Báo cáo: Tổng kết dự án sử dụng quỹ mở rộng

Chia sẻ cho các bạn sinh viên ngành luật bài Báo cáo: Tổng kết dự án sử dụng quỹ mở rộng. Theo mình biết hiện nay có rất nhiều bạn sinh viên đang có một vấn đề chung là gặp khó khăn trong khi viết bài: luận văn, khóa luận, báo cáo, tiểu luận. Biết được điều đó nên mình đã ở đây để trợ giúp các bạn những bài tiểu luận hay nhất. Hãy liên hệ với mình khi các bạn chưa lên được ý tưởng cho bài làm của mình nhé.

LỜI NÓI ĐẦU

Ngành Đo đạc và Bản đồ Việt Nam có lịch sử hơn 500 năm, trải qua bao tháng năm thăng trầm của lịch sử. Năm 1959, Chính phủ đã thành lập Cục Đo đạc và Bản đồ thuộc Phủ Thủ tướng. Năm 1974, được chuyển thành Cục Đo đạc và Bản đồ trực thuộc Chính phủ.

Năm 1994, Chính phủ đã quyết định thành lập Tổng cục Địa chính trên cơ sở sáp nhập và tổ chức tại Cục Đo đạc và Bản đồ nhà nước, Tổng cục Quản lý ruộng đất. Tổ chức mới đã tạo ra một giai đoạn mới gắn liền công tác ĐĐBĐ với công tác QLĐĐ

Tháng 11 năm 2002, Quốc hội quyết định thành lập Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong đó Chính phủ đã quyết định tái lập Cục Đo đạc và Bản đồ với chức năng, nhiệm vụ rất cụ thể, Chính phủ đã quyết định những dự án đầu tư lớn cho lĩnh vực ĐĐBĐ nhằm đáp ứng kịp thời cho quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Ngày 04 tháng 3 năm 2008 Chính Phủ ban hành Nghị định số 25/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường, theo đó Cục Đo đạc và Bản đồ được đổi tên thành Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam.

Sau 6 năm triển khai thực hiện, ngày 19/12/2007 Thủ tướng Chính phủ có  Chỉ thị số 32/2007/CT-TTg về tổng kết thực hiện Nghị định số 12/2002/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2002 của Chính phủ về hoạt động đo đạc và bản đồ, trong báo cáo tổng kết của Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Thủ tướng đã đánh giá: Nghị định 12 là văn bản pháp luật cao nhất trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ, nó đã tạo cơ sở pháp lý cơ bản cho việc thống nhất quản lý nhà nước và triển khai hoạt động đo đạc và bản đồ, đưa quản lý nhà nước về đo đạc và bản đồ đi dần vào nề nếp, giảm thiểu được tình trạng đo đạc chồng chéo, lãng phí và hướng dần vào việc thống nhất sử dụng dữ liệu đo đạc cơ bản, chia sẻ và sử dụng chung thông tin. Báo cáo: Tổng kết dự án sử dụng quỹ mở rộng

Hệ thống văn bản QPPL khung sau Nghị định 12 do Bộ TNMT phối hợp với các Bộ liên quan ban hành đã đầy đủ, cơ bản đáp ứng được yêu cầu phục vụ quản lý nhà nước và triển khai hoạt động đo đạc và bản đồ ở Trung ương theo Nghị định 12. Hệ thống văn bản phục vụ quản lý trực tiếp và tổ chức triển khai ở địa phương, cơ sở thuộc thẩm quyền ban hành của các Bộ, ngành khác và địa phương còn thiếu về số lượng và không đồng bộ, nhiều văn bản ban hành chậm và chưa đủ đáp ứng yêu cầu thống nhất quản lý toàn diện hoạt động đo đạc và bản đồ. Nguyên nhân của việc thiếu và chậm ban hành văn bản quản lý là do nhận thức pháp luật chưa đầy đủ, chưa có sự quan tâm đúng mức của các Bộ, ngành và địa phương đối với công tác quản lý hoạt động đo đạc và bản đồ, chưa có sự chỉ đạo sát sao trong xây dựng và ban hành các văn bản phục vụ quản lý. Các Bộ, ngành có hoạt động đo đạc và bản đồ không ban hành hoặc có ban hành nhưng chưa có sự phối hợp với Bộ TNMT trong xây dựng văn bản và theo dõi quản lý. Phần lớn các văn bản khác do các tỉnh ban hành chỉ phục vụ giải quyết những việc cần thiết, liên quan đến triển khai cụ thể, còn thiếu các văn bản phục vụ quản lý trực tiếp các hoạt động đo đạc và bản đồ; một số địa phương khi ban hành văn bản không gửi cho Bộ TNMT và các Bộ, ngành liên quan để phối hợp và theo dõi chỉ đạo.

Chất lượng các văn bản đã ban hành chưa cao, một số văn bản ban hành chưa đúng thẩm quyền, sai về thể thức, nội dung còn chồng chéo và mâu thuẫn giữa các văn bản với nhau, cá biệt có nội dung chưa sát với thực tế và chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển công nghệ trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế của đất nước.

Trong xây dựng văn bản chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan liên quan nên trình tự thẩm định phức tạp, dài dòng, có nội dung sau khi văn bản ban hành mới phát hiện là còn thiếu hoặc bất cập.

Tính pháp lý của văn bản pháp luật cao nhất về quản lý nhà nước hoạt động đo đạc và bản đồ chưa cao do mới chỉ là Nghị định, do đó còn có tư tưởng coi nhẹ, chấp hành chưa nghiêm. Ý thức chấp hành pháp luật của một số cấp quản lý chưa cao. Vì vậy, việc sớm xây dựng Luật Đo đạc và Bản đồ để điều chỉnh và thống nhất quản lý toàn diện mọi hoạt động đo đạc và bản đồ là hết sức cần thiết.

Trước tinh hình của Hội nhập và phát triển kinh tế của đất nước cũng như nhu cầu về công tác quản lý nhà nước về hoạt động đo đạc và bản đồ,  ngày 22 tháng 01 năm 2008, Bộ Tài nguyên và Môi trường có Quyết định số 131/QĐ-BTNMT về việc phân công đơn vị thực hiện Chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XII (2007 – 2011) và năm 2008 thuộc trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam được giao nhiệm vụ chủ trì xây dựng  Luật Đo đạc và Bản đồ để trình Quốc Hội thông qua vào tháng 10/2010.

Do nguồn kinh phí sự nghiệp của Nhà nước cấp cho công tác xây dựng các dự án Luật rất hạn hẹp, yêu cầu về thời gian trình dự án Luật  Đo đạc và Bản đồ  lại rất gấp. Vì vậy sau khi nghiên cứu, cân nhắc về khả năng không đủ  kinh phí đáp ứng cho Chương trình xây dựng Luật, Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam kính đề nghị Chương trình SEMLA xem xét hỗ trợ kinh phí cho Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam để thực hiện một số nội dung cần triển khai gấp trong kế hoạch xây dựng Luật Đo đạc và Bản đồ năm 2009.

Cục Đo đạc và Bản đồ xin chân thành cảm ơn Ban chỉ đạo Chương trình SEMLA đã quan tâm tạo điều kiện nguồn kinh phí hỗ trợ cho Cục triển khai một số nội dung cần thiết trong việc xây dựng Dự án Luật Đo đạc và Bản đồ.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM ĐẾN DỊCH VỤ:

===>>> Bảng Giá Viết Thuê báo cáo Môn

I. KHÁI QUÁT DỰ ÁN

1. Tên dự án Báo cáo: Tổng kết dự án sử dụng quỹ mở rộng

Luật Đo đạc và Bản đồ

Cơ sở pháp lý:

  • Quyết định số 131/QĐ-BTNMT ngày 22 tháng 01 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phân công đơn vị thực hiện Chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XII (2007 – 2011) và năm 2008 thuộc trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam được giao nhiệm vụ chủ trì xây dựng  Luật Đo đạc và Bản đồ để trình Quốc Hội thông qua vào tháng 10/2010.
  • Quyết định số 88/QĐ-BCĐ ngày 27 tháng 5 năm 2009 của Ban chỉ đạo Chương trình hợp tác Việt Nam – Thụy Điển về tăng cường năng lực quản lý đất đại và môi trường về việc phê duyệt Dự án ” Luật Đo đạc và Bản đồ”.

2. Mục Tiêu dự án:

  • Dự án Luật Đo đạc và Bản đồ tạo cơ sở pháp lý chặt chẽ giúp Nhà nước tăng cường quản lý hoạt động đo đạc và bản đồ trên vùng trời, vùng đất và nước, vùng biển của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
  • Đảm bảo Luật Đo đạc và Bản đồ được xây dựng trên cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm tác động tích cực đến các quan hệ xã hội hiện tại trong hoạt động đo đạc và bản đồ;
  • Đảm bảo chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập quốc tế.

3. Phạm vi thực hiện:

Trên phạm vi cả nước.

4. Phương pháp tổ chức thực hiện dự án: Báo cáo: Tổng kết dự án sử dụng quỹ mở rộng

A.Các phương pháp thực hiện:

  • Thu thập thông tin, tài liệu.
  • Lấy ý kiến chuyên gia.
  • Phân tích, tổng hợp chuyên đề.
  • Điều tra, khảo sát thực tế.
  • Trao đổi theo nhóm.
  • Hội thảo, hội nghị.

B. Tổ chức thực hiện:

Thành lập Ban soạn thảo, tổ biên tập, nhóm làm việc.

Tổ chức các Đoàn đi khảo sát thu thập thông tin tại các địa phương.

Quản lý và cơ chế điều phối:

Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam là cơ quan chủ trì xây dựng Dự án.

Các đơn vị, cá nhân tham gia phối hợp triển khai thực hiện bao gồm: Vụ Pháp chế – Bộ TNMT; các chuyên gia.

Cơ chế điều phối: cơ quan chủ trì sẽ căn cứ vào kế họach dự án cùng với  các cơ quan phối hợp triển khai thực hiện dự án; Các nhiệm vụ mang tính chuyên sâu sẽ được thực hiện theo hình thức hợp đồng thuê khóan chuyên môn với các chuyên gia.

5. Nội dung thực hiện Báo cáo: Tổng kết dự án sử dụng quỹ mở rộng

Khảo sát, thu thập tài liệu, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến quản lý nhà nước về đo đạc bản đồ tại 06 địa phương, 02 bộ và 02 doanh nghiệp:

Điều tra, nghiên cứu, đánh giá tác động tác động xã hội liên quan  đến dự án Luật và xây dựng báo cáo đánh giá tác động xã hội của dự án Luật, sự cần thiết phải xây dựng Luật.

Thu thập, biên dịch, nghiên cứu, đánh giá thông tin, tư liệu, các điều ước quốc tế liên quan  đến dự án Luật:

Lập Đề cương chi tiết và xây dựng sơ thảo Luật trên cơ sở đề cương chi tiết;

Tổ chức các hội thảo.

6. Sản phẩm của dự án:

  • Các báo cáo đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến quản lý nhà nước về đo đạc bản đồ.
  • Các báo cáo đánh giá tác động xã hội của dự án Luật;
  • Tài liệu tiếng nước ngoài được biên dịch ra tiếng Việt;
  • Đề cương chi tiết của Luật và sơ thảo nội dung Luật.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

Các nội dung thực hiện của dự án được phê duyệt

1. Khảo sát, thu thập tài liệu, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội. Báo cáo: Tổng kết dự án sử dụng quỹ mở rộng

Tổ chức các Đoàn khảo sát, thu thập tài liệu tại 06 địa phương gồm: Bà Rịa – Vũng Tàu, Hải Dương, Quảng Ninh, Bình Dương, Tiền Giang và An Giang.

Thành phần các Đoàn gồm: Lãnh đạo Cục, Chi Cục phía Nam, chuyên viên của các Phòng chức năng của Cục.

Mục tiêu: thu thập thông tin, tài liệu về công tác quản lý nhà nước về đo đạc và bản đồ ở địa phương, những bất cập trong tổ chức triển khai, sự phối hợp giẵ Trung ương và địa phương, giữa các Bộ ngành liên quan; ý thức chấp hành các quy định của Nhà nước về hoạt động đo đạc và bản đồ của cộng đồng xã hội; những đề xuất và kiến nghị từ cơ sở để điều chỉnh trong xây dựng nội dung dự án Luật.

Hình thức triển khai, đối tượng tiếp xúc để thu thập thông tin: làm việc với đại diện lãnh đạo các Sở TNMT, các phòng chức năng của Sở và cá nhân đang trực tiếp quản lý và thực thi nhiệm vụ đo đạc và bản đồ ở địa phương để nắm bắt thông tin và thu thập tài liệu liên quan đến thực trạng quan hệ xã hội đối với hoạt động đo đạc và bản đồ.

Điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội trong hoạt động đo đạc và bản đồ chuyên ngành Thủy lợi, Hàng Hải, Địa chất khoáng sản bằng Phiếu Điều tra;

Mục tiêu: thu thập thông tin, thăm dò ý kiến về công tác quản lý, triển khai hoạt động đo đạc và bản đồ chuyên ngành của Bộ, ngành liên quan; ý thức chấp hành các quy định của Nhà nước về hoạt động đo đạc và bản đồ chuyên ngành; những bất cập, tồn tại của Nghị định 12, Nghị định 30 trong quản lý và triển khai hoạt động đo đạc và bản đồ chuyên ngành; những đề xuất, kiến nghị để điều chỉnh trong xây dựng nội dung dự án Luật. Báo cáo: Tổng kết dự án sử dụng quỹ mở rộng

Hình thức triển khai: hợp đồng chuyên gia tiến hành điều tra khảo sát thu thập thông tin về thực trạng quan hệ xã hội trong các hoạt động đo đạc và bản đồ chuyên ngành bằng phiếu điều tra.

Đối tượng điều tra: cá nhân trực tiếp tham gia quản lý và trực tiếp sản xuất tại các tổ chức thuộc các Bộ ngành liên quan có hoạt động đo đạc và bản đồ chuyên ngành chịu tác động trực tiếp bởi hệ thống tổ chức và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đo đạc và bản đồ (sau này là Luật Đo đạc và Bản đồ)

Điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội hoạt động đo đạc và bản đồ tại các doanh nghiệp Công ty Đo đạc Ảnh địa hình và Công ty Đo đạc Địa chính Công trình bằng Phiếu Điều tra.

Mục tiêu: thu thập thông tin, thăm dò ý kiến về công tác quản lý, triển khai hoạt động đo đạc và bản đồ của doanh nghiệp; ý thức chấp hành các quy định của Nhà nước về hoạt động đo đạc và bản đồ; những bất cập, tồn tại của Nghị định 12, Nghị định 30 trong triển khai hoạt động đo đạc và bản đồ của doanh nghiệp; những đề xuất và kiến nghị của doanh nghiệp để điều chỉnh trong xây dựng nội dung dự án Luật.

Hình thức triển khai: hợp đồng chuyên gia tiến hành điều tra khảo sát thu thập thông tin về thực trạng quan hệ xã hội trong hoạt động đo đạc và bản đồ tại doanh nghiệp bằng phiếu điều tra.

Đối tượng điều tra: cá nhân trực tiếp tham gia quản lý ở cấp Công ty, cấp Xí nghiệp và trực tiếp ở tổ sản xuất của các doanh nghiệp nhà nước chịu tác động trực tiếp bởi hệ thống tổ chức và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đo đạc và bản đồ (sau này là Luật Đo đạc và Bản đồ)

Nghiên cứu lập báo cáo đánh giá thực trạng quan hệ xã hội trong hoạt động đo đạc và bản đồ chuyên ngành;

Hình thức triển khai: hợp đồng chuyên gia, đối tượng hợp đồng là những chuyên gia có thâm niên, nhiều kinh nghiệm trong quản lý và tổ chức sản xuất hoạt động đo đạc và bản đồ của Bộ, ngành, hiện giữ vị trí quản lý chủ chốt trong cơ cấu tổ chức của đơn vị.

Nghiên cứu lập báo cáo đánh giá thực trạng quan hệ xã hội trong hoạt động đo đạc và bản đồ của địa phương (Hà Nội);

Hình thức triển khai: hợp đồng chuyên gia, đối tượng hợp đồng là chuyên gia có thâm niên, nhiều kinh nghiệm trong quản lý và tổ chức sản xuất hoạt động đo đạc và bản đồ của địa phương, hiện giữ vị trí quản lý chủ chốt trong hệ thống tổ chức của địa phương.

Nghiên cứu lập báo cáo đánh giá thực trạng quan hệ xã hội trong hoạt động đo đạc và bản đồ của Doanh nghiệp

Hình thức triển khai: hợp đồng chuyên gia, đối tượng hợp đồng là chuyên gia có thâm niên, nhiều kinh nghiệm trong quản lý và tổ chức sản xuất hoạt động đo đạc và bản đồ của Doanh nghiệp, hiện giữ vị trí quản lý chủ chốt trong hệ thống tổ chức của Công ty.

2. Điều tra, nghiên cứu, đánh giá tác động xã hội của dự án Luật. Báo cáo: Tổng kết dự án sử dụng quỹ mở rộng

(1) Điều tra nghiên cứu đánh giá tác động xã hội của Dự án tại 03 địa phương: Vĩnh Phúc, Bắc Giang và Thái nguyên bằng Phiếu Điều tra;

Mục tiêu: thu thập thông tin, thăm dò ý kiến về công tác quản lý nhà nước hoạt động đo đạc và bản đồ của các cấp từ Trung ương đến cơ sở; ý thức chấp hành các quy định của Nhà nước về hoạt động đo đạc và bản đồ của cộng đồng xã hội; những bất cập, tồn tại của Nghị định 12, Nghị định 30 trong quản lý  triển khai hoạt động đo đạc và bản đồ ở địa phương; những đề xuất và kiến nghị từ cơ sở để điều chỉnh trong xây dựng nội dung dự án Luật.

Hình thức triển khai: hợp đồng chuyên gia tiến hành điều tra khảo sát thu thập thông tin về thực trạng quan hệ xã hội trong hoạt động đo đạc và bản đồ tại đại phương bằng phiếu điều tra.

Đối tượng điều tra: cá nhân trực tiếp tham gia quản lý ở các phòng nghiệp vụ cấp Sở, cấp huyện, cán bộ địa chính cấp xã; người dân và các cá nhân trực tiếp sản xuất ở các đơn vị sự nghiệp của Sở chịu tác động trực tiếp bởi hệ thống tổ chức và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đo đạc và bản đồ (sau này là Luật Đo đạc và Bản đồ)

(2) Xây dựng báo cáo về ảnh hưởng của các chính sách hiện hành về quản lý triển khai hoạt động đo đạc và bản đồ tới đời sống kinh tế – xã hội; Báo cáo: Tổng kết dự án sử dụng quỹ mở rộng

Hình thức triển khai: hợp đồng chuyên gia; đối tượng hợp đồng là những chuyên gia có thâm niên, kinh nghiệm quản lý và tổ chức triển khai nhiều năm hoạt động trong ngành đo đạc và bản đồ, có am hiểu sâu về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đo đạc và bản đồ, chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước.

(3) Dự báo tác động của dự án Luật

Hình thức triển khai: hợp đồng chuyên gia, đối tượng hợp đồng là những chuyên gia có thâm niên, kinh nghiệm quản lý và tổ chức triển khai nhiều năm hoạt động trong ngành đo đạc và bản đồ, có am hiểu sâu về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đo đạc và bản đồ, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, có kiến thức, kinh nghiệm trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật để xây dựng dự báo tác động xã hội khi dự án Luật được ban hành.

3. Thu thập, biên dịch, nghiên cứu, đánh giá thông tin, tư liệu, các điều ước quốc tế liên quan đến dự án Luật.

a) Nguyên tắc:

Tìm hiểu nội dung các tài liệu liên quan đến tổ chức, quản lý hoạt động đo đạc và bản đồ của một số nước;

Nghiên cứu, đánh giá các thông tin, nguồn tư liệu của một số nước để lựa chọn việc biên dịch làm tài liệu tham khảo, ưu tiên việc lựa chọn tư liệu của các nước có mô hình quản lý xã hội và ngành tương đồng với điều kiện của Việt Nam; tìm hiểu phương pháp quản lý hoạt động đo đạc bản đồ bằng Luật của các nước. Báo cáo: Tổng kết dự án sử dụng quỹ mở rộng

b) Biên dịch thông tin, tư liệu, điều ước quốc tế từ tiếng nước ngoài ra tiếng Việt, gồm 08 tài liệu:

  • Luật LXXVI/1996 về hoạt động đo đạc bản đồ của Hungary (ban hành năm 1996)
  • Luật đo đạc của Australia 1992
  • Bài trình bày trong Hội thảo quốc tế giới thiệu chung về hệ thống Luật của Úc, các quy định, tổ chức hoạt động đo đạc và bản đồ của Úc
  • Quy định về phí đo đạc của Úc
  • Luật cơ sở hạ tầng đo đạc và bản đồ năm 2003 của Queensland
  • Mô hình Luật của Hoa kỳ
  • Thông tư 63/1999.(VII.21.) liên bộ đất đai và phát triển nông thôn – quốc phòng – tài chính về bảo quản, cung cấp và phí dịch vụ hành chính các dữ liệu cơ bản đo đạc và bản đồ nhà nước
  • Quyết định số 16/1997.(III.5.) của Bộ trưởng Bộ Đất đai và phát triển nông thôn thực hiện Luật LXXXVI/1996 về hoạt động đo đạc và bản đồ.

4. Nghiên cứu lập đề cương chi tiết và xây dựng sơ thảo Luật trên cơ sở đề cương chi tiết.

a) Việc nghiên cứu lập sơ thảo Đề cương chi tiết và xây dựng sơ thảo Luật phải theo quan điểm, chính sách cơ bản của dự án Luật sau đây:

Phải đáp ứng phạm vi điều chỉnh để thống nhất quản lý đối với tất cả các mặt hoạt động về đo đạc bản đồ do các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đo đạc và bản đồ cho mọi mục đích trên đất liền, trên vùng trời, vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Xây dựng trên cơ sở khắc phục những tồn tại bất cập trong quy định của Nghị định 12, Nghị định 30, bổ sung quy định cho những vấn đề còn thiếu và tính tới xu thế hội nhập mở cửa dịch vụ đo đạc bản đồ, xã hội hóa công tác đo đạc bản đồ và những cam kết thỏa thuận quốc tế, điều ước quốc tế trong lĩnh vực đo đạc bản đồ, đồng thời xem xét để tránh mâu thuẫn với các văn bản pháp luật khác của Việt Nam; cần cố gắng bao trùm được đầy đủ nhất những nội dung cần thiết để giảm bớt tối đa việc phải ban hành thêm  nhiều Nghị đinh và Thông tư hướng dẫn.

Cần quy định rõ phạm vi quản lý, phân cấp quản lý, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong quản lý, trách nhiệm pháp lý của các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia quản lý và triển khai hoạt động đo đạc bản đồ, quyền lợi và trách nhiệm pháp lý của người bảo vệ, người sử dụng thành quả đo đạc bản đồ đồng thời phải quy định rõ chế tài xử lý vi phạm đối với các đối tượng trên; cần quy định rõ về quản lý ứng dụng và phát triển công nghệ mới trong đo đạc bản đồ, cơ chế sử dụng chung thành quả, chia sẻ thông tin dữ liệu đo đạc bản đồ để đảm bảo thống nhất về thông tin dữ liệu, tránh đầu tư đo đạc chồng chéo, lãng phí và quy định rõ chế tài xử lý vi phạm đối với nội dung này.

Cần quy định rõ quyền lợi và trách nhiệm pháp lý của chủ đầu tư đối với các dạng sản phẩm đo đạc bản đồ được đầu tư từ các nguồn khác nhau và chế tài xử lý vi phạm đối với nội dung này; cần quy định rõ về chế độ giao nộp sản phẩm, chế độ bản quyền, chế độ bảo quản, cập nhật thông tin dữ liệu đối với sản phẩm; cơ chế quản lý việc xuất bản, phát hành, trao đổi, cung cấp, mua bán các dạng sản phẩm, thông tin tư liệu đo đạc bản đồ khác nhau trong và ngoài nước và chế tài xử lý vi phạm.

Do hoạt động đo đạc bản đồ là hoạt động mang tính kỹ thuật đặc thù cao nên trong sơ thảo đề cương chi tiết và xây dựng sơ thảo Luật cần có quy định giao nhiệm vụ cho cơ quan quản lý đo đạc bản đồ quốc gia và cơ quan quản lý đo đạc bản đồ chuyên ngành xây dựng và ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật cần thiết để phục vụ cho công tác triển khai; tuy nhiên cần quy định rõ cơ chế phối hợp, thẩm định và cơ chế phối hợp chỉ đạo, giám sát triển khai thực hiện giữa cơ quan  đo đạc bản đồ quốc gia với các cơ quan đo đạc chuyên ngành và các địa phương để đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ trong hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn và thống nhất thông tin dữ liệu cơ bản. Báo cáo: Tổng kết dự án sử dụng quỹ mở rộng

b) Cơ sở lập sơ thảo đề cương chi tiết và sơ thảo Luật theo nội dung sơ thảo đề cương chi tiết được dựa theo nội dung quy định tại Nghị định số 12/2002/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2002 của Chính phủ về hoạt động đo đạc và bản đồ, kết quả thực hiện Chỉ thị số 32/2007/CT-TTg ngày 19 tháng 12 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về tổng kết thực hiện Nghị định số 12, bám sát các tiêu chí, quan điểm, chính sách cơ bản của dự án Luật nêu trên, có tham khảo Luật Đo đạc Bản đồ qua kết quả khảo sát ở một số nước trong khu vực có điều kiện tương đồng như Trung Quốc, Malaysia.. và các báo cáo của Dự án, gồm:

Báo cáo đề xuất các nội dung về tổ chức quản lý nhà nước về hoạt động đo đạc và bản đồ cần thể chế thành Luật;

Xây dựng báo cáo đề xuất về cơ chế quản lý trong triển khai hoạt động đo đạc và bản đồ cần thể chế thành Luật;

Xây dựng báo cáo đề xuất các vấn đề liên quan đến trách nhiệm pháp lý trong quản lý và triển khai hoạt động đo đạc và bản đồ.

c) cá nhân tham gia đều là thành viên của nhóm soạn thảo Luật thuộc Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam; số lượng các báo cáo chuyên đề được tham khảo để xây dựng sơ thảo đề cương và sơ thảo Luật gồm 10 báo cáo.

d) Đánh giá:

Sơ thảo Đề cương chi tiết và sơ thảo Luật được soạn thảo khá công phu, chi tiết, đã bám sát quan điểm, chính sách cơ bản của dự án Luật, đủ điều kiện để Ban soạn thảo và Tổ biên tập dự án Luật Đo đạc và Bản đồ sử dụng làm tài liệu cho các Hội thảo tiếp theo trong quá trình xây dựng và hoàn thiện dự án Luật trình Chính phủ để trình Quốc Hội thông qua.

5. Tổ chức các Hội thảo Báo cáo: Tổng kết dự án sử dụng quỹ mở rộng

a) Mục tiêu: trao đổi, thảo luận, thu thập các ý kiến của đại biểu đại diện cho các đối tượng chịu sự tác động của dự án Luật thông qua các báo cáo tham luận của các đại biểu mời tham dự.

Tổ chức Hội thảo mở rộng tại Thị xã Cửa Lò, gồm: 70 đại biểu đại diện cho một số địa phương, các doanh nghiệp, các đơn vị trực thuộc Bộ, trực thuộc Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam gồm:

Đại diện của các Sở TNMT: Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình;- Đại diện 03 doanh nghiệp trực thuộc Bộ: Công ty Đo đạc Ảnh địa hình, Công ty Đo đạc Địa chính Công trình, Nhà Xuất Bản Bản đồ và 01 công ty ngoài Nhà nước;

Đại diện Thanh tra Bộ, Vụ Pháp chế; đại diện Hội Trắc địa Bản đồ Viễn thám;

Thành viên nhóm soạn thảo của Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam

b) Kết quả thu được: Đáp ứng đúng yêu cầu của đơn vị chủ trì, rất nhiều ý kiến sát thực và tập trung của Hội thảo tham gia đóng góp đã được tiếp thu trong xây dựng sơ thảo Đề cương chi tiết và sơ thảo dự án Luật.

Tổ chức Hội thảo hẹp:

Mục tiêu: trao đổi, thảo luận, phân tích, góp ý kiến đề xuất để xây dựng và chỉnh sửa nội dung đề cương chi tiết qua việc tiếp thu theo các ý kiến của đại biểu đại diện cho các đối tượng chịu sự tác động của dự án Luật thông qua Hội thảo mở rộng.

Thành phần: nhóm soạn thảo của Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam có mời thêm chuyên gia

Tổng số Hội thảo: 12 Hội thảo với tổng số lượng đại biểu tham gia: 180.

III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC/ SẢN PHẨM

A. Kết quả:

Thực hiện theo Quyết định số 88/QĐ-BCĐ ngày 27 tháng 5 năm 2009 của Ban chỉ đạo Chương trình hợp tác Việt Nam – Thụy Điển về tăng cường năng lực quản lý đất đại và môi trường về việc phê duyệt Dự án ” Luật Đo đạc và Bản đồ”, cụ thể:

1. Khảo sát, thu thập tài liệu, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội: Báo cáo: Tổng kết dự án sử dụng quỹ mở rộng

  • Đã tiến hành khảo sát, thu thập tài liệu, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội tại 06 địa phương gồm: Bà Rịa – Vũng Tàu, Hải Dương, Quảng Ninh, Bình Dương, Tiền Giang và An Giang
  • Điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội trong hoạt động đo đạc và bản đồ chuyên ngành Thủy lợi, Hàng Hải, Địa chất khoáng sản
  • Điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội hoạt động đo đạc và bản đồ tại các doanh nghiệp Công ty Đo đạc Ảnh địa hình và Công ty Đo đạc Địa chính Công trình
  • Nghiên cứu lập báo cáo đánh giá thực trạng quan hệ xã hội trong hoạt động đo đạc và bản đồ chuyên ngành;
  • Nghiên cứu lập báo cáo đánh giá thực trạng quan hệ xã hội trong hoạt động đo đạc và bản đồ của địa phương;
  • Nghiên cứu lập báo cáo đánh giá thực trạng quan hệ xã hội trong hoạt động đo đạc và bản đồ của Doanh nghiệp

2.Điều tra, nghiên cứu, đánh giá tác động xã hội của dự án Luật: Báo cáo: Tổng kết dự án sử dụng quỹ mở rộng

Điều tra nghiên cứu đánh giá tác động xã hội của Dự án tại 03 địa phương: Vĩnh Phúc, Bắc Giang và Thái nguyên bằng Phiếu Điều tra; Báo cáo: Tổng kết dự án sử dụng quỹ mở rộng

Xây dựng báo cáo về ảnh hưởng của các chính sách hiện hành về quản lý triển khai hoạt động đo đạc và bản đồ tới đời sống kinh tế – xã hội;

Xây dựng dự báo tác động của dự án Luật

3. Thu thập, biên dịch, nghiên cứu, đánh giá thông tin, tư liệu, các điều ước quốc tế liên quan đến dự án Luật.

Biên dịch thông tin, tư liệu, điều ước quốc tế từ tiếng nước ngoài ra tiếng Việt, gồm 08 tài liệu:

Luật LXXVI/1996 về hoạt động đo đạc bản đồ của Hungary (ban hành năm 1996)

Luật đo đạc của Australia 1992

Bài trình bày trong Hội thảo quốc tế giới thiệu chung về hệ thống Luật của Úc, các quy định, tổ chức hoạt động đo đạc và bản đồ của Úc

Quy định về phí đo đạc của Úc

Luật cơ sở hạ tầng đo đạc và bản đồ năm 2003 của Queensland

Mô hình Luật của Hoa kỳ Báo cáo: Tổng kết dự án sử dụng quỹ mở rộng

Thông tư 63/1999.(VII.21.) liên bộ đất đai và phát triển nông thôn – quốc phòng – tài chính về bảo quản, cung cấp và phí dịch vụ hành chính các dữ liệu cơ bản đo đạc và bản đồ nhà nước

Quyết định số 16/1997.(III.5.) của Bộ trưởng Bộ Đất đai và phát triển nông thôn thực hiện Luật LXXXVI/1996 về hoạt động đo đạc và bản đồ.

4. Lập đề cương chi tiết và xây dựng sơ thảo Luật trên cơ sở đề cương chi tiết.

  • Báo cáo đề xuất các nội dung về tổ chức quản lý nhà nước về hoạt động đo đạc và bản đồ cần thể chế thành Luật;
  • Xây dựng báo cáo đề xuất về cơ chế quản lý trong triển khai hoạt động đo đạc và bản đồ cần thể chế thành Luật;
  • Xây dựng báo cáo đề xuất các vấn đề liên quan đến trách nhiệm pháp lý trong quản lý và triển khai hoạt động đo đạc và bản đồ. Trên cơ sở các báo cáo để lập sơ thảo đề cương chi tiết và sơ thảo Luật theo nội dung sơ thảo đề cương chi tiết.

B. Sản phẩm:

  • Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện pháp luật về đo đạc và bản đồ;
  • Báo cáo khảo sát, thu thập tài liệu tại 06 địa phương gồm: Bà Rịa – Vũng Tàu, Hải Dương, Quảng Ninh, Bình Dương, Tiền Giang và An Giang;
  • 10 (mười) báo cáo chuyên đề;
  • Đề cương chi tiết và xây dựng sơ thảo Luật trên cơ sở đề cương chi tiết;
  • Phiếu Điều tra thuộc nội dung khảo sát, thu thập tài liệu, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội:

Tổng số: 465 phiếu, gồm:

  • Tại các địa phương: 207 phiếu;
  • Tại các doanh nghiệp: 158 phiếu;
  • Tại các đơn vị hoạt động đo đạc và bản đồ chuyên ngành: 100 phiếu;
  • Tài liệu tiếng nước ngoài được biên dịch ra tiếng Việt.

C. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN. Báo cáo: Tổng kết dự án sử dụng quỹ mở rộng

Qua kết quả và sản phẩm của dự án thu được trong quá trình triển khai cho thấy sự tham gia của cộng đồng đã được tăng cường lên một mức, nhận thức, vai trò của tổ chức, cá nhân đối với hoạt động đo đạc và bản đồ trên phạm vi cả nước đã được nâng cao;

  • Sự hợp tác nội bộ giữa các phòng trong cùng đơn vị, giữa trung ương và địa phương cũng như các Bộ ngành khác có liên quan đến dự án với Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có sự chuyển biến theo chiều hướng tích cực;
  • Việc phân cấp quản lý và triển khai được thực hiện có hiệu quả qua việc phân công thực hiện từng nội dung theo phân công.
  • Việc chia sẻ thông tin, tiếp cận giữa các đơn vị, cá nhân được tăng cường thông qua mạng Internet, trang điện tử hồ sơ công việc.
  • Nâng cao nhận thức của cộng đồng, của các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đo đạc và bản đồ, đặc biệt là các đối tượng tham gia quản lý và hoạt động đo đạc và bản đồ tại những Bộ ngành liên quan; những địa phương xa xôi thuộc các vùng miền còn thiếu thông tin như cán bộ địa chính cấp xã.
  • Tăng cường và thực hiện có hiệu quả chương trình cải cách hành chính, giảm bớt mọi thủ tục hành chính;
  • Khẳng định tính bền vững trong các quy định, quy chế quản lý của đơn vị và khả năng nhân rộng mô hình, đáp ứng nhu cầu của toàn xã hội.

IV. TÀI CHÍNH

a) Kinh phí phân bổ đối ứng với từng nguồn: Báo cáo: Tổng kết dự án sử dụng quỹ mở rộng

(theo quyết định số 88/QĐ-BCĐ ngày 27 tháng 5 năm 2008 của Ban Chỉ đạo Chương trình hợp tác Việt Nam – Thụy Điển về tăng cường năng lực quản lý đất đai và môi trường phê duyệt Dự án “ Luật Đo đạc và Bản đồ”)

Đóng góp từ phía Thụy Điển: 550.000.000,0 VND.

Đóng góp từ phía Việt Nam: 50 000 000,0 VND.

Tổng: 600.000.000,0 VND (sáu trăm triệu đồng) .

b) Kinh phí thực hiện dự án:

Đóng góp từ phía Thụy Điển: 550.000.000,0 VND;

Đóng góp từ phía đối ứng Việt Nam: 447 717 120, 0 VND.

Tổng: 947 717 120, 0 VND ( chín trăm bốn bảy triệu, bảy trăm mười bảy ngàn một trăm hai mươi đồng).

V. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN

1. Thuận lợi: Báo cáo: Tổng kết dự án sử dụng quỹ mở rộng

Biết khai thác nguồn lực, sử dụng cách thức tiếp cận, hợp tác, có sự phối kết hợp nội bộ, ban ngành tốt .

Hỗ trợ tư vấn, hướng dẫn của Ban chỉ đạo Chương trình trong việc xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện và giám sát dự án rất kịp thời và đầy đủ.

Việc tạm ứng tài chính cho dự án triển khai kịp thời, đáp ứng được tiến độ.

2. Khó khăn:

Việc xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện và giám sát dự án trong thời gian quá ngắn nên gặp rất nhiều khó khăn;

Thiếu sự hỗ trợ cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị, điều kiện làm việc cho nhóm điều hành cũng như triển khai dự án.

Còn thiếu kinh nghiệm trong việc hoàn chỉnh các thủ tục, chứng từ thanh toán do đây là lần đầu tiên Cục được sự hỗ trợ nguồn kinh phí của Chương trình SEMLA.

VI. BÀI HỌC KINH NGHIỆM Báo cáo: Tổng kết dự án sử dụng quỹ mở rộng

Qua việc triển khai dự án với nguồn kinh phí hỗ trợ của Chương trình SEMLA đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm:

  • Việc tổ chức quản lý dự án phải nhanh, gọn, đồng bộ;
  • Đối ngũ thực hiện dự án phải có năng lực, am hiểu đa chiều và phải năng động, độc lập, chủ động và biết làm việc theo nhóm;
  • Nâng cao nhận thức về chuyên môn và kỹ năng làm việc cho đội ngũ cán bộ hiện đang làm việc trong cơ quan quản lý nhà nước về đo đạc và bản đồ ở Trung ương và địa phương, đặc biệt những cá nhân chuyên sâu về công tác soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật.

VII. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận.

Trong bối cảnh nguồn kinh phí cho công tác soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật đặc biệt là dự án xây dựng Luật Đo đạc và Bản đồ hạn chế nhưng đòi hởi về tiến độ triển khai cũng như chất lượng xây dựng Luật thì nguồn hỗ trợ kinh phí từ nguồn quỹ  hỗ trợ mở rộng của Chương trình SEMLA thực sự có hiệu quả, thực sự đã tạo điều kiện cho Cục Đo đạc và Bản đồ là đơn vị được giao chủ trì xây dựng Luật Đo đạc và Bản đồ sớm chủ động trong việc triển khai xây dựng Đề cương chi tiết cũng như dự thảo các Điều khoản của Luật kịp thời bảo đảm tiến độ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ trình Quốc Hội.

2. Kiến nghị và đề xuất. Báo cáo: Tổng kết dự án sử dụng quỹ mở rộng

Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam cần sự hỗ trợ về nguồn kinh phí từ Chương trình SEMLA cho việc khảo sát, học tập kinh nghiệm xây dựng Luật Đo đạc và Bản đồ của Nhật Bản và một số nước trong khu vực có điều kiện tương đồng như Việt Nam.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0906865464