phân tích độ tin cậy
Phân tích độ tin cậy (hệ số Cronbach Alpha) để xem kết quả nhận được đáng tin cậy ở mức độ nào. Độ tin cậy đạt yêu cầu khi hệ số Cronbach’s Alpha ≥ 0.8. Tuy nhiên, theo “Hoàng Trọng và các đồng nghiệp, 2005” thì Cronbach Alpha từ 0.6 trở lên cũng có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người được phỏng vấn trong bối cảnh nghiên cứu (trường hợp của đề tài- nghiên cứu khám phá) nên khi kiểm định sẽ lấy chuẩn Cronbach Alpha ≥ 0.6.
Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Phân tích nhân tố khám phá: được sử dụng để rút gọn tập nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến (gọi là các nhân tố) ít hơn để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết thông tin của tập biến ban đầu (Hair và các tác giả, 1998). Để thang đo đạt giá trị hội tụ thì hệ số tương quan đơn giữa các biến và hệ số chuyển tải nhân tố (factor loading) phải lớn hơn hoặc bằng 0.5 trong một nhân tố (Hair ctg (1998). Ngoài r , để đạt độ giá trị phân biệt thì khác biệt giữa các hệ số chuyển tải phải bằng 0.3 hoặc lớn hơn (Jabnoun & Al-Tamimi (2003)).
Số lượng nhân tố: được xác định dựa trên chỉ số Eigenvalue đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố. Theo tiêu chuẩn Kaiser thì những nhân tố có Eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ bị loại khỏi mô hình nghiên cứu. Phương pháp trích hệ số được sử dụng trong nghiên cứu này là Pri ipal Components Factoring với phép xoay Varimax.
Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích được từ 50% trở lên.
Thống kê mô tả
Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc ính cơ bản của dữ liệu thu thập được. Thống kê mô tả và thống kê suy luận cũng cung cấp những tóm tắt đơn giản về mẫu và các thước đo. Phân tích thống kê tần số để mô tả các thuộc tính của nhóm mẫu khảo sát theo các đặc điểm năng lực của doanh nhân. Ngoài ra, thông qua việc biểu diễn dữ liệu bằng đồ thị có thể giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát và so sánh được sự khác biệt trong mức độ đánh giá giữa các nhóm đối tượng khác nhau.
Phân tích hồi quy tuyến tính bội
Phân tích hồi quy tuyến tính bội: được sử dụng để mô hình hoá mối quan hệ nhân quả giữa các biến, trong đó một biến gọi là biến phụ thuộc (hay biến được giải thích) và các biến kia là các biến độc lập (hay biến giải thích). Mô hình này sẽ mô tả hình thức của mối liên hệ và mức độ tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc. Tương ứng với nội dung nghiên cứu của đề tài này, biến phụ thuộc là kết quảkinh doanh, còn các biến độc lập là các năng lực kinh doanh của chủ doanh nghiệp tại công ty TNHH Tôn Bảo Khánh.
Phân tích hồi quy được thực hiện bằng phương pháp hồi quy từng bước (Stepwise) với phần mềm SPSS.
Mức độ phù hợp của mô hình được đánh giá bằng hệ số R2 điều chỉnh. Giá trị R2 điều chỉnh không phụ thuộc vào độ lệch phóng đại của R2 do đó được sử dụng phù hợp với hồi quy tuyến tính đa biến.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1Khái niệm và vai trò của doanh nhân
1.1.1 Khái niệm doanh nhân Khóa luận: Ảnh hưởng của chủ doanh nghiệp đến kết quả KD
Doanh nhân là ai?Hiện nay đã có hàng chục định nghĩa khác nhau về doanh nhân được công bố với nhiều quan niệm và cách hiểu khác nhau.
Định nghĩa doanh nhân theo tiêu chí nghề nghiệp của họ trong xã hội. Cách định nghĩa này dựa vào sự giải thích từ “doanh nhân” của các từ điển.Có sự khác nhau trong quan niệm của giới học thuật nước ta về việc giải nghĩa từ doanh dẫn đến cách hiểu không giống nhau về danh từ doanh nhân.Từ điển từ và việt Hán – Việt hán của GS. Nguyễn Lân chú giải từ “doanh” theo ba nghĩa (1) doanh là lo toan làm ăn; (2) là đầy đủ và (3) là biển lớn. Hiểu theo nghĩa (1), thì doanh nhân có nghĩa rất rộng, gồm tất cả những người biết lo toan làm ăn; là tất cả những người làm việc trong lĩnh vực kinh tế, trước hết là nhóm người làm công việc quản lí kinh tế, bao gồm những người làm công việc quản lý nhà nước về kinh tế và những người hoạt động trong các doanh nghiệp, cả doanh nghiệp công ích không ó mục tiêu vị lợi lẫn doanh nghiệp kinh doanh vị lợi. Quan niệm như trên là quá rộng, hông phân biệt được doanh nhân với những đối tượng khác cùng trong lĩnh vực hoạt độ g kinh tế.
Quan niệm thứ hai về doanh nhân lại quá hẹp, chỉ bao gồm các ông chủ doanh nghiệp tư nhân, không bao gồm những người lãnh đạo các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN). Tác giả Nguyễn Đức Thạc (2005) định nghĩa:“Doanh nhân là những người chủ thực sự những quan hệ kinh tế trong các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp tư nhân, từ quan niệm sở hữu đến quan niệm điều hành và các quan hệ phân phối. Doanh nhân là những “ông chủ” doanh nghiệp tư nhân”.Quan niệm như vậy đã loại những người làm kinh doanh cá thể, hộ gia đình và DNNN khỏi khái niệm doanh nhân.
Quan niệm thứ ba về doanh nhân đã cố gắng khắc phục tính chất quá rộng hoặc quá hẹp của hai quan niệm trên GS. Trần Ngọc Thêm (2006) chú giải kinh doanh theo nghĩa đen là “Quản lý kinh tế” còn doanh nhân là “Người quản lý” “ là người làm kinh doanh”. Cuốn bài giảng Văn hóa kinh doanh do Đại học Kinh tế Quốc dân xuất bản năm 2006 chọn cách giải thích từ Hán-Viêt “doanh” là lãi, “nhân” là người; “doanh nhân” là nười làm kinh doanh để kiếm lời.
Muốn biết doanh nhân là ai thì cận nhận biết thế nào là kinh doanh. Kinh doanh, theo nghĩa rộng, là tất cả các hành vi có mục đích vị lợi, nhằm đạt được lợi nhuận cho chủ thể. Doanh nhân là một khái niệm rộng chỉ nhiều loại đối tượng theo lĩnh vực hoạt động (sản xuất, dịch vụ, thương mại…) và quy mô khác nhau (cá thể, hộ gia đình, doanh nghiệp…). Hiện nay, trên thế giới cũng như nước ta, nói đến doanh nhân là người nghĩ ngay tới nhóm đối tượng tiêu biểu nhất của nó là những người sáng lập và lãnh đạo các doanh nghiệp, nhất là các tập đoàn, công ty lớn. Hiểu như vậy là đúng nhưng chưa đủ.
Theo Ông Vũ Tiến Lộc (2005), chủ tịch Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam định nghĩa: “Doanh nhân là nhà đầu tư, nhà quản lý, là người chèo lái con thuyền doanh nghiệp mà điểm khác biệt của doanh nhân với những người khác là ở chỗ họ là người dám chấp nhận mạo hiểm, rủi ro khi dấn thân vào con đường kinh doanh”.
Theo nhà nghiên cứu Vũ Quốc Tuấn (2007) , trong bài “Doanh nhân Sài Gòn cuối tuần”, ngày 13/10/2007, Viết: “ Nói một các chặt chẽ, doanh nhân là những người chủ doanh nghiệp trực tiếp kinh doanh doanh nghiệp của mình, những người được cử hoặc thuê để quản lý doanh nghiệp, thực hiện nhiệm vụ kinh doanh; trách nhiệm và lợi ích của họ gắn liền với kết quả kinh doanh của doanh ng iệp, mà yêu cầu đầu tiên của họ là phải có đủ điều kiện để sáng tạo, không ngừng phát riển doanh nghiệp”.
Theo Drucker(1985) cho rằng “Doanh nhân là một bộ phận không phổ biến về mặt số lượng. Họ là người sáng tạo nên cái mới, sự khác biết, họ thay đổi giá trị… họ nhận thấy rằng sự thay đổi là một điều hiển nhiên”.
Doanh nhân thành đạt thường có địa vị cao quý trong xã hội và là “Biểu tượng của chủ nghĩa cá nhân, động lực và khả năng trực giác…là hiện thân của chủ nghĩa tài chính” (Ehrlich, 1986).
Bolton và Thompson (2007) thì cho rằng doanh nhân là “Người có thói quen sáng tạo và cải tiến để tạo dựng điều gì đó trên cơ sở của việc nhận thức những cơ hội có giá trị xung quanh”.
Theo Zimmerer và Scarborough (2005) thì doanh nhân là “Người tham gia vào tiến trình khởi sự kinh doanh trong bối cảnh phải luôn đương đầu với rủi ro và sự không chắc chắn nhằm đạt được lợi nhuận và sự tăng trưởng thông qua việc xác định được những cơ hội quan trọng và huy động những nguồn lực cần thiệt”.
Tóm lại, có rất nhiều định nghĩa và quan niệm về doanh nhân và không có một định nghĩa hay quan niệm nào trong số đó thừa nhận là chính xác và trọn vẹn bởi sự đa dạng và phức tạp trong chức năng và nhiệm vụ mà một doanh nhân phải thực hiện trên con đường khởi nghiệp (Henry, Hills & Leitch, 2003). Các tác giả trên đã đưa ra những khái niệm dưới các khía cạnh và góc độ khác nhau. Tuy nhiên, giữa họ có những quan điểm chung khi bàn luận về doanh nhân là người kết hợp các yếu tố sản xuất và tổ chức quá trình sản xuất, kinh doanh để tạo ra giá trị mới cao hơn, không phân biệt hình thức sỡ hữu, loại hình và quy mô kinh doanh. Một cách chung nhất, doanh nhân là người chấp nhận rủi ro, nhà tổ chức sản xuất, kinh doanh và là người cải cách sáng tạo. Vì vậy, một doanh nhân có thể được xác định như là người cố gắng tạo ra những giá trị mới, tổ chức sản xuất và chấp nhận rủi ro, mạo hiểm và xử lý các yếu tố không chắc chắn mang tính kinh tế liên quan đến DN.
Hiểu theo nghĩa rộng thì doanh nhân là những người có vị trí trong một doanh nghiệp và làm công ăn việc quản trị trong DN. Họ là những người có năng khiếu đặc biệt về kinh doanh, có kỹ năng đặc biệt về kinh doa , có kinh nghiệm phong phú để ứng dụng trong kinh doanh. Doanh nhân phải là người có năng lực quản lý, quản trị hơn hẳn những người khác.Doanh nhân được xem là một nghề như nhiều nghề khác trong xã hội. Vai trò chính của doanh nhân là xây dựng các DN, vận hành, phát triển chúng để làm ra hàng hóa, dịch vụ cho xã hội, giải quyết công ăn việc làm cho người dân. Doanh nhân phải làm ra lợi nhuận và biết đóng góp cho xã hội.
Trên cơ sở tổng hợp các quan điểm nghiên cứu trên của các tác giả thì trong phạm vi đề tài này “Doanh nhân là chủ doanh nghiệp, trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận và sự phát triển, là người dám chấp nhận những rủi ro và có khả năng đổi mới sáng tạo”.
1.1.2 Vai trò của doanh nhân đối với phát triển kinh tế và xã hội Khóa luận: Ảnh hưởng của chủ doanh nghiệp đến kết quả KD
Lịch sử phát triển của doanh nhân Việt Nam đã bắt đầu với những trang phong phú, sinh động, bước đầu xác định vị trí và vai trò của doanh nhân trong lịch sử hiện đại của dân tộc. Trong nền kinh tế thị trường, doanh nhân là người có vai trò quyết định sự phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, góp phần quan trọng tạo việc làm và đóng góp cho ngân sách nhà nước, đồng thời tham gia phát triển văn hóa, xã hội. Vai trò của đội ngũ doanh nhân còn gắn liền với vai trò của đội ngũ DN ở nước ta. Cụ thể:
Một là, doanh nhân là một bộ phận quan trọng của lực lượng xã hội chủ yếu quyết định giải phóng lực lượng sản xuất, thúc đẩy nhanh quá trình CNH-HĐH và tạo ra chuỗi giá trị mới cho xã hội.
Đội ngũ doanh nhân nước ta ra đời và phát triển cùng với quá trình hình thành mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong mô hình đó, doanh nhân chính là hạt nhân của mô ình DN. Sự phát triển nhanh của đội ngũ doanh nhân gắn liền với sự phát triển nhanh của khu vực DN. Thực tế cho thấy, chính sự tăng trưởng và phát triển của DN là yếu tố quyết định đến tăng trưởng cao và ổn định của nền kinh tế những năm qua. DN phát triển nhanh những năm gần đây đã làm cho tỷ trọng đóng góp của khu vực này vào GDP tăng nha . Lợi ích cao hơn mà tăng trưởng DN đem lại là góp phần giải phóng và phát triển sức sản xuất, huy động và phát huy nội lực vào phát triển kinh tế xã hội, tạo ra khối lượng hàng hóa và dịch vụ lớn hơn, phong phú hơn, chất lượng tốt hơn, thay thế được nhiều mặt hàng phải nhập khẩu, góp phần quan trọng cải thiện và nâng cao mức tiêu dùng trong nước và tăng kim ngạch xuất khẩu, đó cũng là yếu tố giữ cho nền kinh tế ổn định và phát triển những năm qua.
Doanh nhân Việt Nam còn là một trong những trụ cột của chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo. Các DN đã tạo điều kiện cho người nghèo tham gia vào thị trường, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người lao động và thu hút lao động dôi dư, một trong những nhiệm vụ quan trọng hiện nay.
Hai là, doanh nhân là lực lượng tạo lập mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh mới – mô hình DN, đại biểu cho lực lượng sản xuất mới.
Trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế ở nước ta từ năm 1986 đến nay, doanh nhân là nhân tố quan trọng, quyết định sự tồn tại và phát triển của DN và các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh hiện đại. Doanh nhân là lực lượng chủ yếu tạo lập và phát triển một mô hình tổ chức kinh doanh mới- mô hình DN hiện đại, đại biểu cho lực lượng sản xuất mới trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Các DN, doanh nhân thuộc các thành phần kinh tế vừa hợp tác, bổ sung cho nhau, vừa cạnh tranh và thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Ba là, doanh nhân là lực lượng có vai trò quyết định trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của DN, của quốc gia và thúc đẩy hội nhập kinh tế.
Có thể nói, doanh nhân là người quyết định thành bại của DN trong cạnh tranh.Thị trường luôn biến động k ôn lường, luôn tồn tại cơ hội và thách thức.Bởi vậy, hơn ai hết, doanh nhân phải là người hiểu được đối thủ cạnh tranh của mình, phải giành được ưu tiên trên thị trường.
Trong tiến trình hội nhập của bất kỳ nền inh tế nào, doanh nhân luôn là những chiến sỹ đi đầu, là cầu nối giữa nền kinh tế trong nước và thế giới.Chính doanh nhân là người tạo dựng nên thương hiệu và uy tín của một đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa.Thông qua các sản phẩm hàng hóa và thương iệu Việt Nam, doanh nhân góp phần nâng cao vị thế của dân tộc trên trường quốc tế.
Thêm vào đó, sự phát triển nhanh chóng của đội ngũ doanh nhân, DN, đặc biệt là DN ngành công nghiệp, là nhân tố đảm bảo cho việc thực hiện các mục tiêu CNH-HĐH đất nước, nâng cao hiệu quả kinh tế, giữ vững ổn định và tạo vị thế mạnh hơn về năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong quá trình hội nhập. Khóa luận: Ảnh hưởng của chủ doanh nghiệp đến kết quả KD
Bốn là, doanh nhân góp phần tạo lập cơ cấu giai cấp xã hội mới, giữ vững ổn định chính trị-xã hội.
Với lực lượng doanh nhân đông đảo và đang tiếp tục tăng nhanh nói trên, trong cơ cấu giai tầng Việt Nam đã và đang hình thành một tầng lớp xã hội mới- tầng lớp doanh nhân. Cùng với giai cấp công nhân, nông dân và đội ngũ doanh nhân của Việt Nam đã và đang tích cực tham gia vào công cuộc đổi mới đất nước.
Đội ngũ doanh nhân, với trách nhiệm lớn lao đối với vận mệnh dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng, là lực lượng xung kích trong phát triển kinh tế, góp phần quan trọng vào việc giữ vững ổn định kinh tế- chính trị- xã hội. Hơn thế, với tư cách là một tầng lớp xã hội, doanh nhân ngày càng có vai trò và vị thế chính trị quan trọng, tham gia vào hệ thống chính trị, các tổ chức xã hội- nghề nghiệp, góp phần xây dựng xã hội dân sự ở nước ta.
Năm là, doanh nhân có vai trò quan trọng trong tư vấn hoạch định chính sách, xây dựng hệ thông chính trị và góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Thông qua các cơ quản lý Nhà nước và các tổ chức đại diện của mình, doanh nhân Việt Nam đã đóng vai trò là một kênh tham mưu quan trọng trong xây dựng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Nhiều doanh nhân là đại biểu quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân các cấp, Ủy viên Ban chấp hành Mặt trận tổ quốc Việt Nam, thành viên của các tổ chức chính trị xã hội… Đồng thời, doanh nhân Việt cũng tích cực tham gia vào việc xây dựng chính sách phát triển kinh tế xã – hội của ngành, địa phương.
Bên cạnh đó, sự phát triển của các DNTN ở nước ta rong thời gian qua chính là nhân tố quyết định thúc đẩy đa dạng hóa các loại hình sỡ hữu, các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh, tạo môi trường cạnh tranh giữa các chủ thể, các thành phần kinh tế.Trên cơ sở đó, mô hình kinh tế thị trường từng bước được xác lập. Vì vậy, có thể nói, lực lượng chủ lực tạo nên môi trường kinh doanh và mô hình kinh tế thị trường là đội ngũ doanh nhân.
Sáu là, đội ngũ doanh nhân và DN đã góp phần giải quyết tốt hơn các vấn đề xã hội.
Những năm gần đây, sản phẩm hàng hóa và dịch vụ do khối DN tạo ra ngày càng phong phú, đa dạng về chủng loại mặt hàng, chất lượng hàng hóa, dịch vụ được nâng lên, do đó đã giải quyết cơ bản nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ ngày càng cao của toàn xã hội, góp phần nâng cao mức sống vật chất của dân cư và tăng nhanh lượng hàng hóa xuất khẩu. Nhiều sản phẩm trước đây thường phải nhập khẩu cho tiêu dùng thì nay đã được các DN sản xuất thay thế và được người tiêu dùng trong nước tín nhiệm như: Ô tô, xe máy, phương tiện vận tải, các mặt hàng đồ điện, điện tử, may mặc, thực phẩm, đồ uống, hóa mỹ phẩm, đồ dùng gia đình, sản phẩm phục vụ xây dựng…
Nhờ đó, vai trò và vị thế của doanh nhân đang ngày càng được xã hội đề cao và trên trọng, bằng chứng là trong số gần 100 doanh nhân ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XVIII, 38 người trúng cử. Điều này cho phép doanh nhân có tiếng nói hơn trong các vấn đề phát triển kinh tế xã hội liên quan đến hoạt động của mình.
1.1.3 Vai trò của doanh nhân đối với doanh nghiệp Khóa luận: Ảnh hưởng của chủ doanh nghiệp đến kết quả KD
Doanh nhân và DN là hai chủ thể luôn song hành với nhau. Trong phạm vi DN, doanh nhân có vai trò quyết định tới sự phát triển của doanh nghiệp do doanh nhân lãnh đạo. Vì vậy, việc phân tíc , đánh giá vai trò của doanh nhân trên nhiều mặt được thể hiện thông qua hoạt đông của d anh nghiệp do doanh nhân lãnh đạo. Vai trò của doanh nhân đối với DN thể hiện trên một nội dung sau đây (Hoàng Văn Hoa, 2010).
Thứ nhất, doanh nhân là người lãnh đạo, trực tiếp điều hành DN, quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Như đã nêu trên, trong nền kinh tế thi trường, doanh nhân có thể là chủ sở hữu, người trực tiếp thành lập DN, hoặc người được ủy quyền, được thuê quản ý, điều hành DN. Trong mỗi DN, doanh nhân là người lãnh đạo cấp cao, trực tiếp hoạch định chính sách phát triển doanh nghiệp, tổ chức triển khai các hoạt động của DN, đại diện DN chịu trách nhiệm về mặt pháp lý của DN, chịu trách nhiệm hoàn toàn về các hoạt động sản xuất kinh doanh, về các lợi ích ch ng và kết quả cuối cùng của DN.
Thứ hai, doanh nhân là người tổ chức lực lượng sản xuất của DN. Doanh nhân là người giữ vai trò quyết định trong việc xây dựng và thực thi chiến lược của DN, trực tiếp lập kế hoạch và phân bổ, sử dụng các nguồn của DN; kiểm tra, đanh giá mức độ thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. Họ giữ vai trò quyết định đối với việc ứng dụng khoa học- công nghệ, tổ chức phân công, hợp tác kinh doanh của doanh nghiệp.
Thứ ba, doanh nhân là người có vai trò quyết định nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.Họ quyết định thành bại của doanh nghiệp trong cạnh tranh.Vì vậy, doanh nhân là người hơn ai hết phải hiểu đối thủ cạnh tranh, phải giành được ưu thế trong cạnh tranh.
Thứ tư, doanh nhân là người sáng tạo ra giá trị của DN. Mỗi DN trong quá trình phát triển phải tạo cho mình một giá trị riêng. Vai trò của doanh nhân là phải sáng tạo cho mình một giá trị riêng. Vai trò của doanh nhân là phải sáng tạo ra những giá trị có tính cá biệt của doanh nghiệp để vừa đáp ứng được nhu cầu thị trường, thỏa mãn được người tiêu dùng lại vừa khác với đối thủ cạnh tranh, đảm bảo sự tồn tại và phát triển.
Thứ năm, doanh nhân là người xây dựng chiến lược kinh doanh và hoạch định các chính sách phát triển DN. Trong quá trình thực hiện các chính sách cụ thể, doanh nhân có trách nhiệm hạn chế đến mức thấp nhất mọi rủi ro của DN, bao gồm rủi ro tài chính cũng như rủi ro bên ngoài.
Thứ sáu, doanh nhân là người tạo lập và xây dựng các mối liên kết trong và ngoài DN. Lãnh đạo DN là người thường xuyên tiếp xúc với các đối tác, khách hàng, các hiệp hội, cơ quan chính quyền. Trong quá trình đó, doanh nhân thu thập các nguồn thông tin và tạo sự ủng hộ cần thiết cho DN. Vì thế, họ còn là những nhà hoạt động xã hội.
Như vậy:
Vai trò chủ chốt của các doanh nhân là xây dựng các doanh nghiệp của mình về vận hành và phát triển chúng thật tốt để làm ra hàng hóa chất lượng, uy tín và đáng tin cậy. Giải quyết được các dịch vụ cho xã hội, giải quyết công ăn việc làm ỗn định cho người dân không chỉ quốc gia mình mà còn cho người dân của các quốc gia khác.
Doanh nhân trước hết phải làm ra lợi nhuận và biết đóng góp tích cực cho xã hội. Hầu hết các doanh nhân tập hợp trong một tầng lớp xã hội gọi là tầng lớp doanh nhân. Từ xưa đến bây giờ thì doanh nhân Việt Nam chủ yếu cố gắng chiếm lĩnh thị trường nội địa trong nước. Nhưng nay các doanh nhân Việt Nam đã bắt đầu có những bước tiến mới đầu tư lớn ra nước ngoài.
Doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ phát triển kinh tế mạnh mẽ như hiện nay muốn phát triển cũng rất khốc liệt khi phải cạnh tranh thương trường với các doanh nhân của thế giới.
Những yêu cầu, đòi hỏi từ khách hàng, cũng như người dân cũng vì vậy mà ngày càng cao. Do vậy, xã hội có cái nhìn ngày càng khắt khe hơn đối với doanh nhân về bổn phận, phải có trách nhiệm trước cộng đồng, xã hội.
Các doanh nhân muốn phát triển doanh nghiệp bền vững phải luôn tuân thủ không chỉ những chuẩn mực về bảo đảm sản xuất – kinh doanh phải có lợi nhuận, thậm chí siêu lợi nhuận, mà còn cả những chuẩn mực về bảo vệ môi trường thiên nhiên, môi trường lao động, về thực hiện bình đẳng giới, an toàn lao động, quyền lợi về lao động, quyền lợi đào tạo và phát triển của nhân viên, góp phần phát triển cộng đồng, bao hàm cả các hoạt động thực hiện an sinh xã hội như nhân đạo, từ thiện.
1.2 Năng lực kinh doanh của doanh nhân
1.2.1 Khái niệm năng lực Khóa luận: Ảnh hưởng của chủ doanh nghiệp đến kết quả KD
Năng lực (NL) có 2 đặc trưng cơ bản: Một là được bộc lộ qua hoạt động; Hai là đảm bảo hoạt động có hiệu quả. Ở đầu vào (cấu trúc bề mặt), NL được tạo thành từ tri thức, kĩ năng và thái độ.Ở đầu ra (cấu trúc bề sâu), các thành tố đó trở thành NL hiểu, NL làm và NL ứng xử. Mỗi NL ứng với một loạ hoạt động, có thể phân chia thành nhiều NL bộ phận; bộ phận nhỏ nhất, gắn với hoạt động cụ hể là kĩ năng (hành vi). Các NL bộ phận có thể đồng cấp với nhau, bổ sung cho nhau, nhưng cũng có thể là những mức độ phát triển khác nhau.Cách hiểu về NL là cơ sở để đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả giáo dục.
Theo tổ chức và hợp tác và phát triển kinh tế Thế giới (OECD) quan niệm năng lực là “Khả năng đáp ứng một cách hiệu quả những yêu cầu phức hợp trong một bối cảnh cụ thể.”
Chương trình Giáo dục Trung học (GDTH) bang Quesbec, Canada năm 2004 xem năng lực “Là một khả năng hành động hiệu quả bằng sự cố gắng dựa trên nhiều nguồn lực”.
Denyse Tremblay (2012) cho rằng năng lực là “Khả năng hành động, thành công và tiến bộ dựa vào việc huy động và sử dụng hiệu quả tổng hợp các nguồn lực để đối mặt với các tình huống trong cuộc sống”.
Còn theo F.E Weinert (2014), năng lực là “ tổng hợp các khả năng và kỹ năng sẵn có hoặc học được cũng như sẵn sang của HS nhằm giải quyết những vấn đề nảy sinh và hành động một cách có trách nhiệm, có sự phê phán để đi đến giải pháp.
Theo cách hiểu của Trần Trọng Thủy và Nguyễn Quang Uẩn (2009).“NL là tổng hợp những thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định, nhằm đảm bảo việc hoàn thành có kết quả tốt trong lĩnh vực hoạt động ấy”.
Cách hiểu củ Đặng Thành Hưng (2005): NL là thuộc tính cá nhân cho phép cá nhân thực hiện thành công hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể.
Dựa vào những khái niệm trên thì theo tôi “Năng lực là sự kết hợp giữa kiến thức, kỹ năng, hành vi, thái độ và một số đặ điểm cá nhân khác của cá nhân, phù hợp với những yêu cầu của một hoạt động nhất định và đảm bảo cho hoạt động có hiệu quả”.
1.2.2. Khái niệm năng lực kinh doanh và một số mô hình nghiên cứu năng lực kinh doanh của doanh nhân. Khóa luận: Ảnh hưởng của chủ doanh nghiệp đến kết quả KD
1.2.2.1. Khái niệm năng lực kinh doanh
So với nhà quản trị thì doanh nhân là người phải đảm nhiệm rất nhiều hoạt động liên quan đến các lĩnh vực khác nhau trong tổ chức như là hoạt động chức năng, quản trị và đặc biệt là kinh doanh. Công việc mà họ đảm trách rất phức tạp và có thể thực hiện một cách hiệu quả thông qua những hành vi hợp lý. Những hành vi này được kết tinh từ một số đặc điểm cá nhân như là niềm tin, động cơ, vai trò xã hội, kiến thức và tính cách ( Bird, 1995) giúp doanh nhân thực hiện hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả và thành công.
Trên nền tảng lý thuyết về năng lực của Boyatzis (1982) thì năng lực kinh doanh có thể được định nghĩa như là những đặc điểm cần thiết của một cá nhân để khởi sự kinh doanh, để tồn tại và phát triển (Bird, 1995).Những đặc điểm này bao gồm các yếu tố di truyền, kiến thức, động cơ, tính cách, hình ảnh cá nhân, vai trò xã hội và kỹ năng của cá nhân.Một trong số nhưng năng lực kinh doanh là bẩm sinh trong khi số khác là có thể được hun đúc từ quá trình học tập, đào tạo và phát triển.
Man và cộng sự (2002) cho rằng năng lực kinh doanh là sự tựu trung của những đặc điểm đặc biệt giúp thể hiện một cách đầy đủ những khả năng của một doanh nhân để hoàn thành xuất sắc công việc và những đặc điểm cá nhân này bao gồm kiến thức, kỹ năng, tính cách được hình thành từ sự giáo dục, đào tạo, nền tảng gia đình, kinh nghiệm và một số đặc điểm nhân chủng học khác.
Muzychenko và Saee (2004) phân biệt những khía cạnh di truyền với những khía cạnh có thể đạt được của năng lực cá nhân. Nguồn gốc nguyên thủy của tính cách, thái độ, hình ảnh cá nhân và vai trò xã hội được biết đến như là “Những nhân tố bên trong” và những nhân tố như là kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm hình thành thông qua quá trình trải nghiệm công việc, lĩnh ội từ lý thuyết hay thực hành thành công quá trình trải nghiệm công việc, lĩnh hội từ lý thuyết hay thực hành được biết đến như là “Những nhân tố bên ngoài”. Những thuộ tính bên trong năng lực thì mang tính bẩm sinh và khó thay đổi trong khi những thuốc tính bên ngoài có thể đạt được và phát triển thông qua quá trình giáo dục, rèn luyện những nă g lực này thường được nghiên cứu như là một phần đặc điểm của người chủ sỡ hữu (Gibb, 2005; McGregor & Tweed, 2001).
Theo Mitchelmore và Rowley (2010) năng lực kinh doanh được biết đến như là một nhóm các năng lực liên quan và cần thiết cho tiến trình khởi nghiệp và kinh doanh. Trên cơ sở tham khảo nghiên cứu của Bird (1995), Mitchelmore và Rowley (2010) định nghĩa năng lực kinh doanh là “Sự kết tinh của những đặc điểm cần thiết như là kiến thức, động cơ, tính cách, hình ảnh cá nhân, vai trò xã hội và kỹ năng giúp cho việc khai sinh, duy trì và phát triển một sự nghiệp kinh doanh”.
Nghiên cứu này cũng dựa trên quang niệm rằng “Năng lực kinh doanh là những đặc điểm cá nhân bao gồm thái độ và hành vi giúp doanh nhân đạt được và duy trì sự thành công trong kinh doanh” (Ahmad, 2007). Một trong những thách thức lớn nhất khi đo lường năng lực kinh doanh của doanh nhân làm việc đo lường các thuộc tính cá nhân bên trong tạo nên năng lực như là nhu cầu thành đạt, xu hướng chấp nhận rủi ro, sự tự tinh bởi đây là những thuộc tính không thể quan sát trực tiếp nên cách thức được tiến hành thường được thực hiện là thông qua sự tường thuật cà nhân, phân tích nội tâm và sự liên hệ thông qua biểu hiện hành vi của doanh nhân.
Tóm lại, trên cơ sở tham khảo những định nghĩa khác nhau về năng lực kinh doanh của các nghiên cứu trước đây thì trong khuôn khổ của đề tài này “Năng lực kinh doanh là sự kết hợp giữa kiến thức, kỹ năng, hành vi, thái độ và một số đặc điểm cá nhân khác của doanh nhân nhằm đáp ứng các yêu cầu của hoạt động kinh doanh từ đó giúp hộ đạt được và duy trì sự thành công trong kinh doanh”.
1.2.2.2 Một số mô hình nghiên cứu về năng lực kinh doanh của doanh nhân Khóa luận: Ảnh hưởng của chủ doanh nghiệp đến kết quả KD
Một số mô hình năng lực kinh doanh được xây dựng từ những nghiên cứu trên đối tượng là chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa và chu kỳ kinh doanh Snell và Lau (1994) đã tiến hành nghiên cứu định tính về năng lực kinh doanh của 21 doanh nghiệp nhỏ và vừa do người Trung Quốc làm chủ ở Hồng Kong. Bảng hỏi mở được sử dụng để phỏng vấn chủ ác doanh nghiệp. Thông qua quang điểm của những đối tượng được phỏng vấn thì nghiên cứu này cho rằng năng lực kinh doanh của doanh nhân được cấu thành các thành phần sau: Có mục tiêu và tầm nhìn, khả năng thiết lập chiến lược kinh doanh hiệu quả, khả năng quản rị nguồn nhân lực và chiến lược, khả năng phát huy văn hóa học tập, khả năng duy rì mối quan hệ với khách hàng/ đối tác, khả năng định hướng bởi chất lượng. Không chỉ dừng lại ở bước nghiên cứu định tính, nghiên cứu này sau đó được tác giả kiểm định lại tính giá trị và độ tinh cậy để suy rộng kết quả nghiên cứu thông qua các kỹ thuật nghiên cứu định lượng với một kích thước mẫu lớn hơn.
Tương tự, Thompson & ctg (1997) đã thực hiện nghiên cứu với 30 doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Bắc IreLand và chỉ ra được những năng lực kinh doanh mà một doanh nhân cần có vào các giai đoạn khác nhau của chu kỳ phát triển doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp ở giai đoạn khởi đầu thì một số năng lực sau được cho là quan trọng như là: Năng lực chiến lược, thích nghi với sự thay đổi, tập trung, không sợ hãi, có động lực, có kỹ năng giao tiếp, khả năng tạo biên lợi nhuận, tầm nhìn toàn cầu, khả năng động viên người khác. Khi doanh nghiệp ở thời kỳ tăng trưởng thì một số năng lực khác lại trở nên cần thiêt như: Năng lực quản lý tài chính, năng lực Marketing, năng lực dùng người, năng lực xã hội, hiểu biết về môi trường kinh doanh, nắm bắt được nhu cầu và thị hiếu của khách hàng, khả năng huấn luyện và đào tạo nhân sự, khả năng giải quyết vấn đề, dám mạo hiểm, trung thực và liêm chính, có kỹ năng bán hàng.
Vào năm 2002, một nghiên cứu được thực hiện bởi Winterton ở Mỹ và tác giả đã chỉ ra 4 nhóm năng lực kinh doanh gồm có: Năng lực nhận thức, năng lực chức năng, năng lực nhân sự, năng lực thích nghi. Theo tác giả, năng lực nhận thức đó là hiểu về ngành và lĩnh vực kinh doanh.Năng lực chức năng bao gồm năng lực quảng lý mục tiêu, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng quản trị nguồn nhân lực. Năng lực nhân sự ám chỉ hành vi đạo đức, tạo lập nhóm hoạt động, giao tiếp, định hướng kết quả, ảnh hưởng người khác, quản trị bản thân, tìm kiếm thông tinh. Cuối cùng là năng lực thích nghi được đề cặp đến như là khả năng ứng phó với sự thay đổi, học tập, dự báo và cải tiến (Winterrton, 2002).Tuy nhiên mô hình năng lực kinh doanh của tác giả vẫn chưa được kiểm chứng thực nghiệm.
Một số mô hình năng lực kinh doanh dã được kiểm chứng thực nghiệm
Một số mô hình năng lực kinh doanh được thảo luận ở trên đóng vai trò hết sức quan trọng cho những nghiên cứu tiếp theo đù rằng c úng chưa được kiểm chứng thực nghiệm. Theo Bird (1995) và Kigguundu (2002) việc tiến đến hành các nghiên cứu thực nghiệm đã kiểm chứng các mô hình năng lực kinh doanh là một điều cần thiết.Tuy nhiên, chỉ một vài nghiên cứu được phát triển xa hơn thông qua các nghiên cứu thực nghiệm để kiểm chứng giá trị và độ tin cậy của mô hình (Chandler & Jansen, 1992; Georgellis et al. 2004; Man, 2001; Martin & Staines, 1994; McGee & Peterson, 2000).Một trong số những nghiên cứu này được thực hiện bởi Chandler và Jansen (1992) trên 134 chủ doanh nghiệp ở Utah, (Hợp chủng quốc Hoa Kỳ). Kết quả nghiên cứu xác định được một số năng lực kinh doanh quan trọng là: Năng lực nhận thức cơ hội, năng lực chính trị, động cơ khởi nghiệp, năng lực xã hội, năng lực thực hành. Những năng lực này có mối quan hệ chặt chẽ với sự thành công của doanh nghiệp.Phân tích nhân tố khám phá được thực hiện để kiểm tra tính nhất quán nội tại.Một phát hiện quan trọng từ nghiên cứu này là năng lực quản lý và năng lực kỹ thuật là 2 năng lực kinh doanh được cho là nổi trội của các doanh nhân thành đạt. Hạn chế mà nghiên cứu này phải gặp phải là phạm vi nghiên cứu nhỏ do đó, Admad(2007) cho rằng các nghiên cứu tiếp theo nên cân nhắc khi kế thừa mô hình này trong những bối cảnh nghiên cứu khác.
Một nghiên cứu khác với phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng được áp dụng của 2 tác giả Martin và Stains (1994). Trong nghiên cứu này 30 chủ doanh nghiệp và nhà quản trị được phỏng vấn trực tiếp và 150 đối tượng điều tra khác được quan sát qua email. Nghiên cứu này được thực hiện với nỗ lực khám phá sự khác biệt của năng lực quản trị giữa nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa độc lập và nhóm doanh nghiệp phụ thuộc ở Scotland.Kết quả nghiên cứu này chỉ ra rằng năng lực kỹ thuật có đóng góp quan trọng cho sự t ành công. Họ cũng phát hiện rằng doanh nhân thuộc cả 2 nhóm doanh nghiệp đều cần đến những năng lực kinh doanh mang tính chất toàn cầu, phổ biến như là những năng lực liên quan đến việc thực hiện các chức năng quản trị tài chính, quản trị sản xuất. Đặc biệt quan trọng là (1) năng lực cá nhân và (2) năng lực ra quyết định. Năng lực cá nhân tập tung vào những thuộc tính cá nhân như là hướng nội hay hướng ngoại, kỹ năng tương tác với người khác, trung thực và liêm chính, xu hướng chấp nhận rủi ro, cải tiến và sáng tạo, lãnh đạo nêu gương, tham vọng và tự tin. Năng lực ra quyết định liên quan đến kiến thức và khả năng có được từ kinh nghiệm thực tiễn, kỹ năng kỹ thuật và kiến thức ngành chuy n sâu.Một nghiên cứu được thực hiện bởi Martin và Staines cũng kiểm chứng một vài mô hình năng lực kinh doanh và có nhiều điểm tương đồng giữa những năng lực kinh doanh được đề xuất bởi họ và những năng lực đã được xác định trong các nghiên cứu trước đó.
Phương pháp nghiên cứu tổng hợp giữa định tính và định lượng trong lĩnh vực dịch vụ Hong Kong năm 2001 thực hiện bởi Man, nghiên cứu sự tác động của năng lực kinh doanh của doanh nhân đến hoạt động của doanh nghiệp và mô hình năng lực kinh doanh cũng được xây dựng trong nghiên cứu này. Dựa trên khảo sát 19 chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa tác giả xác định được 8 nhóm năng lực kinh doanh cụ thể như sau: Năng lực nhận thức cơ hội, năng lực thiết lập mối quan hệ, năng lực nhận thức, năng lực tổ chức, năng lực tư duy chiến lược, năng lực cam kết, năng lực học tập và năng lực cá nhân. Sau đó tính giá trị của những nhóm năng lực này được xác định thông qua phân tích nhân tố khám phá, sử dụng bộ dữ liệu khảo sát 153 chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực dịch vụ Hong Kong. Kết quả cho thấy những năng lực được xác định là đáng tin cậy với những giá trị thống nhất nội tại thay đổi từ 0.78 đến 0.94.Các năng lực kinh doanh xây dựng được từ nghiên cứu định tính đều được giữ lại trong kết quả nghiên cứu định lượng, riêng chỉ có năng lực nhận thức và năng lực tổ chức bị chia thành hai nhóm năng lực nhỏ.Trong đó, năng lực nhận thức chia thành năng lực cải tiến và năng lực phân tích; năng lực tổ chức chia thành năng lực nhân sự và năng lực hoạt động.
Mô hình năng lực kinh doanh của Man (2001) được đánh giá là có tính tổng hợp cao nhất so với các mô hình khác. Ta có thể thấy rằng những hành vi liên quan đến năng lực kinh doanh được xác định từ các nghiên cứu khác đều được phân loại và ham chức trong các nhóm năng lực kinh doanh mà Man đề xuất.
Ngoài ra, mô hình năng lực kinh doanh của Man (2001) có một lợi thế vượt trội so với các mô hình khác ở chỗ dư liệu thu thập được thực hiện ở châu Á chứ không phải châu Âu hay châu Mỹ như các mô hình hác nên nó đặc biệt có ý nghĩa cho trường hợp nghiên cứu năng lực kinh doanh ở Việt Nam bởi sự tương đồng về văn hóa và các yếu tố môi trường nghiên cứu. Tuy nhiên, việc sử dụng mô hình này cũng chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn bởi dữ liệu thu thập được chủ yếu rong lĩnh vực dịch vụ nên rất khó để suy diễn kết quả nghiên cứu cho tổng thể lớn hơn. Ngoài ra, sự tương quan mạnh giữa các nhóm năng lực kinh doanh thành phần làm cho nghiên cứu đứng trước nguy cơ bị hiện tượng tương quan và độ tin cậy của kết quả sẽ không cao. Mặc dù mô hình kinh doanh của Man(2001) còn tồn tại một số hạn chế nhưng so với những lợi thế và sự phù hợp của mô hình nên nó vẫn đóng vai trò chính trong mô hình tham khảo trong nghiên cứu này.Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước đã tổng hợp thì đề tài này tiếp cận và xây dựng thang đo ảnh hưởng của năng lực kinh doanh của doanh nhân và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp theo các nhóm năng lực kinh doanh thành phần cụ thể sau:
Bảng 1. Định nghĩa và hành vi của năng lực kinh doanh của doanh nhân.
Năng lực định hướng chiến lược
Năng lực này liên quan đến khả năng tư duy chiến lược, khả năng lãnh đạo, phát triển tầm nhìn trong tương lai và có hành động chiến lược đòi hỏi phải phù hợp với từng hoàn cảnh. (Amad 2010)
Tạo ra những mục tiêu kinh doanh và tầm nhìn đầy thách thức nhưng khả thi, đánh giá được hiệu quả của các chiến lược và có hành động phù hợp, linh hoạt trong việc lựa chọn chiến lược và sử dụng các chiến thuật trong kinh doanh
Năng lực nắm bắt cơ hội
Năng lực này bao gồm những hành vi liên quan đến việc nhận diện cơ hộ kinh doanh trên thị trường bằng nhiều cách thức khác nhau đồng thời năng lực này cũng gắn liền với khả năng tìm kiếm, phát triển và đánh giá các cơ hội chất lượng cao có sẵn trong thị trường.( Man, 2001)
Xác định, đánh giá và tìm kiếm cơ hội kinh doanh Khóa luận: Ảnh hưởng của chủ doanh nghiệp đến kết quả KD
Năng lực nhận thức
Năng lực này nói đến những phẩm chất cá nhân quan trọng tạo sức mạnh cá nhân và nâng cao hiệu quả cá nhân trong việc thực hiện những nhiệm vụ khó nhất định. (Man & lau, 2000). Điều này có thể bao gồm sự quyết tâm và tự tin (Thomson, 1996), tình cảm và sự tự nhận
Suy nghĩ một cách thấu đáo và nhanh chóng trước khi ra quyết định, có cách nhiều da chiều, cải tiến, đánh giá và chấp nhận rủi ro
Năng lực cam kết thức (Goleman, tự kiểm soát và chịu đựng căng thẳng (Markman và Bon, 1998), động cơ thúc đẩy (Marin và Staines,1994) cũng như tự quản lý (Winterton, 2002).
Năng lực kiên định là “Năng lực động viên doanh nhân tiếp tục thẳng tiến trên con đường kinh doanh đầy chông gai của mình” (Man & ctg 2002).
Nổ lực bền bỉ, kiên định với mục tiêu dài hạn, kiên trì với các mục tiêu của cá nhân và sẵn sàng đứng dạy từ thất bại
Thiết lập quan hệ và xây dựng mạng lưới giao tiếp, đàm phán, quản trị xung đột
Năng lực tổ chức và lãnh đạo
Năng lực này liên quan đến việc tổ chức các nguồn lực bên trong và bên ngoài tổ chức như là: con người, các yếu tố vật chất, tài chính, công nghệ, lãnh đạo, huấn luyện và kiểm soát cấp dưới (Man & ctg, 2002)
Hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, động viên, phân quyền và kiểm tra
Năng lực học tập
Năng lực cá nhân
Năng lực này liên quan đến khả năng học tập từ nhiều cách thức khác nhau như chủ động học tập, tiếp thu và cập nhật những vấn đề mới mẽ trong các lĩnh vực kinh doanh.
Năng lực này liên quan đến khả
Học tập từ những người có kinh nghiệm đi trước, rút ra những bài học sai lầm trong quá khứ đồng thời áp dụng được những kiến thức đã học được vào tình huống kinh doanh phù hợp.
Hành vi của năng lực cá nhân là năng kiếm soát thời gian, khả năng duy trì nguồn lực ổn định và dồi dào đồng thời phải nhận diện được những điểm mạnh cũng như điểm yếu của bản thân để phát huy những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu.
1.2.2.3 Khái niệm kết quả kinh doanh
Sự tự tin trong kinh doanh, ý thức bản thân, sự kiên trì và hiểu được bản thân muốn gì, lạc quan trong mọi tình huống.
Theo Chandler và Hanks (1993), thì kết quả kinh doanh là những lợi ích về mặt tài chính như doanh thu, thị phần, lợi nhuận.Các chỉ số trên được dùng để đo lường sự thành công trong kết quả hoạt động kinh doanh.
Theo Walker và Brown (2004); Beaver vàJennings (2005) thì kết quả kinh doanh là những lợi ích về mặt phi tài chính như làsự hài lòng của khách hàng, duy trì, sự hài lòng của doanh nhân, danh tiếng và thiện chí củakinh doanh, sự hài lòng của nhân viên và môi trường làm việc / quan hệ tốt.Những yếu tố này thường được dùng để đo lường sự thành công của kết quả kinh doanh cuối cùng.
Theo quan điểm của Adam và Sykes (2003), sự hài lòng của khách hàng và thiện chí liên quan đến lòng trung thành của khách àng có ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh.
Tóm lại “Kết quả hoạt động kinh doanh nó sẽ bao gồm các yếu tố liên quan đến tài chính như các chỉ số doanh thu, doanh số, thị phần và lợi nhuận và các yếu tố phi tài chính như sự hài lòng của nhân viên, sự hài lòng của khách hàng, môi trường làm việc, mối quan hệ, danh tiếng và uy tính”.
1.3 Ảnh hưởng của năng lực kinh doanh của doanh nhân đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Khóa luận: Ảnh hưởng của chủ doanh nghiệp đến kết quả KD
1.3.1 Các giả thuyết nghiên cứu về sự ảnh hưởng của năng lực kinh doanh của doanh nhân và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
Theo Drucker(1985) cho rằng “Doanh nhân là một bộ phận không phổ biến về mặt số lượng. Họ là người có năng lực sáng tạo nên cái mới, sự khác biết, họ thay đổi giá trị… họ nhận thấy rằng sự thay đổi là một điều hiển nhiên”. Một doanh nghiệp thành công thì năng lực sáng tạo sẽ được đặt lên làm hàng đầu. Vì vậy doanh nhân có năng lực sáng tạo tốt thì nó sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh rất nhiều.
Theo Zimmerer và Scarborough (2005) thì doanh nhân là “Người tham gia vào tiến trình khởi sự kinh doanh trong bối cảnh phải luôn đương đầu với rủi ro và sự không chắc chắn nhằm đạt được lợi nhuận và sự tăng trưởng thông qua việc xác định được những cơ hội quan trọng và huy động những nguồn lực cần thiết”. Vì vậy doanh nhân phải có năng lực nhận thức tốt để đương đầu với những rủi ro tiềm ẩn nhằm đạt được những kết quả kinh doanh m ng muốn.
Theo Mitchelmore và Rowley (2010) năng lực kinh doanh được biết đến như là một nhóm các năng lực liên quan và cần thiết cho tiến trình khởi nghiệp và kinh doanh. Trên cơ sở tham khảo nghiên cứu của B rd (1995), Mitchelmore và Rowley (2010) định nghĩa năng lực kinh doanh là “Sự kết tinh của những đặc điểm cần thiết như là kiến thức, động cơ, tính cách, hình ảnh cá nhân, vai rò xã hội và kỹ năng giúp cho việc khai sinh, duy trì và phát triển một sự nghiệp kinh doanh”.
Theo (Ahmad, 2007) “Năng lực kinh doanh là những đặc điểm cá nhân bao gồm thái độ và hành vi giúp doanh nhân đạt được và duy trì sự thành công trong kinh doanh”.
Theo Drago và Clements (1999), doanh nhân là người định hướng và hành động để dẫn dắt hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.Những quyết định kinh doanh của họ chịu sự ảnh hưởng của đặc điểm cá nhân, kiến thức, kỹ năng và khả năng. Do đó, doanh nhân cần phải có kiến thức, kỹ năng đa dạng và tổng hợp để làm tròn những vai trò phức tạp của họ trong doanh nghiệp (Sadler – Smith & ctg, 2003).
Theo Hoàng Văn Hoa, (2010) doanh nhân là người có năng lực lãnh đạo, trực tiếp điều hành DN, quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Như đã nêu trên, trong nền kinh tế thi trường, doanh nhân có thể là chủ sở hữu, người trực tiếp thành lập DN, hoặc người được ủy quyền, được thuê quản ý, điều hành DN. Trong mỗi DN, doanh nhân là người lãnh đạo cấp cao, trực tiếp hoạch định chính sách phát triển doanh nghiệp, tổ chức triển khai các hoạt động của DN, đại diện DN chịu trách nhiệm về mặt pháp lý của DN, chịu trách nhiệm hoàn toàn về các hoạt động sản xuất kinh doanh, về các lợi ích chung và kết quả kinh doanh của DN.
Một trong số những nghiên cứu về sự ảnh hưởng của năng lực kinh doanh đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện bởi Chandler và Jansen (1992) trên 134 chủ doanh nghiệp ở Utah, (Hợp chủng quốc Hoa Kỳ). Kết quả nghiên cứu xác định được một số năng lực kinh doanh quan trọng là: Năng lực nhận thức cơ hội, năng lực chính trị, động cơ khở ng iệp, năng lực xã hội, năng lực thực hành. Những năng lực này có mối quan hệ chặt chẽ với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Hay nghiên cứu của Man, nghiên cứu về sự tác động của năng lực kinh doanh của doanh nhân đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.Qua kết quả phân tích thì xác định được 8 nhân tố ảnh hưởng đến ết quả hoạt động kinh doanh gồm có: năng lực nhận thức, năng lực tư duy chiến lược, năng lực cam kết, năng lực tổ chức, năng lực thiết lập mối quan hệ, năng lực nắm bắt cơ hội, năng lực nhận thức và năng lực học tập.
Theo Georgellis và cộng sự (2000) nghiên cứu về mối quan hệ giữa năng lực kinh doanh và kết quả hoạt động kinh doanh.Hai năng lực được xem là ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó là năng lực hoạch định và năng lực cải tiến.
Do đó, việc phát triển một các đúng đắn và toàn diện các các nhóm năng lực kinh doanh thành phần cấu thành năng lực kinh doanh chung của doanh nhân sẽ góp phần nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
1.3.2. Giả thuyết và mô hình nghiên cứu đề xuất Khóa luận: Ảnh hưởng của chủ doanh nghiệp đến kết quả KD
Bảng 2: Bộ thang năng lực kinh doanh của doanh nhân và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Thang đo năng lực kinh doanh
1.Năng lực định hướng chiến lược
- Nhận thức được những chiều hướng thay đổi của thị trường và sự tác động của nó đến doanh nghiệp
- Ưu tiên những công việc gắn liền với mục tiêu kinh doanh
- Kết nối những hoạt động hiện tại cho phù hợp với những mục tiêu chiến lược
2. Năng lực cam kết
3. Năng lực nhận thức
- Cống hiến hết mình cho sự Man (2001) nghiệp kinh doanh
- Kiên định với các mục tiêu kinh doanh dài hạn đã được xây dựng
- Không để hoạt động kinh doanh thất bại khi vẫn còn khả năng
- Áp dụng được các ý tưởng Man (2001) kinh doanh vào trong từng hoàn cảnh p ù hợp
- Nhìn nhận vấn đề theo những cách mới mẻ
- Chấp nhận những rủi ro có thể xảy ra
- Đánh giá được các rủi ro tiềm ẩn.
4. Năng lực nắm bắt cơ hội
- Xác định hàng hóa/ dịch vụ khách hàng muốn
- Chủ động tìm kiếm những sản phẩm/ dịch vụ mang lại lợi ích thực sự cho khách hàng
- Nắm bắt được những cơ hội kinh doanh tốt Man (2001)
5. Năng lực tổ chức và lãnh đạo
- Lập kế hoạch hoạt động kinh doanh
- Tổ chức nguồn lực
- Phối hợp công việc
- Ủy quyền tr ng quản trị
- Động viên cấp dưới
- Lãnh đạo cấp dưới
- Giám sát cấp dưới Man (2001)
6. Năng lực thiết lập mối quan hệ
- Xây dựng mối quan hệ lâu dài và đáng tin cậy với người khác
- Giao tiếp với người khác
- Duy trì mối quan hệ cá nhân để phục vụ cho hoạt động kinh doanh
- Đàm phán với người khác Man (2001)
7. Năng lực
Học tập từ nhiều cách thức Man (2001)
8. Năng lực cá nhân
khác nhau, lớp, học từ thực tế công việc
- Áp dụng được những kiến thức và kỹ năng học được vào thực tiễn kinh doanh
- Luôn cập nhật những vấn đề mới của lĩnh vực kinh doanh
- Lắng nghe những lời phê bình có tính xây dựng
- Duy trì thái độ lạc quan trong kinh doanh
- Sử dụng hiệu quả thời gian của bản t ân
Kết quả hoạt động kinh doanh
Phương diện tài chính
Phương diện phi tài chính
Sự hài lòng của khách hàng đối vớ doanh nghiệp
Danh tiếng và uy tín của công ty
Sự hài lòng của nhân viên
Môi trường làm việc
Mối quan hệ với đối tác
Walker và Brown ( 2004); Beaver vàJennings (2005)
1.3.3 Mô hình nghiên cứu được đề xuất Khóa luận: Ảnh hưởng của chủ doanh nghiệp đến kết quả KD
Quan điểm dựa vào nguồn lực (Resource Based View – RBV) cho rằng năng lực doanh nhân được xem như là nguồn lực quý giá, hiếm hoi mà đối thủ khó có thể sao chép hay bắt chước nên sẽ góp phần tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững và giá trị gia tăng cho doanh nghiệp (Tehseen và Ramayah, 2015). Theo Drago và Clements (1999), doanh nhân là người định hướng và hành động để dẫn dắt hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.Những quyết định kinh doanh của họ chịu sự ảnh hưởng của đặc điểm cá nhân, kiến thức, kỹ năng và khả năng. Theo Zimmerer và Scarborough (2005) thì doanh nhân là “Người tham gia vào tiến trình khởi sự kinh doanh trong bối cảnh phải luôn đương đầu với rủi ro và sự không chắc chắn nhằm đạt được lợi nhuận và sự tăng trưởng thông qua việc xác định được những cơ hội quan trọng và huy động những nguồn lực cần thiệt”. Do đó, doanh nhân cần phải có kiến thức, kỹ năng đa dạng và tổng hợp để làm tròn những vai trò phức tạp của họ trong doanh nghiệp (Sadler – Smith & ctg, 2003). Trong nghiên cứu của Chandler và Jansen (1992), doanh nhân các DNNVV phải đồng thời đảm trách ba vai trò cơ bản đó là vai trò của nhà kinh doanh, nhà quản lý và nhà chuyên môn. Do đó, việc phát triển một các đúng đắn và toàn diện các các nhóm năng lực kinh doanh thành phần cấu thành năng lực kinh doanh chung của doanh nhân sẽ góp phần nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Dựa trên kết quả nghiên cứu của các tác giả như Man (2001) nghiên cứu về sự tác động của năng lực kinh doanh của d anh nhân đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì có 8 nhóm năng lực ảnh hưởng gồm: năng lực nhận thức cơ hội, năng lực thiết lập mối quan hệ, năng lực nhận thứ , năng lực tổ chức, năng lực tư duy chiến lược, năng lực học tập, năng lực cá nhân và năng lực cam kết.Georgellis và cộng sự (2000) nghiên cứu về sự tồn tại của mối quan hệ giữa ăng lực doanh nhân và hiệu quả hoạt động kinh doanh.Hai năng lực được xem là ảnh ưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó là năng lực hoạch định và năng lực cải tiến.McGee & Peterson (2000) nghiên cứu mối quan hệ thuận chiều giữa năng lực kinh doanh và hoạt động doanh nghiệp thì có năng lực nhận thức cơ hội, năng lực chính trị, động cơ để khởi nghiệp, năng lực xã hội, năng lực thực hành có mối quan hệ cùng chiều với kết quả hoạt động của doanh nghiệpvà Chandler & Jansen (1992) nghiên cứu mối quan hệ giữa năng lực kinh doanh với sự thành công của doanh nghiệp và một phát hiện từ nghiên cứu này là năng lực tổ chức quản lý và năng lực kỹ thuật được cho là có mối quan hệ chặt chẽ với sự thành công của doanh nghiệp, do đómối quan hệ giữa các biến nghiên cứu được đề xuất như sau:
Giả thuyết:
H1: Năng lực định hướng chiến lược của chủ doanh nghiệp ảnh hưởng cùng chiều đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
H2: Năng lực cam kết của chủ doanh nghiệp ảnh hưởng cùng chiều đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
H3: Năng lực nắm bắt cơ hội của chủ doanh nghiệpảnh hưởng cùng chiều đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
H4: Năng lực tổ chức – lãnh đạo của chủ doanh nghiệpảnh hưởng cùng chiều đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
H5: Năng lực thiết lập quan hệ của chủ doanh nghiệpảnh hưởng cùng chiều đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
H6: Năng lực học tập của chủ doanh nghiệpảnh hưởng cùng chiều đến kết quả kinh doanh của do nh nghiệp.
H7: Năng lực cá nhân của chủ doanh nghiệpảnh hưởng cùng chiều đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
H8: Năng lực nhận thức của chủ doanh nghiệpảnh hưởng cùng chiều đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Khóa luận: Ảnh hưởng của chủ doanh nghiệp đến kết quả KD
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY
===>>> Khóa luận: Tổng quan về kết quả KD của CTY Tôn Bảo Khánh
Dịch Vụ Viết Luận Văn Ngành Luật 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://vietluanvanluat.com/ – Hoặc Gmail: vietluanvanluat@gmail.com
Pingback: Khóa luận: Giải pháp nâng cao năng lực của Cty Tôn Bảo Khánh